I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“Vì sao lại thế và vì sao lại thế
Sao không thế này mà lại thế kia?
Vì sao lại thế mà tìm ra ngọn ngành
Càng thêm hiểu biết chúng ta càng lớn nhanh”
Đó là câu hỏi của trẻ luôn đặt ra với người lớn, càng lớn nhanh khi thấy
một điều gì mới lại xung quanh. Trong cuộc sống hàng ngày, muốn tồn tại và
phát triển em phải tiếp cận với MTXQ. Trong quá trình tiếp cận ấy các sự vật
hiện tượng xung quanh là những đối tượng để cho trẻ tìm hiểu, nhận xét và mở
mang hiểu biết. Quá trình nhận biết, nếu trẻ được người lớn, các cô giáo tổ
chức, hướng dẫn một cách khoa học thì quá trình nhận biết ấy sẽ phát triển cả
về số lướng và chất lượng. Nhu cầu hiểu biết của trẻ về MTXQ của trẻ về
MTXQ sẽ được thoả mãn. Thông qua khám phá với MTXQ trẻ không chỉ tích
luỹ được hệ thống kiến thức chính xác về thế giới khách quan mà còn phát triển
các quá trình tâm lý nhận thức, các phẩm chất trí tuệ và ngôn ngữ, làm cơ sở
cho việc tiếp thu các khái niệm khoa học ở trường phổ thông sau này. Việc cho
trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, cuộc sống, người lớn và trẻ em khác giúp trẻ phát
triển, xúc cảm, tình cảm, thẩm mĩ, đạo đức tích cực, thái độ ứng xử đúng đắn
với thiên nhiên, xã hội. Khám phá, hoạt động trong MTXQ giúp trẻ phát triển
về thể chất và các kỹ năng lao động. Có thể nói khám phá MTXQ là một
phương pháp quan trọng, chủ yếu để trẻ phát triển toàn diện, khi đó MTXQ là
phương tiện giáo dục trẻ mầm non.
Để chuẩn bị cơ sở cho trẻ vào học ở phổ thông, việc tổ chức cho trẻ khám
phá MTXQ chỉ có thể hiệu quả khi căn cứ trên đặc điểm học của trẻ mầm non.
Trẻ mầm non học qua bắt chước, qua tư duy suy luận và vui chơi. Tạo môi
trường chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp, kích thích trẻ hoạt động tích cực trong
MTXQ sẽ thúc đẩy sự phát triển của trẻ.
Qua một năm nghiên cứu áp dụng và thực hiện tôi thấy đề tài khám phá
môi trường xung quanh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại trường mầm non Hưng
Đạo có những thành công nhất định, bên cạnh đó còn có những điểm hạn chế.
Để khắc phục những hạn chế, những điểm chưa làm được và bổ sung những
cái mới theo chương trình giáo dục mầm non nên tôi tiếp tục nghiên cứu đề tài:
1
“Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng khám phá MTXQ cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ và giúp
giáo viên tổ chức tốt hơn, có hiệu quả giáo dục cao hơn qua việc cho trẻ khám
phá MTXQ.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài :
2.1. Mục tiêu
- Để giáo viên tổ chức tốt hơn, có hiệu quả giáo dục cao hơn qua việc tổ
chức hoạt động khám phá môi trường xung quanh(KPKH) cho trẻ mẫu giáo 5
– 6 tuỏi.
2.2. NhiÖm vô :
- Nghiên cứu lí luận liên quan đến đề tài.
- Đánh giá thực trạng việc tổ chức hoạt động cho trẻ KPKH và khả năng
nhận thức của trẻ về MTXQ.
- Đề xuất những giải pháp để giáo viên tổ chức tốt hơn hoạt động
KPKH.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- GV tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ MG 5- 6 tuổi
- Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
4. Giíi h¹n vµ pham vi nghiªn cøu
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng khám phá MTXQ cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường mầm non Hưng Đạo – Đông Triều – Quảng
Ninh.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp thống kê toán học.
- Phương pháp điều tra.
2
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
* Hoạt động làm quen với MTXQ là một bộ phận quan trọng của việc
giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non, có tác dụng góp phần tích cực vào việc giáo
dục toàn diện, đặc biệt là giáo duc tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mĩ, đạo
đức:
- Cho trẻ làm quen với MTXQ góp phần hình thành những biểu tượng
đúng đắn về các sự vật và các hiện tượng xung quanh, cung cấp cho trẻ những
trí thức đơn giải có hệ thống về thế giới xung quanh, giúp trẻ hiểu biết sơ
đẳng về đặc điểm, tính chất, mối liên hệ và sự phát triển của các đồ vật, của
động thức về, của con người…
Thực tế cho thấy rằng, nhờ việc cho trẻ làm quen với MTXQ, mà những
biểu tượng còn mơ hồ, thiếu chính xác, mà trẻ đã thu nhận được trong cuộc
sống hàng ngày trở nên đầy đủ và sâu sắc hơn. Trên cơ sở đó trẻ có điều kiện
thể hiện các tri thức của cuộc sống và các hoạt động vui chơi, lao động, các
môn học khác. Kết quả của việc hướng dẫn trẻ làm quen với MTXQ đã ảnh
hưởng lớn đến nội dung các trò chơi, các tiết học khác và quan hệ ứng xử của
trẻ với xung quanh.
- Cho trẻ làm quen với MTXQ góp phần giúp trẻ phát triển và hoàn
thiện các quá trình tâm lý, nhận thức đặc biệt là cảm giác, tri giác, tư duy,
ngôn ngữ và chú ý.
Trong quá trình làm quen với MTXQ trẻ phải sử dụng tích cực các giác
quan, nhờ vậy mà các cơ quan cảm giác phát triển, khả năng cảm nhận của trẻ
nhanh nhạy và chính xác hơn, những biểu tượng mà trẻ thu nhận được trở lên
cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn, do đó trẻ dễ ghi nhớ, nhớ lâu và dễ tái hiện.
Trong quá trình làm quen với MTXQ trẻ phải tiến hành các thao tác trí tuệ.
Quan sát, so sánh, nhận xét, phân tích, tổng hợp, do đó tư duy của trẻ có điều
kiện phát triển giúp trẻ dễ dàng biểu đạt những suy nghĩ của mình bằng những
ngôn ngữ trong giao tiếp, vui chơi, học tập, lao động…
- Góp phần quan trọng trong việc giáo dục tình cảm, thẩm mĩ, đạo đức
cho trẻ.
3
Được giáo dục đúng dắn trong môi trường tự nhiên và xã hội, trẻ em sẽ
có tâm hồn trong sáng hồn nhiên, cởi mở, có lòng nhân hậu, có tình cảm yêu
thương với người thân (ông, bà, cha, mẹ, bạn bè…). Có tấm lòng kính yêu
lãnh tụ và những người lao động. Trân trọng và giữ gìn sản phẩm lao động,
yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ những truyền thống văn hoá tốt đẹp của
dân tộc. Bước đầu trẻ có lối sống của con người văn minh trong giao tiếp và
trong sinh hoạt.
- Góp phần hình thành ở trẻ những cảm xúc cảm tích cực và tích luỹ
những tri thức, những kinh nghiệm của cuộc sống, làm cơ sở để trẻ dễ dàng
lĩnh hội nội dung giáo dục của các hoạt động vui chơi, lao động, học tập…
Thực tế đã chứng minh rằng, vốn hiểu biết của trẻ về MTXQ càng phát
triển bao nhiêu, thì việc nhận thức các nội dung giáo dục của các hoạt động
khác và các môn học khác càng dễ dàng bấy nhiêu. Ngược lại thông qua các
hoạt động và các môn học khác, trẻ em cũng được mở rộng thêm những hiểu
biết về MTXQ.
Đề tài một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng cho trẻ mầm non 5
tuổi khám phá MTXQ được nghiên cứu, áp dụng thực hiện đã đạt nhiều kết quả
nhất định so với trước đây tôi đã thực hiện. Vì thế đề tài góp phần vào kho tàng
những kinh nghiệm để bồi dưỡng giáo viên cùng tham khảo, áp dụng vào thực
tiễn, chỉ đạo chuyên môn, giảng dạy của mình nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục trẻ ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, đáp ứng với công cuộc phát triển
không ngừng của đất nước và hoàn thành nhiệm vụ giáo dục của mình.
2. Thực trạng
2.1. Khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động khám phá MTXQ cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường mầm non Hưng Đạo.
2.1.1. Về giáo viên.
* Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của vấn đề khám phá
MTXQ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
- Tổ mẫu giáo 5- 6 tuổi trường mầm non Hưng Đạo gồm 06 đồng chí giáo
viên được phỏng vấn.
4
Mức độ nhận thức của giáo viên
- Vai trò của hoạt động khám phá
MTXQ đối với sự hình thành
phát triển nhân cách trẻ.
- Khám phá MTXQ cho trẻ mầm
non
- Chọn nội dung khám phá
MTXQ kết hợp với các chủ đề và
phù hợp với nhận thức của trẻ.
- Việc tổ chức thực hiện chủ đề
khám phá MTXQ đã lựa chọn
Rất quan trọng
Quan trọng
S. lượng
%
S. lượng
%
5
83,3
1
6,7
5
83,3
1
6,7
6
100
6
100
Ít quan trọng
S. lượng
%
* Mức độ tham gia hoạt động cho trẻ khám phá MTXQ
Mức độ tham gia Thường xuyên
Thỉnh thoảng
S. lượng
%
S. lượng
%
Nội dung
1. Hoạt động chung
6
100
- Khám phá MTXQ
5
83,3
- Văn học
4
66,6
- LQVCC
3
50
- LQVT
6
100
- Thể dục
3
50
3
50
- Tạo hình
5
83,3
- Âm nhạc.
2. Các hoạt động khác
- Tạo MT cho trẻ hoạt động
5
83,3
1
16,7
- Hoạt động trong cuộc sống sinh
2
33,3
4
66,7
hoạt hàng ngày
- Hoạt động vui chơi
3
50
3
50
- Hoạt động dạo chơi và lao động
3
50
3
50
trong thiên nhiên
- Hoạt động ngoài trời
2
33,3
4
66,7
3. Phối kết hợp với phụ huynh
6
100
Chưa bao giờ
S. lượng
%
1
2
3
16,7
33,4
50
1
16,7
* Đánh giá thực hiện của giáo viên trong tổ chức hoạt động cho trẻ khám
phá MTXQ.
- Giáo viên có thực hiện tổ chức hoạt động khám phá MTXQ( KPKH)
cho trẻ, song mới dừng lại ở hoạt động có chủ đích, còn các hoạt động khác
chưa thường xuyên, tích cực.
- Tổ chức các hoạt động khám phá MTXQ cho trẻ con chưa phát huy
được tính tích cực của trẻ, vì thế chưa khơi gợi ở trẻ tính tò mò, thích khám phá
tìm hiểu về MTXQ.
5
- Trong quá trình tổ chức vận dụng các phương pháp, biện pháp, thủ thuật
dạy học chưa linh hoạt, sáng tạo, chất lượng giờ dạy đạt hiệu quả chưa cao. Cụ
thể: Dự được 12 giờ trong đó: Loại tốt: 02; Loại khá: 04; Đạt yêu cầu: 06
* Ảnh hưởng nguyên nhân dẫn tới mức độ tham gia hoạt động và chất
lượng cho trẻ khám phá MTXQ của giáo viên:
Ý kiến giáo viên
Yếu tố ảnh hưởng
Số lượng
6
6
4/6
3/6
1. Phương tiện thực hành hạn chế
2. Môi trường giáo dục chật hẹp
3. Ý thức của giáo viên
4. Kiến thức của giáo viên
%
100
100
66,7
50
2.1.2.Thực trạng của trẻ mẫu giáo5 – 6 tuổi trường mầm non Hưng
Đạo
* Khả năng nhận thức của trẻ:
Tổng số trẻ điều tra là 117 trẻ của 3 lớp mẫu giáo lớn.
Tiêu chí
Đạt
Tỷ lệ
%
Chưa
đạt
Tỷ lệ
%
1. Khả năng hình thành, củng cố, tri giác
biểu tượng về các sự vật hiện tượng chính
55
47
62
53
xác, nhanh nhạy.
2. Khả năng phát triển các kỹ năng nhận
60
51
57
49
thức (tình tìm tòi và các thao tác trí tuệ).
3. Khả năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
60
51
57
49
4. Cảm nhận rung động về cái đẹp và
mong muốn tạo nên cái đẹp (tình cảm đạo
55
47
62
53
đức, thẩm mĩ).
5. Thái độ ứng xử đúng đắn với thiên
85
73
32
28
nhiên và xã hội.
6. Có thói quen vệ sinh, nếp sống văn hoá
90
77
27
23
và hành vi văn mình.
* Đánh giá kết quả của trẻ.
Khả năng hình thành, củng cố, tri giác các hiện tượng về các sự vật hiện
tượng chính xác nhanh nhạy.
Khả năng phát triển các kỹ năng nhận thức và ngôn ngữ của trẻ ở mức độ
thấp.
6
* Ảnh hưởng, nguyên nhân dẫn đến mức độ nhận thức của trẻ với khám
phá MTXQ.
- Một số phương pháp, biện pháp, hoạt động tổ chức của giáo viên chưa
kích thích, hấp dẫn, lôi cuốn được tính tích cực tham gia tìm tòi khám phá
MTXQ cho trẻ.
- Số ít trẻ môi trường tiếp xúc còn hạn chế, bó hẹp.
- Còn một số trẻ chưa đi học qua lớp mẫu giáo bé và nhỡ nên còn nhút
nhát, vốn hiểu biết của trẻ con hạn chế, khả năng tiếp thu còn chậm.
2.1.3. Về cơ sở vật chất.
- Môi trường tự nhiên ngoài lớp học bố trí chưa khoa học, cón có khu
chưa phù hợp với một số hoạt động, góc thiên nhiên chưa phong phú, …
- Phòng học chật hẹp nên việc sắp xếp bố trí góc khoa học trong lớp
không thuận tiện.
- Đồ dùng, dụng cụ thử nghiệm còn hạn chế chưa phong phú.
- Phương tiện hỗ trợ dạy học còn thiếu như: máy chiếu, các phần mềm
dạy học.
- Đồ dùng dạy học còn thiếu như: Tranh ảnh về MTXQ, tranh lô tô…
2.2. Thuận lợi, khó khăn:
* Thuận lợi:
Trường Mầm non Hưng Đạo được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia
mức độ I từ năm 2012, đó là điều kiện thuận lợi để nhà trường thực hiện nhiệm
vụ chính trị của mình, trường có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho
công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. Đội ngũ giáo viên có trình độ
đạt chuẩn là 100%, trên chuẩn đạt 83%, giáo viên yêu nghề, nhiệt tình trong
công việc, luôn tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
Trường nhiều năm đạt danh hiệu thi đua tập thể lao động tiên tiến được UBND
huyện tặng giấy khen.
* Khó khăn:
Trường được xây dựng mới nên cảnh quan sư phạm ngoài lớp học còn
chưa được quy hoạch xây dựng đảm bảo cho các hoạt động giáo dục của trẻ.
Môi trường hoạt động của trẻ còn chưa phong phú, vườn hoa, cây cảnh
còn ít, các đồ dùng phương tiện thử nghiệm, thí nghiệm của trẻ hạn chế…điều
7
đó cũng là một trong những khó khăn khi giáo viên tổ chức các hoạt động
khám phá môi trường tự nhiên xung quanh trường.
3. Các giải pháp
3.1. Mục tiêu của giải pháp:
- Giúp giáo viên nhận thức đúng đắn về vai trò, ý thức tổ chức hoạt động
KPKH cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi, từ đó giáo viên có ý thức tự học hỏi, tự bồi
dưỡng trong việc tổ chức hoạt động KPKH nói riêng và các hoạt động giáo dục
khác nói chung.
- Giúp giáo viên nắm vững nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức
hoạt động KPKH cho trẻ.
- Giáo viên có kĩ nămg tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ một cách sáng
tạo, phát huy được tính tích cực của trẻ.
- Phát hiện những sai lệch, những nội dung giáo viên tổ chức không phù
hợp với quá trình tổ chức thực hiện nội dung, đánh giá những mặt đã làm được
và làm tốt để phát huy, những mặt hạn chế để khắc phục.
- Giúp trẻ phát huy tính tích cực tham gia hoạt động KPKH để hình thành
kiến thức khả năng nhận thức của trẻ
- Đánh giá được kết quả tổ chức hoạt động kiểm tra của giáo viên.
- Tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức hoạt động KPKH cho trẻ tốt hơn, có
hiệu quả hơn và môi trường hoạt động phong phú.
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp :
3.2.1. Giải pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên.
a. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức :
- Tổ chức cho giáo viên học tập các nhiệm vụ trọng tâm của năm học.
- Tập huấn chương trình giáo dục mầm non mới, tổ chức giáo dục tích
hợp chủ đề.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn ngay từ đầu năm học với nội dung vai
trò của các hoạt động trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ để giáo viên trao đổi
đi đến thống nhất.
- Tập huấn cho giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục phù hợp
với điều kiện của lớp, trường, nhận thức của trẻ, cách tổ chức thực hiện.
- Trao đổi kế hoạch một cách nghiên túc, có hiệu quả giáo dục cao.
- Cùng các đồng chí tổ trưởng chuyên môn nghiên cứu các mục tiêu,
nhiệm vụ các nguyên tắc, nội dung giáo dục MTXQ và các phương pháp, biện
8
pháp, hình thức tổ chức hệ thống lại để trao đổi với giáo viên nghiên cứu xây
dựng, tổ chức thực hiện đảm bảo và có hiệu quả.
- Tăng cường nhận thức, công tác giáo dục tư tưởng chính trị , đạo đức,
tác phong lành mạnh cho giáo viên.
b. Kỹ năng thực hành.
* Bồi dưỡng giáo viên tạo môi trường cho trẻ hoạt động.
Với trẻ mầm non để tổ chức bất cứ một hoạt động nào cũng cần phải có
môi trường để hoạt động. Đặc biệt với hoạt động khám phá MTXQ thì không
thiếu được, môi trường để hoạt động, môi trường đó bao gồm môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội bao quanh trẻ và yếu tố giáo dục. Chính vì vậy mà
giáo viên phải bố trí tạo dựng một khung cảnh tự nhiên cho tiếp xúc với MTXQ
đầy đủ hơn. Đó là:
- Môi trường trong lớp học: Bao gồm các đồ dùng, đồ chơi học tập, vật
thật và các phương tiện khác nhu:
- Đồ chơi và tranh các loại (các con vật nuôi quen thuộc, động vật sống
trong rừng…).
- Đồ chơi và tranh các loại rau, củ, quả, các loại hoa.
- Đồ dùng sinh hoạt các loại (đồ dùng học tập, đồ dùng vệ sinh cá
nhân…)
- Máy tính, ti vi, đầu VCD, phần mềm Kidsmart, đĩa về thế giới động vật.
- Các đồ dùng thí nghiệm, thử nghiệm như chai cốc, phẩm mầu, hột, hạt,
xốp.
- Đồ dùng gia đình (bộ đồ chơi nấu ăn)
- Dụng cụ lao động đơn giản (cuốc, xẻng, chậu, xô múc nước…)
- Các loại phương tiện giao thông (ôtô, tàu thuỷ…)
- Các loại đồ dung, đò chơi, tranh ảnh về các loại nghề nghiệp (đồ chơi
bác sĩ, đồ chơi xây dựng).
- Các loại tranh lô tô.
- Các loại hình tự tạo: Tranh động về các đề tài mô hình, sa bàn.
- Các loại đồ chơi trẻ làm, có trong thiên nhiên như các loại hột, hạt, sỏi,
đá, vỏ sò, hến, rơm, rạ, xốp, hộp bìa…
- Ti vi để cuốn ống cuộn để cuốn tranh tạo thành những đoạn phim ngắn.
9
Trong quá trình thực hiện để đạt được theo nội dung của giáo dục mà các
đồ dùng, đồ chơi giáo viên lựa chọn và sắp xếp trang trí phù hợp với chủ đề
thực hiện.
Ví dụ: Với chủ điểm “Thế giới thực vật”. Lớp học được trang trí sắp xếp
các loại cây, hoa, quả cũng như quy trình trồng cây: cuốn tranh phim sử dụng
về sự phát triển của câu. Để tạo được môi trường trong lớp tham mưu với Ban
giám hiệu, phối kết hợp với các biện pháp hỗ trợ về tổ chức CSVC, nguyên
liệu, phế liệu từ đó mà giáo viên lên kế hoạch mua sắm, làm thêm đồ dùng để
trẻ hoạt động.
Góc thiên nhiên:
Góc thiên nhiên là góc dành cho những hoạt động chung “Cho trẻ khám
phá môi trường xung quanh” với mục đích thường xuyên cho trẻ được mở rộng
tầm hiểu biết thiên nhiên. Khi tiếp xúc với các đối tượng sinh động của thiên
nhiên, trẻ em được mở rộng óc quan sát và hứng thú với thiên nhiên. Trong khi
chăm sóc các giống loài nuôi trồng ở góc thiên nhiên thì trẻ được hình thành
cái kỹ xảo lao động, được bồi dưỡng những phẩm chất như lòng yêu lao động,
thái độ giữ gìn góc thiên nhiên, ý thức trách nhiệm với công việc được giao.
Với ý nghĩa như vậy nên hướng cho giáo viên xây dựng góc thiên nhiên với
điều kiện của lớp học như: góc thiên nhiên được sắp xếp tại một góc rộng
ngoài hành lang gần cửa phụ của lớp với các loại cây cảnh như: thuyết mộc
lan, cây xanh, hoa lan ý, hoa bạch ngọc, hoa mười giờ, hoa sam Nhật, cây vạn
liên thanh. Ngoài ra còn có bể cá cảnh nhỏ vừa phải, đồ chơi cát, nươc, bình
tưới, khăn lau.. và bộ sưu tập tranh ảnh của từng đề tài cho trẻ làm quen với
môi trường tự nhiên và xã hội, giá sách bày của những tác phẩm văn học, về
thiên nhiên và xã hội khác nhau.
Vườn trường:
Trong khu thiên nhiên vườn trường, trẻ được trực tiếp tiếp súc với cát,
sỏi, đá, nước… trẻ có thể mang ra sân bộ đồ chơi xúc cát, chơi xây nhà… Trẻ
được hoạt động trong không gian thoáng mát, hít thở không khí trong lành có
tác dụng tăng cường sức khoẻ cho trẻ. Trước mắt trẻ môi trường thiên nhiên
được mở rộng, tầm nhìn của trẻ cũng rộng hơn, xa hơn, sự tò mò ham thích thế
giới xung quanh càng tăng. Cái đẹp của thiên nhiên được trẻ hấp thụ một cách
trực diện. Khi đã biết cảm xúc sâu sắc trước cái đẹp của thiên nhiên, trẻ càng
thêm yêu quý và trân trọng nó hơn.
10
Trong vườn trường có thể cho trẻ tham gia lao động hình thành một số kĩ
năng lao động đơn giản: Xới đất trồng, gieo hạt, tưới cây, làm cỏ. Thông qua
hình thức lao động, giáo dục cho trẻ ý thức tự giác, tinh thần lao động tập thể,
trách nhiệm hoàn thành các công việc được giao. Nhận thức được điều đó, với
điều kiện cho phép của nhà tôi chỉ đạo giáo viên tạo thành những “vườn rau,
vườn hoa của bé” nho nhỏ rất xinh để trẻ có điều kiện tham gia lao động.
Ngoài ra tôi hướng dẫn cho giáo viên tận dụng những hộp xốp để trồng rau và
trồng hoa để trên những góc thiên nhiên của lớp để tạo thành khu vườn rất đẹp
và tiện cho trẻ hoạt động.
- Thực hiện điều này tôi tổ chức cho giáo viên tham quan lớp điểm,
trường điểm trong huyện và ngoài huyện để học tập rút kinh nghiệm, áp dụng
thực hiện vào trường lớp của mình, vào các buổi sinh hoạt chuyên môn.
+ Kết hợp với tổ chuyên môn trao đổi thảo luận về cách sắp xếp bố trí
lớp học sao cho phù hợp với điều kiện của lớp và ý thích của trẻ đề thu hút
được sự chú ý, kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt động khám phá MTXQ.
+ Xây dựng một lớp điểm về tạo môi trường khám phá MTXQ, sau đó
nhân rộng đại trà các lớp còn lại.
+ Phối kết hợp với các phụ huynh tranh thủ về các loại cây cảnh, nguyên
vật liệu… tạo môi trường cho trẻ hoạt động.
* Bồi dưỡng giáo viên biết sử dụng linh hoạt, có sáng tạo nhiều phương
pháp, biện pháp và các hình thức khác nhau, đặc biệt là các phương pháp đặc
thù của việc cho trẻ khám phá MTXQ. Cụ thể:
- Tổ chức cho trẻ khám phá MTXQ thông qua hoạt động chung.
Để tổ chức hoạt động cho trẻ khám phá MTXQ bao gồm những hình
thức khác nhau như: thông qua các hoạt động cuộc sống hàng ngày, ở mọi lúc,
mọi nơi, thông qua hoạt động chung… Mỗi một hình thức đều có mặt mạnh và
hạn chế. Vì vậy giáo viên cần nắm vững và kết hợp các hình thức trên sao cho
nhịp nhàng, cân đối tạo được sự hỗ trợ lẫn nhau. Tổ chức cho trẻ khám phá
MTXQ thông qua hoạt động chung là hình thức cơ bản nhất để dạy trẻ khám
phá môi trường xung quanh vì hình thức này thực hiện nhiệm vụ của môn học
một cách đầy đủ nhất so với các hình thức khác (vui chơi, sinh hoạt, dạo
chơi…) Hình thức “giờ học” giúp trẻ lĩnh hội tri thức một cách có hệ thống,
liên tục và chính xác; đồng thời trong “Giờ học” các thao tác trí tuệ được tiến
hành một các tích cực và việc phát triển năng lực trí tuệ của trẻ được thúc đẩy
11
nhanh chóng, mạnh mẽ… Chính vì vậy mà tôi hướng cho giáo viên thiết kế bài
dạy. Khi thiết kế bài dạy giáo viên có thể thiết kế theo các nội dung sau:
- Xác định mục tiêu của bài:
Tuỳ vào từng nội dung cung cấp cho trẻ về thiên nhiên hay xã hội, trẻ
hiểu biết và đặc điểm nhận thức của trẻ về đối tượng đó mà giáo viên xác định
mục đích yêu cầu cụ thể, với nội dung mới mà nhiều trẻ chưa biết thì giáo viên
yêu cầu về phần kiến thức là cung cấp dạy trẻ nhận biết, gọi tên, đặc điểm, tính
chất, đối tượng…
Với những nội dung trẻ đã biết thì yêu cầu ở phần kỹ năng cao hơn như:
biết so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát, mở rộng sự hiểu biết của trẻ về sự
vật hiện tượng xung quanh làm giàu vốn từ, phát triển ngôn ngữ và rèn luyện
các thao tác trí tuệ. Cùng với nó là đề ra mục đích giáo dục tuỳ thuộc vào từng
nội dung và nhiệm vụ giáo dục khác nhau.
Ví dụ: Với đề tài: “Nước biển có mặn không?”.
Chủ đề: Quê hương - đất nước và Bác Hồ.
- Về kiến thức:
+ Trẻ kể được tên quê của mình.
+ Biết thành phần của nước biển: có muối, nước…
+ Biết cách pha chế nước biển: từ muối, nước và màu xanh dương…
- Về kỹ năng:
+ Trả lời các câu hỏi mạch lạc, làm theo yêu cầu của cô.
+ Các thao tác pha chế.
- Thái độ: Khi ra biển chơi phải cẩn thận, đi với người lớn.
- Chuẩn bị:
- Đồ dùng dụng cụ trực quan: Trong quá trình dạy học, các phương pháp
trực quan bao giờ cũng được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác có tác
dụng tích cực cho việc phát triển trí tưởng tượng, óc thẩm mĩ và năng lực tri
giác. Tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động tích cực, chủ động và sáng tạo.
Chính vì vậy tuỳ thuộc vào nội dung mà tôi hướng giáo viên biết lựa chọn đối
tượng cho trẻ làm quen có thể là vật tật, tranh ảnh, đồ chơi…
Ví dụ: Đề tài “Động vật sống trong rừng”.
+ Phim về các con vật.
+ Tranh ảnh về các con vật có dây đeo.
+ Trống gõ.
12
- Các phương pháp dạy học: Phương pháp hướng dẫn trẻ khám phá với
môi trường xung quanh là môn học tích hợp nhiều hình thức khoa học tự
nhiên và xã hội, đồng thời cũng là nơi hội tụ phương pháp của các hoạt động
và các môn học khác. Chính vì vậy tuỳ vào từng nội dung của hoạt động mà
giáo viên chọn những phương pháp nào và phối hợp sao cho linh hoạt và nhịp
nhàng hợp lý và biện pháp, thủ thuật… trong một hình thức hoạt động, giúp
trẻ tham gia hoạt động nhận thức thế giới xung quanh một cách sinh động,
thoải mái, không áp đặt, không gò bó.
Ví dụ: Đề tài “Nước biển có mặn không?” Giáo viên có thể sử dụng các
phương pháp: phương pháp thử nghiệm, phương pháp quan sát, phương pháp
đàm thoại, biện pháp kể chuyện.
- Nội dung tích hợp: Để giúp trẻ đạt được một mục tiêu nào đó trong
hoạt động giáo viên tổ chức, đưa trẻ vào nhiều môi trường, cách thức hoạt
động khác nhau. Có như vậy hoạt động giáo dục mới được cải thiện. Tổ chức
cho trẻ hoạt động có chủ đích môi trường xung quanh theo quan điểm tích
hợp chính là giúp trẻ lĩnh hội những kiến thức trong môi trường tự nhiên- xã
hội đan quyện vào nhau không chia cắt.
Ví dụ: Với đề tài “Nước với đời sống con người”, giáo viên có thể chọn
nội dung tích hợp âm nhạc “Giọt mưa và em bé”, Toán “So sánh nhiều hơn, ít
hơn của các chai nước”.
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Để trẻ khám phá MTXQ một cách tích cực cũng như khơi gợi trong trẻ
niềm đam mê, sự hiểu biết qua hoạt động này thì yêu cầu giáo viên phải sử
dụng kết hợp các phương pháp, biện pháp và thủ thuật khác nhau như: hát, chơi
trò chơi, kể chuyện…
Ví dụ: Khi làm thí nghiệm giải thích hiện tượng mưa bằng cách cho trẻ
hát bài “Cho tôi đi làm mưa”. Hỏi trẻ: “Mưa ở đâu? Mưa có tác dụng gì với
thiên nhiên, con người…?”
Khi đã hướng trẻ vào đối tượng nhận thức, cho trẻ tiến hành thí nghiệm
để giải thích hiện tượng, sự vật, nào đó. Tiếp theo để trẻ tự bộc lộ những hiểu
biết của mình vừa khám phá, giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại, câu
hỏi buộc trẻ phải tích cực tìm kiếm, phát hiện mối quan hệ giữa các đối tượng
với nhau.
13
Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát làm thí nghiệm, giải thích hiện tượng gió. Hỏi
trẻ:
? Khi cô thổi vào 3 vật thì các con thấy có chuyện gì xảy ra?
? Tại sao tờ giấy và lông chim có thể bay lên được? Còn san hô vì sao lại
không bay?
Sau mỗi câu trả lời của trẻ, giáo viên cho trẻ nhận xét hoặc bổ sung thêm
câu trả lời của bạn. Trong quá trình đó giáo viên luôn lưu ý giúp trẻ diễn đạt ý
của mình rõ ràng, mạch lạc và phát âm đúng những từ khó.
Ví dụ: Con thấy bạn trả lời như thế nào? Theo con thì như thế nào mới
đúng?
Khi trẻ nhận xét xong giáo viên khẳng định câu trả lời đúng, uốn nắn câu
sai, bổ sung thêm hoặc mở rộng hiểu biết cho trẻ khi cần.
Ví dụ: Giải thích thí nghiệm về “Vật bay được hay không bay được là do
tốc độ của gió.
+ Theo con tại sao lá cây bay đi khắp nơi và cây lại rung chuyển được.
+ Vậy chúng ta gọi đó là gió gì?...
Để trẻ khẳng định một hiện tượng hay một biểu tượng nào đó giáo viên
tiến hành cho trẻ làm thí nghiệm để trẻ tự khám phá. Lúc này giáo viên chỉ là
người gợi mở, hướng trẻ tập trung làm thí nghiệm và nêu nhận xét.
Ví dụ: Hiện tượng gió? trẻ: theo con gió ở đâu? Làm sao con biết?
Tiếp theo để củng cố hoạt động giáo viên sử dụng các phương pháp, hình
thức khác nhau. Cho trẻ chơi trò chơi có nội dung phù hợp với bài học, cho trẻ
vẽ tranh hoặc tham gia lao động…
Ví dụ: Với bài gió: cho trẻ chơi trò chơi tiếp sức.
Kết thúc hoạt động: Nhận xét kết quả hoạt động. Lời nhận xét nhẹ
nhàng, khuyến khích trẻ làm ham mê hiểu biết chủ động sáng tạo.
Sau khi tổ chức bài dạy trên lớp, yêu cầu giáo viên đánh giá kết quả đạt
được so mới mục tiêu của bài. Số trẻ đạt được là bao nhiêu, số trẻ chưa đạt
được là bao nhiêu? Sử dụng hình thức, phương pháp, biện pháp như thế có
phù hợp không? Cần điều chỉnh ở chỗ nào?... phải bổ sung những gì chưa
thực hiện và lên kế hoạch bồi dưỡng những trẻ chưa đạt được theo mục tiêu
của bài.
- Tổ chức cho trẻ khám phá MTXQ thông qua hoạt động vui chơi.
14
Với trẻ mẫu giáo “Học mà chơi - Chơi mà học”. Vì vậy thông qua hoạt
động vui chơi củng cố và mở rộng sự hiểu biết của trẻ về các sự vật và hiện
tượng xung quanh, đồng thời trẻ vận dụng được kiến thức, kỹ năng thu
lượm trong cuộc sống xung quanh phản ánh qua hoạt đông vui chơi. Rèn
luyện trẻ biết cách sử dụng, đồ dùng đồ chơi, giáo dục trẻ cách ứng xử trong
quan hệ với xã hội, với thiên nhiên.
Từ đó ở góc khoa học tôi hướng dẫn cho giáo viên chuẩn bị những đồ
dùng, dụng cụ để trẻ tiến hành thí nghiệm phù hợp với chủ đề
Ví dụ: Chủ đề “Thế giới thực vật” với đề tài “Cây cần gì để lớn lên?” Cho
trẻ làm thí nghiệm: pha phẩm màu đỏ, cho nước, cho một thân cây non sống
cắm vào?” Trẻ quan sát cây non trước và sau khi cắm vào cốc nước, điều gì đã
xảy ra? …
Tuỳ vào từng nội dung, chủ đề và những kiến thức cần củng cố hay mở
rộng cho trẻ mà giáo viên lựa chọn thí nghiệm thử nghiệm cho phù hợp với
khoảng thời gian, hoạt động ở góc và khả năng nhận thức và kỹ năng làm thì
nghiệm của trẻ.
- Tổ chức cho trẻ khám phá Môi trường xung quanh thông qua hoạt động
ngoài trời.
Cho trẻ khám phá môi trường xung quanh là môn học về môi trường thiên
nhiên và xã hội, do đó, dạo chơi và lao động ngoài trời là hình thức phổ biến, có
vai trò đặc biệt quan trọng ở trường mầm non và gia đình. Với mục đích: tạo
điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, quan sát các sự việc và hiện tượng
thiên nhiên sống động, khơi gợi và làm giàu thêm cho trẻ những cảm xúc thẩm
mỹ trước vẻ đẹp của thiên nhiên và xã hội. Tạo điều kiện để trẻ vận dụng những
hiểu biết của mình vào hoàn cảnh thiên nhiên sẵn có. Thoả mãn yêu cầu vận
động và rèn luyện sức khoẻ cho trẻ. Giáo dục tình cảm gần gũi gắn bó, có thiện
cảm và ý thức bảo vệ giữ gìn, quỹ trọng cái đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống.
Để thực hiện được mục đích của hoạt động đi dạo, trước tiên yêu cầu giáo
viên chuẩn bị nội dung cụ thể cho từng buổi có mục đích nhằm củng cố hoặc
làm quen với thiên nhiên và xã hội.
Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Thế giới thực vật” cho trẻ làm quen với sự
phát triển của cây trong thiên nhiên, cho trẻ quan sát và trẻ phát hiện sự thay đổi
của cây cũng như các điều kiện sống của cây bằng các thí nghiệm gieo hạt…
15
Khi tổ chức cho trẻ đi dạo chơi, giáo viên cho trẻ tự phát hiện, tìm kiếm
những sự thay đổi của cây trong thiên nhiên.
Ví dụ: Cây có lá vàng, lá xanh, lá vàng rụng, lá xanh to màu khác, lá trên
ngọn màu xanh khác, hay cây sống nhờ đất, nước, ánh sáng.
Tuỳ vào từng nội dung và yêu cầu của buổi dạo chơi giáo viên hướng dẫn
trẻ thực hiện một nội dung theo cả lớp hay theo nhóm. Trong quá trình trẻ dạo
chơi giáo viên bao quát chung, vừa theo dõi giúp đỡ trẻ. Nhưng giáo viên chú ý
kỹ trẻ độc lập quan sát, nhận xét trao đổi, trò chuyện với nhau, kể chuyện, đọc
thơ và cùng nhau chơi các trò chơi.
Sau khi trao đổi với giáo viên về cách thiết kế bài dạy để giúp giáo viên
biết lựa chọn nội dung, các phương pháp, biện pháp dạy học một các linh hoạt
sáng tạo trong quá trình thực hiện hoạt động cho trẻ khám phá MTXQ đạt kết
quả tốt. Cụ thể:
- Kết hợp với tổ trưởng tổ chuyên môn, các giáo viên giỏi của trường xây
dựng tiết mẫu, tổ chức cho giáo viên dự giờ rút kinh nghiệm.
- Cùng tổ trưởng, giáo viên thiết kế nhứng giáo án có vận dụng linh hoạt
sáng tạo các phương pháp, biện pháp tổ chức và tích hợp các nội dung giáo dục
theo chủ đề. Sau đó cử các giáo viên nghiên cứu tổ chức theo giảng để rút kinh
nghiệm.
- Hướng cho giáo viên tực thiết kế những tiết dạy mời BGH, tổ chuyên
môn đến dự và rút kinh nghiệm bổ sung.
- Trao đổi với giáo viên cách vận dụng các phương pháp, biện pháp dạy
học cho phù hợp linh hoạt vào trong tiết dạy cũng như các hình thức tổ chức
cho trẻ khám phá MTXQ khác một cách có hiệu quả.
- Hướng cho giáo viên chú ý mở rộng vốn từ cho trẻ luyện phát âm chính
xác, diễn đạt mạch lạc, tạo điều kiện cho trẻ sử dụng tích cực vốn từ và phát
triển ngôn ngữ.
- Đưa nội dung tổ chức hoạt động khám phá MTXQ cho trẻ mẫu giáo lớn
vào các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng để giáo viên trao đổi đi đến
thống nhất chung.
* Bồi dưỡng cho giáo viên biết sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào
tổ chức hoạt động khám phá MTQ:
- Lựa chọn nội dung ứng dụng CNTT phù hợp:
16
Mỗi một phương tiện đồ dùng trực quan đều có cái được và chưa được, chính
vì vậy tôi hướng giáo viên biết lựa chọn nội dung phù hợp, khai thác thế mạnh
của CNTT. Cụ thể : Với những đề tài khó chọn đồ dùng, tài liệu thì ta dùng
phương tiện CNTT .
Ví dụ: Chủ đề thế giới động vật, bài khám phá khoa học: “Động vật sống
trong rừng” giáo viên vào mạng chọn những hình ảnh các con vật sống trong
rừng, đoạn video clip về nơi sống, vận động, sinh sản, thức ăn…, các bài hát về
các con vật sống trong rừng. Với các nội dung như vậy không những gây hứng
thú, phát huy tính tích cực cho trẻ vào hoạt động mà còn giúp trẻ hiểu được các
đặc điểm, cấu tạo…, sự giống và khác nhau giữa các con vật một cách sâu sắc.
- Với những đề tài chỉ dùng tranh ảnh, thì giáo viên có thể sử dụng CNTT
như chọn các tranh có sẵn, phù hợp hoặc chụp ảnh để thiết kế bài giảng.
- Thiết kế các trò chơi củng cố bài dạy như: ô cửa bí mật, chọn phương án
đúng- sai…bằng các hiệu ứng thích hợp gây được sự hứng thú tích cực tham gia
của trẻ
- Lựa chọn nội dung ứng dụng đòi hỏi giáo viên phải biết sử dụng linh hoạt,
sáng tạo các phương tiện dạy học kết hợp như: sử dụng mô hình, tranh ảnh,
CNTT, biết sắp xếp các phần cần sử dụng phương tiện gì là phù hợp nhất.
Ví dụ: Khi cho trẻ tìm hiểu khám phá về “Nước và sự cần thiết với con
người”
+ Với nội dung tìm hiểu về các nguồn nước thì chọn phương tiện CNTT cho
trẻ xem các hình ảnh động về các nguồn nước: sông, suối, biển; hình ảnh minh
hoạ các nguồn nước: ao, bể, giếng khơi, giếng khoan…
+ Nội dung tìm hiểu đặc điểm tính chất của nước: dùng vật thật, các thử
nghiệm nếm, hoà tan, bay hơi…
+ Nội dung tìm hiểu về ích lợi của nước với con người, sau phần trò chuyện
để củng cố sử dụng các hình ảnh CNTT như: người đang uống nước, tắm, rửa
rau, rửa hoa quả…
+ Nội dung mở rộng nước với động vật, thực vật: dùng hình ảnh các con vật
không có nước ở những cánh đồng nứt nẻ, rừng cây khô bị cháy…
+ Nội dung để tìm hiểu điều kỳ diệu của nước: sử dụng vật thật các bát nước
để đánh một bản nhạc…
+ Nội dung củng cố bài học: sử dụng CNTT cho trẻ xem video clip truyện
“Cuộc phưu lưu của những giọt nước”
17
+ Để tích hợp các lĩnh vực giáo dục khác sử dung CNTT nhúng các bản nhạc
, bài hát có nội dung về chủ đề nước.
- Tóm lại: Khi sử dụng nội dung ứng dụng CNTT giáo viên lựa chọn nội
dung phù hợp , khai thác được điểm mạnh mà các phương tiện khác không có,
tránh lạm dụng, sử dụng kết hợp linh hoạt các phương tiện đồ dùng dạy học
khác thì mới có hiệu quả giáo dục cao.
- Sử dụng phần mềm kidsmart:
Ngoài việc tổ chức cho trẻ hoạt động với Kidsmart vào các giờ chơi, giáo
viên còn có thể ứng dụng Kidsmart để xây dựng các trò chơi, làm đồ dùng đồ
chơi để phục vụ giờ học của trẻ và có thể tổ chức hoạt động trực tiếp từ kidsmart
trong giờ học. Vì vậy tôi hướng cho giáo viên có thể sử dụng kidsmart như một
phương tiện dạy học.
Trong một hoạt động theo chủ đề, đề tài của trẻ thì thường bao gồm nhiều
hoạt động. Mỗi hoạt động có thể giúp trể một lĩnh vực nào đó. Để tổ chức các
hoạt động, ngoài việc soạn kế hoạch tổ chức, giáo viên còn phải làm giáo cụ dạy
học cho cả cô và trẻ.Việc sử dụng trực tiếp kidsmart sẽ không chỉ giúp cho giờ
học sinh động, thu hút, hấp dẫn trẻ và kích thích trẻ hào hứng, chủ động tham
gia hoạt động mà còn giúp giảm bớt giáo cụ cho giáo viên.
Ví dụ: khi cho trẻ tìm hiểu về sự phát triển của cây. Giáo viên có thể mở
sẵn ngôi nhà khoa học của Samy, xưởng làm phim,chọn quá trìh phát triển của
cây. Sau khi cho trẻ tham gia các hoạt động bên ngoài, giáo viên có thể cho trẻ
tập trung trước màn hình máy tính (đi xem phim )và mở căn phòng lên cho trẻ
sắp xếp làm đoạn phim các quá trình phát triển của cây.
Với âm thanh sôi động, cùng với các lời chỉ dẫn, giáo viên có thể cho bé
thực hiện trực tiếp trên máy tính, các bé ở dưới quan sát và nhận xét xem điều gì
xảy ra khi bạn thực hiện.
Sau khi một số trẻ đã thực hiện xong, các bé sẽ rút ra kết luận về quá
trình sinh trưởng và phát triển của cây, cũng như điều kiện sống của cây. Một
phương pháp vừa học, vừa thực hành và tự rút ra kết luận dưới sự hướng dẫn
của giáo viên sẽ giúp trẻ tiếp thu bài học một cách nhanh chóng và lâu hơn.
Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thể làm những đồ dùng giống như trong
chương trình và chuyển qua chế độ yêu cầu, trẻ lắng nghe yêu cầu trên máy tính
và thực hiện.
18
Với phương pháp học vừa trực quan sinh động, vừa giúp trẻ làm quen với
máy tính thông qua việc thao tác trực tiếp trên máy tính sẽ giúp trẻvừa tiếp cận
với các phương tiện công nghệ thông tin, vừa giúp cho giờ học sôi nổi và mang
lại hiệu quả cao hơn với các phương pháp trực quan bằng hình ảnh bình thường.
- Khi sử dụng phần mềm power point trong tổ chức cho trẻ khám phá môi
trường xung quanh.
Môi trường xung quanh đối với trẻ vô cùng rộng lớn khó hiểu , trẻ lại rất
tò mò hiếu động, trẻ luôn đặt ra vô vàn câu hỏi : Nó là cái gì? Nó như thế nào ?
Vì sao nó lại như vậy?.....Do vậy việc tổ chức cho trẻ khám phá môi trường
xung quanh cần được linh hoạt , hệ thống, khoa học với những màu sắc sặc sỡ,
hình ảnh rõ nét, âm thanh “thật” thì sẽ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ
nhàng, trẻ thoả mãn được thắc mắc của mình. Trên thực tế có nhiều giờ hoạt
động làm quen với MTXQ giáo viên không thể có đủ điều kiện để cho trẻ được
cầm nắm hay quan sát trực tiếp
Ví dụ :Quan sát một số con vật sống trong rừng . Nếu chỉ quan sát tranh
thì tiết học sẽ trở nên đơn điệu, trẻ sẽ nhàm chán, hiệu quả của giờ học sẽ có
phần hạn chế . Nhưng nếu cô ứng dụng phần mềm power point cho trẻ quan sát
các con vật đang chuyển động , với những hình ảnh “thật” thì trẻ sẽ rất thích thú,
tập trung chú ý …, giờ học sẽ đạt kết quả như mong muốn.
Mục đích :Giúp trẻ nắm được kiến thức về màu sắc, hình dạng kích
thước… của sự vật hiện tượng. Biết gọi tên, đặc trưng nơi sinh sống, điều kiện
sống ….của sự vật hiện tượng.
Với những màu sắc đẹp mắt, hình ảnh rõ nét gây hứng thú cho trẻ, trẻ sẽ
dễ nhớ lâu quên.
Trẻ biết tự chăm sóc, bảo vệ bản thân trước những con vật hung giữ, trước
sự thay đổi của thời tiết, biết yêu thương chăm sóc cho cây cối, vật nuôi .
Ví dụ :Cho trẻ quan sát một số con vật sống trong rừng.(con voi,con gấu,
con khỉ).
Giúp trẻ biết tên gọi, đặc trưng, môi trường sống của các con vật sống
trong rừng. Trẻ biết nguồn thức ăn của chúng , tránh xa chúng, không đến quá
gần chúng
Chuẩn bị: Lên mạng vào trang ‘‘động vật sống trong rừng” copy hình ảnh
con voi , con gấu , con khỉ, các đoạn videoclip về hoạt động của các con vật.
19
Vào phần power point chọn slide show tạo trang trình diễn cho từng con
vật xuất hiện có gắn tên tương ứng, lồng nhạc bài “Đố bạn biết” tải về máy và
thiết kế bài giảng trình chiếu.
Tiến hành :Cô mở nhạc hát bài “Đố bạn biết”.Trẻ hát theo.
Cho trẻ kể những con vật có trong bài hát.
Chiếu cho trẻ xem các hình ảnh trong bài giảng , hỏi tên con vật, đặc điểm
của các con vật .
Con voi đang ăn như thế nào ? Nó dùng gì để lấy thức ăn?
Con khỉ đang làm gì ? Vì sao khỉ có thể leo cây giỏi như vậy? .....
Giáo dục trẻ.
* Bồi dưỡng cho giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền và phối kết hợp
Tuyên truyền là một biện pháp không thể thiếu được để góp phần mang đến
thành công cho một công việc gì đấy. Vì vậy tôi hướngn cho giáo viên đẩy mạnh
công tác tuyên truyền về kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và kiến thức
khám phá MTXQ nói riêng đến các bậc phụ huynh, tới toàn thể xã hội bằng cách.
Thông qua các buổi họp của lớp giáo viên thông báo hết chủ đề cũ, đến chủ đề
mới để trẻ tìm hiểu khám phá, yêu cầu phối hợp sưu tầm hỗ trợ nguyên vật liệu
gì? Hoặc trong chủ đề này yêu cầu phụ huynh giúp trẻ làm một số thử nghiệm
đơn giản và trao đổi ghi lại kết quả nhận xét của trẻ. Trưng bày các sản phẩm thí
nghiệm, thử nghiệm của trẻ đề phụ huynh quan sát. Viết bài đưa tin phát thanh
trên đài truyền thanh của trường, địa phương, trang web của trường. Tổ chức hội
thi “Bé với môi trường xanh” của lớp.
3.2.2. Giải pháp 2: Kiểm tra đánh giá
- Thông qua việc theo dõi thực hiện kế hoạch giáo dục hàng ngày để kiểm
tra việc thực hiện có nghiêm túc và thường xuyên không?.
- Kiểm tra đột xuất không báo trước các hoạt động cho trẻ khám phá
MTXQ.
- Kiểm tra dự giờ khám phá MTXQ theo kế hoạch dự giờ hàng tháng.
- Dự giờ các hoạt động khác để đánh giá mức độ nợp nội dung khám phá
khoa học vào quá trình giáo dục trẻ.
- Tổ chức thao giảng, hội thi giáo viên giỏi về hoạt động khám phá khoa
học cho trẻ.
Trong quá trình dự giờ thăm lớp đội thường xuyên quan sát ghi chép các
hoạt động của giáo viên để đánh giá rút kinh nghiệm, cái gì thực hiện tốt, cái gì
20
còn tồn tại, cái gì chưa, thực hiện chưa tốt, cái gì giáo viên lên kế hoạch bồi
dưỡng tiếp vào giai đoạn sau.
- Đánh giá kết quả thực hiện của giáo viên vào các buổi sinh hoạt chuyên
môn của tổ, trường hàng tháng.
Biểu dương khen ngợi kịp thời những giáo viên tổ chức tốt có tiến triển
hoạt động cho trẻ khám phá xung quanh.
3.2.3. Giải pháp 3: Tổ chức hoạt động giáo dục trên trẻ.
- Hướng dẫn giáo viên cách tổ chức hoạt động để trẻ tham gia tích cực và
kích thích sự tò mò, tìm tòi, phát hiện những điều kì diệu về sự vật hiện tượng
xung quanh.
Qua quá trình khảo sát về khả năng nhận thức của trẻ với giáo dục MTXQ
cho thấy rằng: các khả năng tri giác các sự vật hiện tượng (SVHT) một cách
chính xác nhanh nhạy, tính tìm tòi và các thao tác trí tuệ còn hạn chế mức độ đạt
được chưa cao. Chính vì vậy để giúp trẻ phát triển các kỹ năng này tôi trao đổi
cùng giáo viên về các phương pháp, biện pháp để dạy trẻ khám phá SVHT một
cách tính cực nhất. Thông qua hoạt động này mà các quá trình nhận thức của
trẻ được hình thành và phát triển. Cụ thể:
Với hoạt động cho trẻ khám phá SVHT được tổ chức theo các bước sau:
- Cho trẻ tiếp xúc nhiều lần với đối tượng cần khám phá bằng các giác
quan: yêu cầu giáo viên dành thời gian nhất định cho trẻ cầm nắm, ngắm nghía
chơi với đối tượng, bắt chước động vật…
Để tìm hiểu khám phá đặc điểm, cấu tạo của các loại quả cho tiếp xúc
nhiều lần: nhìn, sờ, ngửi, cầm nắm…
- Cho trẻ thể hiện những gì đã khám phá được: Yêu cầu giáo viên cần
chuẩn bị các câu hỏi nhằm tích cực hoá đứa trẻ. Các câu hỏi đưa ra phải phù
hợp với từng thời điểm trong quá trình khám phá nhằm cung cấp kiến thức hiểu
biết của trẻ.
Ví dụ: Câu hỏi gợi ý: Đây là cái gì? cái móc này để làm gì?
Và phát triển các kỹ năng nhận thức: quan sát, so sánh phân loại, tính
toán, đo lường và sử dụng số, xếp thứ tự, phân hạng, giao tiếp, suy luận, dự
đoán, thử nghiệm. Cụ thể:
+ Các câu hỏi giúp trẻ quan sát tốt hơn, kích thích trẻ tìm hiểu chi tiết,
khám phá những điều về một sự vật, hiện tượng. Các câu hỏi thường dùng:
21
Nhìn thấy gì? Nói về điều gì? Có nhận xét gì? Nó như thế nào? Có mùi gì?
Đang làm gì?....
Ví dụ: Con có nhận xét gì về lông của con gà trống? Câu hỏi này hướng
trẻ tập trung quan sát mầu sắc, tính chất của con gà.
+ Các câu hỏi giúp trẻ so sánh: Tìm vật nhỏ nhất? Lớn nhất? Rộng nhất,
hẹp nhất?... so sánh hình dạng, màu sắc, kích thước (phía ngoài, bên trong) để
tìm điểm giống và khác nhau.
Ví dụ: So sánh hình dạng quả chuối và quả cam có gì khác nhau và giống
nhau?
+ Các câu hỏi khuyến khích trẻ phân loại các vật nặng có điểm gì giống
nhau và khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm nào mà xếp nhóm như vậy? Chúng có
gì giống và khác nhau.
Ví dụ: Phân loại một số đồ dùng trong gia đình: những đồ dùng có chất
liệu bằng nhựa, những đồ dùng có chất liệu bằng sứ.
+ Các câu hỏi khuyến kích trẻ đo lường và sử dụng. Đoán xem có bao
nhiêu viên sỏi trong hộp? Con làm thế nào để biết được cây này cao hơn cây
kia? Có bao nhiêu hạt?...
- Hướng dẫn trẻ xếp thứ tự và phân hạng các con vật: cao nhất - thấp nhất;
thấp nhất - cao nhất; bé - lớn…
+ Các câu hỏi khuyến khích trẻ giao tiếp: Hãy kể (nói, tiêu tả) về những gì
quan sát được? Hiểu như thế nào? Hãy kể câu chuyện về….Tại sao?
Ví dụ: Sau khi quan sát trò chuyện về các con vật giáo viên có thể hỏi trẻ:
Con hãy kể một câu chuyện về các con vật ở “Ao thiên nhiên bốn mùa”.
+ Các câu hỏi giúp trẻ suy luận: các con học được điều gì từ thử nghiệm
này? Nhìn vào… ta có thể đoán tại sao…?
Ví dụ: Thấy những giọt nước đọng trên cành hoa hồng, trẻ suy ra sương
đêm hoặc có ai tưới nước.
+ Các câu hỏi khuyến khích trẻ dự đoán: Điều gì sẽ xảy ra nếu…? Cháu
nghĩ như thế nào nếu? Do đâu mà có…?
Ví dụ: Khi làm thử nghiệm giải thích hiện tượng mưa giáo viên cho trẻ dự
đoán xem điều gì xảy ra cho ta cho nước nóng dần lên. (Cho nước vào nồi đun
nóng khi quan sát xong hỏi trẻ: Các con đã giải thích được tại sao trời có mưa
chưa? Vậy quá trình tạo thành của mưa như thế nào?
22
+ Câu hỏi khuyến khích trẻ thử nghiệm: Điều gì sẽ xảy ra nếu…? Con
nghĩ như thế nào nếu…?
Ví dụ: Làm thử nghiệm “Nước ở đâu bay hơi nhanh”.
Điều gì sẽ xảy ra nếu cho nước vào chậu, lọ, khay cùng một cốc nước. Từ
đó khuyến khích trẻ làm thử nghiệm một cách tính ưu.
Trong quá trình dạy trẻ khám phá SVHT gvg cần sử dụng cân hỏi và gợi ý
một số tình huống cho trẻ giải quyết. Nhưng số lượng và tính chất câu hỏi ở
từng bước khác nhau.
- Tạo mọi điều kiện cho trẻ được trải nghiệm. Trẻ thử nghiệm, quan sát
phát hiện đưa ra kết luận, yêu cầu giáo viên lựa chọn các hoạt động có cơ hội để
trẻ được trải nghiệm…
Ví dụ: Với hoạt động khám phá sự bay hơi của nước: Cho trẻ nhúng tay
vào nước rồi in lên bảng sau một thời gian nhất định yêu cầu trẻ quan sát xem
còn dấu tay trên bảng không?
Hãy làm thử nghiệm điều kiện sống của cây giáo viên có thể cho trẻ pha
phẩm màu vào nước và lấy một thân cây non cắm vào lọ nước màu - trẻ quan
sát thấy được sự hút nước của cây. Sau đó yêu cầu trẻ đưa ra kết luận và cô là
người chính xác lại.
- Tổng hợp đánh giá: Yêu cầu giáo viên hỏi trẻ hôm nay trẻ đã làm gì?
Phát hiện ra điều gì? Sau đó giáo viên ghi lại những hiểu biết của trẻ và tổng kết
lại.
Ví dụ: Sau khi khám phá vòng đời phát triển của bướm.
Giáo viên hỏi trẻ em đã làm gì? Còn đã phát hiện ra điều gì về vòng đời
phát triển của bướm (bướm mẹ đẻ trứng trên lá cây, trứng nlớn lên và nở thành
con sâu, khi sâu già nằm trong tổ kén nhộng, khi tổ khén khô và nứt vỏ thì một
con nước chui ra hoá thành con bướm với đầy đủ chận và cánh.
Tại sao vậy? Vậy để thành con bướm xinh đẹp, thì bướm phải trải qua
mấy giai đoạn?
- Xác định cho trẻ việc làm tiếp: Giáo viên có thể cho trẻ vẽ, làm mô hình
hoặc nói về những điều trẻ đã khám phá được.
Ví dụ: Sau khi quan sát về vòng đời phát triển của bướm trẻ có thể vẽ về
các quá trình phát triển của bướm theo những hình ảnh đã được quan sát.
Trong quá trình giáo viên tổ chức hoạt động cho trẻ khám phá MTXQ tôi
thường xuyên dự giờ, quan sát hoạt động của cô và trẻ để rút kinh nghiệm cho
23
giáo viên những gì trẻ đã đạt được, chưua đạt được từ đó tìm ra các biện pháp
giáo dục phối hợp tiếp theo.
* Để đánh giá kết quả của trẻ tôi cùng với tổ trưởng chuyên môn, giáo
viên chủ nhiệm các nhóm lớp kiểm tra đánh giá trẻ qua các bài tập, sau đó tổ
chức hội thi “Bé thông minh” cùng với sự đánh giá kết quả của trẻ là tuyên
truyền tới các bậc phụ huynh, các cô giáo và trẻ về vai trò của khám phá MTXQ
với sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ và trí tuệ.
3.2.4. Giải pháp 4: Tăng cường cơ sở vật chất:
- Từ kết quả khảo sát tôi nên kế hoạch tăng cường về các điều kiện cơ sở
vật chất cho giáo viên cụ thể.
- Để cải tạo môi trường thiên nhiên ngoài lớp học giáo viên tranh thủ sự
ủng hộ, hỗ trợ của phụ huynh như: chậu để trồng cây cảnh, cây cảnh, hộp xếp
để trồng rau.
- Lên kế hoạch cụ thể cho việc mua sắm và làm đồ dùng đồ chơi, với đồ
dùng đồ chơi để làm thì tổ chức cho giáo viên làm vào các buổi sinh hoạt
chuyên môn như tranh lô tô, các mô hình…
Với các đồ dùng dụng cụ thử nghiệm giáo viên có kế hoạch tìm kiếm sau
mỗi lần chuẩn bị sang chủ đề mới, kết hợp với phụ huynh để hỗ trợ như: chai,
lọ, nam châm, ốc vít, hột hạt…
- Lê kế hoạch tổ chức hội thi trang trí lớp, thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo.
- Tham mưu với BGH nhà trường, với các cấp lãnh đạo đầu tư, hỗ trợ
những phương tiện dạy học như máy chiếu, máy tính xách tay, nối mạng
Internet tới các lớp học, phòng máy Kidsmart, ti vi kết nối được máy tính...
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp:
- Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 -2015
- Kế hoạch giáo dục độ tuổi mẫu giáo 5 – 6 tuổi
- Kế hoạc hoạt động chuyên môn năm học 2014 - 2015
- Kế hoạch ứng dụng CNTT năm học 2014 – 2015
- Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên.
- Các phương tiện hỗ trợ dạy học: Máy vi tính, ti vi màn hình rộng kết nối
với máy tính, mạng Iternet phủ toàn trường, phần mềm Kidsmart
- Kinh phí mua sắm bổ sung cải tạo cảnh quan môi trường trong và ngoài lớp
học.
- Giáo viên, học sinh 3 lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi trường mầm non Hưng Đạo.
24
3.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giái trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu:
3.4.1. Kết quả:
Có thể nói qua một năm thực hiện nghiên cứu áp dụng những biện pháp
chỉ đạo và hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi khám phá MTXQ(KPKH)
đã đạt được hiệu quả cao của hoạt động khám phá MTXQ(KPKH) với trẻ.
- Tìm ra được một số
* Kết quả giáo viên.
- Số giáo viên có nhận thức được vai trò của hoạt động khám phá môI
trường xung quanh và tổ chức thường xuyên là 6/6 đạt 100%.
- Số giáo viên thực hiện tốt có hiệu quả khám phá MTXQ cho trẻ mẫu
giáo lớn là 6/6 đạt 100%, tăng so với năm trước là: 16,3%.
- Tạo được môi trường hoạt động môi trường xung quanh đa dạng, phong
phú phù hợp với nội dung của từng chủ đề, nội dung hoạt động gần gũi với trẻ
03/03 lớp đạt 100%.
- Lựa chọn thiết kế được15 bài tập thí nghiệm, thử nghiệm.
- Đã sáng tác được 20 trò chơi.
- Thiết kế được nhiều tiết dạy theo hướng đổi mới có ứng dụng công
nghệ thông tin.
- Đã vận dụng linh hoạt có sáng tạo trong việc sử dụng các phương pháp,
biện pháp thủ thuật… vào việc tổ chức hoạt động môi trường xung quanh cho
trẻ, phát huy được tính tích cực của trẻ vào hoạt động là 6/6 đạt 100%.
Giờ dạy “cho trẻ khám phá môi trường xung quanh” được nhà trường
công nhận đạt giờ dạy giỏi là 25/30 tiết dự đạt 83,3%; giờ khá là 5/30 tiết dự
16,7%.
- Giáo viên tham gia hội giảng hoạt động khám phá MTXQ cho trẻ mẫu
giáo 5- 6 tuổi đạt giỏi: 5/6 giờ đạt 83,3%; khá 1/6 giờ đạt 16,7%.
- Làm được 17 mô hình theo từng nội dung hoạt động như: vườn bách
thú, vườn bách thảo, vườn cổ tích, nơi hoạt động của các phương tiện giao
thông, ao thiên nhiên 4 mùa…
- Làm được nhiều bộ tranh lô tô bổ sung vào bộ đồ dùng của lớp.
* Kết quả giáo dục của trẻ.
Bước đầu trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tìm tòi, khám phá môi
trường xung quanh, các thao tác trí tuệ tư duy, ngôn ngữ được rèn luyện và thái
25