SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI
Tổ: Sử -Địa
ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI GIẢNG DẠY BỘ MÔN ĐỊA LÍ THCS
Việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá và phương pháp dạy học
không chỉ đơn thuần là giáo viên dùng hệ thống câu hỏi, bài kiểm tra để đánh giá
mức độ nhận thức của học sinh và cho điểm. Hiện nay khi vấn đề giáo dục được
xem là quốc sách hàng đầu thì việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá và
dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh đã trở thành vấn đề quan
trọng hàng đầu trong quá trình đổi mới sự nghiệp giáo dục ở nước ta; và được
thực hiện ở tất cả các bộ môn trong đó có bộ môn Địa lí.
A. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ:
I.Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của việc kiểm tra đánh giá:
1.Mục đích:
-Làm rõ mức độ hòan thành mục tiêu dạy học, phát hiện nguyên nhân,
điều chỉnh hoạt động dạy học.
-Công khai hóa việc nhận định hoạt động học tập cho học sinh, từ đó
tạo điều kiện cho học sinh phát triển kỹ năng tự đánh giá và phấn đấu vươn lên
trong học tập.
-Giáo viên có cơ sở thực tế để không ngừng cải tiến, đổi mới phương
pháp dạy học, nâng cao hiệu quả bài học.
2.Ý nghĩa:
-Tạo điều kiện cho giáo viên:
+Nắm được sự phân hóa về trình độ học lực của học sinh trong lớp, từ
đó có biện pháp giúp các em học yếu và bồi dưỡng các em khá giỏi.
+Có cơ sở thực tế để điều chỉnh, tự hòan thiện hoạt động dạy học của
mình.
1
BÀI THAM LUẬN
-Giúp học sinh:
+Biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra và với yêu
cầu của chương trình.
+Tìm được nguyên nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động của mình.
+Phát triển kĩ năng tự đánh giá.
-Giúp cán bộ quản lí:
Nắm được các thông tin cơ bản về thực trạng dạy và học ở đơn vị để có
sự chỉ đạo kịp thời, đúng hướng.
-Giúp cha, mẹ học sinh và cộng đồng:
Biết được kết quả học tập của học sinh và kết quả dạy học của giáo
viên, từ đó cùng với nhà trường và xã hội đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng học tập của học sinh.
3.Yêu cầu:
-Khách quan, chính xác.
-Tòan diện, hệ thống.
-Công khai kịp thời.
-Vừa sức và bám sát yêu cầu chương trình.
II.Về đổi mới kiểm tra đánh giá:
Qua hội thảo, chúng tôi đã khẳng định:
-Người giáo viên không chỉ đơn thuần là người cho điểm mà còn là
người đánh giá và giúp học sinh tự đánh giá đúng trình độ năng lực và mức độ
tiếp thu tri thức của học sinh. Vì vậy kết quả của quá trình kiểm tra đánh giá là
kết quả của một quá trình học tập trong một thời gian nhất định; cái mà học sinh
học được chứ không phải cái giáo viên dạy được (kiến thức, kỹ năng, khả năng
giao tiếp, thái độ...) và đồng thời nó cũng là kết quả của một quá trình làm việc
nghiêm túc của cả thầy lẫn trò.
-Qua thảo luận, tập thể tổ Sử - Địa cũng đã thống nhất tiêu chuẩn của
quá trình kiểm tra đánh giá bao gồm:
1.Về kiến thức:
2
Kiến thức của quá trình kiểm tra cần đạt được là những tri thức mà học
sinh tiếp thu được sau một tiết học, một bài học, một chương, một học kỳ và một
năm học, một cấp học.
Thông thường bài kiểm tra cần phải đạt được ở các mức độ sau để phù
hợp với từng đối tượng học sinh: Nhớ- hiểu-vận dụng.
2.Về kỹ năng:
Khi học môn Địa lí cần phải chú ý đảm bảo một số kỹ năng như: Khai
thác kênh hình, kênh chữ, sử dụng bản đồ, lược đồ, mô hình, bảng số liệu, bảng
thống kê, tranh ảnh, hình vẽ; kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin, viết báo
cáo…
Về thang điểm kiểm tra: Phần kiến thức từ 7 điểm – 8 điểm; phần kỹ
năng 2 điểm – 3 điểm. Giáo viên cần chú ý để đảm bảo bảo đủ cả hai phần này
trong quá trình kiểm tra, đánh giá.
Ngoài ra, có thể phát huy thêm các thang điểm về thái độ (nếu có), nhận
thức của học sinh về một vấn đề nào đó.
-Trong quá trình giảng dạy bộ môn Địa lí, ngoài việc duy trì các
phương pháp kiểm tra truyền thống như nói, viết, bài tập (kiểm tra miệng, 15
phút, 45 phút, học kỳ …) chúng tôi cò đưa ra các hình thức kiểm tra khác như:
Dùng bài tập lượng giá cuối tiết học, kiểm tra theo hình thức “Mođun Địa lí” tức
là giao cho học sinh làm theo các chủ đề của từng bài, từng đề mục; giáo viên
nhận xét và cho điểm. (Ví dụ như bài: Con người và môi trường Địa lí – Lớp 8).
-Trong giảng dạy nên kết hợp đánh giá của giáo viên và của học sinh;
đánh giá định kỳ trong quá trình giảng dạy. Giáo viên đánh giá không chỉ qua số
điểm mà còn có thể qua lời nói, biểu dương, khen thưởng… một cách chính xác;
kịp thời nhằm động viên, khích lệ tinh thần học tập của học sinh. Giáo viên cũng
cần đề cao ý thức đánh giá và tự đánh giá lẫn nhau của học sinh để rèn luyện cho
học sinh tác phong làm việc năng động, tích cực, tự tin.
-Ngoài kiểm tra miệng đầu tiết học, giáo viên cũng có thể kiểm tra
trong quá trình giảng dạy. Giáo viên có thể sử dụng phương pháp đàm thoại, vấn
đáp gợi mở để tạo điều kiện cho học sinh trả lời các câu hỏi khó, giải quyết các
3
tình huống địa lí; tìm ra mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng địa lí; vận dụng
kiến thức địa lí vào thực tiễn đời sống…
Bên cạnh đó giáo viên cũng có thể sử dụng hệ thống câu hỏi tái hiện để
học sinh trả lời các kiến thức cũ đã học, giáo viên nhận xét và cho điểm.
-Cùng với việc phát huy tính tích cực của học sinh, việc đánh giá kết
quả, hiệu quả làm việc nhóm của học sinh trong mỗi tiết học cũng hết sức quan
trọng. Việc đánh giá, so sánh hiệu quả làm việc giữa nhóm này với nhóm khác sẽ
là động lực để khích lệ và tạo tính tích cực trong học sinh; giúp học sinh rèn
luyện kỹ năng có thể làm việc độc lập và làm việc tập thể. Với hình thức này,
giáo viên có thể cho điểm theo nhóm, theo ý thức làm việc của cá nhân trong mỗi
nhóm, điểm này sẽ được cộng vào thang điểm của kiểm tra miệng hoặc 15 phút
của học sinh.
-Việc đặt câu hỏi trong tiết dạy nhằm gợi mở hoặc củng cố kiến thức
cho học sinh cũng hết sức quan trọng, nhưng quan trọng hơn đó là việc đánh giá,
nhận xét của giáo viên về những vấn đề mà học sinh trả lời; việc nhận xét này cần
tế nhị không nên gạt bỏ một cách cứng nhắc với những gì mà học sinh trả lời sai,
chưa đúng mà cần có thái độ tích cực nhằm động viên và khuyến khích tính tích
cực của học sinh, tránh việc học sinh sẽ không dám nêu ý kiến, quan điểm của
mình về các vấn đề của bài học, tiết học vì học sinh sợ trả lời sai, sợ bị giáo viên
chê.
-Trong tiết học giáo viên cũng nên sử dụng một số câu hỏi dạng trắc
nghiệm để đánh giá, kiểm tra nhận thức của học sinh về các nội dung của bài học,
việc đánh giá này vừa giúp học sinh ghi nhớ, củng cố kiến thức vừa tạo được
hứng thú và sự chủ động trong học tập cho học sinh.
-Đối với các bài kiểm tra định kỳ:
+Kiểm tra 10 phút và 15 phút:
Số lượng bài kiểm tra tùy thuộc vào từng khối, tuy nhiên giáo viên cũng
có thể linh động cho phù hợp với từng lớp (đối với lớp sức học yếu có thể tăng
cường kiểm tra nhiều hơn).
4
Đối với bài kiểm tra này giáo viên có thể chọn thời điểm là vào các tiết
học với nội dung ngắn để đảm bảo chất lượng tiết dạy. Hình thức kiểm tra có thể
là 100% trắc nghiệm khách quan hoặc trắc nghiệm khách quan lẫn tự luận.
Kết quả của bài kiểm tra sẽ tác động sâu sắc đến quá trình dạy và học;
tùy vào kết quả đó mà giáo viên điều chỉnh mức độ kiểm tra lần sau cho phù hợp.
+Kiểm tra 45 phút:
Bao gồm cả trắc nghiệm (lựa chọn câu đúng, điền khuyết) và tự luận.
Số lượng câu trắc nghiệm thông minh từ 12 – 16 câu; mỗi câu 0,25 điểm và tự
luận là từ 6 điểm – 7 điểm.
Tuỳ vào từng khối học, đối với khối lớp 9 nên bổ sung thêm các bài
kiểm tra thực hành biểu đồ từ 1,5 – 2 điểm; biểu đồ không quá phức tạp để học
sinh có đủ thời gian để làm. Bộ đề kiểm tra một tiết được đảo thành nhiều đề để
đảm bảo tính khách quan; đề kiểm tra phải có 1 – 2 câu khó để phân loại học
sinh, điểm cho câu hỏi khó từ 1-2 điểm. Hình thức kiểm tra có thể chung đề,
chung khối; tuy vậy công tác ra đề, duyệt đề, định ngày kiểm tra, phân công giáo
viên gác kiểm tra; phải lên kế hoạch sớm để tránh cập rập gây khó khăn cho giáo
viên và thông báo cho học sinh nắm được chính xác lịch kiểm tra trước một tuần
để các em chuẩn bị.
+Kiểm tra học kỳ:
Thi kiểm tra học kỳ là bài kiểm tra quan trọng nhất trong quá trình học
tập của học sinh. Muốn bài kiểm tra này đạt kết quả cao thì giáo viên cần phải
chú ý đến tiết ôn tập chuẩn bị cho cho bài thi. Nội dung ôn tập là kiến thức trọng
tâm của từng bài, từng chương; hình thức ôn tập có thể tuỳ vào từng giáo viên và
thực tế lớp học. Giáo viên có thể cho học sinh về nhà ôn tập chuẩn bị kiến thức
của từng chương, những vần đề nào khó, tới tiết ôn tập giáo viên sẽ hướng dẫn
và trả lời; giáo viên cũng có thể khái quát lại kiến thức của các bài, nhấn mạnh
những điểm trọng tâm, quan trọng. Giáo viên bổ sung vào kế hoạch ôn tập những
câu hỏi khó, đòi hỏi học sinh khá giỏi phải phân tích, tư duy để trả lời.
Thống nhất thang điểm giữa trắc nghiệm và tự luận là 3/7. Nội dung đề
kiểm tra học kỳ phải đúng trọng tâm từng bài, chương, học kỳ; đảm bảo phân
5