Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh đông á giai đoạn 1991 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

BÙI HẢI YẾN

VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG HỢP TÁC
AN NINH ĐÔNG Á GIAI ĐOẠN 1991- 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUAN HỆ QUỐC TẾ

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

BÙI HẢI YẾN

VAI TRÒ CỦA ASEAN TRONG HỢP TÁC
AN NINH ĐÔNG Á GIAI ĐOẠN 1991- 2015

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Mã số:

60 31 02 06

Ngƣời hƣớng dẫn khoa hoc: TS. Trịnh Thị Hoa


Hà Nội – 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn, ĐHQGHN cùng toàn thể các thầy cô trong khoa Quốc tế học đã tạo
mọi điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cao học cũng như quá
trình thực hiện Luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến giảng viên – Tiến sĩ Trịnh Thị
Hoa – Viện Quan hệ quốc tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, người đã
trực tiếp hướng dẫn và nhiệt tình giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2017
Học viên
Bùi Hải Yến


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Vai trò của ASEAN trong
hợp tác an ninh Đông Á giai đoạn 1991- 2015” là công trình nghiên cứu của
cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Trịnh Thị Hoa – Viện Quan hệ quốc
tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Nội dung của Khóa luận chưa từng được công bố ở bất cứ công trình nghiên
cứu nào khác. Những ý kiến của các tác giả khác mà người viết sử dụng trong
nghiên cứu của mình đều được trích dẫn rõ ràng trong bài viết.
Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2017
Tác giả luận văn
Bùi Hải Yến



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 3
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ 4
MỤC LỤC ........................................................................................................... 5
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ 7
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................... 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 6
6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 6
PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................. 7
CHƢƠNG 1. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VAI
TRÒ CỦA ASEAN TRONG HỢP TÁC AN NINH ĐÔNG Á SAU
CHIẾN TRANH LẠNH ............................................................................... 7
1.1 Nhân tố quốc tế................................................................................ 7
1.1.1 Trật tự thế giới sau Chiến tranh Lạnh ................................ 7
1.1.2 Các xu thế chủ yếu trên thế giới .......................................... 8
1.1 Nhân tố khu vực Đông Á .............................................................. 12
1.2. 1 Khái quát về khu vực Đông Á ............................................. 12
1.2.2 Tình hình an ninh Đông Á sau chiến tranh Lạnh ............. 14
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................ 17
CHƢƠNG 2. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG HỢP TÁC AN NINH ĐÔNG Á
CỦA ASEAN TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NĂM 2015 ........ 18
2.1. Giai đoạn 1991- 1999: Nỗ lực của ASEAN trong hợp tác tạo
dựng cơ chế đối thoại và xây dựng lòng tin về an ninh ở Đông Á .. 18
2.1.1 Thành lập diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) ...................... 18
2.1.2 Hình thành cơ chế hợp tác ASEAN +3 ............................... 23

2.2 Giai đoạn 2000-2008:ASEAN tích cực và chủ động trong các cơ
chế an ninh Đông Á ............................................................................. 26
2.2.1 Vận hành các cơ chế để tạo ra thế cân bằng trong cuộc
cạnh tranh của các nước lớn tại Đông Á ..................................... 26


2.2.2 Đóng góp tích cực và chủ động vào giải quyết các vấn đề an
ninh khu vực .................................................................................. 33
2. 3 Giai đoạn 2009- 2015: ASEAN đóng vai trò trung tâm trong cấu
trúc khu vực Đông Á ........................................................................... 37
2.3.1 Thúc đẩy hình thành một cấu trúc an ninh khu vực mới lấy
ASEAN làm trung tâm .................................................................. 38
2.3.2 Vai trò trung tâm thể hiện trong nỗ lực giải quyết vấn đề
Biển Đông ...................................................................................... 42
Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................ 47
CHƢƠNG 3. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA ASEAN TRONG
VIỆC GIỮ VỮNG VAI TRÒ TRONG HỢP TÁC AN NINH ĐÔNG Á
HIỆN NAY................................................................................................... 49
3.1 Cơ hội .............................................................................................. 49
3.1.1 Cơ hội bên trong ................................................................... 49
3.1.2 Cơ hội bên ngoài ................................................................... 54
3.2 Thách thức ..................................................................................... 56
3.2.1 Thách thức từ bên trong ASEAN ........................................ 56
3.2.2. Thách thức từ bên ngoài ..................................................... 62
3.3 Một số khuyến nghị cho ASEAN .................................................. 63
3.3.1 Đối với nội bộ ASEAN .......................................................... 63
3.3.2 Đối với các cơ chế hợp tác trong khu vực ........................... 66
Tiểu kết chƣơng 3 ......................................................................... 70
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 74

PHỤ LỤC ......................................................................................................... 82
Phụ lục 1 ......................................................................................................... 82
Phụ lục 2 ......................................................................................................... 86
Phụ lục 3 ......................................................................................................... 89


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

Tên viết tắt

Tên đầy đủ

AC

ASEAN Community
Cộng đồng ASEAN

ADMM+

ASEAN Defence Ministers Meeting - Plus
Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN mở rộng

AMF

ASEAN Maritime Forum
Diễn đàn Hàng hải ASEAN

AMM

ASEAN Ministerial Meeting

Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN

APT

ASEAN Plus Three- ASEAN +3

ARF

ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN

APSC1

ASEAN Political- Security Community
Cộng đồng an ninh- chính trị ASEAN

ASC POA

ASEAN Security Community Plan of Action
Kế hoạch hành động Cộng đồng an ninh ASEAN

ASEAN

Association of Southest Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASEAN- ISIS

ASEAN Institute of Strategic and International Studies
Các viện nghiên cứu quốc tế và chiến lược ASEAN


COC

Code of Conduct of the Parties in the South China Sea
Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông

DOC

Declaration on Conduct of the Parties in the South China
Sea

1

Trước năm 2007, Cộng đồng an ninh- chính trị ASEAN có tên là Cộng đồng an ninh ASEAN (ASEAN

Security Community- ASC).


Tuyên bố các bên về ứng xử trên biển Đông
EAC

East Asian Community
Cộng đồng Đông Á

EAEC

East Asia Economic Caucus
Diễn đàn kinh tế Đông Á

EAEG


East Asia Economic Group
Nhóm Kinh tế Đông Á

EAS

East Asian Summit
Hội nghị thượng đỉnh Đông Á

EAVG

East Asia Vision Group
Nhóm tầm nhìn Đông Á

SCO

Shanghai Cooperation Organization
Tổ chức hợp tác Thượng Hải

SEANWFZ

Southeast Asian Nuclear Weapon Free Zone
Khu vực phi vũ khí hạt nhân Đông Nam Á

SOM

Senior Officials Meeting
Hội nghị các quan chức cấp cao

TAC


Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia
Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á

ZOPFAN

Zone of Peace, Freedom and Neutrality ASEAN
Khu vực hòa bình, tự do và trung lập ASEAN


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời ngày 8/8/1967 và
cho đến nay được coi là một tổ chức khu vực khá thành công và có nhiều đóng
góp cho việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á nói
riêng và Đông Á nói chung. Trong suốt quá trình tồn tại gần 5 thập kỷ, mỗi giai
đoạn phát triển của ASEAN đều để lại những dấu ấn đáng ghi nhớ. Đặc biệt thời
gian kể từ khi thế giới và khu vực vừa thoát ra khỏi cuộc chiến tranh Lạnh từ
những năm đầu thập kỷ 90 thì cũng là lúc những thành tựu của ASEAN được tạo
dựng, ASEAN được các nước trong khu vực và trên thế giới thừa nhận vai trò
chủ đạo trong các hợp tác khu vực ở Đông Á. Nổi bật trong các vai trò đó là vai
trò về hợp tác an ninh- chính trị.
Khu vực Đông Á ngày nay được xem vừa là đầu tầu của kinh tế thế giới,
vừa là địa bàn chiến lược quan trọng của các nước lớn. Khu vực này tập hợp
nhiều quốc gia có nền chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội khác nhau, cùng với sự
can thiệp của các quốc gia từ bên ngoài khu vực nên xung đột, mâu thuẫn lợi ích
giữa các nước là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên cho tới nay (2015), Đông Á
vẫn chưa thể xây dựng được một cấu trúc an ninh có thể giải quyết các vấn đề
chung của khu vực.
Từ sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc năm 1991, xu hướng hòa bình và

hợp tác cũng đã lan rộng đến khu vực Đông Á, các quốc gia thực hiện chính
sách xích lại gần nhau hơn. Cột mốc năm 1994 đánh dấu đóng góp đầu tiên của
ASEAN đối với hợp tác an ninh Đông Á với sự sáng lập Diễn đàn khu vực
ASEAN (ARF). ARF đã trở thành cơ chế đối thoại đa phương về an ninh đầu
tiên và duy nhất liên quan đến cả khu vực Đông Á. Về sau, ASEAN càng khởi
xướng nhiều thể chế hợp tác đa phương và tiếp tục phát huy hiệu quả tích cực
trong ngăn ngừa, hòa giải xung đột, đảm bảo môi trường, an ninh cho khu vực.
Tuy nhiên, ASEAN cũng đứng trước những thách thức không nhỏ ở cả bên trong
và ngoài khối, tác động tới việc lôi kéo, liên kết các nước tham gia các cơ chế an
1


ninh đa phương lấy ASEAN làm trung tâm như ASEAN mong muốn.
Đối với Việt Nam - một thành viên tích cực và ngày càng có nhiều đóng
góp đáng ghi nhận cho ASEAN, Việt Nam luôn xác định lấy ASEAN là chỗ dựa
vững chắc để giải quyết các vấn đề xung đột trên biển Đông và vấn đề quan hệ
với các nước lớn. Để làm được điều đó, Việt Nam đã và đang từng bước hỗ trợ,
thúc đẩy nhằm cùng các nước thành viên xây dựng ASEAN ngày càng hoàn
thiện và lớn mạnh hơn nữa.
Xuất phát từ tình hình thực tế và những nhận định trên, Luận văn muốn đi
vào phân tích, làm rõ vai trò của ASEAN trong từng giai đoạn đối với nền an
ninh Đông Á qua đề tài “Vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh Đông Á
giai đoạn 1991- 2015”. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sẽ đề cập tới những thách
thức mà ASEAN đang gặp phải trong tiến trình phát triển và mở rộng của mình
cũng như một vài khuyến nghị cho ASEAN để giải quyết các thách thức đó.
Xét về tình hình của Việt Nam hiện nay, vấn đề hợp tác an ninh, duy trì
môi trường hòa bình, ổn định để phát triển là xu hướng tất yếu. Do đó, nhu cầu
nghiên cứu về các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các tổ chức mà Việt Nam là thành
viên rất cần thiết. Nghiên cứu sẽ cung cấp thêm một nguồn tham khảo cho
những ai mong muốn tìm hiểu thêm về ASEAN nói riêng và khu vực Đông Á

nói chung trên phương diện an ninh- chính trị.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
ASEAN ngay từ khi ra đời đã thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu
của nhiều học giả trên thế giới.Từ sau chiến tranh Lạnh và đặc biệt là từ khi
ASEAN sáng lập nên Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF) năm 1994ASEAN càng được nghiên cứu nhiều hơn trên các khía cạnh, các mốc thời gian
khác nhau về phương diện chính tri - an ninh.
Ở nước ngoài, các bài viết về ASEAN khá nhiều, có thể nêu ra một số ví
dụ như:“Southeast Asia in the 1990s: Authoritarianism, Democracy and
Capitalism” của Leonards, Australia: Allen and Unwin, năm 1993; “ASEAN and
the Southeast Asian Security” của hai tác giả David A và Patrick M. Morgan,
2


năm 1997. Có nhiều học giả nổi tiếng đã tiến hành nghiên cứu về các cơ chế đa
phương do ASEAN sáng lập, có thể kể đến: Michael Leifer (1996), “The ASEAN
Regional Forum: Extending ASEAN's Model of Regional Security", Oxford
University Press, hay Amitav Acharya (2007), “East Asia's Arrested
Regionalism”, the Asian Studies Seminar, St Antony's College, Oxford. Bên
cạnh đó cũng có nhiều bài viết quan tâm về hạn chế, thách thức của ASEAN như:
Gillian Goh (2003), “The “ASEAN way” Non- Intervention and ASEAN„s Role
in Conflict Management”, Stanfor Journal of East Asian Affair; Georgeina
Colonel Whelan (2012), “Does the ARF Have a Role in ASEAN‟s Pursuit of
Regional Security in the Next Decade?” Australia Army; Singapore Institute of
International Affairs (2014), “Rethinking the East Asia Summit: Purpose,
Processes and Agenda”, Singapore.
Ở Việt Nam, ngay sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN (1995), các tác giả
đã bắt đầu tập trung về vấn đề an ninh - chính trị tại khu vực Đông Nam Á nói
riêng và Đông Á nói chung. Có thể kể đến như bài viết của PGS.TS. Nguyễn
Thu Mỹ “ASEAN hôm nay và triển vọng thế kỷ XXI” (NXB Khoa học xã hội1998) hay ASEAN- Những điều chỉnh chính sách sau chiến tranh Lạnh, của tác
giả Hoàng Anh Tuấn (Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 5, 3/1995), An ninh khu

vực Đông Nam Á cảnh quan chiến lược và phát triển, tác giả Nguyễn Khắc Đức
(Tạp chí Việt Nam và Đông Nam Á ngày nay, số 1/2000).
Bước sang những năm đầu thế kỷ XXI, với tình hình khu vực và quốc tế
có nhiều biến động, ASEAN có nhiều bước chuyển biến mạnh mẽ hơn. Lúc này,
các tác giả lại đi vào phân tích vai trò của ASEAN trong nền an ninh khu vực. Ví
dụ như: PGS.TS Hoàng Khắc Nam có tác phẩm “Hợp tác đa phương: ASEAN +
3 vấn đề và triển vọng” (NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh- 2008),
“Vai trò của ASEAN trong hợp tác đa phương về an ninh khu vực châu Á- Thái
Bình Dương” của hai tác giả Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Anh Chương đăng
trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 8/2010. Cũng trên tạp chí Nghiên cứu
Đông Nam Á, ở số 1/2013 có bài “Vai trò của ASEAN trong kiến tạo cấu trúc an
3


ninh mới ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương” của hai tác giả Trần Khánh và
Đỗ Quốc Toản. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thương Huyền cũng có bài đăng trên
tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á số 1/2014 với tựa đề “Sự phát triển hợp tác
Chính trị- an ninh của ASEAN”.
Trên đây chỉ là liệt kê về một số nghiên cứu tiêu biểu nhất, ngoài ra còn
có rất nhiều công trình khác với nhiều nội dung đa dạng và phong phú. Nhìn
chung, vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh ở khu vực châu Á- Thái Bình
Dương sớm đã được nhận diện và phân tích bởi nhiều nhà phân tích dưới các
góc độ khác nhau.
Tuy nhiên, xét về mặt tổng thể, các tác phẩm này hoặc liệt kê một cách
tổng thể, ngắn gọn, hoặc phân tích một cách cụ thể, chi tiết về từng cơ chế của
ASEAN mà chưa có một công trình đủ dài, bao quát vai trò của ASEAN trong
từng giai đoạn thời gian cụ thể ở trong môi trường khu vực chỉ riêng Đông Á
chứ không phải là cả châu Á - Thái Bình Dương. Do đó, qua luận văn, tác giả
muốn phân tích chủ đề này theo một hướng đi mới mẻ hơn và nhằm đem đến
một cái nhìn hệ thống, toàn diện hơn về những đóng góp ASEAN đã có được

trong suốt chặng đường gần 25 năm qua với những biến cố thăng trầm trên từng
chặng đường phát triển của bên trong ASEAN cũng như bên ngoài khu vực.
3. Mục đích nghiên cứu
Xét về phạm vi nghiên cứu quốc tế nói chung, ASEAN là một đố tượng
trong gần năm thập kỷ qua được nhiều học giả, nhà phân tích hướng tới. Các
phạm trù nghiên cứu thường rất đa dạng, nhiều chiều.Nhằm đóng góp thêm một
công trình nhỏ vào quá trình nghiên cứu ASEAN, tác giả tiến hành nghiên cứu
với đề tài: “Vai trò của ASEAN trong hợp tác an ninh Đông Á giai đoạn
1991-2015”. Với nghiên cứu này, người viết mong muốn đi sâu, làm rõ vai trò
của ASEAN trong từng giai đoạn thời gian khác nhau đối với hợp tác an ninh
khu vực Đông Á và chỉ ra những cơ hội, thách thức đối với vai trò của ASEAN
hiện nay.

4


Xét về tình hình Việt Nam, vấn đề hợp tác an ninh, duy trì môi trường hòa
bình, ổn định để phát triển là xu hướng tất yếu. Do đó, nhu cầu nghiên cứu về
các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các tổ chức mà nước ta là thành viên lại vô cùng
cần thiết. Nghiên cứu sẽ cung nguồn tham khảo giá trị cho những ai mong muốn
tìm hiểu thêm về ASEAN nói riêng và khu vực Đông Á nói chung trên phương
diện an ninh- chính trị.
Để hoàn thành những mục tiêu trên, khóa luận cố gắng trả lời một số câu
hỏi nghiên cứu sau:
- Những nhân tố nào tạo nên vai trò của ASEAN đối với nền an ninh Đông
Á kể từ sau chiến tranh Lạnh?
- ASEAN đóng vai trò gì và có ảnh hưởng như thế nào đến hợp tác an ninh
Đông Á trong giai đoạn 1991- 2015?
- ASEAN hiện nay đang gặp phải những thách thức gì và làm thế nào để
giải quyết những thách thức đó?

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Đối tượng mà nghiên cứu hướng đến chính là vai trò của
ASEAN trong các hợp tác an ninh khu vực Đông Á.
- Phạm vi về thời gian: Giới hạn nghiên cứu, khảo sát của đề tài được xác định
từ năm 1991 khi kết thúc chiến tranh Lạnh – một thay đổi đáng kể dưới góc độ hợp
tác an ninh của ASEAN được mở ra kể từ thời gian này; năm 2015 là dấu mốc
ASEAN xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN, trong đó có cộng đồng An ninh
– chính trị (ASPC).
- Phạm vi về không gian: Bao gồm các nước ở khu vực Đông Á (Đông Bắc Á
và Đông Nam Á), cùng với một số quốc gia trên thế giới có ảnh hưởng tới khu
vực này như Mỹ, Australia, Ấn Độ, Nga, …
- Phạm vi về nội dung: Luận văn đề cập đến các nội dung thuộc về lĩnh vực

5


hợp tác an ninh- chính trị song phương và đa phương giữa ASEAN và các đối
tác trong và ngoài khu vực, bao gồm cả các nước lớn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt
Nam về quan hệ quốc tế; về hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế; về xây
dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Trong từng trường hợp cụ thể, tác giả cũng đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu thông thường trong trong nghiên cứu khoa học- xã hội, bao gồm:
Phương pháp phân tích lịch sử, đây là phương pháp vô cũng quan trọng
nhằm dựa trên các sự kiện, tình hình cụ thể để đưa ra nhận định, giải thích.
Phương pháp thứ hai là phương pháp so sánh. Phương pháp này đem lại
cái nhìn khoa học, cụ thể cho các luận điểm, kết luận của bài viết. Đồng thời
cũng giúp người đọc có cái nhìn thực tế, sinh động hơn các vấn đề.

Phương pháp cuối cùng là phương pháp tổng hợp, liệt kê nhằm thâu tóm
vấn đề một cách cô đọng, đầy đủ và chính xác. Điều này giúp bài viết có được
lối phân tích rõ ràng và mạch lạc theo trình tự không gian và thời gian.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, cấu trúc của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Nhân tố tác động đến sự hình thành vai trò của ASEAN trong hợp
tác an ninh Đông Á sau chiến tranh Lạnh
Chương 2: Quá trình xây dựng hợp tác an ninh Đông Á của ASEAN từ sau
chiến tranh Lạnh đến năm 2015.
Chương 3: Cơ hội và thách thức đối với vai trò của ASEAN trong việc giữ
vững vai trò trong hợp tác an ninh Đông Á hiện nay.

6


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VAI TRÒ
CỦA ASEAN TRONG HỢP TÁC AN NINH ĐÔNG Á SAU CHIẾN
TRANH LẠNH
1.1Nhân tố quốc tế
1.1.1 Trật tự thế giới sau Chiến tranh Lạnh
Năm 1991, sau khi chế độ XHCN ở Đông Âu bị xóa bỏ, Liên Xô tan rã
dường như đã diễn ra một giai đoạn chuyển tiếp với nhiều sự xáo động, quan hệ
quốc tế mới chưa định hình. Đây cũng là thời cơ “ngàn năm có một” để Mỹ thực
hiện giấc mơ bá chủ toàn cầu. Nước Nga bị suy yếu và mất dần vùng ảnh hưởng
xung quanh mình, vai trò là vị trí cường quốc lu mờ; EU đã mở rộng về phía
Đông lấn lướt Nga, vừa tiếp tục gắn kết với Mỹ, vừa tỏ ra độc lập hơn với Mỹ.
Như vậy, quá trình hình thành trật tự thế giới mới chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn,
khó lường. Trong đó nổi lên hai khuynh hướng đối nghịch nhau: Mỹ tham vọng
thiết lập một trật tự thế giới đơn cực trong khi Nga, Trung Quốc và một số nước

lớn khác đấu tranh cho một trật tự thế giới đa cực. Khuynh hướng đơn cực và đa
cực diễn ra gay gắt với ưu thế rõ nét của khuynh hướng đa cực, đa phương. Các
khu vực trên thế giới đang vận động mạnh mẽ trong xu hướng mở rộng ảnh
hưởng và vai trò của các khu vực được chú ý, trong đó có khu vực châu Á- Thái
Bình Dương nói chung và Đông Á nói riêng. Khu vực này đã trở thành một khu
vực địa - kinh tế, địa - chính trị quan trọng và thu hút sự quan tâm của nhiều
cường quốc trên thế giới.
Nền hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi
rõ rệt, nhưng nền an ninh ở nhiều khu vực vẫn còn bị đe dọa, thậm chí ở nhiều
nơi xung đột quân sự, nội chiến diễn ra ác liệt. Đó là các mâu thuẫn về sắc tộc,
tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, ... vốn bị che đậy dưới thời chiến tranh Lạnh nay
bộc lộ thành xung đột gay gắt. Chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa khu vực dâng cao
cũng tạo ra nhiều biến động cho nền an ninh thế giới.Trước những biến động của
tình hình thế giới như vậy, các quốc gia đã bắt đầu thay đổi nhận thức và chiến
7


lược của mình để chống lại các thách thức về kinh tế, chính trị, xã hội,...
1.1.2 Các xu thế chủ yếu trên thế giới
Sau chiến tranh Lạnh, các nước trên thế giới đã có nhiều nhìn nhận, quan
điểm các nhau về con đường phát triển đất nước, về chính sách đối ngoại và cả
sức mạnh quốc gia. Các quan điểm đó hình thành nên các xu thế mới trên thế
giới, bao gồm:
 Xu hướng hòa bình, hợp tác và phát triển
Xu thế chung của nhân dân các dân tộc trên thế giới từ khi chiến tranh Lạnh
khép lại là mong muốn xây dựng một thế giới hòa bình, dân chủ và phát triển. Các
quốc gia, đặc biệt là các quốc gia vừa và nhỏ có ý thức cấu kết, hợp tác với nhau
để cùng phát triển và tránh khỏi sự chi phối của các cường quốc. Nhiều tổ chức
quốc tế và khu vực ra đời để thể hiện cho sự cấu kết ngày càng tăng đó, có thể kể
đến như: Sự ra đời của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương

(APEC) năm 1989, Liên minh châu Âu (EU) và quá trình nhất thể hóa châu Âu
trong thập niên 90 của thế kỷ XX, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) năm 1994,
Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) năm 1996,...
Sau chiến tranh Lạnh, tất cả các quốc gia đều đang ra sức điều chỉnh chiến
lược phát triển và tập trung mọi sức lực vào ưu tiên phát triển kinh tế. Kinh tế trở
thành trọng điểm trong quan hệ quốc tế, cạnh tranh sức mạnh tổng hợp quốc gia
thay thế cho chạy đua vũ trang đã trở thành hình thức chủ yếu trong đọ sức giữa
các cường quốc.
Các quốc gia lớn, nhỏ đều tham ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác và
liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại và nhiều lĩnh vực khác.
Hợp tác ngày càng tăng nhưng cạnh tranh cũng càng gay gắt. Vì vậy, hội nhập
quốc tế tạo điều kiện để liên kết tốt hơn, giúp các nước đứng vững trong cạnh
tranh và phát triển.Cùng với việc khắc phục khó khăn để phát triển kinh tế- xã hội,
nhiều nước đang cố gắng giữ ổn định về chính trị, tạo môi trường thực hiện chính
sách hòa giải, hòa hợp dân tộc, chủ động hội nhập quốc tế, góp phần xây dựng một
trật tự thế giới công bằng, bình đẳng và hợp lý. Các nước có chế độ chính trị- xã
8


hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh gay
gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Hợp tác và đấu tranh là hai mặt trong quan hệ quốc
tế, chi phối phương thức quan hệ giữa các nước. Đấu tranh và hợp tác trong môi
trường hòa bình là nguyên tắc và phương pháp xử lý quan hệ quan hệ đối ngoại
hiện nay của mỗi quốc gia. Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu hướng chủ đạo,
nổi trội hơn cả trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh.
 Các nước lớn điều chỉnh quan hệ với nhau
Đây là đặc điểm chủ yếu và nổi bật của quan hệ giữa các nước lớn trong thời
kỳ sau chiến tranh Lạnh. Xuất phát từ lợi ích chiến lược căn bản của mình, các
cường quốc tiến hành điều chỉnh lại chính sách đối ngoại để tìm chỗ đứng tốt nhất,
xây dựng khuôn khổ quan hệ mới ổn định lâu dài, xác lập các điều kiện quốc tế có

lợi hơn, mở rộng hệ thống an ninh quốc gia.
Mỹ tự nhận mình là kẻ chiến thắng trong cuộc chiến tranh Lạnh, là cường
quốc duy nhất sở hữu cả quyền lực cứng lẫn quyền lực mềm và Mỹ muốn tận dụng
ưu thế đó vươn lên làm “bá chủ toàn cầu”. Trong chính sách đối ngoại của mình,
Tây Âu vẫn là nơi tập trung lợi ích kinh tế và lợi ích chiến lược của Mỹ, là đồng
minh quan trọng nhất của Mỹ và NATO là liên minh chiến lược chính trị - quân sự
lớn nhất do Mỹ lãnh đạo2.Tuy nhiên, Mỹ cũng đồng thời hướng sự quan tâm sang
châu Á- Thái Bình Dương- khu vực được Mỹ xem là “cửa ngõ”, “yết hầu” nối Mỹ
với thế giới.
Tham vọng toàn cầu của Trung Quốc thời kỳ này được dấu kín dưới thuyết
“trỗi dậy hòa bình”(hòa bình quật khởi), Trung Quốc tập trung mọi nguồn lực cho
phát triển kinh tế và thực hiện phương châm “dấu mình chờ thời cơ”. Trung Quốc
lần lượt xác định bộ khung cơ bản của các quan hệ bạn bè chiến lược, phát triển
hướng tới thế kỷ XXI với các nước trên thế giới trong đó có Mỹ, Nhật, Nga. Đây
là hành động chiến lược quan trọng thúc đẩy mối quan hệ giữa các nước lớn và
thúc đẩy đa cực hóa thế giới.
Chiến lược của Nga trong thời kỳ hậu Xô viết là sắp xếp lại lực lượng đã thu
2

Trần Nam Tiến (2008), Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại (1945- 2000), NXB Giáo dục, tr 443.

9


hẹp của mình, xác định những trọng tâm và ưu tiên chiến lược mới. Sau những cố
gắng “quay trở lại châu Âu” không thành công xuất phát từ niềm kiêu hãnh của
nước Nga lẫn nội bộ phương Tây, Nga quyết tâm xây dựng một hệ thống quan hệ
quốc tế đa cực, trong đó Nga là một trong những trung tâm sức mạnh của thế giới
đó. Nga bắt đầu chuyển sang định hướng không gian Á- Âu, xác định cho mình
một vùng ảnh hưởng riêng và một vị thế độc lập giữa các nước lớn trên thế giới.

Nhật Bản có khuynh hướng “trở về châu Á” và coi trọng khu vực châu ÁThái Bình Dương. Các hoạt động ngoại giao của Nhật Bản đều lấy kinh tế làm hậu
thuẫn, mở rộng quan hệ với các nước trong Đông Á, đặc biệt là Đông Nam Á.
Nhật cũng củng cố quan hệ đồng minh thân cận với Mỹ nhưng đồng thời cũng cố
gắng tìm kiếm vị trí chính trị tương xứng hơn với tiềm lực vốn có của mình.
Có thể nhận thấy đặc điểm nổi bật trong các quan hệ điều chỉnh giữa các
nước lớn là tính hai mặt. Sự khác nhau về ý thức hệ và chạy đua về lợi ích, tranh
giành ảnh hưởng quyết định tính hai mặt trong chính sách đối ứng, quyết định sự
tồn tại song song giữa hợp tác và cạnh tranh, giữa mâu thuẫn và hài hòa, giữa tiếp
xúc và kiềm chế.
 Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa
Đến giữa thập niên 90, quá trình toàn cầu hóa diễn ra trên mọi mặt của đời
sống kinh tế- xã hội của các quốc gia trên thế giới. Quá trình này không chỉ là
một xu thế mà đã trở thành một thực tế sinh động, tác động đến tiến trình phát
triển của toàn cầu. Trong đó, toàn cầu hóa thương mại quốc tế thương mại quốc
tế ngày càng thu hút mọi quốc gia, gồm cả những nước phát triển và đang phát
triển.
Sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) và đa quốc gia
(MNCs) là biểu hiện nổi bật của kinh tế thế giới thời kỳ này. Cùng với sự phát
triển của công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học kỹ thuật khác, toàn cầu
hóa đã lan rộng ra khắp thế giới với tốc độ chóng mặt. Toàn cầu hóa đã tạo ra
nhiều cơ hội cho sự phát triển của mọi quốc gia, dân tộc về mọi lĩnh vực đồng
thời thúc đẩy sâu rộng các quan hệ kinh tế quốc tế, góp phần cho các nước tận
10


dụng được thị trường thế giới, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh để
phát triển kinh tế- xã hội. Vì vậy các quốc gia đều tăng cường cải cách, hội nhập
vào môi trường toàn cầu hóa, phát triển những lĩnh vực có lợi thế xuất khẩu.
Toàn cầu hóa cũng mở ra khả năng cho các nước tham gia nhanh chóng và hiệu
quả vào hệ thống phân công lao động quốc tế, tận dụng mọi nguồn lực phục vụ

mục đích phát triển và khắc phục sự tụt hậu về khoảng cách trình độ phát triển.
Toàn cầu hóa làm lưu chuyển tự do các nguồn vốn, công nghệ sản xuất- kinh
doanh và khoa học quản lý hiện đại, đặt các yêu tố quan trọng này vào khả năng
tiếp cận, sử dụng nguồn lực của quốc gia. Toàn cầu hóa còn thúc đẩy tất cả các
nước tham gia tích cực hơn vào các quá trình liên kết quốc tế. Xu hướng này
được đẩy mạnh, hàng loạt các tỏ chức kinh tế quốc tế và khu vực mang tính thể
chế cao được hình thành. Tính đa dạng về trình độ phát triển, sự khác nhau về
địa- chiến lược, địa –văn hóa, địa- chính trị đang làm cho các hình thức liên kết
trở nên phong phú, đa dạng hơn, ví dụ như WTO, APEC, NAFTA, EU và
ASEAN, … Ngoài ra, toàn cầu hóa còn góp phần tăng cường giao lưu văn hóa
giữa các quốc gia, dân tộc; thúc đẩy sự năng động hóa các quan hệ chính trị- đối
ngoại, tạo điều kiện để các nước tham gia tích cực hơn vào đời sống quốc tế, bày
tỏ chính kiến, bảo vệ lợi ích, tập hợp lực lượng,…nhằm thực hiện mục tiêu chiến
lược của mình.
Về khách quan, toàn cầu hóa làm cho các quốc gia, dân tộc ngày càng tùy
thuộc lẫn nhau trên mọi lĩnh vực. Đây được coi là cơ hội tích cực để hạn chế
những biểu hiện của ý đồ thiết lập mối quan hệ chính trị một chiều, chứa đựng
sự áp đặt chính trị từ các nước lớn. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng đem lại nhiều
tiêu cực cho xã hội và an ninh thế giới như sự gia tăng khoảng cách giàu- nghèo,
nguy cơ bị tụt hậu và lệ thuộc vào nước ngoài ở các nước kém và đang phát triển,
ô nhiễm môi trường, nạn buôn bán trái phép,... và các mối đe dọa khác về an
ninh phi truyền thống. Những hệ quả này đòi hỏi các quốc gia phải xích lại gần
nhau hơn để đẩy lùi những thách thức trên. Đồng thời, các quốc gia, dân tộc
cũng nhận thức rõ hơn về mối đe dọa lớn nhất đối với nền độc lập dân tộc không
11


chỉ là sự tấn công xâm lược về quân sự mà còn là sự tụt hậu về trình độ phát
triển cùng các thách thức an ninh phi truyền thống khác.
1.1 Nhân tố khu vực Đông Á

1.2. 1 Khái quát về khu vực Đông Á
Khái niệm "Đông Á" ngày càng được nhắc đến nhiều trong các nghiên cứu
khoa học, hội thảo, diễn đàn quốc tế, tuy nhiên hiện nay nội hàm của khái niệm
này vẫn còn mơ hồ và chưa đi đến thống nhất, trong đó nổi bật nhất có bốn quan
niệm phổ biến về Đông Á. Quan niệm thứ nhất cho rằng Đông Á bao gồm Đông
Bắc Á và Đông Nam Á. Quan niệm thứ hai lại cho rằng Đông Á chỉ bao gồm
các nước và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông Bắc Á, đó là: Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Hồng Kông, Macao, Đài Loan, Mông Cổ. Vào năm
2005, cùng với việc nhóm họp Hội nghị thượng đỉnh Đông Á đã xuất hiện một
quan niệm mới về phạm vi các nước thuộc khu vực Đông Á bao gồm các nước
ASEAN, ba nước Đông Bắc Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn cùng với Ấn Độ,
Australia, New Zealand. Ngoài ra còn có quan niệm cho rằng lãnh thổ của châu
Á trừ khu vực Tây Á chính là khu vực Đông Á (nghĩa là bao gồm cả Nam Á)
nhưng ít được chấp nhận phổ biến. Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả lựa
chọn quan niệm được thừa nhận rộng rãi ngày nay, đó là Đông Á bao gồm 2 bộ
phận là Đông Bắc Á và Đông Nam Á(theo quan điểm thứ nhất).Theo đó, Đông
Á sẽ bao gồm 10 nước thành viên ASEAN, Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên, Trung
Quốc (bao gồm cả Đài Loan và Hồng Kông).3 Theo quan điểm này, khu vực
Đông Á là một vùng đất rộng lớn về mặt địa lý, chiếm nửa dân số thế giới và có
nền văn minh lâu đời.
Đông Á tuy có tính tương đồng nhất định về cốt lõi văn minh- văn hóa
nhưng lại có sự đa dạng về chế độ chính trị, lịch sử, kinh tế, bản sắc dân tộc. Từ
sau chiến tranh Lạnh, những vấn đề về lịch sử giữa các nước trong khu vực vẫn
còn tiếp diễn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền an ninh khu vực. Những nguyên
3

Về nguồn gốc của các quan điểm trên, có thể tham khảo thêm: Hoàng Khắc Nam, (2008) Hợp tác đa phương

ASEAN +3: Vấn đề và triển vọng, NXB ĐHQG Tp.Hồ Chí Minh, tr 23- 24.


12


nhân về mối quan hệ bên trong và bên ngoài khu vực, nguy cơ hồi sinh của chủ
nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa nước lớn, vấn đề tranh chấp lãnh
thổ, biển đảo và cả các mâu thuẫn từ trong quá khứ làm nên tính đa dạng và
phức tạp của môi trường địa - chính trị tại Đông Á.
Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, khu vực này trở thành tâm điểm chú ý
của các cường quốc trên thế giới bởi tầm quan trọng địa chiến lược và những
tiềm lực bên trong của khu vực. Đông Á có vị trí địa lý quan trọng với những
con đường giao thương trên biển và đất liền, với nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú, nguồn lao động dồi dào và nhiều nền kinh tế mới hấp dẫn các nhà
đầu tư như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan,... Từ khi
chiến tranh Lạnh kết thúc, Nhật Bản cố gắng duy trì chính sách đối ngoại tự chủ,
ưu tiên phát triển kinh tế và gặt hái được những thành tựu thần kỳ về kinh tế.
Trung Quốc sau cuộc Cải cách- Mở cửa cũng đã bước vào thời kỳ phát triển
trước sự kinh ngạc của thế giới. Ở Đông Nam Á, Singapore nổi lên là một nền
kinh tế bậc nhất của khu vực trong khi các nước khác cũng đang chú tâm vào
phát triển đất nước và đạt nhiều thành tựu quan trọng như Thái Lan, Malaysia,
Việt Nam,... . Đông Á ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của mình và
thu hút sự quan tâm, tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc trên thế giới.
Chính vì thế khu vực này luôn trong tình trạng bất ổn, nhạy cảm và chứa đựng
nhiều nguy cơ tiềm tàng về vấn đề an ninh. Tuy nhiên những xu hướng mới hình
thành trên thế giới cũng có tác động trực tiếp và tích cực đến Đông Á thời kỳ
này. Nền môi trường hòa bình, ổn định sau chiến tranh Lạnh đã tạo điều kiện
thuận lợi cho Đông Á đạt được nhiều "kỳ tích'' trên tất cả các phương diện, phát
huy hiệu quả mà toàn cầu hóa mang lại. Đối với các quốc gia Đông Á, việc theo
đuổi chính sách mở cửa, hợp tác, liên kết khu vực chính là yếu tố thúc đẩy sự
phát triển của các nền kinh tế, tạo môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực. Bên
cạnh đó, để đối mặt với các thách thức an ninh của khu vực, việc hình thành các

cơ chế hợp tác Đông Á đã được các nước hướng tới và chú trọng vào vấn đề xây
dựng lòng tin trong lĩnh vực an ninh, tạo thuận lợi cho việc hợp tác.
13


1.2.2 Tình hình an ninh Đông Á sau chiến tranh Lạnh
Đông Á chính là một khu vực mà các nước thành viên có sự đa dạng về
văn hóa, khác biệt về chế độ chính trị và chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế.
Sau chiến tranh Lạnh, khu vực Đông Á là nơi lợi ích đan xen và tồn tại các mối
quan hệ phức tạp giữa các chủ thể chính như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản,
Nga, Ấn Độ và các nước thành viên ASEAN. Cùng với những mâu thuẫn do các
vấn đề lịch sử để lại, Đông Á chưa thể hình thành nên các hợp tác đa phương
trong khu vực. Ở đây chủ yếu tồn tại các quan hệ song phương theo hình thức
“Hub and Spoke” (trục và nan hoa) do Mỹ chi phối. Các đồng minh thân cận của
Mỹ ở Đông Á bao gồm các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc,Thái Lan,
Philippines, Singapore.
Do hệ quả của lịch sử, sau chiến tranh Lạnh Đông Á vẫn còn chứa đựng
những điểm nóng về an ninh có mực độ nguy hiểm trên thế giới.Cuộc khủng
hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều tiên bắt đầu năm 1993, khi Triều Tiên tuyên
bố rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân mà nước này đã tham gia
từ năm 1985. Vấn đề này gây nên không khí căng thẳng cho nền an ninh khu
vực khi nó liên quan đến các cường quốc Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản và
Hàn Quốc và quan hệ giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên. Eo biển Đài Loan là
vấn đề nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc, dẫn hai
nước lâm vào thế “tiến thoái lưỡng nan” trong việc tìm ra giải pháp cho khu tự
trị này. Trung Quốc luôn giữ quan điểm “một Trung Quốc” nhưng Mỹ không
ủng hộ quan điểm này mà ngược lại, muốn dùng Đài Loan để kiềm chế Trung
Quốc. Nhật Bản mặc dù trong tuyên bố ngoại giao của nước mình lên tiếng ủng
hộ Trung Quốc nhưng thực chất lại tăng cường quan hệ với Đài Loan vì mối
quan hệ này đáp ứng yêu cầu về kinh tế và an ninh chính trị đối với Nhật Bản.

Tranh chấp biển, đảo là cũng là điểm nóng nguy hiểm trong khu vực. Những vụ
tranh chấp chính bao gồm giữa Nhật Bản và Trung Quốc về quần đảo Điếu Ngư/

14


Senkaku4, giữa Nhật Bản và Hàn Quốc về Dokdo/Tekeshima5, giữa năm nước
Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines6 về chủ quyền
ở Biển Đông.
Nguy cơ gia tăng các mối đe dọa an ninh phi truyền thống cũng là những
vấn đề nan giải đối với khu vực. Các vấn đề về an ninh phi truyền thống như chủ
nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly khai, nạn buôn lậu, rửa tiền, ô nhiễm môi trường,
thảm họa thiên tai,… cùng các điểm nóng trong khu vực là yếu tố tạo nên động
lực hợp tác đa phương giữa các quốc gia Đông Á.
Trong khi đó các trào lưu hình thành “chủ nghĩa khu vực” trên thế giới
xuất hiện đã tác động đến việc hình thành của ASEAN. Các nước Đông Nam Á
đều thấy rằng việc hình thành các tổ chức khu vực sẽ giúp thúc đẩy sự tăng
trưởng kinh tế thông qua tăng cường hợp tác kinh tế, buôn bán và phân công lao
động.Về mặt chính trị, các tổ chức khu vực giúp củng cố tình đoàn kết khu vực
và giúp các nước vừa và nhỏ có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong các vấn đề quốc tế.
Còn về mặt xã hội, chủ nghĩa khu vực có thể đưa ra các phương hướng hợp tác
để giải quyết có hiệu quả các vấn đề đặt ra cho các nước thành viên.
Trong khi bối cảnh thế giới và khu vực sau chiến tranh Lạnh có nhiều biến
4

Quần đảo Điếu Ngư/ Senkaku bị Mỹ chiếm đóng từ năm 1945 đến 1972, Nhật Bản và Trung Quốc thể hiện

quan điểm của mình về chủ quyền của quần đảo lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ngày 20/ 5 / 1972 nhằm
tìm kiếm sự tiếp quản quần đảo từ Hoa Kỳ.
5


Từ cuối thế kỷ XX, đảo Dokdo/Tekeshima trở thành một điểm nóng trong các cuộc tranh chấp chủ

quyền giữa Nhật Bản, Hàn Quốc.Hàn Quốc lập nhóm đảo này thành xã Dokdo-ri thuộc huyện Ulleung,
tỉnh Gyeongsang

Bắc. Nhật

Bản thì

khẳng

định

đảo

này

thuộc

Thôn Okinoshima,

Huyện Oki,

Tỉnh Shimane,Nhật Bản.
6

Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo và vùng biển. Quần đảo Trường Sa và quần

đảo Hoàng Sa là hai quần đảo trên các rạn san hô ở Biển Đông, trong đó quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh

chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền của
6 quốc gia và lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Bãi Macclesfield là
đối tượng tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines.Quần đảo Đông Sa do Đài Loan quản lý là đối tượng tranh
chấp giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Đài Loan. Ngoài ra, vùng biển trong khu vực Biển Đông cũng là
đối tượng tranh chấp, với lợi ích mà các quốc gia quan tâm gồm: ngư trường, khai thác tài nguyên đặc biệt là dầu
khí và kiểm soát của một vị trí chiến lược khác.

15


đổi nhanh chóng nhưng Đông Á vẫn chưa thể hình thành một tổ chức đủ để lãnh
đạo khu vực đã có ảnh hưởng rất lớn đến tư duy chiến lược của ASEAN.
ASEAN cùng với những lợi thế vốn có của mình, bắt đầu mở rộng hợp tác với
thế giới bên ngoài, nhất là với các nước lớn và các nước ở khu vực Đông Á. Kể
từ đây, ASEAN bắt đầu có tiếng nói trên trường quốc tế và ngày càng có những
đóng góp đáng kể cho tiến trình hợp tác an ninh Đông Á.

16


Tiểu kết chƣơng 1
Sau thời kỳ chiến tranh Lạnh, bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến đổi
nhanh chóng. Các xu thế chung của thế giới đã tác động đến xu thế của các quốc
gia Đông Á và cả ASEAN, đặc biệt là xu thế hòa bình, ổn định và hợp tác cũng
nhau phát triển. Cùng với đó, các vấn đề an ninh truyền thống lẫn phi truyền
thống nổi lên do quá trình toàn cầu hóa, chủ nghĩa dân tộc dâng cao khiến cho
nhu cầu thành lập một cơ chế hợp đa phương có thể giải quyết các vấn đề an
ninh của khu vực Đông Á trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Chính bối cảnh thế giới cũng như trong khu vực Đông Á đã có ảnh hưởng rất
lớn đến tư duy chiến lược của ASEAN, thôi thúc ASEAN mở rộng hợp tác với

thế giới bên ngoài, nhất là với các nước lớn và các nước ở khu vực Đông Á vừa
để đảm bảo hòa bình và sự phát triển của Hiệp hội, vừa để nâng cao vị thế và
tầm quan trọng của mình trong Đông Á. Chính vì sự thay đổi về tư duy chiến
lược này, ASEAN những năm sau chiến tranh Lạnh bắt đầu đưa ra vận hành các
cơ chế hợp tác an ninh nhận được sự ủng hộ của các nước trong khu vực, từ đó
có thêm tiếng nói trên trường quốc tế và ngày càng có những đóng góp đáng kể
cho tiến trình hợp tác an ninh Đông Á.

17


×