Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Thiết chế văn hóa: Nhà Văn hóa Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.81 KB, 14 trang )

KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN

Anh (chị) hãy khảo sát một thiết chế Nhà Văn hóa (Trung tâm Văn hóa) cấp
phường, xã, thôn ở địa phương mình.
Yêu cầu:
- Miêu tả và phân tích các tiềm năng nội lực của thiết chế văn hóa đó.
- Trình bày và phân tích 1 hoạt động nghiệp vụ cụ thể. Theo anh (chị), để duy trì và
phát triển hoạt động đó cần phải có những yếu tố hoặc điều kiện nào? Quá trình tổ
chức quản lý và vận hành như thế nào?

BÀI LÀM

Khảo sát
Nhà Văn hóa Phường Nhân Chính,
Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

1. Nhà văn hóa phườngNhân Chính- tiềm năng nội lực
Nhà văn hóa phường Nhân Chính tọa lạc tại địa chỉ số 188 phố Quan Nhân,
phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội (là trụ sở của UBND phường
Nhân Chính cũ).
1


Nhà Văn hóa phường Nhân Chính là một công trình công cộng có rất nhiều
ý nghĩa với chức năng đa dạng: hoạt động văn hóa văn nghệ, hoạt động thể thao
trong nhà, hội họp của cộng đồng phường – xã,… Với đặc điểm của phường Nhân
Chính là địa bàn có nhiều tòa nhà chung cư cao tầng, có mật độ dân số cao và diện
tích rộng dẫn tới tổng số nhân khẩu cũng rất cao, chính vì vậy các phòng chức
năng, tầng hầm để xe, hành lang được xây dựng với sự hợp lý đến tối đa.

Với phòng hội trường rộng hơn 200m2, 3 phòng sinh hoạt cộng đồng, cùng


với các phòng chức năng khác: phòng truyền thống, phòng họp, thư viện, sân thể
thao… Nhà văn hóa phường Nhân Chính đã đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu văn
hóa – giáo dục của một cộng đồng dân cư.. Tổng diện tích xây dựng 1.232
m2/1.464 m2 nằm sát giữa cùng quần thể di tích Đình Cự Chính và Nhà Bia tưởng
niệm các Liệt sỹ được xây 3 tầng gồm các phòng truyền thống, hội trường lớn,
2


phòng họp, phòng sinh hoạt cộng đồng, thư viện… và các phòng chức năng.
UBND phường cũng đã ban hành quy chế hoạt động, và thành lập ban chủ nhiệm
Nhà văn hóa do đồng chí Nguyễn Thế Hùng phó chủ tịch UBND làm chủ nhiệm.
Nhà văn hóa khang trang sạch đẹp, sân rộng đủ để tổ chức các hoạt động văn
hoá văn nghệ của nhân dân. Buổi sáng, các cụ Câu lạc bộ dưỡng sinh tập thể thao,
chơi bóng chuyền cầu lông; chiều đến thanh niên tổ chức các hoạt động thể thao
lành mạnh; buổi tối câu lạc bộ thơ người cao tuổi hội họp hoặc các buổi sinh hoạt
tập thể của Đoàn viên thanh niên. Nhà văn hóa có 1 tủ sách dùng chung, mọi người
đều có thể vào đó mượn đọc. Trong các dịp kỷ niệm lớn, Nhà văn hoá phường
Nhân Chính còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động chung của cộng đồng. Đó là nơi hội
họp, sinh hoạt của các ban ngành đoàn thể, nơi tổ chức các sự kiện văn hoá như
biểu diễn văn nghệ mỗi dịp kỷ niệm lớn, các cuộc họp quân dân chính trị, triển
khai các nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước đến với nhân dân.Là nơi
để câu lạc bộ thơ sinh hoạt, nơi tổ chức CLB của thiếu nhi trong phường, nơi tổ
chức các đám cưới, sinh nhật, và diễn ra các cuộc thi của một số đoàn thể khác…
Nhiều hoạt động ý nghĩa của cộng đồng đều được triển khai tại nhà văn hóa.
Khuôn viên được xây dựng đẹp, đây là địa chỉ cho mọi tầng lớp nhân dân
trên địa bàn phường tham gia sinh hoạt học tập, sáng tạo và hưởng thụ văn hóa.
Nhà văn hóa rất cần thiết trong công cuộc xây dựng đất nước với tinh thần
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.Nhà văn hóa là trung
tâm, là điểm tụ hội, nơi diễn ra những sự kiện quan trọng của cấp quản lý cơ sở
như: đại hội đảng bộ, họp hội đồng nhân dân, họp triển khai nghị quyết tổ chức lễ

ra quân, đón nhận danh hiệu Nhà nước phong tặng, lễ tết, kỷ niệm v.v… Nhất là
phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các đoàn thể, câu lạc bộ.Đặc biệt những dịp giao lưu
văn hóa nghệ thuật của một địa phương mà có đến hàng chục ngàn dân thì không
3


thể không có một cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu ấy.Đáp ứng nhu cầu sáng tạo,
học tập, trao đổi, hưởng thụ, gìn giữ văn hóa, luyện tập thể dục thể thao của các
tầng lớp nhân dân. Cơ sở vật chất của hệ thống thiết chế văn hóa tạo điều kiện
thuận lợi để nhân dân thường xuyên đến sinh hoạt, trao đổi thông tin, rèn luyện
thân thể để có sức khỏe làm việc, lao động, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, học hỏi lẫn
nhau và thắt chặt thêm tình đoàn kết. Nhà văn hóa giữ vai trò nòng cốt trong tổ
chức các hoạt động tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, xã hội ở địa phương; là cơ sở
vật chất, công cụ trực tiếp và đắc lực của cấp ủy, chính quyền trong lãnh đạo quần
chúng thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Các quan điểm, đường lối, chính sách,
pháp luật của Đảng và Nhà nước có đến được với đại đa số quần chúng nhân dân.
Nhà văn hóa phường là một mô hình tốt, bởi không những diễn ra các hoạt
động văn hoá chung của cộng đồng dân cư, mà còn là nơi phát huy những giá trị
tinh thần có tính chất truyền thống văn hoá của địa phương, giúp nhân dân nâng
cao đời sống văn hoá đặc biệt đời sống tinh thần. Mong rằng các cấp chính quyền
địa phương phát huy tối đa tác dụng của nhà văn hoá.Đó chính là một mảng lớn để
xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, thúc đẩy việc xây dựng thành phố ngày
một tiến bộ.
* Cơ cấu tổ chức của Nhà văn hóa:
Nhà văn hoá được hoạt động dưới sự điều khiển của 1 Chủ nhiệm và Phó
Chủnhiệm giúp việc cho Chủ nhiệm, một số thành viên đại diện các tổ chức quần
chúng, hạt nhân về hoạt động văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao tại địa phương.
* Chức năng của Nhà văn hoá:
- Nhà văn hóa là trung tâm tuyên truyền phổ biến đường lối chủ trương của
đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước đồng thời cũng là nơi vui chơi sinh hoạt,

4


giải trí, sáng tạo nâng cao dân trí và mức hưởng thụ văn hóa thể thao, định hướng
và hướng dẫn thị hiếu lành mạnh trong quần chúng, từng bước nâng cao đời sống
văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao cho nhân dân.
- Nhà văn hoá là một đơn vị nằm trong hệ thống tổ chức của ngành Văn hoá
thông tin, trung tâm sinh hoạt văn hoá của địa phương, dùng các hình thức hoạt
động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, sinh hoạt chánh trị, thời sự phổ thông,
các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, qua đó mà giáo dục lòng yêu nước xã
hội chủ nghĩa, yêu nhân dân, góp phần xây dựng nền văn hoá mới, con người mới
xã hội chủ nghĩa.
- Nhà văn hoá còn có chức năng hướng dẫn nghiệp vụ, bồi dưỡng nòng cốt
cho các Nhà văn hoá và câu lạc bộ cấp dưới cơ sơ của các cơ quan, xí nghiệp,
công, nông trường, trường học… góp phần xây dựng phong trào văn hoá chung và
xây dựng đội ngũ cán bộ nghiệp vụ về văn hoá và văn nghệ
* Nhiệm vụ của Nhà văn hoá:
- Tổ chức hoạt động văn hoá, văn nghệ, thông tin, cổ động như: chiếu phim,
biểu diễn nghệ thuật, đọc sách báo, nói chuyện thời sự, chính sách, khoa học kỹ
thuật, các môn vui chơi, giải trí thể dục thể thao nhằm phục vụ các nhiệm vụ chánh
trị thực hiện ở địa phương và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá của cán bộ, chiến
sĩ, công nhân viên chức và nhân dân trong địa phương.
- Phối hợp với Ban chủ nhiệm các khu phố trong tổ chức các hoạt động tại
khu dân cư, góp phần thực hiện các phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia
đình văn hóa, khu phố văn hóa, tích cực đấu tranh bài trừ tệ nạn xã hội.
- Tổ chức các lớp năng khiếu về âm nhạc, hội hoạ, thể dục thẩm mỹ, nữ
công, kỹ thuật v.v…theo sự phân công, phân cấp trong hệ thống Nhà văn hóa. Tổ

5



chức bồi dưỡng, hướng dẫn tại chức và nghiệp vụ, phương pháp, công tác cho các
Nhà văn hoá.

2. Trình bày và phân tích 1 hoạt động nghiệp vụ cụ thể. Theo anh (chị),
để duy trì và phát triển hoạt động đó cần phải có những yếu tố hoặc điều kiện
nào?Quá trình tổ chức quản lý và vận hành như thế nào?
2.1. Các hoạt động nghiệp vụ
1. Tổ chức hoạt động biểu diễn các loại hình nghệ thuật không chuyên và
chuyên nghiệp
2. Thông tin tuyên truyền cổ động
6


3. Tổ chức lễ hội và các sự kiện xã hội
4. Mở các lớp năng khiếu văn hóa, nhệ thuật, thể thao, nữ công gia chánh…
5.Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí
6. Kinh doanh dịch vụ văn hóa: Chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật
2.2. Hoạt động Nghiệp vụ: Tổ chức sự kiện xã hội
Nhà văn hóa phường Nhân Chính tổ chức lễ Kỷ niệm 60 năm ngày Giải
phóng thủ đô (10/10/1954-10/10/2014) và Biểu dương Người tốt - Việc tốt
Hòa chung trong không khí tưng bừng của Thủ Đô, ngày 07/10/2014 tại Nhà
Văn hóa phường Nhân Chính, Đảng ủy – HĐND – UBND – UBMTTQ phường
Nhân Chính long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ Đô
(10/10/1954 – 10/10/2014 ).
Nhà Văn hóa hôm nay trang trí rực rỡ. Hội trường nhà văn hóavà sân khấu
trong hội trường được trang trí cờ Tổ quốc, cờ Đảng, tượng Bác Hồ, phông màn sân
khấu nhỏ, băng khẩu hiệu, cờ trang trí lộng lẫy. Trang thiết bị của hội trường nhà
văn hóa: bộ trang âm (ti vi, âmpli, micro, loa); bàn ghế phục vụ sinh hoạt; tủ sách,
tranh ảnh tuyên truyền, bảng tin; một số nhạc cụ phổ thông và truyền thống đã được

huy động toàn bộ để phục vụ nội dung và hình thức của buổi liên hoan. Những khẩu
hiệu, panô, áp phích chính trị được căng hoặc treo dọc lối đi, trước cổng nhà văn
hóa như “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc”, “Mỗi người
tốt mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”, “Đảng bộ
và nhân dân phường Nhân Chính nhiệt liệt chào mừng ngày Giải phóng Thủ đô”.
Về dự lễ kỷ niệm có các đồng chí Lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi
nghĩa, các đồng chí trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô, các đồng chí lãnh đạo
Đảng ủy – HĐND – UBND – UBMTTQ các tổ chức đoàn thể, hệ thống chính trị
7


các khu dân cư cũng về dự. Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà - Bí thư Đảng ủy – Chủ
tịch HĐND trình bày diễn văn kỷ niệm ôn lại những năm tháng hào hùng và truyền
thống chống giặc của các thế hệ cha anh đồng thời khơi dậy lòng tự hào truyền
thống tốt đẹp của quê hương Nhân Chính giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
Trong bài phát biểu của Bí thư Đảng ủy Phường Nhân Chính nhân Kỷ niệm
60 năm ngày Giải phóng thủ đô (10/10/1954-10/10/2014) và Biểu dương Người tốt Việc tốt)đã nhấn mạnh: Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, nhân dân
phường ta luôn phát huy truyền thống anh hùng, góp phần làm rạng rỡ những trang
sử vẻ vang đất nước ta, thủ đô ta. Tiêu biểu và đáng tự hào là những cá nhân, gia
đình tiêu biểu đã góp vào công cuộc xây dựng địa phương, đất nước, những điển
hình tiêu biểu với những cống hiến xuất sắc trong sản xuất kinh doanh, xoá đói giảm
nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc. Đảng ủy phường đánh giá cao những nỗ lực
phấn đấu và đóng góp to lớn của các gia đình và trong công cuộc xây dựng đất
nước.Hoan nghênh các tập thể, cá nhân, các gia đình… tích cực ủng hộ cuộc thi đua
yêu nước chào mừng ngày Giải phóng Thủ Đô. Trong số những gia đình được tuyên
dương ngày hôm nay có những gia đình còn trong hoàn cảnh khó khăn nhưng đã
không ngừng nỗ lực vươn lên ổn định đời sống kinh tế, nuôi con khỏe dạy con
ngoan, tích cực tham gia các công tác xã hội nêu tấm gương thanh lịch của người
Tràng An, nỗ lực phấn đấu lập thành tích chào mừng ngày Giải phóng Thủ đô.
Tại buổi lễ Đảng ủy – HĐND – UBND – UBMTTQ phường đã tặng 21 xuất

quà cho các đồng chí trực tiếp tham gia tiếp quản Thủ đô năm 1954.Cũng trong dịp
này, UBND phường tổ chức hội nghị biểu dương những tấm gương “Người tốt Việc tốt ”, khen thưởng 74 cá nhân xuất sắc. Đồng chí Hoàng Trung Thành – Phó bí
thư Đảng ủy- Chủ tịch UBND phường đã tóm tắt những thành tích của các tấm
gương tiêu biểu trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đây là những bông hoa
đẹp cần phát huy và nhân rộng trong cộng đồng dân cư.

8


Đồng chí Nguyễn Mạnh Thắng Chủ tịch UB.MTTQ phường đã phát động và
kêu gọi hưởng ứng tháng hành động vì người nghèo từ 10/10 đến 17/11/2014 nhân
kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam - nay là Mặt
trận tổ quốc Việt Nam và Tổng kết phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa, ngày hội Đại đoàn kết toàn dân.
2.2. Để duy trì và phát triển hoạt động nghiệp vụ cần phải có những yếu
tố hoặc điều kiện nào? Quá trình tổ chức quản lý và vận hành như thế nào?
Để duy trì và phát triển các hoạt động nghiệp vụ, nhà văn hóa phường cần
phải có các trang thiết bị chuyên dùng cho hoạt động tuyên truyền, cổ động như:
- Âm thanh, ánh sáng, phông màn, nhạc cụ, loa đài… cần được đảm bảo chất
lượng và trang bị đầy đủ.

9


- Có kế hoạch bố trí kinh phí sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở vật chất, trang thiết
bị hư hỏng, xuống cấp.
- Nội dung các hoạt động tại Nhà văn hóa phường phải có kế hoạch và được
cấp trên phê duyệt, đảm bảo nội dung lành mạnh, hấp dẫn, đúng quy định của Nhà
nước và phù hợp với nhu cầu, thị hiếu thưởng thức của nhân dân trong phường; góp
phần giữ gìn an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội và phát huy bản sắc

văn hóa truyền thống .
- Cần tiếp tục đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng toàn diện
cả về nội dung và hình thức hoạt động văn hóa nghệ thuật ở Nhà văn hóa phường
- Bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, của thành phố và của đất nước.
Tổ chức thường xuyên các hoạt động văn hóa sự kiện liên quan đến các ngày lễ lớn,
ngày kỉ niệm của dân tộc như Tết Nguyên Đán, Thành lập Đảng CSVN 3/2, Giải
phóng Miền Nam 30/4, Quốc tế Lao động 1/5, Quốc khánh nước Việt Nam 2/9,
Quốc Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng 10/3 Âm lịch, Ngày thành lập
Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12,…
- Tổ chức các câu lạc bộ, đội nhóm chuyên sâu về hoạt động văn hóa, nghệ
thuật để phục vụ các chương trình văn nghệ của Nhà văn hóa, biểu diễn phục vụ các
sự kiện văn hóa, lễ hội; hợp đồng dịch vụ các chương trình biểu diễn ca, múa, nhạc;
dịch vụ biên đạo múa và đào tạo các lớp múa.
- Mở rộng nội dung hoạt động, đổi mới phương pháp hoạt động nghiệp vụ
như : Tổ chức các cuộc nói chuyện thời sự, giao lưu các gia đình văn hóa tiêu biểu
trong phường; Tổ chức các CLB Gia đình văn hóa, CLB Phòng chống bạo lực gia
đình, CLB Xóa đói giảm nghèo, CLB Đàn và hát dân ca, CLB Những giọng hát hay
củaphường, CLB Đi bộ ngoài trời, CLB Aerobic. Đây là những hình thức sinh hoạt
rất dễ hấp dẫn quần chúng, lại vừa tạo ra hoạt động văn hóa nghệ thuật thể thao

10


phong phú và sôi nổi, góp phần xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa, làm lành
mạnh môi trường văn hóa trên địa bàn phường Nhân Chính nói riêng và Hà Nội nói
chung.
- Cần được tăng cường kinh phí hoạt động. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
tình trạng các Nhà văn hóa hoạt động kém là do các Nhà văn hóa tuy là công trình
phúc lợi, nhưng lại phải tự trang trải thu chi. Do đó, các Nhà văn hóa phải tìm mọi
cách để tạo nguồn thu. Cách hay nhất, dễ nhất là cho tư nhân thuê mặt bằng sẵn có

để kinh doanh các loại dịch vụ tiêu dùng, thể thao, giải trí. Lẽ ra việc cho thuê là
nhằm có kinh phí trang trải cho việc duy trì hoạt động của các Nhà văn hóahỗ trợ
cho việc phục vụ cộng đồng. Song trên thực tế, việc kinh doanh thu lợi lại trở thành
mục đích chính nên khâu phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân sở tại bị
đặt xuống hàng thứ yếu. Một số nơi mất hẳn chức năng chính yếu là phục vụ các
nhu cầu về tinh thần và hoạt động thể chất của cộng đồng dân cư sở tại. Một nguyên
nhân nữa khiến các Nhà văn hóahoạt động không hiệu quả là do đội ngũ quản lý vừa
yếu vừa thiếu. Hầu hết các Nhà văn hóakhông có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, có
trình độ, năng lực chuyên môn đúng theo yêu cầu của ngành văn hóa là phải từ trung
cấp trở lên. Mà hầu hết là do cán bộ phường kiêm nhiệm. Cho nên hoạt động không
có bài bản một cách khoa học, tẻ nhạt và thiếu tính hấp dẫn nên không thu hút được
người dân.
3. Một số ý kiến đề xuất
Từ thực tế hoạt động của nhà văn hóa phường Nhân Chính, nên:
- Xây dựng một cơ chế, chính sách về tổ chức bộ máy của thiết chế nhà văn
hóa cấp xã, phường phù hợp với từng địa phương. Thực tế đã có những nhà văn hóa
ngày càng hoàn thiện, tiến tới đầy đủ trang thiết bị chuyên dùng và chứa đựng một

11


dung lượng hoạt động khá đồ sộ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt chính trị, kinh tế,
khoa học kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật vui chơi giải trí của cộng đồng khu dân cư.
- Nhiều nơi, nhà văn hoá xây dựng đã lâu mà vẫn chưa đưa vào sử dụng, hoặc
khai thác chưa hết tác dụng của nhà văn hóa. Cá biệt có nơi còn tập kết vật liệu xây
dựng rất mất mỹ quan, ảnh hưởng đến nhiều hoạt động văn hoá như tập dưỡng sinh
của hội Người cao tuổi hay thể dục thể thao của thanh thiếu niên.Nếu Nhà văn hóa
không được sử dụng đúng mục đích vừa gây lãng phí lại đem bức xúc đến cho
người dân. Thanh thiếu niên thiếu chỗ giải trí, chơi thể thao, trẻ em thiếu sân chơi
dẫn đến sa vào các quán nét hoặc các tệ nạn xã hội khác gây ảnh hưởng không nhỏ

đến đời sống văn hóa.
Để các Nhà văn hóa phường có thể hoạt động hiệu quả, khá nhiều nơi đề nghị
cho áp dụng cơ chế xã hội hóa các hoạt động văn hóa ở cơ sở gắn với mở rộng dịch
vụ và thị trường. Để làm được điều này cần phải phân định rõ là Nhà văn hóa hoạt
động theo cơ chế bao cấp hay tự chủ tài chính để xây dựng tư cách pháp nhân cho rõ
ràng. Vì hiện tại hoạt động của các Nhà văn hóa không thống nhất nơi thì được bao
cấp, nơi thì phải tự lo kinh phí dẫn đến không có tư cách pháp nhân nên không thể
thực hiện các giao dịch kinh tế...
Để trả lại công năng cho Nhà văn hóa theo đúng quy định của Nhà nước là
nơi tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước; phổ biến các kiến thức khoa học kỹ thuật; tổ chức các hoạt động văn hóa
thông tin, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí; bảo tồn, phát huy các hình
thức sinh hoạt văn hóa -thể thao dân tộc; bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật, thể thao,
góp phần phục vụ các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, nâng cao mức
hưởng thụ văn hóa cho nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn cấp

12


xã, phường, thị trấn... điểm mấu chốt là phải giải được bài toán khó là kinh phí hoạt
động và đội ngũ cán bộ quản lý Nhà văn hóa có đủ năng lực.
Cho nên, muốn Nhà văn hóa hoạt động có hiệu quả, về lâu dài, thành phố nên
xem xét chủ trương coi các Nhà văn hóa phường, xã là đơn vị sự nghiệp có thu để
ban chủ nhiệm tự chủ tài chính. Thậm chí cho cơ chế xã hội hóa để Nhà văn hóa tự
sống được. Song song đó phải định hướng lại bộ máy, cơ chế hoạt động của Nhà văn
hóa, trong đó, chú trọng kết nối các Nhà văn hóa cấp quận với cấp phường để nâng
cao các hoạt động văn hóa cũng như bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ cán
bộ quản lý. Phải đổi mới hoạt động một cách đồng bộ, như thế thì mới có thể duy trì
hoạt động của các Nhà văn hóatheo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.
Mỗi địa phương, cơ sở phải phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa, góp phần

nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về văn
hóa và nhiệm vụ phát triển văn hóa gắn liền với phát triển kinh tế, ổn định chính trị,
an sinh xã hội. Các cấp quản lý và lãnh đạo chú trọng đổi mới nội dung, phương
thức hoạt động, tổ chức quản lý nhà văn hóa, trung tâm văn hóa... Phát huy tinh thần
chủ động, tích cực, nỗ lực của người dân và vai trò tự quản của cộng đồng đối với
sự nghiệp gìn giữ và phát triển văn hóa. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát việc sử dụng các thiết chế văn hóa, kịp thời phát hiện, khắc phục những
sai lệch, tiêu cực, có biện pháp giải quyết phù hợp; biểu dương, khen thưởng những
cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong công tác./.

13


14



×