Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Phân tích mức sẵn lòng chi trả đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các hộ dân tại thành phố vinh, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THÀNH DŨNG

PHÂN TÍCH MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ ĐỐI VỚI DỊCH VỤ
THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
CỦA CÁC HỘ DÂN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THÀNH DŨNG

PHÂN TÍCH MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ ĐỐI VỚI DỊCH VỤ
THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
CỦA CÁC HỘ DÂN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh Tế Phát Triển

Mã số:

60 31 01 05



Quyết định giao đề tài:

678/QĐ-ĐHNT, ngày 30/8/2016

Quyết định thành lập hội đồng:

460/QĐ-ĐHNT, ngày 16/05/2017

Ngày bảo vệ:

31/05/2017

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Văn Ngọc
Chủ tịch Hội Đồng:

TS. Lê Kim Long
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Phân tích mức sẵn lòng chi trả đối với
dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các hộ dân thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Khánh Hòa, Ngày 22 tháng 4 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Dũng

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý
phòng ban trường Đại học Nha Trang, UBND thành phố Vinh, Chi cục thống kê thành
phố Vinh đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành đề tài.
Lời đầu tiên cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ban giám hiệu
trường Đại Học Nha Trang, khoa Sau Đại học cùng các quý thầy cô giáo đã giảng dạy
tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Văn Ngọc đã giúp tôi hoàn
thành tốt đề tài này. Qua đây, tôi xin gủi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các bác, các cô, các anh, chị ở UBND
thành phố Vinh, Chi cục thống kê thành phố Vinh cùng nhân dân thành phố Vinh đã
nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như cung cấp cho tôi những tài
liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình và tất cả
bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
đề tài.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, Ngày 22 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Dũng

iv



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..................................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................xi
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU...........................................................................................1
1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu .....................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................3
1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................3
1.5.2. Phương pháp phân tích ..........................................................................................3
1.6. Ý nghĩa của đề tài .....................................................................................................4
1.7. Cấu trúc luận văn......................................................................................................4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .............................5
2.1. Cơ sở lý luận về môi trường và chất thải rắn ...........................................................5
2.1.1. Môi trường và ô nhiễm môi trường .......................................................................5
2.1.2. Chất thải và chất thải rắn.......................................................................................7
2.1.3. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt ............................................................................10

v


2.1.4. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt...............................................................................11
2.2. Giá trị môi trường và mức sẵn lòng chi trả của người dân về dịch vụ thu gom, vận
chuyển xử lý chất thải rắn sinh hoạt ................................................................................16
2.2.1. Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường ..................................................16
2.2.2. Đường cầu và thặng dư người tiêu dùng...........................................................19
2.2.3. Các phương pháp định giá tài nguyên môi trường .............................................24
2.3. Phương pháp tạo dựng thị trường xác định mức sẵn lòng chi trả của người dân về
thu gom và xử lý rác thải................................................................................................25
2.3.1. Cơ sở lý thuyết của phương pháp tạo dựng thị trường (CVM) ...........................25
2.3.2. Trình tự áp dụng của phương pháp tạo dựng thị trường .....................................27
2.3.3. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp tạo dựng thị trường ................................30
2.4. Một số nghiên cứu liên quan đến mức sẵn lòng chỉ trả (WTP)..............................31
2.4.1. Trên thế giới ........................................................................................................31
2.4.2. Tại Việt Nam .......................................................................................................32
2.5. Mô hình nghiên cứu................................................................................................34
Tóm tắt chương 2: .........................................................................................................35
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................36
3.1 Qui trình nghiên cứu................................................................................................36
3.2. Phương pháp chọn mẫu ..........................................................................................36
3.3. Loại dữ liệu và thu thập dữ liệu..............................................................................37
3.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp ......................................................................................37
3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp ........................................................................................37
3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu...............................................................................37
3.4.1. Phương pháp thống kê kinh tế .............................................................................37
3.4.2. Phương pháp tạo dựng thị trường CVM..............................................................38
3.4.3. Phương pháp hồi quy...........................................................................................40
Tóm tắt chương 3...........................................................................................................42

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................43
4.1. Tổng quan về thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ........................................................43
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................................43
vi


4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội.......................................................................................44
4.2. Thực trạng môi trường và công tác thu gom, quản lý, xử lý môi trường tại thành
phố Vinh ........................................................................................................................46
4.2.1. Thực trạng môi trường thành phố Vinh ...........................................................46
4.2.2. Thực trạng công tác thu gom, quản lý, xử lý môi trường tại thành phố Vinh........47
4.2.3. Những thách thức về rác thải sinh hoạt tại thành phố Vinh ................................49
4.3. Ước lượng mức sẵn lòng chi trả để thu gom và xử lý rác thải thành phố Vinh ............49
4.3.1. Quá trình điều tra thu thập số liệu .......................................................................49
4.3.2. Xác định mức sẵn lòng chi trả cho việc thu gom và xử lý rác thải tại thành phố
Vinh ...............................................................................................................................52
4.3.3. Mô hình hồi quy mức sẵn lòng chi trả để thu gom và xử lý rác thải tại thành
phố Vinh .......................................................................................................................67
4.3.4. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới mức sẵn lòng chi trả để thu gom và
xử lý rác thải tại thành phố Vinh..................................................................................71
Tóm tắt chương 4...........................................................................................................75
CHƯƠNG 5. BÀN LUẬN KẾT QUẢ VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .......................76
5.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu ..................................................................................76
5.2. Một số gợi ý chính sách..........................................................................................77
5.2.1 Thực hiện tốt công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân trong
việc bảo vệ môi trường. .................................................................................................77
5.2.2. Nâng cao trình độ học vấn cho người dân tại thành phố.....................................78
5.2.3 Xây dựng các cơ chế chính sách để thúc đẩy mạnh hơn quá trình phân loại rác
thải tại nguồn .................................................................................................................78
5.2.4. Định hướng và giải pháp cho việc quản lý, bảo vệ môi trường nói chung, của

môi trường rác thải sinh hoạt nói riêng .........................................................................79
5.3. Hạn chế của nghiên cứu..........................................................................................84
5.4. Kiến nghị ................................................................................................................85
Tóm tắt chương 5...........................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................86
PHỤ LỤC
vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT

:

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BV

:

Bequest Value (Giá trị để lại)

BVMT

:

Bảo vệ môi trường

CP


:

Cổ phần

CS

:

Consumer Surplus (Thặng dư tiêu dùng)

CTR

: Chất thải rắn

CTRSH

: Chất thải rắn sinh hoạt

CTNH

: Chất thải nguy hại

CVM

:

DS-KHHGĐ :

Contingent Valuation Method (Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên)
Dân số - Kế hoạch hóa gia đình


EV

: Existence Value (Giá trị tồn tại)

MP

: Market Price (Giá thị trường)

MTĐT

:

MTV

: Một thành viên

NUV

: Non- Use Value (Giá trị không sử dụng)

OV

: Option Value (Giá trị lựa chọn)

QCVN

:

TEV


: Total Economic Value (Tổng giá trị kinh tế)

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

UNICEP

: Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc

UV

: Use Values (Giá trị sử dụng)

WTP

: Willingness To Pay (Mức sẵn lòng chi trả)

WHO

: Tổ chức y tế thế giới

Môi trường Đô thị

Quy chuẩn Việt Nam

viii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các kỹ thuật để tìm hiểu mức sẵn lòng chi trả ..........................................29
Bảng 4.2. Kết quả tổng hợp về đánh giá hiệu quả thu gom rác của công ty môi trường đô thị
Nghệ An.........................................................................................................................48
Bảng 4.3. Kết quả tổng hợp về thời gian thu gom rác của công ty môi trường đô thị Nghệ An....48
Bảng 4.4. Phân bố mẫu điều tra.....................................................................................51
Bảng 4.5. Một số đặc điểm cơ bản của người được phỏng vấn ....................................52
Bảng 4.6. Trình độ học vấn của người được phỏng vấn ...............................................53
Bảng 4.7. Thu nhập của người được phỏng vấn............................................................54
Bảng 4.8. Khối lượng rác thải ra hàng ngày từ dân cư thành phố Vinh........................55
Bảng 4.9. Đánh giá sự cần thiết của việc thu gom và quản lý rác thải..........................55
Bảng 4.10. Đánh giá tình trạng và nguyên nhân phát sinh rác thải sinh hoạt ...............56
Bảng 4.11. Sự nhận biết về dịch vụ thu gom và quản lý rác thải và kênh nhận biết ....57
Bảng 4.12. Sự nhận biết về chi trả dịch vụ thu gom và quản lý rác thải và mục đích chi trả .. 58
Bảng 4.13. Trách nhiệm chi trả đối với dịch vụ thu gom và quản lý rác thải ...............58
Bảng 4.14. Nhận thức của hộ về lợi ích của việc đóng phí dịch vụ thu gom rác thải
sinh hoạt.........................................................................................................................59
Bảng 4.15. Sự nhận biết về lợi ích của dịch vụ thu gom và quản lý rác thải mang lại
cho người dân ................................................................................................................61
Bảng 4.16. Tham gia tập huấn, hội họp để nghe tuyên truyền và phổ biến dịch vụ thu
gom và quản lý rác thải và vấn đề chi trả cho dịch vụ ..................................................61
Bảng 4.17. Các mục đích của quỹ giả định cho thu gom và xử lý rác thải tại khu vực
nghiên cứu ....................................................................................................................64
Bảng 4.18. Mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt tại
thành phố Vinh...............................................................................................................65
Bảng 4.19. Lý do sẵn lòng chi trả cho dịch vụ ..............................................................66
Bảng 4.20. Hình thức chi trả .........................................................................................66
Bảng 4.21. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả...........70
Bảng 4.22. Kết quả mẫu thử nghiệm độc lập giữa học vấn và WTP ............................74
ix



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ quản lý chất thải ..................................................................................10
Hình 2.2. Sơ đồ phân loại tổng giá trị kinh tế của tài nguyên ......................................18
Hình 2.3. Đường cong chi phí cận biên .......................................................................21
Hình 2.4. Mức sẵn lòng chi trả và thặng dư tiêu dùng..............................................22
Hình 2.5. Một số phương pháp định giá tài nguyên môi trường ...................................24
Hình 2.6. Trình tự các bước tiến hành áp dụng phương pháp tạo dựng thị trường ..........28
Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu.......................................................................................34
Hình 4.2. Đồ thị biểu thị sự tương quan giữa thu nhập với WTP .................................72
Hình 4.3. Đồ thị biểu thị sự tương quan giữa nghề nghiệp với WTP ...........................73

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Nhận thức về vấn đề môi trườngf khi không có dịch vụ thu gom và quản
lý rác thải .......................................................................................................................60

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu “Phân tích mức sẵn lòng chi trả đối với dịch vụ thu gom,
vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các hộ gia đình tại thành phố Vinh,
tỉnh Nghệ An”, mục tiêu là để ước lượng mức sẵn lòng trả cho dịch vụ thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các hộ gia đình tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ
An; xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến mức sẵn
lòng chi trả của người dân đối với thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
của các hộ gia đình tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Phương pháp nghiên cứu gồm: (i) Phương pháp nghiên cứu định tính (Phân tích
tài liệu; Khảo sát chuyên gia & thảo luận nhóm); (ii) Phương pháp nghiên cứu định

lượng (Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM); Thống kê mô tả; Phân tích hồi quy
đa biến).
Nghiên cứu được thực hiện trên 300 phiếu điều tra tại các hộ dân thuộc thành phố
Vinh. Mẫu nghiên cứu được lấy bằng phương pháp chọn mẫu phi xác suất và theo định
mức (Quota sampling) để chọn ra số lượng hộ sẽ điều tra/phường, xã; sau đó dùng
phương pháp lấy mẫu thuận tiện để tiến hành khảo sát tại từng hộ cụ thể. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra rằng:
Về mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ thu gom và quản lý rác thải và một số nội
dung liên quan khác:
(i) Mức thấp nhất là 1.000 đồng/hộ/tháng, cao nhất là 60.000 đồng/hộ trên tháng.
Mức phí có tỷ lệ người dân đề xuất nhiều nhất là 20.000 đồng/hộ/tháng (chiếm tỷ lệ
10,0%/Tổng số được điều tra) và giá trị mức sẵn lòng chi trả trung bình là 16.496
đồng/hộ/tháng.
(ii) Sự lựa chọn các mức sẵn lòng chi trả của người dân chủ yếu xuất phát từ lý
do “Phù hợp với thu nhập của gia đình”.
(iii) Hầu hết người dân được hỏi đều mong muốn việc thu phí dịch vụ thu gom và
quản lý rác thải vào định kỳ hàng tháng (tỷ lệ 87%/tổng số được điều tra) và việc thu
phí vẫn duy trì như thành phố đã và đang thực hiện lâu nay (có nhân viên đến thu trực
tiếp từng hộ bằng biên lai thu phí riêng vào định kỳ hàng tháng).

xi


Về các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả:
Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến WTP đối với thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các hộ gia đình tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ
An gồm: thu nhập, tuổi, học vấn, nghề nghiệp của người dân. Trong đó, thu nhập bình
quân mỗi người trong hộ gia đình là yếu tố tác động mạnh nhất, kế đến là yếu tố nghề
nghiệp và cuối cùng là yếu tố số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình.
Từ khóa: Rác thải sinh hoạt, Sẵn lòng chi trả, Thành phố Vinh, Vệ sinh môi trường.


xii


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu
Ô nhiễm môi trường là vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội, nhất là trong quá
trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay. Sự phát
triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,... đã thúc đẩy nền kinh tế
nước ta phát triển, đời sống người dân không ngừng được cải thiện. Bên cạnh đó,
thách thức về môi trường cũng rất lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống
của người dân đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường ở khu vực đô thị. Nhà nước hiện
không có đủ nguồn lực để có thể cung ứng đầy đủ và thỏa đáng các dịch vụ công bao
gồm cả dịch vụ thu gom và vận chuyển rác thải. Muốn giải quyết vấn đề môi trường
cần phải có sự quan tâm và đầu tư nhiều hơn của cả xã hội. Cần nhấn mạnh vai trò của
người dân vì từ trước đến nay vấn đề môi trường vẫn bị coi là nhiệm vụ riêng của các
cơ quan chức năng trong khi các hộ gia đình vừa là đối tượng thải rác sinh hoạt, vừa là
đối tượng phải chịu ảnh hưởng của sự ô nhiễm chính môi trường sinh hoạt do rác mà
họ thải ra. Để có sự kết hợp chặt chẽ với người dân cùng giải quyết vấn đề trên, nhiệm
vụ của các cơ quan chức năng là phải tìm hiểu thái độ, nguyện vọng, nhu cầu của
người dân, cụ thể là xác định mức độ sẵn sàng của họ trong việc đóng góp hành động
và đặc biệt là chi trả tiền cho dịch vụ môi trường. Từ đó xây dựng kế hoạch đồng bộ từ
trên xuống, giữa các khâu với nhau trong việc thu gom, quản lý, xử lý CTRSH để quá
trình này mang lại hiệu quả nhiều hơn cho xã hội. Đề tài xác định cầu hàng hóa dịch
vụ môi trường của các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu nhằm xây dựng một quỹ giả
định về hàng hóa dịch vụ môi trường (thu gom, quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt)
để giúp người dân hưởng bầu không khí trong lành và một cảnh quan đẹp hơn.
Thành phố Vinh là đô thị loại I và là thành phố có tốc độ phát triển kinh tế
nhanh, đồng thời là trung tâm phát triển kinh tế xã hội của khu vực Bắc Trung Bộ. Vì
vậy trong quá trình xây dựng và phát triển, đã tạo ra một lượng lớn rác thải, gây ảnh

hưởng xấu đến môi trường. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân chưa ý thức được
mối nguy hại của rác thải tới môi trường và sức khỏe của họ nên việc xả thải còn bừa
bãi, không đúng nơi quy định. Bên cạnh đó việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt do
các cơ quan chức năng thực hiện vẫn chưa được tốt tỷ lệ thu gom xử lý rác thải sinh
hoạt mới đạt 60 – 70%, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lượng môi
trường bị ảnh hưởng.
1


Chính vì vậy, để góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người
dân cũng như các bộ phận có liên quan tới môi trường thành phố, nhằm hạn chế
mức độ ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt, nâng cao môi trường sống ở
thành phố Vinh cần phải có cách nhìn nhận và đánh giá nghiêm túc vấn đề ô nhiễm
môi trường tại khu vực này trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp để cải thiện môi
trường, nâng cao chất lượng môi trường sống, mỹ quan đô thị thành phố Vinh.
Từ những lý do nêu trên là cơ sở để tác giả lựa chọn đề tài: Phân tích mức sẵn
lòng chi trả đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của
các hộ dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An làm Luận văn thạc sĩ của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích mức sẵn lòng chi trả đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất
thải rắn sinh hoạt của các hộ dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, trên cơ sở đó đề xuất
một số giải pháp nhằm khuyến khích người dân tham gia chi trả dịch vụ thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định mức sẵn lòng chi trả đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất
thải rắn sinh hoạt của các hộ dân thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An.
- Nhận dạng và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến mức sẵn lòng
chi trả trả đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các
hộ dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

- Kiểm định sự khác biệt của các yếu tố nhân khẩu học đối với mức sẵn lòng chi trả.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm khuyến khích người dân tham gia chi trả dịch
vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt của người dân tại
thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An như thế nào?
- Người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An nhận thức như thế nào về rác thải
sinh hoạt họ thải ra và các vấn đề liên quan đến rác thải? Công tác thu gom, vận
chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt có được người dân quan tâm không?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả dịch vụ thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
2


- Người dân có sẵn lòng chi trả dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn
sinh hoạt và mức phí là bao nhiêu cho hợp lý. Giải pháp gì để nâng cao nhận thức của người
dân về vấn đề rác thải sinh hoạt đối với bảo vệ môi trường sống và cải thiện môi trường.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh
hoạt của các hộ dân thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An.
- Khách thể nghiên cứu: Các hộ dân sinh sống trên địa bàn thành phố Vinh,
Nghệ An.
- Đối tượng khảo sát: 300 hộ dân tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Mức sẵn lòng chi trả đối với dịch vụ thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các hộ dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu thực hiện tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi về thời gian: Dữ liệu khảo sát được thu tập trong khoảng tháng 8 –
9/2016.

1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Nguồn số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ cục thống kê, phòng
kinh tế, Sở tài nguyên môi trường tỉnh Nghệ An.
- Nguồn số liệu sơ cấp: Căn cứ vào tình hình kinh tế, vị trí địa lý, phạm vi thời
gian nghiên cứu, tiến hành chọn đại diện, điển hình để tiến hành điều tra bằng phiếu đã
xây dựng trước. Đưa ra số liệu tổng quan nhất, không bị sai lệch quá nhiều, nghiên
cứu này tiến hành điều tra.
1.5.2. Phương pháp phân tích
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, ngoài các phương pháp truyền thống như:
thống kê kinh tế, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp,…Đặc biệt là hồi quy đa
biến để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến mức sẵn lòng chi trả trả đối với
dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các hộ dân thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An.
3


1.6. Ý nghĩa của đề tài
Về mặt khoa học:
Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến mức sẵn lòng chi trả,
các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với dịch vụ thu
gom rác thải.
Về mặt thực tiễn:
Đề tài này góp phần giúp các nhà quản lý môi trường tại thành phố Vinh, Tỉnh
Nghệ An có thể đưa ra mức chi trả hợp lý nhất cho việc vận chuyển thu gom xử lý rác
thải sinh hoạt của các hộ dân.
1.7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần tài liệu tham khảo, danh mục và phụ lục, luận văn được cấu trúc thành
5 chương cụ thể:
Chương 1: Giới thiệu

Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu
Các vấn đề cơ bản về lý thuyết về kinh tế môi trường và kinh tế chất thải, những
phương pháp tiếp cận, đánh giá giá trị kinh tế của hàng hóa môi trường hiện nay.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Khái quát toàn bộ quy trình nghiên cứu của đề tài với hai bước nghiên cứu
chính là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Khái quát các phương pháp để thực hiện đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu về thành phố Vinh và thực trạng về vấn đề thu gom và quản lý rác
thải sinh hoạt tại địa bàn thành phố; những thách thức đặt ra đối với vấn đề thu gom,
vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Vinh. Bên cạnh đó, kết quả điều tra
các hộ gia đình trên địa bàn thành phố đối với dịch vụ này cũng được phân tích và trình
bày cụ thể và những yếu tố có tác động đến mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ thu gom và
quản lý rác thải sinh hoạt.
Chương 5: Bàn luận kết quả và kiến nghị.
Trình bày phần kết luận và đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm cải thiện dịch
vụ thu gom và quản lý rác thải tại thành phố Vinh.

4


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận về môi trường và chất thải rắn
2.1.1. Môi trường và ô nhiễm môi trường
2.1.1.1. Khái niệm Môi trường
Có rất nhiều quan điểm đưa ra các khái niệm về môi trường, một số định nghĩa
của một số tác giả đã nêu ra như sau:
- Theo Masn và Langenhim, 1957: Môi trường là tổng hợp các yếu tố tồn tại
xung quanh sinh vật và ảnh hưởng đến sinh vật. Ví dụ một bông hoa mọc trong rừng,

nó chịu ảnh hưởng của các điều kiện nhất định như: nhiệt độ, ánh sáng, không khí, đất,
các khoáng chất trong đất..., nghĩa là toàn bộ những vật chất có khả năng gây ảnh
hưởng đến quá trình tạo nên bông hoa, kể cả những thú rừng, những cây cối bên cạnh.
Các điều kiện môi trường đã quyết định sự phát triển của sinh vật.
- Theo luật bảo vệ môi trường được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khoá XI, kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005: Môi trường bao gồm các
yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người; có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
Theo Võ văn Minh, 2007: Môi trường được hiểu là các yếu tố vật chất tự nhiên
và nhân tạo, lý học, hoá học, sinh học cùng tồn tại trong một không gian bao quanh
con người. Các yếu tố đó có quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau và tác động lên các
cá thể sinh vật hay con người để cùng tồn tại và phát triển. Tổng hoà của các chiều
hướng phát triển của từng nhân tố này quyết định chiều hướng phát triển của cá thể
sinh vật của hệ sinh thái và của xã hội con người”.
2.1.1.2. Chức năng của môi trường
Đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng thì môi trường sống có các
chức năng cơ bản sau:
- Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới sinh vật. Trong cuộc
sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không gian nhất định để phục vụ cho các
hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghỉ, nơi để sản xuất...
- Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và
sản xuất của con người. Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính đa
dạng sinh học và độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện
sinh thái.
5


- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong quá
trình sống. Trong quá trình sống, con người luôn đào thải ra các chất thải vào môi
trường. Tại đây các chất thải dưới tác động của vi sinh vật và các yếu tố môi trường

khác sẽ bị phân huỷ, biến đổi từ phức tạp thành đơn giản và tham gia vào hàng loạt các
quá trình sinh địa hoá phức tạp.
- Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Môi trường trái đất
được xem là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Bởi vì chính môi trường
trái đất là nơi cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của vật
chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.
- Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài. Các thành
phần trong môi trường còn có vai trò trong việc bảo vệ cho đời sống của con người và
sinh vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như: tầng Ozon trong khí quyển có
nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt.
2.1.1.3. Ô nhiễm môi trường
Theo khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014: “Ô nhiễm môi trường
là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật
môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.
- Dưới góc độ sinh học, khái niệm này chỉ tình trạng môi trường trong đó những
chỉ số hóa học, lý học của nó bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi.
- Dưới góc độ kinh tế học, ô nhiễm môi trường là sự thay đổi không có lợi cho
môi trường sống về các tính chất vật lý, hoá học, sinh học, mà qua đó có thể gây tác
hại tức thời hoặc lâu dài đến sức khỏe con người, các loài động thực vật và các điều
kiện sống khác.
- Dưới góc độ pháp lý, ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi
trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người,
sinh vật (khoản 6 điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2005).
- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa ô nhiễm môi trường là việc chuyển
các chất thải hoặc nguyên liệu vào môi trường đến mức có khả năng gây hại cho sức
khoẻ con người và sự phát triển sinh vật hoặc làm giảm chất lượng môi trường sống.
6


2.1.2. Chất thải và chất thải rắn

2.1.2.1. Khái niệm
Theo khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014: “Chất thải là vật chất
được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác’’.
Quy trình này có thể là quy trình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hoạt động
du lịch, giao thông vận tải. Chất thải ra từ hoạt động đời sống, từ khu dân cư và cả các
hoạt động du hành vũ trụ cũng đều là chất thải. Chất thải của một quá trình sản xuất này
chưa hẳn đã là chất thải của quá trình sản xuất khác, thậm chí nó còn có thể là nguyên
liệu cho quá trình sản xuất tiếp theo. Chất thải có thể ở dạng khí, lỏng hoặc rắn.
Chất thải rắn là chất thải có dạng rắn. Chất thải rắn còn được gọi là rác thải,
ngay trong vũ trụ cũng có chất thải gọi là rác vũ trụ, đó là những mảnh vỡ của các vệ
tinh, các mảnh tên lửa bị loại bỏ.
2.1.2.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn
- Hộ gia đình: rác thải phát sinh từ những thực phẩm thừa, carton, plastic, vải,
da, gỗ vụn, thuỷ tinh, kim loại, tro bếp, lá cây, các chất thải đặc biệt (đồ điện, điện tử
hỏng, pin lốp xe...) và các chất thải độc hại.
- Thương mại: rác phát sinh từ các nhà kho, quán ăn, chợ, văn phòng, khách
sạn, trạm xăng chủ yếu là đồ ăn thừa, dầu mỡ, giấy báo...
- Cơ quan (trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính...) rác thải ở đây giống
như rác thải thương mại.
- Xây dựng: các công trình mới, tu sửa từ nhà ở đến công viên, trường học,
bệnh viện, khách sạn chủ yếu là vôi vữa bê tông, gạch, thép, cốt pha...
- Dịch vụ công cộng: rửa đường, rác du lịch (rác công viên, bãi biển, các danh
lam thắng cảnh...)
- Công nghiệp: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ đều phát sinh ra rác thải,
chất thải như giấy vụn, hoá chất...
- Nông nghiệp: các hoạt động nông nghiệp cũng là nguồn phát sinh chất thải
như đốt tro, thuốc trừ sâu...
7



2.1.2.3. Phân loại chất thải rắn
Rác thải được phân loại theo nhiều cách khác nhau:
- Theo nguồn tạo thành, chất thải rắn được phân thành các loại
+ Chất thải rắn sinh hoạt: là chất thải rắn được sản sinh trong sinh hoạt hàng
ngày của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, cơ quan, trường học,
các trung tâm dịch vụ thương mại.
+ Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải rắn của các cơ sở sản xuất (từ cá thể
thủ công đến công nghiệp nhà máy)
+ Chất thải rắn xây dựng: là các phế thải như cát đá, bê tông, vôi vữa... do các
hoạt động phá vỡ công trình, xây dựng công trình.
+ Chất thải rắn: là những chất thải được thải ra từ các hoạt động sản xuất nông
nghiệp. Ví dụ: trồng trọt chăn nuôi, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm chế
biến từ sữa...
Chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỷ lệ lớn nhất trong 3 loại rác thải trên. Lượng rác
thải sinh hoạt thải ra phụ thuộc vào 2 yếu tố chính đó là sự phát triển kinh tế và tỷ lệ
gia tăng dân số
- Theo mức độ nguy hại chất thải rắn được phân thành:
+ Chất thải rắn nguy hại: bao gồm các loại hoá chất dễ cháy gây phản ứng độc
hại, chất thải sinh hoạt để thối rữa, các chất dễ cháy nổ hoặc các chất phóng xạ, các
chất nhiễm khuẩn lây lan,... có nguy cơ đe dọa sức khoẻ con người và sinh vật.
+ Chất thải rắn y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có
những đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc có khả năng tương tác với các chất khác gây
nguy hại tới sức khoẻ cộng đồng và môi trường. Theo quy chế quản lý chất thải y tế,
các loại rác thải y tế nguy hại được phát sinh từ các hoạt động chuyên môn trong các
bệnh viện, trạm y tế.
+ Chất thải rắn không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và
hợp chất gây nguy hại trực tiếp và có khả năng tương tác thành phần .
8



2.1.2.4. Tác động của chất thải rắn
- Ô nhiễm môi trường nước
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Phước Các chất thải rắn, nếu là chất thải hữu cơ,
trong môi trường nước sẽ bị phân huỷ một cách nhanh chóng. Phần nổi lên mặt nước
sẽ có quá trình khoáng hoá chất hữu cơ để tạo ra các sản phẩm trung gian sau đó là
những sản phẩm cuối cùng là chất khoáng và nước. Phần chìm trong nước sẽ có quá
trình phân giải yếm khí để tạo ra các hợp chất trung gian và sau đó là những sản phẩm
cuối cùng như CH4, H2S, H2O, CO2. Tất cả các chất trung gian đều gây mùi thối và là
độc chất. Bên cạnh đó còn bao nhiêu vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước.
Nếu chất thải rắn là những chất kim loại thì nó gây lên hiện tượng ăn mòn trong
môi trường nước. Sau đó quá trình oxy hoá có oxy và không có oxy xuất hiện, gây
nhiễm bẩn cho môi trường nước, nguồn nước. Những chất thải độc như Hg, Pb hoặc
các chất thải phóng xạ còn nguy hiểm hơn.
- Ô nhiễm môi trường đất
Các chất thải hữu cơ còn được phân huỷ trong môi trường đất trong hai điều
kiện yếm khí và hiếu khí, khi có độ ẩm thích hợp qua hàng loạt sản phẩm trung gian
cuối cùng tạo ra các chất khoáng đơn giản, các chất H2O, CO2. Nếu là yếm khí thì sản
phẩm cuối cùng chủ yếu là CH4, H2O, CO2 gây độc cho môi trường. Với một lượng
vừa phải thì khả năng làm sạch của môi trường đất khiến rác không trở thành ô nhiễm.
Nhưng với một lượng rác quá lớn thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm.
Ô nhiễm này sẽ cùng với ô nhiễm kim loại nặng, chất độc hại theo nước trong đất chảy
xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nước ngầm, Khi nước ngầm đã bị ô nhiễm thì
không còn cách gì cứu chữa được.
- Ô nhiễm môi trường không khí
Các chất thải rắn thường có bộ phận có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô
nhiễm không khí. Cũng có những chất thải có khả năng thăng hoa phát tán vào không
khí gây ô nhiễm trực tiếp. Cũng có loại rác, trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích
hợp (35oC và độ ẩm 70- 80%) sẽ có quá trình biến đổi nhờ hoạt động của vi sinh vật,
kết quả của quá trình là gây ô nhiễm không khí.
9



- Nước rỉ rác từ rác và tác hại của nước rỉ rác
Ở những đống rác lớn mà trong rác chứa một lượng nước nhất định hoặc mưa
xuống làm rác có một lượng nước ngấm vào rác thì tạo ra một loại nước rỉ rác. Trong
nước rỉ rác chứa chứa những chất hòa tan, những chất lơ lửng những chất hữu cơ và
nấm bệnh. Khi những chất này ngấm xuống đất, nước làm ô nhiễm môi trường đất,
nước ngầm.
2.1.3. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt
- Quản lý chất thải rắn sinh hoạt là các hoạt động phân loại rác, thu gom rác,
vận chuyển, tái sản xuất, tái chế và cuối cùng là xử lý tiêu hủy. Mỗi công đoạn đều có
vai trò rất quan trọng, có tính quyết định đối với việc tạo lập hệ thống quản lý chất thải
hiệu quả nhằm giảm thiểu các rủi ro đối với môi trường và sức khỏe con người.
- Hoạt động của các công ty môi trường địa phương trên cả nước đã có những
tiến bộ đáng kể, phương thức tiêu hủy chất thải đã được cải tiến nhưng chất thải vẫn
đang là mối nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người.
Sơ đồ quản lý chất thải rắn
Nguồn chất thải

Lưu trữ

Thu gom

Phân loại

Trung chuyển và vận chuyển

Xử lý, tái sinh

Đổ bỏ và chôn lấp


Phân, Nguyên liệu sản xuất

Hình 2.1: Sơ đồ quản lý chất thải
Nguồn: Dẫn theo Nguyễn Đức Kiển (2002)
10


 Hệ thống thu gom
- Thu gom ở trong nhà, trong công xưởng, nhà máy sản xuất.
- Hệ thống thu gom rác ở bên ngoài bằng các bô đựng rác và hệ thống gom
rác để đổ vào các xe chở rác. Mỗi nước có hệ thống gom rác khác nhau.
Ở Anh người ta thu gom chất thải rắn sinh hoạt bằng cách ở mỗi điểm rác,
người ta để ba thùng nhựa có bánh xe, mỗi thùng đựng một loại rác nhất định: giấy
vụn, chai lọ thuỷ tinh và rác tạp bẩn. Người xả rác bỏ mỗi loại rác vào một túi nilon
mỏng chuyên dụng bán sẵn. Người công nhân thu gom rác có mức lương cao hơn
mức lương của công nhân đi làm ở trong các nhà máy. Các công ty sản xuất vật dụng
vệ sinh công cộng, kể cả túi đựng rác, được giảm hoặc miễn thuế. Nhà nước bù lỗ nâng
đỡ những nhà máy chế biến rác, làm cho ngành này phát triển để bảo vệ môi trường.
 Hệ thống vận chuyển rác
Hệ thống vận chuyển gồm nhiều phương tiện: trong những hẻm nhỏ vận
chuyển rác bằng xe thô sơ và nhân viên thu gom rác bằng phương pháp thủ công. Ở
các thành phố lớn thường có các loại xe có côngtennơ vận chuyển hoặc côngtennơ cố
định. đối với các nước tiên tiến, công việc thu gom rác đường phố có xe chuyên dùng
quét, thu gom, ép, vận chuyển.
2.1.4. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật nhằm
biến đổi, loại bỏ, cách ly, tiêu huỷ hoặc phá huỷ tính chất, thành phần nguy hại của rác
thải (kể cả việc tái chế, tận thu, thiêu đốt, đồng xử lý, cô lập, chôn lấp) với mục đích
cuối cùng là không gây tác động xấu đến môi trường và sức khoẻ con người.

Các phương pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
2.1.4.1. Ủ rác thành phân bón hữu cơ (composting)
Ủ rác hữu cơ thành phân bón hữu cơ (composting) là phương pháp khá phổ biến
ở các quốc gia đang phát triển và ở các nước phát triển (quy mô hộ gia đình).
Việc ủ rác thành phân bón hữu cơ có ưu điểm là giảm được đáng kể khối lượng
rác, đồng thời tạo ra được của cải vật chất, giúp ích cho công tác cải tạo đất. Chính vì
vậy, phương pháp này được ưa chuộng ở những quốc gia nghèo và đang phát triển.
11


Công nghệ ủ rác có thể được phân chia thành hai loại:
- Ủ hiếu khí
Ủ rác hiếu khí là một công nghệ được sử dụng rộng rãi vào khoảng hai thập kỷ
gần đây, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam.
Công nghệ ủ rác hiếu khí dựa trên sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí với
sự có mặt của oxy. Các vi khuẩn hiếu khí có trong thành phần rác khô thực hiện quá
trình oxy hoá carbon thành đioxitcarbon (CO2). Thường thì chỉ sau hai ngày, nhiệt độ
rác ủ tăng lên khoảng 45oC. Nhiệt độ này đạt được chỉ với điều kiện duy trì môi trường
tối ưu cho vi khuẩn hoạt động, quan trọng nhất là không khí và độ ẩm.
Sự phân huỷ hiếu khí diễn ra khá nhanh, chỉ sau 2- 4 tuần là rác được phân huỷ
hoàn toàn. Các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng bị huỷ diệt do nhiệt độ ủ dâng cao. Bên
cạnh đó mùi hôi cũng bị huỷ nhờ quá trình ủ hiếu khí. độ ẩm phải được duy trì tối ưu ở
40- 55%, ngoài khoảng nhiệt độ này quá trình phân huỷ sẽ bị chậm lại.
- Ủ yếm khí
Công nghệ ủ yếm khí được sử dụng rộng rãi ở Ấn độ (chủ yếu ở quy mô
nhỏ). Quá trình ủ này nhờ vào sự hoạt động của các vi khuẩn yếm khí. Công nghệ này
không đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu tốn kém, song nó cũng có nhược điểm sau:
+ Thời gian phân huỷ lâu thường từ 4 - 12 tháng.
+ Các vi khuẩn gây bệnh luôn tồn tại cùng với quá trình phân huỷ vì nhiệt độ
phân huỷ thấp.

+ Các khí sinh ra từ quá trình phân huỷ yếm khí là khí mêtan và khí sulphuahydro
gây ra mùi hôi khó chịu.
Mặc dù vậy, phải thừa nhận phương pháp ủ yếm khí là một biện pháp xử lý rác
thải rẻ tiền. Sản phẩm phân huỷ có thể kết hợp rất tốt với phân hầm cầu và phân gia
súc (đôi khi cả than bùn) cho ta phân hữu cơ với hàm lượng dinh dưỡng cao tạo độ xốp
cho đất.
2.1.4.2. Đổ thành đống hay bãi rác hở (open dums)
Đây là phương pháp cổ điển đã được loài người áp dụng từ rất lâu. Từ thời Hy
Lạp và La Mã cổ đại người ta đã biết đổ rác bên ngoài tường các thành luỹ - lâu đài và
12


ở cuối hướng gió. Cho đến nay, phương pháp này vẫn còn được áp dụng ở nhiều nơi
khác nhau trên thế giới. Phương pháp này có nhiều nhược điểm như sau:
- Tạo cảnh quan khó coi, gây cảm giác khó chịu khi con người thấy hay bắt gặp chúng.
- Đống rác thải là môi trường thuận lợi cho các loài động vật gặm nhấm, các
loài côn trùng, các vi sinh vật gây bệnh sinh sôi, nảy nở gây nguy hiểm cho sức khoẻ
con người.
- Các bãi rác hở bị phân huỷ lâu ngày sẽ rỉ nước và tạo nên vùng lầy lội, ẩm ướt
và từ đó hình thành các dòng nước rò rỉ chảy thấm vào các tầng đất bên dưới, gây ô
nhiễm nguồn nước ngầm, hoặc tạo thành dòng chảy tràn, gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
Bãi rác hở sẽ gây ô nhiễm không khí do quá trình phân huỷ rác tạo thành các
khí có mùi hôi thối, mặt khác ở các bãi rác hở còn có thêm hiện tượng “cháy ngầm”
hay có thể cháy thành ngọn lửa và tất cả các quá trình trên sẽ dẫn đến nạn ô nhiễm
không khí.
Có thể nói, đây là phương pháp rẻ tiền nhất, chỉ tiêu tốn chi phí cho công việc
thu gom và vận chuyển rác từ nơi phát sinh đến bãi rác. Tuy nhiên phương pháp này
lại đòi hỏi một diện tích bãi thải lớn, do vậy ở các thành phố đông dân cư và quỹ đất
khan hiếm thì nó lại trở thành phương pháp đắt tiền cộng với nhiều nhược điểm như đã
nêu ở trên.

2.1.4.3. Bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh (sanitary landfill)
Phương pháp này được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng trong quá trình xử lý
rác thải. Ở Hoa Kỳ có trên 80% lượng rác thải đô thị được xử lý bằng phương pháp
này, hoặc ở các nước Anh, Nhật Bản,... người ta cũng hình thành các bãi chôn rác thải
vệ sinh theo kiểu này.
Bãi chôn rác vệ sinh được thực hiện bằng nhiều cách, mỗi ngày trải rác thành
lớp mỏng, sau đó nén ép chúng lại bằng các loại xe cơ giới, sau cùng là trải lên các lớp
rác bị nén chặt một lớp đất mỏng khoảng 15 cm. Công việc này cứ thế tiếp tục, việc
thực hiện các bãi rác vệ sinh có nhiều ưu điểm.
- Do bị nén chặt và phủ đất lên trên nên các loài côn trùng, chuột, bọ, ruồi muỗi
khó có thể sinh sôi nảy nở.
- Các hiện tượng cháy ngầm hay cháy bùng khó có thể xảy ra, ngoài ra giảm
thiểu được mùi hôi thối, ít gây ô nhiễm không khí.
13


×