Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN Một số biện pháp rèn sự mạnh dạn tự tin cho học sinh qua các hoạt động ở trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.63 KB, 17 trang )

Một số biện pháp rèn sự mạnh dạn tự tin cho học sinh qua các hoạt động ở trường

1. Phần mở đầu.
1.1. Lý do chọn sáng kiến.
Có lẽ sự mạnh dạn tự tin luôn là kĩ năng cần thiết của mỗi con người nói
chung và học sinh tiểu học nói riêng. Các em cần mạnh dạn để làm chủ bản thân mình
khi giao tiếp với mọi người xung quanh, làm chủ bản thân để chủ động tiếp thu và
lĩnh hội kiến thức....Sự mạnh dạn tự tin có thể chỉ được biểu hiện bằng cử chỉ, lời nói,
thái độ rất đơn giản và gần gũi trong cuộc sống. Song những điều tưởng chừng đơn
giản ấy nếu mỗi người giáo viên chúng ta không giúp các em thì kĩ năng đó các em
cũng khó hình thành được.
Năm học 2015-2016, tôi được Ban Giám hiệu phân công chủ nhiệm và
giảng dạy lớp 4B. Khi nhận lớp ban đầu, ôi thôi! học sinh của tôi cũng như tôi rụt rè,
e ngại thậm chí biết cũng chẳng giơ tay. Lúc này tôi cảm thấy lòng mình trĩu nặng. Có
nhiều đêm, tôi đã từng trăn trở và đặt ra rất nhiều câu hỏi cho mình. Mình phải làm
thế nào để học sinh mạnh dạn lên đây?
Lúc ấy trong tôi chỉ theo đuổi suy nghĩ tìm biện pháp để làm thay đổi học sinh
của mình nhưng tôi lại chưa từng nghĩ tới một yếu tố quan trọng rằng “Bản thân mình
chưa thay đổi được thì học sinh sao có thể đổi thay”. Và rồi đến một ngày trong một
cuộc họp hội đồng, đồng chí Chu Thị Yến - Hiệu trưởng nhà trường đã nói “Cô nào
thì trò nấy, các đồng chí muốn thay đổi học sinh thì chính bản thân các đồng chí phải
thay đổi”. Nghe xong câu nói ấy tôi như tìm được hướng đi cho mình. Và tôi đã cố
gắng nhiều thật nhiều để thay đổi bản thân. Điều đó thật khó vì “Giang sơn khó đổi
bản tính khó dời” nhưng vì học sinh tôi đã làm được. Qua một năm áp dụng những
biện pháp đó tôi thấy học sinh lớp tôi chủ nhiệm đã thay đổi rõ rệt, các em đã mạnh
dạn, chủ động trong mọi hoạt động khi đến trường. Vì vậy tôi đã chọn sáng kiến
“Một số biện pháp rèn sự mạnh dạn tự tin cho học sinh qua các hoạt động ở trường”
để chia sẻ chút kinh nghiệm ít ỏi của mình.

Hà Thị Hòa - Tiểu học Lãng Sơn - Yên Dũng - Bắc giang


1


Một số biện pháp rèn sự mạnh dạn tự tin cho học sinh qua các hoạt động ở trường

1.2. Nhiệm vụ của sáng kiến
Đưa ra các biện pháp để giúp học sinh trường Tiểu học Lãng Sơn nói chung và học
sinh lớp chủ nhiệm nói riêng mạnh dạn, tự tin làm chủ các hoạt động ở trường.
1.3. Điểm mới trong sáng kiến
Với mỗi giải pháp trong sáng kiến đưa ra đều được thực thi tại lớp tôi chủ nhiệm.
Học sinh là chủ thể của tất cả các hoạt động khi các em đến trường. Học sinh được
biết, được bàn, được kiểm tra vì thế mà sự mạnh dạn tự tin dần được hình thành và trở
thành kĩ năng. Các em đã làm chủ được mọi hoạt động khi đến trường.
Sáng kiến của tôi là tất cả những biện pháp rèn học sinh mà tôi đã làm từ thực tế
trong quá trình giảng dạy của một năm học. Những biện pháp đó trong quá trình thực
hiện đạt kết quả cao. Điểm mới của sáng kiến này là đi từ thực tế để viết thành lý
thuyết. (kinh nghiệm)
2. Phần nội dung
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu.
Trường Tiểu học Lãng sơn nằm ở thôn Tân Mỹ xã Lãng Sơn, là một trường
học ở vùng nông thôn xa trung tâm huyện. Hoàn cảnh gia đình học sinh không đồng
đều. Có nhiều gia đình học sinh còn có hoàn cảnh éo le như: mồ côi cả cha lẫn mẹ, hộ
nghèo.... đặc biệt là các em ở thôn Hồng Sơn, Mĩ Tượng kinh tế gia đình gặp nhiều
khó khăn nên ngoài việc học ở trường các em phải lo phụ giúp gia đình. Bố mẹ đi làm
công ty, làm ăn xa không có điều kiện sát sao với con cái nên việc dạy dỗ các cháu
hầu như phó mặc cho thầy cô ở trường. Kinh tế còn khó khăn đồng thời lại xa trung
tâm xa thành phố nên các hoạt động giao lưu của các em với thế giới bên ngoài vô
cùng hạn chế. Chính vì vậy mà các em còn rụt rè, nhút nhát thiếu tự tin rất nhiều.
Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của các em mà còn ảnh
hưởng đến việc học tập.

Năm học 2015 - 2016, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 4B,
tổng số học sinh 22 em trong đó có 12 học sinh nam và 10 học sinh nữ, có nhiều em
có hoàn cảnh gia đình khó khăn, chưa có sự quan tâm chu đáo, chặt chẽ của cha mẹ
Hà Thị Hòa - Tiểu học Lãng Sơn - Yên Dũng - Bắc giang

2


Một số biện pháp rèn sự mạnh dạn tự tin cho học sinh qua các hoạt động ở trường

nên các em ở đây có một thực tế đáng quan tâm là khả năng giao tiếp còn hạn chế.
Hơn nữa, một số em ít có điều kiện tiếp xúc nơi đông người nên còn nhút nhát, ngại
giao tiếp, ít phát biểu chưa tự tin, một số em nói năng cộc lốc, không biết diễn đạt hết
ý của mình, còn một số em thì trong các giờ học khi được cô giáo gọi phát biểu là khóc.
Nguyên nhân học sinh còn rụt rè thiếu tự tin không phải hoàn toàn là ở học sinh.
Không phải bản chất của mỗi em học sinh đều có sự cố hữu cái rụt rè đó mà cái đó có
thể thay đổi được điều quan trọng là mỗi người thầy chúng ta sẽ làm gì và làm như thế
nào để bỏ được cái rụt rè của học sinh.
Bản thân tôi nghĩ để có thể thực hiện tốt trong công tác giảng dạy thì đòi hỏi giáo
viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, ở
đây không phải giáo viên nào có trình độ học vấn cao, tốt nghiệp giỏi thì sẽ giảng dạy
tốt mà ở đây giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp dạy học nào là phù hợp với
từng đối tượng học sinh và với từng nội dung kiến thức. Qua quá trình công tác bản
thân nhận thấy giáo viên cần chú ý quan sát đến các đối tượng học sinh, đặc biệt là
học sinh nhút nhát, chưa mạnh dạn trước tập thể, e ngại khi gặp người ngoài. Để từ đó
tìm tòi nhiều phương pháp dạy học mới kích thích tính tích cực, chủ động của học
sinh. Đồng thời dạy học bám sát chương trình, thường xuyên thay đổi các hình thức tổ
chức trong các tiết học để tạo cho các em cơ hội được bày tỏ được chia sẻ, được nói
nhiều dần các em sẽ thành thói quen và không sợ sệt khi phát biểu ý kiến. Ngoài ra
cần phải thật sự gần gũi, quan tâm tìm hiểu và đến từng nhà các em học sinh để biết

hoàn cảnh gia đình của từng học sinh.
Sự mạnh dạn tự tin không chỉ được hình thành qua những tiết học mà còn được
hình thành nhiều qua các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Qua các hoạt động ngoại khóa các em được giao lưu được tiếp xúc, được trải nghiệm
với môi trường rộng hơn như vậy các em sẽ mạnh dạn hơn. Trong năm học 2015
-2016 trường tôi đã tổ chức rất nhiều hoạt động trải nghiệm. Đồng thời hàng ngày,

Hà Thị Hòa - Tiểu học Lãng Sơn - Yên Dũng - Bắc giang

3


Một số biện pháp rèn sự mạnh dạn tự tin cho học sinh qua các hoạt động ở trường

hàng tuần, hàng tháng tôi đều có kế hoạch tổ chức các buổi trải nghiệm sáng tạo cho
học sinh lớp chủ nhiệm. Vì vậy mà sau mỗi buổi trải nghiệm đó tôi cảm nhận được
học sinh lớp tôi các em đã trưởng thành hơn, mạnh dạn hơn và chủ động hơn.
2.2. Các giải pháp
* Giải pháp thứ nhất: Gần gũi và tạo mối quan hệ thân thiện với học sinh.
Sự thay đổi bản thân là một biện pháp giúp tôi thành công rèn các em mạnh dạn.
Sự thay đổi ở đây là tôi đã cùng học và cùng chơi với các em.
Những giờ ra chơi hay trong giờ thể dục, khi các em chơi trò chơi, tôi đã chơi cùng
với các em các trò chơi dân gian như: Ô ăn quan, cướp cờ..... Ban đầu thì học sinh
chưa quen nên còn đôi chút e ngại. Nhưng khi tạo cơ hội gần gũi tiếp xúc và thường
xuyên tham gia cùng các em thì sau một vài hôm các em đã mạnh dạn hơn. Thậm chí
những học sinh không hứng thú với những chò chơi ấy nhưng khi thấy cô giáo và các
bạn tham gia thì cũng đã dần thích và tích cực tham gia. Có nhiều hôm học sinh đã
chủ động rủ cô giáo tham gia các trò chơi cùng. Lúc đó tôi cảm nhận việc mình làm
thật sự đã có tác dụng, các em không những mạnh dạn hơn, tự tin hơn mà còn hứng
thú với những trò chơi dân gian - những trò chơi tưởng chừng bị các em bỏ ngỏ bấy

lâu nay.
Trong lớp tôi chủ nhiệm có 22 em học sinh nhưng hoàn cảnh mỗi học sinh khác
nhau. Có em học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ, có em mồ côi bố mẹ đi làm ăn xa, có em
thì bố mẹ bỏ nhau, có em thì bố ốm đau bệnh tật mẹ đi nước ngoài nhiều năm không
về..... Chính do hoàn cảnh đã làm cho các em tự ti rất nhiều khi đến trường. Nhận
thức được điều đó tôi đã chủ động xuống thăm gia đình học sinh để tìm hiểu hoàn
cảnh gia đình các em. Biết được hoàn cảnh của học sinh tôi đã trò chuyện với các em
nhiều hơn để lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các em. Làm như vậy tôi đã thấy
mình đã xóa được bức tường ngăn cách giữa cô và trò. Các em không còn sợ sệt nữa
và đã mạnh dạn chia sẻ những tâm tư tình cảm của bản thân mình trong cuộc sống.

Hà Thị Hòa - Tiểu học Lãng Sơn - Yên Dũng - Bắc giang

4


Một số biện pháp rèn sự mạnh dạn tự tin cho học sinh qua các hoạt động ở trường

Chắc trong đời tôi không thể nào quên được lời chia sẻ của em Nguyễn Thị Hồng Hà
“Cô ơi! bố em mất lâu rồi cô ạ. Nếu mẹ em đi lấy chồng thì em chẳng biết ở với ai.
Nếu có một điều ước thì em chỉ ước bố em sống lại để cho em đỡ khổ thôi ”. Nói đến
đây em gục mặt xuống bàn và khóc nức nở. Còn em Chu Thị Đoan Trang thì tâm sự
“Cô ơi! bố em sắp lấy vợ khác rồi. Em buồn lắm” vừa nói nước mắt em vừa rơi thật
tội nghiệp. Khi nghe những lời tâm sự ấy trong cổ họng tôi lúc này nghèn nghẹn
không nói lên lời.
Cũng là trẻ thơ mà sao tạo hóa lại ban cho em một cuộc sống nghiệt ngã đến vậy?
Còn nhiều và nhiều những lời tâm sự nữa của các em lắm tôi không sao kể hết. Các
em đáng thương lắm vậy mà trước đây tôi đã không lắng nghe để chia sẻ vớ các em.
Thậm chí quát mắng và dùng ngón tay để chỉ các em. Tôi đâu biết rằng khi chỉ tay 1
ngón vào các em thì 3 ngón còn lại đang chỉ về phía mình. Khi quan tâm gần gũi với

học sinh thì mỗi giáo viên sẽ hiểu được các em nhiều hơn. Những lúc này những
người làm giáo dục như chúng ta không chỉ đơn thuần là người thầy dạy chữ cho các
em nữa mà chúng ta đã trở thành những người cha, người mẹ thậm chí là những người
bạn của các em, được các em tin tưởng. Khi đã có sự tin tưởng thì mỗi thầy cô sẽ là
chỗ dựa tinh thần cho chính học sinh của mình từ đó giúp các em vượt qua được sự
mặc cảm tự ti giúp các em mạnh dạn, tự tin khi đến trường. Qua đây tôi đã hiểu được
rằng: Muốn thay đổi được học trò của mình thì trước hết phải hiểu và gần gũi với
chúng. Đồng thời phát huy những năng lực sở trường của các em thì chúng mới mạnh
dạn lên được. Với tôi “gần gũi và tạo mối quan hệ thân thiện với học sinh” là biện
pháp đầu tiên để tôi rèn kĩ năng cho học sinh mạnh dạn ở lớp tôi chủ nhiệm.
* Giải pháp thứ hai: Rèn sự mạnh dạn khi nói trước đông người.
Từ việc chia sẻ những điều trong cuộc sống của các em, tôi đã tìm được biện pháp
rèn học sinh lớp tôi mạnh dạn trong các tiết học cũng như trong các hoạt động khi
đến trường. Muốn các em mạnh dạn tự tin thì phải tạo nhiều cơ hội cho các em được

Hà Thị Hòa - Tiểu học Lãng Sơn - Yên Dũng - Bắc giang

5


Một số biện pháp rèn sự mạnh dạn tự tin cho học sinh qua các hoạt động ở trường

nói được làm và được chia sẻ. Kĩ năng chỉ được hình thành qua trải nghiệm vì vậy tôi
đã cho các em được trải nghiệm mọi lúc khi đến trường.
Vào đầu năm học cũng như duy trì cho tới hết năm học, tôi thường cho các em tự
giới thiệu trước tập thể lớp vào các tiết sinh hoạt cuối tuần như:
Em tên là gì?
Em học trường nào?
Em hãy giới thiệu về trường lớp của em?
Em thích học môn gì?

Mơ ước của em sau này sẽ làm gì?
Thường ngày em làm những việc gì?......
Tôi hình thành cho các em tự hỏi và tự trả lời sau đó bạn hỏi mình trả lời, từ đó
hình thành được các câu hỏi và câu trả lời đầy đủ nội dung, có chủ ngữ vị ngữ. Không
những thế, bản thân còn khuyến khích các em cùng chia sẻ những cảm nhận, những
suy nghĩ, những quan sát của mình với cô với bạn một cách thoải mái, tự nhiên không
gò bó, áp đặt.
Trong giờ chào cờ đầu tuần lớp khi đến lượt lớp mình trực ban tôi đã cho các em
diễn kịch trước toàn trường. Những lời nhận xét khô khan đã biến thành một tiểu
phẩm. Được làm nhiều được nói nhiều thì dần các em sẽ hình thành thói quen và
không còn mất bình tĩnh khi nói trước đông người. Ngoài ra tôi cũng cho các em giải
câu đố, hát đố.... và tự tổ chức một trò chơi cho các bạn trong lớp, trường. Như vậy kĩ
năng nói trước đông người của học sinh sẽ được hình thành.
Khi kĩ năng đã thành thói quen thì học sinh sẽ mạnh dạn, tự tin khi nói trước đông
người.
* Giải pháp thứ ba: Rèn sự mạnh dạn thông qua các hoạt động ngoài giờ lên
lớp.
Việc trải nghiệm của các em bắt đầu một ngày học mới là tôi cho các em vệ sinh
trường lớp. Trưởng ban vệ sinh sẽ phân công các thành viên trong lớp khu vực vệ sinh
của từng nhóm và trong từng nhóm sẽ có những thành viên của ban vệ sinh để giám
Hà Thị Hòa - Tiểu học Lãng Sơn - Yên Dũng - Bắc giang

6


Một số biện pháp rèn sự mạnh dạn tự tin cho học sinh qua các hoạt động ở trường

sát. Giáo viên cũng phải là người tham gia cùng học sinh để học sinh nhận thấy việc
vệ sinh trường lớp là trách nhiệm chung của tất cả mọi người khi đến trường chứ
không phải việc của riêng ai. Khi thấy cô làm thì trò cũng sẽ làm theo. Như vậy kĩ

năng vệ sinh của các em cũng sẽ được hình thành. Khi đã thành thói quen học sinh sẽ
chủ động làm công việc của mình.
Trong giờ ra chơi các em lại được trải nghiệm bằng những trò chơi giân dan như
nhảy sạp, ô ăn quan... và đặc biệt hơn là được trải nghiệm thành những bác nông dân
đi chăm sóc những bồn rau các em trồng. Thật là thú vị những đều tưởng bình dị giản
đơn nhưng lại chứa đựng bao niềm đam mê cho tuổi trẻ. Có những em học sinh rất
lười ăn rau nên về nhà có khi các em rất thờ ơ với những loại cây rau ở nhà hoặc bố
mẹ mua về. Thậm chí có những em còn không biết tên các những loại rau ấy. Nhưng
từ khi các em trồng được hai bồn rau ở trường để chăm sóc, tôi thấy các em thích lắm.
Ví dụ: Có hôm tôi vừa bước tới trường em Trang đã chạy ra gọi: Em thưa cô! Bồn
rau lớp mình bị con gì nó bới lên rồi, bật mấy cây cô ạ” Khi tới nơi tôi đã thấy mấy
em đang trồng lại những cây bị bật. Và tôi thầm nghĩ không phải bài học trên lớp mới
có những tình huống có vấn đề để thử thách học sinh. Mà trong những hoạt động như
thế này càng có nhiều tình huống có vấn đề để thử thách các em. Các em đã biết tự
giải quyết những tình huống đó thì điều đó càng chứng tỏ kĩ năng của các em đã được
hình thành.
Không biết con vật nào đã làm hỏng rau của các em, tôi thấy các em xót xa lắm.
Em Oanh đã nói với em Quyên rằng: Không biết những cây này trồng lại có sống
được không? Em Hiệp lại tiếp tục: Rau lớp mình đang đẹp các bạn nhỉ? Qua những
câu nói của học sinh với nhau, tôi đã cảm nhận được rằng: các em đã biết trân trọng
những sản phẩm do tay mình trồng, do tay mình chăm sóc. Được trải nghiệm là những
người nông dân đi chăm sóc rau tôi đã thấy được mối quan hệ giữa các em với thiên
nhiên ngày càng thân thiện hơn. Khi các em biết quý trọng sản phẩm của bản thân thì

Hà Thị Hòa - Tiểu học Lãng Sơn - Yên Dũng - Bắc giang

7


Một số biện pháp rèn sự mạnh dạn tự tin cho học sinh qua các hoạt động ở trường


các em sẽ biết quý và trân trọng những sản phẩm của người lao động. Các em biết bày
tỏ ý kiến và quan điểm của mình với cô và với bạn như vậy chứng tỏ các em đã mạnh
dạn hơn rất nhiều.
Trong những tiết sinh hoạt lớp, ngoài những việc đánh giá nhận xét tôi đã cho các
em thể hiện sở trường của mình trước lớp. Có em thì thích hát, có em thì vẽ, có em thì
thích nhảy khiêu vũ... và đây có lẽ là thời gian mà các em mong chờ nhất sau một
tuần. Khi được lên trình diễn sở thích của mình các em rất thích. Tôi có cảm giác lúc
này học sinh đã bóc được cái lớp vỏ nhút nhát của mình mà thể hiện hết tài năng cho
cô và các bạn xem.
Đặc biệt qua những hoạt động trải nghiệm sáng tạo do nhà trường tổ chức như:
“Ngày hội mĩ thuật, Ngày hội đọc sách và Tết làm điều hay” các em đã được tham gia
nó góp phần rèn kĩ năng rất nhiều.
Trong buổi trải nghiệm “Tết làm điều hay tôi cho các em bán hàng tạp hóa”. Các
em chủ động bày hàng theo từng mặt hàng. Để chuẩn bị cho buổi bán hàng đó tôi đã
cho các em đưa ra ý tưởng lớp mình sẽ bán những mặt hàng nào thì phù hợp trong dịp
tết Nguyên Đán? Số lượng mỗi mặt hàng là bao nhiêu? Và cô giáo chỉ là người hỗ trợ
tư vấn thêm cho học sinh. Sau đó học sinh sẽ tự phân công nhau theo nhóm làm
những công việc như: Nhóm thì viết lời giới thiệu các mặt hàng của gian hàng lớp
mình, nhóm thì viết bảng giá các mặt hàng, nhóm thì viết những lời mời khách mua
hàng, nhóm thì kê bàn ghế, nhóm thì làm thiếp để tặng khách mua hàng. Lúc này học
sinh sẽ chủ động tham gia vào các nhóm theo năng lực và sở thích của mình. Khi
trong một nhóm quá đông và một nhóm có ít học sinh tham gia thì giáo viên phải là
người tư vấn định hướng cho các em. Khi được chủ động tham gia ngay từ khâu
chuẩn bị thì học sinh sẽ rất tích cực và sẽ mạnh dạn hơn rất nhiều nếu các em không
được tham gia bàn bạc. Sau buổi trải nghiệm chính học sinh là người kiểm tra số tiền
thu được và các em cũng chính là những người lựa chọn những bạn có hoàn cảnh khó

Hà Thị Hòa - Tiểu học Lãng Sơn - Yên Dũng - Bắc giang


8


Một số biện pháp rèn sự mạnh dạn tự tin cho học sinh qua các hoạt động ở trường

khăn nhất trong lớp để tặng quà. Khi làm như vậy là để học sinh nếu từ trước không
để ý xem ngày tết cần những gì thì bây giờ các em cần biết về ý nghĩa của từng mặt
hàng các em chọn đối với ngày Tết Nguyên Đán. Sau này chính các em sẽ là những
người chủ nội trợ chính trong gia đình, nếu ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường tiểu
học mà các em đã được hiểu được làm quen thậm chí được tham gia thì sau này sẽ
làm cho các em có nhiều kinh nghiệm hơn trong cuộc sống.
Tôi đã thấy rằng những việc làm đó thật sự có tác dụng các em đã tiến bộ rất nhiều
so với đầu năm. Các em đã biết bán hàng và mời chào người mua hàng đồng thời biết
giới thiệu sản phẩm của lớp mình. Nếu không mạnh dạn thì các em đã không làm
được như vậy.
Đến trường các em không chỉ được học mà còn được tham gia các hoạt động để
rèn kĩ năng. Các em được nấu ăn ở lớp như một gia đình. Ngoài các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo do trường tổ chức thì mỗi lớp nên có kế hoạch trải nghiệm riêng cho
lớp mình theo từng ngày, từng tuần để tạo cho các em cơ hội được làm, được bày tỏ,
được giao lưu với nhau nhiều hơn như vậy các em sẽ gần gũi với bạn của mình hơn.
Từ đó các em sẽ mạnh dạn bày tỏ những suy nghĩ, chia sẻ những tâm tư tình cảm của
mình với bạn. Cũng từ đó mà học sinh trong lớp hiểu nhau hơn, biết giúp đỡ nhau
trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Ví dụ: Đầu tháng 10/2015 tôi đã cho các em trải nghiệm: Rán bánh đa nem và ăn
bún tại lớp. Được ăn chính những chiếc bánh mình làm, các em ăn tại lớp học của
mình thật ngon lành. Khi tham gia cùng nhau như vậy thì những học sinh hay mặc
cảm sẽ mạnh dạn hơn, gần gũi hơn với học sinh trong lớp. Lúc đó trường lớp đã trở
thành ngôi nhà thứ hai của các em thật sự, bạn bè trong lớp như anh em.
* Giải pháp thứ tư: Rèn sự mạnh dạn qua các tiết học hàng ngày.
Trong giờ truy bài tôi cho 1 em điều hành lớp (em học sinh điều hành lớp không cố

định) cho học sinh hỏi nhau về những kiến thức cũ của những môn học có trong buổi
học đó. Ban đầu học sinh còn lúng túng khi đặt câu hỏi để hỏi nhau nhưng tôi đã định
Hà Thị Hòa - Tiểu học Lãng Sơn - Yên Dũng - Bắc giang

9


Một số biện pháp rèn sự mạnh dạn tự tin cho học sinh qua các hoạt động ở trường

hướng cho các em rằng muốn đặt được câu hỏi cho bạn thì các em phải xem thời khóa
biểu hôm sau có những tiết gì để ôn lại những bài học đó và ghi ra những câu hỏi để
mai mình sẽ hỏi bạn. Từ đó tôi thấy các em rất hứng thú và đưa ra những câu hỏi rất
trọng tâm. Đó cũng là biện pháp rèn kĩ năng cho các em có thói quen học bài cũ ở nhà
và tự các em sẽ hình thành được kĩ năng nhớ thời khóa biểu. Và đó cũng là cách mà
tôi bớt đi một khâu trong tiết dạy đó là bước “Kiểm tra bài cũ”. Tôi để ý thấy rằng
kiểm tra bài cũ khi học sinh kiểm tra nhau học sinh rất mạnh dạn. Những em còn nhút
nhát khi được chia sẻ với bạn, các em được nói nhiều thì tự nhiên cái nhút nhát ấy sẽ
biến mất dần ở con người các em. Sẽ dần dẫn đến trong những lúc cô giáo điều hành
lớp các em sẽ tự tin để nói và xa hơn nữa các em sẽ không sợ sệt và mạnh dạn giao
tiếp với thầy cô hay khách lạ đến trường. Đó là cái đích mà tôi muốn học sinh đạt
được. Và bây giờ học sinh lớp tôi đã hình thành được thói quen, ngay cả khi cô giáo
chủ nhiệm không có tiết đầu các em cũng làm tốt.
Trong những giờ học chính tôi cũng cho các em trải nghiệm. Trong tiết tập đọc tôi
cho các em trải nghiệm làm thầy làm cô và lúc này tôi chỉ như là một học sinh của các
em để đưa ra câu hỏi định hướng hay câu hỏi chốt bài. Một tiết tập đọc có tương đối
nhiều hoạt động tôi đã cho học sinh lựa chọn theo năng lực và sở thích. Em thích điều
hành hoạt động nào thì cho học sinh điều hành hoạt động ấy. Tôi quan sát thấy khi học
sinh điều hành hoạt động luyện đọc các em chú ý lắng nghe bạn đọc vô cùng. Các em
phát hiện ra những chỗ bạn đọc sai từ hay bỏ từ, đọc diễn cảm... rất nhiều. Đều đó
chứng tỏ khi các em được trải nghiệm làm thầy làm cô thì học sinh còn hình thành

được kĩ năng lắng nghe, kĩ năng tôn trọng và đánh giá, nhận xét người khác. Mục đích
tôi cho các em trải nghiệm được làm thầy làm cô ngoài vệc rèn kĩ năng cho các em tôi
còn muốn định hướng nghề nghiệp sau này cho học sinh và gieo những ước mơ hoài
bão cho các em ngay từ khi còn ngồi trên nghế nhà trường Tiểu học - ước mơ “Trở
thành những thầy cô giáo trong tương lai”.

Hà Thị Hòa - Tiểu học Lãng Sơn - Yên Dũng - Bắc giang

10


Một số biện pháp rèn sự mạnh dạn tự tin cho học sinh qua các hoạt động ở trường

Khi cho học sinh được trải nghiệm làm thầy cô giáo như vậy tôi thấy thật sự có tác
dụng. Vì ở lớp tôi có em Cường và em Mạnh là hai em nhút nhát nhất lớp. Thời gian
đầu năm, khi học cứ cô hay các bạn gọi phát biểu là khóc. Nhưng sau một học kì thì
những giọt nước mắt đó không còn nữa và thay vào đó là những nụ cười rạng rỡ và
những cánh tay giơ cao xung phong phát biểu và điều hành lớp. Qua những cuộc điện
thoại của phụ huynh của hai em này tôi đã thấy phụ huynh nhận xét rằng: hai cháu đã
mạnh dạn lên rất nhiều cô ạ. Ngày trước cứ khách tới nhà là chạy đi nấp. Nhưng giờ
thì đã biết ra chào hỏi thậm chí còn hát karaoke chung với khách của bố ở nhà. Biết
tin được như vậy tôi đã thật sự vui mừng.
Trong các giờ học khác, bây giờ các em đã rất sôi nổi mạnh dạn xung phong lên
điều hành lớp. Trong tất cả các tiết học, tôi đã thoát li sách giáo khoa và dạy theo thực
tế hiểu biết của các em, tạo cho các em cơ hội hỏi đáp nhau trong giờ học. Khi dạy từ
thực tế học sinh và cho học sinh hỏi đáp trong giờ học tôi thấy thật sự có hiệu quảcác em mạnh dạn lên rất nhều. Khi học sinh đưa ra những câu hỏi để hỏi bạn, hỏi cô
thì lúc này không khí lớp học diễn ra rất tự nhiên như trong giờ ra chơi chứ không
phải là một tiết học nặng nề nữa. Những câu hỏi các em hỏi nhau đã khiến các em
khắc sâu được kiến thức.
Ví dụ: Khi học bài tập đọc “Truyện cố tích về loài người” đã có em học sinh hỏi:

Em thưa cô thế trẻ con sinh ra trước người lớn ạ? Còn trong giờ học toán thì học sinh
hỏi nhau: Tại sao bài toán có lời văn bạn lại phải ghi đáp số? Trong mỗi tiết học có rất
nhiều câu hỏi được đưa ra, khi không trả lời được các em đã biết nhờ sự giúp đỡ cuả
các bạn khác và cô giáo.
Trong giờ học rất cần sự động viên vì vậy tôi đã dần hình thành cho các em được
thói quen khen bạn khi bạn có tín hiệu trả lời đúng thì các em tự vỗ tay. Khi các em đã
mạnh dạn hơn tôi đã định hướng cho các em vỗ tay khen bạn khi bạn đặt được câu hỏi
hay và những câu trả lời tốt để không làm mất thời gian của tiết học. Khi phát biểu

Hà Thị Hòa - Tiểu học Lãng Sơn - Yên Dũng - Bắc giang

11


Một số biện pháp rèn sự mạnh dạn tự tin cho học sinh qua các hoạt động ở trường

học sinh nói nhỏ, tôi đã hình thành được cho các em thói quen động viên bạn bằng
cách vỗ tay và nói đồng thanh câu “To lên bạn ơi” chứ không phả là những lời chê
bai. Như vậy các em sẽ tự tin điều chỉnh giọng đọc của mình.
Một bàn tay thì không thể tạo nên tiếng vỗ. Vì vậy, muốn học sinh mạnh dạn tự tin
theo tôi nghĩ thì trước hết người thầy phải mạnh dạn để chỉ đường dẫn lối cho các em.
Từ đó phải tạo cơ hội cho các em được nói được chia sẻ trong mọi tiết học cũng như
trong tất cả các hoạt động khi các em đến trường.
* Giải pháp thứ năm: Phối hợp với phụ huynh cùng rèn tính mạnh dạn tự tin
cho học sinh:
Có không ít phụ huynh khi gửi con đến trường yên tâm giao trọng trách giáo dục
học sinh cho nhà trường mà quên rằng vai trò của cha mẹ là vô cùng quan trọng trong
việc phối hợp với nhà trường giáo dục con bởi “Cha mẹ là những người thầy đầu tiên
của các em”. Cha mẹ cần đi cùng với con suốt quãng đường đời mà những năm tháng
tuổi thơ sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho học sinh khi trưởng thành.

Nắm được phương pháp giáo dục của nhà trường, phụ huynh sẽ hiểu rõ
những hoạt động của học sinh ở lớp và có thể tham gia đánh giá sự phát
triển của học sinh. Mặt khác, phụ huynh cũng đánh giá được cách giáo dục
của mình có phù hợp với nhà trường không. Gia đình và nhà trường cần là
người bạn đồng hành cùng chí hướng thì việc giáo dục học sinh mới hiệu
quả. Và quan trọng hơn là phụ huynh có điều kiện tiếp xúc với môi trường
học tập sinh hoạt của học sinh, có điều kiện gần gũi với các cô giáo từ đó
tạo sợi dây liên kết giữa nhà trường và gia đình, giúp các em được sống
trong một môi trường giáo dục tốt, qua đó còn dạy cho các em bài học cần
phải có mối quan hệ tích cực với những người xung quanh.
Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà
trường. Ngay từ đầu năm học khi họp phụ huynh học sinh đầu năm, thay

Hà Thị Hòa - Tiểu học Lãng Sơn - Yên Dũng - Bắc giang

12


Một số biện pháp rèn sự mạnh dạn tự tin cho học sinh qua các hoạt động ở trường

việc cô giáo đánh giá nhận xét học sinh, tôi đã cho tất cả các phụ huynh
đều phải đánh giá những điểm mạnh điểm yếu của con em mình, đồng thời
nói lên tâm tư nguyện vọng của mình với giáo viên để rèn học sinh khi con
em họ đến trường. Và cũng chính phụ huynh là người phải đưa ra được giải
pháp để khắc phục những điểm yếu đó của con mình. Còn giáo viên sẽ giải
đáp những băn khoăn thắc mắc của phụ huynh và đưa ra mục tiêu “Dạy học
sinh tính mạnh dạn tự tin” trong năm học.
Ví dụ: Em Cường về nhà khi có khách đến còn sợ sệt chạy đi nấp. Phụ huynh đưa
ra giải pháp: đến trường nhờ cô giáo chủ nhiệm nhắc nhở giúp, trong những tiết sinh
hoạt cô giáo cho học sinh đóng vai cảnh đó để cho con tôi nhận biết được cháu phải

mạnh dạn ra chào khách ....
Tôi luôn tiếp xúc phụ huynh với một thái độ tích cực thân thiện mạnh dạn trao đổi
cụ thể với phụ huynh về tình hình học tập ở trường, nắm bắt kịp thời những thông tin
về đặc điểm tâm lý tính cách của cá nhân học sinh, mời phụ huynh vào lớp làm quen
với một số hình thứ tổ chức dạy học mới như: Học sinh ngồi học theo nhóm... .Bên
cạnh đó, chúng tôi cũng liên lạc thường xuyên với gia đình học sinh “Qua trao đổi
trực tiếp, điện thoại” để tìm hiểu sinh hoạt của học sinh ở gia đình, thông tin cho cha
mẹ biết tình hình của các em ở lớp, những thay đổi các em để kịp thời có biện pháp
giáo dục phù hợp.
Ngoài ra tôi cũng dành thời gian để đi thăm gia đình học sinh để tạo mối quan hệ
gần gũi thân thiết với phụ huynh. Có như vậy thì biện pháp giáo dục học sinh sẽ hiệu
quả hơn.
3.

Phần kết luận.

3.3.

Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm.

Như vậy bằng nhiều hình thức khác nhau, bản thân luôn cố gắng rèn cho học sinh
những kĩ năng cơ bản có hiệu quả, thể hiện rõ nét ở sự tiến bộ của học sinh trong nhận

Hà Thị Hòa - Tiểu học Lãng Sơn - Yên Dũng - Bắc giang

13


Một số biện pháp rèn sự mạnh dạn tự tin cho học sinh qua các hoạt động ở trường


thức, trong cư xử, đối xử tốt với bạn bè, người lớn và linh hoạt xử lí trong mọi trường
hợp.
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua học tập - sinh hoạt ở nhà trường là
điều hết sức cần thiết cho tương lai các em. Để đạt được điều đó, giáo viên cần kiên
trì, quyết tâm thực hiện từng bước và liên tục trong suốt quá trình giảng dạy.
Qua từng tiết dạy, giáo viên hướng dẫn học sinh kĩ năng làm việc theo nhóm: biết
cách phân công công việc, lắng nghe ý kiến người khác, tranh luận, biết chấp nhận
đúng sai, thống nhất ý kiến, thực hiện đúng ý kiến đã thống nhất… Đây là kĩ năng hết
sức cần thiết khi các em trưởng thành, làm việc trong tập thể.
Trong sinh hoạt hằng ngày, giáo viên cần chú ý nâng dần kĩ năng giao tiếp - tự
nhận thức cho các em như biết sử dụng đúng các quy tắc: chào hỏi, xin phép, cảm ơn,
xin lỗi, yêu cầu… Biết cả thông cảm chia sẻ buồn vui với mọi người.
Giáo dục là sự kết hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội vì vậy sự phối hợp với
phụ huynh học sinh là điều rất quan trọng để rèn học sinh sự mạnh dạn tự tin.
Bản thân tôi nhận thấy giáo dục kĩ năng sống cho mọi người nói chung và học sinh
nói riêng là điều rất cần thiết. Nó trang bị đầy đủ những kĩ năng cho các em để các em
có được cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Đồng thời giúp những em có thói quen xấu
và hành vi tiêu cực trở thành con ngoan, trò giỏi và là người có ích cho xã hội sau này.
Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết của xã hội,
các em không chỉ biết học giỏi về kiến thức mà còn phải được tôi luyện những kĩ
năng sống qua đó tạo cho các em một môi trường lành mạnh, an toàn, tích cực, vui vẻ.
Việc giáo dục kĩ năng sống ngay từ lớp nhỏ sẽ rút ngắn thời gian để trang bị cho các
em vốn kiến thức, kĩ năng, giá trị sống để làm hành trang bước vào đời. Chính vì vậy,
các thầy cô giáo tiểu học luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Vì thế theo bản thân để
làm tốt việc rèn kĩ năng sống cho học sinh, mỗi thầy cô giáo cần phải:
Xác định rõ tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.

Hà Thị Hòa - Tiểu học Lãng Sơn - Yên Dũng - Bắc giang

14



Một số biện pháp rèn sự mạnh dạn tự tin cho học sinh qua các hoạt động ở trường

Nắm vững những đặc trưng về phương pháp và hình thức tổ chức dạy các kĩ năng
giao tiếp, ứng xử vào các môn học và các hoạt động khác.
Tập trung vào việc đầu tư soạn giảng, lồng ghép kĩ năng sống vào các môn học.
Luôn tạo mọi điều kiện để các em có thể bày tỏ, thể hiện mình, tham gia tốt các
buổi hoạt động ngoại khóa của trường, lớp.
Điều quan trọng là mỗi thầy cô giáo phải rèn cho mình tác phong sinh hoạt chuẩn
mực, phải hết lòng thương yêu, gần gũi với học sinh.
Sống, học tập, lao động là những vấn đề thiết yếu mà bản thân luôn cố gắng để
ươm mầm cho thế hệ trẻ. Bởi trẻ em là hạnh phúc của gia đình, tương lai của đất
nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, là nhân tố để cây
đời mãi mãi xanh tươi. Việc chăm sóc và giáo dục trẻ em, bồi dưỡng trẻ em trở thành
công dân tốt của đất nước là một công việc vô cùng quan trọng mà mỗi giáo viên
chúng ta phải cùng có trách nhiệm.
Không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện bản thân trở thành tấm
gương cho học sinh noi theo học tập.
Tạo môi trường lớp học thân thiện, có nhiều cơ hội cho học sinh vui chơi, sinh
hoạt và học tập cùng nhau, để trẻ trải nghiệm kỹ năng mạnh dạn tự tin. Lớp học thật
sự là một tổ ấm yêu thương còn cô giáo là một người bạn lớn luôn luôn lắng nghe,
thấu hiểu và biêt khuyến khích tính mạnh dạn tự tin cho trẻ .
Muốn học sinh nên người và đạt hiệu quả giáo dục như mong muốn cô giáo phải
dành nhiều thời gian dạy học sinh tính “Mạnh dạn tự tin”, sử dụng nhiều hình thức
khác nhau và ở mọi lúc mọi nơi.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan, lễ hội với các hình
thức phong phú sinh động hấp dẫn tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm một cách
tích mạnh dạn tự tin khi giao tiếp với người thân, bạn bè.
Phối hợp tốt với phụ huynh, tạo mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa phụ huynh và

nhà trường, đồng tâm hướng tới mục tiêu chung.
Hà Thị Hòa - Tiểu học Lãng Sơn - Yên Dũng - Bắc giang

15


Một số biện pháp rèn sự mạnh dạn tự tin cho học sinh qua các hoạt động ở trường

Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân, tôi mạnh dạn chia sẻ với hy vọng
rằng: Đây sẽ là một tài liệu nhỏ để các đồng nghiệp gần, xa có thể tham khảo, vận
dụng trong những tình huống sư phạm thích hợp. Hơn thế nữa, giúp đỡ học sinh còn
chưa mạnh dạn là nghĩa vụ, trách nhiệm của người thầy. Kỉ cương - tình thương trách nhiệm ba yếu tố này luôn gắn kết với nhau. Vậy hãy làm hết trách nhiệm bằng
cái tâm của người thầy và hãy nhận lấy trách nhiệm về mình. Những biện pháp trên tôi
đã vận dụng trong quá trình công tác và nó đã góp phần đem lại cho tôi một số kết quả khả quan.
Mỗi một biện pháp là một kinh nghiệm mà bản thân tôi đã làm. Tôi thấy học sinh
thực sự tiến bộ. Nếu mỗi một giáo viên chủ nhiệm mà có “tâm” muốn rèn để học sinh
của mình “mạnh dạn , tự tin” nếu áp dụng những biện pháp này thì phần nào cũng sẽ
có kết quả khả quan. Vì vậy tôi nghĩ sáng kiến của tôi có thể áp dụng cho tất cả các
khối lớp trong trường Tiểu học.
3.4.

Kiến nghị, đề xuất.

Trong các năm học sau tôi mong nhà trường luôn tổ chức nhiều các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo để tạo cho học sinh cơ hội thể hiện bản thân, giúp các em mạnh dạn,
tự tin chủ động trong các hoạt động khi đến trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngày 20 tháng 4 năm 2017
CHỦ SỞ HỮU SÁNG KIẾN


TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

Hà Thị Hòa

Hà Thị Hòa - Tiểu học Lãng Sơn - Yên Dũng - Bắc giang

16


Một số biện pháp rèn sự mạnh dạn tự tin cho học sinh qua các hoạt động ở trường

Hà Thị Hòa - Tiểu học Lãng Sơn - Yên Dũng - Bắc giang

17



×