Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.62 KB, 21 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chon đề tài:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “ Đạo đức là cái gốc của con người cách
mạng. Đạo đức là cái gốc của con người phát triển toàn diện mà trường phổ thông
có trách nhiệm đào tạo”.
Qua nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta thấy rõ tư tưởng của người
về đạo đức được thể hiện nhiều trong nhiều bài huấn thị : “Cũng như sông có
nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc
thì cây héo. Người Việt Nam phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy
cũng không lãnh đạo được nhân dân”.
Bác còn khẳng định; “ Người có tài mà không có đức là người vô dụng. Có
đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Trong giai đoạn mới của cách mạng vấn đề đạo đức luôn được Đảng và Nhà
nước quan tâm. Nghị quyết trung ương V khóa VIII nhấn mạnh: “Phải tạo cho
được sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa
được coi là lĩnh vực quan trọng nhất hiện nay cần được quan tâm”. Nghị quyết còn
đề cập đến vấn đề giáo dục lý tưởng đạo đức cho thế hệ trẻ.”
Đại hội IX đã nói rõ trong văn kiện: “Cần tăng cường giáo dục chính trị, tư
tưởng, đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên. Nghị quyết còn khẳn định : “Phải
xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ,
đạo đức, thể chất, năng lực, sáng tạo có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái khoan
dung, tôn trọng nghĩa tinh, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình,
cộng đồng và xã hội.
Giáo dục đạo đức cho học sinh trong các trường phổ thông là một trong
những nhiệm vụ có ý nghĩa rất quan trọng. Cùng với kiến thức văn hóa, những
kiến thức về chuẩn mực đạo đức xã hội chủ nghĩa và đạo đức truyền thống dân tộc
của con người và đất nước Việt Nam mà các em lĩnh hội trong quá trình học tập ở
nhà trường sẽ là một trong những điều kiện cơ bản để đảm bảo cho sự phát triển
toàn diện thế hệ công dân tương lai của đất nước, là một trong những bước chuẩn
bị mang tính chất chiến lược cho thế hệ trẻ hội nhập và tham gia vào đời sống xã
hội.


Giáo dục đạo đức, nhân cách thế hệ trẻ là một quá trình liên tục, diễn ra ở
nhiều môi trường khác nhau, liên quan rất nhiều đến mối quan hệ xã hội phức tạp.
Vì thế trong quá trình giáo dục học sinh luôn đòi hỏi có sự phối hợp, kết hợp việc
giáo dục nhà trường với các lực lượng xã hội, trong đó giáo viên và các nhà quản
lý giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động. Do chưa hiểu hết vị trí, vai
trò, chức năng, các hình thức tiến hành nên việc giáo dục toàn diện cho học sinh
nhất là việc giáo dục đạo đức có phần bị xem nhẹ chưa được chú ý đúng mức. Nhà
trường thường khoán trắng cho giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn. Vì vậy
vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh THCS thiếu sự phối kết hợp với các tổ chức
đoàn thể trong nhà trường, phụ huynh học sinh và các lực lượng ngoài xã hội dẫn
đến hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện co thế hệ trẻ.
Trường THCS Lê Quý Đôn, đã chủ động trong công tác giáo dục đạo đức
cho học sinh, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác dạy học. Chính vì vậy,
1


đạo đức của học sinh ngày một được cải thiện, và ngày một nâng cao. Tuy nhiên,
vẫn còn một số học sinh xếp loại hạnh kiểm vẫn còn ở mức thấp.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, là người cán bộ quản lý
đang công tác tại trường, tôi luôn suy nghĩ, trăn trở để tìm ra “Một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Lê Quý
Đôn”
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Mục tiêu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng của việc nâng cao chất
lượng giáo dục đạo đức học sinh để từ đó đưa ra những giải pháp hợp lí nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh và góp phần hoàn thiện nhân cách
học sinh ở trường THCS Lê Quý Đôn.
Nhiệm vụ: Nghiên cứu thực trạng của việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo
đức học sinh ở trường THCS Lê Quý Đôn.
Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể việc áp dụng nhằm nâng cao chất

lượng giáo dục đạo đức học sinh trong trường THCS Lê Quý Đôn.
Rút ra được bài học kinh nghiệm từ việc trải nghiệm thực tế.
I.3. Đối tượng nghiên cứu:
Tất cả học sinh trường THCS Lê Quý Đôn – Huyện EaH’Leo – Đăk Lăk.
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
- Những kết quả đã đạt được trong những năm qua về công tác nâng cao chất
lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Lê Quý Đôn.
- Đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp và các em học sinh của
trường THCS Lê Quý Đôn.
- Đề tài tập trung nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Lê Quý Đôn, EaH’leo trong thời gian
hai năm học gần đây 2013 – 2014 và 2014 – 2015. Phân tích thực trạng (cái được,
chưa được), giải pháp và hướng phấn đấu của nhà trường trong giai đoạn tới.
I.5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp trao đổi, trò chuyện với giáo viên và học sinh để nắm bắt
thực trạng.
- Phương pháp điều tra thực tế đối tượng.
- Phương pháp tổng hợp ý kiến.
- Phương pháp nghiên cứu từng đối tượng.
- Phương pháp cập nhật, thống kê số liệu.
........................

2


II/ PHẦN NỘI DUNG
II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
- Giáo dục: Là hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và phát
triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn
lịch sử nhất định.

Hiểu theo nghĩa rộng: Giáo dục bao gồm cả việc dạy lẫn việc học cùng với
hệ thống các tác đọng sư phạm khác diễn ra trong và ngoài lớp, trong và ngoài nhà
trường cũng như trong gia đình và ngoài xã hội. Đó chính là một quá trình toàn vẹn
hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch thông
qua các hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục,
nhằm chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người
Theo nghĩa hẹp: Giáo dục được hiểu như là quá trình tác động tới thế hệ
trẻ về mặt đạo đức tư tưởng, hành vi….. Nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động
cơ, thái độ và những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội.
- Đạo đức: Là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc,
nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của
mình sao cho phù hợp với lợi ích hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội trong
quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội.
Đạo đức là toàn bộ những quy tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong
quan hệ giữa con người với con người. Giữa con người với cộng đồng xã hội, với
tự nhiên và cả bản thân mình.
- Hành vi đạo đức: Là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động
cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức.
- Giáo dục đạo đức: Là quá trình hình thành những thói quen, phẩm chất
đạo đức và từng bước hoàn thiện nhân cách cho con người, cho thế hệ trẻ. Muốn
thực hiện được các nhà quản lý và những người làm công tác giáo dục cần phải xây
dựng được kế hoạch giáo dục đạo đức với những mục tiêu, với nội dung yêu cầu
cụ thể, rõ ràng phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị xã hội trong từng thời kỳ,
từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Nói cách khác :
- Giáo dục đạo đức cho học sinh chính là sự tác động có mục đích, có kế
hoạch nhằm hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, quan
điểm lập trường giai cấp, bồi dưỡng cho các em những thói quen hành vi đạo đức
tốt, những nét tính cách của con người Việt Nam mới con người vừa có đức vừa có
tài.

- Tại sao phải nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức:
Do tính qui luật của thời đại, do sự phát triển của xã hội, do khoa học và xã
hội ngày càng tiên tiến, do nhu cầu của con người ngày càng cao. Xã hội đòi hỏi
con người phải có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn mới đáp ứng
được nhu cầu phát triển của xã hội. Ngày nay trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới
việc đào tạo và bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ là việc làm cần thiết
và cấp bách hơn lúc nào hết.
Nghị quyết trung ương V khóa VIII đã nhận định:
3


“Tư tưởng đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa được coi là lĩnh vực quan
trọng nhất hiện nay và cần được quan tâm”.
- Vị trí và đặc điểm của hoạt động giáo dục đạo đức ở trường THCS:
- Vị trí: Giáo dục đạo đức là một qúa trình tác động có mục đích, có kế
hoạch đến học sinh nhằm hình thành và bồi dưỡng cho các em thế giới quan khoa
học, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa, quan điểm, lập trường giai cấp công nhân,
bồi dưỡng cho các em hành vi và thói quen đạo đức hình thành những nét tính cách
của con người mới phù hợp với mục đích giáo dục.
Để quản lý tốt hoạt động giáo dục này trước hết người cán bộ quản lý cần
nắm vững vị trí, vai trò của giáo dục đạo đức trong trường phổ thông.
Trong nhà trường XHCN đức dục đứng vị trí hàng đầu có vai trò then chốt
trong toàn bộ giáo dục của nhà trường. Nó góp phần giáo dục cho học sinh phát
triển toàn diện về nhân cách của con người Việt Nam XHCN. Công tác giáo dục
đạo đức được tiến hành tốt sẽ là cơ sở để nâng chất lượng giáo dục toàn diện, vì thế
hoạt động giáo dục đạo đức có quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác.
Đạo đức là một thành phần cơ bản của nhân cách và gắn bó chặt chẽ với các
mặt khác trong nhân cách hoàn chỉnh của người học sinh.
Đức dục hổ trợ tích cực các mặt giáo dục khác và nó cũng là kết quả của các
mặt giáo dục đó. Thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức sẽ tạo nên những diễn

biến cơ bản cho các mặt giáo dục toàn diện. Vì nhận thức đúng sẽ đi đến hành
động đúng.
- Đặc điểm công tác giáo dục ở trường THCS
Cũng như các họat động giáo dục khác công tác đức dục cũng tuân theo các
qui luật tâm lý, sinh lý của lứa tuổi học sinh THCS. Trên cơ sở đó, chúng ta phải
quán triệt mục đích giáo dục và tiến hành theo những nguyên tắc, nội dung,
phương pháp đã được qui định. Tuy vậy về tổ chức thực hiện, công tác đức dục có
những đặc điểm khác với các hoạt động giáo dục khác.
Những yêu cầu và nội dung đức dục đã được “ chương trình hóa ”và “ cụ thể
hóa ” như đối với hệ thống kiến thức văn hóa và một vài hoạt động giáo dục khác.
Nhưng trước những biến động của xã hội nhận thức về những chuẩn mực đạo đức
của ,một số thanh thiếu niên có những điểm lệch lạc hoặc mơ hồ. Do đó người cán
bộ quản lý cần căn cứ vào mục tiêu đào tạo của cấp học vào tình hình thực tế của
học sinh, vào khả năng thực hiện của nhà trường mà tiến hành “ chương trình hóa”,
“ kế hoạch hóa ” mặt giáo dục này ở trường mình tạo được thế chủ động trong
công tác giáo dục và có cơ sở khoa học trong việc đánh giá hạnh kiểm của học
sinh.
Tính đa dạng về sự phát triển không đồng đều về tính cách của những học
sinh trong cùng một lớp, trong quá trình rèn luyện về đạo đức của một số học sinh
làm cho công tác giáo dục của nhà trường thêm phần phức tạp.
Đồng thời phải có tính sư phạm thích hợp với từng đối tượng, phải thường
xuyên theo dõi và tìm những biện pháp có tính chất quyết định làm đòn bẫy trong
việc xây dựng nhân cách cho mỗi học sinh.
Ban giám hiệu cùng với giáo viên chủ nhiệm cần tập hợp các lực lượng giáo
dục trong và ngòai nhà trường để thống nhất các yêu cầu phương pháp và kế hoạch
giáo dục học sinh nhằm sử dụng tới mức tối đa khả năng của các lực lượng đó
4


trong việc xây dựng môi trường giáo dục thuận lợi để tổ chức giáo dục đạo đức

cho học sinh.
* Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của giáo dục đạo đức trong trường
THCS:
- Mục tiêu của công tác giáo dục đạo đức trong trường THCS.
Giáo dục cho học sinh có hiểu biết cơ bản về tính vật chất của thế giới sự
phát triển tự nhiên của xã hội về mối quan hệ lẫn nhau giữa các hiện tượng, có
niềm tin vào khoa học, không mê tín dị đoan
Hiểu rõ vai trò của lao động và sức mạnh của con người trong việc cải tạo tự
nhiên, xã hội, tin tưởng vào tương lai.
Hiểu về truyền thống đấu tranh, dựng nước và giữ nước của dân tộc,có
những hiểu biết cơ bản về con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
định hướng đường lối phát triển kinh tế phát triển ở địa phương. Từ đó giáo dục
cho các em tình yêu quê hương, tự hào về truyền thống dân tộc. Biết ơn Đảng, Bác
Hồ và cách mạng. Mong muốn được đóng góp sức mình xây dựng quê hương đất
nước. các em sẽ có ý thức tham gia tuyên truyền phổ biến các chủ trương, đường
lối chính xác của Đảng, pháp luật của nhà nước trong nhân dân.
- Hiểu biết về các tổ chức chính quyền các cấp, nội dung cơ bản của hiến
pháp, một số bộ luật, quyền hạn và nghĩa vụ của công dân, hiểu biết trách nhiệm về
hành vi của mình trước pháp luật. Biết sống và làm việc theo pháp luật. Sẵn sàng
giúp đỡ các cơ quan bảo vệ pháp luật và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luât.
- Hiểu rõ vai trò nhiệm vụ và truyền thống vẻ vang của Đảng, Đoàn – Đội.
Phấn đấu để trở thành dội viên xuất sắc, đoàn viên xuất sắc, đoàn viên ưu tú.
- Hiểu biết về cuộc đời giản dị và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ và các
chiến sỹ cách mạng luôn phấn đấu “sống, chiến đấu, làm việc và học tập theo
gương Bác Hồ vĩ đại”.
- Hiểu lối sống của con người với lẽ sống “mỗi người vì mọi người và mọi
người vì mỗi người”. Thực hiện các chuẩn mực đạo đức, quy tắc sống của lối sống
xã hội chủ nghĩa có tình cảm tốt với gia đình, nhà trường, bạn bè và các tổ chức xã
hội.
- Đặc biệt chú ý xây dựng tình cảm đúng mực trong quan hệ bạn bè, quan hệ

với người trên, biết tự giác làm việc tốt và thẳng thắn đấu tranh với những sai trái,
chống lối sống ích kỷ, ỷ lại, gian dối, gây gổ thô bạo với bạn bè và mọi người.
- Xây dựng thái độ học tập đúng đắn và hành vi văn minh: tự giác, chăm chỉ
học tập, học toàn diện, trung thực trong họp tập và thi cử. Phấn đấu trở thành học
sinh giỏi toàn diện. Tích cực lao động và tham gia các hoạt động xã hội theo kế
hoạch của nhà trường và Đoàn – Đội.
- Có ý thức tự giác nhặt được của rơi trả người bị mất, lễ phép với người
trên, nhường nhịn em nhỏ. Có thái độ và hành vi văn minh ở mọi nơi, mọi lúc. Biết
trọng lời hứa, trọng danh dự, biết sống cần cù giản dị, tiết kiệm, khiêm tốn có ý
thức tổ chức kỷ luật, có nhu cầu phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình và xã
hội Việt Nam.
- Hiểu biết được âm mưu của các thế lực thù địch, bành trướng phản động,
hiểu biết những điều chủ yếu về tinh thần quốc tế vô sản, tình đoàn kết với các
5


nước láng giềng, các nước trong khu vực, các nước XHCN và các nước khác trên
thế giới.
- Chức năng của đạo đức.
Đạo đức là phương thức nhận thức hiện thực có tính chất mệnh lệnh, đánh
giá nó, điều chỉnh hành vi của con người trên cơ sở sự vận động của những mặt đối
lập về thiện và ác.
- Đạo đức còn có vai trò to lớn giúp con người sáng tạo ra hạnh phúc và giữ
gìn, bảo vệ cuộc sống tốt đẹp của xã hội, nâng cao phẩm giá của cá nhân. Vì vậy
trong quản lý xã hội cần phải quan tâm đúng mức đến 3 chức năng của đạo đức.
- Chức năng định hướng giáo dục.
- Con người muốn làm được việc thiện, tránh được điều ác, muốn cho những
hành vi của mình được mọi người chấp nhận, không bị dư luận xã hội lên án thì họ
phải nắm được những quan điểm, những nguyên tắc, quy tắc chuẩn mực đạo đức
cơ bản. Từ đó con người có thể tự do lựa chọn cho mình những hành vi phù hợp

đồng thời mới có khả năng đánh giá đúng đắn các hiện tượng, hành vi trong quan
hệ xã hội theo quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội đó.
- Vì vậy công tác giáo dục đạo đức góp phần quan trọng vào việc hình thành
phát triển nhân cách. Cùng với quá trình giáo dục thì quá trình tự giáo dục nhờ vào
hoạt động và giao lưu tích cực, con người càng hiểu rõ vai trò to lớn của lương
tâm, nghĩa vụ, ý thức danh dự và các phẩm chất đạo đức khác.
- Nhờ có chức năng giáo dục và khả năng tự giáo dục mà người ta học tập
được ở những tấm gương đạo đức cao cả xả thân làm việc nghĩa, hy sinh quên
mình vì nền đọc lập tự do của Tổ quốc, đấu tranh cho chân lý góp phần làm cho xã
hội ngày càng công bằng, văn minh, tiến bộ.
- Chức năng điều chỉnh hành vi.
Để đảm bảo cho xã hội ngày càng phát triển tốt đẹp, tất yếu phải có 1 hệ
thống quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực nhằm kết hợp cách này hay cách khác lợii
ích cá nhân và xã hội, vì vậy chức năng điều chỉnh hành vi của đạo đức gắn bó mật
thiết với chức năng quản lý xã hội.
- Trong cuộc sống hiện thực con người có nhiều mối quan hệ rất đa dạng và
phức tạp đòi hỏi phải giải quyết.Giải quyết mọi mối quan hệ không chỉ trong suy
nghĩ mà phải bằng hành động làm hay không nên làm, làm bằng cách này hay cách
khác. Quyền lợi giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội chúng luôn có
những mâu thuẫn giằng xé nhau quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, giữa cái tốt với
cái xấu, giữa cái lương tâm và vô lương tâm …Như vây chức năng giáo dục và
điều chỉnh hành vi đạo đức luôn gắng liền với nhau trong đời sống đạo đức của con
người .
- Chức năng kiểm tra đánh giá .
Mỗi một thời đại, một chế độ xã hội bao giờ cũng có những yêu cầu về tri
thức đạo đức tương ứng làm nền tẳng cho cuộc sống. Mỗi cá nhân, vì cuộc sống
của mình, vì hoạt động cho sự tiến bộ của xã hội đều phải có những phẩm chất đạo
đức và năng lực nhất định. Vì vậy họ phải nắm được những tri thức phản ánh đời
sống xã hội một cách tích cực. Đó là những quan điểm tư tưởng, những nguyên
tắc, những chuẩn mực hành vi đạo đức tiên bộ nhờ đó mà chủ thể đạo đức phân

biệt được cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác.
6


Đánh giá phẩm chất đạo đức thông qua quá trình giáo dục rèn luyện trong
lao động và đấu tranh bền bỉ hàng ngày như Bác Hồ đã dạy “Ngọc càng mài càng
sáng, vàng càng luyện càng trong “ Để có được những phẩm chất đạo đức tốt đẹp
của cá nhân phù hợp với lợi ích chung của xã hội .
- Nhiệm vụ của giáo dục đạo đức .
- Giáo dục đạo đức còn có nhiêm vụ vạch ra những yêu cầu, tiêu chuẩn,
nguyên tắc đạo đức phù hợp với những giá trị tốt đẹp, nhân cách mới của xã hội để
cá nhân lựa chọn, định hướng, điều chỉnh hành vi ứng sử của mình trong quan hệ
với người khác và trong xã hội. Mặc khác cũng đấu tranh, phê phán chống lại
những khuynh hướng của đạo đức lạc hậu, không lành mạnh cản trở cá nhân và xã
hội vươn lên những giá tri văn minh của xã hội loài người.
* Vai trò của nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh
THCS.
- Vai trò của người cán bộ quản lý với công tác giáo dục đạo đức cho học
sinh.
Trong trường THCS người cán bộ quản lý có vai trò vô cùng quan trọng
trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Chính vì vậy mà cán bộ quản lý là người
có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn vững vàng, giỏi về nghiệp vụ
sư phạm xứng đáng với vai trò là người thủ lĩnh, là chim đầu đàn để đồng nghiệp
và học sinh noi theo.
- Vai trò của giáo viên chủ nhiệm.
Trong nhà trường thì giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi các em hơn ai
hết. Giáo viên chủ nhiệm như người mẹ thứ hai của các em. Thầy cô chủ nhiệm
thường xuyên ân cần chỉ bảo, nhắc nhở các em những điều hay lẽ phải, uốn nắn
sữa chữa những biểu hiện sai lệch về hành vi giúp các em nhận biết học tập những
tấm gương người tốt, việc tốt vươn lên không ngừng đẻ trở thành con ngoan trò

giỏi của nhà trường, gia đình và xã hội.
- Vai trò của giáo viên bộ môn.
Trong trường THCS học sinh được tiếp xúc, được học tập với rất nhiều thầy
cô giáo. Mỗi thầy cô đảm nhận dạy 1 hoặc 2 chuyên ngành đào tạo của mình trong
nhiệm vụ giảng dạy của mình của mỗi tiết dạy, mỗi nội dung bài học đều mang
tính giáo dục sâu sắc. Mỗi giáo viên bộ môn cần chú ý lồng ghép trong chương
trình để làm tốt công tác giáo dục đạo đức hình thành cho các em nhân cách sống
theo những hành vi, những chuẩn mực đạo đức đã được xã hội quy định. Muốn vậy
trước hết “mỗi thầy cô giáo phải thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”.
- Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tác động đến công
tác giáo dục cho học sinh.
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: chủ yếu là lực lượng giáo viên trẻ và số học
sinh lớn ở lớp 9 mới được kết nạp Đoàn, giữ vai trò quan trọng. Việc giáo dục đạo
đức cho học sinh ở 2 khối 8 và khối 9, biết hướng dẫn các em vào những hoạt
động, những sinh hoạt đoàn thể vui chơi lành mạnh. Qua đó giáo dục cho các em
hiểu về tình bạn, tình thầy trò, tình đồng chí, tình yêu quê hương đất nước sẵn sàng
làm bất cứ nhiệm vụ gì khi ra trường mà xã hội yêu cầu.
- Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị trong nhà trường có nhiệm vụ
tổ chức giáo dục thiếu niên học tập, rèn luyện tu dưỡng theo 5 điều Bác Hồ dạy.
7


Qua các hoạt động sinh hoạt đội theo chủ đề cùng với nhà trường giáo dục các em
trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên chăm.
Hội Phụ huynh có vai trò to lớn trong việc phối kết hợp giáo dục giữa nhà
trường – gia đình và xã hội nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để góp phần giáo dục
các em phát triển giáo dục một cách toàn diện.
Có thể nói nhà trường có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức
cho học sinh bậc THCS vì ở lứa tuổi này các em đang tập làm người lớn. Trong
nhà trường thì giáo viên với vai trò là nhà giáo dục được xem là “nhân tố quyết

định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh”. Chính vì thế mà cố Thủ
tướng Phạm Văn Đồng đã dạy: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những
nghề cao quý, sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo”.
II.2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
a/ Thuận lợi – Khó khăn:
- Thuận lợi:
Thị trấn EaD răng nằm tại trung tâm của huyện được sự quan tâm lãnh đạo
trực tiếp của Đảng bộ Thị trấn, UBND, HĐND và các cơ quan ban ngành đoàn thể
đóng trên địa bàn.
Đa số nhân dân và cán bộ công chức, giáo viên rất quan tâm đến việc giáo
dục đạo đức cho con em mình không làm ngơ khi thấy những biểu hiện, những
hành vi trái với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Đa số học sinh chăm ngoan, có ý thức học tập tu dưỡng rèn luyện đạo đức
tốt.
- Khó khăn:
Nhiều gia đình do mải mê công việc đã để mặc con cái tự do liệu lấy bản
thân. Các em đã không tự điều chỉnh được hành vi của mình trước những tệ nạn xã
hội dẫn đến tình trạng trốn học, cúp tiết chơi bời, trộm cắp, lập băng nhóm, đánh
nhau trong học sinh, vô lễ với thầy cô giáo và người lớn tuổi, nên việc phối kết hợp
giáo dục gặp rất nhiều khó khăn. Các lực lượng xã hội chưa thấy hết nhiệm vụ của
mình trong việc giáo dục đạo đức học sinh.
2/ Thành công – Hạn chế.
- Thành công: BGH đã quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh
theo 5 điều Bác Hồ chỉ đạo, đề ra kế hoạch cụ thể, sát với đối tượng cần được giáo
dục; Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nhìn chung là nhiệt tình, quan tâm đến việc giáo
dục đạo đức cho học sinh; Các giáo viên bộ môn hiểu rõ được vai trò nhiệm vụ của
mình trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Khi có biểu hiện sai phạm họ báo
cho giáo viên chủ nhiệm, báo cho Ban Giám hiệu nhà trường. Trong nhà trường
THCS tổ chức đội TNTP Hồ Chí Minh gồm nhiều chi đội được tổng phụ trách

quản lý giáo dục góp phần rất lớn trong việc giáo dục đạo đức học sinh.
Xếp loại hạnh kiểm khi chưa áp dụng các giải pháp nâng cao chất lượng
giáo dục đạo đức (Kết quả năm học 2011 – 2012)
8


Hạnh kiểm
LỚP
Tốt
Khá
TB
Yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL SL TL
6
168
134
79.76
31 18.45
3
1.79
0 0.00
7
175
114
65.14

54 30.86
7
4.00
0 0.00
8
180
120
66.67
49 27.22
11
6.11
0 0.00
9
213
164
77.00
46 21.60
3
1.41
0 0.00
TC
736
532
72.28 180 24.45 24
3.26
0 0.00
Xếp loại hạnh kiểm khi áp dụng các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục
đạo đức (Kết quả năm học 2013 – 2014)
Tổng
số HS


Hạnh kiểm
LỚP
Tốt
Khá
TB
Yếu
SL
TL
SL
TL
SL TL SL TL
6
144
127
88.19
16
11.11
1
0.69 0 0.00
7
204
173
84.80
29
14.22
2
0.98 0 0.00
8
169

125
73.96
35
20.71
9
5.33 0 0.00
9
170
141
82.94
26
15.29
3
1.76 0 0.00
TC
687
566
82.39 106 15.43 15 2.18 0 0.00
So sánh 2 bảng số liệu trên ta thấy được rằng: Giáo dục đạo đức khi áp dụng
các giải pháp đã đem lại một số thành công nhất định. Đó là tỷ lệ học sinh được
xếp loại Hạnh kiểm (Đạo đức) năm học 2013 – 2014 cao hơn so với năm học 2011
– 2012.
- Hạn chế:
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh chủ yếu mới chỉ phụ thuộc vào trách
nhiệm chính của giáo viên chủ nhiệm. Sự phối kết hợp với giáo viên bộ môn, các
tổ chức đoàn thể trong nhà trường và ngoài xã hội đã có nhưng mới dừng lại ở mặt
hình thức. Chưa có biện pháp giáo dục hữu hiệu để ngăn chặn những hành vi vi
phạm đạo đức xảy ra. Việc kiểm tra phối kết hợp giáo dục chưa được thường
xuyên.
Giáo viên chủ nhiêm chưa có kế hoạch cụ thể, chưa phân loại được đối

tượng và cần phải có biện pháp giáo dục như thế nào để đem lại hiệu quả.
Sự phối kết hợp không đồng bộ của đội ngũ đã ảnh hưởng không nhỏ đến
quá trình giáo dục đạo đức học sinh.
Các em hoạt động Đội theo chủ đề từng tháng, song sự kết hợp, lồng ghép
để giáo dục đạo đức cho các em còn bị xem nhẹ mới dừng lại ở các hoạt động vui
chơi, chưa thu hút được số học sinh hay nghịch ngợm phá phách tham gia. Chưa
chọn được đối tượng để giao việc cho phù hợp làm cho các em không hứng thú và
ngại tham gia hoạt động phong trào hoặc có tham gia cũng chỉ là hình thức.
Tổng
số HS

9


Một số phụ huynh học sinh chưa thấy hết được vai trò của mình trong công
tác giáo dục đạo đức. Họ nghĩ rằng đây là công việc của nhà trường, hoặc là của
Công an. Điều này đã làm cho việc giáo dục đạo đức cho học sinh không đồng bộ.
Chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ. Có phụ huynh đã nói rằng “Tôi chịu bó tay, việc
này xin nhà trường và Công an cứ giải quyết”.
Đa số học sinh thích học bộ môn Giáo dục công dân song ở các lớp 6, 7, 8, 9
rải rác vẫn có một số em chưa có thái độ học tập tốt đối với bộ môn giáo dục công
dân. Số này chiếm tỷ lệ ít và có ảnh hưởng lớn tới kết quả học tập của học sinh.
Những sai phạm về đạo đức của học sinh do thiếu hiểu biết về những chuẩn
mực đạo đức xã hội. Vấn đề này còn tồn tại một phần do giáo dục của nhà trường;
giáo dục của gia đình cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ảnh hưởng của môi
trường xã hội đến giáo dục đạo đức học sinh không phải là nhỏ trong quá trình giáo
dục đạo đức cho học sinh ở bậc THCS.
c/ Mặt mạnh – Mặt yếu:
Trong quá trình nghiên cứu từ thực tế ở trường THCS Lê Quý Đôn và chất
lương giáo dục đạo đức trong nhà trường các năm qua. Nhằm để thực hiện nhiệm

vụ này Ban giám hiêu nhà trường cần thực hiện các giải pháp:
Cần nâng cao nhận thức về tầm quan trong của công tác giáo dục đạo đức học
sinh đối với cán bộ giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh, Cần được đầu tư
đúng mục đích, phải có kế hoạch cụ thể trong công tác nâng cao chất lượng giáo
dục đạo đức học sinh
Chỉ đạo sát sao các tổ chức đoàn thể nhà trường như: Đoàn thanh niên; Đội
thiếu niên; đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn giáo dục công dân.
Giữ mối liên hệ mật thiết với Hội cha mẹ học sinh trong công tác phối hợp
giữa ba môi trường giáo Gia đình – Nhà trường – Xã hội.
Thống kế chất lượng giáo dục đạo đức học sinh qua các năm học:
Hạnh kiểm
Tổng
Năm
Tốt
Khá
TB
Yếu
số HS
SL
TL SL
TL
SL TL SL TL
72.2
24.4
2011 - 2012
736
532
180
24 3.26
0

00
8
6
81.3
15.8
0.0
2012 - 2013
713
580
113
20 2.8
0
4
3
0
82.3
15.4
0.0
2013 - 2014
687
566
106
15 2.18
0
9
3
0
Nhìn vào bảng trên thấy kết quả đã đạt được của nhà trường trong các năm
qua ta thấy. Qua các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học
sinh của trường đã có chiều hướng tăng tỷ lệ học sinh xếp hạnh kiểm tốt và giảm

tỷ lệ học sinh xếp hạnh kiểm trung bình.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
- Các em thiếu những hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức cần thiết dẫn đến
những hành vi lệch chuẩn đạo đức xã hội.
- Sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, của môi trường tự nhiên, môi
trường xã hội đến việc hình thành nhân cách.
10


- Một số gia đình chưa có biện pháp giáo dục con đúng cách. Họ còn trông
chờ vào nhà trường và xã hội.
- Chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội chưa thấy hết được vai
trò trách nhiệm của mình trong việc giáo dục thế hệ trẻ, chưa cùng với nhà trường
và gia đình phối kết hợp để giáo dục các em.
Trước thực trạng trên, làm thế nào để tháo gỡ, để giải quyết vấn đề giáo dục
đạo đức cho học sinh. Là người cán bộ quản lý giáo dục tôi luôn trăn trở để tìm ra
hướng đi phù hợp với điều kiện của nhà trường, thực tế của địa phương tôi. Hy
vọng những biện pháp nêu ra sau đây để giáo dục đạo đức cho học sinh. Phải làm
sao để môi trường giáo dục và xã hội trong sạch, lành mạnh để đáp ứng với sự
nghiệp giáo dục của Đảng trong tình hình hiện nay.
e. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra:
Trong những năm qua trường THCS Lê Quý Đôn, đã luôn luôn chú trọng
việc giáo dục đạo đức học sinh, thường xuyên chỉ đạo các tổ chức đoàn thể, các bộ
phận tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức học sinh, không ngừng nâng cao chất
lượng giáo dục đạo đức học sinh để đạt được tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc
gia. Làm tốt công tác phối kết hợp giữa ba môi trường Gia đình – Nhà trường – Xã
hội; Do đó kết quả đánh giá về đạo đức của học sinh năm sau cao hơn năm trước,
tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình ngày một ít hơn; số học hinh vi phạm
kỷ luật từ chỗ có một số em vi phạm Hội đồng kỷ luật nhà trường đã xử lý thì đến
năm học 2013 – 2014, trường không còn học sinh nào vi phạm kỷ luật.

Ngoài ra nhà trường đã luân chỉ đạo và xác đinh rõ vai trò và tầm quan trọng
của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên môn GDCD và các bộ môn khác;
sự phối hợp nhịp nhàng trong việc giáo dục đạo đức học sinh.
Mặc dù kết quả đạt được khá cao, nhưng trường THCS Lê Quý Đôn vẫn còn
một số em học sinh có kết quả xếp loại đạo đức chưa cao; chất lượng giáo dục đạo
đức giữa các lớp chưa được đồng đều, vẫn còn một số học sinh vi phạm kỷ luật ở
lớp như không học bài, làm bài trước khi lên lớp......Sự quan tâm của một số phụ
huynh học sinhchưa được thường xuyên dẫn đến tình trạng kết quả xếp loại đạo
đức chưa được cao.
II.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN.
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường
người cán bộ quản lý phải biết gắn kết trách nhiệm, nhiệm vụ của các thành viên
trong nhà trường, với các tổ chức đoàn thể, xã hội, gia đình cùng chăm lo giáo dục
đạo đức, phát triển nhân cách cho học sinh.
Để thực hiện tốt vấn đề trên người cán bộ quản lý cần phải thực hiện tốt một
số nội dung sau:
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
1/ Thường xuyên tuyên truyền, quán triệt đường lối quan điểm giáo dục
của Đảng cho đội ngũ và các lực lượng giáo dục khác.
Đây là biện pháp giáo dục quan trọng hàng đầu trong quá trình giáo dục đạo
đức cho học sinh. Người cán bộ quản lý phải làm cho họ hiểu rõ được giáo dục đạo
11


đức có tầm quan trọng đặc biệt trong việc hình thành nhân cách học sinh. Như Mác
nói “con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội” nhân tố con người là yếu
tố quyết định đến sự phát triển của xã hội.
Thông qua các hoạt động tuyên truyền trong các buổi chào cờ đầu tuần; các

hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa; Tuyên truyền thông qua
chương trình phát thanh măng non của Liên đội ....
2/ Tăng cường chỉ đạo việc phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường.
2.1/ Đối với các giáo viên bộ môn và các tổ chuyên môn.
Người cán bộ quản lý chỉ đạo các tổ chuyên môn quán triệt đến từng giáo
viên về yêu cầu giáo dục đạo đức khi giảng dạy hay tổ chức các hoạt động giáo dục
khác. Chú trọng môn giáo dục công dân, phân công giáo viên phù hợp với trình độ,
năng lực của từng người. Chú ý không bố trí dạy chéo chuyên môn đối với bộ môn
này. Khi giảng dạy các bộ môn khác trong nhà trường cần chú ý làm tốt công tác
giáo dục tư tưởng đạo đức cho các em. Thông qua bài giảng giáo dục cho các em
những tình cảm trong sáng lành mạnh dần dần hình thành cho các em những hành
vi, phẩm chất tốt đẹp.
Người cán bộ quản lý cần đặt yêu cầu giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức
thông qua môn học thành tiêu chuẩn công tác của mỗi giáo viên và coi đó là một
nội dung cần phải kiểm điểm đánh giá trong các dịp sơ kết, tổng kết cuối kỳ và
cuối năm học…
Đối với giáo viên trẻ, Ban giám hiệu cần hướng dẫn các tổ chức giúp đỡ anh
chị em để họ có thêm năng lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
phấn đấu: “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo”.
2.2/ Đối với các đoàn thể trong nhà trường.
2.2.1. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh:
Đây là tổ chức chính trị trong nhà trường tập hợp một số giáo viên trẻ và
một số học sinh lớp 9 đã được kết nạp vào Đoàn. Ban chấp hành chi đoàn trực tiếp
lãnh đạo các hoạt động của Đội thực hiện nghiêm túc nội quy của nhà trường.
Đoàn Thanh Niên là một lực lượng tiền phong gương mẫu trong mọi hoạt động của
nhà trường đặt biệt là các hoạt động phong trào. Ban giám hiệu cần có kế hoạch
phối kết hợp để tổ chức các hoạt động giáo dục theo kế hoạch chắc chắn sẽ đạt
hiệu quả như mong muốn.
2.2.2. Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Đây là tổ chức đoàn thể trong nhà trường hoạt động dưới sự lãnh đạo của
Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Ban giám hiệu cần có kế hoạch phối kết
hợp với tổng phụ trách tổ chức các hoạt động ngoài giờ theo chủ đề sinh hoạt đội.,
sinh hoạt chi đội, để thu hút các em vào các hoạt động vui chơi bổ ích qua những
buổi sinh hoạt giáo dục các em thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Tổ chức hội thi
“nét đẹp đội viên”, “vòng tay bè bạn”, “uống nước nhớ nguồn”, phát động phong
trào đọc và làm theo báo đội, giáo dục các em học tập những điều hay lẽ phải, xa
tránh những biểu hiện, hành vi không tốt, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi,
đội viên chăm ngoan.
2.2.3. Tổ chức Công đoàn.
12


Đây là lực lượng đông đảo trong nhà trường. Ban Chấp hành công đoàn cần
có kế hoạch, biện pháp phối kết hợp để làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học
sinh. Động viên anh chị em thực hiện tốt cuộc vận động “kỷ cương, tình thương và
trách nhiệm” đối với học sinh của mình.
2.2.4. Hội chữ thập đỏ.
Đây là tổ chức nhân đạo trong nhà trường. Ban giám hiệu cần phối hợp vói
các tổ chức này để giáo dục các em tính nhân đạo, lòng nhân ái trên tinh thần
tương trợ, tương thân tương ái đối với bạn bè với cộng đồng xã hội.
2.3/ Đối với cha mẹ học sinh, hội phụ huynh học sinh nhà trường.
2.3.1. Đối với cha mẹ học sinh.
Người cán bộ quản lý cần có kế hoạch chỉ đạo giáo viên, bộ môn giáo viên
chủ nhiệm của lớp kịp thời thông tin những vấn đề có liên quan đến quá trình rèn
luyện tu dưỡng của các em để phối hợp uốn nắn giáo dục khi có những biểu hiện
sai lệch. Những biện pháp cụ thể như họp phụ huynh học sinh theo định kỳ, gặp gỡ
trao đổi riêng khi có việc cần. Biện pháp này kết hợp tốt sẽ phát huy hiệu quả giáo
dục cao.
2.3.2. Hội phụ huynh và cha mẹ học sinh.

Ban Chấp hành hội đại diện cho cha mẹ học sinh trong toàn trường có trách
nhiệm phối kết hợp với nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Đặc
biệt là đối với những học sinh thường xuyên có những biểu hiện hành vi vi phạm
đạo đức. Ban Giám hiệu cần kết hợp tốt với Ban Chấp hành hội cùng với gia đình
học sinh, giáo viên chủ nhiệm và các lực lương xã hội để giáo dục các em.
2.4/ Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể xã hội ở địa phương.
Ban Giám hiệu cần có kế hoạch tham mưu với cấp ủy Đảng và chính quyền
địa phương trong việc giáo dục đạo đức học sinh làm cho họ hiểu rõ “Giáo dục là
sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân”. Đảng, Nhà nước, nhân dân
địa phương phải cùng quan tâm, chăm lo cho giáo dục. Đặc biệt là việc giáo dục
đạo đức cho các em, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Đối với những học sinh
có nhiều biểu hiện “cá biệt” về đạo đức, ngoài sự giáo dục của nhà trường, gia đình
thì chính quyền và các tổ chức địa phương phải có sự phối hợp đồng bộ mới cảm
hóa được các em. Các em mới nhận thấy được những hành vi lệch chuẩn của mình
mà điều chỉnh, giảm bớt những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Đây là việc làm cần thiết
và nhất thiết phải làm.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.
- Điều tra cơ bản tình hình học sinh và phân loại đối tượng.
Tính cách của học sinh rất đa dạng và việc hình thành nhân cách con người
chịu tác động của nhiều yếu tố nên công tác điều tra phân loại đối tượng có ý nghĩa
cực kỳ quan trọng.
+ Nội dung điều tra.
Điều tra về tình hình tư tưởng, phẩm chất đạo đức của học sinh.
Hoàn cảnh và môi trường giáo dục đối với từng em. Tìm hiểu về điều kiện
kinh tế, quan hệ xã hội của đối tượng.
13


+ Hình thức và phương pháp điều tra.
Có thể áp dụng các hình thức:

Cho học sinh viết bảng kê khai theo mẫu quy định, gặp riêng học sinh, thăm
gia đình, trao đổi với cha mẹ, bạn bè, xem học bạ cũ để biết được tình hình gia
đình, đặc điểm cá tính từng em, tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp sau đó đi
đến kết luận để áp dụng các biện pháp giáo dục cho phù hợp với từng đối tượng.
+ Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức trong nhà trường.
Sau khi tiến hành điều tra thu thập thông tin Ban Giám hiệu tiến hành phân
tích, so sánh, rút ra kết luận để xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho nhà
trường.
Đánh giá đặc điểm tình hình về đạo đức học sinh trong những năm học
trước, thực trạng hiện nay.
Nêu những thuận lợi và khó khăn chủ yếu.
Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức.
+ Có kế hoạch chung cho toàn trường.
+ Kế hoạch riêng cho từng khối.
+ Có kế hoạch riêng giáo dục cho học sinh nam , nữ, học sinh “ cá biệt” ở
từng khối lớp đặc biệt là khối lớp 9.
Có kế hoạch xây dựng các hoạt động theo chủ đề từng tháng, từng học kỳ. Phát
động các phong trào thi đua vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
Quản lý việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức qua giảng dạy các môn
học và qua các hoạt động giáo dục khác.
Đây là một trong những biện pháp giáo dục quan trọng nhất hiệu trưởng cần
quan tâm chỉ đạo sát sao, cụ thể.
Ban giám hiệu có kế hoạch chỉ đạo toàn thể giáo viên trong trường. Giao
trực tiếp cho các tổ trưởng tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra việc tăng cường
giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua bộ môn của mình thể hiện cụ thể trong
giáo án qua mỗi tiết học vì đây là một nội dung quan trọng đã được quy định ở mỗi
tiết học. Thường xuyên dự giờ thăm lớp để kịp thời góp ý bên cạnh việc nâng cao
chất lượng về giáo dục tư tưởng đạo đức, điều chỉnh hành vi cho học sinh. Thông
qua việc dạy chữ để dạy người cho các em, cụ thể là:

- Giáo dục đạo đức truyền thống cho học sinh.
Thông qua các bộ môn khoa học xã hội như văn học, lịch sử, giáo dục công
dân … Giáo dục các em hiểu về đạo đức truyền thống của dân tộc như yêu nước,
yêu thương giống nòi, tự hào về truyền thống dân tộc, tôn sư trọng đạo, biết đoàn
kết, giúp đỡ bạn bè và mọi người, sống phải giàu lòng vị tha, nhân nghĩa …
- Giáo dục các em có ý thức “sống và làm việc theo hiến pháp và pháp
luật”.
Thông qua môn giáo dục công dân và một số môn học khác để các em có
những hiểu biết cơ bản về xã hội, về bản chất của chế độ XHCN mà chúng ta đang
sống trên cơ sở đó các em ý thức chấp hành tốt những quy định mà luật pháp yêu
cầu đối với mỗi công dân sống trong xã hội.
- Tăng cường giáo dục giới tính cho học sinh.
14


Trước đây vấn đề này ít được quan tâm song hiện nay chúng ta phải chú ý
đến vấn đề giáo dục giới tính cho các em. Ở những vùng trung tâm thị trấn, thị xã,
thành phố các em cần được trang bị kiến thức, hiểu biết về giới để tự mình biết
điều chỉnh hành vi trong quan hệ giao tiếp với bạn bè cùng giới hay khác giới tránh
những điều đáng tiếc xảy ra trong lứa tuổi học trò thông qua bộ môn sinh vật, giáo
dục công dân và các hình thức hoạt động ngoại khóa …
- Giáo dục các em có ý thức bảo vệ môi trường.
Môi trường tự nhiên đặc biệt là môi trường xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến
đạo đức của học sinh đặc biệt là học sinh THCS. Các em được sống, học tập trong
môi trường giáo dục lành mạnh chắc chắn các em sẽ có những biểu hiện về hành
vi, phẩm chất đạo đức tốt.
Đây là vấn đề mà những người làm công tác giáo dục phải quan tâm có kế
hoạch xây dựng biện pháp giáo dục phù hợp.
Bằng nhiều hình thức tổ chức khác nhau hãy tuyên truyền cho các em nhận
thức và tránh xa những tệ nạn xã hội đang có nguy cơ xâm nhập vào học đường

như nghiện hút, na túy, trộm cắp, cờ bạc, số đề, hoặc băng hình ngoài luồng có nội
dung xấu …
- Giáo dục đạo đức học sinh thông qua các hoạt động giáo dục khác.
Như hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể thông qua các hoạt động vui
chơi với nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn lôi cuốn các em với tinh thần “học mà
chơi, chơi nà học”.
Nhà trường cần có kế hoạch cho các tổ bộ môn, Đoàn TN và đội TNTP Hồ
Chí Minh tổ chức các buổi ngoại khóa theo chủ đề, hình thức cần thay đổi để
hướng các em vào những mục tiêu cụ thể của mỗi chủ đề. Qua các hoạt động này
giúp các em có tinh thần đồng đội được nâng cao thêm.
- Công tác với giáo viên chủ nhiệm.
Trong nhà trường giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với các em hơn cả.
Ngay từ đầu năm học Ban Giám hiệu cần có kế hoạch chọn đội ngũ giáo viên nhiệt
tình, có năng lực công tác chủ nhiệm. Chỉ đạo họ tiến hành điều tra, phân loại đối
tượng hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch, biện pháp giáo dục.
Trước hết phải chăm lo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp để làm hạt nhân cho
phong trào.
Giáo viên chủ nhiệm phải hiểu biết các em. Các em phải thực sự hiểu về
nhau, cả thầy và trò cùng nhau thực hiện nghiêm túc nội quy của trường, quy định
của lớp đề ra để xây dựng một tập thể lớp đoàn kết thân ái, biết yêu thương, đùm
bọc giúp đỡ lẫn nhau thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao,
các giờ lao động tập thể. Giáo dục cho các em nếp sống văn minh lịch sự trong
giao tiếp, không nói tục, chửi thề, gây gổ với bạn.
Hàng tuần qua các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt chủ nhiệm cần uốn nắn, điều
chỉnh ngay những biểu hiện, những hành vi có hướng lệch chuẩn.
Giáo viên chủ nhiệm cần phải có kế hoạch, biện pháp giáo dục riêng đối với
học sinh dân tộc, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, học sinh “cá biệt” về
đạo đức, về học lực. Phải xuất phát từ tình yêu thương con trẻ để phối hợp với giáo
viên bộ môn, tổ chức đoàn thể và các tổ chức xã hội để giáo dục học sinh. Cuối
tháng, cuối học kỳ và cuối năm học phải có tổ chức hướng dẫn cho học sinh đóng

15


góp ý kiến xây dựng đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh trên cơ sở đó các em
phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm để tiến bộ.
- Xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm, tăng cường cơ sở vật chất kỹ
thuật.
Có thể nói đây là biện pháp rất cần thiết. Quang cảnh nhà trường khang
trang, sạch đẹp. Trang phục giáo viên, học sinh nghiêm túc sạch sẽ, trang thiết bị
đầy đủ đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh chẳng những tác động tốt đến giáo
dục thẩm mỹ, sức khỏe của học sinh mà còn góp phần không nhỏ tạo nên môi
trường thuận lợi trong công tác giáo dục đạo đức ở nhà trường, nhất là đối với lứa
tuổi học sinh THCS. Trong môi trường sư phạm ở nhà trường ngoài khung cảnh cơ
sở vật chất trang thiết bị, thì con người là yếu tố trung tâm.
Mỗi thầy cô giáo không chỉ dạy học sinh bằng những hiểu biết của mình mà
còn dạy học sinh bằng cả cuộc đời mình. Được học tập rèn luyện trong nhà trường
có đội ngũ cán bộ, giáo viên giỏi chuyên môn, sống mẫu mực và hết lòng thương
yêu học sinh, các em phấn khởi, phụ huynh tin tưởng. Các em sẽ có thêm quyết
tâm phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng trở thành con ngoan trò giỏi.
Người cán bộ quản lý phải xây dựng được nề nếp, kỷ cương về lối làm việc
khoa học, mọi người thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường, quy chế chuyên
môn. Tất cả những công việc đó giáo viên và học sinh thực hiện như một thói quen
thì đó là một môi trường giáo dục sư phạm có kỷ cương và có nề nếp. Học sinh
được học tập trong môi trường giáo dục tốt thì sẽ có ít những biểu hiện lệch chuẩn
về hành vi.
- Chỉ đạo tốt việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh.
Biện pháp này càng có ý nghĩa đặc biệt. Để thực hiện tốt biện pháp này cần
xác định rõ nội dung và tiêu chuẩn đánh giá.
+ Nội dung và tiêu chuẩn đánh giá.
Đây là những phẩm chất, những tiêu chuẩn đã được quy định trong mục tiêu

đào tạo và cụ thể hóa trong yêu cầu giáo dục của nhà trường. Người cán bộ quản lý
cần quán triệt cho đội ngũ giáo viên về cách đánh giá xếp loại hạnh kiểm cho học
sinh đảm bảo công bằng, chính xác, khoa học và kịp thời uốn nắn những lệch lạc
trong việc xếp loại đánh giá hạnh kiểm học sinh tạo độ cân bằng trong lớp, trong
trường.
+ Phương pháp và tổ chức theo dõi đánh giá.
Để đảm bảo độ chính xác cao trong công việc đánh giá. Ban Giám hiệu cần
chỉ đạo cho các giáo viên chủ nhiệm không được tự mình đánh giá mà phải dựa
vào ý kiến của tập thể lớp, của cha mẹ học sinh, của giáo viên bộ môn, các tổ chức
đoàn thể trong nhà trường, bản thân các em làm cho các em tự giác chấp nhận
những nhận xét xếp loại của giáo viên chủ nhiệm, báo cáo với hiệu trưởng để ghi
chính thức vào học bạ của học sinh.
- Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, nêu gương người tốt, việc tốt, tập
thể cá nhân tiêu biểu để nhân rộng phong trào.
Đây là biện pháp quan trọng. Biện pháp này nhằm động viên khen thưởng
kịp thời các cá nhân và tập thể có thành tích cao trong công tác giáo dục, xây dựng
tập thể lớp tiên tiến vững mạnh.
16


Đối với những học sinh tái phạm những hành vi lệch chuẩn, đã qua quá trình
giáo dục nhiều lần vẫn không tiến bộ, Ban Giám hiệu cần chú ý sử dụng các hình
thức giáo dục chuyên biệt để giáo dục các em. Như Makerenko nhà giáo dục lỗi lạc
người Nga đã viết “Không sợ học sinh hỏng, chỉ sợ phương pháp giáo dục hỏng”.
Làm tốt công tác nêu gương kịp thời hàng tuần, hàng tháng, học kỳ làm tốt
công tác thi đua khen thưởng những tập thể, cá nhân tiên tiến góp phần tạo nên bầu
không khí thi đua sôi nổi tạo tâm lý tích cực sẽ thúc đẩy quá trình giáo dục đạt kết
quả cao hơn.
Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng, có ý
nghĩa then chốt trong quá trình hình thành nhân cách học sinh. Trước đây, hiện nay

và mãi mãi về sau nhiệm vụ giáo dục đạo đức vẫn phải thường xuyên được quan
tâm, đầu tư nhiều công sức, trí tuệ, với tất cả những phương pháp tối ưu nhất. Là
người quản lý giáo dục chúng ta cần nghiên cứu kỹ những nội dung những yêu cầu
cơ bản của nhiệm vụ quan trọng này; đồng thời phải tìm ra những biện pháp giáo
dục phù hợp với đối tượng nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong công tác giáo dục đạo
đức.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
- Bước đầu thực hiện kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học và đã thu được
kiết quả: Nhà trường đã tổ chức tốt các hoạt động qua đó giáo dục đạo đức học
sinh:
+ Cảnh quan sư phạm nhà trường từng bước được cải thiện
+ Tổ chức đổi mới tiết chào cờ đầu tuần.
+ Nâng cao chất lượng các giờ ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp, …
+ Tổ chức có hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp.
+ GV dạy môn GDCD đã lồng ghép có hiệu quả công tác giáo dục đạo đức
vào bài dạy.
+ Qua đó đã nâng dần chất lượng đạo đức học sinh, cụ thể: một số học sinh
ở một số lớp không còn cúp tiết hay tụ tập với thành phần bên ngoài nhà trường.
+ Học sinh đã nhận thức tốt hơn về mặt tình cảm đạo đức, các em còn rèn
luyện được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thể hiện mình qua các buổi sinh hoạt dưới
cờ, ngoại khóa, GD ngoài giờ lên lớp,...
Số học sinh vi phạm kỷ luật mà hội đồng kỷ luật nhà trường đã xử lý:
2011 - 2012
2012 - 2013
2013 - 2014 2014 - 2015
5 em (2 em bị đình chỉ
2 em cảnh
học có thời hạn; 1 em bị
cáo trước

Không
Không
cảnh cáo; 2 em bị kiến
toàn trường
trách
Qua số liệu trên thi số học sinh vi phạm kỷ luật mà hội đồng kỷ luật nhà
trường đã xét đã giảm hẳn đến năm 2013 – 2014 và năm 2014 – 2015, không có
em nào vi phạm.
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học
Qua việc áp dụng một số biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức
cho học sinh ở trường trung học cơ sở thu được kết quả:
17


Xếp loại hạnh kiểm khi áp dụng các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục
đạo đức (Kết quả năm học 2013 – 2014)
Hạnh kiểm
LỚP
Tốt
Khá
TB
Yếu
SL
TL
SL
TL
SL TL SL TL
6
144
127

88.19
16
11.11
1
0.69 0 0.00
7
204
173
84.80
29
14.22
2
0.98 0 0.00
8
169
125
73.96
35
20.71
9
5.33 0 0.00
9
170
141
82.94
26
15.29
3
1.76 0 0.00
TC

687
566
82.39 106 15.43 15 2.18 0 0.00
So sánh với các năm trước thì tỷ lệ học sinh có đạo đức xếp loại tốt tăng cao
hơn và tăng đều theo các năm; tỷ lệ học sinh xếp loại trung bình
giảm hơn. (Bảng số liệu cụ thể)
Tổng
số HS

Năm

Tổng
số HS

Tốt
SL

2011 - 2012

736

532

2012 - 2013

713

580

2013 - 2014


687

566

TL
72.2
8
81.3
4
82.3
9

Hạnh kiểm
Khá
TB
SL
TL
SL TL
24.4
180
24 3.26
6
15.8
113
20 2.8
3
15.4
106
15 2.18

3

Yếu
SL TL
0
0
0

00
0.0
0
0.0
0

Như vậy việc giáo dục đạo đức học sinh là một việc làm rất quan trong trong
giáo dục đào tạo; nó giúp cho các em phát triển một cách toàn diên có đủ tri thức,
phẩm chất đạo đức để phát triển thành những con người có ích cho xã hội trong
tương lại.

18


III/ PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận.
Sự hình thành nhân cách đạo đức cho một con người phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, đòi hỏi phải qua một quá trình học tập, rèn luyện tu dưỡng lâu dài. Việc
giáo dục đạo đức cho học sinh ở lứa tuổi THCS là việc làm rất quan trọng. Nó góp
phần hình thành nhân cách đúng đắn cho học sinh sau này. Xác định được điều đó
là người cán bộ quản lý tôi rất quan tâm chú trọng đến việc chỉ đạo về giảng dạy và
giáo dục đạo đức cho các em. Với mong muốn làm sao cho học sinh ngày càng

giỏi hơn về trí tuệ, hoàn thiện hơn về nhân cách.
Chúng tôi đã thấy rõ hơn chức năng nhiệm vụ của mình. Để đạt được hiệu
quả đó trước hết Ban Giám hiệu phải quán triệt tinh thần cho đội ngũ thực hiện tốt
chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Phải có tầm
nhìn xa trông rộng biết được cái đích mà giáo dục đào tạo mình cần đạt tới. Phải
thấy được nhiệm vụ chính trị của mình là “Đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ cho đất
nước góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài” cho đất
nước.
Bài học kinh nghiệm.
1. Là người lãnh đạo, người quản lý đồng thời cũng là một thành viên trong
nhà trường, với vai trò là người thủ lĩnh phải có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực
chuyên môn giỏi, có nghiệp vụ quản lý sâu phải vừa là thủ trưởng vừa là người bạn
đồng hành với cán bộ giáo viên, học sinh để sẵn sàng giúp đỡ với mọi người trong
công việc phải bình tĩnh, sáng suốt, thận trọng.
2. Chấp hành nghiêm túc chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nội
quy cơ quan, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào của nhà trường, của địa
phương.
3. Người cán bộ quản lý phải biết phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể sư
phạm nhà trường phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể như: Công đoàn, ĐTN, đội
TNTP Hồ Chí Minh, hội Chữ thập đỏ để giáo dục các em.
4. Bên cạnh các lực lượng giáo dục trong nhà trường Ban Giám hiệu tranh
thủ sự quan tâm lãnh đạo, phối kết hợp với cấp ủy Đảng và chính quyền địa
phương, các đoàn thể quần chúng, các lực lượng xã hội để chăm lo giáo dục thế hệ
trẻ. Làm cho cả xã hội càng quan tâm đến giáo dục. Như vậy thì chất lượng giáo
dục sẽ được nâng cao.
Những nội dung, biện pháp giáo dục đạo đức tôi đưa ra ở đề tài có lẽ cũng
mới chỉ là bước đầu của một vấn đề mang tính khoa học nên khó tránh khỏi thiếu
sót. Mong hội đồng khoa học các cấp, bạn bè đồng nghiệp đóng góp ý kiến xây
dựng để tôi học hỏi và hoàn thiện hơn.
III.2. Kiến nghị:

- Đối với giáo viên:
Cần coi đây là một nhiệm vụ giáo dục then chốt và cực kỳ quan trong trong
công tác giáo dục và đào tạo nhân tố con người.
19


Cần thường xuyên đổi mới phương pháp, học hỏi trau dồi kiến thức chuyên
môn để đảm bảo thực hiện công tác giáo dục đạo đức học sinh đem lại hiệu quả
cao.
- Đối với nhà trường:
Cần xác định công tác nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh là một
chiến lược lâu dài có tính kế thừa, chính vì vậy phải có kế hoạch sát sao, thường
xuyên kiểm tra, đôn đốc, phối kết hợp với gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức
cho học sinh.
Cần khen thưởng kịp thời những cá nhân điển hình về mạt rèn luyện đạo
đức; kịp thời phê bình uốn nắn những học sinh vi phạm đạo đức.
- Đối với ngành giáo dục:
Tổ chức nhiều hơn nữa các hội thảo chuyên đề nhằm nâng cao giáo dục đạo
đức cho học sinh.
Trên đây là một trong những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã đúc rút được
trong quá trình công tác, chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để tôi được hoàn thiên hơn trong công tác
của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn./.

20


PHỤ LỤC
Nội dung


Trang

I. PHẦN MỞ ĐẦU:
I.1. Lý do chọn đề tài:
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
I.3. Đối tượng nghiên cứu:
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
I.5. Phương pháp nghiên cứu:
II. PHẦN NỘI DUNG:
II.1. Cơ sở lý luận:
II.2. Thực trạng:
a. Thuận lợi – Khó khăn
b. Thành công – Hạnh chế
c. Mặt mạnh – Mặt yếu
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
e. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
II.3. Giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên
cứu:
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học
của vấn đề nghiên cứu.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận:
III.2. Kiến nghị:

21


1
2
2
2
2
3-8
8
8;9;10
10
10; 11
11
11
11; 12;13
13- 14
14-17
17
17; 18
19
19;20



×