Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất rau tại thành phố vinh, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (886.23 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

PHẠM VĂN THANH

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP
CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT RAU TẠI THÀNH PHỐ VINH,
TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

PHẠM VĂN THANH

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP
CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT RAU TẠI THÀNH PHỐ VINH,
TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

60310105


Quyết định giao đề tài:

678/QĐ-ĐHNT ngày 30/8/2016

Quyết định thành lập hội đồng:

460/QĐ-ĐHNT ngày 16/05/2017

Ngày bảo vệ:

30/5/2017

Người hướng dẫn khoa học:

TS. PHẠM THỊ THANH THỦY
Chủ tịch Hội Đồng:

PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM ANH
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến thu nhập của các hộ sản xuất rau tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An” là công
trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình
khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Khánh Hòa, ngày 05 tháng 3 năm 2017
Tác giả


Phạm Văn Thanh

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và viết luận văn này, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ của quý phòng ban, quý thầy cô khoa Kinh tế, khoa Sau Đại học trường Đại
học Nha Trang đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài. Đặc biệt tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn của tôi, Cô TS. Phạm Thị
Thanh Thủy, sự hướng dẫn tận tình của cô đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ủy ban nhân dân xã Nghi Liên, Ủy
ban nhân dân xã Hưng Đông, Thành ủy Vinh, Ủy ban nhân dân - Chi cục Thống kê phòng Kinh tế Thành phố Vinh và các hộ nông dân trồng rau tại Thành phố Vinh đã
quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thu thập thông
tin, tài liệu phục vụ nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp
đỡ, chia sẻ những khó khăn và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện
đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Khánh Hòa, ngày 05 tháng 3 năm 2017
Tác giả

Phạm Văn Thanh

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ..............................................................................................x
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU...........................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................3
1.6. Ý nghĩa của đề tài .....................................................................................................4
1.7. Kết cấu luận văn .......................................................................................................4
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT..........................6
2.1. Tổng quan tài liệu về các hộ sản xuất rau ................................................................6
2.1.1. Khái niệm hộ nông dân, hộ sản xuất rau ...............................................................6
2.1.2. Phân loại các hộ sản xuất rau ................................................................................7
2.1.3. Kinh tế các hộ sản xuất và đặc điểm của kinh tế các hộ sản xuất rau ...................8
2.1.4. Đặc điểm của kinh tế các hộ sản xuất rau .............................................................9
2.2. Cơ sở lý thuyết về thu nhập của hộ nông dân và hộ sản xuất rau ............................9
2.2.1. Khái niệm thu nhập của nông hộ và hộ sản xuất rau.............................................9
2.2.2. Phân loại thu nhập nông hộ .................................................................................11
v


2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất rau .................................11
2.3.1. Nguồn nhân lực ...................................................................................................11
2.3.2. Nguồn lực tài chính .............................................................................................12

2.3.3. Nguồn lực vật chất...............................................................................................12
2.3.4. Nguồn lực xã hội và nguồn lực tự nhiên .............................................................13
2.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài....................14
2.4.1. Một số mô hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................14
2.4.2. Một số mô hình nghiên cứu trong nước .............................................................14
2.5. Mô hình đề xuất và giả thiết nghiên cứu ................................................................18
2.5.1. Khung phân tích mô hình nghiên cứu .................................................................18
2.5.2. Các giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................20
Tóm tắt chương 2...........................................................................................................27
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP, THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................28
3.1. Quy trình nghiên cứu..............................................................................................28
3.1.1. Cách tiếp cận nghiên cứu ....................................................................................28
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................29
3.1.3. Quy mô mẫu ........................................................................................................30
3.1.4. Phương pháp chọn mẫu .......................................................................................30
3.2. Loại dữ liệu và thu thập dữ liệu..............................................................................31
3.2.1. Loại dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu ......................................................31
3.3. Thu thập dữ liệu......................................................................................................32
3.3.1. Công cụ thu thập dữ liệu – Bản câu hỏi ..............................................................32
3.3.2. Quá trình thu thập dữ liệu...................................................................................32
3.4. Các công cụ phân tích dữ liệu ................................................................................32
Tóm tắt chương 3...........................................................................................................34
vi


CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........35
4.1. Khái quát về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên Thành phố Vinh ...............................35
4.1.1. Vị trí địa lý...........................................................................................................35
4.1.2. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................35
4.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội Thành phố Vinh ........................................................36

4.2. Tình hình đời sống dân cư ......................................................................................37
4.3. Kết quả phân tích....................................................................................................38
4.3.1. Thống kê mô tả mẫu điều tra ...............................................................................38
4.3.2. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất rau.....47
Tóm tắt chương 4...........................................................................................................52
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH.............................................54
5.1. Kết luận...................................................................................................................54
5.2. Một số gợi ý chính sách, giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ sản xuất
rau tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ........................................................................55
5.2.1. Hỗ trợ nông dân tham gia sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP................55
5.2.2. Hỗ trợ tập huấn đào tạo, chuyển giao tiến bộ KHKT nâng cao kinh nghiệm sản xuất .56
5.2.3. Những giải pháp khác..........................................................................................57
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.......................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................59
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các yếu tố tác động đến thu nhập qua các kết quả nghiên cứu ....................17
Bảng 2.2. Định nghĩa các biến được đưa vào mô hình .................................................19
Bảng 3.1. Tỷ lệ lấy mẫu tại các vùng nghiên cứu .........................................................31
Bảng 4.1. Đặc điểm giới tính của chủ hộ ......................................................................39
Bảng 4.2. Đặc điểm nghề nghiệp của chủ hộ ................................................................39
Bảng 4.3. Đặc điểm Tuổi của chủ hộ ............................................................................39
Bảng 4.4. Trình độ học vấn của chủ hộ và thu nhập của các hộ sản xuất rau...............39
Bảng 4.5. Số người sống phụ thuộc và thu nhập của các hộ sản xuất rau.....................40
Bảng 4.6. Diện tích đất sản xuất và thu nhập của các hộ sản xuất rau..........................40
Bảng 4.7. Kinh nghiệm làm việc của chủ hộ và thu nhập của các hộ sản xuất rau ....41

Bảng 4.8. Phương thức canh tác và thu nhập của các hộ sản xuất rau..........................41
Bảng 4.9.a.Tiếp cận vốn tín dụng và thu nhập của các hộ sản xuất rau........................42
Bảng 4.9.b. Tình hình tiếp cận tín dụng của các hộ sản xuất rau..................................43
Bảng 4.10. Thực hành VietGAP và thu nhập của các hộ sản xuất rau..........................43
Bảng 4.11. Liên doanh liên kết và thu nhập của các hộ sản xuất rau............................44
Bảng 4.12. Một số đại lượng thống kê mô tả chủ yếu cho biến độc lập .......................45
Bảng 4.13. Những khó khăn thường gặp của các hộ sản xuất rau ................................46
Bảng 4.14. Ma trận tương quan giữa các nhân tố..........................................................48
Bảng 4.15. Tóm tắt mô hình ..........................................................................................49
Bảng 4.16. Mức độ phù hợp của mô hình .....................................................................49
Bảng 4.17. Kết quả ước lượng mô hình ........................................................................50
Bảng 4.18. Vị trí quan trọng của các yếu tố ..................................................................51

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ trồng rau...............19
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu.....................................................................................28

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Chủ đề nghiên cứu:
Nghiên cứu này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản
xuất rau tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng

đến thu nhập của các hộ sản xuất rau tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, trên cơ sở đó
đề xuất các hàm ý chính sách để nâng cao thu nhập cho các hộ sản xuất rau tại Thành
phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản
xuất rau tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Mục tiêu 2: Xem xét tác động của các yếu tố đó đến thu nhập của các hộ sản xuất
rau và sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Mục tiêu 3: Xem xét việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP có ảnh hưởng đến thu
nhập của các hộ trồng rau không ?
Mục tiêu 4: Đề xuất các hàm ý chính sách liên quan đến nâng cao thu nhập cho
hộ gia đình trồng rau nói chung và trồng rau an toàn an toàn theo hướng Viet GAP tại
Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
3. Phướng pháp nghiên cứu
Phương pháp chuyên gia, thảo luận nhóm nhằm khám phá, điều chỉnh, xây
dựng và hoàn thiện bảng câu hỏi phỏng vấn và xây dựng mô hình nghiên cứu.
Phương pháp thống kê mô tả nhằm mục đích nghiên cứu sự khác nhau về thu
nhập giữa các biến như trình độ học vấn, quy mô hộ gia đình, số người sống phụ
thuộc, diện tích đất,...Thông qua phân tích thống kê mô tả chúng ta có thể kiểm định
sơ bộ các giả thiết nghiên cứu đặt ra.
Phương pháp bình phương bé nhất (OLS) dùng để ước lượng mô hình nhằm tìm
ra các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất rau.
4. Kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp dựa trên số liệu điều tra từ bảng câu hỏi phát
ra cho 15% ( từ 100-110 phiếu điều tra) tổng các hộ có sản xuất rau chủ yếu tại 02 xã
Hưng Đông và Nghi Liên - Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An từ tháng 9 đến tháng 10
năm 2016.
x



Kết quả phân tích cho thấy những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu nhập của
các hộ sản xuất rau bao gồm: kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ và số bước đã thực
hành trong sản xuất rau theo hướng VietGAP. Trong đó, ảnh hưởng mạnh nhất đến thu
nhập các hộ sản xuất rau theo thứ tự là các bước thực hành sản xuất theo hướng
VetGAP và kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ.
Việc nâng cao thu nhập của các hộ sản xuất rau còn những khó khăn nhất định,
điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của hộ gia đình nông thôn ở nơi đây.
Khó khăn mà các hộ sản xuất rau thường gặp nhất là hạ tầng phục vụ sản xuất chưa
đảm bảo, thiếu vốn sản xuất và giá vật tư nông nghiệp cao trong khi giá bán không ổn
định, tự tìm thị trường. Diện tích đất nhỏ lẻ, manh mún gây khó khăn trong việc dồn
điền đổi thửa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn.
Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư, cải thiện nhưng còn chưa đồng bộ, nhiều khu vực sản
xuất rau của các xã cần phải đầu tư nhà lưới kiên cố, tu sửa hệ thống đường sá, mương
máng tưới tiêu thủy lợi để thuận lợi hơn cho việc cấp chứng chỉ vùng sản xuất rau an
toàn, chủ động trong việc tiêu thụ sản phẩm hay hoạt động tưới tiêu trong sản xuất
nông nghiệp. Thu nhập của các các hộ sản xuất rau tại khu vực này chủ yếu là từ trồng
rau, lúa, chăn nuôi heo, bò, nuôi cá nước ngọt... ngoài ra còn có thu nhập khác như hưởng
lương, phụ cấp từ hoạt động chính quyền, đoàn thể, lương công nhân, cán bộ viên chức,
công chức... Các hoạt động sản xuất chủ yếu có tham gia thành viên Hợp tác xã, tổ hợp
tác thì cho thu nhập cao hơn một số mang tính chất sản xuất hộ gia đình, nhỏ lẻ, đem lại
thu nhập chưa cao. Tình hình dịch bệnh, hạn hán, lũ lụt,..đã gây ra nhiều thiệt hại không
nhỏ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
5. Kết luận
Dựa trên những kết quả nghiên cứu đó, đề tài đã đề xuất một số gợi ý chính
sách để cải thiện thu nhập, mức sống cho các hộ sản xuất rau tại Thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An, bao gồm: chính sách về hỗ trợ người dân khi tham gia sản xuất rau an toàn
theo hướng VietGAP, chính sách về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng vùng sản
xuất rau an toàn có thương hiệu, sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, thực hiện
sản xuất chuyên canh, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi,...Ngoài ra đề tài đã tập trung
nghiên cứu việc thực hành các bước trong sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP

cũng đã ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất rau tại địa phương.
Từ khóa: Yếu tố ảnh hưởng, thu nhập, sản xuất rau, VietGAP
xi


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Thu nhập của người dân luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà
nước trong nhiều năm qua. Bởi vì nó là chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng, có ý nghĩa kinh
tế, dùng để đánh giá mức sống của dân cư, sự phân hóa giàu nghèo, sự phát triển của mỗi
khu vực, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách nhằm nâng cao mức sống của người
dân và xóa đói, giảm nghèo (Vũ Thanh Liêm và Dương Mạnh Hùng, 2014).
Ở Việt Nam, với gần 70% dân số sống ở khu vực nông thôn và 50% số lao
động nông thôn là lao động nông nghiệp (GSO, 2012) nhưng thu nhập bình quân của
một người trên một tháng năm 2010 ở khu vực thành thị là 2.130 nghìn đồng và khu
vực nông thôn là 1.070 nghìn đồng, chênh lệch gần gấp hai lần (GSO, 2011). Chính vì
vậy, nghiên cứu về thu nhập của người dân nói chung và thu nhập của người dân sống
ở nông thôn nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở Việt Nam.
Từ nhiều năm qua, vấn đề thu nhập nói chung và thu nhập của nông dân nói
riêng đã được đưa ra thảo luận và đã có một số công trình nghiên cứu liên quan tới thu
nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ các góc độ và phạm vi khác nhau như
Thu nhập của nông dân bị tách biệt xã hội về kinh tế (Nguyễn Thị Lệ Thúy, 2013);
Thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ gia đình ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ trong
giai đoạn 2000 – 2010 (Trần Thị Lệ Mỹ và cộng sự, 2012), Các yếu tố ảnh hưởng đến
thu nhập của các nông hộ ở An Giang (Nguyễn Lan Duyên, 2014), Phân tích thu nhập
của hộ gia đình ở tỉnh Quảng Ngãi (Võ Thành Nhân, 2011), Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến thu nhập nông hộ tại Huyện Tư nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi (Nguyễn Phan
Hồng Hạnh, 2015)...Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về thu
nhập của các hộ sản xuất rau trên địa bàn Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An để làm cơ sở
cho việc đề ra những chính sách nhằm tăng thu nhập cho người nông dân ven đô.

Thành phố Vinh là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, là trung tâm tổng hợp của tỉnh
Nghệ An, trung tâm kinh tế, văn hóa vùng, đầu tàu tăng trưởng và giải quyết các vấn
đề trọng điểm về kinh tế của Nghệ An và vùng Bắc trung bộ. Thành phố Vinh nằm
trong hành lang kinh tế Đông Tây, nối liền Myanma - Thái Lan - Lào - Việt Nam Biển Đông. Nằm trên các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế. Với vị trí đó, thành phố
Vinh - Nghệ An đóng vai trò quan trọng trọng giao lưu: kinh tế, thương mại, du lịch,
vận chuyển hàng hoá với cả nước và các nước khác trong khu vực.
1


Tài nguyên đất: Năm 2012, diện tích tự nhiên của thành phố là 10501,55 ha,
hầu hết đã được sử dụng (97,27%), chỉ còn 286,30 ha (2,73%) đất chưa sử dụng. Tổng
diện tích đã giao để sử dụng là 8007,05 ha chiếm tới 76,25% diện tích tự nhiên; trong
đó 38,26% được giao cho tổ chức trong nước và 37,69% được giao cho hộ gia đình cá
nhân (UBND TP Vinh, 2012).
Đất nông nghiệp, trong tổng số 5342,23 ha đất nông nghiệp, đất sản xuất nông
nghiệp chiếm tới 88,72%; trong đó đất trồng cây hàng năm có diện tích 3366,88 ha,
chiếm 71,03% đất sản xuất nông nghiệp tập trung nhiều ở xã Hưng Hòa, Nghi Kim,
Nghi Ân, Nghi Liên. Đất trồng cây lâu năm có diện tích 1372,83 ha, phân bố chủ yếu
ở xã Nghi Ân, Nghi Liên, Nghi Đức. Đất lâm nghiệp có 109,14 ha rừng phòng hộ,
chiếm 2,04% đất nông nghiệp, tập trung ở phường Trung Đô (54,23 ha) và xã Hưng
Hoà (54,91 ha). Đất nuôi trồng thuỷ sản có diện tích 482,11ha, chiếm 9,02% diện tích
đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp khác chỉ có 11,29ha, đó là trang trại chăn nuôi gà và
trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp của TP Vinh chiếm
tỷ lệ khá cao, tới 50,87% diện tích tự nhiên.
Trong những năm qua lãnh đạo Thành phố Vinh đã có nhiều cố gắng để thực
hiện các chính sách nhằm ổn định và nâng cao đời sống cho nông dân, nhằm đưa thành
phố Vinh đạt đơn vị hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; thu nhập của
người dân các xã ngoại thành đã được nâng cao. Năm 2015 thu nhập bình quân đầu
người/năm tại các xã ngoại thành đạt 31,37 triệu đồng, năm 2016 ước đạt 33,86 triệu
đồng (UBND Thành phố Vinh, 2016) cao hơn mức thu nhập bình quân đầu người/năm

của tỉnh Nghệ An là 28 triệu đồng (Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An, 2015). Thành
phố đã ban hành chính sách khuyến khích mở rộng các mô hình khuyến nông, khuyến
ngư, tạo điều kiện phát triển các vùng chuyên canh rõ nét như rau, hoa ở xã Hưng Đông,
Nghi Liên, cây cảnh ở xã Nghi Ân, lúa chất lượng cao tại xã Hưng Chính (Thành ủy
Vinh, 2015).Vì vậy, nghiên cứu về thu nhập của các hộ nông dân sản xuất rau tại thành
phố Vinh, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất rau và làm cách
nào để nâng cao thu nhập các hộ sản xuất rau là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “ Phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất rau tại Thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An” là cần thiết và hữu ích.
2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến thu nhập của các hộ sản xuất rau tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, trên cơ sở đó
đề xuất các hàm ý chính sách để nâng cao thu nhập cho các hộ sản xuất rau tại Thành
phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản
xuất rau tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Mục tiêu 2: Xem xét tác động của các yếu tố đó đến thu nhập của các hộ sản
xuất rau tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Mục tiêu 3: Đề xuất các hàm ý chính sách liên quan đến nâng cao thu nhập cho
các hộ sản xuất rau tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất rau tại
Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An?
Các yếu tố đó tác động như thế nào đến thu nhập của các hộ sản xuất rau tại

Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An?
Những hàm ý chính sách nào có thể giúp các hộ sản xuất rau tại Thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống của mình trong thời gian tới?
1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề về thu nhập, các yếu tố ảnh

hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất rau tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại 02 xã có diện tích trồng
rau lớn và truyền thống đó là xã Hưng Đông và xã Nghi Liên, Thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An
Thời gian khảo sát: Từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2016.
1.5.

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chuyên gia, thảo luận nhóm nhằm khám phá, điều chỉnh, xây

dựng và hoàn thiện bản câu hỏi phỏng vấn và xây dựng mô hình nghiên cứu.
3


Phương pháp thống kê mô tả nhằm mục đích nghiên cứu sự khác nhau về thu
nhập giữa các biến như trình độ học vấn, số người sống phụ thuộc, số năm kinh
nghiệm làm việc, diện tích đất sản xuất, phương thức canh tác, thực hành các bước sản
xuất theo VietGAP và liên kết liên doanh trong sản xuất. Thông qua phân tích thống
kê mô tả chúng ta có thể kiểm định sơ bộ các giả thiết nghiên cứu đặt ra.
Phương pháp bình phương bé nhất (OLS) dùng để ước lượng mô hình nhằm
tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất rau.
1.6.


Ý nghĩa của đề tài
Về khoa học: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thu nhập của các hộ sản

xuất rau. Xây dựng mô hình nghiên cứu về các yếu tố chính ảnh hưởng đến thu nhập
của các hộ sản xuất rau.
Về thực tiễn: Những kết luận của đề tài sẽ là một tài liệu tư vấn, tham mưu cho
UBND Thành phố Vinh, UBND các xã định hướng, đề ra các giải pháp nâng cao thu
nhập cho các hộ sản xuất rau, quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn chất lượng cao có
thương hiệu, hướng tới xóa đói giảm nghèo bền vững nhằm thực hiện mục tiêu tăng
trưởng kinh tế của địa phương.
Kết quả nghiên cứu hy vọng làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu tiếp
theo và có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên ngành Kinh tế nông nghiệp.
1.7. Kết cấu luận văn
Kết cấu của đề tài gồm năm chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu
Chương này trình bày tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi
nghiên cứu từ đó đề cập đến đối tượng và phạm vi nghiên cứu cũng như phương pháp
và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về các hộ sản xuất rau, thu nhập, các yếu tố
ảnh hưởng đến thu nhập các hộ sản xuất rau; cũng như tổng quan các công trình nghiên
cứu trước liên quan nhằm đúc kết thành khung phân tích phù hợp cho nghiên cứu của
luận văn và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu.
4


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương này giới thiệu các phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu
trong luận văn như quy mô mẫu nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu, các công cụ

dùng để phân tích số liệu.
Chương 4: Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu.
Nội dung chương này bao gồm khái quát về đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh
tế xã hội, đời sống dân cư tại Thành phố Vinh và trình bày kết quả ước lượng mô hình
kinh tế lượng cũng như kiểm định các giả thuyết đưa ra về các yếu tố ảnh hưởng đến
thu nhập của các hộ sản xuất rau trên địa bàn.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách. Chương này trình bày tóm tắt kết quả
nghiên cứu, gợi ý các chính sách, giải pháp nhằm nâng cao thu nhập các hộ sản xuất
rau tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An; đồng thời nêu những điểm còn hạn chế của
nghiên cứu và phương hướng nghiên cứu tiếp theo.

5


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan tài liệu về các hộ sản xuất rau
2.1.1 Khái niệm hộ nông dân, hộ sản xuất rau
Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và
phát triển nông thôn, vì tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông
thôn chủ yếu được thực hiện qua sự hoạt động của hộ nông dân (Đào Thế Tuấn và
cộng sự, 1995)
Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông
nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư
liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kỳ lịch sử, người nông dân
có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nên giai cấp nông dân, có vị
trí, vai trò nhất định trong xã hội.
Các hộ sản xuất rau là hộ gia đình mà hoạt động sản xuất chủ yếu của họ là
trồng rau. Ngoài ra họ còn thực hiện một số hoạt động khác để tăng thu nhập tuy nhiên
đó chỉ là hoạt động phụ. Có nhiều định nghĩa khác nhau về hộ nông dân:
Nhà kinh tế học người Nga Chayanov A.V (1925) cho rằng: Hộ nông dân là đơn vị

kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là một đơn vị tiêu dùng. Hộ nông dân là
một doanh nghiệp không sử dụng lao động làm thuê, chỉ sử dụng lao động gia đình.
Hộ nông dân còn được định nghĩa là nông dân là các nông hộ thu hoạch các
phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông
trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng lớn hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng
bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh
không cao (Ellis, 1993).
Nhà khoa học Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: Nông hộ là tế bào kinh tế xã
hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn.
Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động
nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông
nghiệp ở nông thôn.
FAO (2007) định nghĩa nông hộ là những hộ có các hoạt động trong nghề trồng
trọt, nghề rừng, nghề cá, nghề chăn nuôi và nghề nuôi trồng thủy sản. Các sản phẩm
6


nông nghiệp được hình thành thông qua quá trình quản lý và tổ chức sản xuất bởi các
thành viên trong gia đình và phần lớn chủ yếu dựa vào lao động nhà, bao gồm cả nam
lẫn nữ.
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về nông hộ nhưng khái niệm các hộ sản
xuất rau có những điểm sau đây: Là những hộ gia đình sống ở nông thôn, có ngành
nghề sản xuất chính là trồng rau; nguồn thu nhập và sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng
rau; là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là một đơn vị tiêu dùng.
2.1.2. Phân loại các hộ sản xuất rau
 Căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động gồm có:
* Hộ theo đặc điểm sản xuất:
- Hộ sản xuất chuyên canh: Loại hộ này chuyên sản xuất rau, thường sản xuất
theo tổ hợp tác hoặc Hợp tác xã, luôn cung ứng sản phẩm rau cho thị trường, sản phẩm
thu hoạch quanh năm, mùa nào rau nấy, họ nắm bắt thị hiếu khách hàng rất tốt, thường

ngày nào trên ruộng vườn đều có sản phẩm để thu hoạch. Loại hộ này có mục tiêu tối
đa hóa lợi nhuận được biểu hiện rõ rệt và họ có phản ứng gay gắt với thị trường vốn,
ruộng đất, lao động.
- Hộ sản xuất theo mùa vụ, tập quán: Là hộ thường có nhiều loại đất canh tác như:
trồng lúa, trồng màu, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi...sản xuất và thu nhập đan xen, khi
thời tiết thuận lợi, được giá thì trồng rau, khi gặp khó khăn thì chuyển sang trồng cây
khác. Loại hộ này không có phản ứng với thị trường, có mục tiêu tối đa hóa lợi ích.
* Hộ theo tính chất lao động của ngành sản xuất hộ gồm có:
- Hộ thuần nông: Là loại hộ chỉ thuần túy sản xuất nông nghiệp trong đó chủ
yếu từ hoạt động trồng rau.
-Hộ có tham gia hoạt động phi nông nghiệp : Là hộ có các hoạt động tạo thu
nhập từ hoạt động từ các ngành nghề, dịch vụ buôn bán, khác hưởng lương, phụ cấp,
trợ cấp... ngoài thu nhập từ trồng rau.
Các loại hộ trên không ổn định mà có thể thay đổi khi điều kiện cho phép, vì
vậy sản xuất công nghiệp nông thôn, phát triển cơ cấu hạ tầng sản xuất và xã hội ở
nông thôn, mở rộng mạng lưới thương mại và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
7


nông nghiệp nông thôn để chuyển hộ thuần nông sang đa ngành hoặc chuyên môn hóa.
Từ đó, làm cho lao động nông nghiệp giảm, thu hút lao động dư thừa ở nông thôn hoặc
làm cho đối tượng phi nông nghiệp tăng lên. (Phạm Anh Ngọc, 2008)
2.1.3 Kinh tế các hộ sản xuất và đặc điểm của kinh tế các hộ sản xuất rau
Kinh tế nông hộ là một hình thức kinh tế cơ bản có hiệu quả và tự chủ trong
nông nghiệp. Nó được hình thành và phát triển một cách khách quan, lâu dài, dựa trên
sự tư hữu các yếu tố sản xuất, là loại hình kinh tế có hiệu quả, phù hợp với sản xuất
nông nghiệp, thích ứng và tồn tại phát triển trong mọi chế độ kinh tế xã hội (Phạm
Anh Ngọc, 2008).
Theo Tchayanov (1924), kinh tế hộ nông dân là một phương thức sản xuất tồn
tại trong mọi chế độ xã hội. Mỗi phương thức sản xuất có quy luật phát triển riêng của

nó, và trong mỗi chế độ, nó tìm cách thích ứng với cơ chế kinh tế hiện hành. Mục tiêu
của hộ nông dân là có thu nhập cao không kể thu nhập ấy có nguồn gốc nào, trồng trọt,
chăn nuôi hay ngành nghề đó là kết quả chung của lao động gia đình (trích trong Đào
Thế Tuấn, 1995)
Ellis (1988) cho rằng: Kinh tế nông hộ khác với những người làm kinh tế khác
trong nền kinh tế thị trường ở bốn yếu tố: đất đai, lao động, vốn và sự tiêu dùng. Hộ là
cơ sở hoạt động của xã hội, giúp cho các tổ chức xác định, đánh giá kinh tế, cùng
chung một nguồn vốn, các thành viên cùng sống dưới một mái nhà, ăn chung, mọi
người đều hưởng phần thu nhập, mọi quyết định đều dựa trên những thành viên, kinh
tế các hộ sản xuất rau là một tổ chức kinh tế của nền kinh tế xã hội. Các nguồn lực như
đất đai, tư liệu sản xuất, lao động, vốn được đóng chung, chung một ngân sách, ngủ
chung một mái nhà, ăn chung; mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống
đều do chủ hộ phát ra.
Ở Việt Nam, từ khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khóa VI (1988) về
”Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, hộ nông dân đã thực sự trở thành những đơn
vị tự chủ trong sản xuất nông nghiệp. Hộ được tự chủ trong sản xuất kinh doanh, được
toàn quyền trong điều hành sản xuất, sử dụng lao động, mua sắm vật tư kỹ thuật, hợp
tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do họ làm ra. Như vậy, có thể hiểu kinh tế hộ gia
đình là một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình, trong đó các thành viên
có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất
8


nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật
quy định (Mai Thị Thanh Xuân, Đặng Thị Thu Hiền, 2013).
Tóm lại, kinh tế nông hộ nói chung, kinh tế các hộ sản xuất rau nói riêng là một
loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh của hộ gia đình, trong đó các hoạt động chủ yếu
là dựa vào lao động gia đình. Quá trình phát triển của kinh tế hộ gắn liền với quá trình
phát triển của hộ đang hoạt động.
2.1.4


Đặc điểm của kinh tế các hộ sản xuất rau
Kinh tế các hộ sản xuất rau có các đặc điểm cơ bản sau:
Hoạt động của kinh tế các hộ sản xuất rau chủ yếu là dựa vào lao động gia đình

hay là lao động có sẵn mà không cần phải thuê ngoài. Các thành viên tham gia hoạt
động kinh tế hộ có quan hệ gắn bó với nhau về kinh tế và huyết thống.
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng nhất không thể thiếu của sản xuất kinh
tế hộ nông dân.
Người nông dân là người chủ thật sự của quá trình sản xuất trực tiếp tác động
vào sinh trưởng, phát triển của cây trồng vật nuôi, không qua khâu trung gian, họ làm
việc không kể giờ giấc và bám sát vào tư liệu sản xuất của họ.
Kinh tế các hộ sản xuất rau có cấu trúc lao động đa dạng, phức tạp, trong một
hộ có nhiều loại lao động, vì vậy chủ hộ vừa có khả năng trực tiếp điều hành, quản lý
tất cả các khâu trong sản xuất, vừa có khả năng tham gia trực tiếp quá trình đó.
Do có tính thống nhất giữa lao động quản lý và lao động sản xuất nên kinh tế
hộ nông dân giảm tối đa chi phí sản xuất, và nó tác động trực tiếp lên lao động trong
hộ nên có tính tự giác để nâng cao hiệu quả và năng suất lao động. (Nguyễn Phạm
Hùng, 2014)
2.2 Cơ sở lý thuyết về thu nhập của hộ nông dân và hộ sản xuất rau
2.2.1 Khái niệm thu nhập của nông hộ và hộ sản xuất rau
Thu nhập là chỉ báo quan trọng để đánh giá mức sống của một khu vực địa lý,
mức độ phát triển của một quốc gia; là phương tiện giúp con người định hướng giải
quyết nhiều vấn đề trong tiêu dùng của hộ và trong cuộc sống. Chính vì vậy, khi
nghiên cứu về các nông hộ nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu đều quan tâm đến thu
nhập của các nông hộ với các cách tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau.
9


Theo Tchayanov (1925): Thu nhập hộ nông dân không giống thu nhập của các

xí nghiệp tư bản. Hộ nông dân là một doanh nghiệp không dùng lao động làm thuê, chỉ
sử dụng lao động gia đình. Do không thuê lao động nên hộ nông dân không có khái
niệm tiền lương và không thể tính lợi nhuận, địa tô, lợi tức. Vì vậy, thu nhập hộ nông
dân là phần còn lại sau khi lấy tổng giá trị sản xuất trừ đi tổng chi phí vật chất.
Trần Xuân Long (2009) cho rằng thu nhập của một nông hộ là phần giá trị sản
xuất tăng thêm mà hộ được hưởng để bù đắp cho thù lao lao động gia đình, cho tích
lũy và tái sản xuất mở rộng nếu có.
Định nghĩa của FAO (2007) về thu nhập của nông hộ như sau: Thu nhập được
xem là một phần tiền thưởng cho người chủ sở hữu các yếu tố sản xuất cố định như đất đai,
vốn, lao động khi đưa các yếu tố này tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm.
Thu nhập của hộ = Tổng giá trị nông sản thu về - tổng chi phí cho các yếu
tố đầu vào – chi phí thuê lao động – chi phí lãi vay – chi phí thuê đất.
(Các khoản chi phí này không bao gồm chi phí lao động gia đình tham gia vào
quá trình sản xuất)
Phương pháp tự xác định thu nhập trong năm của hộ gia đình (Cục thống kê
tỉnh Phú Thọ, 2011): Thu nhập của hộ = Tổng thu – Tổng chi
Trong đó:
+ Tổng thu: Bao gồm các khoản thu hợp pháp trong năm của tất cả các thành
viên trong hộ gia đình, như: thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ nông,
lâm nghiệp, thuỷ sản; từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông, lâm
nghiệp, thuỷ sản; thu từ tiền công, tiền lương và các khoản thu nhập khác như: quà
tặng, biếu, cho bằng tiền mặt hay hiện vật; các khoản lương hưu, trợ cấp các loại, thu
từ cho thuê nhà, cho thuê máy móc thiết bị, đất đai, tài sản khác, thu từ lãi tiền gửi
ngân hàng, trúng xổ số,... Không tính các khoản thu trợ cấp xã hội một lần, như: tiền
mai táng phí, hỗ trợ thiếu đói,…
+ Tổng chi: Bao gồm các khoản chi phí hợp lý liên quan, tương ứng với phạm
vi nguồn thu trong năm của hộ. Không tính các chi phí mà chưa cho thu.
+ Trường hợp do thiên tai, bão, lũ, lụt,... làm mất mùa và gây thiệt hại nặng nề
đối với sản xuất, hộ phải đầu tư lại, cách tính để ghi vào chi phí sản xuất trong 12
tháng qua như sau:

10


- Thiệt hại về những khoản chi phí thường xuyên (giống, phân bón, thuốc trừ
sâu, thuốc diệt cỏ, trả công lao động thuê ngoài...) được tính toàn bộ vào chi phí sản
xuất trong năm.
- Thiệt hại về những khoản chi phí đầu tư xây dựng cơ bản (chi phí một lần phân
bổ cho nhiều năm), ví dụ như chi phí trồng vườn cây, xây ao cá, … được tính vào chi
phí sản xuất trong năm bằng cách lấy toàn bộ chi phí thiệt hại về đầu tư xây dựng kiến
thiết cơ bản vườn cây, ao cá, … chia cho số năm sử dụng vườn cây, ao cá … đó, số tiền
thiệt hại tính bình quân cho 1 năm được ghi vào phần chi phí sản xuất trong năm.
Tóm lại: Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng định nghĩa theo cục thống kê tỉnh
Phú Thọ: Thu nhập của các nông hộ sản xuất là toàn bộ thu nhập bằng tiền và giá trị
hiện vật sau khi trừ chi phí sản xuất mà hộ và thành viên của hộ nhận được trong một
thời kỳ nhất định, thường là một năm.
Thu nhập của nông hộ

Thu nhập bình quân đầu người/hộ =

(1)
Số nhân khẩu

2.2.2 Phân loại thu nhập nông hộ
Thu nhập nông hộ được chia thành 3 loại như sau:
- Thu nhập nông nghiệp: Bao gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất trong
nông nghiệp như: trồng trọt (lúa, màu, rau, quả,....); từ chăn nuôi (gia súc, gia cầm,....)
và nuôi trồng thuỷ hải sản (tôm, cua, cá,...).
- Thu nhập phi nông nghiệp: Là thu nhập được tạo ra từ các hoạt động ngành
nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghề chế biến, sản xuất
vật liệu xây dựng, gia công cơ khí,.... Ngoài ra thu nhập phi nông nghiệp còn được tạo

ra từ các hoạt động thương mại, dịch vụ,....
- Thu nhập khác: Đó là các nguồn thu từ các hoạt động làm thêm, làm thuê;
làm công ăn lương; từ các nguồn trợ cấp xã hội và sản xuất hoặc các nguồn thu nhập
bất thường khác.
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất rau
2.3.1 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra thu nhập cho hộ gia
đình bởi vì con người là trung tâm, là nguồn tài nguyên vô tận để tạo ra của cải vật
11


chất. Trong đó, trình độ học vấn là một khía cạnh rất quan trọng để đánh giá chất
lượng của nguồn nhân lực. Một nguồn nhân lực được xem là có chất lượng cao khi
trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, kỹ năng lao động thành thạo. Trình độ học vấn
cao sẽ giúp họ dễ dàng tiếp thu, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và sử dụng
hiệu quả các nguồn lực khác để tăng thu nhập.
Độ tuổi của người lao động cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lao động
cũng như hình thức lao động. Đặc biệt lao động ở nông thôn thì cần nguồn lao động
trẻ, có sức khỏe tốt bởi vì hầu hết những công việc ở nông thôn thường là những việc
làm nặng nhọc.
Một số yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ sản xuất rau
như số nhân khẩu, tỷ lệ phụ thuộc, giới tính của chủ hộ, đặc điểm dân tộc...Tỷ lệ phụ
thuộc là số người ăn theo trên một lao động trong hộ. Tỷ lệ phụ thuộc càng cao thì phúc
lợi mà mỗi người trong hộ nhận được càng thấp, do một người lao động phải nuôi sống
nhiều người hơn. Đặc biệt là những hộ có nhiều trẻ em, người già yếu, người đau ốm lâu
dài sẽ có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn những hộ khác.
2.3.2 Nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính như một đòn bẩy góp phần phát huy các nguồn lực khác.
Nguồn lực tài chính của hộ bao gồm tiền tiết kiệm, tiền vay từ bà con, bạn bè, các tổ
chức tín dụng,…

Việc thiếu vốn để sản xuất kinh doanh dẫn đến kinh tế hộ chậm cải thiện vì khó
có khả năng tiếp cận và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Chưa
kể những hộ không có vốn để sản xuất, không được vay ngân hàng vì không có tài sản
thế chấp, làm không đủ ăn, thường xuyên phải đi làm thuê hoặc đi vay tư nhân để đảm
bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tiếp cận tín dụng là điều kiện quan trọng để người
nghèo tăng cường đầu tư cho sản xuất, trang trải chi phí học hành cho con cái...Nhờ
đó, nâng cao thu nhập và có cơ hội thoát nghèo.
2.3.3. Nguồn lực vật chất
Nguồn lực vật chất bao gồm đất đai, máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất.
Nguồn lực về tài chính có thể hình thành nên nguồn lực vật chất. Tuy nhiên nếu nguồn
lực vật chất sẵn có sẽ góp phần khuếch đại những nguồn lực khác. Đất sản xuất là một
12


trong những nguồn lực vật chất quý giá giúp cho người dân phát triển kinh tế, bởi vì
nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc thù, nơi đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, là
môi trường cho cây trồng sinh sinh trưởng và phát triển. Đất sản xuất bao gồm đất trồng
lúa, đất chuyên màu, đất trồng cây ăn trái, đất nuôi trồng thủy sản… Khi người nông
dân canh tác trên một mảnh đất màu mỡ, phì nhiêu thì suất đầu tư sẽ thấp hơn nhưng
lại thu về được sản lượng cao hơn so với canh tác trên mảnh đất cằn cỗi, bạc màu,
nhiễm mặn. Những hộ sở hữu nhiều đất đai có thể đa dạng hóa cây trồng, nhờ đó cải
thiện mức sống tốt hơn những hộ khác.
Đối với các hộ sống ở nông thôn, gia súc (trâu, bò, lợn,...) là một phần quan
trọng của tư liệu sản xuất vì nó cung cấp sức cày bừa, kéo và phân bón phục vụ sản
xuất. Ngoài ra, lợn nái, bò nái...cung cấp con giống cho chăn nuôi của hộ gia đình.
Cơ sở hạ tầng, đường sá giao thông, hệ thống nhà lưới che chắn nắng mưa, côn
trùng là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng tới năng suất nông nghiệp, gắn liền với sự
phát triển việc làm phi nông nghiệp và thúc đẩy sự tham gia của người nghèo vào nền
kinh tế thị trường. Những người dân sống và sản xuất có cơ sở hạ tầng thuận lợi có

mức sống cao hơn và có khả năng tận dụng những ưu thế của thị trường hơn.
2.3.4. Nguồn lực xã hội và nguồn lực tự nhiên
Nguồn lực xã hội được thể hiện ở khả năng hỗ trợ của các hình thức liên kết như
tổ hợp tác, Hợp tác xã hoặc tổ chức xã hội như hội phụ nữ, hội nông dân, Đoàn thanh
niên,...trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo công ăn việc làm, góp phần tạo
thêm nguồn thu nhập cho hộ gia đình. Các tổ chức này có thể tự giám sát, kiểm tra,
xây dựng thương hiệu, động viên lẫn nhau cùng làm kinh tế gia đình, tạo sự liên kết
liên doanh trong quá trình sản xuất sản phẩm đạt chất lượng cũng như đảm bảo số
lượng ổn định cho thị trường. Qua đó chính quyền địa phương có thể tuyên truyền các
kế hoạch phát triển kinh tế hộ thông qua các, tổ đội, hội đoàn thể này xóa bỏ dần tập
quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ.
Nguồn lực tự nhiên như nguồn nước, chất đất, thời tiết, khí hậu,..là yếu tố ảnh
hưởng đến sự phát triển của con người, cây trồng, vật nuôi. Nước giúp cho cây trồng
sinh trưởng và phát triển, ngoài ra, còn có thời tiết, khí hậu, nhiệt độ và số giờ có ánh
sáng mặt trời trong ngày cũng là yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của
các loại cây trồng, vật nuôi.
13


2.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài
2.4.1. Một số mô hình nghiên cứu trên thế giới
- Theo Park Sung Sang (1992), năng suất lao động là điều kiện để thay đổi thu nhập.
- Theo Lewis (1954), Oshima (1993) và Randy Banker (2002) cho rằng các
nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động nông nghiệp bao gồm: quy mô diện tích của
hộ gia đình, trình độ cơ giới (chi phí dịch vụ bằng cơ giới), vốn vay, trình độ kiến thức
nông nghiệp, trình độ sinh học (chi phí giống, phân bón và thuốc hóa học).
2.4.2. Một số mô hình nghiên cứu trong nước
Thời gian qua, có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về thu nhập các nông hộ tại
Việt Nam. Trong giới hạn của tác giả, do không thể liệt kê tất cả các nghiên cứu liên
quan đến đề tài này, nên sau đây tác giả chỉ trình bày tóm tắt một số nghiên cứu tiêu

biểu của các tác giả trong nước làm nền tảng cho việc xây dựng khung phân tích cho
nghiên cứu này.
Trần Xuân Long (2009) đã sử dụng dữ liệu chéo năm 2006 được thu thập bằng
phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA) và phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên tại 5 xã với tổng số 135 hộ ở thành phố Tri Tôn để ước
lượng một số nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở đồng bằng và miền
núi tại thành phố Tri Tôn, tỉnh An Giang. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi
quy để ước lượng mô hình hồi quy đa biến với biến phụ thuộc là thu nhập của các hộ
sản xuất rau trong một năm và 8 biến độc lập gồm tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn
của chủ hộ, số lao động trong hộ, diện tích đất ruộng của hộ, giá lúa, tham dự khuyến
nông, số nguồn thu nhập từ nông nghiệp và số nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp.
Nghiên cứu đã phân tích thu nhập theo khu vực địa lý. Kết quả cho thấy, các nhân tố
ảnh hưởng đến thu nhập các hộ sản xuất rau ở khu vực đồng bằng là trình độ học vấn
của chủ hộ, diện tích đất ruộng của hộ, giá lúa, số nguồn thu nhập từ nông nghiệp. Đối
với khu vực đồi núi các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập các hộ sản xuất rau là số lao
động hộ, diện tích đất ruộng của hộ, số nguồn thu nhập từ nông nghiệp.
Nguyễn Quốc Nghi, Trần Quế Anh và Bùi Văn Trịnh (2011) đã ước lượng mô
hình hồi quy đa biến để xác định nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở
khu vực nông thôn thành phố Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long bằng bộ dữ liệu thu được năm
14


×