Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

SKKN môn tập viết lớp 2 huyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.05 KB, 33 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Tiếng Việt là một trong những phần môn học chiếm thời lượng lớn nhất
trong chương trình giáo dục ở Tiểu học - Phân môn Tập viết là một phân môn
quan trọng. Nhờ học tốt phân môn Tập Viết học sinh mới viết đúng, viết đẹp Thực hiện tốt yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng của học sinh tiểu học. Cố
Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói "Nét chữ là biểu hiện của nết người", rèn chữ
viết là rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, rèn khả năng thẩm mĩ, chăm chỉ, tính
chính xác, khoa học, say mê học tập, lòng tự trọng đối với mình như đối với
thầy và bạn bè khi đọc bài vở của mình. Như vậy việc rèn chữ viết góp phần
giáo dục toàn diện học sinh, tạo điều kiện cho học sinh học tốt các môn học
khác. Trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học mới, học sinh được học từ lớp
Một đến lớp Ba đồng thời thường xuyên thực hành các môn học khác trong suốt
năm năm học ở tiểu học. Học sinh phải viết chữ rõ ràng (hình chữ và dấu) đặc
biệt là kĩ năng nối liền các con chữ trong một chữ, viết đúng chính tả, tốc độ viết
đảm bảo nhanh dần và chữ viết phải đẹp. Vì vậy việc rèn chữ viết cho học sinh
tiểu học là cần thiết, quan trọng. Nhiều năm trở lại đây ngành giáo dục đã rất
quan tâm đến việc này và tổ chức nhiều cuộc thi lớn về: "Vở sạch - Chữ đẹp".
Từ cấp trường đến cấp Bộ, ở các trường Tiểu học hội thi được tổ chức hàng
năm. Phong trào thi đua này nằm trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học
của mỗi trường coi đó là một trong những nhiệm vụ chính của năm học. Do vậy
việc nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Tập viết là việc làm rất quan
trọng.
Từ những năm 2000 Đảng và Nhà nước ta đã quyết định triển khai thay
sách giáo khoa ở phổ thông trên quy mô của cả nước nhằm đáp ứng kịp thời
nhận thức của HS Việt Nam ngày nay, theo kịp sự phát triển của các nước trên
thế giới... Một trong những thay đổi cơ bản trong môn Tiếng Việt nói chung,
phân môn Tập Viết ở Tiểu học nói riêng là quy định cách viết chữ hoa theo mẫu
chữ truyền thống. Chữ viết thường, về cơ bản vẫn là chữ đứng nét đều. Ngoài ra
ở lớp Hai, Ba học sinh còn được viết thêm kiểu chữ sáng tạo (chữ nghiêng)...

1




Như vậy đã đặt ra một vấn đề mới cho giáo viên Tiểu học khi dạy Tập viết: Làm
thế nào để dạy tốt phân môn này khi chính bản thân giáo viên đã được học và
quen với cách viết chữ hoa theo mẫu chữ hoa cải cách từ nhiều năm, trong khi
tài liệu hướng dẫn cụ thể lại khó tìm đọc, chưa được in thành sách riêng. Mặt
khác học sinh Tiểu học lại rất nhanh nhớ; chóng quên; cả thèm chóng chán,tính
chính xác trong kỹ thuật viết chưa cao lại thêm thói quen cẩn thận còn hạn chế.
Chính vì vậy chữ viết của các em chưa đảm bảo theo yêu cầu, chất lượng "Vở
sạch" thì đảm bảo nhưng chất lượng chữ viết vẫn còn nhiều HS viết xấu, chưa
đúng mẫu. Chính vì lẽ đó kết quả của các hội thi "Vở sạch - Chữ đẹp" của
trường tôi chưa được cao so với mặt bằng của Huyện.
Đứng trước thực tế đó tôi đã tự đặt ra cho mình câu hỏi. Làm thế nào để
giáo viên kịp thời bổ sung kiến thức cho mình nhằm nâng cao chất lượng dạy
học phân môn Tập viết lớp Hai ở Tiểu học giúp các em học tốt phân môn Tập
viết để các em viết đúng, viết đẹp, góp phần năng cao chất lượng "Vở sạch Chữ đẹp" cho Nhà trường. Đó cũng là trăn trở của nhiều thầy cô tâm huyết với
nghề. Bản thân tôi, năm học 2014 - 2015 đã được phân công dạy lớp Hai, tôi
cũng đã suy nghĩ và quyết định tìm tòi, nghiên cứu thử nghiệm và đưa ra đề tài:
"Rèn kĩ năng dạy Tập Viết cho học sinh lớp 2".
II. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- Góp phần làm rõ phương pháp dạy, nâng cao chất lượng chữ viết cho
học sinh lớp Hai tại trường Tiểu học Tràng An nói chung và lớp 2A nói riêng.
III. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài được nghiên cứu tại lớp 2A - Trường Tiểu học Tràng An từ tháng 9
năm 2014 đến tháng 4 năm 2015.
IV. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
- Qua nghiên cứu trang bị thêm vốn hiểu biết của bản thân về một số kiến
thức có liên quan đến việc dạy tập viết cho học sinh lớp 2.
- Phân tích thực trạng để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng dạy tập viết cho học sinh lớp 2 tại trường.


2


- Vận dụng những hiểu biết được trang bị và áp dụng các giải pháp đưa ra
trong quá trình dạy học để đạt hiệu quả cao hơn.
V. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp điều tra khảo sát
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.
- Hỏi đáp (tìm hiểu thực tế; Phân tích chữ mẫu ...)
- Luyện tập, thực hành

3


B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Tập viết là một phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học có tính
chất thực hành. Trong chương trình không có tiết học lý thuyết, chỉ có tiết rèn
luyện kĩ năng. Tính chất thực hành có mục đích của việc dạy học tập viết cũng
góp phần khẳng định vị trí của nó ở Tiểu học. Trong các tiết Tập viết HS cần
nắm bắt được các tri thức cơ bản về cấu tạo bộ chữ cái La tinh ghi âm Tiếng
việt, sự thể hiện bộ chữ cái này trên bảng, vở ... đúng kĩ thuật viết đúng nét chữ,
chữ cái, viết từ, câu hay đoạn đảm bảo sự liền mạch trong mỗi con chữ, mỗi chữ.
Để hướng dẫn HS được tốt. Giáo viên cần có kiến thức vững vàng về chữ viết
Tiếng Việt thì mới dạy tốt được phân môn Tập viết. Kết hợp với việc đổi mới
PPDH có hiệu quả thì tiết Tập viết mới có hiệu quả ; HS mới có thể viết đúng,
đẹp, đảm bảo tốc độ. được. Đây cũng chính là phần trọng tâm nghiên cứu đề tài
này của tôi.

1. Cơ sở ngôn ngữ học.
- Chữ viết Tiếng Việt dùng để ghi âm Tiếng Việt.
- Chữ viết Tiếng Việt ghi âm ít lệ thuộc vào ngữ pháp.
- Chữ Quốc ngữ viết rời từng tiếng (âm tiết) không biểu hiện theo từ, mà
biểu hiện theo âm tiết. Bất cứ âm tiết nào dù có nghĩa hay không có nghĩa đều
viết rời.
- Chữ Quốc ngữ có nhiều dấu phụ
+ Dấu thanh: có 5 dấu thanh
Nếu viết thiếu hoặc sai dấu sẽ làm sai nghĩa từ nên dấu thanh cũng có vị
trí tương đương phụ âm đầu và vần trong Tiếng Việt.
VD1: Trong chữ "giạ"
- Nếu đặt dưới âm chính "a" ta có "giạ"
- Nếu đặt dưới chữ cái "i" ta có "gịa"
VD2: Trong chữ "hoa"
- Nếu thêm dấu sắc ta có: hoá
- Nếu thêm dấu huyền ta có: hoà
- Nếu thêm dấu nặng ta có: hoạ

4


+ Dấu phụ trong các con chữ ghi nguyên âm có 5 dấu (
Viết
Dấu
Dấu
Dấu
Dấu

Đọc
Nét ngang

Nét gãy
Nét cong nhỏ
Nét râu

Vị trí
Đặt trên chữ d
Đặt trên chữ a, e, o
Đặt trên chữ a
Đặt bên phải chữ o, u

)
Chữ tạo thành
đ
â , ê , ô.
ă
ơ , ư.

* Vì sự phong phú, đa dạng của Tiếng Việt nên ngay giai đoạn đầu của
Tiểu học cần chú ý từng bước cho HS hiểu đúng và viết đúng các nét, các dấu
phụ, các âm tiết.
* Nội dung phân môn Tập viết 3 ở Tiểu học thể hiện bằng chương trình
trong vở Tập viết lớp 3. Trương trình tập viết lớp 3 nhằm ôn tập cách viết chữ
hoa đã học ở lớp 2 đồng thời mở rộng ứng dụng và nâng cao mức độ. Chương
trình gồm có 35 bài/ 35 tuần, trong đó gồm 31 tiết luyện viết chữ hoa (theo thứ
tự bảng viết chữ cái), có bài tập viết ứng dụng và 4 tiết ôn tập kiểm tra.
* Thời lượng mỗi tiết 35 - 40 phút
2. Cơ sở thực tiễn:
Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của quá trình dạy học, là nội
dung bên trong. Khả năng viết của HS phụ thuộc vào quá trình nhận thức các
thao tác kĩ thuật viết. Muốn nhận thức nhanh, nhạy thì tư duy phải phát triển,

phải biết kết hợp giữa kênh lời và kênh chữ. Viết đúng mẫu và đẹp là một vấn đề
cần thiết đối với mỗi HS. Nhiệm vụ của Giáo viên là phải tìm ra phương pháp
dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS. Tuy nhiên trong thực tế để đạt
được vấn đề này là không đơn giản. Những khó khăn còn gặp phải như tôi đã
nêu ở phần thực trạng.

5


II. Thực trạng
- Trải qua một tuần đầu nhận lớp tôi nhận thấy một số em có hoàn cảnh
khó khăn, chưa ngoan, ở nhà chưa trang bị góc học tập cho các em, phần lớn các
em đã quên kiến thức cũ. Phần Tiếng Việt chưa thuộc các vần khó, đọc còn
ngọng, quên các nét cơ bản, không nêu được nét chữ hoa,… gây không ít khó
khăn cho việc dạy tập viết của giáo viên.
- Nghiên cứu kết quả bàn giao của năm học trước, đặc biệt là phần nhận
xét của giáo viên trong việc theo dõi quá trình học tập, nhằm có kế hoạch rèn
luyện cho các em đạt kết quả cao hơn. Khi biết được đặc điểm, tính cách, sức
học của từng em, tôi đã tiến hành sắp xếp chỗ ngồi cho phù hợp. Em mắt kém
ngồi phía trên. Những em thấp, nhỏ ngồi trước, những em cao lớn ngồi phía sau.
Đặc biệt là những em nghịch được tôi bố trí ở chỗ tôi dễ quan sát và ngồi cạnh
những em hiền ngoan, lễ phép, chăm học để những em này có cơ hội học ở bạn
những điều mình chưa có.
- Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tiến hành kiểm tra khảo sát chữ viết
của học sinh trong lớp, kết quả như sau:
+ HS viết đẹp, đúng mẫu, giữ vở sạch: 14/33 em Đạt = 42,4%;
+ HS viết chưa đẹp, chưa đúng mẫu, giữ vở chưa sạch: 18/33 em Đạt =
55%;
Ngoài ra tôi tiến hành dự giờ và trao đổi với một số giáo viên, học sinh
trong tổ tôi thấy như sau:

1. Giáo viên.
* Ưu điểm
- Nhiệt tình công tác, chịu khó học hỏi việc đổi mới PPDH.
- Thương yêu HS.
- Coi trọng việc rèn chữ cho HS.
* Tồn tại
- Quen với cách viết hoa cải cách cũ; viết chưa đúng mẫu chữ.
- Ngại nghiên cứu, đọc sách.

6


+ Chưa có hệ thống kiến thức tổng hợp về chương trình dạy Tập viết ở
Tiểu học.
+ Nhầm lẫn khi gọi tên chữ cái; lúng túng khi sử dụng thuật ngữ để hướng
dẫn HS.
- Đổi mới PPDH chưa có chất lượng.
- Chưa coi trọng phương pháp làm gương, vẫn còn giáo viên viết chưa
đẹp viết bảng các môn học khác còn cẩu thả; không đúng mẫu.
2. Học sinh:
* Ưu điểm:
- Ngoan, nhiều em chăm chỉ.
- Có ý thức phấn đấu trong học tập, thích thi đua.
* Tồn tại:
- Chữ viết chưa đúng mẫu, chưa đủ độ cao.
- Khoảng cách giữa các con chữ còn quá dày hoặc quá thưa.
- Trình bày bài viết còn bẩn.
* Nguyên nhân của những thực trạng trên:
- Tư thế ngồi viết của HS chưa đúng.
- Chất lượng bút viết chưa đảm bảo.

- Thiếu tính kiên trì, nhiều em còn cẩu thả.
- Ý thức luyện chữ chưa cao.
- Một số em chưa có sự quan tâm của gia đình.
Là giáo viên phụ trách lớp đồng thời trực tiếp rèn chữ viết cho HS, trước
thực tiễn nói trên, tôi đã suy nghĩ, nghiên cứu nhiều tài liệu, học hỏi kinh
nghiệm đổi mới PPDH phân môn Tập viết nhằm giúp HS đảm bảo viết đúng,
đẹp và sạch sẽ. Sau đây là một số phương pháp tôi đã sử dụng trong quá trình
thực hiện.
III. Giải pháp, biện pháp
* Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên tôi đã hệ thống hoá những kiến
thức cơ bản về chữ viết Tiếng Việt để thuận lợi trong việc nghiên cứu phục vụ

7


giảng dạy phân môn Tập viết khi chưa có sách in riêng phần: "Hướng dẫn dạy
Tập viết ở tiểu học" như đã xuất bản phục vụ cho phần Tập viết chữ cải cách của
Nhà xuất bản Giáo dục trước đây cụ thể như sau:
* Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
1. Lập lại bảng tên gọi các chữ cái
a) Mục tiêu: Khi hướng dẫn viết trong giờ Tập viết lớp 2 giáo viên thường
gặp khó khăn về diễn đạt (dùng từ, sử dụng thuật ngữ, ...)
Nhằm khắc phục sự nhầm lẫn giữa tên gọi chữ cái, cách đọc âm ở Tiếng
Việt tôi đã lập lại bảng tên gọi chữ cái.
b) Nội dung: Bảng tên gọi chữ cái
STT

Chữ cái


Chữ hoa

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

a
ă
â
b
c
d

đ
e
ê
g
h
i
k
l
m
n
o
ô
ơ
p
q

A
Ă
Â
B
C
D
Đ
E
Ê
G
H
I
K
L

M
N
O
Ô
Ơ
P
Q

Tên gọi STT
a
á




đê
e
ê
giê
hát
i
ca
e-lờ
em - mờ
en - nờ
o
ô
ơ

quy


22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39

Chữ
cái
r
s
t
u
ư
v
x
y

ch
kh
gh
gi
ng
ngh
nh
ph
th
tr

Chữ
Tên gọi
hoa
R
e- rờ
S
ét- sì
T

U
u
Ư
ư
V

X
ích - xì
Y
y dài

CH
xê hát
KH
ca-hát
GH
giê -hát
GI
giê -i
NG
en - nờ giê
NGH en - nờ giê hát
NH
en nờ hát
PH
pê hát
TH
tê hát
TR
tê e rờ

* Lưu ý một số cách gọi chung cho một số trường hợp:
a. Khi hướng dẫn học sinh có thể nói:
- Chữ cái: a; b.

8


- Nhóm chữ cái dùng để ghi âm: gi; tr.
- Chữ ghi tiếng: gió.
- Khi phân biệt chữ viết cụ thể giáo viên nêu rõ hơn

VD: chữ hoa G (chữ giê) viết liền với "i" thành chữ...(giê i)
Hoặc cần viết đúng chữ hoa G (giê) trong chữ Gió.
Hoặc: Trấn Vũ là tên riêng phải viết hoa cả hai chữ cái đứng đầu chữ ghi
tiếng: Trấn (tê); Vũ (vê).
b. Khi viết độ cao của các chữ cái thường theo mẫu mới về cơ bản không
có gì thay đổi chỉ lưu ý độ cao của các nét khuyết trên, khuyết dưới là 2 li rưỡi
(cũ là 2 li) và chữ cái " r ", " s " cao hơn 1 li một chút (phần nét xoắn - cũ là 1 li)
2. Lập bảng tên gọi các loại nét cơ bản với các dạng, kiểu (có biến điệu)
a. Mục đích: Trong quá trình lên lớp dể mô tả hình dạng, cấu tạo của chữ
cái viết hoa và hướng dẫn học sinh viết chữ GV thường phải dùng đến tên gọi
các nét. Tuy nhiên, do mẫu chữ cái viết hoa mới có nhiều nét cong, nét lượn tạo
dáng thẩm mĩ của hình chữ cái nên các nét cơ bản ở chữ cái viết hoa thường có
biến điệu (BĐ) không thuần tuý như chữ cái viết thường. Đây cũng là một khó
khăn cho giáo viên khi hướng dẫn học sinh viết.
b. Biện pháp: Để hướng dẫn học sinh nhận diện hình chữ cái viết hoa
phục vụ yêu cầu thực hành luyện viết chữ là chính GV vẫn sử dụng một số tên
gọi nét cơ bản ở chữ viết thường. Nét cơ bản trong bảng chữ cái viết hoa có 4
loại:
- Loại 1: Nét thẳng (khi có biến điệu lượn một hay hai đầu còn được gọi
là nét lượn)
- Loại 2: Nét cong
- Loại 3: Nét móc
- Loại 4: Nét khuyết
Mỗi loại có thể chia ra các dạng khác nhau. Trong từng dạng có thể có các
kiểu khác nhau (kể cả biến điệu)
Tên gọi các dạng, các kiểu sau dùng để GV mô tả cấu tạo, hình dạng chữ
viết cho cụ thể, rõ ràng khi dạy tập viết chữ cái hoa.
Loại nét cơ bản
1. Nét thẳng


Dạng - kiểu
- Thẳng đứng

9


Loại nét cơ bản
(Nét lượn)

Dạng - kiểu
(BĐ): lượn đứng - 1 đầu hay cả 2 đầu
- Thẳng ngang
BĐ: lượn ngang
- Thẳng xiên

2. Nét cong

BĐ: lượn xiên 1 đầu hay cả 2 đầu
- Cong kín
BĐ: lượn một đầu vào trong
- Cong hở
BĐ: lượn 1 đầu hay cả 2 đầu vào trong
+ Cong hở trái
+ Cong hở phải
+ Cong hở trên

3. Nét móc

+ Cong hở dưới
- Móc xuôi

+ Móc xuôi trái
+ Móc xuôi phải
- Móc ngược
+ Móc ngược trái
+ Móc ngược phải
- Móc hai đầu
+ Móc hai đầu trái - phải
+ Móc hai đầu trái

4. Nét khuyết

+ Móc hai đầu phải
- Khuyết xuôi

- Khuyết ngược
3. Hệ thống kĩ thuật viết chữ hoa.
Hướng dẫn viết chữ cái hoa ở Tiểu học
* Nhóm 1: A, Ă, Â, N, M.
1- Chữ cái A:
a. Cấu tạo
Cao 5 li; gồm 3 nét

10


+ Nét 1: gần giống nét móc ngược trái nhưng hơi lượn phía trên và
nghiêng về bên phải.
+ Nét 2: nét móc (phải) ngược phải
+ Nét 3: nét lượn ngang
b. Cách viết

- Nét 1: Đặt bút (ĐB) ở đường kẻ ngang 3 (ĐK3), viết nét móc ngược trái
từ dưới lên, nghiêng về bên phải và lượn ở phía trên dừng bút ( DB) ở ĐK6
- Nét 2: Từ điểm DB ở nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải;
DB ở ĐK2
- Nét 3: Lia bút lên khoảng giữa thân chữ, viết nét lượn ngang thân chữ từ
trái qua phải.
2- Chữ cái: Ă
- Viết như chữ cái A, viết thêm dấu phụ là 1 nét cong dưới, nằm chính
giữa đỉnh chữ A
3- Chữ cái: Â
- Viết như chữ cái A, viết thêm nét phụ gồm 2 nét thẳng xiên nối với nhau
nằm chính giữa đỉnh chữ A (gọi là dấu mũ)
4- Chữ cái: N
a. Cấu tạo:
- Cao 5 li
- Gồm 3 nét; móc ngược trái, thẳng xiên, móc xuôi phải
b. Cách viết
- Nét 1: ĐB trên ĐK2 viết nét móc ngược trái từ dưới lên, lượn sang phải,
DB ở ĐK6
- Nét 2: Từ điểm DB của nét, đổi chiều bút, viết 1 nét thẳng xiên xuống
ĐK1
- Nét 3: Từ điểm DB của nét 2, đổi chiều bút, viết 1 nét móc xuôi phải lên
ĐK6, rồi uốn cong xuống ĐK5
5- Chữ cái: M
a. Cấu tạo

11


- Cao 5 li

- Gồm 4 nét
+ Móc ngược trái
+ Thẳng đứng
+ Thẳng xiên
+ Móc ngược phải
b. Cách viết
- Nét 1: Viết như nét 1 của chữ N
- Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, đổi chiều bút, viết 1 nét thẳng đứng xuống
ĐK1.
- Nét 3: Từ điểm DB của nét 2, đổi chiều bút, viết 1 nét thẳng xiên (hơi
lượn ở 2 đầu) lên ĐK6
- Nét 4: Từ điểm DB của nét 3, đổi chiều bút, viết nét móc ngược phải,
DB trên ĐK2
* Nhóm 2: P, R, B, D, Đ.
6- Chữ cái: P
a. Cấu tạo
- Cao 5 li gồm 2nét
+ Nét 1 giống nét móc ngược trái, nhưng phía trên hơi lượn sang phải, đầu
móc cong hơn.
+ Nét 2: Là nét cong trên có 2 đầu uốn vào trong không đều nhau.
b. Cách viết:
- Nét 1: ĐB trên ĐK6, viết 1 nét móc ngược trái DB trên ĐK2.
- Nét 2: Từ điểm DB nét 1, lia bút lên ĐK5, viết nét cong trên có 2 đầu
uốn cong vào trong, DB ở giữa ĐK4 và ĐK5.
7- Chữ cái: R
a. Cấu tạo: Cao 5 li, gồm 2 nét
- Nét 1: nét móc ngược trái phía trên hơi lượn sang phải.
- Nét 2: là kết hợp của 2 nét cơ bản cong trên và cong phải nối liền nhau,
tạo vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.


12


b. Cách viết:
- Nét 1: viết như nét 1 của chữ P
- Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, lia bút lên ĐK5, viết 2 nét cong phải nối
liền nhau, tạo vòng xoắn như ở giữa thân chữ, DB ở ĐK2.
8- Chữ cái: B
a. Cấu tạo:
- Cao 5 li
- Gồm 2 nét:
+ Móc ngược trái
+ Kết hợp của 2 nét cơ bản nét cong trên và nét móc ngược phải.
b. Cách viết:
- Nét 1: Viết như nét 1 của chữ P
- Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, lia bút lên ĐK5, viết tiếp nét cong trên,
cuối nét lượn vào giữa thân chữ tạo vòng xoắn nhỏ (giữa ĐK3 và ĐK4) rồi viết
tiếp nét móc ngược, DB trên ĐK2.
9- Chữ cái: D
a. Cấu tạo
- Cao 5 li gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản:
+ Nét lượn 2 đầu (dọc)
+ Nét cong phải (nối liền nhau)
b. Cách viết:
- ĐB trên ĐK6, viết nét lượn 2 đầu dọc theo chiều dọc rồi chuyển hướng
viết tiếp nét cong phải, tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, phần cuối nét cong lượn
hẳn vào trong, DB ở ĐK5.
10- Chữ cái: Đ
- Viết như chữ cái D thêm một nét thẳng ngang ngắn ở giữa nét lượn 2
đầu (rộng 1 ô).

* Nhóm 3: C, G, S, E, Ê
11- Chữ cái: C
a. Cấu tạo:

13


- Cao 5 li, gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản:
- Cong dưới và cong trái nối liền nhau, tạo vòng xoắn to ở đầu chữ.
b. Cách viết:
- ĐB trên ĐK6, viết nét cong dưới, rồi chuyển hướng viết nét cong trái,
tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ phần cuối nét cong trái lượn vào trong, DB
trên ĐK2
12- Chữ cái : G
a. Cấu tạo:
- Cao 8 li (9 ĐK ngang) gồm 2 nét
+ Nét 1 giống chữ C
+ Nét 2 là nét khuyết ngược.
b. Cách viết
- Nét 1 viết tương tự chữ, DB ở ĐK2 (trên).
- Nét 2 từ điểm DB của nét 1, chuyển hướng xuống viết nét khuyết ngược
DB ở ĐK2 (trên).
13- Chữ cái: S
a. Cấu tạo: Cao 5 li; gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 2 nét cơ bản cong
dưới và móc ngược trái nối liền nhau, tạo vòng xoắn to ở đầu chữ, cuối nét móc
lượn vào trong.
b. Cách viết
- Nét 1: ĐB trên ĐK6 viết nét cong dưới, lượn từ dưới lên rồi DB trên
ĐK6.
- Nét 2: từ điểm DB của nét 1 đổi chiều bút viết tiếp nét móc ngược trái,

cuối nét móc lượn vào trong, DB trên ĐK2.
14- Chữ cái: E
a. Cấu tạo:
- Cao 5 li
- Là 1 nét viết liền kết hợp của 3 nét cơ bản:
+ 1 nét cong dưới

14


+ 2 nét cong trái nối liền nhau, tạo thành vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ
b. Cách viết:
- ĐB trên ĐK6, viết nét cong dưới (gần giống chữ C hoa nhưng hẹp hơn)
rồi chuyển hướng viết tiếp 2 nét cong trái tạo vòng xoắn to ở đầu chữ và vòng
xoắn nhỏ ở giữa thân chữ, phần cuối nét cong trái thứ 2 lượn lên ĐK3 rồi lượn
xuống DB ở ĐK2.
15- Chữ cái: Ê
Viết như chữ cái E và thêm dấu mũ nằm trên đầu chữ E
* Nhóm 4: I, H, K, T
16- Chữ cái: I
a. Cấu tạo:
- Cao 5 li; gồm 2 nét
+ Nét 1: Kết hợp của 2 nét cơ bản cong trái và lượn ngang.
+ Nét 2: Móc ngược trái, phần cuối lượn vào trong.
b. Cách viết:
- Nét 1: ĐB trên ĐK5, viết nét cong trái rồi lượn ngang DB trên ĐK6.
- Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, đổi chiều bút, viết nét móc ngược trái,
phần cuối uốn vào trong (như nét 1 của cữ B) DB trên ĐK2.
17- Chữ cái : H
a. Cấu tạo:

- Cao 5 li; gồm 3 nét
- Nét 1: Kết hợp của 2 nét cơ bản: cong trái và lượn ngang (giống nét 1
của chữ I)
- Nét 2: Kết hợp của 3 nét cơ bản: Khuyết ngược, khuyết xuôi và móc
phải.
- Nét 3: Nét thẳng đứng.
b. Cách viết:
- Nét 1: Viết như nét 1 của chữ I.

15


- Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, đổi chiều bút viết nét khuyết ngược, nối
liền sang nét khuyết xuôi. Cuối nét khuyết xuôi lượn lên lên viết nét móc ngược
phải, DB ở ĐK2.
- Nét 3: Lia bút lên quá ĐK4, viết 1 nét thẳng đứng, cắt giữa đoạn nối
giữa 2 nét khuyết, DB ở ĐK2.
18- Chữ cái: K
a. Cấu tạo:
- Cao 5 li; gồm 3 nét:
+ Nét 1 và nét 2 giống chữ I.
+ Nét 3 là kết hợp của 2 nét cơ bản: móc xuôi phải và móc ngược phải nối
liền nhau tạo thành 1 vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.
b. Cách viết:
- Nét 1 và nét 2 như chữ I.
- Nét 3: ĐB trên ĐK5 viết nét móc xuôi phải đến khoảng giữa thân chữ thì
lượn vào trong tạo vòng xoắn nhỏ rồi viết tiếp nét móc ngược phải, DB ở ĐK2.
19- Chữ cái: T
a. Cấu tạo:
- Cao 5 li; Gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 3 nét cơ bản: 2 nét cong trái;

1nét lượn ngang.
b. Cách viết:
- Nét 1: ĐB giữa ĐK4 và ĐK5 viết nét cong trái nhỏ, DB trên ĐK6.
- Nét 2: Từ điểm DB của nét 1 viết nét lượn ngang từ trái sang phải, DB ở
ĐK6.
- Nét 3: Từ điểm DB của nét 2, viết tiếp nét cong trái to. Nét cong trái này
cắt nét lượn ngang, tạo thành một vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ, rồi chạy xuống
dưới phần cuối nét uốn cong vào trong, DB ở ĐK2.
* Nhóm 5: U, Ư, Y, X
20- Chữ cái: U
a. Cấu tạo:

16


- Cao 5 li; gồm 2 nét:
+ Nét móc 2 đầu trái - phải.
+ Nét móc ngược phải.
b. Cách viết:
- Nét 1: ĐB trên ĐK5, viết nét móc 2 đầu, đầu móc trái cuộn vào trong,
đầu móc bên phải hướng ra ngoài, DB trên ĐK2.
- Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, rê bút thẳng lên ĐK6, rồi đổi chiều bút,
viêt nét móc ngược phải từ trên xuống dưới, DB ở ĐK2.
21- Chữ cái: Ư
Viết như chữ cái U thêm 1 dấu râu trên đầu nét 2 (lia bút lên ĐK6 chỗ gần
đầu nét 2 viết 1 dấu râu nhỏ có đuôi dính vào gần đầu nét 2.
22- Chữ cái: Y
a. Cấu tạo:
- Cao 8 li (9 ĐK); gồm 2 nét:
+ Nét móc 2 đầu.

+ Nét khuyết ngược.
b. Cách viết:
- Nét 1 viết như nét 1 của chữ U.
- Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, rê bút lên ĐK6, đổi chiều bút viết nét
khuyết ngược, kéo dài xuống ĐK4 dưới ĐK1, DB ở ĐK2 phía trên.
23- Chữ cái: X
a. Cấu tạo:
- Cao 5 li.
- Gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 3 nét cơ bản: 2 nét móc 2 đầu và 1 nét
xiên.
b. Cách viết:
- Nét 1: ĐB trên ĐK5, viết nét móc 2 đầu bên trái, DB ở giữa ĐK1 và
ĐK2.

17


- Nét 2: Từ điểm DB của nét 1 viết nét xiên lượn từ trái sang phải, từ dưới
lên trên, DB ở ĐK6.
- Nét 3: Từ điểm DB của nét 2, đổi chiều bút viết nét móc 2 đầu bên phải
từ trên xuống dưới, cuối nét uốn vào trong, DB ở ĐK2.
24- Chữ cái V (kiểu 2)
a. Cấu tạo:
- Cao 5 li
- Gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 3 nét cơ bản.
+ Nét móc 2 đầu trái phải
+ Nét cong phải hơi duỗi
+ Nét cong dưới nhỏ.
b. Cách viết:
- Nét 1 viết như nét 1 của chữ U.

- Nét 2 từ điểm DB của nét 1, viết tiếp nét cong phải, DB ở ĐK6.
- Nét 3 từ điểm DB của nét 2, đổi chiều bút, viết 1 đường cong dưới nhỏ
cắt nét 2, tạo thành 1 vòng xoắn nhỏ DB ở ĐK6.
25- Chữ cái: Q (kiểu 2)
a. Cấu tạo:
- Cao 5 li
- Gồm 1 nét viêt liền là kết hợp của 3 nét cơ bản.
+ Cong trên.
+ Cong phải.
+ Lượn ngang
b. Cách viết:
- Nét 1: ĐB giữa ĐK4 và ĐK5, viết nét cong trên, DB ở ĐK6
- Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, viết tiếp nét cong phải, DB ở giữa ĐK1 và
ĐK2.
- Nét 3: Từ điểm DB của nét 2, đổi chiều bút, viết một nét lượn ngang từ
trái sang phải, cắt thân nét cong phải, tạo thành 1 vòng xoắn ở chân chữ, DB ở
ĐK2

18


26- Chữ cái: N (kiểu 2)
a. Cấu tạo:
- Cao 5 li
- Gồm 2 nét:
+ Nét móc 2 đầu trái.
+ Nét kết hợp của 2 nét cơ bản lượn ngang và cong trái.
b. Cách viết:
- Nét 1: ĐB trên ĐK5, viết nét móc 2 đầu bên trái (2 đầu đều lượn vào
trong) DB ở ĐK2.

- Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, lia bút lên ĐK5 (đoạn nét móc) viết nét
lượn ngang rồi đổi chiều bút, viết tiếp nét cong trái, DB ở ĐK2
27- Chữ cái: M (kiểu 2).
a. Cấu tạo:
- Cao 5 li.
- Gồm 3 nét.
+ Nét móc 2 đầu.
+ Nét móc xuôi trái.
+ Nét kết hợp của 2 nét cơ bản: lượn ngang và cong trái.
b. Cách viết:
- Nét 1: Như nét 1 của chữ cái N kiểu 2.
- Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, lia bút lên đoạn nét cong ở ĐK5, viết tiếp
nét móc xuôi trái, DB ở ĐK1.
- Nét 3: Viết như nét 2 của chữ cái N.
* Nhóm 6: O, Ô, Ơ, A, Ă, Â
28- Chữ cái: O
a. Cấu tạo:
- Cao 5 li.
- Gồm 1 nét cong kín.
b. Cách viết:

19


- ĐB trên ĐK6, đưa bút sang trái viết nét cong kín, phần cuối hơi lượn
vào trong bụng chữ, DB ở ĐK4.
29- Chữ cái: Ô
Viết như chữ cái O thêm dấu mũ ở đỉnh nằm trên ĐK7.
30- Chữ cái: Ơ
Viết như chữ cái O, thêm dấu râu vào bên phải chữ (cao hơn ĐK6 một

chút).
31- Chữ cái : A (kiểu 2).
a. Cấu tạo:
- Cao 5 li
- Gồm 2 nét: cong kín và móc ngược phải.
b. Cách viết:
- Nét 1 như chữ O.
- Nét 2: Từ điểm DB của nét 1 lia bút lên ĐK6 phía bên phải của chữ O,
viết nét móc ngược phải, DB ở ĐK2.
32- Chữ cái: Ă
- Viết như chữ A thêm nét cong dưới nhỏ nằm chính giữa đỉnh chữ A.
33- Chữ cái: Â
- Viết như chữ A thêm dấu mũ có đỉnh nằm trên ĐK7.
34- Chữ cái: Q
- Nét 1 viết như chữ cái O.
- Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, lia bút xuống gần ĐK2, viết nét lượn
ngang từ trong lòng chữ ra ngoài, DB trên ĐK2.
(Theo Sách giáo viên Tiếng Việt 2 tập 1 và 2)
* Lưu ý:
- Ở vở Tập viết các quy định về dòng kẻ, đường kẻ vẫn như chương trình
cải cách cũ.
- Các chữ hoa cỡ nhỏ đều viết cao 2 li rưỡi (trước là 2 li), cỡ vừa là 5 li
(trước là 4 li). Riêng chữ cái " G ", " Y " cỡ nhỏ cao 4 li (trước là 3 li); cỡ vừa 8
li (trước là 6 li).

20


5. Tìm đọc những quy định mới nhất về cách viết hoa của Bộ GD-ĐT để
hướng dẫn kịp thời cho học sinh giúp các em viết đúng chính tả.

6. Làm một bộ đồ dùng chữ hoa cỡ nhỏ phục vụ dạy phần chữ hoa - Tập
viết lớp 2.
7. Đổi mới phương pháp dạy Tập viết lớp 2 đây là việc làm cần thiết luôn
luôn mới ở mỗi GV. Tôi cố gắng không đổi mới một cách hình thức không hiệu
quả mà điều quan trọng là đổi mới có hiệu quả sao cho học sinh tham gia học
tập có hứng thú thích học phân môn Tập viết và thích luyện viết, viết đúng, đẹp,
đảm bảo tốc độ trong giờ Tập viết cũng như trong các phân môn khác; môn học
khác. Để làm được như vậy tôi tiến hành như sau:

+ Phần thực hành viết bảng con
a. Đối với chữ cái hoa
- Chữ hoa được phối hợp bởi nhiều nét phức tạp uốn lượn tạo vẻ đẹp mềm
mại của các nét và chữ viết
- Do việc hình thành và xây dựng biểu tượng chữ viết các em đã được học
ở lớp 1 nên ở lớp 2 các em đang ở giai đoạn củng cố hoàn thiện biểu tượng về
chữ viết thông qua các hình thức luyện tập viết chữ, nên khi dạy phần phân tích
cấu tạo cách viết chữ hoa tôi huy động tư duy của học sinh qua phương pháp dạy
học nêu vấn đề. Sau khi đưa ra chữ mẫu, tôi thường đưa ra các câu hỏi yêu cầu
học sinh phải tự nhớ lại được chữ cái hoa này gồm những nét nào? Cao mấy li?
Rồi cho học sinh nêu lại cách viết chữ hoa cỡ vừa. Song phần trọng tâm là viết
chữ hoa cỡ nhỏ tôi tiếp tục gắn chữ mẫu và yêu cầu học sinh nêu lại cách viết
hoa cỡ chữ nhỏ (chú ý điểm dừng bút, đặt bút)
VD: Chữ A (cách viết đã nêu ở mục 3.b)
- Chữ A cỡ nhỏ sẽ có cách viết như sau:
- Nét 1: Đặt bút ở đường kẻ ngang thứ 3 viết nét móc ngược trái từ dưới
lên nghiêng về bên phải, lượn ở phía trên dừng bút ở giữa dòng kẻ thứ 6.
- Nét 2: Từ điểm dừng bút nét 1 chuyển hướng bút viết nét móc ngược
phải, dừng bút ở giữa dòng kẻ thứ 2.

21



- Nét 3: Lia bút lên khoảng giữa thân chữ viết nét lượn ngang thân chữ từ
trái qua phải.
Sau đó tôi trực tiếp viết mẫu trên bảng lớp rồi yêu cầu học sinh luyện viết
trên bảng con.
Để thay đổi hình thức mà vẫn phát huy tính tích cực của học sinh, có tiết
tôi lại yêu cầu học sinh quan sát chữ mẫu và viết bảng con trước. Trong quá
trình viết học sinh sẽ tự nhớ lại cách viết để viết, rồi nêu cấu tạo và cách viết chữ
hoa đó. Sau đó tôi mới viết mẫu để củng cố và cho học sinh luyện viết lại ra
bảng con cho đúng, đẹp.
Bằng hai cách đó trong giờ học tôi không những phát huy tính tích cực
sáng tạo của học sinh mà còn phân loại được đối tượng học sinh để có biện pháp
giúp đỡ kịp thời.
- Đối với học sinh còn viết chưa đúng kĩ thuật viết xấu thì tự nêu lên phần
chưa được của mình và viết lại với sự giúp đỡ của GV hoặc bạn viết đúng, đẹp
ngồi bên cạnh.
- Đối với học sinh viết đúng, đẹp khuyến khích các em viết lại đẹp hơn
hoặc luyện viết kiểu chữ nghiêng ( kiểu chữ sáng tạo)
* Lưu ý khi học sinh tập viết phải thực hiện viết đúng hình chữ cái theo
thứ tự các nét cơ bản cấu tạo nên chữ và viết liền mạch trong từng chữ cái. Kĩ
năng này sẽ dần dần nâng cao tốc độ viết chữ và kĩ thuật viết chữ đẹp sau này
của học sinh đặc biệt trong viết từ và câu ứng dụng. Tránh tình trạng GV đưa
chữ mẫu nói lại cách viết sơ sơ rồi yêu cầu học sinh viết luôn vào vở. Như vậy
học sinh dễ viết sai, xấu, vở bẩn...
b. Phần viết từ và câu ứng dụng
Khi học sinh đã nắm chắc các nét tạo nên chữ cái cần giúp các em củng
cố lại kĩ năng nối các chữ cái tạo thành chữ, từ và cách viết câu. Để đảm bảo tốc
độ viết tôi lưu ý học sinh không thể viết rời từng chữ cái mà phải di chuyển
dụng cụ viết, đưa nét chữ liên tục theo kĩ thuật viết liền mạch, viết xong chữ cái

đứng trước viết tiếp chữ cái đứng sau bằng kĩ thuật "rê bút" và "lia bút" riêng
dấu thanh và dấu phụ viết sau cùng của mỗi chữ theo thứ tự từ phải sang trái.

22


VD: Chữ "người" học sinh sẽ phải viết theo thứ tự.
* Hướng dẫn viết từ ứng dụng:
+ Dùng chữ mẫu để giới thiệu
+ Hướng dấn học sinh quan sát và nhận xét về độ cao, khoảng cách của
các chữ cái. VD: chữ cái nào cao 2 li rưỡi; chữ cái nào cao 1 li?...
Về khoảng cách giữa các chữ cái với chữ cái viết thường trong một chữ
tôi chia ra hai loại:
Loại 1: không có khoảng cách VD: chữ "Thái" (trong từ Thái Sơn) thì từ
"h" sang "a"; từ "a" sang "i" vì độ rộng của các chữ cái là sát nhau chữ nọ nối
với chữ kia không hề có khoảng cách (tránh tình trạng nhầm lẫn cho rằng giữa
các chữ cái này có khoảng cách bằng nửa con chữ "o").
Loại 2: Có khoảng cách, phải tạo nét nối phụ
VD: Từ "o" sang "a" tạo thành "oa"; từ "e" sang "m" tạo thành "em"...
Đây là những trường hợp nối khó tôi hướng dẫn cẩn thận tỉ mỉ giúp các
em "lia bút" hoặc "rê bút" một cách thành thạo, điều chỉnh khoảng cách giữa các
chữ cái một cách linh hoạt và hợp lí, để đảm bảo tính liền mạch khi viết. Song
cũng cần lưu ý học sinh ước lượng khoảng cách giữa một số chữ cái hoa không
có nét nối sang chữ kế tiếp bằng khoảng nửa chữ cái "O".
Khoảng cách giữa các chữ với chữ vẫn đảm bảo bằng một chữ cái "O"
+ Giáo viên viết mẫu trực tiếp lên bảng cho học sinh quan sát.
+ Yêu cầu học sinh viết bảng con cả từ.
* Tập viết câu ứng dụng
Thường câu ứng dụng là một câu tục ngữ hay ca dao khuyên dạy con
người hoặc ca ngợi vẻ đẹp của đất nước. đây cũng là lí do gây hứng thú cho học

sinh trong học tập. Tôi khơi gợi cho các em tình yêu quê hương đất nước, con
người bằng cách giảng giải cho các em thấy cái hay, cái đẹp trong mỗi câu ca
dao, tục ngữ....để các em cảm nhận được và muốn viết các câu đó cho thật đúng,
đẹp. Ở phần này tôi hướng dẫn vào các phần trọng tâm là chữ hoa cần luyện
chính trong bài và chữ có trường hợp nối khó viết.
VD: Câu ca dao:

23


"Đường vô sứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ."
Tôi yêu cầu học sinh viết bảng con chữ "Nghệ"; "Non" là hai chữ ứng
dụng trực tiếp của chữ cái hoa. Ngoài ra có thể yêu cầu học sinh luyện viết thêm
chữ hoạ vì trong đó có trường hợp nối từ "o" sang "a" cần phải tạo khoảng cách
cho phù hợp bằng cách tạo nét phụ từ "o" sang "a" kết hợp với kĩ thuật "lia bút";
dấu nặng đặt dưới chữ cái "a" để tạo thành chữ "hoạ".
Lưu ý:
- Khi hướng dẫn viết từ ngữ, câu ứng dụng tôi luôn chú ý đến cả vị trí của
dấu thanh; dấu phụ vì đó là đặc trưng cơ bản của chữ Việt.
- Không luyện viết cả câu ứng dụng ra bảng con.
Phần thực hành viết bảng con là rất quan trọng là cơ hội cho GV sửa và
uốn nắn cho các em viết đúng, đẹp. Các em có viết đúng, đẹp ở bảng con thì mới
có thể viết đúng, đẹp ở trong vở được. Do vậy đây là bước tôi không thể bỏ qua
trong giờ Tập viết (tuy rằng có giáo viên lại cho là: không cần viết ra bảng con
học sinh vẫn viết được chữ là được nên thường bỏ qua).
Trong quá trình học sinh luyện viết bảng con tôi luôn khuyến khích học
sinh bằng những lời khen ngợi kịp thời những học sinh viết được nét chữ đẹp,
chữ cái đẹp, chữ đẹp....để các em có hướng phấn đấu và cố gắng viết đúng, đẹp.
- Giáo viên trực tiếp viết mẫu trên bảng là rất quan trọng đối với học sinh

lớp Hai. Vì có vậy các em sẽ được trực tiếp quan sát các thao tác viết của giáo
viên để bắt chước. Chính vì vậy việc giáo viên luyện viết chữ cho đúng, đẹp là
việc phải làm để làm gương cho các em. Có như vậy những gì giáo viên giảng
cho học sinh mới có sức thuyết phục.

+ Phần luyện viết vở:
Sau khi học sinh viết bảng con đã thành thạo tôi cho học sinh luyện viết
vào vở. Đây là bước thể hiện kết quả của một tiết dạy. Trước khi học sinh viết
tôi nhắc lại cách trình bày trong vở, lưu ý học sinh quan sát kĩ các dấu chấm
đánh dấu điểm dặt bút của mỗi chữ cái, từ ngữ, câu đã được in sẵn trong vở để
không bị dày quá hoặc thưa quá. Đồng thời cũng căn cứ vào đó học sinh tự điều

24


chỉnh khoảng cách giữa các chữ cái trong một chữ, khoảng cách giữa các chữ
với chữ cho phù hợp đảm bảo yêu cầu trình bày vở được sạch, đẹp. Riêng phần
viết chữ cái hoa, tôi yêu cầu học sinh viết từng dòng. Các em khá giỏi có thể viết
cả dòng; các em viết còn chậm có thể viết 3, 4 chữ cái hoa. Sau đó tôi yêu cầu
dừng lại để kiểm tra lần một để tìm ra điểm chưa được của học sinh và hướng
dẫn cách khắc phục ở những chữ tiếp theo. Do tâm lí học sinh Tiểu học thích thi
đua, ở phần này tôi thường tổ chức thi theo nhóm hoặc theo lớp xem ai viết
đúng, đẹp, đảm bảo tốc độ trong thời gian 15 phút (học sinh viết đẹp có thể viết
thêm phần chữ in nghiêng ở cuối bài). Cuối giờ tôi cho học sinh bình chọn bạn
viết đúng, đẹp trong nhóm, sau đó là trong lớp. Học sinh có tiến bộ sẽ được
tuyên dương kịp thời; học sinh viết đẹp sẽ được lấy làm bài mẫu cho các bạn
xem. Như vậy sẽ khích lệ được các em cố gắng và thích học Tập viết, có ý thức
luyện viết chữ đẹp.

+ Phần củng cố dặn dò:

Đây là một phần nhỏ nhưng cũng rất quan trọng vì mục đích của việc học
Tập viết là các em có thể vận dụng viết đúng, viết đẹp ở mọi lúc mọi nơi. Do
vậy tôi yêu cầu các em viết ra bảng con một hoặc hai từ có sử dụng chữ cái viết
hoa vừa học trong bài và nói rõ vì sao lại viết hoa.
Phân tích cấu tạo chữ mẫu, viết mẫu, từ quan sát đến thực hành trên bảng
con, trên vở. Ngoài ra người GV cũng cần biết quan tâm đúng đối tượng học
sinh để biết được em nào còn cẩu thả, em nào còn hay quên dấu, em nào hay
nhầm dấu sắc với dấu huyền để có biện pháp uốn nắn kịp thời trong từng tiết
học. Đồng thời phải biết động viên, khen ngợi các em một cách kịp thời. Có như
vậy dạy học Tập viết mới có hiệu quả theo đúng nghĩa của nó.
* Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
- Việc rèn chữ cho học sinh không phải là việc làm có thời hạn, trong
một, hai ngày, cũng không phải là công việc chỉ được tiến hành trong giai đoạn
đầu mới nhận lớp mà phải là công việc thường xuyên, liên tục trong suốt năm
học.

25


×