Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

DSpace at VNU: Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.52 KB, 14 trang )

Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC

HOÀNG THỊ HÀ

NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU PHÉP TỈNH LƢỢC
HỒI CHỈ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội - 2008

Hoàng Thị Hà

1


Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HA NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC
--- ---

HOÀNG THỊ HÀ

NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU PHÉP TỈNH LƢỢC
HỒI CHỈ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Khóa: 2005-2008

Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Hồng Cổn

Hà Nội - 2008

Hoàng Thị Hà

2


Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... Trang

1. Lí do chọn đề tài.. .......................................................................................... 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3
3. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu .............................................................. 4
4. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn.......................................................................... 5
5. Bố cục của luận văn .................................................................................... 6
CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG..................................................................................................7

1.1 Chỉ xuất và hồi chỉ .................................................................................... 7
1.1.1 Chỉ xuất và các biểu thức chỉ xuất ........................................................... 7
1.1.2. Hồi chỉ và các phương tiện hồi chỉ ......................................................... 9
1.1.2.1 Khái niệm hồi chỉ ................................................................................ 9

1.1.2.2 Các phương tiện hồi chỉ (Anaphoric Devices) ..................................... 11
a. Đại từ nhân xưng (Pronouns) ..................................................................... 11
b. Chỉ định từ (Determiners).......................................................................... 12
c. Liên hệ từ vựng ( Lexical Relationship) ..................................................... 13
d. Tỉnh lược (Ellipsis) ................................................................................... 14
e. Thay thế (Substitution) .............................................................................. 15
f. Đồng vị ngữ (Apposition) .......................................................................... 16
1.2 Tỉnh lược và các chức năng của Tỉnh lược ............................................... 17
1.2.1 Khái niệm Tỉnh lược............................................................................. 17
1.2.2 Các chức năng của tỉnh lược ................................................................ 19
1.2.2.1 Tỉnh lược có chức năng rút gọn ......................................................... 20
1.2.2.2 Tỉnh lược có chức năng thay thế......................................................... 22

Hoàng Thị Hà

3


Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt

1.2.2.4 Tỉnh lược có chức năng khứ chỉ ......................................................... 26
1.2.2.5 Tỉnh lược có chức năng hồi chỉ ......................................................... 27
1.3 Tỉnh lược hồi chỉ là gì?............................................................................ 29
1.3.1 Quan điểm về tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh..................................... 29
1.3.2 Quan điểm về tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Việt..................................... 32
1.3.3 Quan điểm của luận văn về Tỉnh lược hồi chỉ ........................................ 37
CHƢƠNG 2:
TỈNH LƢỢC HỒI CHỈ CHỦ NGỮ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ..40

2.1 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Anh ............................................... 41

2.1.1 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu đơn .............................................. 41
2.1.2 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép đẳng lập (co- ordinated
clauses) ........................................................................................................ 43
2.1.3 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong các câu ghép chính phụ (Subordinated
clauses) ........................................................................................................ 47
2.2 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Việt .............................................. 50
2.2.1 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu đơn ............................................... 50
2.2.2 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép đẳng lập ................................ 53
2.2.3 Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong câu ghép chính phụ .............................. 54
2.3 Đối chiếu và Chuyển dịch ....................................................................... 55
2.3.1 Đối chiếu ............................................................................................. 55
2.3.2 Chuyển dịch ......................................................................................... 59
2.3.2.1 Tương đồng....................................................................................... 59
2.3.2.2 Khác biệt........................................................................................... 60
2.4 Tiểu kết .................................................................................................. 69
CHƢƠNG 3:
TỈNH LƢỢC HỒI CHỈ VỊ NGỮ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ........ 71

3.1 Tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ trong tiếng Anh.................................................. 72
3.1.1 Tỉnh lược hồi chỉ một phần của vị ngữ .................................................. 72
3.1.1.1 Chỉ tỉnh lược hồi chỉ thành phần động từ chính của vị ngữ .................. 72

Hoàng Thị Hà

4


Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt

3.1.1.2 Tỉnh lược hồi chỉ động từ chính (hoặc động từ tobe) + bổ

ngữ…………………………………………………………………………...... 74
3.1.1.3 Tỉnh lược hồi chỉ thành phần bổ ngữ trong vị ngữ ............................... 75
3.1.2 Tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ ....................................................... 78
3.1.2.1 Tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ trong câu đơn ............................... 79
3.1.2.2 Tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ trong câu ghép đẳng lập ................ 80
3.1.2.3 Tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ trong câu ghép chính phụ .............. 81
3.1.2.4 Tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ trong câu bị động .......................... 82
3.2 Tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ trong tiếng Việt.................................................. 83
3.2.1 Tỉnh lược hồi chỉ một phần của vị ngữ .................................................. 83
3.2.1.1 Tỉnh lược hồi chỉ động từ chính của vị ngữ ......................................... 83
3.2.1.2 Tỉnh lược hồi chỉ thành phần bổ ngữ trong vị ngữ ............................... 84
3.2.2 Tỉnh lược hồi chỉ toàn phần vị ngữ ........................................................ 85
3.3 Đối chiếu và Chuyển dịch........................................................................ 87
3.3.1. Đối chiếu ............................................................................................ 87
3.3.2 Chuyển dịch ......................................................................................... 89
3.3.2.1 Tương đồng....................................................................................... 89
3.3.1.2 Khác biệt........................................................................................... 91
3.4 Tiểu kết .................................................................................................. 95
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 101

Hoàng Thị Hà

5


Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt

1. Lí do chọn đề tài
Trước sự phát triển mạnh mẽ và xu thế hội nhập toàn cầu của đất nước,

ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng ngày càng chứng tỏ vị trí quan
trọng trong xã hội. Do vậy, việc nắm vững những đặc điểm tương đồng và dị
biệt giữa tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt và tiếng Anh là điều hết sức cần thiết để có
thể truyền tải đầy đủ và chính xác nội dung thông điệp khi thực hiện chuyển
dịch từ Anh sang Việt hay ngược lại. Chúng ta có thể nhận diện những đặc
điểm tương đồng hay dị biệt này giữa hai ngôn ngữ này qua nhiều khía cạnh
như ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng... Tuy nhiên, ít ai biết rằng có một hiện tượng
ngữ pháp xảy ra khá phổ biến có thể giúp ta nhận thấy rất rõ những đặc điểm
khác nhau và giống nhau giữa hai ngôn ngữ trong quá trình chuyển dịch, đó là
hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ.
Tỉnh lược hồi chỉ là một hiện tượng khá phức tạp. Như ta đã biết, tỉnh
lược là phương thức liên kết quan trọng trong hệ thống liên kết văn bản. Nó
đã vượt qua giới hạn của một phát ngôn để thể hiện sự duy trì liên kết ở mức
độ giữa các phát ngôn khác nhau trong văn bản. Hơn thế nữa, nó cũng góp
phần tạo cho văn bản tính hệ thống chặt chẽ và chính xác mà lại tiết kiệm
được ngôn từ. Tỉnh lược hồi chỉ là một dạng đặc biệt của phương thức tỉnh
lược. Nó không những đem lại những hiệu quả ngữ dụng cũng như tính mạch
lạc cao hơn cả các phương thức liên kết thông thường mà còn được đánh giá
là một trong những biện pháp rút gọn và liên kết tối ưu nhất. Bàn về vấn đề
này, tác giả Cao Xuân Hạo [5, 198] đã sử dụng thuật ngữ "hồi chỉ rê rô" và có
nhận xét trong cuốn Sơ thảo ngữ pháp chức năng (quyển 1) như sau: “Một
câu không có yếu tố hồi chỉ thì tính độc lập của nó cao hơn và do đó ít gắn bó
với văn cảnh hơn một câu có yếu tố hồi chỉ, trong đó có cả hồi chỉ  (Tỉnh
lược)”.
Ta có thể thấy rằng vấn đề này đã được đề cập đến tương đối nhiều
trong nghiên cứu ngôn ngữ học với nhiều thuật ngữ khác nhau: hồi chỉ zê rô,
tỉnh lược hồi chỉ, thế bằng zê rô... Sở dĩ chưa có sự thống nhất về tên gọi là do
Hoàng Thị Hà

6



Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt

những khác biệt về quan điểm và góc độ nhìn nhận từ nhiều cách tiếp cận
khác nhau của các nhà nghiên cứu. Hơn thế nữa, phương thức tỉnh lược hồi
chỉ trong hai ngôn ngữ Anh và Việt có những đặc điểm khác biệt nhau về
hình thức cấu trúc và tần số xuất hiện trong quá trình dịch thuật. Do vậy, khi
chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, các câu có chứa phương thức tỉnh
lược hồi chỉ không phải lúc nào cũng tương ứng hoàn toàn về cấu trúc cũng
như dạng thức liên kết. Sau đây là một ví dụ về hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ:
(1) The King was so charmed with his address that he ordered a little chair to
be made, in order that Tom might sit upon his table, and  also a palace of
gold, a span high, with a door an inch wide, to live in.
(Đức vua rất vui thích vì sự khôn ngoan của chú. Ngài ra lệnh thuê làm một
chiếc ghế tựa nhỏ và đặt lên trên bàn của ngài cho Tôm ngồi. Ngài cũng sai
làm một chiếc lâu đài bằng vàng cao một gang tay, với một cái cửa ra vào
rộng một insơ để chú ở.)
(Truyện chú Tôm tí hon, Tr18, Truyện cổ tích Anh, NXB Giáo dục 2003)
Xét ví dụ trên, ta có thể thấy rằng câu nguyên bản tiếng Anh là một câu
ghép nhiều vế lại với nhau. Trong đó có một chuỗi quy chiếu hồi chỉ đến một
chủ thể làm chủ ngữ lần lượt là: “the King” (Đức vua) - “he” (ngài) - “”.
Trong câu này, chủ ngữ cuối cùng là , nghĩa là chủ thể đã được tỉnh lược
hồi chỉ, thay vì lặp lại từ "he". Tuy nhiên khi câu tiếng Anh này được chuyển
dịch sang tiếng Việt thì đã có sự khác biệt rõ ràng. Mặc dù khi chuyển dịch
sang tiếng Việt, ý nghĩa nội dung của câu không thay đổi nhưng rõ ràng đã có
sự khác biệt về cấu trúc và phương thức sử dụng để liên kết hồi chỉ. Lúc này
câu ghép tiếng Anh đã được chuyển dịch sang thành ba câu đơn riêng biệt và
có chuỗi quy chiếu hồi chỉ giữa các câu đơn là: “Đức vua” - “ngài” - “ngài”.
Như vậy, trong câu tiếng Việt đã không còn sử dụng phương thức liên kết tỉnh

lược hồi chỉ như trong câu gốc tiếng Anh nữa mà thay thế bằng phương thức
liên kết lặp từ vựng “ngài”. Như vậy ta thấy có sự khác biệt rõ ràng về cấu
Hoàng Thị Hà

7


Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt

trúc ngữ pháp cũng như cách sử dụng phương thức liên kết khi chuyển dịch
bản tiếng Anh sang tiếng Việt nhưng nội dung thông báo thì vẫn không thay
đổi.
Mặc dù có một vai trò quan trọng trong liên kết văn bản nhưng trên
thực tế tỉnh lược hồi chỉ vẫn là một vấn đề hết sức phức tạp, gây ra nhiều ý
kiến tranh luận khác nhau. Đặc biệt, theo hiểu biết của chúng tôi, hiện nay
chưa có công trình khoa học nào đi nghiên cứu sâu về hiện tượng tỉnh lược
hồi chỉ, nhất là trên bình diện đối chiếu trên cứ liệu hai ngôn ngữ Anh - Việt.
Để góp phần tìm hiểu thêm phương thức tỉnh lược hồi chỉ cũng như để thấy
được những đặc điểm tương đồng và dị biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt
thông qua việc đối chiếu ngữ liệu Anh - Việt có hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ,
luận văn của chúng tôi nhằm đến hai mục đích cụ thể sau:
(1) Mô tả và tìm hiểu những đặc điểm tương đồng và dị biệt của
phương thức tỉnh lược hồi chỉ trong quá trình dịch thuật giữa hai ngôn ngữ
Anh và Việt.
(2) Khảo sát các cách chuyển dịch phương thức tỉnh lược hồi chỉ trong
tiếng Anh sang tiếng Việt.

2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng khảo sát của chúng tôi là các dạng thức biểu hiện của tỉnh
lược hồi chỉ các thành phần của nòng cốt câu là: Chủ ngữ, vị ngữ trong tiếng

Anh và dạng thức tương ứng trong tiếng Việt ở cấp độ câu và chuỗi câu.
Tuy nhiên, tỉnh lược hồi chỉ là một vấn đề rất rộng và phức tạp. Chúng
tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu hiện tượng này trong khuôn khổ đối chiếu
tiếng Anh và tiếng việt trên bình diện dịch thuật và tần số xuất hiện trên ngữ
liệu song ngữ Anh - Việt.

Hoàng Thị Hà

8


Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt

3. Phƣơng pháp nghiên cứu và tƣ liệu
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu chung
là phương pháp quy nạp.
Ngoài ra chúng tôi còn áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu chuyên
ngành cụ thể như phương pháp miêu tả, phương pháp phân tích đối chiếu và
phương pháp thống kê.
- Phương pháp miêu tả: Phương pháp miêu tả được sử dụng nhằm khảo
sát và mô tả các đặc điểm ngữ nghĩa của các dạng tỉnh lược hồi chỉ và phân
loại chúng trên tư liệu hai ngôn ngữ trước khi tiến hành phân tích đối chiếu.
- Phương pháp phân tích - đối chiếu: Luận văn sử dụng phương pháp
phân tích đối chiếu với quan điểm lấy tiếng Anh làm xuất phát điểm để đối
chiếu với tiếng Việt. Qua đó, chúng tôi xem xét tính tương ứng hay không
tương ứng, hay nói cách khác là những tương đồng hay dị biệt giữa tỉnh lược
hồi chỉ trong văn bản tiếng Anh và dạng thức tương ứng trong văn bản dịch
tiếng Việt. Để tiến hành phân tích, đối chiếu sự giống nhau và khác nhau của
hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ một cách thuận lợi và chính xác, chúng tôi sẽ
trích dẫn những tư liệu bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt.

- Phương pháp thống kê: Trong luận văn, chúng tôi sử dụng phương
pháp thống kê để thu thập tư liệu về tần số xuất hiện của phương thức liên kết
tỉnh lược hồi chỉ trong các văn bản song ngữ Anh - Việt.
Về tư liệu nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và thống kê tư
liệu trong những văn bản song ngữ Anh - Việt có độ tin cậy cao về mặt dịch
thuật. Chúng tôi đã thu thập được 204 phiếu (trong đó mỗi phiếu là phần trích
dẫn tiếng Anh và đi kèm theo là phần tiếng Việt đối dịch tương ứng), được
chọn lọc ra từ 1.484 câu của 6 văn bản song ngữ Anh – Việt. Các tác phẩm
được trích dẫn bao gồm:
(1) Cái chết trắng (White Death), Tim Vicary, Thôn Bạch Hạc
dịch, Nhà Xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, 1999.
Hoàng Thị Hà

9


Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt

(2) Chú mèo đi hia (Puss in boots), Trần Bích Thoa dịch, truyện
cổ tích Anh, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003.
(3) Đích Uýtingtơn - Ngài thị trưởng thành phố Luân Đôn (Dick
Whittington), Trần Bích Thoa dịch, truyện cổ tích Anh, Nhà xuất bản Giáo
dục, 2003.
(4) Truyện chú Tôm tí hon (The history of Tom Thumb), Trần
Bích Thoa dịch, truyện cổ tích Anh, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003.
(5) Cô bé mặc áo choàng mũ đỏ (Red Riding Hood), Trần Bích
Thoa dịch, truyện cổ tích Anh, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003.
(6) Cậu Giắc và cây đậu (Jack and the Beanstalk), Trần Bích
Thoa dịch, truyện cổ tích Anh, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003.


4. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn
- Ý nghĩa lí luận: Theo những tài liệu mà chúng tôi có được thì cho đến
nay chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu đối chiếu hiện tượng
tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt một cách có hệ thống và đầy
đủ. Do vậy chúng tôi mong muốn đưa ra những tìm hiểu ban đầu về tỉnh lược
hồi chỉ cũng như những nét tương đồng và dị biệt của hiện tượng này giữa hai
ngôn ngữ, góp phần vào việc nghiên cứu vấn đề này cùng với các nhà Anh
ngữ và Việt ngữ học.
- Ý nghĩa thực tiễn: Phương thức liên kết tỉnh lược hồi chỉ được đánh
giá là một trong các phương thức đem lại hiệu quả liên kết và ngữ dụng tối ưu
nhất. Do vậy, chúng tôi mong rằng kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ
đóng góp phần vào việc phát hiện những điểm giống nhau và khác nhau giữa
hai ngôn ngữ và kiến giải vấn đề để nâng cao hiệu năng trong sử dụng và
nghiên cứu, nhất là nâng cao chất lượng dịch thuật, giảng dạy tiếng Việt cho
người Việt và cho người nói tiếng Anh học tiếng Việt. Từ đó, giúp cho người
học có thể phân tích và tiếp thụ văn bản song ngữ Anh - Việt một cách hiệu
quả. Đặc biệt, khi hiện nay tiếng Anh ngày càng có vị thế quan trọng trong xã
Hoàng Thị Hà

10


Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt

hội chúng ta và tiếng Việt đã và đang trở thành một ngoại ngữ thực sự và có
phạm vi ứng dụng rộng rãi.

5. Bố cục của luận văn
Trong khuôn khổ luận văn này, ngoài phần mở đầu và phần kết luận,
chúng tôi sẽ trình bày phần nội dung gồm các chương sau đây:

- Chương 1: Cơ sở lí luận chung
- Chương 2: Đối chiếu hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng
Anh và tiếng Việt và khảo sát khả năng chuyển dịch.
- Chương 3: Đối chiếu hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ trong tiếng
Anh và tiếng Việt và khảo sát khả năng chuyển dịch.
Ngoài ra, luận văn còn có phần phụ lục bao gồm 204 phiếu tư liệu tiếng
Anh có chứa hiện tượng tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ, tỉnh lược hồi chỉ vị ngữ và
phần đối dịch tiếng Việt được trích dẫn từ các văn bản song ngữ Anh - Việt
hiện đại.

Hoàng Thị Hà

11


Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt

Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
[1] Diệp Quang Ban (1998), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, NXB Giáo
dục, Hà nội.
[2] Đỗ Hữu Châu (2003), Đại Cương ngôn ngữ học, tập 2, Ngữ dụng học,
NXB Giáo dục.
[3] Võ Văn Chương (2004), Liên kết hồi quy trong ngôn ngữ học văn bản và
kiến nghị về cách xác định và phân loại, Ngôn ngữ (7), tr20-tr29.
[4] Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, NXB ĐHQG Hà Nội.
[5] Hoàng Thị Hà, Tỉnh lược hồi chỉ chủ ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt,
Ngữ học trẻ 2008, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội.
[6] Halliday M.A.K (2001), Dẫn nhập ngữ pháp chức năng, NXBĐHQG Hà
Nội.

[7] Cao Xuân Hạo (1991), Sơ Thảo ngữ pháp chức năng (q.1), NXB KHXH,
Hà Nội.
[8] Cao Xuân Hạo (chủ biên), Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng, Bùi Tất
Tươm (1992), Câu trong tiếng Việt (Cấu trúc – nghĩa- Công dụng), NXB
Giáo dục, Hà Nội.
[9] Nguyễn Chí Hoà (1996), Một vài suy nghĩ xung quanh khái niệm “tỉnh
lược”, Ngữ học trẻ 96, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, tr52- tr54.
[10] Nguyễn Thượng Hùng (1992), Tỉnh lược chủ ngữ trong câu tiếng Việt và
tiếng Anh, Ngôn ngữ (9), tr52-tr56.
[11] Nguyễn Thượng Hùng (1997), Đối chiếu sự tỉnh lược chủ đề trong câu
tiếng Anh và câu tiếng Việt, Ngữ học trẻ 97, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà
Nội.
[12] Nunan D. (1997), Dẫn nhập phân tích diễn ngôn, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
[13] Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ pháp tiếng Việt (Câu), NXB Đại học và
THCN, Hà Nội.

Hoàng Thị Hà

12


Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt

[14] Nguyễn thị Việt Thanh (1999), Hệ thống liên kết lời nói, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
[15] Trần Ngọc Thêm (1999), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
[16] Lê Quang Thiêm (2004), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, NXB
ĐHHQG Hà Nội.

[17] Phạm Văn Tình (1997), Ngữ trực thuộc tỉnh lược trong tiếng Việt, Ngữ
học trẻ 97, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, tr69-tr75.
[18] Phạm Văn Tình (1999), Về khái niệm tỉnh lược, Ngôn ngữ (9), tr56-tr68.
[19] Phạm Văn Tình (2000), Tỉnh lược yếu tố trong cấu trúc, một thủ pháp
trong các truyện cười, Ngôn ngữ & đời sống (4), tr2 – tr4.
[20] Phạm Văn Tình (2000), Mối quan hệ đối ứng giữa chủ ngôn và lược
ngôn, tiền tố và lược tố trong phép tỉnh lược, Ngữ học trẻ 2000, tr100-tr103.
[21] Phạm Văn Tình (2002), Phép tỉnh lược và ngữ trực thuộc tỉnh lược trong
tiếng Việt, NXBKHXH, Hà Nội.
[22] Viện Ngôn ngữ học (2008), Ngữ pháp tiếng Việt – Những vấn đề lí luận,
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội
[23] Yule G. (2003), Dụng học ( Hồng Nhâm – Trúc Thanh - Ái Nguyên biên
dịch), NXB ĐHQG Hà Nội.

Tiếng Anh
[24] Collins Cobuild (1990), English Grammar, Harper Collins Publishers.
[25] Murphy. R, English Grammar in use, Second Edition, Cambridge
University press, 1995.
[26] Randolph Quirk, Sidney Greenbaum (2003), A University Grammar of
English, (Minh Thu giới thiệu), NXB Hải Phòng.
[27] Randolph Quirk & Sidney Greenbaum (1973), A Concise Grammar of
Contemporary English, Philadelphia: HBJ.
[28] Randolph Quirk & Sidney Greenbaum, Adjuncts, disjuncts, conjuncts
[29] Petra Hendriks&Jennifer Spenader, Some function of ellipsis in natural
language,
University
of
Gronigingen,
Stockholm
University,

/>Hoàng Thị Hà

13


Nghiên cứu đối chiếu phép tỉnh lược hồi chỉ trong tiếng Anh và tiếng Việt

[30]

Richard

Hudson,

Coherence:

Anaphora

and

Reference,

/>
Hoàng Thị Hà

14



×