Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

DSpace at VNU: Các tập bản đồ việt nam ( atlas): tác dụng của chúng trong nghiên cứu " Việt Nam Học" và hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.48 MB, 6 trang )

CÁC TẬP BẢN ĐÒ VIỆT NAM (ATLAS):
TÁC DỤNG CỦA CHÚNG TRONG NGHIÊN c ứ u
“VIỆT NAM HỌC” VÀ HỘI NHẬP QUÓC TÉ
Nguyễn Trần cầu 0

Bản đồ xuất hiện trong cuộc sống của loài người từ rất sớm, từ trước khi loài
người có chữ viết. Bản đồ lúc đó rất đơn sơ, không có màu sác, không có tỷ lộ,
không tuân theo một quy tắc chặt chẽ nào. Đó là những hình vẽ đom sơ trên đất,
khắc trên đá, hay trên thành những hang động của người xưa, nhàm ghi nhớ những
nơi cư trú, nơi canh tác hay săn bắn của mình. Ví dụ, “bản đồ cổ” khắc trên đá ở
Van - Camonica vào khoảng năm 2500 đến năm 2000 trước Công nguyên - có kích
thước 2,30m X 4,16m.
Hình 1: “Bản đồ” khắc trên đá ở Van-Camonica

Nguồn: Catographie 4000 A ns d ’A ventures et de Passion - IGN - N A T H A N

Ở nước ta, để quản lý đất đai, cương vực, các vua chúa và quan lại phong kiến
cũng đã tiến hành đo đạc và vẽ bản đồ. Những bản đồ đầu tiên cùa các địa phưcmg
được vẽ thô sơ trên giấy bản, bàng bút lông, mực đen (mục nho). Đen thế kỷ thứ
XV, triều Lê Thánh Tông, vào năm Hồng Đức thứ 21 (năm 1490), tập bàn đồ đầu

* PGS. TS., Viện Địa lý - Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam.
284


CC TP BN Dễ V IấT NAM (ATLAS).

tiờn cớia nuúc Dai Viỗt dirgc hon thỏnh vúi tờn goi Húng Dỳc bỏn dụ. Vỏo nỹm
1467, Vua Le Thỏnh Tụng dõ ra lộnh cỏc thira tuyộn ve bỏn do tớrng thớra tuyộn gurớ
vố Bụ Hụ, nỏm 1469 viộc vở bỏn do cỏc thớra tuyộn hoỏn thỏnh.
Húng Dỳc bỏn dụ gúm cú bỏn do cỏ nuúc, bỏn dụ Trung Do (kinh thỏnh:


Hinh 3), cỏc khu vire (Hinh 2) vỏ bỏn dụ 13 thớra tuyộn cú 52 phỳ, 178 huyen, 50
chỏu, 20 huong, 36 phuúng, 685 xa, 322 thún, thộ hiộn tren 637 trang, 40 sỏch, 40
dúng, 30 nguyộn, 30 truúmg [2].

Hinh 2: Trờn bõn dụ vở rụ dja thộ xỳ* Dng Trong cuoi thộ k XVIII,
tir Dong Hụi dờn bien giúi Cao M iờn, do Don Quõn Cụng Bựi Thờ Dat vờ
dõng lờn Chỳa Trjnh 1774 dờ>phuc vu chien dich Nam Tien nm 1775. Trờn
bõn do, Bõi Cỏt Vng (tire Hong Sa) dtrỗc vờ ngoi khoi phỹ Quõng Ngõi [2]

285


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN THỨ T ư

Hình 3: Kinh thành Thăng Long - Thòi Hồng Đức (1490)

Nguồn: Hồng Đức bản đồ (1490 ), triều Lê Thánh Tông.
Tập bản đồ tuy hình thức trình bày còn thô sơ, song chứa đựng trong đó một
lượng thông tin rất phong phú về hình thể, cương vực và hệ thống đơn vị hành
chính của nước ta vào triều Lê. Những bản đồ này cũng là những vật chứng hùng
hồn khẳng định chủ quyền của đất nước ta trên đất liền cũng như trên biển và các
hải đào. Đây chính là một nguồn tư liệu lịch sử quý giá đổi với các nhà nghiên cứu
địa lý lịch sừ và nghiên cứu sử học nói riêng, nghiên cứu Việt Nam học nói chung.
Năm 1909, để tổng kết một giai đoạn quan trọng trong điều tra toàn diện về tự
nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội và nhân văn, Chabert - L. Gallois đã lập Tập Bản đồ
tổng quát về Đông Dương thuộc Pháp (Atlas général de l'Indochine Française).
Atlas gồm có 169 bản đồ hoặc sơ đồ, bình đồ... thể hiện khá đầy đủ nhũng nét đặc
trưng về tự nhiên, dân cư, kinh tế... của Đông Dương thời kỳ đỏ. Sau đó, người
Pháp còn lập nhiều tập bản đồ khác, với quy mô và cấu trúc nội đung khác nhau,
song đang chú ý là bộ Atlas thống kê về Đông Dương thuộc Pháp (Essai d‘ Atlas

Statistique de p Indochine Française) của Henri Brenier, xuất bản năm 1914 (256
trang). Nội dung chủ yếu của Atlas là các số liệu thống kê và các bản đồ phân tích
về thiên nhiên, kinh tế, dân cư, hành chính, tài chính, nông nghiệp, thương mại và
286


CÁC TẬP BẢN ĐỒ VIỆT NAM (ATLAS).

còng nghiệp của Đông Dương, giúp cho những nhà nghiên cứu về Việt Nam có
những thông tin cần thiết về Việt Nam và các nước láng giềng. Đây là bộ tư liệu
tổng hợp và toàn diện, một công cụ hữu hiệu để lưu trữ thông tin và để nghiên cứu,
phân tích không gian lãnh thổ (Hình 4).

Hình 4: Trang bìa và một trang trong Atlas

Nguồn: Chabert L. Gallois, 1909, “Atlas Général de PIndo-Chine Française” - Thư
viện Khoa học - Kỹ thuật trung ương.
Sau năm 1954, để phục vụ công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa,
giáo dục, chúng ta đã tổ chức nhiều chương trình điều tra cơ bản, tổng hợp về thiên
nhiên, tài nguyên dân cư và kinh tế - xã hội. Trong các chương trình điều tra nghiên
cửu đó, bản đồ đã có vai trò quan trọng. Có thể nói, không có một chương trình điều
tra nghiên cứu nào về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên, dân cư và kinh tể
xă hội mà lại không thành lập các bản đồ chuyên đề. Nhưng kết quả điều tra nghiên
cứu đó, những bản đồ chuyên đề đó là nguồn tài liệu quý giá để thành lập các tập
bàn đồ của cả nước cung như của các địa phương.
Ngày nay, nhu cầu sử dụng bàn đồ trong mọi lĩnh vực nghiên cứu khoa học và
hoạt động thực tiễn ngày càng lớn. Các tập bản đồ (Atlas) được xây dựng, xuất bản
và sử dụng ở Việt Nam ngày càng nhiều, nhất là trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Nhiều tinh cũng đã xây dựng cho mình tập bản đồ tổng hợp, trình bày rất đầy đủ, hệ
thống và toàn diện về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, về kinh tế - xã hội

cùa tình. Có thể nêu một số ví dụ sau: Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, Nhà xuất
bàn Giáo dục Việt Nam đã xây dựng và xuất bản hàng chục thể loại tập bản đồ,
dùng cho cho các thày giáo và học sinh từ lớp 6 đến lớp 12, cơ số in lên đến hàng
287


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THỨ TƯ

triệu bản. Trong đó có những tập đã đoạt giải thưởng vàng của Hội xuất bản Viột
Nam. Nhà xuất bản Bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường xuất bản nhiều tập
bản đồ, trong đó có Tập bản đồ Quốc gia Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Kết quả của chương trình nghiên cứu khoa hoc trọng điểm của Nhà nước, mà số
4803; nhũng tập bản đồ này đã đóng góp không nhỏ vào quá trình hội nhập, giới
thiệu đất nước và con người Việt Nam với bạn bè khắp thế giới. Nó cũng là nguồn
tư liệu rất hệ thống và phong phú, toàn diện cho những nhà nghiên cứu Việt Ham
học. Gần đây nhất, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển thuộc Đại học Quốc
gia Hà Nội phổi hợp với Nhà xuất bản Hà Nội thành lập và xuất bản “Atlas Thăng
Long - Hà N ộ r (Hình 5), nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tập
bản đồ này đã trở thành sứ giả văn hóa - khoa học, thành quả nghiên cứu của các
nhà Việt Nam học của Việt Nam gửi đến bè bạn quốc tể, giới thiệu về thủ đô Hà
Nội ngàn năm văn hiến. Đóng góp này là không nhỏ vào những thành tựu nghiên
cứu Việt Nam từ quy mô toàn quốc đến khu vực, tinh và thành phố.
Công nghệ thông tin phát triển, tạo điều kiện cho viêc nghiên cứu xây dựng và
xuất bản các tập bản đồ thuận lợi và nhanh chóng, tiết kiệm hơn rất nhiều. Trong số
những tập bản đồ đã xuất bản có nhiều tập đã được tin học hóa. Những tập bản đồ
đang và sắp được thành lập, chắc chắn sẽ được xuất bản với hai thể loại: 1- Các tập
bản đồ truyền thống (in trên giấy); 2- Các bộ đĩa quang và các tập bản đồ được công
bổ trên Internet, v.v... giúp người đọc, giúp các nhà Việt Nam học tiếp cận những
thành quả khoa học - công nghệ này thuận lợi và nhanh chóng hơn. Giá trị khoa hợc
và thực tiễn của các công trình nghiên cửu, do đó, cũng đi vào cuộc sống nhanh
hơn. Trong đó, Atlas Quốc gia Việt Nam là một trong những công trình nghiên cứu

Việt Nam học cần được làm mới lại để ngang tầm với sự phát triển của Việt Nam
ngày nay và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu Việt Nam của bạn bè quốc tế.
Công trình nghiên cứu khoa học quy mô lớn này cần được thực hiện và xây
dựng thành một chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm của Nhà nước, như
trước đây hơn 30 năm chúng ta đã từng làm, trên những quan điểm khoa học mới,
công nghệ mới, tư liệu mới với sự tham gia rộng rãi của các nhà địa lý, địa chất, lịch
sử, bản đồ và các nhà nghiên cứu Việt Nam học nói chung.

288


CÁC TẬP BẢN ĐỒ VIỆT NAM (ATLAS).

Hình 5: Trang bìa và trang Bản đồ Hành chính trong Atlas Thăng Long Hà Nội

A

t l a s

Nguồn: Trương Quang Hải (Tổng chủ biên) Atlas Thăng Long - Hà Nội, Nxb Hà Nội.
Tài liệu tham khảo
1. Cartographie 4000 Ans d’Aventures et de Passion - IGN - NATHAN
2. Hồng Đức Bản đồ (1490), triều Lê Thánh Tông.
3. Đại từ điển Bách khoa toàn thư - Phần lịch sử, địa chỉ: />4. Chabert-L. Gallois, 1909 “Atlas général de l'Indo-Chine f r a n ç a i s e - Thư viện Khoa
học - Kĩ thuật Trung ương.
5. Brenier, Henri, 1914 - “Essai d'atlas statistique de l'Indochine française ” Gouvernement général de l’Indochine - trang Web:
/> />6. Hugues Tertrais, 2002 - “Atlas Des Guerres D'indochine (1940-1990)" - De
L’indochine Française À L'ouverture Internationale .
7. Việt Nam - Atlas Quốc gia, 1986. Hà Nội.


289



×