Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Tác động của di cư nông thôn đến mức sống hộ gia đình ở nông thôn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 73 trang )

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ TP. HỒ CHÍ MINH

HỒ Nhựt Khương

TÁC ĐỘNG CỦA DI CƯ NÔNG THÔN
ĐÉN MỨC SỐNG CỦA H ộ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC s ĩ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017


B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÉ TP. HỒ CHÍ MINH

HÒ Nhựt Khương

TÁC ĐỘNG CỦA DI CƯ NÔNG THÔN
ĐÉN MỨC SỐNG CỦA H ộ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN
VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển
Mã số: 60310105

LUẬN VĂN THẠC s ĩ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. Hoàng Thị Chỉnh
Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2017




LỜ I C A M Đ O A N
Tôi xin cam đoan Luận văn “Tác động của di cư nông thôn đến mức sống hộ
gia đình ở nông thôn Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các
tài liệu tham khảo, số liệu thống kê trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng. Kết quả của luận văn chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu
nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng 5 năm 2017

HỒ N H ựT KHƯƠNG


M ỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TÁT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
CH Ư ƠNG I: GIỚI T H IỆ U ...................................................................................................................................1
1.1

Đ ặt vấn đ ề .............................................................................................................................................. 1

1.1.1

Sự cần thiết cùa đề t à i ............................................................................................................... 1


1.1.2

Tông quan nghiên cứ u ............................................................................................................... 3

1.2

M ục tiêu và nội dung nghiên cứ u ......................................................................................................3

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứ u .....................................................................................................4

1.4

Phương pháp nghiên cứ u.....................................................................................................................4

1.5

Ý nghĩa đề t à i ....................................................................................................................................... 4

1.6

K e t c ấ u đ ề tà i ........................................................................................................................................ 5

CH Ư ƠNG II. C ơ SỚ LÝ LUẬN V À THỰC TIỀN VỀ LAO Đ Ộ N G DI C Ư N Ô N G T H Ô N .......... 6
2.1

Khái n iệ m .............................................................................................................................................. 6


2.1.1

Khu vực nông th ô n ..................................................................................................................... 6

2.1.2

Di c ư .............................................................................................................................................. 7

2.1.3

Lao động di c ư ............................................................................................................................. 8

2.1.4

Lao động di cư nông th ô n ........................................................................................................ 8

2.1.5
2.2

2.3
đình

M ức sống hộ gia đ ìn h ................................................................................................................ 8
M ột số quan diêm lý thuyết bàn về di cư và tác động của di c ư ............................................ 11

2.2.1

Q uan diêm lý thuyết kinh tế về di c ư ..............................................................................11

2.2.2


Q uan điếm nhân khâu học, xã hội học bàn về di c ư .................................................... 14

2.2.3

Q uan điếm lý thuyết về tác động của lao động di cư nông th ô n ................................15

Tông quan các nghiên cứu vê tác động của lao động di cư nông thôn tới mức sông hộ gia
19
2.3.1

Tác động của việc ra đ i ......................................................................................................20

2.3.2

Tác động của sự phân b ố ....................................................................................................21

2.3.3

Tác động của sự trờ về

23


CHƯƠNG III. MÔ TÀ DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ú ư ........................................24
3.1

Bộ số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình Việt N a m ..........................................................24

3.2


Khung phân tích....................................................................................................................... 25

3.3

Các biến số chính..................................................................................................................... 26

3.4

về phuơng pháp phân tích số liệu.........................................................................................30

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u ............................................................................................ 33
4.1

Thực trạng di cu nông thôn tại Việt N am ............................................................................33

4.2
Kết quả phân tích định lượng về tác động của lao động di cư nông thôn tới mức sống hộ
gia đình nông thôn.................................................................................................................................40
4.3

Bàn luận về kết quả phân tích ............................................................................................... 45

4.3.1

Tác động của việc có người xuất cư............................................................................. 45

4.3.2

Tác động phân bố của tiền gửi v ề ................................................................................ 46


CHƯƠNG V: KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH........................................................................................... 47
KẾT LUẬN................................................................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ



Cao đăng

ĐH

Đại học

FDI

Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài

HIV/AIDS

Human

immunodeficiency


virus

infection

/

acquired

immunodeficiency syndrome - Họi chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải ở người
IOM

International Organization for Migration

MP

Marginal Productivity - Năng suất lao động cận biên

TC CN

Trung cấp chuyên nghiệp

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông


UN

United Nations - Liên họp quốc

UNFPA

United Nations Fund for Population Activities - Quỹ Dân so
Liên họp quốc

VHLSS

Vietnam Household Living Standard Survey - Điều tra mức
sống hộ gia đình Việt nam

WHO

World Health Organization - Tố chức Y tế Thế giới.


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Tóm tắt các biến trong mô hình............................

29

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình...............

34

Bảng 4.2: Tình trạng hôn nhân của chủ hộ............................


34

Bảng 4.3: Tuối của lao động di cư nông thôn.......................

36

Bảng 4.4: số người di cư mỗi hộ tại nông thôn năm 2014 ...

38

Bảng 4.5: Đặc trưng của hộ có và không có lao động di cư nông thôn năm 2014...39
Bảng 4.6: Kiêm định so sánh sự khác biệt về các nhân tố liên quan tới mức sống của
hộ năm 2014 và năm 2012.......................................................................................... 41
Bảng 4.7: Kiếm định so sánh sự khác biệt về các nhân tố liên quan đến chi giáo dục
của hộ năm 2014 và năm 2012................................................................................... 42
Bảng 4.8: Tác động của lao động di cư nông thôn đến chi tiêu bình quân của hộ gia
đình ở nông thôn..........................................................................................................43
Bảng 4.9: Tác động của lao động di cư nông thồn đến thu nhập từ nông nghiệp của
hộ gia đình....................................................................................................................44
Bảng 4.10: Tác động của tiền gửi về đến chi tiêu bình quân của hộ gia đình ở nông
thôn...............................................................................................................................45


DANH MỤC BIỂU ĐỎ, HÌNH
Hình 3.1 Tác động của di cư nông thôn đến mức sống hộ gia đình......................25
Hình 4.1 : Tình trạng hôn nhân của chủ hộ............................................................ 35
Hình 4.2: Độ tuôi của lao động di cư nông thôn năm 2014...................................36
Hình 4.3: Độ tuổi của lao động di cư nông thôn 2014 phân theo nam/nữ............ 37
Hình 4.4: Trình độ chuyên môn đào tạo của lao động di cư nông thôn
năm 2014.................................................................................................................. 38



TÓM TẮT
Lao động di cư nông thôn là một hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính quy
luật khi đất nước trong quá trình đấy mạnh công nghiệp hóa và đô thị hóa. Do ảnh
hưởng từ việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang chứng
kiến sự gia tăng mạnh mẽ số lượng các doanh nghiệp FDI và các khu công nghiệp,
khu chế xuất làm dịch chuyển cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động
phi nông nghiệp tại Việt Nam. Đây cũng là những nguồn thu hút dòng lao động di
cư khá lớn từ nông thôn. Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề di cư nói chung trên
nhiều khía cạnh: nguyên nhân của hiện tượng di cư, tác động của hiện tượng di cư
tại nơi đến, xu hướng di cư nội địa và quốc tế và rất nhiều khía cạnh khác. Đa phần
các nghiên cứu đều tập trung vào tác động của hiện tượng di cư tới nơi đến, tức là
các thành phố lớn, khó khăn của người lao động di cư ở nơi đến mà chưa tập trung
nhiều tới việc xem xét, đánh giá tác động của hiện tượng này tới nơi đi của người di
cư từ nông thôn đế đến nơi khác làm việc. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu đánh giá
tác động của hiện tượng kinh tế - xã hội này tới mức sống hộ gia đình ở nông thôn.
Các kết quả phân tích của luận văn cho thấy một phần tác động tích cực của lao
động di cư nông thôn đến mức sống của hộ gia đình tại nông thôn thông qua tiền
gửi về. Các khoản tiền gửi về của người di cư đóng góp đáng kể vào thu nhập của
hộ gia đình và giúp hộ nới lỏng chi tiêu cho các khoản chi thiết yếu của hộ. Tuy
nhiên, bên cạnh đó, luận văn vẫn chưa có bằng chứng cho sự tác động cùa việc xuất
cư ảnh hưởng đến hoạt động nông nghiệp của hộ gia đình ở nông thôn.


1

CH Ư Ơ N G I: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
1.1.1 Sự cần thiết của đề tài

Theo Tổng điều tra dân số năm 1999, tổng số người di cư (tổng số người từ 5
tuôi trở lên thay đôi nơi cư trú tới địa diêm khác) là 2,1 triệu người. Con sô này tăng
hơn 3 lần theo kết quả Tống điều tra dân số năm 2009 là 6,6 triệu người (Tống cục
Thống kê, 2010). Di cư có tổ chức phần lớn được thực hiện theo các chương trình
xây dựng vùng kinh tế mới (chủ yếu trước năm 1990) và chương trình tái định cư
do điều kiện môi trường và xây dựng các công trình thủy điện nhưng chiếm một
phần nhỏ trong số những người di cư. Kể từ những năm 1990, số lượng người di cư
ngoài các chương trình của Chính phủ ngày càng lớn và họ là những người di cư tự
do. Di cư tự do hiện đang trở thành xu thế di cư trong nước chính ở Việt Nam.
Nhiều bằng chứng khoa học cũng đã chi ra động cơ chủ yếu của người di cư tự do
là lý do kinh tế (trên 70%), trong đó tìm việc làm được xem là một lý do quan trọng.
Số liệu thống kê cũng cho thấy, di cư nông thôn - thành thị chiếm hơn % tống số di
cư trong nước (United Nations Vietnam, 2010).
Lao động di cư nông thôn là một hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính quy luật
khi đất nước trong quá trình đấy mạnh công nghiệp hóa và đô thị hóa. Sau những
năm Đổi mới, dòng người di cư để làm việc từ nông thôn ra thành thị, đặc biệt tại
các thành phố lớn tại Việt Nam cũng tuân theo quy luật như vậy do tốc độ phát triển
không đồng đều giữa các vùng, đặc biệt giữa nông thôn và thành thị. Do ảnh hưởng
từ việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang chứng kiến sự gia
tăng mạnh mẽ số lượng các doanh nghiệp FDI và các khu công nghiệp, khu chế
xuất làm dịch chuyến cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động phi nông
nghiệp tại Việt Nam. Đây cũng là những nguồn thu hút dòng lao động di cư khá lớn
từ nông thôn (theo tác giả Lê Xuân Bá, tỷ lệ lao động nông thôn trong các doanh
nghiệp FDI và khu công nghiệp tăng từ 37,6% lên 44,8% trong hai năm 20022004). Với tốc độ đô thị hóa và phát trien kinh tế mạnh mẽ tại các khu đô thị và tình
trạng thiếu việc làm tại nông thôn tiếp tục tiếp diễn, lao động di cư nông thôn được


2

dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới. Xu hướng này tiếp tục được củng

cố bởi cơ cấu dân số vàng mà Việt Nam đang và sẽ trải qua, tốc độ tăng lực lượng
lao động quá nhanh cũng sẽ khiên dòng người di cư tới thành thị đê làm việc phát
triển theo.
Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề di cư nói chung trên nhiều khía cạnh: nguyên
nhân của hiện tượng di cư, tác động của hiện tượng di cư tới nơi đến, xu hướng di
cư nội địa và quốc tế và rất nhiều khía cạnh khác. Đa phần các nghiên cứu đều tập
trung vào tác động của hiện tượng di cư tại nơi đến, tức là các thành phố lớn, khó
khăn của người lao động di cư ở nơi đến mà chưa tập trung nhiều tới việc xem xét,
đánh giá tác động của hiện tượng này tại nơi đi của người di cư từ nông thôn để đến
nơi khác làm việc. Đe có những chính sách quản lý phù họp đối với lao động di cư,
rất cần những nghiên cứu đầy đủ, nhiều chiều về hiện tượng này giúp các nhà quản
lý hiểu rõ hơn về bản chất của hiện tượng, về tác động kinh tế - xã hội của nó đối
với đời sống hộ gia đình và cộng đồng.
Đe tài nghiên cứu này muốn tập trung đi sâu vào một nội dung của di cư là lao
động di cư từ nông thôn và tác động của hiện tượng này tới mức sống hộ gia đình
của họ ở nông thôn. Kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế giới cho thấy, di cư có
quan hệ chặt chẽ với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và việc
phân tích hiện tượng lao động di cư nông thôn rất cần phải có cái nhìn nhiều chiều.
Với cách tiếp cận liên ngành gồm kinh tế học, nhân khấu học, và xã hội học, đề tài
mong muốn có được cái nhìn đa chiều và chính xác hơn về những ảnh hưởng tích
cực và tiêu cực tới mức sống hộ gia đình nông thôn. Một số câu hỏi nghiên cứu
chính mà đề tài mong muốn trả lời là: lao động di cư nông thôn có làm tăng thu
nhập của hộ? , hiện tượng này có tác động gì tới chi tiêu của hộ?, tiền gửi về của
người di cư có làm tăng thu nhập và chi tiêu của hộ?. Thông qua việc trả lời các câu
hỏi nghiên cứu, đề tài đưa ra những phân tích và bình luận về hiện tượng lao động
di cư nông thôn, vai trò và tác động kinh tế - xã hội của nó đối với mức sống hộ gia
đình nông thôn và đề xuất giải pháp thúc đấy những tác động tích cực của hiện


3


tượng này cho phù họp với định hướng nâng cao mức sống của người dân và mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
1.1.2 Tông quan nghiên cứu
Trong nước: Cùng với dòng lao động di cư từ nông thôn tới các thành phố lớn
ngày càng tăng ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về hiện tượng này trong những
năm qua: v ề lực hút và lực đấy dẫn tới lao động di cư, tác động tích cực và tiêu cực
của hiện tượng này tới các thành phố lớn với những cảnh báo về sự quá tải đối với
cơ sở hạ tầng tại các thành phố lớn, với những khó khăn của người lao động di cư
và nguy cơ đối với trật tự xã hội tại địa bàn đồ thị... Những nghiên cứu về di cư
trong nước nói chung được thể hiện trong các báo cáo của UNFPA, IOM, Viện
Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Nồng nghiệp
và Phát tri en Nông thôn và nhiều tác giả trong và ngoài nước khác. Các nghiên cứu
đã tiến hành tập trung nhiều vào tác động tại nơi đến của lao động di cư mà chưa đi
sâu phân tích tác động của hiện tượng này tại nơi đi của người lao động. Đe tài
nghiên cứu lần này cố gắng bổ sung thêm một góc nhìn đa chiều về tác động của lao
động di cư nồng thôn thông qua tiếp cận đa ngành.
Ngoài nước: Lao động di cư nồng thôn là hiện tượng kinh tế - xã hội xuất hiện
ở nhiều quốc gia. Với các nước đang phát triển như Việt Nam, đây là hiện tượng
phổ biến và cũng dành được nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý và các nhà
nghiên cứu. Những nghiên cứu đã tiến hành về lĩnh vực này ở các nước khác sẽ
cung cấp chất liệu phong phú cho đề tài nghiên cứu lần này cả về mặt lý thuyết và
thực tiễn, cung cấp những mồ hình thực tế và các phương pháp nghiên cứu bố ích.

1.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
Mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu là:
1) Tìm hiểu về thực trạng hiện tượng lao động di cư nông thôn trong những
năm gần đây ở Việt Nam;
2) Đánh giá tác động của hiện tượng di cư nông thôn tới mức sống hộ gia đình
nông thôn;



4

3) Đưa ra những đề xuất chính sách hướng tới mục tiêu nâng cao mức sống của
hộ gia đình ở nông thôn nói riêng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lao động di cư ở nông thôn. Đon vị phân
tích là hộ gia đình.
Phạm vi nghiên cứu: Lao động di cư từ vùng nông thôn trên lãnh thô Việt Nam.

về thời gian, số liệu được sử dụng là số liệu từ Điều tra mức sống hộ gia đình trong
năm 2014 và 2012.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Đe thực hiện đề tài, luận văn sử dụng kết họp nhiều phương pháp nghiên cứu
khác nhau. Phương pháp tông họp và phân tích được sử dụng trong nghiên cứu tài
liệu thứ cấp về lý thuyết di cư và kết quả từ các nghiên cứu thực nghiệm trước kia
về di cư và tác động của nó. Phương pháp thống kê được sử dụng trong phân tích số
liệu đế nghiên cứu mối tương quan và tác động của hiện tượng lao động di cư nông
thôn tới sự thay đổi mức sống hộ nông thôn. Phần phân tích này sẽ sử dụng các
thống kê mô tả, kiểm định sự khác biệt và việc lựa chọn sử dụng một số mô hình
hồi quy trong phân tích số liệu và mối tương quan giữa các biến quan tâm.
1.5 Ý nghĩa đề tài
*Ỷ nghĩa khoa học: Đe tài này góp phần bổ sung vào các kết quả nghiên cứu đã
có trong cùng lĩnh vực. Thông qua cách tiếp cận của mình, đề tài đưa ra một góc
nhìn khác đối với tác động của lao động di cư nông thôn, góc nhìn từ nơi đi của lao
động. Bên cạnh đó, việc sử dụng tiếp cận liên ngành cũng là một đóng góp của đề
tài, cung cấp những lý giải toàn diện hơn so với những kết quả nghiên cứu trước.
*Hiệu quả kinh tế: Ket quả của đề tài nghiên cứu sẽ chi ra những tác động tích
cực và tiêu cực của lao động di cư đối với mức sống hộ gia đình nông thôn. Việc

hiếu rõ thực tế sẽ giúp các nhà quản lý định hướng phát triển đế phát huy tối đa
những tác động tích cực, thúc đẩy hiệu ứng lan tỏa được rộng khắp hơn. Hiệu quả
về mặt kinh tế sẽ rõ nét hơn và lâu dài hơn đối với hộ gia đình nông thôn và cộng
đồng nông thôn nói chung.


5

*Hiệu quà xã hội: Việc ổn định và nâng cao mức sống hộ gia đình nông thôn là
một mục tiêu dài hạn của Việt Nam. Lao động di cư nông thôn là một kênh để có
thể thực hiện mục tiêu này. Do đó, đề tài nghiên cứu sẽ giúp các nhà hoạch định và
quản lý đề ra những chính sách phù họp đối với lao động di cư, vừa phát triển kinh
tế, vừa đảm bảo ồn định xã hội.
1.6 Kết cấu đề tài
Báo cáo được chia thành ba phần gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết
luận gồm 6 chương:
Chương I: Giới thiệu
Chương II: Cơ cở lý luận và thực tiễn về lao động di cư nông thôn.
Chương III: số liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương IV: Ket quả nghiên cứu
Chương V : Kiến nghị chính sách
Kết luận


6

CHƯƠNG II. C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ T H ựC TIẺN VÈ LAO
ĐỘNG DI C ư NÔNG THÔN.
2.1 Khái niệm
2.1.1 Khu vực nông thôn

Theo Điều 3 Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về
chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nông thôn được định nghĩa
là:”phần lãnh thố không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được
quản lý bởi cấp hành chính cơ sờ là ú y ban nhân dân xã”.
Nông thôn có các đặc điểm sau:
-

Dân cư ở nông thôn cư trú tập trung trong nhiều hộ gia đình gắn kết với
nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi
một khu vực nhất định được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh
tế - xã hội, văn hoá, phong tục, tập quán và các yếu tố khác.

-

Kinh tế nông thôn chủ yếu là kinh tế nông nghiệp mang nhiều yếu tố tự
nhiên: nhà, vườn, ao, ruộng, thường gắn với những điều kiện địa lý có sẵn
(thường chiếm từ 50% lao động trở lên), trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành
chính, ngoài ra còn có các nghề thủ công, chế biến lương thực, thực phấm,
buôn bán nhỏ theo hộ gia đình.

-

Chính trị ở nông thôn: ngoài hệ thống chính quyền xã, ấp, thôn do Nhà nước
điều hành trên cơ sở pháp luật còn có hệ thống cương vị chức sắc trong
dòng tộc, già làng, thân thuộc, tôn giáo... điều chinh hành vi của các thành
viên bằng tục lệ hay quy ước.

-

Văn hoá nông thôn chủ yếu là văn hoá dân gian, thông qua lễ, hội... đế

truyền những giá trị thấm mỹ, đạo đức, lối sống, kinh nghiệm sống, kinh
nghiệm sản xuất từ thế hệ này sang thế hệ khác. Văn hoá nông thôn đã bảo
tồn được những giá trị quý báu mang tính truyền thống, nhưng nó cũng chứa
đựng những yếu tố không có lợi cho sự phát triển.


7

2.1.2 Di cư
Ở mỗi góc độ và tùy vào lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, thậm chí tùy quan
niệm của các nhà nghiên cứu, di cu đuợc xác định với những khác biệt nhất định.
Theo nghĩa rộng, di cu là sự chuyến dịch bất kỳ của con nguời trong một không
gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đối nơi cu trú tạm thời hay vĩnh viễn.
Với khái niệm này di cu đồng nhất với sụ di động dân cu. Theo nghĩa hẹp, di cu là
sự di chuyên dân cu từ một đơn vị lãnh thô này đên một đơn vị lãnh thô khác, nhăm
thiết lập một nơi cu trú mới trong một không gian thời gian nhất định (Liên hiệp
quốc). Khái niệm này khảng định mối liên hệ giữa sự di chuyển với việc thiết lập
nơi cu trú mới (Đặng Nguyên Anh, 2007).
Di cu có thể đuợc phân chia thành nhiều hình thức khác nhau tùy vào từng khía
cạnh cụ thế. Chang hạn nhu di cu quốc tế và di cu nội địa - theo địa bàn nơi đến.
Theo độ dài thời gian, chúng ta có di cu tạm thời, di cu lâu dài, di cu mùa vụ, di cu
con lắc. Theo đặc trung di cu, có thế phân ra di cu có tố chức, di cu tự phát...
Một điếm cần luu ý trong khái niệm di cu là sự cấu thành của nó, bao gồm hai
yếu tố xuất cu và nhập cu, đuợc phân chia dựa trên quy uớc là sự chuyến đến hay
rời khỏi một nơi nào đó. Sự chênh lệch giữa xuất cu và nhập cu đrrợc gọi là di cu
thuần túy.
Trong đề tài này, luận văn sử dụng định nghĩa về di cu theo nghĩa hẹp nhu trên,
tức là di cư là sự di chuyên dân cư từ một đon vị lãnh thô nàv đên một đơn vị lãnh
thô khác nham thiêt lập một nơi cư trú mới trong một không gian thời gian nhất
đinh. Theo độ dài thời gian, di cu trong đề tài này đuợc xác định trong khoảng thời

gian từ 6 tháng đến 2 năm. Trong giới hạn thời gian nhu trên, di cu đuợc xác định là
di cu tạm thời. Cũng theo sự phân chia đặc diêm ở trên, di cu đuợc giới hạn là di cu
tự do (không theo các chirơng trình có tổ chức của Nhà nuớc). Định nghĩa này khác
với định nghĩa đuợc nêu ra trong Tống điều tra Dân số và nhà ờ với mốc thời gian
là 5 năm và thirờng là theo hình thức di cu lâu dài.


8

2.1.3 Lao động di cư
Theo định nghĩa của Tổ chức Di dân quốc tế (International Organization for
Migration - IOM), lao động di cư (tạm dịch từ labour migration) (nhiều tài liệu sử
dụng thuật ngữ lao động di cư, trong đề tài này luận văn lựa chọn sử dụng lao động
di cư nhưng với cách hiếu tương tự) được xác định là việc những người di chuyến
khởi chỗ ở cúa mình tới một quốc gia khác hoặc một vùng khác trong cùng một
quốc gia vì mục tiêu tìm kiếm việc làm. IOM cũng lưu ý rằng hiện trên thế giới
chưa thống nhất một định nghĩa chính thức về thuật ngữ này.
Cũng theo tổ chức này, di dân kinh tế (economic migrant) đôi khi được sử dụng
giống như lao động di cư dù rằng nội hàm của hai thuật ngữ này có những điểm
khác biệt. Lao động di cư chỉ được sử dụng để mô tả việc di chuyển vì mục tiêu tìm
kiếm công việc. Trong khi đó, di cư kinh tế được sử dụng theo cả nghĩa hẹp (chỉ mô
tả việc di chuyển vì mục đích tìm việc làm) và nghĩa rộng (việc di chuyển nhằm
thực hiện các hoạt động kinh tế khác như đầu tư hoặc đi du lịch).
2.1.4 Lao động di cư nông thôn
Trong mục phân loại di cư, di cư nội địa được chia thành nhiều loại bao gồm di
cư nông thôn - nông thôn, di cư nông thôn - đô thị, di cư đô thị - nông thôn và di cư
đô thị - đô thị. Trong phạm vi của đề tài này, luận văn tập trung nghiên cứu đối
tượng là lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và di cư hr vùng nông thôn này
sang các vùng nông thôn khác.
Khái niệm lao động di cư nông thôn có thế được xác định dựa trên việc kết hợp

2 khái niệm đã được trinh bày ở trên: di cư và lao động di cư. Theo đó, lao động di
cư nông thôn được hiếu là việc những người lao động rời khói nơi cư trú của mình
(một cách tự phát) ở các vùng nông thôn đê tới các đô thị hay những vùng nông
thôn khác nhằm tìm kiếm việc làm.
2.1.5 Mức sống hộ gia đình
Mức sống (standards of living) hộ gia đình là một khái niệm phức họp để chỉ
điều kiện sống nhiều mặt của hộ gia đình và thường được đo lường bằng các tiêu
chí khác nhau như thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ nghèo, tiếp cận dịch vụ y tế,


9

tuối thọ, tiếp cận với giáo dục có chất lượng... Bản thân trong khái niệm đã có hàm
ý về mức độ tốt/kém về điều kiện sống. Vì là một khái niệm tổng họp nên việc đánh
giá mức sống hộ gia đình phải căn cứ trên nhiều khía cạnh: kinh tế, xã hội, tâm lý,
sức khỏe, giáo dục... về khía cạnh kỉnh tế, điều kiện sống của hộ có thế được thế
hiện qua hai chỉ báo cụ thế là thu nhập và chi tiêu của hộ. Thồng thường, thu nhập
và chi tiêu càng cao thì mức sống hộ gia đình càng cao. Đi sâu hơn nữa, nhiều
nghiên cứu có thể tìm hiếu cơ cấu thu nhập và chi tiêu của hộ để có nhận xét xác
đáng hơn về khía cạnh kinh tế của hộ gia đình, về khỉa cạnh xã hội, khái niệm vốn
xã hội có thế được coi là một chỉ báo về mặt này. Một hộ gia đình tham gia nhiều
nhóm, cộng đồng, và tổ chức sẽ có xu hướng nhận được nhiều sự giúp đỡ thông qua
mạng lưới quan hệ mà họ có. về khía cạnh tâm lý, mức sống hộ được cho là tốt nếu
các thành viên chung sống với nhau thoải mái, vui vẻ và hạnh phúc. Chỉ báo cụ thế
đo lường khía cạnh này có thể là mức độ hài lòng của mỗi thành viên trong hộ khi
sống cùng nhau, về khía cạnh sức khỏe, một hộ gia đình được đánh giá là khỏe nếu
họ đạt được điếm số cao cho các chỉ báo về tình trạng thể chất, tinh thần, vận
động... về khỉa cạnh giảo dục, một hộ gia đình có nhiều thành viên đạt được các
cấp học cao chứng tỏ hộ có điều kiện về giáo dục tốt. Tuy có thể phân định các
thành tố của khái niệm mức sống hộ gia đình, mỗi khía cạnh cấu thành nên khái

niệm này đều có quan hệ tương tác lẫn nhau. Việc đánh giá mức sống hộ gia đình
cần dựa trên càng nhiều khía cạnh và góc nhìn càng tốt.
Đe hiểu rõ hơn về khái niệm mức sống, phần dưới đây sẽ cung cấp một số định
nghĩa cơ bản về một số khía cạnh trong mức sống hộ gia đình.
Thu nhập: là phần chênh lệch giữa khoản thu về và khoản chi phí đã bỏ ra.
Loại thu nhập này lại gồm thu nhập từ lao động (tiền công, tiền lương bao gồm cả
lương hưu, các khoản trợ cấp bao gồm cả học bổng) và thu nhập tài chính (lãi tiết
kiệm, lãi mua bán chứng khoán, thu từ cho thuê bất động sản) và các thu nhập khác
(tiền thưởng,...). Thu nhập không bao gồm các khoản thu nhập bất thường (không
biết trước) như: trúng xổ số, cá độ các loại, nhận hối lộ vãng lai, thừa kế... (Bách
Khoa toàn thư Wikipedia).


10

Chi tiêu: Một cách khái quát, chi tiêu là việc dùng tiền vào một mục đích nào
đó nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân hoặc tập thể. Dựa vào định nghĩa, ta có thể phân
ra làm các loại chi tiêu như chi tiêu cho tiêu dùng, chi tiêu cho đầu tư, chi cho giáo
dục.
Sức khỏe'. Theo quan điếm của Tố chức Y tế Thế giới (WHO), sức khỏe là
trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao
gồm có tình trạng không có bệnh hay thưong tật. Có một sức khỏe tốt nhất là một
trong những quyền cơ bản con người dù thuộc bất kỳ chủng tộc, tôn giáo,chính kiến
chính trị hay điều kiện kinh tế - xã hội nào.
Giáo dục: Theo từ "Giáo dục" tiếng Anh - "Education" - vốn có gốc từ tiếng La
tinh "Educare" có nghĩa là "làm bộc lộ ra". Có thể hiểu "giáo dục là quá trình, cách
thức làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của người được giáo dục". Giáo dục là
phương tiện để đánh thức và nhận ra khả năng, năng lực tiềm ẩn của chính mỗi cá
nhân, đánh thức trí tuệ của mỗi người... Như vậy, có được trình độ giáo dục cao
trong hệ thống giáo dục cũng có nghĩa là cá nhân có sự hiếu biết tốt hơn, trí tuệ và

tài năng của họ được đánh thức và họ có thê sử dụng những lợi thê đó đê có được
cuộc sống thoải mái hơn, có chất lượng cao hơn (Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia).
Phần bàn luận trên đây về một số khái niệm cơ bản đã đề cập tới những đặc
điếm mấu chốt của mỗi khái niệm theo khía cạnh lý luận. Các khái niệm này sẽ
được nhắc lại và giới hạn trong phần Phương pháp thông qua việc trình bày những
biến số cụ thế được sử dụng đế phân tích các số liệu định lượng.
Tóm lại, trong khuôn khố đề tài, luận vãn không thể đưa ra những đo lường đế
đánh giá mọi mặt về mức sống hộ gia đình theo nghĩa rộng nhất và toàn diện nhất
như trên. Thay vào đó, với đặc điểm bộ dữ liệu cho phép, luận văn sẽ xem xét mức
sống hộ gia đình của hộ ở nông thôn thông qua một số tiêu chí là thu nhập bình
quân, chi tiêu bình quân, chi tiêu cho đời sống hàng ngày,chi cho bảo hiểm y tế và
chi cho giáo dục. Thông qua những đo lường này, luận văn có thê phản ánh phân
nào mức sống của hộ và qua đó đánh giá được liệu hộ có người di cư có những khác


11

biệt nào trong thu nhập so với những hộ không có người di cư hay không (thu nhập
bình quân đầu người có tốt hon các hộ khác), có khác biệt trong chi tiêu cho một số
lĩnh vực đầu tư quan trọng hay không (chi cho bảo hiếm y tế và giáo dục).
2.2

Một số quan điếm lý thuyết bàn về di cư và tác động của di cư

Trong phần tiếp theo, luận văn sẽ điếm qua một số quan điếm lý thuyết kinh tế,
xã hội bàn về vấn đề di cư như mô hình về nền kinh tế 2 khu vực của Arthur Lewis,
mô hình di cư nông thôn - thành thị của Michael Torado, lý thuyết về mạng lưới xã
hội và về lực hút lực đấy. Tiếp sau đó, luận văn sẽ nêu ra những tác động của hiện
tượng lao động di cư nông thôn trên các khía cạnh kinh tế, xã hội, đặc biệt đối với

nơi đi.
2.2.1 Quan điếm lý thuyết kinh tế về di cư
Cho đến nay, có rất nhiều quan điểm và lý thuyết lý giải vấn đề di cư theo nhiều
góc độ và khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề di cư trước tiên được đề cập tới
bởi các nhà kinh tế học. Sau này, các ngành khoa học xã hội khác có bố sung thêm
nhiều cách tiếp cận khác về di cư nhưng những quan điểm kinh tế học vẫn được
xem là cơ bán. Luận văn lựa chọn quan điểm đầu tiên là của Arthur Lewis bàn về di
cư, được đưa ra từ những năm 1950 và được rất nhiều nhà nghiên cứu sử dụng sau
này (Acharya & Cervante, 2009; Cu Chi Loi, 2005).
Trong cuốn “Kinh tế Phát triển” của M. Todaro & s. Smith (tái bản lần thứ 10,
năm 2009), lý thuyết cấu trúc về sự phát triển của Arthur Lewis được trình bày khá
rõ ràng. Theo đó, Lewis dựa trên giả thuyết về một nền kinh tế kém phát triển với 2
khu vực gắn liền với các đặc điểm (giả thuyết) đặc thù: Khu vực nông thôn truyền
thống và Khu vực thành thị hiện đại.
Cụ thể, Khu vực nông thôn truyền thống là nơi có nguồn cung lao động rất lớn,
lương thấp và năng suất lao động cũng thấp. Do đất đai nông nghiệp có hạn trong
khi nguồn cung lao động không ngừng tăng lên, năng suất lao động cận biên
(marginal productivity - MP) của một người nông dân sẽ không tăng lên, ngược lại
sẽ dần giảm xuống bằng không (MP = 0) - theo Quy luật Lợi ích cận biên giảm dần.
Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm xảy ra khá nghiêm trọng. Một bộ phận lớn


12

nông dân không đóng góp gì vào tống sản lượng của khu vực nông nghiệp được gọi
là bộ phận lao động dư thừa, có thể chuyển tới khu vực sản xuất khác mà không làm
ảnh hường tới quá trình sản xuất ở khu vực nông thôn truyền thống.
Ngược lại, khu vực thành thị hiện đại có nền sản xuất phát triển hon hắn, lao
động tạo ra năng suất cận biên lớn và được trả mức lương cao hơn hẳn lao động ở
nông thôn. Một giả thuyết nữa được Lewis đưa ra là quá trình đầu tư và tích lũy tư

bản luôn xảy ra ở khu vực thành thị hiện đại, tức là giới chủ (các nhà đầu tư) ở
thành thị tiếp tục đầu tư lợi nhuận kiếm được đế mở rộng sản xuất, trong đó có việc
thu hút thêm lao động.
Trong hoàn cảnh đó, lao động dư thừa ở nông thôn sẽ di cư ra thành thị để kiếm
được những công việc tốt hon, với mức lương cao hơn. Nếu số lượng lao động di cư
từ nông thôn ra thành thị bằng đúng số lao động dư thừa ở khu vực nông thôn thì
năng suất lao động và lợi ích chung sẽ tăng lên. Tổng sản lượng ờ khu vực nông
thôn không thay đối song tống sản lượng ở khu vực thành thị sẽ tăng lên nhờ quy
mô lao động tăng lên, song chính số lao động tăng lên cũng sẽ làm giảm năng suất
lao động cận biên và mức lương ờ khu vực thành thị. Quá trình chuyến dịch lao
động này chỉ dừng lại khi sự khác biệt về mức lương ở khu vực thành thị và nông
thôn không còn nữa, MP của lao động ờ khu vực nông nghiệp tương đương với MP
của lao động ở khu vực công nghiệp.
Trên thực tế, quan điếm của Lewis đã được áp dụng khá rộng rãi trong việc
phân tích tình trạng thừa lao động và vấn đề di cư tại các nước thuộc thế giới thứ 3
trong những năm 1960 và 1970 (Todaro & Smith, 2009). Tuy nhiên, bản thân lý
thuyết này cũng vấp phải rất nhiều chỉ trích từ phía các nhà nghiên cứu. Những
nhược điểm của lý thuyết của Lewis chủ yếu nằm ở những giả thuyết mà Lewis đưa
ra để vận hành mô hình của mình (Acharya & Cervante, 2009).
Quan điếm kinh tế tiếp theo luận văn lựa chọn đế giải thích kỹ hon vấn đề di cư
chính là quan điểm của Michael Todaro. Điểm đáng lưu ý đầu tiên trong các công
trình của Todaro bàn vê di cư là quan diêm: ở các quôc gia đang phát triên, sô lượng
lao động di cư nông thôn - thành thị tiếp tục vượt quá khả năng tạo ra việc làm ở


13

khu vực đô thị và vượt quá rất nhiều khả năng của các dịch vụ xã hội của cả khu
vire đô thị và ngành công nghiệp để hấp thụ được lượng lao động đó một cách có
hiệu quả. Nói cách khác, lao động di cư nông thôn - đô thị hiện giờ không phải là

quá trình nhằm làm cân bằng sự khác biệt về lương giữa hai khu vực nói trên;
ngược lại, đó chính là nhân tố ngày càng lớn tạo ra sự dư thừa lao động ở khu vực
thành thị và làm trầm trọng thêm vấn đề thất nghiệp vốn đã rất sâu sắc tại thành thị
(là kết quả của sự mất cân bằng về cấu trúc và kinh tế đang tăng lên giữa hai khu
vực nông thôn và thành thị) (Todaro, 1969).
Trên cơ sở đó, Todaro đã phân tích sâu và kỹ hơn về vấn đề lao động di cư từ
nông thôn ra thành thị, đặc biệt ở các nước đang và kém phát triển. Theo đó, ông
quan niệm bức tranh lao động di cư từ nông thôn ra thành thị cần phái được xem xét
như một quá trình hai giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 chứng kiến người lao động
không qua đào tạo ở nông thôn (unskilled rural worker) di cư tới thành phố và ban
đầu phải bỏ ra một quãng thời gian trong cái gọi là khu vực thành thị truyền thống1
(urban traditional sector). Giai đoạn thứ 2 là khi cuối cùng người lao động đó kiếm
được một công việc ôn định hơn ở khu vực thành thị hiện đại (urban modem sector)
(Todaro, 1969).
Tiếp tục khai thác ý tưởng này, Todaro đưa ra một mô hình giải thích hiện
tượng lao động di cư nông thôn - đô thị dựa trên 2 yếu tố cơ bản: (1) sự khác biệt
về thu nhập thực tế giữa nông thôn - thành thị (đã được Lewis phân tích trước đó)
và (2) xác suất/khả năng kiếm được công việc tại thành thị. Với yếu tố thứ 2, câu
hỏi được ông này đưa ra là “Trong bao lâu, một lao động di cư trang bình có thế
kiếm được việc làm ở đô thị?”. Cân nhắc cả 2 yếu tố nói trên sẽ quyết định tới việc
anh ta/cô ta có nên rời khỏi trang trại/cánh đồng lúa của mình hay không?
Ở đây luận văn sẽ không đi sâu phân tích Mô hình hành vi của Todaro giải
thích di cư nông thôn - đô thị. Thay vào đó, luận văn đưa ra thêm một quan diêm
khác (có thể gọi là một kết luận khác) của Todaro qua việc áp dụng mô hình hành vi

1 Theo Todaro, khu vực này bao gồm những lao động không được làm việc thường xuyên trong khu vực
thành thị hiện đại, ví dụ như những người thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc thỉnh thoảng mới có việc làm...


14


này trong thực tế. Ông này cho rằng việc lao động di cư nông thôn - thành thị vẫn
tiếp tục xảy ra bất chấp việc những người muốn di cư thừa biết thất nghiệp ở thành
phố đang rất cao. Một người di cư sẽ sẵn sàng đi cho dù khi tới đó, họ có thể thất
nghiệp hoặc chi nhận được mức lưong còn thấp hơn cả ở lại nông thôn. Lý do là vì
họ kỳ vọng sau một khoảng thời gian nhất định, họ sẽ được đền bù bằng một công
việc tốt hơn, với mức lương cao hơn.
2.2.2 Quan điếm nhân khâu học, xã hội học bàn vê di cư
Các quan điếm nhân khẩu học, xã hội học bàn về di cư được luận văn lựa chọn
phân tích và tống hợp ở phần dưới đây là lý thuyết quá độ di cư (mobility transition)
của Zelinski; lý thuyết về mạng lưới xã hội; và cách tiếp cận lực đẩy - lực hút được
nhiều tác giã sử dụng để phân tích trong các nghiên cứu của họ. Những quan điểm
ngoài kinh tế này giúp bố sung cái nhìn đa chiều và toàn diệnhơn về hiện tượng di
cư.

về cơ bản, lý thuyết quá độ về di cư được Zelenski đưa ra năm 1971 có cách
tiếp cận giống với lý thuyết quá độ dân số của hai quá trình sinh tử, tức là gắn các
giai đoạn cơ bản của di cư với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, sự phát
triển của xã hội được chia làm 4 giai đoạn chính: (1) xã hội truyền thống, gắn với đó
là hiện tượng di cư hạn chế, diễn ra trong quy mô nhỏ do tính khép kín và tự cung
tự cấp của nền kinh tế; (2) xã hội trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa,
gắn với đó là quá trình đô thị hóa và quá trình di cư diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt từ
nông thôn ra thành thị. ơ giai đoạn phát triên thứ (3), xã hội công nghiệp hóa phát
triển mạnh mẽ, hiện tượng di cư cũng diễn ra mạnh mẽ, ở nhiều cấp độ khác nhau.
(4) Giai đoạn xã hội kết thúc quá trình công nghiệp hóa, hiện tượng di cư trờ nên
hạn chế hơn do quá trình đô thị hóa đã bão hòa, thậm chí hiện tượng phi đô thị hóa
sẽ diễn ra (Zelinsky, 1971). Với các tiếp cận trên, hiện tượng di cư nông thôn đang
diễn ra hết sức mạnh mẽ ở Việt Nam là tương ứngvới giai đoạn thứ 2 - giai đoạn
đầu quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa theo cách phân chia của Zelinsky.
Quan điểm lý thuyết của Everett s. Lee (1966) về di cư được gọi là cách tiếp

cận ‘Tực hút và lực đấy”. Nội dung cơ bản của cách tiếp cận này là: di cư được


15

quyết định bởi các yếu tố mang tính “hút” và “đẩy”; trong đó “lực đấy” mang tính
tiêu cực, khiến người dân phải rời khỏi nơi họ đang sống còn “lực hút” mang tính
tích cực, hấp dẫn người dân muốn chuyến tới một nơi khác. Lee đưa ra ví dụ về lực
đấy như thất nghiệp, nghèo đói, thiếu đất sản xuất... ở các vùng nông thôn, và cơ hội
việc làm, lương bống ờ khu vực đô thị là lực hút. Trong hai yếu tố “hút” và “đấy”
thì yếu tố “đẩy” có vai trò quan trọng hơn. Trong nhiều trường họp thực tế, người di
cư quyết định di cư thuần túy do “bị đẩy” khỏi nơi cư trú mà chưa chắc nơi đến đã
mang lại cho họ nhiều lợi ích hơn. Bên cạnh những yếu tố mang tính “hút” và “đấy”
ở nơi đi và nơi đến, Lee đã đề cập tới những nhân tố khác như những yếu tố cản trở
di cư và đặc điểm cá nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong quyết định di cư. về
bản chất, quyết định di cư theo Lee là kết quả của một tập họp phức tạp các yếu tố
khách quan và chủ quan khác nhau.
Di cư cũng có thể được lý giải từ lý thuyết về mạng lưới xã hội. Từ giữa thập
kỷ 80 thế kỷ trước, nhiều học giả đã sử dụng cách tiếp cận về mạng lưới xã hội đế
nghiên cứu về di cư (Keamey, 1986; Poros, 2001). Lý thuyết này tập trung hơn vào
các yếu tố văn hóa, xã hội trong di cư, cụ thế hơn là sự liên kết giữa người di cư và
họ hàng, người thân, bạn bè ở nơi ở mới... Cung cấp thông tin (về việc làm, cơ hội
nghề nghiệp, nhả ờ...), hỗ trợ ban đầu đế ốn định cuộc sống từ mạng lưới xã hội đó
có vai trò quan trọng trong quyết định lựa chọn nơi đến của người di cư. Thông qua
mạng lưới xã hội, người di cư tiết kiệm được chi phí về tài chính và tâm lý trong
quá trình thích nghi với nơi ờ mới, nhận được hỗ trợ về mọi mặt của những người
thân đã di cư trước đó, chính những điều kiện này đã làm hình thành trong thực tế
hình thức di cư dây chuyền (chain migration). Tóm lại, theo quan điếm này thỉ di cư
là một quá trình vừa tạo ra vừa phụ thuộc vào các mạng lưới xã hội ờ xung quanh
những người di cư.

2.2.3 Quan điếm lỹ thuyết vê tác động của lao động di cư nông thôn
Tác đỏng của di cư nói chung
Rất khó để có được một quan điểm thống nhất và đồng thuận về tác động của di
cư tới sự phát triến nói chung bởi điều này phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác


16

nhau như bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội; đặc điếm cộng đồng, hộ gia đình và cá
nhân. Thông thường, có hai xu hướng rõ rệt mô tả tác động của hiện tượng này: tiêu
cực và tích cực. Một là, tác động toàn diện của lao động di cư nông thôn ở cả nơi
đến và nơi đi là tiêu cực. Những người theo quan điểm này liệt kê rất nhiều các tác
động tiêu cực tới nơi đến mà chủ yếu là khu vực thành thị gồm: tăng tỷ lệ thất
nghiệp thành thị, sự mở rộng nhanh chóng cúa khu vực phi chính thức và tăng
nghèo đói. Đối với khu vực nông thôn, tác động có thể là sự thiếu hụt lao động, làm
ngắt quãng hoạt động sản xuất nông nghiệp. Cũng xuất phát từ quan điếm này,
nhiều đề xuất chính sách cho rằng cần có các chiến lược phát triển việc làm ờ khu
vực nông thôn cũng như phát triển chung cho cả khu vực này nhằm hạn chế dân số
di cư ra khỏi các khu vực nông thôn (International Fund for Agricultural
Development, 2007).
Xu hướng tiếp cận thứ hai lại cho rằng di cư có tác động tích cực tới bình diện
của cả quốc gia và khu vực nông thôn. Do vậy, những người theo quan điếm này lại
phản đối các khuyến nghị chính sách theo xu hướng tiếp cận thứ nhất và cho rằng
chính các quyết sách này trong quá khứ đã gây ra các tác động ngược chiều. Theo
họ, di cư là một chiến lược của hộ nhằm duy trì các liên kết kinh tế - xã hội giữa
những người di cư với hộ gia đình của họ thế hiện ở nhiều nguồn lực được người di
cư gửi về khu vực nông thôn (tiền gửi về, kỹ năng, sáng kiến...). Chính các nguồn
lực này đã đóng góp đáng kế vào phúc lợi của hộ gia đình nông thôn và một phần
nào đó vào phát triển cơ sở hạ tầng và đời sống xã hội. Ngoài ra, đầu tư tiền gửi về
vào các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp cũng giúp tạo việc làm tại khu

vực nông thôn. Trên cơ sở đó, những người theo quan điếm thứ hai này khuyến
nghị các chính sách nhằm tăng cường mối liên kết về tài chính, kinh tế và xã hội
giữa những người di cư với khu vực nông thôn nơi mà họ ra đi (International Fund
for Agricultural Development, 2007).
Tác đỏng của di cư nông thôn tói hô gia đình nông thôn
Bên cạnh việc phân chia tác động của di cư theo hai xu hướng tích cực - tiêu
cực như trên (chủ yếu cho việc đề xuất chính sách), các nghiên cứu cũng có thể


×