THAM LUẬN
VỀ ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC
MÔN KỂ CHUYỆN
Mục tiêu của giáo dục tiểu học là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở
ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, vững chắc, lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mĩ về các kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán, có những hiểu
biết ban đầu về nghệ thuật.
Cùng với sự đổi mới nội dung chương trình SGK, phương pháp và các điều kiện
phương tiện phục vụ dạy học, cách nhận xét đánh giá HS, hình thức và dạng bài kiểm
tra cũng được thay đổi và tác động hỗ trợ lẫn nhau làm cho giáo dục ngày càng phát
triển, đáp ứng với yêu cầu phát triển nhân lực chung của đất nước.Tuy nhiên, trong
quá trình thực hiện ở từng trường, từng đơn vị, từng vùng do có những đặc thù, thuận
lợi và khó khăn riêng nên trong quá trình chỉ đạo thực hiện đổi mới chương trình
GDPT cần có những điều chỉnh phù hợp để đem lại hiệu quả cao trong giáo dục.
I. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1.Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo sáng suốt, kịp thời của lãnh đạo các cấp
- Chương trình được xây dựng theo hướng đồng tâm, mở rộng dần ở tất cả các
môn học theo từng khối lớp. Nội dung chương trình được tinh giản lý thuyết nhiều,
tăng thời gian thực hành và tinh giản một số kiến thức không phù hợp, bổ sung những
kiến thức gần gũi, cung cấp cho học sinh những mạch kiến thức cơ bản, thiết thực, có
hệ thống trong sự hoàn chỉnh tương đối. SGK kênh hình chiếm ưu thế với nhiều hình
ảnh sinh động, trọng tâm , màu sắc phong phú hấp dẫn. Kênh chữ ít, cô đọng , kiến
thức các môn học không cho sẵn dưới dạng hoàn chỉnh mà cho dưới dạng mở giúp
HS tiếp nhận thông tin, tự suy nghĩ tìm tòi, tự phát hiện chiếm lĩnh kiến thức và khắc
sâu kiến thức.
- Sau khi các em được học qua 5 năm chương trinhg mới đã thể hiện rõ dược
khả năng so với việc học chương trình cũ cách dây 5 năm. Điều đó chứng tỏ nội dung
chương trình; cách biên soạn sách đã đáp ứng được mục tiêu đặt ra cho bậc học.
- Trình độ đội ngũ được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, đây là điều kiện quyết
định cho việc thực hiện tốt việc đổi mới chương trình GDPT.
- Đội ngũ GV trẻ nhiệt tình, ý thức tự học tự rèn và tinh thần tự giác cao, bên
cạnh đó còn được bồi dưỡng kỹ về phương pháp thực hiện giảng dạy chương trình
thay sách.
2. Khó khăn:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học theo nội dung chương
trình mới chưa đáp ứng yêu cầu ( không cân đối, thiếu đồng bộ) .
-Tranh minh hoạ còn thiếu nhiều , đặc biệt là tranh phân môn kể chuyện.
- Nền kinh tế của địa phương thấp kém , cuộc sống của nhân dân còn quá khó
khăn, đa số phụ huynh ít quan tâm đến việc học tập của con em, hầu như khoán trắng
cho nhà trường và GV. Hơn nữa việc tiếp xúc với thông tin đại chúng còn hạn chế,
nên HS rụt rè, việc tiếp nhận thông tin và tự chiếm lĩnh kiến thức vô cùng khó khăn.
II. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN .
1.Công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn.
- Ở từng năm học, nhà trường đã tiến hành quy hoạch đội ngũ GV và phân công
giảng dạy theo từng khối lớp cho cả 5 năm thay sách. Trên cơ sở đó, đưa GV đi tham
gia tập huấn tất cả các đợt trong 5 năm thay sách.Trong các năm học nhà trường đã tổ
chức các đợt thao giảng, chuyên đề nhằm củng cố về nội dung, phương pháp giảng
dạy và hằng tháng tổ chức sinh hoạt chuyên môn tập trung giải quyết những vướng
mắc trong dạy học chương trình mới.
- Động viên đội ngũ khắc phục khó khăn , nhiệt tình trong giảng dạy và biết tự
đổi mới suy nghĩ của mình.
- Triển khai đầy đủ và hướng dẫn kĩ các văn bản chỉ đạo thay sách, có dự giờ
kiểm tra và nhắc nhở thường xuyên, khuyến khích GV đổi mới cách dạy để đáp ứng
khả học tập của tất cả HS trong lớp, từng bước nâng cao kết quả học tập của HS.
- Hướng dẫn GV nghiên cứu kĩ nội dung chương trình từng môn học, bài học,
dựa vào tình hình thực tế của lớp lập kế hoạch dạy học từng tuần, tháng phù hợp với
đối tượng HS nhằm đảm bảo tính vừa sức để giáo dục có hiệu quả.
- Chỉ đạo GV nghiên cứu kỹ nội dung từng bài học, thiết lập giáo án tinh gọn
đảm bảo mục tiêu nhưng đầy đủ các thông tin, lựa chọn phương pháp, hình thức dạy
học phù hợp với từng đối tượng HS. Việc xác định nội dung dạy học của GV phải
đảm bảo tính hệ thống và đáp ứng yêu cầu của chương trình. Dạy nội dung bài học
mới dựa trên kiến thức kỹ năng của HS đạt được ở bài học trước và đảm bảo vừa đủ
để tiếp thu bài học tiếp sau, từng bước đạt được yêu cầu cơ bản trong chương trình.
2. Các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học phù hợp ới yêu cầu thay sách
( phân môn kể chuyện)
- Trong từng tiết dạy GV cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp và
tổ chức phong phú các hoạt động. Để thực hiện tốt việc đổi mới PPDH theo chương
trình SGK mới, GV cần phải nghiên cứu kĩ NDCT, nắm vững mục tiêu, yêu cầu KT-
KN cơ bản của từng môn học,Trên cơ sở tình hình thực tế và khả năng học tập của
HS, GV thiết lập kế hoạch dạy học cụ thể từng tuần, xây dựng giáo án ngắn gọn đầy
đủ thông tin đảm bảo mục tiêu và các phần cơ bản theo qui định. Lựa chọn PP, hình
thức dạy học phù hợp với từng đối tượng HS, tạo điều kiện tốt nhất cho mọi HS đều
tham gia hoạt động học tập, không để HS yếu đứng bên lề mỗi giờ dạy.
- Trong quá trình giảng dạy cần nghiên cứu kĩ chương trình và điều chỉnh hợp lý
một số nội dung kiến thức phù hợp với đối tượng HS, luôn quan tâm động viên HS
yếu, HS có hoàn cảnh khó khăn, HS khuyết tật tạo điều kiện cho các em hoà đồng
cùng các bạn, giúp đỡ lẫn nhau để học tập cùng tiến bộ.
Hình thức dạy học; tăng cường tổ chức các hoạt động trò chơi tạo sự hưng
phấn cho HS trong học tập; tích cực thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá học sinh
tuyệt đối không gây áp lực, ức chế HS, tổ chức tiết học nhẹ nhàng nhưng hiệu quả.
Song để thực hiện được điều này đòi hỏi mỗi GV phải toàn tâm, toàn ý đầu tư nghiên
cứu bài soạn và chuẩn bị kĩ các nội dung cần thiết thì mới thực hiện thành công tiết
dạy
3. Ưu điểm của chương trình sách giáo khoa mới.
- Kênh hình : Nội dung truyện được diễn tả chủ yếu bằng hệ thống kênh hình,
những hình ảnh có tác dụng định hướng, gợi mở nhiệm vụ của học sinh là chỉ từ kênh
hình đó thành kênh chữ. Ở lớp 1,2 học sinh phải tiến hành quan sát tranh, nhớ lại tình
tiết của nội dung câu chuyện, huy động vốn từ ngữ để diễn đạt. Lên lớp 4,5 nội dung
kể chuyện chủ yếu xoay quanh các dạng bài :
- Kể chuyện được nghe thầy cô kể trên lớp.
- Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
- Kể chuyện chứng kiến hoặc tham gia.
Như vậy để kể chuyện được thì đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp nhiều
kĩ năng ( dùng từ, diễn đạt, giao tiếp, tư duy, ....) thì mới có thể tốt được.
Nội dung truyện được xây dựng ngắn, ít tình tiết phù hợp với khả năng tiếp thu
của học sinh. Hệ thống kênh hình đẹp hấp dẫn kích thích tinh thần học tập của học
sinh. Nội dung kể chuyện gồm truyện ngụ ngôn truyền thuyết, chuyện có thực trong
đời sống hằng ngày, cung cấp cho học sinh những bài học kinh nghiệm về cuộc sống
những đức tính cần thiết góp phần hình thành xây dựng cho trẻ một nhân cách ban
đầu làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhân cách sau này.
Nguyên tắc dạy kể chuyện là dạy hình thành kỹ năng :
- Kỹ năng nghe kể,lưu giữ thông tin
- Kỹ năng quan sát tái hiện thông tin.
- Kỹ năng nói, kỹ năng nói diễn cảm ( kể)
- Kỹ năng phối hợp : lời nói, sắc thái, điệu bộ .
4. Những kết quả học tập đạt được khi thực hiện chương trình SGK mới :
Năng lực giao tiếp của học sinh tốt hơn : Thể hiện rõ nét ở kỹ năng nói rõ ràng,
mạch lạc, đủ câu, từ ngữ chính xác, khi giao tiếp học sinh mạnh dạn, tự tin hơn.
Tâm hồn của học sinh : Qua học kể chuyện HS đựoc bồi dưỡng những kinh
nghiệm sống phong phú, những đức tính cần thiết rất gần gũi, thiết thực với trẻ nên
đời sống tâm hồn trẻ trở nên phong phú hơn.
Năng lực kể chuyện của trẻ phát triển tốt. Kỹ năng nói, diễn đạt, diễn xuất
được nâng cao.
Năng lực tư duy : Khoa học tư duy, khoa học kể chuyện có tác dụng tốt cho sự
phát triển tư duy của trẻ. Với cách thiết kế chương trình, nội dung và quy trình dạy
tiết kể chuyện buộc não bộ của trẻ hoat động một cách tích cực khi trẻ tham gia kể
chuyện. Chính nhờ cách tác động này mà khả năng hoạt động não bộ của trẻ được
tăng cường từ đó giúp trẻ phát triển tư duy.
5. Một số kinh nghiệm
5.1 Làm thế nào để giờ kể chuyện đạt được thành công :
Trong giờ kể chuyện, giáo viên cần giúp cho mỗi học sinh, cả những học sinh
yếu kém cũng có cơ hội được rèn luyện và thành công, để các em có niềm tin vào
bản thân, tạo đà cho những cố gắng tiếp theo. Nếu không đạt được thành công, học
sinh sẽ sợ những giờ học này và cuối cùng giờ học sẽ chỉ là giờ “ trổ tài ” của những
học sinh khá giỏi.
Để làm cho mọi học sinh đều có cảm giác ít nhiều thành công trong giờ học,
cần làm tốt khâu chuẩn bị tinh thần cho học sinh, làm cho mỗi em khi đến lớp đều có
điều muốn kể muốn nói. Trước giờ kể chuyện khoảng 1 tuần, giáo viên phải dặn dò
học sinh chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần sau. Đối với kiểu bài kể chuyện đã nghe, đã
đọc, giáo viên có thể giúp học sinh tìm những câu chuyện phù hợp với chủ điểm, GV
nhắc học sinh đọc kĩ câu chuyện tìm được để nhớ, thậm chí thuộc truyện và nhớ, phải
thuộc mới thành công khi kể. Đối với bài kể chuyện đã chứng kiến, tham gia. GV
khêu gợi vốn sống của HS để mỗi em tìm được nội dung cho bài kể của mình,về
những người những việc có thật trong đời sống xung quanh. Khi HS tìm được câu
chuyện của mình, thích kể cho các bạn nghe câu chuyện đó có nhĩa là HS đã nắm
chắc một phẩn rất lớn của thành công.
Trên lớp ,GVnên cho HS kể chuyện trước trong nhóm, để các em tập kể và rút
kinh nghiệm, đảm bảo thành công khi kể trước lớp.GVcũng không sa đà vào phân
tích cái hay,cái đẹp của câu chuyện vì mục đích chính của giờ kể chuyện rèn luyện
các kĩ năng nghe và nói. Đối với các bài kể chuyện đã nghe đã đọc hoặc chứng kiến,
tham gia, không yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện bạn vừa kể vì đó là đòi hỏi cao và
cũng không phải là nhiệm vụ của bài kể chuyện này.
Đặc biệt, giáo viên cần tế nhị khi hướng dẫn học sinh kể chuyện, cụ thể là :
- Động viên, khuyến khích để học sinh kể chuyện tự nhiên, hồn nhiên như đang
kể cho anh chị em hoặc bạn bè nghe.
- Nếu có em đang kể bỗng lúng túng vì quên câu chuyện, có thể nhắc một cách
nhẹ nhàng để em đó nhớ lại câu chuyện
- Khi tổ chức cho lớp nhận xét lời kể của một học sinh, cần hướng cho các em
đó tìm cái đáng học, đáng khen, lời nhận xét của giáo viên cần nêu đúng ưu, khuyết
điểm trong lời kể của học sinh nhưng diễn đạt khéo léo, tế nhị sao cho mỗi em vẫn
cảm thấy mình ít nhiều đạt được thành công, được thầy cô và các bạn biểu dương,
thừa nhận.Cần khen ngợi những thành công, tiến bộ nhỏ nhất của các em để các em
thêm tự tin, phấn khích, càng ngày càng tiến bộ nhiều hơn.
5.2. Giáo viên cần chú ý khi dạy kiểu bài “ kể lại câu chuyện được nghe kể
trên lớp”
-Thuộc truyện, hiểu truyện làm cho lời kể của mình khắc sâu ấn tượng trong
lòng học sinh, giúp các em nhớ truyện, xúc động về câu chuyện, có nhu cầu kể lại.
-Biết kết hợp lời kể với các phương tiện trực quan khác, để tăng thêm khả năng
ghi nhớ câu chuyện của học sinh.
-Tổ chức giờ học sao cho nhiều học sinh được kể, được trao đổi về nhân vật, về
nội dung, ý nghĩa câu chuyện
Hình thức tổ chức để tạo điều kiện cho nhiều học sinh được luyện kể và thực
hành kể chuyện theo nhóm 2em, như vậy học sinh đỡ mất thời gian di chuyển chỗ
ngồi và chắc chắn HS nào cũng được kể. Hơn nữa hoạt động nhóm ít tốn thời gian
hơn,thời gian nên dành cho hoạt động thi kể chuyện trước lớp sẽ nhiều hơn,số học
sinh tham dự cuộc thi kể trước lớp cũng nhiều hon, sẽ làm tăng không khí sôi nổi của
giờ học .
Bên cạnh đó, GV nên khuyến khích học sinh đọc càng nhiều truyện phù hợp
với lứa tuổi của các em càng tốt và như thế sẽ giúp ích cho các em rất nhiều trong giờ
học kể chuyện đã nghe, đã đọc.
6. Kiến nghị với phòng, sở, bộ :
Cung cấp bộ tranh dạy kể chuyện.
Trên đây là nội dung báo cáo tham luận về đổi mới chương trình GDTH của
trường TH Nguyễn Thị Minh Khai.
Người viết báo cáo Hiệu trưởng