Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Hôn nhân và gia đình của người dao ở huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
–––––––––––––––––––––

LỤC THỊ SOAN

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA NGƢỜI DAO Ở
HUYỆN NGUYÊN BÌNH TỈNH CAO BẰNG
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐÀM THỊ UYÊN

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
tác giả, tất cả các số liệu, thông tin, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung
thực, chưa từng được công bố.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm luận văn và nhà
trường về sự cam đoan này.
Thái Nguyên tháng 7 năm 2015

Tác giả: Lục Thị Soan


Xác nhận của

Xác nhận của

Trƣởng khoa chuyên môn

ngƣời hƣớng dẫn khoa học

PGS.TS. Hà Thị Thu Thủy

PGS.TS. Đàm Thị Uyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
i



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành sâu sắc
tới cô giáo hướng dẫn nghiên cứu khoa học PGS. TS. Đàm Thị Uyên, cùng
toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Lịch Sử, trường Đại học Sư phạm - Đại
học Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, để tác giả hoàn thành tốt luận
văn theo quy định của nhà trường.
Tác giả cũng xin cảm ơn tới các cơ quan của tỉnh Cao Bằng: Ban dân tộc
tỉnh Cao Bằng, Sở Văn hóa thông tin, Thư viện tỉnh, và các phòng ban của
huyện Nguyên Bình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, để tác giả tiếp cận được
những nguồn tư liệu thiết thực liên quan tới luận văn.
Trong quá trình thực tế, điền dã, tại các làng bản, tác giả cũng nhận được
sự giúp đỡ tận tình của bà con, nhất là các già làng, trưởng bản với những câu
truyện lịch sử sinh động và ý nghĩa, từ đó giúp tác giả thu thập được nhiều tư

liệu quý giá. Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đã động viên,
khích lệ tác giả trong thời gian hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên tháng 4 năm 2015
Tác giả luận văn

Lục Thị Soan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – iiĐHTN


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................... iii
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt............................................................... iv
Danh mục các bảng........................................................................................... v
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài ............................... 6
4. Nhiệm vụ đề tài ........................................................................................ 6
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................... 6
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 7
7. Bố cục của luận văn: ................................................................................ 7
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI DAO Ở HUYỆN NGUYÊN
BÌNH TỈNH CAO BẰNG .............................................................................. 8
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên .............................................................. 8
1.2. Lịch sử hành chính huyện Nguyên Bình ............................................. 12
1.3. Người Dao ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng .............................. 14
1.3.1. Nguồn gốc lịch sử của người Dao ở Nguyên Bình ........................... 14

1.3.2. Tổ chức làng bản của người Dao ở huyện Nguyên Bình .................... 20
1.3.3. Tín ngưỡng, tôn giáo ........................................................................ 23
1.3.4. Văn học nghệ thuật .......................................................................... 27
1.4. Tình hình kinh tế - xã hội ................................................................... 30
Chƣơng 2: HÔN NHÂN CỦA NGƢỜI DAO Ở HUYỆN NGUYÊN
BÌNH TỈNH CAO BẰNG ........................................................................... 36
2.1. Hôn nhân, quan niệm truyền thống ..................................................... 36
2.2. Các nguyên tắc và hình thức hôn nhân ................................................ 38
2.2.1. Nguyên tắc ngoại hôn dòng họ ......................................................... 39
2.2.2. Nguyên tắc nội hôn đồng tộc ............................................................ 40

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
iii – ĐHTN


2.2.3. Nguyên tắc mệnh số ......................................................................... 41
2.2.4. Nguyên tắc cư trú sau hôn nhân ....................................................... 41
2.2.5. Tục ở rể ............................................................................................ 42
2.2.6. Hôn nhân với người khác tộc ........................................................... 44
2.3. Các nghi lễ hôn nhân ........................................................................... 45
2.3.1. Lễ hỏi vợ (coong nham) ................................................................... 45
2.3.2. Lễ cưới ............................................................................................. 52
2.4. Biến đổi về hôn nhân trong giai đoạn hiện nay .................................... 61
Chƣơng 3: GIA ĐÌNH CỦA NGƢỜI DAO Ở HUYỆN NGUYÊN
BÌNH TỈNH CAO BẰNG ........................................................................... 66
3.1. Quan niệm, tiêu chí phân loại gia đình ................................................ 66
3.1.1. Quan niệm ........................................................................................ 66
3.1.2. Tiêu chí phân loại ............................................................................. 68
3.2. Cấu trúc gia đình và quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ......... 68
3.3. Chức năng gia đình ............................................................................. 76

3.3.1. Chức năng sinh sản, tái sản xuất con người ...................................... 76
3.3.2. Chức năng kinh tế ............................................................................ 78
3.3.3. Chức năng giáo dục, xã hội .............................................................. 79
3.3.4. Chức năng văn hóa ........................................................................... 80
3.4. Những nghi lễ gia đình ........................................................................ 82
3.4.1. Nghi lễ thờ cúng tổ tiên .................................................................... 82
3.4.2. Nghi lễ sinh đẻ ................................................................................. 83
3.4.3. Nghi lễ trong tang ma ....................................................................... 85
3.5. Những biến đổi về gia đình trong giai đoạn hiện nay .......................... 88
KẾT LUẬN .................................................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 96
DANH SÁCH NHỮNG NGƢỜI CUNG CẤP TƢ LIỆU
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
iv – ĐHTN


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT


: Nam

O

: Nữ

=

: Quan hệ hôn nhân


|

: Quan hệ cha mẹ - con cái



: Anh, chị, em

ĐHQG, HN

: Đại học quốc gia, Hà Nội

ĐHKHXH&NV : Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
KHXH

: Khoa học xã hội

HN

: Hà Nội

Nxb

: Nhà xuất bản

NxbCTQG, HN : Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội
NxbVHTT

: Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin


TS

: Tiến sĩ

GDTH– ĐĐT

: Giáo dục Tiểu học - Đúng độ tuổi

THCS

: Trung học sơ sở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
iv – ĐHTN


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng thống kê các thành phần dân tộc trong huyện Nguyên Bình . 34
Bảng 2.1: Lễ vật thách cưới ........................................................................... 50
Bảng 3.1: Số con trong gia đình người Dao Đỏ ở thôn Nà Vài xã Thành Công......78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
v – ĐHTN


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phong tục tập quán là những nếp sống, phong tục, do những người sống
trong xã hội tự đặt ra, là sản phẩm văn hóa được tích lũy lâu dài của mỗi dân

tộc, và được chắt lọc qua hàng nghìn năm lịch sử. Trong đó, chứa đựng những
nét văn hóa đặc thù của từng dân tộc, làm thành chuẩn mực văn hóa để phân
biệt giữa tộc người này với tộc người khác. Việt Nam là một trong những quốc
gia đa dân tộc, trong đó mỗi dân tộc đều mang những nét văn hóa truyền thống
đặc sắc, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú cho nền văn hóa nước nhà.
Những nét văn hóa đó thể hiện trên nhiều mặt của đời sống cộng đồng tộc
người, mà nổi bật là trong đời sống gia đình, trong các nghi lễ ma chay,cưới
xin…
Xuất phát từ thực tiễn đó, Nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam tại
hội nghị lần thứ 5, BCH TW khóa VIII đã khẳng định “Nền văn hóa mà chúng
ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nền văn hóa Việt
Nam là nền văn hóa thống nhất, mà đa dạng trong cộng đồng và sắc thái của 54
thành phần dân tộc Việt Nam”.
Mục tiêu, nghiên cứu phong tục tập quán và văn hóa dân tộc thiểu số, là
nhằm nhận thức rõ thực trạng văn hóa một số dân tộc thiểu số chủ yếu, phát hiện xu
hướng phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập và toàn cầu hóa.
Nghiên cứu phong tục tập quán và văn hóa các dân tộc thiểu số, đem lại những hiểu
biết cơ bản về những nét văn hóa độc đáo, đồng thời phải bảo tồn, phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đó cũng là
cơ sở để vận dụng tốt chính sách dân tộc - tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
Là thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, dân tộc Dao nói
chung và đồng bào Dao Đỏ ở 3 xã Thành Công, Phan Thanh và Mai Long của
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng nói riêng, trong quá trình sinh sống đã tạo
thành một nền văn hóa độc đáo, riêng biệt, góp phần đáng kể làm phong phú
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – 1ĐHTN


kho tàng văn hóa Việt Nam. Tìm hiểu sâu nền văn hóa này, chúng ta sẽ thấy
những nét đẹp trong đời sống tinh thần và vật chất cũng như trong tâm linh của
đồng bào Dao, để có ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy, đồng thời cảnh báo

những nguy cơ làm phai nhạt những giá trị văn hóa truyền thống, cũng như
phong tục tập quán tốt đẹp. Một trong những nét văn hóa độc đáo của đồng bào
Dao ở 3 xã như đã nêu trên, mà tác giả muốn nghiên cứu ở đây, là Hôn nhân
và Gia đình.
Thứ nhất, hôn nhân là những nghi lễ và tập tục mà các dân tộc đã và
đang thực hiện trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước, để xây dựng và duy
trì, củng cố và phát triển gia đình, trong giai đoạn hội nhập và phát triển hôn
nhân gia đình phần nào cũng có những thay đổi đáng kể.
Thứ hai, gia đình là tế bào của xã hội, “gia đình tốt thì xã hội mới tốt.
Hạt nhân cơ bản của xã hội là gia đình”(Hồ Chí Minh). Gia đình là một thể chế
xã hội luôn có vị trí và vai trò to lớn, một đơn vị kinh tế của xã hội cụ thể,
phạm trù lịch sử, là yếu tố năng động không bao giờ đứng nguyên. Ngày nay,
trong bối cảnh toàn cầu hóa, gia đình đang đứng trước những tác động mạnh
mẽ và có nhiều biến động lớn trong sự phát triển chung của xã hội, cùng với đó
là sự đan xen và giao lưu văn hóa giữa các vùng miền với nhau, giữa các dân
tộc trong và ngoài nước, vì thế, các yếu tố giữa gia đình truyền thống và hiện
đại phần nào đó làm thay đổi diện mạo của gia đình.
Vì vậy, có thể nói, hôn nhân và Gia đình là vấn đề có tầm quan trọng đặc
biệt, là một phần không thể thiếu trong bản sắc văn hóa dân tộc. Đó cũng chính là
lý do tác giả chọn đề tài: “Hôn nhân và Gia đình của người Dao ở huyện Nguyên
Bình, tỉnh Cao Bằng” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đến nay, người Dao ở nước ta đã được đề cập trong nhiều tác phẩm, bài
viết của không ít học giả trong và ngoài nước. Trong thời kỳ phong kiến có tác
phẩm “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn, trong tác phẩm này, tác giả chỉ đề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – 2ĐHTN


cập đến nguồn gốc và mô tả khái quát về cách ăn mặc, và cuộc sống di cư của
một số nhóm người Mán (Dao) mà chưa thấy đề cập đến vấn đề hôn nhân và

gia đình của nhóm Dao Đỏ. Trong tác phẩm “Kiến văn tiểu lục” (1777), Lê
Quý Đôn có viết: “Ở xứ Tuyên Quang có bảy chủng tộc người Mán. Trong ấy
có 3 chủng tộc Sơn Trang, Sơn Tử và Cao Lan mặc áo màu chàm xanh, tay áo
rộng, hoặc áo màu trắng để tóc dài, búi tóc nhọn, Sơn Mán, Sơn Bản và Sơn
Miều cũng thế). Các chủng tộc này đều ở nơi đại sơn lâm, cày cấy thì đốt
nương, đào hố bỏ thóc, chỗ ở nay đây mai đó” [ 19, tr. 390 - 391 ]. Chỉ một vài
nét khái quát, Lê Quý Đôn đã nêu bật đặc điểm canh tác, trang phục của người
Dao ở xứ Tuyên Quang Việt Nam.
Năm 1778, tiến sĩ Hoàng Bình Chính viết tác phẩm “Hưng hóa phong
thổ lục”. Trong tác phẩm, tác giả cũng đề cấp rất sơ lược đến nhóm người Mán
(danh từ chung chỉ các dân tộc ít người). Trong đó có nhóm người Dao đã có
mặt ở Châu Thủy Vĩ (Lào Cai) và Văn Bàn. Và đến năm 1856 Phạm Thận
Duật viết tác phẩm “Hưng Hóa ký lược” có đề cập nhiều đến các dân tộc ở
vùng Tây Bắc Việt Nam, trong đó có người Dao. Trong mục “phong tục tập
quán”, Phạm Thận Duật có viết một đôi nét về “người Mán Sừng (Dao đỏ), người
Mán Đạn Tiên (Dao Làn Tiẻn), người Sơn Tạng” [ 20, tr.183, 184 - 185 ].
Như vậy, các tác giả Việt Nam thời phong kiến có đề cập đến người Dao.
Nhưng do nguồn tư liệu còn hạn chế nên hầu hết các tác phẩm của họ đều giới
thiệu sơ lược về tên gọi và một vài đặc điểm về trang phục, phong tục tập quán
người Dao. Tuy nhiên, các tác phẩm này cũng là nguồn sử liệu quan trọng tìm
hiểu thời gian, địa bàn cư trú…
Dưới thời Pháp thuộc, thực dân Pháp tiến hành bình định vùng miền núi
Bắc Việt Nam. Do nhu cầu đặt ách cai trị, nhiều linh mục, sĩ quan, nhà nghiên
cứu tích cực nghiên cứu các dân tộc ít người, trong đó có người Dao. Các bài
nghiên cứu về người Dao được đăng rải rác ở các tạp chí như “Tạp chí Đông
Dương”, “Tạp chí Viện Viễn Đông Bác Cổ” (BEFED)…Một số tác giả viết về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – 3ĐHTN


người Dao như L.Tharand, nguyên đại lý Phủ Đoan viết về lịch sử người Dao,

[33]. Nhưng những công trình nghiên cứu có giá trị khoa học nhất lại là công
trình của Auguste Bonifacy. Ông ta là một sĩ quan thực dân Pháp, giỏi chữ Dao
cổ, say mê nghiên cứu dân tộc học. Ông đăng các chuyên khảo về người Dao
trong “Tạp chí Đông Dương” như các chuyên khảo: “Mán quần cộc” 1904 1905, “Mán quần trắng” - 1905, “Mán chàm hoặc Lam Diên” - 1906, “Mán
Tiểu Bản hay Đeo Tiền” - 1907, “Mán Đại Bản, Cộc hoặc Sừng” - 1908…Các
tác phẩm của ông đã miêu tả khá sinh động về nhà cửa, trang phục, kinh tế, tổ
chức xã hội, các nghi lễ, văn học, nghệ thuật, tôn giáo…Ông cũng là một nhà
ngôn ngữ học nên trong các tác phẩm về người Dao ông đã thống kê các tên gọi
của từng nhóm tộc người Dao (cả tên tự gọi và tên các dân tộc khác gọi). Ông
cũng phân loại các ngành Dao thành 2 nhóm ngôn ngữ mà từ “người” gọi là
Mun” (Mán quần trắng, Mán Lam Điền) và từ “người” gọi là “Miên” (như
nhóm Mán Tiền, Mán Đại Bản). Ông đọc được các sách ghi chép của người
Dao nên những công trình nghiên cứu của ông về tôn giáo tín ngưỡng, văn học
dân gian rất phong phú tư liệu, đến nay nhiều công trình của ông vẫn còn giá
trị, [2.1]. Tuy nhiên do mục đích phục vụ ách đô hộ của thực dân Pháp đồng
thời các công trình này vẫn chịu ảnh hưởng của thuyết tiến hóa luận, miêu tả
người Dao như dân tộc còn lạc hậu, thiếu ánh sáng văn minh và cần phải được
thực dân Pháp khai hóa.
Từ cuối thập kỷ 50 đến đầu thập kỷ 70, các nhà nghiên cứu người Dao
tập trung nghiên cứu cơ bản nhằm xác định thành phần tộc người. Một trong
những học giả đầu tiên nghiên cứu về người Dao là nhà dân tộc học Mạc
Đường. Ông là tác giả của một số bài báo khoa học và bài viết về người Dao
trong công trình giới thiệu về các dân tộc ở Việt Nam đầu tiên “Các dân tộc
thiểu số ở Việt Nam” [22], tr.119 - 138].
Đặc biệt, năm 1971 các tác giả Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông
Trung, Nguyễn Nam Tiến đã xuất bản công trình “Dân tộc chí” về người Dao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – 4ĐHTN


với tên gọi “Người Dao ở Việt Nam”, [13, tr. 151, 152 - 153]. Trong số các tác

phẩm thuộc thể loại “Dân tộc chí” thì cuốn “Người Dao ở Việt Nam” vượt trội
hẳn vì đề cập đến nhiều nguồn tư liệu điền dã phong phú, chính xác, cụ thể.
Những năm sau này, xuất hiện một loạt cuốn dân tộc chí về người Dao ở các
tỉnh Quảng Ninh, Hà Giang, Yên Bái, nhưng về mặt tư liệu và phương pháp
nghiên cứu của các tác giả “Người Dao ở Việt Nam” vẫn còn giá trị. Tuy nhiên
cũng như nhiều cuốn “Dân tộc chí” khác, các tác phẩm về “Người Dao ở Việt
Nam” hay các địa phương đều tồn tại một số mặt hạn chế như nguồn tư liệu để
chứng minh cho một số luận điểm (nhất là phần nguồn gốc lịch sử) còn rất
chung chung, khó kiểm chứng hoặc “mô tả văn hoá tộc người như thể chúng
không có thời gian, gống như các hiện vật bảo tàng, và nhìn văn hoá luôn ở trạng
thái tĩnh tại không biến động” [9, tr. 47 - 67]. Dù hạn chế nhưng các tác phẩm
“Dân tộc chí” về người Dao được xuất bản ở Việt Nam vẫn cung cấp nhiều thông
tin giá trị về người Dao, các ngành Dao và người Dao ở một số địa phương của
Việt Nam.
Từ thập kỷ 90 đến nay, nhất là sau Hội nghị quốc tế “Dao học” lần thứ 7
(1995) ở thành phố Thái Nguyên - Việt Nam, xuất hiện nhiều công trình nghiên
cứu về người Dao được công bố. Bên cạnh loại hình “Dân tộc chí” như đã phân
tích còn xuất hiện các chuyên luận, các công trình nghiên cứu về văn hoá dân
gian người Dao. Trước hết là các tác phẩm sưu tầm, nghiên cứu về văn học dân
gian người Dao như các tập thơ ca dân gian người Dao (Triệu Hữu Lý - 1900
và Trần Hữu Sơn - 2005), “Truyện cổ Dao” của Doãn Thanh - Lê Trung Vũ Trần Nguyên - Nguyễn Hà (1985), “Truyện cổ dân gian người Dao ở Lai
Châu” của Tẩn Kim Phu (2004), “Tục ngữ, câu đố dân tộc Dao” của Trần Hữu
Sơn (1991), “Câu đố - Tục ngữ - Dân ca dân tộc Dao” của Nguyễn Liễn - Đỗ
Quang Tụ (2007). Các tác phẩm này đã góp phần dựng lại diện mạo văn học
dân gian người Dao. Như vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu
về hôn nhân và gia đình của người Dao, đặc biệt là nhóm Dao Đỏ ở huyện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – 5ĐHTN


Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Song chúng tôi xem thành quả của các nhà

nghiên cứu đi trước là những ý kiến gợi mở, quý báu tạo điều kiện cho chúng
tôi thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Hôn nhân và Gia đình của người Dao Đỏ ở
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Trong đó bao gồm những nguyên tắc và
nghi lễ hôn nhân, các loại hình gia đình, những nghi lễ trong gia đình…
- Phạm vi thời gian: Hôn nhân và gia đình của người Dao Đỏ ở huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng từ năm 1986 đến năm 2013.
- Phạm vi không gian: Vấn đề tìm hiểu là hôn nhân và gia đình của
người Dao ở huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, người Dao Đỏ
chiếm 92,29% tổng số người Dao toàn huyện, mà chủ yếu tập trung ở 3 xã
Thành Công, Phan Thanh và Mai Long, nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về
người Dao Đỏ ở 3 xã như đã nêu trên.
4. Nhiệm vụ đề tài
Sưu tầm hệ thống tư liệu, về hôn nhân và gia đình của người Dao Đỏ,
trên cơ sở đó, làm tiến trình hôn nhân của người Dao Đỏ và bức tranh xã hội cổ
truyền ở 3 xã Thành Công, Phan Thanh và Mai Long của huyện nguyên Bình,
tỉnh Cao Bằng. Qua đó chúng ta thấy được những tác động của khoa học kỹ
thuật, và sự ảnh hưởng của nó đến gia đình truyền thống của người Dao Đỏ, và
một số dân tộc khác. Từ đó nhằm phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp,
loại bỏ những yếu tố lạc hậu cũng như những giá trị mới không phù hợp, xây
dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, góp thêm nhiều tư liệu làm cơ sở
khoa học cho các nhà quản lý hoạch định chính sách, chủ trương cụ thể trong
lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
- Nguồn tư liệu: Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã tham khảo nhiều
nguồn tư liệu và những công trình nghiên cứu khoa học từ thời phong kiến đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – 6ĐHTN



hiện tại của nhiều tác giả, nhiều nhà Khoa học... Ngoài ra, tác giả còn sử dụng
những tài liệu khác như: Lịch sử Đảng bộ huyện Nguyên Bình, các luận văn, đề
tài nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Lịch Sử trường ĐHSP Thái
Nguyên, những hiện vật trưng bày ở Bảo tàng Thái Nguyên, Cao Bằng…
Đây là đề tài nghiên cứu đặc trưng văn hóa vùng miền, cho nên nguồn tài
liệu chủ yếu là điền dã, sưu tầm tư liệu ở các xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh
Cao Bằng.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp
lịch sử, lôgic, dân tộc học, khảo sát điền dã. Trong đó, phương pháp khảo sát
điền dã đã được tác giả đặc biệt chú trọng, xuất phát từ đặc điểm của đề tài là
nghiên cứu về vấn đề văn hóa của địa phương, trong khi nguồn tài liệu đã công
bố nghiên cứu về vấn đề này còn chưa đầy đủ.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn được nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống về hôn nhân,
về các loại hình, chức năng gia đình, những biến đổi của hôn nhân và gia đình
của người Dao Đỏ ở 3 xã Thành Công, Phan Thanh, Mai Long của huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Luận văn còn đóng góp thêm nguồn tư liệu điền dã mới, qua đó thấy
được những nét văn hóa đặc sắc ở mỗi địa phương, góp phần nhận diện đầy đủ
hơn về hôn nhân và gia đình của người Dao Đỏ.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng cho học sinh, sinh viên và
các nhà nghiên cứu để tham khảo.
7. Bố cục của luận văn:
Bố cục của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham
khảo, nội dung gồm 3 chương như sau:
Chƣơng 1: Khái quát về người Dao ở huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng.
Chƣơng 2: Hôn nhân của người Dao ở huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng.
Chƣơng 3: Gia đình của người Dao ở huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – 7ĐHTN



Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI DAO Ở HUYỆN NGUYÊN BÌNH
TỈNH CAO BẰNG
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Huyện Nguyên Bình ngày nay, cách thành phố Cao Bằng 45 km về phía
tây, nằm ở vị trí tọa độ 105O 40phút kinh độ Đông, 22O 30phút - 22O 50 phút vĩ
độ Bắc; Phía Đông giáp huyện Hòa An; Phía Tây giáp huyện Bảo Lạc và Ba
Bể; Phía Nam giáp huyện Ngân Sơn của tỉnh Bắc Kạn; Phía Bắc giáp huyện
Thông Nông. Do kiến tạo địa chất nên địa hình Nguyên Bình hình thành hai
vùng rõ rệt: Vùng núi đá và vùng núi đất, với độ cao trung bình từ 800m đến
1.100m và thấp dần từ tây sang đông.
Vùng núi đá, chạy dài theo hướng tây bắc bao quanh núi đất, nối tiếp
nhau thấp dần về phía đông bắc. Từ xã Thành Công, Mai Long, Ca Thành, Yên
Lac, Triệu Nguyên, Bắc Hợp, nối liền vào núi đá Lam Sơn, Minh Tâm…trong
đó có nhiều dãy núi cao hơn 1000m, dãy Toong Tinh (xã Phan Thanh) cao
1.120m, núi Tam Luông (xã Thành Công) cao 1.300m, núi Phja Oắc (xã Phan
Thanh) có đỉnh cao nhất khoảng 1.931m, quanh năm mây bao phủ tạo không
khí mát mẻ.
Vùng núi đất, bao gồm những dãy núi ở phía đông và đông nam nối tiếp
nhau gợn sóng, gối vào thềm núi đá tạo thành thế trụ vững chắc. Những dãy núi
này kéo dài từ xã Hoa Thám, Tam Kim, Lang Môn, Quang Thành, Thành
Công, Thể Dục. Vì vậy, vào những ngày thời tiết tốt từ đỉnh đèo Ben - le hay
Cô - Lê - A ngắm nhìn chúng ta mới thấy cảnh đẹp hùng vĩ của quê hương
Nguyên Bình. Xen giữa dãy núi đá, núi đất là những khu đồi đất nhấp nhô, có
độ cao dưới 500m, nơi đây có những cánh đồng cỏ xanh mơn mởn như: Phja
Đén (xã Thành Công), Nà Nu (xã Lang Môn)…
Huyện Nguyên Bình bao gồm 3 con sông lớn: Một con sông là thượng
nguồn nhánh của sông Bằng Giang bắt nguồn từ núi đá Phja Oắc chảy qua các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – 8ĐHTN



xã: Thể Dục, thị trấn Nguyên Bình, Minh Thanh, Bắc Hợp rồi chảy ra xã
Trương Lương (huyện Hòa An). Nơi dòng chảy siết có độ dốc cao như đập Tà
Sa, Nà Ngàn, xây dựng được 2 trạm thủy điện nhỏ có công suất 850kw giờ, đủ
cung cấp cho mỏ thiếc Tĩnh Túc.
Sông Nhiên, bắt nguồn từ chân núi Phja Oắc (xã Thành Công), chạy qua
các xã: Thành Công, Hưng Đạo, Tam Kim, Hoa Thám, Thinh Vượng rồi chạy
qua xã Bạch Đằng (huyện Hòa An) thượng nguồn sông Hiến ra thành phố Cao
Bằng hợp lưu với sông Bằng, sông này có dòng chảy trung bình, nên tạo điều
kiện cho việc vận chuyển và trao đổi hàng lâm thổ sản giữa Nguyên Bình với
thành phố Cao Bằng và sang Trung Quốc.
Sông Năng, bắt nguồn từ huyện Bảo Lạc qua xã Bằng Thành (Huyện Pác
Nặm), chạy qua địa phận xã Mai Long, Phan Thanh rồi chạy qua xã Bành
Trạch (huyện Ba Bể). Các con sông này đóng vai trò rất quan trọng trong sinh
hoạt và sản xuất hàng ngày của người dân sống trên lưu vực, nhưng nguồn tài
nguyên này lại đang gặp phải những thách thức không nhỏ. Do lượng mưa thấp
kèm theo điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên nhiều khu vực thiếu nước
nghiêm trọng, đặc biệt là vào mùa khô, thêm vào đó nhu cầu sử dụng nước
ngày một tăng trên tất cả các lĩnh vực như nông nghiệp và công nghiệp, tạo nên
sức ép rất lớn lên nguồn tài nguyên nước hiện có, đồng thời tài nguyên này
cũng đang bị suy thoái nghiêm trọng do tác động của các hoạt động nông
nghiệp, công nghiệp cũng như thường xuyên xảy ra thiên tai…
Dọc theo các sông là những cánh đồng nhỏ và hẹp của các xã Thể Dục,
Minh Thanh, Bắc Hợp, và Tam Kim. Có cánh đồng Phiêng Pha xã Mai Long
bằng phẳng, nguồn nước dựa vào thiên nhiên là chủ yếu, khi hạn hán thì mất
mùa, ngoài ra những thửa ruộng bậc thang bên đồi núi ở các xã Thành Công,
Quang Thành, Thể Dục, những nơi thuận lợi cho việc gieo trồng lúa nương
như: Hoa Thám, Thịnh Vượng.
Nguyên Bình cò là một địa phương có nhiều nguồn tài nguyên khoáng

sản quý hiếm và trữ lượng lớn như: Sắt, thiếc, titan, vàng, quặng…phân bố rải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – 9ĐHTN


rác ở các xã, huyện, nhất là ở Tĩnh Túc. Trước đây, thực dân Pháp lợi dụng
bóc lột sức lao động của nhân dân và mang đi một lượng lớn tài nguyên khoáng
sản của Nguyên Bình. Sau Cách mạng tháng Tám thành công và cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, mỏ thiếc Tĩnh Túc thuộc về nhân dân ta,
từ đó đem lại nguồn lợi lớn cho nền công nghiệp nước nhà.
Nguyên Bình nằm trong vùng khí hậu miền núi nhiệt đới gió mùa, có
nhiệt độ trung bình là: 20O C, nhiệt độ cao nhất trong năm khoảng 36,8O C và
thấp nhất là 0,6O C. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.670mm, mức
cao nhất là 2.049mm và thấp nhất là 1.252mm. Độ ẩm không khí bình quân là
82 %. Sương mù có từ tháng 8 năm trước đến tháng 2 âm lịch năm sau, sương
muối, băng tuyết thường có vào giữa mùa đông trong năm, hiện tượng sương
muối chỉ kéo dài từ hai đến năm ngày, mỗi năm có hai đợt, nhưng có năm lại
không có, hiện tượng băng tuyết hiếm khi xảy ra.
Vì có khí hậu thích hợp nên thuận lợi cho việc phát triển các loại cây
trồng như: cây trúc, chè, lạc, mía, dong, giềng, đỗ tương… Các loại cây ăn quả
đặc sản vùng Á nhiệt đới như: lê, mận, đào, hồng, cam, quýt…rừng Nguyên
Bình chiếm tới 95% diện tích đất đai của toàn huyện, có khu rừng nguyên sinh
Phja Oắc trở thành khu rừng cấm do quốc gia quản lý.
Hệ sinh thái tự nhiên của Nguyên Bình rất phong phú và đa dạng, đặc
biệt vùng rừng núi Phja Đén - Phja Oắc, với diện tích tự nhiên 24.631ha, trên
địa bàn các xã Thành Công, Phan Thanh, Quang Thành và thị trấn Tĩnh Túc,
cho thấy đây là một khu rừng còn giữ được nhiều nét nguyên sinh, bởi các hệ
sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi cao, rừng kín thường
xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, rừng hỗn giao gỗ - tre nứa, cấu trúc 4 tầng
với độ che phủ lớn. Đặc biệt có một số hệ sinh thái đặc trưng cho vùng núi cao
như: Hệ sinh thái rừng lùn, rừng rêu. Trong thảm có hàng ngàn loài thực vật,

trong đó có một số loài cây có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn cao như: Cây vù
hương hay còn gọi là re hương, lát hoa, sến mật, nghiến, dẻ tùng… cùng với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –10
ĐHTN


nhiều cây thuốc quý, quần thể phong lan, đa dạng cây cho quả như: Trám trắng,
trám đen, bứa, dọc, dâu da, vải, nhãn rừng, sung, vả, me... Với các thảm xanh
bốn mùa tươi tốt, là nơi tạo điều kiện sinh tồn cho khu hệ động vật hoang dã;
bước đầu đã thống kê gần 80 loài động vật có vú, hàng trăm loài chim, bò sát
và lưỡng cư, hàng vạn các loài côn trùng (cánh cứng, bướm, chuồn chuồn)
cùng các loài thủy sinh vật trong các khe, suối. Trong đó có một số loài thuộc
diện quý hiếm, có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007), Sách đỏ Thế giới (2010)
và Nghị định 32/2006 /NĐ- CP của Chính phủ về quản lý thực vật, động vật
rừng nguy cấp quý hiếm như: Hươu xạ, sơn dương, cu li lớn, cu ly nhỏ, vượn
đen Đông bắc, khỉ cộc, gấu ngựa, cầy sao, cầy hương, mèo rừng, sóc bay đuôi
trắng, sóc bay sao, gà lôi trắng, gà so ngực gụ…, và hàng trăm các loài thủy
sinh vật có giá trị kinh tế cao.
Đây là nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, một quỹ gen tự nhiên rất quý
giá, còn ít ỏi trong tự nhiên ở Việt Nam nhưng lại đang hiện hữu ở khu rừng
đặc dụng Phja Oắc, mặc dù với số lượng của từng loài không cao lại đang trong
tình trạng bị đe dọa mất dần. Tuy vậy đây là vốn vô cùng quý hiếm mà thiên
nhiên đã ban tặng. Là nền tảng cung cấp các dịch vụ trong chiến lược phát triển
kinh tế xã hội của Cao Bằng nói chung và huyện Nguyên Bình nói riêng.
Chúng là tiềm năng cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thụ
phấn cho cây trồng, là nơi lưu giữ và sản sinh ra các nguồn nước ngọt sạch.
Không những thế rừng núi Phja Oắc - Phja Đén còn là khu rừng đầu nguồn
quan trọng của Nguyên Bình và các vùng lân cận, là bức rèm xanh góp phần
giảm thiểu các hiện tượng cực đoan của khí hậu trong bối cảnh biến đổi khí hậu

hiện nay. Là tấm màng xanh có khả năng lọc sạch các chất ô nhiễm do các hoạt
động khai thác khoáng sản, góp phần ngăn ngừa thiên tai, trượt lở xói mòn đất,
lũ lụt.
Ngoài ra, các xã đều có những đồng cỏ, có thể quy hoạch khoanh nuôi để
phát triển chăn nuôi đại gia súc, theo hướng sản xuất hàng hóa. Tiểu khu Phja Đén
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –11
ĐHTN


- Thành Công thuận lợi cho phát triển vùng rau trái vụ để cung cấp rau cho thị
trường trong và ngoài huyện như: Cao Bằng, Bắc kạn và Thái Nguyên.
Với đặc điểm đa dạng về địa hình, địa mạo, khí hậu đặc trưng đã tạo nên
các hệ sinh thái đặc thù của vùng núi cao Phia Oắc, cũng là nền tảng cấu thành
tính đa dạng sinh học của vùng. Đây là một dãy núi có địa hình phức tạp, núi
đất xen với hệ thống núi đá, độ dốc lớn > 380, nhiều nơi dốc thẳng đứng, địa
hình chủ yếu là núi cao, thung lũng nhỏ hẹp. Rừng phân bố ở độ cao từ 700m
trở lên. Trong đó, đỉnh Phia Oắc cao 1935m so với mực nước biển, là đỉnh núi
cao thứ hai ở Cao Bằng. Cùng với đỉnh Phia Oắc còn có đỉnh Niot Ti cao
1574m; Tam Loang cao 1446m; Phia Đén cao 1391m; Ki Doan cao 1165m tạo
thành một phức hệ núi cao trên địa bàn.
Bên cạnh đó, địa hình huyện Nguyên Bình còn có vị trí chiến lược quân
sự quan trọng, núi non hiểm trở, hệ thống giao thông quan trọng thuận lợi đi
nhiều hướng, cũng là nơi tiếp giáp với các huyện trong tỉnh, có quốc lộ từ Khau
Đồn (xã Hưng Đạo, huyện Hòa An), qua các xã Lang Môn, Bắc Hợp, Minh
Thanh, thị trấn Nguyên Bình, Thể Dục đến ngã ba Tĩnh Túc quốc lộ 34 chia
thành hai đường, một đường về phía nam lên đèo Lê A (tỉnh lộ 212) qua các xã
Quang Thành, Thành Công xuống Phúc Lộc (huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn), gặp
quốc lộ 3 tại ngã ba Nà Phặc (huyện Ngân Sơn), một đường qua mỏ thiếc Tĩnh
Túc, qua xã Vũ Nông đến xã Ca Thành (huyện Nguyên Bình), đến xã Đình
Phùng (huyện Bảo Lạc). Với hệ thống giao thông khá thuận lợi như vậy đã tạo

điều kiện cho việc giao lưu, buôn bán, phát triển kinh tế giữa các vùng, trong và
ngoài huyện.
1.2. Lịch sử hành chính huyện Nguyên Bình
Tháng 10 năm 1886 thực dân Pháp đánh chiếm Cao Bằng và đánh tỏa
xuống các châu trong tỉnh. Đối với Nguyên Bình, trong thời kỳ này thực dân
Pháp vẫn duy trì bộ máy cai trị phong kiến, tổ chức các đơn vị từ châu xuống
tổng, xã. Chúng thành lập chi khu quân sự Nguyên Bình, lập đồn tại thị trấn và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –12
ĐHTN


một đồn ở Táp Ná, đồn ở phố Nguyên Bình ban đầu có hai điểm chốt: một chốt
ở đồi thiếu nhi (Trường nội trú ngày nay) và một chốt trên điểm cao sau làng
Kéo Thỏ, châu Nguyên Bình được chia làm 2 tổng 15 xã. Tổng Gia Bằng có 7
xã: Kỳ Chỉ, Kế Môn, Lang Trà, Mang Động, Trùng Khuôn, Bình Lãng. Tổng
Kim Mã có 8 xã: Tam Lộng, Linh Nai, Linh Quang, Hoành Mô, Vũ Nông,
Nam Ty, Phương Xuân. Các đơn vị hành chính này được duy trì đến thánh 8
năm 1945 đầu tháng 9 năm 1945, sau khi thành lập Ủy ban cách mạng lâm thời,
các đơn vị hành chính trong huyện được điều chỉnh tên gọi: Tỉnh, huyện, xã,
thời điểm này toàn huyện Nguyên Bình có 22 xã, và khu mỏ Tĩnh Túc có tên
gọi là xã Hồng Việt, nhưng vẫn gọi là mỏ thiếc Tĩnh Túc.
Năm 1963, với số lượng dân cư tương đối đông, trên 2000 người, khu
mỏ được đổi tên là thị trấn Tĩnh Túc (Cao Bằng), trực thuộc tỉnh quản lý, chia
thành 6 đơn vị hành chính là các khu: Hồng Nhị, Hồng Hà, Hồng Trung, Hồng
Hữu và các xóm: Thôm Ổ, Nặm Sâu, đến năm 1981 thị trấn Tĩnh Túc trực
thuộc huyện Nguyên Bình.
Trước năm 1980 thị trấn Nguyên Bình gồm có 3 khu: khu A, khu B, khu
C. Năm 1980 thị trấn được mở rộng, cắt 11 xóm thuộc xã Thể Dục và tách
2.580 ha với 1.157 nhân khẩu để sáp nhập vào thị trấn Nguyên Bình gồm: khu
A, khu B, khu C, khu Xi Măng, Xóm Kéo Thỏ, Nà Phiêng, Cốc Tắm, Bó Xeo,

Bản Luộc, Nà Bon, Nà Gọn, và đến năm 1987 thị trấn Nguyên Bình được thành
lập trên cơ sở phố mới. Lúc đầu Phố chỉ có các hộ người Hoa và một số ít
người Kinh làm ăn sinh sống bằng nghề buôn bán và trồng màu.
Tháng 6 năm 1997 riêng thị trấn Nguyên Bình có 14 đơn vị hành chính
gồm 4 khu và 10 xóm, ngày 2 tháng 6 năm 1997 thị trấn Nguyên Bình được mở
rộng lần thứ hai, một số xóm thuộc xã Thể Dục, Thái Học được sáp nhập về thị
trấn gồm xóm Khuổi Khiếu, khu Vườn Ươm, xóm Cốc Tắm và cáp Cổ.
Ngày mùng 10 tháng 8 năm 1998 thị trấn gồm 4 khu và 11 xóm: khu
Bình Minh, Tân Bình, thanh Bình, Xi Măng, xóm Pác Măn Ngoài, Pác Măn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –13
ĐHTN


Trong, Bó Xeo, Nà Bon, Bản Luộc, Thôm Sẳn, Khuổi Cáp, Cốc Tắm, Nằ
Phiêng, Kéo Thỏ, Nà Gọn.
Từ tháng 1 năm 2004, thị trấn Tĩnh túc được chia thành 11 tổ dân phố và
3 xóm: Tổ sơ 1 - Hồng Hữu, tổ số 2 - Hồng Hữu, tổ số 3 - Hồng Hữu, tổ số 4 Hồng Trung, tổ số 5 - Hồng Trung, tổ sô 6 - Hồng Trung, tổ số 7 - Hồng Hà, tổ
số 8 - Hồng Hà, tổ số 9 - Hồng Hà, tổ số 10- Hồng Nhị, tổ số 11 - Hồng Nhị, 3
xóm trự thuộc là Nặm Sâư, Phiêng Cà, Thôm Ổ.
Như vậy, hiện nay huyện Nguyên Bình phân chia thành 20 đơn vị hành
chính bao gồm 18 xã: Minh Tâm, Bắc Hợp, Lang Môn, Minh Thanh, Tam Kim,
Hoa Thám, Thịnh Vượng, Thể Dục, Thái Học, Quang Thành, Hưng Đạo,
Thành Công, Phan Thanh, Mai Long, Ca Thành, Vũ Nông, Triệu Nguyên, Yên
Lạc và hai thị trấn Nguyên Bình và Tĩnh Túc.
1.3. Ngƣời Dao ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
1.3.1. Nguồn gốc lịch sử của người Dao ở Nguyên Bình
Người Dao tự gọi mình là Kềm Miền hay Dìu Miền, Kềm Miền có nghĩa
là người ở trong rừng, còn Dìu Miền là người Dao. Hiện nay, dân tộc Dao được
Nhà nước công nhận chính thức và được các nhà khoa học xếp vào nhóm ngôn
ngữ Mông -Dao thuộc ngữ hệ Nam Á [12] .

Người Dao ở nước ta có gốc gác là nhóm “ Mán”, được coi là tổ tiên của
người Mông và Dao, cư trú rải rác khắp triền sông Dương Tử và sông Tây
Giang ở Trung Quốc từ 2000 năm trước công nguyên [21]. Trong sách cúng
hiện nay còn được lưu giữ trong gia đình người Dao có ghi cụ thể về chuyến
vượt biển của người Dao Đỏ, sách viết rằng: Trước kia đồng bào sống ở đất tổ (
Trung Quốc ) do khó khăn thiếu thốn, nên đi tìm nơi khác sinh sống, không có
đường đi bộ, họ phải đi bằng thuyền vượt qua biển, sách còn ghi cụ thể là, có 7
thuyền xuống biển và sau gặp gió bão, nên những người Dao ở Đông bắc Bắc
Bộ và một số tỉnh trung du, cũng bắt đầu đến Việt Nam vào khoảng thế kỷ XIII

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –14
ĐHTN


tới đầu thế kỷ XX, họ đi bằng đường thủy là chủ yếu, hoặc “Dao Đỏ và Dao
Tiền ở Cao Bằng, Bắc Thái, Hà Giang, Tuyên Quang, đã từ Quảng Đông và
Quảng Tây đến Việt Nam cũng vào khoảng thời Minh” [ 35, tr. 22 – 23 ].
Trong Gia phả tộc Dương do ông Dương Văn Tình thuộc nhóm Dao Đỏ
xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương lưu giữ cũng ghi: 5 đời ở Trung Quốc trước
khi vào Việt Nam ở phủ Nam Ninh, châu Tư Thương, tỉnh Quảng Tây. Như
vậy, có thể khẳng định một lần nữa, người Dao ở nước ta có nguồn gốc từ
Trung Quốc di cư sang. Nơi cư trú đầu tiên của họ là ở xã Ân Tình, tổng Lương
Tượng, huyện Cảm Hóa (nay là Na Rì, tỉnh Bắc Kạn). Ở đây được 3 đời thì
chuyển sang Tràng Định, Lạng Sơn. Sau 5 đời chuyển đến Tuyên Quang ở
Châu Sơn Dương rồi sang Cao Bằng. (Nếu tính mỗi đời là 60 năm theo cách
tính của người Dao thì từ khi vào Việt Nam đến nay khoảng trên 700 năm).
Theo thống kê dân số ngày 01 tháng 4 năm 1999 phòng Dân tộc huyện
Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng, người Dao ở nước ta có khoảng 473.945 nhân
khẩu, chiếm 0,76% dân số cả nước, đứng vào hàng thứ 9 trong các dân tộc Việt
Nam, đông vào hàng thứ hai trong các nước có người Dao trên thế giới. Nếu

trước năm 1975, đồng bào Dao sinh sống ở 16 tỉnh, trong đó tập trung ở 7 tỉnh,
86 huyện, 165 xã thuộc miền núi và trung du Bắc Bộ, sau khi miền Nam được
hoàn toàn giải phóng, diện tích cư trú của đồng bào Dao được lan rộng đến một
số tỉnh Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Tuy vậy, nơi tập trung nhiều đồng
bào Dao nhất vẫn thuộc một số tỉnh phía Bắc như: Hà Giang (71,676 người), Cao
Bằng (60.336 người), Tuyên Quang (59.121 người), Lào Cai (56.246 người), Yên
Bái (52.255 người), Quảng Ninh (36.177 người), Bắc Thái (Thái Nguyên, Bắc
Kạn) (33.043 người), Lai Châu (30.313 người), Lạng Sơn (21.629 người), Hòa
Bình (10.373 người), Sơn La (16.860 người)…, (Thống kê dân số ngày 01 tháng 4
năm 1999, Phòng Dân tộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng).
Người Dao ở nước ta, là một trong những tộc người có nhiều nhóm địa
phương. Nếu dựa theo tên tự gọi của đồng bào, tên phiếm xưng, và những tên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –15
ĐHTN


mà các dân tộc khác đặt cho, thì có thể có tới 30 nhóm Dao khác nhau. Song
theo sự phân loại của các nhà dân tộc học, căn cứ vào một số đặc điểm văn hóa,
mà nét chủ yếu là trang phục, thì người Dao ở nước ta có 7 nhóm chính, đó là:
“Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Quần chẹt, Dao Thanh Phán (còn gọi là Dao Lô
Giang), Dao Quần trắng (còn gọi là Dao Họ), Dao Thanh y (còn gọi là Dao
Chàm), Dao Áo dài (còn gọi là Dao Làn tiển)” [37, tr. 30 – 37]. Nếu chỉ dựa
vào ngôn ngữ thì có 2 ngành là, Kềm, Miền trong đó các nhóm Dao như: Dao
Đỏ, Dao Tiền, Dao Quần chẹt, Dao Thanh phán và ngành Kìm Tiền, có đặc
điểm là phụ nữ mặc váy màu chàm và in hoa văn xanh lơ, mặc áo dài nhuộm
chàm, đặc biệt là cổ áo, phía sau gáy có treo 7 hoặc 9 đồng tiền xu (bằng kim
loại), và đây là nét đặc trưng để các nhà khoa học đặt tên Dao Tiền cho nhóm
này. Ở nước ta người Dao Tiền phân bố ở cả hai vùng: Đông Bắc và Tây Bắc.
Ở vùng Tây Bắc, đồng bào cư trú ở các tỉnh như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên
Quang, Hà Giang, riêng tỉnh Cao Bằng có huyện Nguyên Bình và Thông Nông

số người Dao Đỏ và Dao Tiền sinh sống nhiều nhất.
Người Dao ở huyện Nguyên Bình thuộc 2 nhóm: Dao Tiền và Dao Đỏ,
nhưng phần lớn Dao Đỏ chiếm nhiều hơn khoảng 20.641, Dao Tiền 1.724
người. Đặc trưng văn hóa của người Dao Đỏ là hình thức sinh hoạt ca hát kể
chuyện, những điệu múa dân gian, trong dịp Tết Nguyên đán, lễ cấp sắc, các
loại trang phục với kỹ thuật trang trí hoa văn, thêu thùa, kho tàng tri thức dân
gian về thời tiết và chữa bệnh… tuy sống phân tán nhưng đồng bào Dao rất
chân trọng những giá trị văn hóa cổ truyền, quan tâm truyền dạy, và tạo điều
kiện cho các thế hệ trẻ, kế thừa những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc mình.
Một trong những giá trị văn hóa truyền thống được lưu truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác, không thể không kể đến yếu tố trang phục.
Về trang phục, việc tạo ra quần áo của người Dao có truyền thống từ lâu
đời, họ nổi tiếng về nghề trồng bông, chàm, dệt, nhuộm vải, cắt may, thêu thùa.
Phụ nữ Dao đảm nhiệm mọi khâu trong quá trình làm ra trang phục, người Dao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –16
ĐHTN


trồng bông trên những nương đất tốt, mới phát quang, mùa gieo bông bắt đầu từ
tháng một - tháng hai, để tránh những ngày sương muối và các trận mưa lớn đầu
mùa khi bông vừa nở, từ lúc gieo đến thu hoạch phải thường xuyên làm cỏ, vun
gốc cho bông tươi tốt thì mới thu hoạch được nhiều bông và đảm bảo chất lượng.
Trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Đỏ: Áo dài của người phụ nữ
Dao Đỏ được thêu dệt trang trí rất công phu, cổ áo liền với nẹp ngực, thêu
nhiều loại hoa văn rất đẹp, điểm thêm vào đó là những núm bông đỏ làm bằng
những sợi len to bằng quả trứng gà, hay bông hoa cúc làm cho cổ áo thêm phần
nổi bật hơn, phần cổ phía sau gáy, đính thêm nhiều chuỗi hạt thủy tinh màu,
hàng khuy áo chạy suốt chiều dài áo, ở giữa hai nẹp áo, làm bằng bạc trên đó
chạm khắc thêm hoa văn trang trí. Cườm lẫn những tua chỉ đỏ hay các màu,
phần gấu hai vạt áo trước, thêu nhiều hoa văn kỷ hà, hình cây thông, thân sau

áo cũng thêu nhiều hoa văn tinh tế, giữa hai bả vai áo của phụ nữ Dao Đỏ thêu
cái ấn của Bàn Vương, phụ nữ Dao Đỏ ở 3 xã Thành Công, Phan Thanh và Mai
Long mặc quần chàm hoặc bằng vải nhung, ống quần bên dưới tương đối hẹp,
kiểu hình phễu.Ngoài ra, họ còn mặc yếm, song yếm của họ nhìn rất tinh tế và
có nhiều nét đường chỉ độc đáo, nhìn thoáng qua chỉ như miếng vải để gài các đồ
trang sức bằng bạc như hình bán cầu, hình sao 8 cánh, hay những chuỗi dây ở đầu
đeo hình con chim, khỉ, cá, và những cái chuông nhạc nhỏ như trẻ con hay đeo ở
cổ tay. Trước kia, phụ nữ Dao Đỏ thường cạo trọc đầu, nhưng ngày nay đa phần
họ đã để tóc dài vấn quanh đầu, sau đó đội khăn bằng vải, nỉ đỏ đính nhiều núm
bông đỏ, hay những cái nhạc chuông nhỏ đính lên trên. Họ có hai cách đội khăn
như sau: Gấp lên đầu làm thành hai góc nhọn chìa ra hai bên thái dương, hay quấn
chặt nhiều vòng quanh đỉnh đầu như người Mông.
Trước đây, phụ nữ Dao Đỏ đi chân đất, nay họ đi dép lốp hay giày vải, đi
đường xa, họ quấn theo xà cạp vải, trang trí hoa văn bằng chỉ màu hoặc chỉ
đen, những đồ trang sức thường được làm bằng bạc hoặc đồng, vòng cổ, vòng
tay có nhiều kiểu và kích cỡ khác nhau, vòng tai rộng 4 - 5cm, giữa điểm thêm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –17
ĐHTN


hình cây thông, hình con cá, đặc biệt thiếu nữ Dao Đỏ hay đeo nhẫn mặt hình
chữ nhật, ít thấy nhẫn thân tròn. Y phục của phụ nữ Dao Đỏ, nổi bật hơn so với
các nhóm Dao khác ở phần ngực áo, hai vạt trước áo, đó cũng là phần được họ
trang trí thêu thùa tỉ mỉ nhất, thật dễ nhận ra họ trong các chợ phiên, hội hè, vui
chơi trong các dịp lễ tết.
Khác với trang phục của phụ nữ Dao Đỏ, phụ nữ Dao Tiền lại mặc váy.
Váy may bằng vải bông chàm, trên vẽ nhiều hoa văn kín cả thân váy, kiểu cách
gần giống váy của phụ nữ Mông, đó là loại váy mỏng, hở, không khép kín gồm
6 bức ( mỗi bức dài khoảng 60cm ) tùy người cao thấp mà độ dài khác nhau,
rộng khoảng ( 30 - 50cm), vòng cạp rộng khoảng 100cm, trên nền chàm của

váy in nhiều hoa văn màu xanh lơ, có 3 mô típ hoa văn chủ đạo: hoa văn chùn
thốp, là các vòng tròn có các vạch chéo qua tâm giống như bánh xe, hoa văn
chùn hèng tên gọi các đường thẳng song song, cùng với các đường gấp khúc
song song là chùn trá. So với váy của người Mông, váy của người Dao Tiền ít
xếp nếp hơn, chiều ngang thân váy khoảng 2m, khi mặc người ta choàng váy từ
trước ra sau, rồi thít chặt dây cạp váy, 2 rìa váy giáp nhau, lệch về một bên.
Phụ nữ Dao Tiền đều tự vẽ hoa văn trên váy, bút vẽ là một đoạn tre nhỏ
hay một lưỡi sắt gắn chặt vào cán, mực vẽ là sáp ong, áo của phụ nữ Dao Tiền
cùng kiểu với áo của phụ nữ Dao Đỏ, nhưng ít thêu và nẹp ngực nhỏ hơn, ở cổ
áo phía sau gáy có đính 7 hoặc 9 đồng tiền. Riêng áo mặc ngày cưới, ngày có
đám chay là áo kép miền sía lui si , áo ngoài thêu nhiều hơn áo trong, áo trong
ở 2 bả vai thêu hình mặt trăng và mặt trời, khuy áo của phụ nữ Dao Tiền là hình
bán nguyệt chạm trổ rất công phu, phần trung tâm của nó là hình sao 8 cánh, 2
bán nguyệt dính với hai thân áo, khi cài thì ngoắc vào nhau thành hình tròn.
Yếm của phụ nữ Dao Tiền khá đơn giản, chỉ là một vuông vải trắng, ở
một cạnh của vuông vải này, người ta đính thêm một miếng vải hình tam giác
vào chính giữa để làm cổ yếm, đỉnh tam giác đính khuyết để ngoặc vào hai móc
của vòng cổ, hai góc vuông phía trên của yếm đính dải luồn qua nách buộc ở
sau lưng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –18
ĐHTN


×