Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN phương pháp dạy học lịch sử địa phương theo hướng tích cực hóa và liên môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.03 KB, 20 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm môn: Lịch sử

Người viết: Lê Thị Bích Phượng

Phòng Giáo dục và đào tạo Phù Cừ
Trường THCS Tam Đa

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:
"Phương pháp dạy học lịch sử địa phương theo
hướng tích cực hóa và liên môn"
-----------------------------Lĩnh vực: Lịch sử
Tên tác giả:Lê Thị Bích Phượng
Chức vụ: Phó Hiệu Trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Tam Đa

Năm học : 2013-2014

Trường THCS Tam Đa - Phù Cừ - Hưng Yên : Năm học 2013-2014

1


Sáng kiến kinh nghiệm môn: Lịch sử

Người viết: Lê Thị Bích Phượng

------------------------

Phần I: PHẦN LÍ LỊCH


Lĩnh vực : Lịch sử
Tên tác giải:Lê Thị Bích Phượng
Chức vụ: Phó Hiệu Trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Tam Đa

Tên đề tài:"Phương pháp dạy học lịch sử địa phương theo
hướng tích cực hóa và liên môn"

Trường THCS Tam Đa - Phù Cừ - Hưng Yên : Năm học 2013-2014

2


Sáng kiến kinh nghiệm môn: Lịch sử

Người viết: Lê Thị Bích Phượng

LỜI NÓI ĐẦU
Tại bất kỳ đất nước nào , đổi mới giáo dục ở các trường phổ thông ,
mang tính cải cách giáo dục đều bắt đầu từ việc xem xét, điều chỉnh mục
tiêu giáo dục với những kỳ vọng mới về mẫu người học sinh có được sau
quá trình giáo dục . Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới
phương pháp dạy học lịch sử địa phương theo hướng tích cực hóa và liên
môn sử nói riêng ,đó là một quá trình cần được thực hiện thường xuyên kiên
trì , trong đó có nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau .
Dạy như thế nào , học như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất là
điều mong muốn của các thầy cô chúng ta , muốn vậy phải đổi mới phương
pháp , biện pháp dạy và học , đòi hỏi người giáo viên phải tổ chức một cách
linh hoạt , các hoạt động của học sinh từ khâu đầu đến khâu kết thúc giờ học
từ cách ổn định tổ chức , kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh , cách học bài

mới, củng cố dặn dò, những hoạt động đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức
một cách tự giác , chủ động ,tích cực , sáng tạo và càng say mê môn học.
Vậy để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử địa
phương theo hướng tích cực hóa và liên môn có rất nhiều biện pháp.
Ví dụ: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan , phương pháp hướng dẫn
học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử ... đặc biệt là công tác ngoại khóa . Dạy học
lịc sử địa phương là bài ngoại khoa rất quan trọng, rất có ưu thế phát triển tư
duy của học sinh . Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức hình thành nhân cách cho
các em.
Trường THCS Tam Đa - Phù Cừ - Hưng Yên : Năm học 2013-2014

3


Sáng kiến kinh nghiệm môn: Lịch sử

Người viết: Lê Thị Bích Phượng

Học sinh rất hứng thú khi được học ngoại khóa , giảm bớt căng thẳng
phát huy hết năng lực của học sinh khá giỏi , nắm chắc kiến thức bài học
hiểu hiểu sâu hơn sự kiện hiện tượng nhân vật lịch sử...
Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nói chung
dạy học lịch sử địa phương theo hướng tích cực hóa và liên nói riêng . Tôi
xin góp phần nhỏ bé của mình vào phương pháp dạy học lịch sử địa phương
theo hướng tích cực hóa và liên môn.
Mở đầu cuốn " Lịch sử nước ta "Nguyễn Ái Quốc đã viết .
" Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tính nước nhà Việt Nam".

Trường THCS Tam Đa - Phù Cừ - Hưng Yên : Năm học 2013-2014


4


Sáng kiến kinh nghiệm môn: Lịch sử

Người viết: Lê Thị Bích Phượng

PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN
PHẦN MỞ ĐẦU
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
a.Thực trạng vấn đề đòi hỏi phải giải quyết.
Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nói chung, dạy học lịch sử ở
trường phổ thông nói riêng là một vấn đề lớn, bức thiết và rất quan trọng, nó
thu hút sự quan tâm không chỉ của những người làm công tác giảng dạy lịch
mà ngay cả các cấp , các nghành trung ương và địa phương cũng rất quan
tâm.
Vậy làm thế nào để biến tư tưởng đổi mới phương pháp thành hiện
thực, thực tiễn giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử ở
trường trung học phổ thông theo hướng tích cự hóa và liên môn.
b.Ý nghĩa và tác dụng giải pháp mới
Phương pháp dạy học lịch sử địa phương theo hướng tích cực hóa và
liên môn, là việc làm hết sức cần thiết trong dạy học lịch sử địa phương , về
các mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc, các hình thức
dạy học lịch sử địa phương ở trường THCS chưa hiệu quả cao , vì vậy
thường xảy ra các trường hợp sau:
Nhiều trường , nhiều địa phương bỏ trống phần này ,một số trường
học chỉ dừng lại đi tham quan bảo tàng, di tích lịch sử hoặc mời nhân chứng
nói chuyện và công việc lặp đi lặp lại trong nhiều năm một cách tẻ nhạt .


Trường THCS Tam Đa - Phù Cừ - Hưng Yên : Năm học 2013-2014

5


Sáng kiến kinh nghiệm môn: Lịch sử

Người viết: Lê Thị Bích Phượng

Một số địa phương đã biên soạn được nội dung cho từng khối ,từng cấp
Dạy học lịc sử địa phương nhìn chung vẫn còn hạn chế, do nhiều nguyên
nhân.
c.Phạm vi nghiên cứu
- Làng nghề ở địa phương
- Thời gian từ từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 3 năm 2014
B. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.
a.Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên
cứu , tìm giải pháp của đề tài.
Học sinh tiếp cận với môn lịch sử , gặp rất nhiều khó khăn . Nhiều địa
phương chưa biên soạn được chương trình , tư liệu lịch sử về địa phương ,
thường chỉ dựa vào nội dung lịch sử Đảng bộ địa phương hoặc một số tư liệu
khác , không có kế hoạch lâu dài để dạy học lịch sử địa phương.
Đội ngũ giáo viên dạy môn lịch sử ở nhiều trường còn ít , trình độ
chuyên môn còn hạn chế nên khó thực hiện tốt việc dạy học lịch sử địa
phương và điều quan trọng nhất là thiếu sự nhiệt tình, say mê đối với môn
lịch sử.
Đồ dùng dạy học còn hạn chế, thiếu đồ dùng trực quan, bản đồ tranh
ảnh...
Việc thay đổi về đơn vị hành chính , việc tách nhập tỉnh , huyện , thậm trí cả
xã ...

Kinh phí đầu tư cho môn lịch sử địa phương còn hạn hẹp, chưa thực
sự quan tâm.
b.Các biện pháp tiến hành , thời gian tạo ra giải pháp.

Trường THCS Tam Đa - Phù Cừ - Hưng Yên : Năm học 2013-2014

6


Sáng kiến kinh nghiệm môn: Lịch sử

Người viết: Lê Thị Bích Phượng

Trong phạm vi hẹp của đề tài này mà người viết muốn đưa ra để người
dạy có thêm kinh nghiệm trong giảng dạy , còn học sinh yêu thích môn học
mà từ trước đến nay người dạy cho rằng lịch sử địa phương vừa khó , vừa
khô, còn học sinh thì không thích học môn Lịch sử , nhất là lịch sử địa
phương.
c.Đối tượng nghiên và phạm vi nghiên cứu
*Đối tượng
Học sinh lớp 8 Trường THCS Tam Đa
d. Phương pháp nghiên cứu
§Ò tµi ®îc kÕt hîp víi c¸c ph¬ng ph¸p nghiªn cøu sau :
+Phương pháp tường thuật
+ Phương pháp quan sát tổng thể
+ Phương pháp quan sát chi tiết
+ phương pháp thống kê
+ phương pháp so sánh...

C- NỘI DUNG

I. Mục tiêu : Nhiệm vụ của đề tài.
Để làm tốt chức năng, nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử mà trong đó có
lịch sử địa phương phương theo hướng tích cực hóa và liên môn nói riêng
tôi xin có vài đề xuất sau. Giúp giáo viên phương pháp giảng dạy lịch sử địa
phương đạt hiệu quả cao , giúp học sinh yêu thích, say mê , giảm bớt căng
thẳng mệt mỏi , phát huy tính tích cực , chủ động khám phá tìm tòi của môn
học lịch sử địa phương. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài này.
1.Về hình thức tổ chức dạy học Lịch sử địa phương
Trường THCS Tam Đa - Phù Cừ - Hưng Yên : Năm học 2013-2014

7


Sáng kiến kinh nghiệm môn: Lịch sử

Người viết: Lê Thị Bích Phượng

1.1.Các hình thức cần tiến hành.
- Tính mới:
Ưu thế của việc dạy học lịch sử địa phương là cung cấp cho học sinh
những hiểu biết về những gì đã xảy ra trên mảnh đất địa phương - quê hương
mình , tạo cho các em cảm xúc mạnh mẽ.Bởi vì , ở đó còn nhiều dấu tích ,
tên đất , tên người ,những câu chuyện kể được lưu truyền , thậm trí còn cả
những nhân chứng , vừa tham gia vào biến cố lịch sử ấy . giáo viên , nên sử
dụng triệt để hình thức tổ chức dạy học tích hợp với lịch sử địa phương , gắn
học với hành , lịch sử với xã hội, địa phương . Việc đa dạng hóa các hình
thức tổ chức dạy học cũng tác động đến nội dung và phương pháp , một xu
thế đổi mới dạy học hiện nay .
1.2.Khả năng ứng dụng
Tham quan di tích ,lịch sử , cách mạng, ngoại khóa, mở các cuộc thi

tìm hiểu lịch sử địa phương , lập các nhóm sưu tầm tài liệu về lịch sử địa
phương . Viết các tiểu sử các anh hùng liệt sỹ ở địa phương trong kháng
chiến chống Pháp , chống Mỹ, sưu tầm những kỷ vật , những câu chuyện về
những người anh hùng , liệt sỹ , thương binh , cựu chiến binh ...
Khác với những tiết học nội khóa , thường bị khuôn vào bốn bức
tường của lớp học với phấn trắng bảng đen , thày dạy , trò học một cách
đồng loạt , ngoại khóa lịch sử là một hình thức dạy học đa dạng hóa các hoạt
động dạy học, trong đó học sinh đóng vay trò chủ thể, tích cực nhận thức ,
khám phá, sáng tạo .
1.3.Hiệu quả- kinh - tế- xã hội.
Lựa chọn chủ đề ngoại khóa
Lịch sử là những sự kiện , biến cố xáy ra trong quá khứ trên các lĩnh
vực chính trị , quân sự ,kinh tế văn hóa, giáo dục...Ở nước ta , mỗi vùng mỗi
địa phương đều có những sự kiện , biến cố có ý nghĩa như bước ngoặt ,
Trường THCS Tam Đa - Phù Cừ - Hưng Yên : Năm học 2013-2014

8


Sáng kiến kinh nghiệm môn: Lịch sử

Người viết: Lê Thị Bích Phượng

những thăng trầm của lịch sử . Từ những sự kiện , biến cố ấy , con người đã
đúc rút ra những bài học bổ ích cho các hoạt động sáng tạo của mình. Việc
lấy những sự kiện , biến cố làm nội dung , chủ đề cho các hoạt động ngoại
khóa là sự lựa chọn phù hợp nhất . Những ngày kỷ niệm ở địa phương
thường được tổ chức để .
+ Kỷ niệm các danh nhân địa phương ( cùng có thể là danh nhân dân tộc
quốc tế)

+ Kỷ niệm sự ra đời của các tổ chức cách mạng , các đoàn thể quần chúng.
+ Kỷ niệm những biến cố lớn ở địa phương , như một chiến dịch , một
trận đánh, các thành tựu trong sản xuất , hoạt động văn hóa giáo dục..
1.4.Xác định mục đích ,yêu cầu của buổi ngoại khóa lịch sử địa
phương.
Căn cứ vào chủ đề ngoại khóa , giáo viên cần xác định rõ mục đích
yêu cầu của bài học . Cũng giống như bài nội khóa , hoạt động ngoại khóa
phải làm rõ ba nhiệm vụ của bài học.
+ Kiến thức: Buổi ngoại khóa giúp học sinh củng cố , khắc sâu , mở
rộng sự hiểu biết về lịch sử dân tộc cũng như lịch sử địa phương . Đặc biệt
phải chú ý đến tính cập nhật của hệ thống chi thức , phản ánh kịp thời những
vận động , biến đổi ở địa phương , gắn với thực tiễn xã hội và con người ở
địa phương .
+ Về giáo dục: Bồi dưỡng hứng thú học tập lịch sử , lòng yêu mến ,
kính trọng đối với thế hệ cha anh : giáo dục ý thức trách nhiệm về sự kế tục ,
phát triển những giá trị truyền thống lịch sử địa phương.
+Về kỹ năng :Học sinh là chủ thể tích cực hoạt động trong buổi ngoại
khóa sẽ được rèn luyện các kỹ năng như : nói , viết , sưu tầm , biểu diễn , hội
nhập , ngay cả tư thế , tác phong , sự tự tin ,lòng nhiệt tình trong buổi ngoại
khóa.
Trường THCS Tam Đa - Phù Cừ - Hưng Yên : Năm học 2013-2014

9


Sáng kiến kinh nghiệm môn: Lịch sử

Người viết: Lê Thị Bích Phượng

1.5.Chuẩn bị cho buổi ngoại khóa

Giáo viên phải là người xây dựng kế hoạch , chương trình , giáo án ;
phải phối hợp với lực lượng trong và ngoài tổ, trong và ngoài trường . công
việc chuẩn bị bao gồm.
+ Chuẩn bị lời khai mạc, bài nói chuyện với nội dung ý nghĩa sự
kiện .Nếu học sinh làm thì giáo viên phải giúp đỡ rất cụ thể , chi tiết , tập
dượt cho học sinh thật kỹ , nhưng không làm thay .
+ Xác định nội dung cần minh họa , như người thực hiện là ai? Nội
dung gì? Thời gian bao nhiêu ? Cần tập dượt , kiểm tra trước khi trình bày
chính thức.
+ Chuẩn bị của học sinh , ngoài việc chuẩn bị về tinh thần, thái độ ,
trang phục , cần cho học sinh nắm được ý nghĩa , mục đích , chương trình
của buổi ngoại khóa ;phân công cụ thể vị trí ngồi , chuẩn bị nội dung , có thể
trả lời câu hỏi bốc thăm.
+ Chú ý trang trí khánh tiết tạo không khí ngày lễ; sân khấu , khẩu
hiệu , nêu bật chủ đề buổi ngoại khóa .
1.6 .Thực hiện buổi ngoại khóa theo những bước sau:
+ Sau lời khai mạc ngắn gọn là một báo cáo cô đọng về nội dung ,
diễn biến , ý nghĩa lịch sử xảy ra ở địa phương , bây giờ đã trở thành ngày
kỷ niệm truyền thống . Báo cáo do giáo viên lịch sử , một nhà nghiên cứu
hoặc do một nhân chứng lịch sử cùng có thể là một học sinh thực hiện .
+ Hoạt động có ý nghĩa minh họa
+Một vài phát biểu , kể chuyện về sự kiện lịch sử , danh nhân liên quan.
+Trao đổi , gặp gỡ nhân chứng ( nếu có).
+Hát , diễn xướng , đọc thơ , hoặc trình bày tiểu phẩm.
+Xem tranh ảnh , hiện vật , băng hình ,
+Tổ chức thi hái hoa lịch sử...
Trường THCS Tam Đa - Phù Cừ - Hưng Yên : Năm học 2013-2014

10



Sáng kiến kinh nghiệm môn: Lịch sử

Người viết: Lê Thị Bích Phượng

+Về số lượng học sinh tham gia, tùy theo quy mô của nhà trường .Có
thể tổ chức theo khối hoặc cả trường.
Để dạy lịch sử địa phương có kết quả , cần phải có những điều kiện
cần thiết:
Ở mỗi địa phương, có cán bộ phụ trách chuyên môn , giáo viên lịch sử
phối hợp với các cán bộ nghiên cứu địa phương sớm biên soạn tài liệu giảng
dạy lịch sử địa phương.
Phải kịp thời nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên cũng như trách
nhiệm của họ đối với giáo dục lịch sử địa phương . Riêng nâng cao trình độ
đội ngũ giáo viên , nên mở các lớp tập huấn để bồi dưỡng kiến thức lịch sử
địa phương cùng như giói thiệu hình thức tổ chức dạy học lịch sử địa
phương để họ trao đổi kinh nghiệm .Về lâu dài lịch sử địa phương phải trở
thành môn " địa phương học ' , tích hợp nội dung nhiều môn học.Xin nhấn
mạnh rằng , bài học lịch sử địa phương trên lớp hay tại thực địa phải đảm
bảo những yêu cầu của một giờ ngoại khóa , không biến thành giờ kể chuyện
về địa phương , dùng tài liệu lịch sử địa phương để giảng dạy lịch sử dân tộc
. Điều này không chỉ làm cho học sinh hiểu rõ lịch sử dân tộc và lịch sử địa
phương mà còn có tác dụng giáo dục lòng yêu quê hương -cơ sở của lòng
yêu nước , tự hào có trách nhiệm với quê hương.
II. Để minh họa cho những vẫn đề nhận thức lý luận trên, tôi xin
trình bày việc "tham quan một làng nghề", thuộc chương trình dạy học
lịch sử địa phương như sau.
1.Xác định mục đích yêu cầu
1.1. Về kiến thức
Nắm được lịch sử hình thành làng nghề , gắn với lịch sử kinh tế , chính

trị , văn hóa , xã hội của làng , của địa phương vùng đất .
Hiểu được những nét cơ bản về quá trình tạo ra sản phẩm của làng nghề.
Trường THCS Tam Đa - Phù Cừ - Hưng Yên : Năm học 2013-2014

11


Sáng kiến kinh nghiệm môn: Lịch sử

Người viết: Lê Thị Bích Phượng

1.2 Về kỹ năng
- Quan sát
-Ghi chép
- Phân tích
1.3. Về giáo dục
Giáo dục tình cảm yêu mến , kính phục , tự hào đối với làng nghề, đối
với những người thợ thủ công.với tinh thần tìm tòi , sáng tạo tay nghề tinh
xảo , tài hoa đã tạo ra những sản phẩm có giá trị .
Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, yêu lao động , tinh thần vượt
khó, dám nghĩ ,dám làm và trách nhiệm xây dựng quê hương văn minh ,
giàu đẹp của các em.
Giáo dục các em nhận thức và hành động đúng: nghề nào cũng quý
nếu nghề đó tạo ra những sản phẩm có ích , đáp ứng nhu cầu xã hội , làm già
cho gia đình , quê hương , đất nước , khắc phục những sai lệch về nghề
nghiệp hiện nay , góp phần hướng nghệp cho học sinh.
2. chuẩn bị.
1.1. Đối với giáo viên
Muốn tiến hành một buổi học tập ở làng nghề có kết quả , giáo viên
phải có những kiến thức chung về "làng nghề"

Trong cơ cấu tổ chức kinh - tế - xã hội Việt Nam truyền thống, làng là
đơn vị cơ bản ,là hạt nhân , là nơi diễn ra các hoạt động , các quan hệ giao
lưu kinh tế , xã hội , văn hóa thường xuyên của xã hội Việt Nam qua hàng
ngàn năm lịch sử . Làng hình thành , phát triển lưu giữ những giá trị văn hóa
dân tộc . Văn hóa làng là gốc rễ , là nền móng của văn hóa dân tộc .
Làng nghề mà ở đó có một số lượng đáng kể dân cư lấy nghề thủ
công làm nguồn sống.

Trường THCS Tam Đa - Phù Cừ - Hưng Yên : Năm học 2013-2014

12


Sáng kiến kinh nghiệm môn: Lịch sử

Người viết: Lê Thị Bích Phượng

Làng nghề là nơi hun đúc hội tụ những tinh hoa lưu giữ truyền lại cho
nhiều thế hệ , tạo nên lịch sử làng nghề.
Ở nước ta , miền nào vùng nào , địa phương nào có nhiều làng nghề
Xây dựng giáo án , hướng dẫn học sinh thực hiện những nội dung, các
bước và công tác tổ chức học tập.
1.2.Đối với học sinh
Trước khi xuống địa phương phái cho học sinh biết tổng quan về làng
nghề . ở đâu? Làng nghề gì? Học sinh cần phải tìm hiểu những gì?
Chuẩn bị tư trang , sách vở , bút mực...nắm những quy định về làng
nghề chú ý giao tiếp...
3.Hoạt động dạy học
3.1Xác định nội dung của buổi thăm làng nghề:
+ Quan sát cảnh chuing của làng nghề.

+ Thăm quan dây chuyền, một công đoạn hay một khâu sản xuất của
làng nghề.
+ Thăm gia đình có nhiều đời làm nghề...
+ Gặp gỡ, trao đổi một số nghề nhân , thợ thủ công
+ Thăm nơi thờ thụng ông tổ làng nghề
+ Thăm bảo tàng , nhà lưu niệm , nhà truyền thống của làng nghề .
3.2Tiến hành tham quan
Hướng dẫn học sinhquan sát cảnh thiên nhiên ngay từ khi bước vào
địa phận làng nghề , như địa thế , cồng làng , đường xá...
Thăm nơi sản xuất tùy theo đặc điểm của mỗi làng nghề. Có thể thăm
toàn bộ hoặc một bộ phận , một chi tiết trong quy trình sản xuất . Chú ý
những thao tác của người thợ thủ công . Nghe thuyết minh về quá trình sản

Trường THCS Tam Đa - Phù Cừ - Hưng Yên : Năm học 2013-2014

13


Sáng kiến kinh nghiệm môn: Lịch sử

Người viết: Lê Thị Bích Phượng

xuất sản phẩm , như yêu cầu nguyên liệu , trình độ kỹ thuật , tay nghề ,
những cải tiến công cụ , chất lượng sản phẩm .
Gặp gỡ trao đổi với các nghệ nhân và thợ thủ công lành nghề, cần
gợi cho các em chủ động đặt các câu hỏi xoay quanh lịch sử làng nghề , đào
tạo đội ngũ , thu nhập , tiêu thụ sản phẩm , phương hướng phát triển ...
Thăm gia đình trong làng nghề : quan sát hướng nhà , cách bài trí , đồ
dùng sinh hoạt ... tìm ra những nét đặc trưng của làng nghề.
3.3Kết quả:

Tinh thần, thái độ ,ý thức học tập, học sinh tích cực hăng hái ,phát
huy được tính tích cực rất yêu thích môn học , ham tìm hiểu.
Giáo viên cho học sinh làm bài thu hoạch theo hai hướng sau: như trả
lời các câu hỏi căn cứ mục đích , yêu cầu bài học , hoặc trình bày theo chủ
đề tự chọn , như nhận thức hay cảm xúc của bản thân. Có thể sáng tác thơ ca
, viết truyện , vẽ tranh làng nghề.
Câu hỏi 1.Qua việc tham quan làng nghề em có suy nghĩ gì khi được
đi thực tế xuống làng nghề , hãy viết cảm xúc của bản thân mình.
Câu hỏi 2.Qua tiết lịch sử địa phương em có thể sáng tác thơ ca , viết
truyện , vẽ tranh làng nghề em vừa được tham quan.
III. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC lÀ KHÁ TỐT.
Lớp- sĩ số
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
8A- 42
25hs/42
10/42
7/42
0%
8B- 43
27/43
12/43
4/43
0%
Số lượng
52/85
22/85
11/85

0%
Tỷ lệ %
61%
26%
13%
0%
Thông qua bài thu hoạch , đã cho kết quả cao hơn trước đây ,học sinh
có hứng thú cao , rất thích môn học lịch sử địa phương Đó là kết quả thu

Trường THCS Tam Đa - Phù Cừ - Hưng Yên : Năm học 2013-2014

14


Sáng kiến kinh nghiệm môn: Lịch sử

Người viết: Lê Thị Bích Phượng

được của việc áp dụng "phương pháp dạy học lich sử địa phương theo
hướng tích cực hóa và liên môn".
Lịch sử địa phương là một nội dung rất quan trọng của trương trình
lịch sử ở trường trung học cơ sở , có ý nghĩa về mặt giáo dưỡng , giáo dục
phát triển . Vì vậy , cần phải thực hiện tốt chương trình theo quy định theo
hướng tích cực hóa việc dạy và học , cũng như tiến hành việc tích hợp nội
dung các môn học có liên quan.
IV. rót kinh nghiÖm .
Với những nội dung đã trình bày ở trên, tôi đã áp dụng vào thực tế để
giảng dạy môn Lịch sử địa phương tại trường THCS Tam Đa , khối lớp 8 và
một số lớp có trình độ khác nhau.


V.Nh÷ng vÊn ®Ò bá ngá
Sáng kiến kinh nghiệm trên dù sao cùng chỉ là những suy nghĩ ý kiến
chủ quan , cá nhân của bản thân tôi, điều kiện áp dụng mới chỉ trong phạm
vi trường mình dạy . Đây là ý kiến mới , tôi vừa giảng dạy vừa thực nghiệm.

VI. KIẾN NGHỊ
Ban giám hiệu nhà tạo điều kiện tốt hơn để cho học sinh tìm hiểu làng
nghề ở địa phương một cách thuân lợi.
Cần kinh phí , phương tiện để học sinh đi thăm làng nghề.
Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên tổ khoa học xã hội, giáo viên
trực tiếp giảng dạy môn lịch, cần quan tâm đến môn lịch sử hơn nữa .Đặc
Trường THCS Tam Đa - Phù Cừ - Hưng Yên : Năm học 2013-2014

15


Sáng kiến kinh nghiệm môn: Lịch sử

Người viết: Lê Thị Bích Phượng

biệt là"phương pháp dạy học lich sử địa phương theo hướng tích cực
hóa và liên môn".

VII. KẾT LUẬN
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi, với sáng kiến này , tôi
muốn trao đổi với các bạn đồng nghiệp về "phương pháp dạy học lich sử
địa phương theo hướng tích cực hóa và liên môn", để dạy tốt chương
trình lịch sử khối 6, 7, 8,9 đạt hiệu quả cao. Song tôi thiết nghĩ đó là ý kiến
chủ quan cá nhân , cho nên còn nhiều điểm khiếm khuyết cần bàn bạc sửa
đổi bổ sung cho đầy đủ mới thành kinh nghiệm tốt . Tôi rất mong được sự

đóng góp ý kiến chân thành của các bạn đồng nghiệp , để chúng ta cùng xây
dựng nên một hình thức giảng dạy môn lịch sử địa phương theo hướng tích
cực hóa và liên môn thế nào cho hay nhất , đạt kết quả cao nhất của môn
lịch sử.
"Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi , không sao
chép nội dung của người khác".

Tam Đa , ngày 15 tháng 3 năm 2014
Người viết.

LÊ THỊ BÍCH PHƯỢNG
Trường THCS Tam Đa - Phù Cừ - Hưng Yên : Năm học 2013-2014

16


Sáng kiến kinh nghiệm môn: Lịch sử

Người viết: Lê Thị Bích Phượng

Các chữ viết tắt trong sáng kiến kinh nghiệm
Trung học cơ sở ( THCS)

.

Trường THCS Tam Đa - Phù Cừ - Hưng Yên : Năm học 2013-2014

17



Sáng kiến kinh nghiệm môn: Lịch sử

Người viết: Lê Thị Bích Phượng

MỤC LỤC
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Đề mục
Trang
Phần I. Phần lí lịch
Trang 2
Lời nói đầu
Trang 3
Phần II: Nội dung sáng kiến

Trang 5
A. Đặt vấn đề
B. Phương pháp tiến hành
Trang 6
C. Nội dung
Trang 7
I. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài
Trang 7
II. Minh họa vấn đề nhận thức lý Trang 11
luận trên .
III. Kết quả thu được
Trang 14
IV. Đúc rút kinh nghiệm
Trang 14
V. Những vấn đề bỏ ngỏ
Trang 15
VI. Kiến nghị
Trang 15
VII. Kết luận
Trang 16
Các chữ viết tắt
Trang 17
Mục lục
Trang 18
Tài liệu tham khảo
Trang 19
Xác nhận của hội đồng khoa học
Trang 20

Trường THCS Tam Đa - Phù Cừ - Hưng Yên : Năm học 2013-2014


18


Sáng kiến kinh nghiệm môn: Lịch sử

Người viết: Lê Thị Bích Phượng

Tµi liÖu tham kh¶o
STT
1
2
3
4
5
6
7

Tên tài liệu tham khảo
Sách giáo khoa môn lịc sử 6,7,8,9
Sách giáo viên lịc sử 6,7,8,9

Ghi chú

Thiết kế bài giàng lịc sử 6,7,8,9
Hướng dẫn sử dụng kênh hình sách giáo
khoa 6,7,8,9
Sách tư liệu lịch sử của nhà xuất bản
giáo dục
Sách lịch sử địa phương tỉnh Hưng Yên

Sách giáo viên 6,7,8,9.
Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở
trường phổ thông của nhà xuất bản Đại
học phạm

Trường THCS Tam Đa - Phù Cừ - Hưng Yên : Năm học 2013-2014

19


Sáng kiến kinh nghiệm môn: Lịch sử

Người viết: Lê Thị Bích Phượng

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG THCS TAM ĐA

Tổng điểm:

Xếp loại:

TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH- HIỆU TRƯỞNG

-------------------------------------------------------------------------------------------XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÙ CỪ

Tổng điểm:

Xếp loại:


TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH- TRƯỞNG PHÒNG

Trường THCS Tam Đa - Phù Cừ - Hưng Yên : Năm học 2013-2014

20



×