Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tich hop lien mon hoc sinh, gv hd ngô văn hùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.47 KB, 8 trang )

- Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Kiên Giang.
- Phòng giáo dục và tạo huyện Vĩnh Thuận
- Trường TH&THCS Vĩnh Bình Bắc
- Địa chỉ: ấp Ba Đình – xã Vĩnh Bình Bắc – Vĩnh Thuận – Kiên Giang
- Điện thoại: 0917693310
- Email:
- Nhóm học sinh:
1) Họ và tên: Trần Anh Thư
Ngày tháng năm sinh: 24/05/2003. Lớp 8/3
2) Họ và tên: Nguyễn Thị Cẩm Hiếu
Ngày tháng năm sinh: 27/08/2003. Lớp 8/3


I-Tên tình huống:

NĂM HỌC 2016 – 2017

Trong cuộc sống hiện nay, cùng với sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước, đòi hỏi nhu cầu về cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ cho đời sống con người.
Nhóm học sinh chúng em đã đề ra biện pháp áp dụng các kiến thức các môn học đã
được học ở trường trung học cở sở để tạo ra hệ thống nhà thông minh đơn giản, phục
vụ cho nhu cầu của con người trong xã hội hiện đại. Nội dung của chúng em là “
Tích hợp kiến thức liên môn vào việc nghiên cứu hệ thống thông minh trong một
phòng riêng cùa một bạn trong nhóm đối với các môn học Toán, Lý, Công Nghệ, tin
học . . . .”

Mô hình nhà thông minh
II) Mục tiêu giải quyết tình huống:
1) Về kiến thức:
Giúp các bạn vận dụng tốt các kiến thức các môn học đã học.
2) Về kỹ năng:


Tăng tư duy sáng tạo, lắp ráp các mạch điện đơn giản, tăng kỹ năng tư duy liên hệ
thực tế.
3) Về thái độ:
Giúp các bạn có ý thức về làm việc nhóm, hăng hái trong việc áp dụng các môn học
đã học vào đời sống góp phần phát triển đất nước.


Hệ thống cảm biến
III) Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
1) Trong nghiên cứu này, các bạn học sinh cần kết hợp kiến thức các môn học
như: Toán, Lý, Công Nghệ, …để áp dụng vào thực hành.
2) Dự án mà nhóm chúng em thực hiện là một nghiên cứu khá đơn giản. Được
áp dụng thực tế trên một căn phòng riêng của chúng em.
3) Một số đặc điểm cần thiết của các bạn đã học theo dự án, đồng thời các bạn
được thực hành trực tiếp với các loại cảm biến, các mạch điện…Bên cạnh
đó các bạn đã được học cách vẽ bản vẽ tỉ lệ ở môn Công Nghệ, một số bạn
đã được học về máy vi tính và thiết lập máy vi tính. Vì vậy khi kết hợp các
môn học nào đó vào các môn cần thiết nhất của dự án là Vật Lý để hoàn
thành dự án một cách thành công nhất, các bạn sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ
và hứng thú hơn với các môn tự nhiên.
IV) Giải pháp giải quyết tình huống:
1) Nắm rõ được cách đo diện tích căn phòng.
2) Thiết kế bản vẽ về vị trí lắp đặt các thiết bị.
3) Thiết kế lại các vật dụng,vật liệu cần thiết để thực hiện nghiên cứu.
4) Lắp ráp được các mạch điện đơn giản.
5) Tính được số tiền bỏ ra để thực hiện nghiên cứu.
V) Thuyết minh tiễn trình giải quyết tình huống:
Để tiến hành dự án nghiên cứu,hệ thống nhà thông minh cũng như lắp ráp các thiết bị
thông minh cho căn phòng, ta dựa vào kiến thức môn Vật Lý, để dự án được thực
hiện một cách khoa học và cụ thể các bạn phải nắm chắc quy trình thiết lập ngay từ

đầu, cụ thể như sau:
1) Quy trình thứ nhất:


• Đo và tính chính xác diện tích của căn phòng muốn nghiên cứu,vẽ bản
vẽ tỉ lệ vị trí các thiết bị thông minh cần lắp ráp…áp dụng môn Toán,
công nghệ, vật lý, . . .
2) Quy trình thứ hai:


Lập danh sách thống kê các vật dụng, thiết bị cần thiết và cố gắng giảm
thiểu mức chi tiêu cho dự án dựa vào môn Toán.

3) Quy trình thứ ba:
• Tiến hành lắp ráp các thiết bị thông minh và các mạch điện lên căn
phòng. Điều chỉnh cường độ dòng điện và hiệu điện thế phù hợp với các
thiết bị thông minh, áp dụng môn Toán, Công Nghệ, Vật Lý, . . .
4) Quy trình thứ tư:
• Thiết lập các thiết bị thông minh như cảm biến nhiệt, cảm biến quang,
thiết bị báo cháy, chuông điện, đèn điện, máy điều hòa không khí trên hệ
thống máy vi tính có sẵn ở phòng, áp dụng môn Tin Học.

Bộ nguồn lắp đặt các hệ thống cảm biến


Thiết bị cảm ứng điện quang

Thiết bị cảm ứng nhiệt độ

Thiết bị báo cháy



Rơ-le thời gian

Thiết bị camera quan sát


Đèn LED

Máy điều hòa không khí


Phạm vi thực hiện với diện tích nhỏ nên các thiết bị thông minh chỉ được lắp
đặt giới hạn như: Máy chủ dẫn lệnh đến các thiết bị, Remote điều khiển, cảm biến
quang, cảm biến nhiệt, hệ thống báo khói, chuông điện, đèn led tiết kiệm điện năng,
máy điều hòa không khí phù hợp với diện tích phòng, …. Và dưới đây là bản vẽ mặt
bằng mô phỏng vị trí lắp ráp các thiết bị thông minh trên đối tượng thực hiện là một
căn phòng của 1 bạn trong nhóm có diện tích 3,3 x 3.85 = 12,705 m2.
VI) Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
1) Qua thực tế chúng ta thấy rằng việc áp dụng các kiến thức đã học vào thực
tiễn cuộc sống là một việc hết sức cần thiết. Học luôn phải đi đôi với hành
thì việc học đó mới có hiệu quả. Với dự án này em nghỉ rằng ai cũng có thể
tiến hành được trong phạm vi nhỏ mà còn trong phạm vi lớn hơn để phục
vụ cho đời sống của các bạn và mọi người. Chúng em đã tiến hành nghiên
cứu dự án đơn giản đối với môn Vật Lý và hi vọng sẽ thực hiện dự án lớn
hơn, hiệu quả hơn trong năm 2016 – 2017 nếu dự án này thành công.
2) Đồng thời, nhóm chúng em thấy rằng “tích hợp” kiến thức các môn sẽ
giúp các bạn hiểu sâu hơn về các vấn đề trong các môn đó.
3) Kết hợp kiến thức môn sẽ giúp các bạn nâng cao khả năng tư duy, sáng tạo
và khéo léo trong việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.

4) Cụ thể hơn là về nghiên cứu dự án này. Nhóm học sinh chúng em đã nắm
được cách lắp ráp các mạch điện, hiểu rõ hơn về thiết lập các thiết bị thông
minh, thấy được rằng từ các thiết bị đơn giản cũng có thể tạo nên được một
hệ thống “SMARTHHOME” hiện đại.
Ngày 24 tháng 11 năm 2016
Nhóm tác giả - Đại diện nhóm:

Trần Anh Thư



×