Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Ảnh hưởng việc bổ sung chế phẩm mfeed + đến khả năng sản xuất của gà thịt nuôi vụ hè tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------

ĐỖ THỊ KIỀU DUYÊN
Tên đề tài:

“ẢNH HƢỞNG VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM MFEED+ ĐẾN KHẢ NĂNG
SẢN XUẤT CỦA GÀ THỊT, NUÔI VỤ HÈ TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y
Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------


ĐỖ THỊ KIỀU DUYÊN
Tên đề tài:

“ẢNH HƢỞNG VIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM MFEED+ ĐẾN KHẢ NĂNG
SẢN XUẤT CỦA GÀ THỊT, NUÔI VỤ HÈ TẠI THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Chăn nuôi Thú y

Lớp:

45 CNTY - N01

Khoa:

Chăn Nuôi Thú Y

Khóa học:

2013 - 2017

Giảng viên hƣớng dẫn:

PGS.TS. Trần Thanh Vân


Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Bản khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành sau một thời gian học tập,
nghiên cứu và thực hiện đề tài thực tập.
Có được kết quả như ngày hôm nay, em xin bày tỏ lòng biết ơn, sự kính
trọng sâu sắc tới: Ban Giám Hiệu, Khoa Chăn nuôi Thú y, UBND xã Quyết
Thắng cùng tập thể các thầy, cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận đúng thời gian quy định.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình
của toàn thể gia đình thầy giáo PGS.TS. Trần Thanh Vân và cô giáo TS.
Nguyễn Thị Thúy Mỵ. Sự động viên và tạo điều kiện tốt nhất của gia
đình đã giúp em hoàn thành bản khóa luận được tốt hơn. Một lần nữa em
kính chúc toàn thể thầy cô giáo sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong
công tác giảng dạy và nghiên cứu.
Em cũng bày tỏ lòng cảm ơn trân trọng đến công ty Olmix Việt Nam đã
tài trợ toàn bộ chế phẩm Mfeed+ trong thí nghiệm này cũng như những tài liệu
hướng dẫn sử dụng chế phẩm và cùng kiểm tra, giám sát trong suốt thời gian
thí nghiệm.

Thái nguyên, ngày…tháng… năm 2017
Sinh viên

Đỗ Thị Kiều Duyên



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 21
Bảng 4.1. Chương trình sử dụng vắc-xin ........................................................ 27
Bảng 4.2. Kết quả phục vụ sản xuất................................................................ 30
Bảng 4.3. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi.......................32
Bảng 4.4. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ........................................ 34
Bảng 4.5. Sinh trưởng tương đối theo tuần của gà thí nghiệm ....................... 36
Bảng 4.6. Thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm............................................... 38
Bảng 4.7. Tiêu tốn thức ăn cộng dồn cho 1 kg khối lượng............................. 40
Bảng 4.8. Tiêu tốn protein cho tăng khối lượng cộng dồn của gà thí nghiệm... 41
Bảng 4.9. Tiêu tốn năng lượng protein cho tăng khối lượng cộng dồn của gà
thí nghiệm........................................................................................................ 43
Bảng 4.10. Chỉ số sản xuất (PI) và chỉ số kinh tế (EN) của gà thí nghiệm .... 44
Bảng 4.11. Chi phí trực tiếp cho 1 kg gà xuất bán.......................................... 45


iii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Hệ tiêu hoá của gia cầm .................................................................... 5
Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy .............................................................. 33
Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối......................................................... 35
Hình 4.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối ....................................................... 37


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ý nghĩa

Từ viết tắt
Cs

Cộng sự

D - 56

Thức ăn của công ty Jafa

D - 57

Comfeed Việt Nam

ĐC

Đối chứng

FCR

Hệ số chuyển hóa thức ăn

Nxb

Nhà xuất bản

SS

Sơ sinh




Thức ăn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN

Thí nghiệm


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................iv
MỤC LỤC ..........................................................................................................................v
Phần 1. MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề......................................................................................................................1
1.2. Mục đích của đề tài ......................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .........................................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................................3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................................3
2.1.1. Vài nét giới thiệu về chế phẩm Mfeed+ .................................................. 3

2.1.2. Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa và sinh lý tiêu hóa của gà ................ 5
2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh
trưởng của gia cầm ............................................................................................ 9
2.1.4. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Ri, gà Lương Phượng
và gà F1 ........................................................................................................... 13
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước .....................................................16
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 16
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 17
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................20
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................................20


vi

3.3. Nội dung nghiên cứu..................................................................................................20
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi...................................................20
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 20
3.4.2. Phương pháp theo dõi, thu thập thông tin ............................................. 21
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 22
3.4.4. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 22
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................25
4.1. Kết quả phục vụ sản xuất...........................................................................................25
4.2. Kết quả chuyên đề nghiên cứu khoa học .................................................................31
4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm ........................................................ 31
4.2.2. Sinh trưởng của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi .................................. 31
4.2.3. Khả năng thu nhận và chuyển hoá thức ăn của gà thí nghiệm.............. 37
4.2.4. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm ............................. 44
4.2.5. Chi phí trực tiếp cho 1 kg gà xuất bán .................................................. 44
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................46

5.1. Kết luận .......................................................................................................................46
5.2. Tồn tại ..........................................................................................................................47
5.3. Kiến nghị .....................................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................48
I. Tài liệu Tiếng Việt .........................................................................................................48
II. Tài liệu Tiếng Anh........................................................................................................49
III. Tài liệu Internet ............................................................................................................49
PHỤ LỤC 1.......................................................................................................................51
PHỤ LỤC 2.......................................................................................................................54


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi gia cầm là một ngành có tầm quan trọng rất lớn trong đời sống
xã hội nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng ở Việt Nam. Đây là nguồn cung
cấp một số lượng lớn thực phẩm với chất lượng tốt, đảm bảo cho nhu cầu và đời
sống của con người.
Để chăn nuôi có hiệu quả thì ngoài công tác giống, thức ăn chiếm vị trí
quan trọng. Tuy nhiên, thời gian trước đây người ta sử dụng kháng sinh và
hormone như là chất kích thích tăng trọng, giảm tiêu tốn thức ăn, tăng lợi
nhuận. Sự tồn dư các chất này trong thịt và các sản phẩm từ thịt đã gây ra
những hậu quả xấu cho con người. Do vậy, việc sử dụng các chất phụ gia
trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
và giảm giá thành sản xuất đang là hướng đi được ưu tiên trong chăn nuôi.
Hiện nay, việc tìm kiếm các chất thay thế thuốc kháng sinh sử dụng trong
chăn nuôi bằng các chất phụ gia tự nhiên đang được các nhà nghiên cứu cũng
như các nhà sản xuất thức ăn rất quan tâm. Đặc biệt, theo nghiên cứu giữa

Viện Nghiên cứu Nông học Pháp (INRA) và Tập đoàn Olmix năm 2014
(nguoichannuoi.vn [20]) đã sản xuất ra sản phẩm có tên “Mfeed+” là sự kết
hợp độc đáo của các hạt khoáng sét và chiết suất rong biển khác nhau nhằm
kiểm soát được những rủi ro của độc tố nấm mốc trong thức ăn, tăng khả năng
tiêu hóa và tăng khả năng miễn dịch cho vật nuôi. Tuy nhiên, chưa có nhiều
nghiên cứu so sánh về sự ảnh hưởng của các loại chế phẩm sinh học này đến
năng suất và chất lượng sản phẩm của vật nuôi. Xuất phát từ những thực tế
trên, việc nghiên cứu về ảnh hưởng của chế phẩm Mfeed+ đến khả năng sản
xuất của gà thịt là rất quan trọng. Chính vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Ảnh hưởng việc bổ sung chế phẩm Mfeed+ đến khả năng sản xuất của
gà thịt nuôi vụ hè tại Thái Nguyên”.


2

1.2. Mục đích của đề tài
- Xác định được ảnh hưởng của chế phẩm Mfeed+ đến khả năng sản
xuất và hiệu quả chăn nuôi gà thịt lông màu.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu đề tài là số liệu khoa học bước đầu về ảnh hưởng
của chế phẩm Mfeed+ khi dùng trong thức ăn gà thịt lông màu, là tài liệu phục
vụ nghiên cứu, đào tạo tiếp theo.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Chế phẩm Mfeed+ góp phần giảm sử dụng kháng sinh, tăng khả năng
miễn dịch, bảo vệ đường tiêu hóa, tăng khả năng sản xuất của gà, nâng cao
hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà thịt.
- Từ những kết quả nghiên cứu ta có thể áp dụng vào thực tiễn sản xuất.
Sử dụng chế phẩm Mfeed+ để tăng thêm hiệu quả trong chăn nuôi.



3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Vài nét giới thiệu về chế phẩm Mfeed+
2.1.1.1. Đặc điểm của chế phẩm Mfeed+
Mfeed+ giúp cho nhiều thức ăn được tiêu hóa hơn, nhiều dưỡng chất cho
sự tăng trưởng và sinh sản hơn, ít thức ăn không tiêu hơn trong ruột già cân
bằng hệ vi sinh vật và bảo hộ thành ruột.
Tăng hiệu suất thức ăn bằng cách tối ưu hóa hoạt lực men tiêu hóa.
- Cung cấp các cofactors cho tiến trình hoạt hóa men tiêu hóa.
(Cofactors là những phân tử trợ thủ cần thiết để men tiêu hóa được hoạt hóa
hiệu quả: Các sinh tố và các ion kim loại).
- Cơ chế tác động: Các ion hiện diện trong khoáng sét cũng như trong
những chuỗi polysaccaris chiết suất từ tảo biển đóng vai trò như là những
cofactors cho tiến trình hoạt hóa men tiêu hóa.
*Thành phần chế phẩm Mfeed+
Mfeed+ tạo ra dựa trên công nghệ OEA được cấp bằng sáng chế: Olmix
Exfoliated Algoclay. OEA chứa khoáng sét được tách ra và chiết suất từ loại
rong biển đặc biệt (Ulva sp. and Solieria chordalis).
OEA là 1 chất xúc tác sinh học vì: Thúc đẩy liên kết cơ chất với enzyme
và tăng cường hoạt động của enzyme với cơ chất (ion kim loại). Hỗ trợ tiếp
xúc giữa thức ăn và men tiêu hóa:
- Các men tiêu hóa cần được tiếp xúc với các cơ chất (thức ăn) để quá
trình phân giải được diễn ra.
- Các lớp khoáng sét được bóc tách cung cấp một diện tích bề mặt tiếp
xúc cực lớn (800 m2/g) đây cũng là nơi các men tiêu hóa có thể tương tác với
các ion kim loại từ khoáng sét và chiết suất tảo biển.



4

- Tạo ra các điểm hẹn giữa các men tiêu hóa và các cơ chất tương ứng,
đồng thời cũng hỗ trợ cho quá trình phân giải thức ăn.
2.1.1.2. Tác dụng của chế phẩm Mfeed+ đến hiệu quả chăn nuôi
* Sự hoạt hóa men tiêu hóa với các Cofactors
Việc bóc tách các lớp khoáng sét giúp các ion kim loại trong hỗn hợp
khoáng sét – tảo biển dễ dàng được dẫn nhập tới các men tiêu hóa hơn. Tảo
biển là nguồn chứa ion kim loại phong phú với hơn 20 loại khác nhau như:
Fe, Cu, Zn, Ti, Mn, Co, Ni, Pt, Au, Ag, ….
* Tác dụng của Mfeed+
- Thúc đẩy liên kết enzyme với cơ chất:
+ Enzyme cần kết hợp với cơ chất để xảy ra quá trình thủy phân.
+ Các lớp màng mỏng tách ra tạo thành bề mặt liên kết lớn (lên tới 800
m2/g) mà enzyme có thể tương tác.
+ Điều này tạo ra “điểm tiếp xúc” giữa enzyme với cơ chất của chúng
tạo thành 1 phản ứng hỗ trợ cho quá trình thủy phân.
- Kích hoạt enzyme với cơ chất:
+ Các ion kim loại được tách ra từ đất sét có thể tiếp xúc với các enzyme
một cách dễ dàng.
+ Tảo biển chứa 1 lượng ion kim loại dồi dào, chúng chứa hơn 20 ion
kim loại khác nhau: Fe, Cu, Zn, Ti, Mn, Mo, Pd, Co, Ni, …
* Quá trình hoạt hóa men tiêu hóa với cofactors gồm 3 bước:
- Thúc đẩy liên kết giữa enzyme và cơ chất.
- Tăng cường họa động của enzyme.
- Quá trình tiêu hóa tốt hơn và hấp thu chất dinh dưỡng nhiều hơn.



5

2.1.1.3. Liều lượng dùng Mfeed+
Liều lượng và cách bổ sung Mfeed+: Giai đoạn 1 (1-42 ngày): 0,20 %
MFeed+ (2,0 kg Mfeed+/tấn thức ăn). Giai đoạn 2 (43-105 ngày): 0,10 %
Mfeed+ (1,0 kg Mfeed+ /tấn thức ăn).
Pha 1g Mfeed+ vào 10 ml nước sau đó phun sương vào thức ăn viên.
2.1.2. Đặc điểm cấu tạo bộ máy tiêu hóa và sinh lý tiêu hóa của gà

Hình 2.1: Hệ tiêu hoá của gia cầm (Nguồn: caytrongvatnuoi.com [18])
1.Thực quản; 2. Diều; 3. Dạ dày tuyến; 4. Dạ dày cơ; 5. Lá lách; 6. Túi
mật; 7. Gan; 8. Các ống mật; 9. Tuyến tụy; 10. Ruột hồi manh tràng;

11.

Ruột non; 12. Ruột thừa; 13. Ruột già; 14. Ổ nhớp
Gia cầm có tốc độ trao đổi chất và năng lượng cao hơn so với động vật
có vú. Cường độ tiêu hoá mạnh ở gia cầm được xác định bằng tốc độ di
chuyển của thức ăn qua ống tiêu hoá. Ở gà còn non, tốc độ này là 30 - 39 cm
trong 1 giờ; ở gà lớn hơn là 32 – 40 cm và ở gà trưởng thành là 40 – 42 cm.
Chiều dài của ống tiêu hoá gia cầm không lớn, thời gian mà khối thức ăn
được giữ lại trong đó không vượt quá 2 - 4 giờ, ngắn hơn rất nhiều so với
động vật khác. Do đó để quá trình tiêu hoá thức ăn diễn ra thuận lợi và có
hiệu quả cao, thức ăn cần phải phù hợp về với tuổi và trạng thái sinh lý, được


6

chế biến thích hợp, đồng thời có hàm lượng xơ ở mức ít nhất (Hội chăn nuôi
Việt Nam, 2001 [5]).

* Tiêu hóa ở miệng
Gia cầm không có môi và răng, hàm ở dạng mỏ, chỉ có tác dụng lấy thức
ăn, chứ không có tác dụng nghiền nhỏ. Vịt, ngỗng có các “răng” ngang ở mép
nhỏ chứa nhiều tận cùng dây thần kinh của dây thần kinh sinh ba, có tác dụng
cảm xúc. Độ dài và hình dáng mỏ các loài gia cầm rất khác nhau.
Khi thức ăn đi qua khoang miệng thì được thấm ướt bởi nước bọt, các
tuyến nước bọt của gia cầm kém phát triển, thành phần chủ yếu của nước bọt
là dịch nhầy. Trong nước bọt có chứa một số ít men amilaza nên có ít tác
dụng tiêu hóa.
Động tác nuốt ở gia cầm được thực hiện nhờ chuyển động rất nhanh của
lưỡi, khi đó thức ăn được chuyển rất nhanh vào vùng trên của hầu vào thực
quản. Trong thành thực quản có các tuyến nhầy hình ống, tiết ra chất nhầy,
cũng có tác dụng làm ướt và trơn thức ăn khi nuốt.
* Tiêu hóa ở diều
Diều là khoảng mở rộng của thực quản ở khoang ngực. Diều dự trữ và
chuẩn bị tiêu hóa thức ăn, thức ăn ở diều được thấm ướt, mềm ra trộn kĩ với
một phần tinh bột được thủy phân.
* Tiêu hóa ở dạ dày
Tiêu hóa ở dạ dày tuyến
Dạ dày tuyến giống như cái bao túi, gồm 3 lớp: Màng nhầy, màng cơ,
màng thanh dịch. Màng nhầy rất phát triển. Ở đây các tuyến tiết ra pepsin và
axit muối. Vì vậy tiêu hóa ở dạ dày tuyến có phản ứng axit, độ pH 3,1 – 4,5.
Dịch dạ dày được tiết vào trong khoang của dạ dày tuyến, có axit
clohydric, enzim và musin. Cũng như ở động vật có vú, pepsin được tiết ra ở
dạng không hoạt động - pepsinogen và được hoạt hoá bởi axit clohydric. Các


7

tế bào hình ống của biểu mô màng nhầy bài tiết ra một chất nhầy đặc rất giàu

musin, chất này phủ lên bề mặt niêm mạc của dạ dày. Sự tiết dịch dạ dày ở
gia cầm là liên tục, sau khi ăn thì tốc độ tăng lên [18].
Tiêu hóa ở dạ dày cơ
Dạ dày cơ có hình dạng như hai chiếc đĩa nhỏ úp vào nhau có thành rất
dày, có màu đỏ sẫm. Dạ dày cơ nằm ở bên trái của gan.
Thức ăn được đưa qua đám rối vị giác (lưỡi và cổ) để phân biệt thức ăn
(đắng, chua)  Thức ăn được thấm ướt nhờ dịch tiết (thực quản và diều). Nước
qua diều tới dạ dày tuyến, dà dày cơ rồi vào ruột. Nếu gia cầm đói, thức ăn đi
thẳng vào dạ dày tuyến và dạ dày cơ (sau khi đầy rồi mới tích lại ở diều).
Dưới ảnh hưởng của men amilaza của tuyến nước bọt, tinh bột được
đường hóa do quá trình vi sinh vật phân giải ở diều.Thời gian thức ăn ở diều
phụ thuộc vào khối lượng thức ăn, khối lượng nhỏ thức ăn qua diều 2 - 5 phút
còn khối lượng lớn thì vài giờ.
Thức ăn qua dạ dày tuyến tương đối nhanh (hầu như không dừng lại), tại
đây có phản ứng axit và dịch vị của dạ dày tuyến tiết ra khoảng 30 phút: Gà
11,3 ml còn ở ngỗng là 24 ml ở giờ thứ nhất sau khi ăn dịch vị tiết nhiều hơn.
*Tiêu hóa ở ruột
Quá trình tiêu hoá các chất dinh dưỡng đều xảy ra ở ruột non gia cầm.
Các men tiêu hoá quan trọng nhất là từ dịch dạ dày, cùng với mật đi vào manh
tràng, chất tiết của các tuyến ruột có ý nghĩa kém hơn.
Các men ở ruột hoạt động trong môi trường axit yếu, kiềm yếu; pH dao
động trong những phần khác nhau của ruột.
Dịch ruột là một chất lỏng đục, có phản ứng kiềm yếu (pH là 7,42) với tỷ
trọng 1,0076. Trong thành phần dịch ruột có các men proteolytic, aminolytic
và lypolytic và cả men enterokinaza.


8

Dịch tuỵ là một chất lỏng không màu, hơi mặn, có phản ứng hơi toan

hoặc hơi kiềm (pH 7,2 - 7,5). Trong vật chất khô của dịch, ngoài các men, còn
có các axit amin, lipit và các chất khoáng (NaCl, CaCl2, NaHCO3, ...).
Dịch tuỵ của gia cầm trưởng thành có chứa các men tripsin,
cacbosipeptidaza, amilaza, mantaza, invertaza và lipaza.
Tripsin được bài tiết ra ở dạng chưa hoạt hoá là tripsinogen, dưới tác
động của men dịch ruột enterokinaza, nó được hoạt hoá, phân giải các protein
phức tạp ra các axit amin. Men proteolytic khác là các cacbosipeptidaza được
tripsin hoạt hoá cũng có tính chất này.
Các men amilaza và mantaza phân giải các polysacarit đến các
monosacarit như glucoza, lipaza được dịch mật hoạt hoá, phân giải lipit thành
glyserin và axit béo.
Các quá trình tiêu hoá và hấp thu ở ruột non xảy ra đặc biệt tích cực. Sự
phân giải các chất dinh dưỡng không chỉ có trong khoang ruột (tiêu hoá ở
khoang), mà cả ở trên bề mặt các lông mao của các tế bào biểu bì (tiêu hoá ở
màng). Các cấu trúc phân tử và trên phân tử của thức ăn có kích thước lớn
được phân giải dưới tác động của các men trong khoang ruột, tạo ra các sản
phẩm trung gian nhỏ hơn, chúng đi vào vùng có nhiều nhung mao của các tế
bào biểu mô. Trên các nhung mao có các men tiêu hoá, tại đây diễn ra giai
đoạn cuối cùng của sự thuỷ phân để tạo ra sản phẩm cuối cùng như axit amin,
monosacarit chuẩn bị cho việc hấp thu.
Khả năng tiêu hoá chất xơ của gia cầm rất hạn chế. Cũng như ở động vật
có vú, các tuyến tiêu hoá của gia cầm không tiết ra một men đặc hiệu nào để
tiêu hoá xơ. Một lượng nhỏ chất xơ được phân giải trong manh tràng bằng các
men do vi khuẩn tiết ra. Những gia cầm nào có manh tràng phát triển hơn như
đà điểu, ngan, ngỗng, ... thì các chất xơ được tiêu hoá nhiều hơn.


9

2.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh

trưởng của gia cầm
2.1.3.1. Khái niệm sinh trưởng
Là một sinh vật hơn nữa là một cơ thể sống hoàn chỉnh, vật nuôi có các
đặc trưng cơ bản của sự sống. Trong các đặc trưng cơ bản đó, sự sinh trưởng
là một đặc trưng cơ bản được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Theo tài liệu của Chambers J. R. (1990) [15], thì tác giả Mozan (1997)
đã đưa ra khái niệm: Sinh trưởng cơ thể là tổng hợp sự sinh trưởng của các bộ
phận như thịt, xương, da. Những bộ phận này không chỉ khác nhau về tốc độ
sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và nhiều yếu tố khác.
Trần Đình Miên và cs (1992) [9], đã khái quát như sau: “Sinh trưởng là quá
trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao,
chiều dài, bề ngang khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên
cơ sở tính chất di truyền từ đời trước”.
2.1.3.2. Những chỉ tiêu sản xuất của gà thịt
- Tỷ lệ nuôi sống: Là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng trong
chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng. Chỉ tiêu này không
những là thước đo việc thực hiện qui trình chăm sóc, quản lý, nuôi dưỡng
mà còn đánh giá sức sống, sức sản xuất và khả năng thích nghi của mỗi
dòng, giống gia cầm.
- Sinh trưởng:
+ Sinh trưởng tích lũy: Là khối lượng cơ thể gia cầm qua các giai đoạn
nuôi (thường xác định theo tuần tuổi). Cân vào các thời điểm 1 ngày tuổi, cân
hàng tuần từ 1 tuần tuổi cho đến khi kết thúc thí nghiệm. Cân vào một ngày,
giờ nhất định trước khi cho ăn, cân từng con một. Đồ thị sinh trưởng tích lũy
có hình chữ S.


10

+ Sinh trưởng tuyệt đối: Là hiệu số của khối lượng cơ thể cuối kỳ và

khối lượng cơ thể đầu kỳ chia cho thời gian giữa hai kỳ cân. Đồ thị sinh tuyệt
đối có hình parabol.
+ Sinh trưởng tương đối (%): Là tỷ lệ phần trăm tăng lên về khối lượng
kích thước và thể tích cơ thể lúc khảo sát so với lúc ban đầu khảo sát. Đồ thị
sinh trưởng tương đối có dạng hypebol, gà còn non thì sẽ có sinh trưởng
tương đối cao, sau đó giảm dần theo tuổi.
- Tiêu thụ thức ăn: Lượng thức ăn thu nhận là một chỉ tiêu quan trọng
trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm theo phương thức công
nghiệp, chịu ảnh hưởng trực tiếp của nồng độ các chất dinh dưỡng trong khẩu
phần ăn của mỗi loại gia cầm, chất lượng giống, mùa vụ, ... Thông qua chỉ
tiêu này, có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của đàn gia cầm, chất
lượng thức ăn và kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc. Dựa vào lượng thức ăn thu
nhận và năng suất của mỗi đàn gia cầm, người ta tính được tiêu tốn và chi phí
thức ăn cho một đơn vị sản phẩm chăn nuôi (FCR). Vì vậy, lượng thức ăn thu
nhận có một ý nghĩa rất quan trọng trong nghiên cứu cũng như trong sản xuất
của ngành chăn nuôi gia cầm.
- Hệ số chuyển hóa thức ăn: Thức ăn chiếm đến 70% trong tổng giá
thành sản phẩm chăn nuôi. Chi phí thức ăn để sản xuất 1 kg thịt là một yếu tố
rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi gia cầm lấy thịt. Hiện nay ở
các nước tiên tiến, người ta thường giết thịt gia cầm ở độ tuổi từ 35 - 60 ngày
tuỳ theo các giống khác nhau.
- Thành phần và tỷ lệ cấu thành thân thịt gà khi giết mổ:
+ Tỷ lệ thân thịt (%): Là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng thân thịt và
khối lượng sống.
+ Tỷ lệ thịt lườn: Rạch một lát cắt dọc theo xương lưỡi hái đến xương
ngực, cắt tiếp từ xương đòn đến vai. Bỏ da ngực, tách cơ ngực nông và cơ
ngực sâu bên trái, bỏ xương, cân.


11


+ Tỷ lệ thịt đùi và thịt ngực (%): Là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng thịt
đùi, thịt ngực với khối lượng thân thịt.
+ Tỷ lệ mỡ bụng (%): Là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng mỡ bụng và
khối lượng sống hoặc là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng mỡ bụng và khối
lượng thân thịt.
- Chỉ số sản xuất (Performance index - PI): Chỉ số sản xuất là một đại
lượng biểu thị mối quan hệ tổng hợp giữa khối lượng cơ thể, tỷ lệ nuôi sống,
FCR và thời gian nuôi.
- Chỉ số sản xuất (Economic number – EN): EN càng cao thể hiện hiệu
quả kinh tế càng lớn.
2.1.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của gia cầm
- Ảnh hưởng của dòng giống
Trong cùng điều kiện chăn nuôi, mỗi giống khác nhau sẽ có khả năng
sinh trưởng khác nhau.
Theo tài liệu của Chambers J. R. (1990) [15], thì nhiều gen ảnh hưởng
đến sự phát triển của gà. Có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung hoặc ảnh
hưởng tới sự phát triển theo nhóm tính trạng hay một vài tính trạng riêng lẻ.
- Ảnh hưởng của tính biệt và tốc độ mọc lông
Sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng và khối lượng của cơ thể con do
yếu tố tính biệt quy định trong đó con trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn
con mái.
Theo Phùng Đức Tiến (1997) [11], thì Hayers J. F. (1979) đã xác định
biến dị di truyền về tốc độ mọc lông phụ thuộc vào giới tính. Theo Siegel và
Dumington (1978) [16], thì những alen quy định tốc độ mọc lông nhanh phù
hợp với tăng khối lượng cao. Trong cùng một dòng gà mọc lông nhanh thì gà
mái mọc lông nhanh hơn gà trống.


12


Tốc độ mọc lông có liên hệ với chất lượng thịt gia cầm, những gia cầm
có tốc độ mọc lông nhanh thường có chất lượng thịt tốt hơn. Đây cũng là tính
trạng di truyền liên kết với giới tính (Bichell và Brandsch, 1978 [2]).
- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sinh trưởng của gia
cầm. Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và cân đối giữa các chất sẽ
giúp cho gia cầm phát huy cao tiềm năng di truyền về sinh trưởng.
Dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến khả
năng sinh trưởng của gia cầm, khi đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng thì thời
gian đạt khối lượng tiêu chuẩn sẽ giảm xuống.
Theo Chanbers J. R. (1990) [15], thì tương quan giữa trọng lượng của gà
và hiệu quả sử dụng thức ăn khá cao (r = 0,5 – 0,9). Để phát huy khả năng
sinh trưởng của gia cầm không những cần cung cấp đủ năng lượng, thức ăn
theo nhu cầu mà còn phải đảm bảo cân bằng protein, axit amin và năng lượng.
Do vậy, khẩu phần ăn cho gà phải hoàn hảo trên cơ sở tính toán nhu cầu của
gia cầm.
- Ảnh hưởng của môi trường
Điều kiện môi trường có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng của
gia cầm. Nếu điều kiện môi trường là tối ưu cho sự sinh trưởng của gia cầm
thì gia cầm khỏe mạnh, lớn nhanh, nếu điều kiện môi trường không thuận lợi
thì tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe
gia cầm.
Nhiệt độ cao làm cho gà sinh trưởng chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hại
kinh tế lớn khi chăn nuôi gà broiler theo hướng công nghiệp ở vùng khí hậu
nhiệt đới (Wesh Bunr K. W. ET – AT, 1992 [17]).
Chế độ chiếu sáng cũng ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng vì gà rất
nhạy cảm với ánh sáng, do vậy chế độ chiếu sáng là một vấn đề cần quan tâm.



13

Ngoài ra trong chăn nuôi cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như:
Độ ẩm, độ thông thoáng, tốc độ gió lùa và ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt
đến khả năng sinh trưởng của gia cầm.
Sinh trưởng của gia súc, gia cầm luôn gắn với phát dục, đó là quá trình
thay đổi chất lượng, là sự tăng lên và hoàn chỉnh về tính chất, chức năng hoạt
động của cơ thể. Hai quá trình đó liên quan mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau
tạo nên sự hoàn thiện cơ thể gia súc, gia cầm. Sinh trưởng và phát dục của cơ
thể gia súc, gia cầm tuân theo tính quy luật và theo giai đoạn.
2.1.4. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Ri, gà Lương
Phượng và gà F1
2.1.4.1. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Ri
* Nguồn gốc
Đến nay chưa rõ nguồn gốc của
gà Ri. Gà Ri phân bố rộng khắp các
vùng trong cả nước, đặc biệt là miền
Bắc và miền Trung của Việt Nam.
* Đặc điểm ngoại hình
Rất đa dạng, gà mái: Lông màu
vàng rơm, vàng đất hoặc nâu nhạt,
xung quanh cổ có hàng lông đen, mào
kém phát triển, lá tai chủ yếu màu đỏ, một

Hình 2.1. Gà Ri

số lá tai màu trắng.
Gà trống: Màu lông phổ biến là đỏ thẫm, đầu lông cánh và lông đuôi có
lông đen ánh xanh, ngoài ra còn có các màu: Trắng, hoa mơ đốm trắng. Mào
cờ, mào tích đốm đỏ tươi rất phát triển.

Gà Ri có da màu vàng là chủ yếu, một số da trắng chân 4 ngón, có hai
hàng vảy màu vàng xen lẫn màu đỏ tươi [8].


14

* Khả năng sản xuất
Dẫn theo Trần Thanh Vân và cs (2015) [13], các kết quả nghiên cứu
được công bố của Nguyễn Viết Ly, 2001; Át lát vật nuôi, 2004; Nguyễn Đăng
Vang, Nguyễn Thanh Sơn, 2000; Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006 thì:
Khối lượng mới nở là 30 – 31 g; 6 tháng tuổi gà mái là 1130 g, ở gà
trống là 1636 g; đến 12 tháng tuổi gà mái là 1246 g, ở gà trống là 2735 g. Thịt
thơm ngon màu trắng.
Thành thục về tính sớm: Gà trống 2 – 3 tháng tuổi đã biết gáy và đạp
mái, gà mái 4 tháng tuổi đã bắt đầu đẻ trứng.
Số lượng trứng/lứa/mái từ 13 – 15 quả. Năng suất trứng có thể đạt từ 70
– 125 quả. Tỷ lệ trứng có phôi đạt 92,6%, tỷ lệ nở/trứng có phôi là 78%, tỷ lệ
gà con loại I đạt 94,1%.
Gà thích nghi với điều kiện
nuôi bán chăn thả, không xuất hiện
mổ cắn.
Gà nuôi thịt đến 12 tuần
tuổi: Tỷ lệ nuôi sống đạt 95,7%,
khối lượng con trống 1140,70 g,
con mái 940,50 g. Tỷ lệ thân thịt
chung cho trống mái là 77,75%.
Còn tỷ lệ thịt đùi + thịt ngực đạt 37%.

Hình 2.2. Gà Lương Phượng


2.1.4.2. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Lương Phượng
* Nguồn gốc
Gà Lương Phượng hay còn gọi là Lương Phượng Hoa Trung Quốc do
lai tạo giữa giống gà nội của Trung Quốc với gà nhập nội, được nhập vào
nước ta từ sau năm 1997.


15

* Đặc điểm ngoại hình
Gà Lương Phượng có hình dáng bên ngoài gần giống với gà Ri của ta.
Lông màu vàng tuyền, vàng đen hoặc đốm hoa. Mào, yếm, mặt và tích tai
màu đỏ. Gà trống mào đơn ngực nở, lưng thẳng lông đuôi vươn cong, chân
cao vừa phải. Gà mái đầu nhỏ, thân hình chắc, chân thấp. Da gà Lương
Phượng màu vàng, thịt mịn, thơm ngon.
Gà trống ở độ tuổi trưởng thành, có khối lượng cơ thể 2700 g, gà mái
đạt khối lượng 2100 g lúc vào đẻ. Gà bắt đầu vào đẻ lúc 24 tuần tuổi, sau một
chu kỳ khai thác trứng (66 tuần tuổi) đạt 177 trứng, sản xuất 130 gà con 1
ngày tuổi. Gà thịt nuôi đến 65 ngày tuổi đạt 1500 – 1600 g. Tiêu tốn thức ăn
2,4 – 2,6 kg thức ăn/kg tăng khối lượng, nuôi
sống trên 95%. Gà Lương Phượng có sức
kháng bệnh tốt, thích hợp với mọi điều kiện
chăn nuôi ở Việt Nam. Nuôi công nghiệp, bán
chăn thả và chăn thả.
2.1.4.3. Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất
của gà F1 (♂ Ri x ♀ Lương Phượng)
Thế hệ con lai vẫn giữ được màu lông
tương tự gà Ri, qua ba thế hệ tự giao Hình 2.3. Gà Ri x Lương Phượng
ngoại hình vẫn ổn định, tỷ lệ nuôi sống từ
1 – 19 tuần tuổi là 89 – 91%, khối lượng

cơ thể lúc 19 tuần tuổi đạt 1,7 – 1,9 kg, sản lượng đến 52 tuần tuổi đạt 115 – 118
quả/mái.
Gà lai thương phẩm nuôi nhốt đến 12 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống 97 –
100%, khối lượng cơ thể 2,0 - 2,1 kg/con; tiêu tốn thức ăn tăng khối lượng cơ thể


16

là 3,2 – 3,3 kg. Nuôi bán chăn thả đến 12 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống đạt 94 –
96%, khối lượng cơ thể 1,8 - 2,1 kg/con; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể
là 2,8 – 3,0 kg, chất lượng thịt ngon như gà Ri.
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Thí nghiêm tại Bình Dương (2016) [28], từ tháng 2 đến tháng 4 năm
2016 trên 210 heo thịt (60 ngày tuổi) được phân bố ngẫu nhên thành 2 nhóm,
với 3 lần lặp lại: Nhóm đối chứng và nhóm thí nghiệm bổ sung Mfeed+ (bổ
sung 0,15% Mfeed+ cho giai đoạn tăng trưởng, 0,1% Mfeed+ cho giai đoạn
xuất chuồng). Kết quả cho thấy kết thúc thử nghiệm thì tăng trọng bình quân
của nhóm bổ sung Mfeed+ tăng 6% (686 g/ngày; 727 g/ngày) với FCR giảm
(2,77 - 2,68) và đặc biệt làm tăng lợi nhuận chăn nuôi, hiệu quả kinh tế cao
ROI 8:1.
Ở thử nghiệm tại Bắc Ninh trên 204 heo thịt (70 ngày tuổi) từ tháng 6
đến tháng 8 năm 2016 [18], thí nghiệm cũng được phân bố ngẫu nhiên thành
2 nhóm, với 3 lần lặp lại: Nhóm đối chứng và nhóm Mfeed+ (bổ sung 0,1%
Mfeed+ cho giai đoạn tăng trưởng – 7 tuần tuổi, 0,05% Mfeed+ cho giai đoạn
xuất chuồng – 3 tuần tuổi). Kết thúc thử nghiệm cho thấy hiệu quả Mfeed+
thể hiện trên tăng trọng bình quân tăng 2% (876 g/ngày và 891 g/ngày), và
FCR giảm (2,64 - 2,52) đem lại hiệu quả kinh tế với tỷ lệ ROI 4:1. Từ các
kết quả nghiên cứu trên heo thịt, Mfeed+ cải thiện hiệu quả tiêu hóa và tăng
trưởng của heo vỗ béo và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Một nghiên cứu khác tại trại thử nghiệm ở Việt Nam (2015) [25], về
hiệu quả của Mfeed+ lên năng suất nuôi tôm thẻ Chân trắng (Litopenaeus
vannamei). Thí nghiệm được thực hiện tại phòng nghiên cứu một công ty
Thức ăn thủy sản thuộc miền Nam, Việt Nam. Tôm thẻ Chân trắng được nuôi
68 ngày ở bể 0,5 m3 trong nhà với chất lượng nước được kiểm soát cùng hệ
thống quạt nước. Mật độ phân bố 100 cá thể/m3, cùng điều kiện với tôm nuôi
thương phẩm. Được phân bố ngẫu nhiên ở 2 nghiệm thức, với 3 lần lặp lại:
Nhóm đối chứng, và nhóm thí nghiệm có bổ sung Mfeed+ (0,1% Mfeed+). Kết


17

quả cho thấy FCR cải thiện hơn 9% (1,24 - 1,13). Hơn nữa tốc độ tăng
trưởng có xu hướng cao hơn 4% ở lô Mfeed+, trọng lượng tôm cao hơn ở cuối
thử nghiệm. Đặc biệt ở nhóm có bổ sung Mfeed+ giảm tới 8,4% chi phí thức
ăn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Hiệu quả của Mfeed+ đã được thử nghiệm trên hầu hết các loài gia súc,
gia cầm cũng như thủy sản trên thế giới.
Điển hình là thử nghiệm tại Hoa Kỳ (2015) [24] về Đánh giá hiệu quả
của Mfeed+ lên năng suất chăn nuôi của gà thịt, trên 352 gà trống được phân
bố ngẫu nhiên thành 2 nhóm (đối chứng và thí nghiệm) với 8 chuồng, 22 gà/
nhóm. Với khẩu phần ăn chủ yếu là bắp – đậu nành và cũng chứa sản phẩm
phụ của ngũ cốc (ngày 0 - 14: Thức ăn tự trộn; ngày 15 – 46: Thức ăn được
nghiền và trộn). Liều lượng: 0,2% Mfeed+ cho giai đoạn đầu, 0,1% Mfeed+
cho giai đoạn tăng trưởng và xuất bán. Kết quả đạt được là tỷ lệ tăng trưởng
1,4% và hiệu quả tiêu thụ thức ăn được cải thiện 1,6% ở nhóm Mfeed+ (1,85
và 1,88), lợi nhuận thu được từ bổ sung Mfeed+ tăng 1100 VND/gà thịt.
Một thử nghiệm khác ở trại thực nghiệm tại Pháp (2014) [23], Đánh
giá hiệu quả của Mfeed+ lên năng suất tăng trưởng của gà thịt khi cho ăn với

khẩu phần nguyên liệu kém tiêu hóa, trên 414 gà 1 ngày tuổi được phân bố
ngẫu nhiên ở 3 nghiệm thức, với khẩu phần ăn khác nhau: Khẩu phân cơ bản
(đối chứng âm); khẩu phần thí nghiệm chứa 10% DDGS (đối chứng dương –
bã rượu khô); khẩu phần thí nghiệm bổ sung 0,1% Mfeed+. Thức ăn được chia
làm 3 giai đoạn và trọng lượng gà được kiểm tra từng chuồng vào các ngày 0,
9, 18, 31 và thức ăn tiêu thụ được đo lượng mỗi ngày. Kết quả trong 31 ngày
nuôi thì hệ số chuyển hóa thức ăn FCR đã cải thiện hiệu quả (bổ sung Mfeed+
có FCR là 1,66, đối chứng FCR là 1,69), tốc độ tăng trưởng giảm ở nhóm đối
chứng, còn duy trì ở nhóm Mfeed+. Như vậy ở cả 2 thí nghiệm trên gà thịt thì


×