Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

KHẢO sát đặc TÍNH NÔNG học và CHẤT LƯỢNG GIỐNG lúa NÀNG THƠM CHỢ đào DÒNG 1 vụ ĐÔNG XUÂN năm 2016 – 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

TRẦN THANH HOÀI

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC VÀ CHẤT
LƯỢNG GIỐNG LÚA NÀNG THƠM CHỢ ĐÀO
DÒNG 1 VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2016 – 2017

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ GIỐNG CÂY TRỒNG

2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ GIỐNG CÂY TRỒNG

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC VÀ CHẤT
LƯỢNG GIỐNG LÚA NÀNG THƠM CHỢ ĐÀO
DÒNG 1 VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2016 – 2017

Cán bộ hướng dẫn:
PGS. TS. VÕ CÔNG THÀNH

Sinh viên thực hiện:
TRẦN THANH HOÀI


MSSV: B1307449

2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Khoa Học Cây Trồng chuyên ngành Công
Nghệ Giống Cây Trồng với đề tài:

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC VÀ CHẤT
LƯỢNG GIỐNG LÚA NÀNG THƠM CHỢ ĐÀO
DÒNG 1 VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2016 – 2017

Do sinh viên Trần Thanh Hoài thực hiện.
Xin trình lên Hội đồng chấm luận văn.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2017
Cán bộ hướng dẫn

PGs. Ts. Võ Công Thành


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ
sư Khoa Học Cây Trồng chuyên ngành Công Ngành Công Nghệ Giống
Cây Trồng với đề tài:


KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC VÀ CHẤT
LƯỢNG GIỐNG LÚA NÀNG THƠM CHỢ ĐÀO
DÒNG 1 VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2016 – 2017
Do sinh viên Trần Thanh Hoài thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp..............................................
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:...................................
Cần Thơ, ngày tháng năm 2017
Thành viên Hội Đồng

....................................

....................................
DUYỆT KHOA

....................................

4

....................................


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Số liệu và
kết quả được trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kì luận văn nào trước đây.
Tác giả luận văn

TRẦN THANH HOÀI


5


QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Trần Thanh Hoài
Ngày, tháng, năm sinh: 22/7/1995
Nơi sinh: Huyện Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long
Họ và tên cha: Trần Văn Lợi
Họ và tên mẹ: Lê Thị Mỹ Thuận
Địa chỉ thường trú: Xã Thuận An, Huyện Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long
Email:
SĐT: 01226566679
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu Học
Thời gian: 2001 – 2006
Trường: Tiểu Học Thuận An D
Địa điểm: Xã Thuận An, Huyện Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long
2. Trung Học Cơ Sở
Thời gian: 2006 – 2010
Trường: Trung Học cơ sở Thuận An
Địa điểm: Xã Thuận An, Huyện Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long
3. Trung Học Phổ Thông
Thời gian: 2010 – 2013
Trường: Trung Học phổ thông Bình Minh
Địa điểm: Thị Trấn Cái Vồn, Huyện Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long
4. Đại Học
Thời gian: 2013 – 2017
Trường: Đại Học Cần Thơ
Địa điểm: Đường 3/2, Phường Xuân Khánh, Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Cần Thơ, ngày tháng năm 2017
Người khai

Trần Thanh Hoài

6


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Cha. Mẹ hai đấng sinh thành, đã cho con cuộc sống này, và làm tất cả để
tạo điều kiện cho con khôn lớn và học tập. Tiếp thêm niềm tin và hành trang
để con vững bước vào đời
Chân thành tri ân
PGS.TS Võ Công Thành đã tận tình giúp đỡ và hỗ trợ cho em trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Xin chân thành cảm ơn.
Thầy Huỳnh Kỳ, cố vấn học tập lớp Công Nghệ Giống Cây Trồng K39 đã
quan tâm, giúp đỡ em trong suốt khóa học.
Xin chân thành cảm ơn
Ktv. Đái Phương Mai, Ktv. Võ Quang Trung, Ks. Nguyễn Thành Tâm, Ks.
Lý Thị Diễm Kiều, Ks, Ktv. Đặng Thị Ngọc Nhiên, và tập thể cán bộ trong
phòng thí nghiệm Chọn Giống và Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học, bộ môn Di
truyền – Giống Nông Nghiệp đã giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong thời gian thực tập
và làm thí nghiệm trong phòng thí nghiệm.
Thân thương gởi đến
Các bạn sinh viên Công Nghệ Giống Cây Trồng K39, đặc biệt là những
người bạn thân của tôi, những người đã luôn ở bên tôi khi tôi gặp khó khăn,
luôn cùng tôi chia sẽ niềm vui nỗi buồn và động viên, giúp đỡ tôi từ mặt tinh
thần cũng như những công việc trong lúc tôi làm thí nghiệm.


7


Trần thânh Hoài, 2017. “Khảo sát đặc tinh học nông học và chất lượng
giống lúa Nàng Thơm Chợ Đào dòng 1 vụ Đông Xuân năm 2016-2017”.
Luận văn tốt nghiệp đại học, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng,
trường Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn : PGs.Ts. Võ Công Thành

TÓM LƯỢC
Dòng 1 Nàng Thơm Chợ Đào đã được phòng thí nghiệm thuộc bộ môn Di
truyền và Chọn giống Cây trồng tuyển chọn theo hướng thơm, mềm cơm, cần
được tiếp tục khảo sát một số đặc tính nông học và chất lượng. Giống được
trồng trong lô phòng thí nghiệm có diện tích 10m 2 trong vụ Đông Xuân 20162017, chọn một số cá thể ngẫu nhiên phân tích DNA. Kết quả cho thấy 8 cá
thể giống lúa Nàng Thơm Chợ Đào dòng 1 có chiều cao cây từ 173 - 184cm,
số chồi hữu hiệu từ 5-8 chồi, trọng lượng 1000 hạt từ 23,9 - 25,7 gram, năng
suất lý thuyết đạt trên 7 tấn/ha. Về chất lượng gạo có chiều dài hạt gạo trên 7
mm, nhiệt trở hồ (cấp 3-4), độ bền thể gel (cấp 1 và cấp 3), hàm lượng
amylose <16%, hàm lượng protein đạt trên 5% và có mang gen DNA mùi
thơm đặc trưng giống với giống đối chứng thơm.

8


MỤC LỤC

9


DANH SÁCH HÌNH

Hình
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7

Tên hình
Chiều cao và số chồi giống Nàng Thơm Chợ Đào
Hình ảnh hoa lúa dòng NTCĐ-1-3 khi trổ
Lô thí nghiệm bị ảnh hưởng bởi bệnh vàng là và bọ xít hôi
Chiều dài và hình dạng hạt gạo dòng NTCĐ-1-1 (A) và NTCĐ1-5 (B)
Nhiệt trở hồ NTCĐ-1-1, NTCĐ-1-2, NTCĐ-3 và NTCĐ-1-4
Độ bền gel NTCĐ-1-1 và NTCĐ-1-2
Sản phẩm PCR của các dòng lúa thí nghiệm

10

Trang
30
31
33
34
35
36
37



DANH SÁCH BẢNG
Bảng
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
3.1
3.2
3.3
3.4

Tên bảng
Tiêu chuẩn đành giá chiều dài và hình dạng hạt gạo theo IRRI
(Juliano, 1993)
Thang đành giá hàm lượng amylose (IRRI, 1988)
Phân cấp độ bền thể gel theo thang đánh giá của (IRRI 1996)
Bảng phân cấp độ trở hồ (Jennings et al., 1979)
Bốn primer nhận diện gen thơm fgr
Thành phần phản ứng PCR
Chiều cao và số chồi hữu hiệu của giống lúa Nàng Thơm Chợ
Đào
Các chỉ tiêu nông học của các dòng lúa thí nghiệm.
Chiều dài và hình dạng hạt gạo của các dòng lúa
Các chỉ tiêu về chất lượng gạo

11

Trang

23
24
25
26
27
27
29
31
34
36


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắc

Ý nghĩa

NTCĐ

Nàng Thơm Chợ Đào

BAD

Enzyme Betaine Aldehyde Dehydrogenase

D/R

Dài/Rộng

ĐBSCL


Đồng Bằng Sông Cửu Long

IRRI

International rice reseach institude (viện lúa quốc tế)

SNP

Single Nucleotide Polymorphism

SSR

Simple Sequence Repeats

RAPD

Random amplified polymorphic DNA

RFLP

Restriction Fragment Length Polymorphisms

2AP

2 - Acetyl - 1 pyrroline

12



MỞ ĐẦU
Hiện nay, trên thị trường lúa gạo Quốc Tế nhu cầu lúa gạo có chất lượng,
năng suất cao và ổn định theo thời vụ canh tác đang được quan tâm. Theo
Nguyễn Đăng Nghĩa và Nguyễn Manh Chinh (2009), với truyền thống trồng
lúa lâu đời, người nông dân Việt đã đúc kết kinh nghiệm truyền cho nhau
nhiều kinh nghiệm, trong đó “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” hay “cố
công không bằng tốt giống” là những kinh nghiệm vẫn giữ nguyên giá trị từ
đời này sang đời khác. Qua đó cho thấy yếu tố giống có vai trò hết sức quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp và là tiền đề của mỗi vụ sản xuất.
Theo Vũ Văn Hiền và ctv., (1999) cho rằng giống phải cho năng suất cao
và ổn định, chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi cũng
như chất lượng gạo phải đáp ứng yêu cầu sử dụng. Việc chọn tạo những giống
cây trồng nhằm cải tạo và hoàn thiện cấu trúc di truyền của những đặc tính có
lợi tạo những cây trồng có tính thích ứng với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và
ổn định theo thời vụ. Bên cạnh đó các yêu cầu về chất lượng cũng phải cao
đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, hiện nay các giống lúa tại đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng
cũng như trong nước nói chung. Các đặc tính giống ngày một không ổn định
theo thời gian canh tác cũng như chất lượng ngày một giảm. Để tìm ra hướng
giải quyết vấn đề cấp thiết như hiện nay đề tài “Khảo sát đặc tinh học nông
học và chất lượng giống lúa Nàng Thơm Chợ Đào dòng 1 vụ Đông Xuân
năm 2016-2017” được thục hiện. Bước đầu đánh đặc tính nông học và chất
lượng gạo.

13


CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về cây lúa
1.1.1 Nguồn gốc cây lúa

Trên thế giới có hai loài lúa được trồng và xác định có lịch sử từ thời cổ
đại đó là loài trồng ở châu Á Oryza sativa và Oryza glaberrima được trồng
nhiều ở châu Phi. Theo Oka (1964), cho rằng tổ tiên của Oryza sativa là loài
lúa hoang phổ biến Oryza sativa f . spontanea và suy luận rằng các giống lúa
có hạt trắng không râu đến từ “var. rufipogon” của lúa hoang. Theo nhiều tác
giả thì cây lúa có nguồn gốc khác nhau, nhưng chưa có một chứng minh nào
được công nhận về nguồn gốc của cây lúa.
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), căn cứ vào các tài liệu lịch sử, di tích khảo
cổ, đặc điểm sinh thái học của cây lúa trồng và sự hiện diện rộng rãi của các
loài lúa hoang dại trong khu vực, nhiều người đồng ý rằng nguồn gốc cây lúa
là ở vùng đầm lầy Đông Nam Á
1.1.2 Nguồn gốc giống Nàng Thơm Chợ Đào
Nàng Thơm Chợ Đào là một giống lúa nổi tiếng với chất lượng cao mùi
thơm đậm thuộc xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Lúa Nàng Thơm
có thể trồng được ở nhiều nơi, nhưng không ở đâu có hương vị thơm, dẻo,
ngọt, ngon bằng trồng ở cánh đồng xung quanh Chợ Đào. Gạo Nàng Thơm
Chợ Đào hạt dài, thon, ở giữa có một khối trắng đục mà người ta gọi là “hột
lựu”.Thời gian sinh trưởng của Nàng Thơm Chợ Đào từ 170-185 ngày chỉ sản
xuất được 1 vụ trong năm, năng suất 3,5 tấn/ha. Khi đem giống lúa Nàng
Thơm trồng nơi khác chỉ sau một mùa là “hột lựu” đã biến mất và chất lượng
gạo theo đó cũng giảm đi rất nhiều.
1.2 Một số đặc tính nông học của cây lúa.
1.2.1 Thời gian sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng của cây lúa tùy thuộc từng loại giống và điều kiện
tự nhiên, đời sống cây lúa bắt đầu từ nảy mầm đến chín và thu hoạch.
Theo Jennings et al., (1979) phương pháp canh tác và lượng phân đạm
bón là hai yếu tố phổ biến ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng cây lúa.
Thời gian sinh trưởng của cây lúa chia ra ba giai đoạn: giai đoạn tăng
trưởng (giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng), giai đoạn sinh sản (giai đoạn sinh
dục), va giai đoạn chín theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008).

Theo Yoshida (1985), thời gian sinh trưởng của một giống lúa thay đổi tùy
14 ứng chu kỳ, nhiệt độ và các điều kiện ngoại cảnh
thuộc vào mùa vụ do có phản
khác. Bên cạnh đó, cũng theo Yoshida (1981) ông cho rằng những giống lúa
có thời gian sinh trưởng quá ngắn sẽ không có đủ thời gian tích lũy chất khô
cho quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh sản sinh sinh dục có thể không


cho năng suất cao. Nhưng nếu các giống lúa có thời gian sinh trưởng quá dài
cũng không cho năng suất cao do sự sinh trưởng sinh dưỡng dư dẫn đến đỗ
ngã.
Theo Nguyễn Thành Hối (2008), thời gian sinh trưởng cây lúa chia thành
4 nhóm:
Nhóm A0, cực ngắn ngày thời gian sinh trưởng < 90 ngày
Nhóm A1, ngắn ngày thời gian sinh trưởng từ 09 – 105 ngày
Nhóm A2, trung bình thời gian sinh trưởng từ 106 – 120 ngày
Nhóm B, dài ngày thời gian sinh trưởng > 120 ngày
Theo Yoshida (1976), cho rằng những giống lúa ngắn ngày sẽ không cho
năng suất cao vì cây lúa không đủ thời gian tích lũy chất khô trong thời gian
sinh trưởng và phát triển. Trái với Yochida thì Bùi Chí Bửu (1998), cho rằng
những giống lúa ngắn ngày có thời gian sinh trưởng ngắn nên cần sử dụng
nhiều dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ để tạo năng suất, do đó chú ý tạo nên
giống lúa thấp cây, lá đòng thẳng đứng.
1.2.2 Chiều cao cây
Chiều cao cây và độ cứng của thân rạ là hai yếu tố quyết định nên tính đổ
ngã của cây. Nếu chiều cao cây thấp và thân rạ cứng thì cây ít đổ ngã. Ngược
lại, khi chiều cao cây cao và thân rạ mềm thì cây dễ ngã, tăng hiện tượng rợp
bóng, làm cản trở sự chuyển hóa chất dinh dưỡng và hợp chất quang hợp làm
hạt lép cho năng suất thấp. Tuy nhiên theo Clarkson and Hanson (1980), đưa ý
kiến không phải cây lúa thấp thân rạ đều cứng nó còn phụ thuộc vào đường

kính thân, độ dày thân rạ và mức độ bẹ lá ôm lấy lóng. Khi thân cây lúa dày
hơn thì có nhiều bó mạch hơn nó sẽ cứng cáp, tạo khả năng vận chuyển chất
khô tích lũy tốt hơn tạo năng suất cao. Theo Bùi Chí Bửu (1992), có ít nhất 5
nhóm gen điều khiển tính trạng chiều cao cây.
Sự sinh trưởng chiều cao cây là đặc tính di truyền tùy theo giống lúa.
Chiều cao cây được kiểm soát bởi đa gen và ảnh hưởng của hoạt động cộng
tính (Kailiamati et al., 1987).
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), nếu sạ thẳng hoặc cấy dày, ruộng có nhiều
nước, thiếu ánh sáng, bón nhiều đạm thì lóng có xu hướng vươn dài và mềm
yếu làm cây lúa bị đổ ngã.
1.2.3 Số bông/m2
Theo Nguyễn Đình Giao (1997), trong các yếu tố tạo nên năng suất số
bông/m2 là yếu tố có tính15quyết định nhất vì nó có thể đóng góp 74% năng
suất, trong khi số hạt và trọng lượng hạt chỉ đóng góp khaongr 26% năng suất.
Số bông/m2 tỉ lệ nghịch với số hạt chắc/bông và trọng lượng 1000 hạt sẽ
giảm (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).


Theo Võ Tòng Xuân (1979), cho rằng giống có nhiều chồi rất cần thiết
cho sản lượng tối đa, còn tùy thuộc vào mật độ sạ cấy và khả năng nở bụi của
từng giống lúa.
1.2.4 Số hạt chắc/bông
Đặc tính số hạt chắc/bông chịu tác động rất lớn từ môi trường. Số hạt trên
bông nhiều hay ít phụ thuộc vào số gié hoa phân hóa và số gié hoa chưa phân
hóa, số hạt chắc/bông của một giống lúa không chỉ được quyết định bởi giống
mà còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và kỹ thuật canh tác. Trên cùng
giống lúa bông chính thường có nhiều hạt, những bông phụ phát triển sau nên
có ít hạt (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008; Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).
Số hạt chắc được quyết định từ đầu thời điểm phân hóa đòng đến khi lúa vào
chắc nhưng quan trọng nhất là thời kỳ phân bào giảm nhiễm, trỗ bông, phơi

màu, thụ phấn, thụ tinh và vào chắc (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998).
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), những giống lúa cải thiện số hạt chắc trên
bông đối với lúa sạ từ 80 – 100 hạt, lúa cấy từ 100 – 120 hạt là tốt cho điều
kiện ĐBSCL. Ngoài ra theo Nguyễn Bích Hà Vũ (2006), cũng cho rằng các
giống có số hặt chắt trên bông cao sẽ có tiềm năng năng suất cao.
1.2.5 Tỷ lệ hạt chắc
Tỷ lệ hạt chắc là phần trăm hạt chắc trên tổng số hạt, tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc
vào số hạt trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu tác động của điều
kiện môi trường.
Sau khi thụ tinh phôi nhũ phát triển nhanh thành hạt. Khối lượng gạo tăng
nhanh trong vòng 15 – 20 ngày sau trỗ, đồng thời với quá trình vận chuyển và
tích lũy vật chất, hạt lúa vào chắc và chin dần.
Theo Lê Thị Dự (2000), tỷ lệ hạt chắc có thể do sự điều khiển của đa gen
không cộng tính chiếm ưu thế.
Tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc vào số hoa trên bông và ảnh hưởng của điều kiện
ngoại cảnh và đặc tính sinh lý của cây lúa mà hoa nhiều hay ít. Nếu như số hoa
trên bông quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng hoa thấp. Muốn năng suất cao thì tỷ
lệ hạt chắc phải đạt trên 80% (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Theo Nguyễn Đình Giao và ctv., (1997) và Nguyễn Ngọc Đệ (1998), cho
rằng để cây lúa đạt được năng suất cao thì cần có số lượng bông trên đơn vị
diện tích vừa phải, gia tăng số hạt chắc trên bông trên một đơn vị diện tích là
biện pháp gia tăng năng suất tốt hơn là gia tăng số bông/m2 .
1.2.6 Trọng lượng 100016hạt
Trọng lượng hạt do hai yếu tố cấu thành là khối lượng vỏ trấu chiếm 20%
và khối lượng hạt gạo chiếm 80% (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). Vì vậy,
cần chọn tạo ra những giống lúa có khối lượng hạt gạo cao để gia tăng năng


suất. Tuy nhiên, không nên chọn hạt quá to thường kéo theo bạc bụng, giá trị
xuất khẩu sẽ giảm (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

Trọng lượng hạt là đặc tính ổn định của cây lúa vì kích thước của hạt lúa
bị kiểm soát chặt chẽ bởi kích thước của bỏ trấu (Yoshida, 1981).
Theo Nguyễn Đình Giao và ctv., (1997) cho là trọng lượng 1000 hạt ít phụ
thuộc vào môi trường, có tính di truyền cao, thường phụ thuộc chủ yếu vào
giống.
Theo Matsushima (1976), cho biết cây lúa bị che bông nhiều trước khi trổ
bông, làm thay dổi kích thước vỏ hạt và làm giảm đi trọng lượng 1000 hạt từ 4
– 5g.
Theo Kailiamani et al., (1987) gen điều khiển tính trạng trọng lượng hạt ở
mức trộ hoàn toàn hay trội từng phần.
1.2.7 Tỷ lệ chồi hữu hiệu
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), cho rằng trong thời kỳ bắt đầu phân hóa
đòng, chồi nào có chiều cao khoảng 2/3 chiều cao thân chính hoặc khoảng 3 lá
thì có thể trở thành chồi hữu hiệu nếu điều kiện dinh dưỡng và môi trường sau
đó thuận lợi, ngược lại sẽ trở thành chồi vô hiệu và chết đi.
Theo Yoshida (1981), lại cho rằng trong điều kiện đặc biệt cây lúa có thể
mọc được 40 chồi. Trên thực tế thì không phải tất cả chồi đều phát triển thành
bông. Các yếu tố ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác cũng ảnh hưởng đến sự nảy
chồi.
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng gạo
1.3.1 Chiều dài và hình dạng hạt
Phẩm chất hạt gạo trên thị trường phụ thuộc rất lớn vào thị hiếu của người
tiêu dùng, từng quốc gia, như thị trường của Nhật Bản ưa chuộng loại gạo cho
cơm dẻo. Thị trường Trung Đông thích hạt gạo có mùi thơm. Thị trường Châu
Âu thích gạo không có bất cứ mùi nào trong khi thị trường Thái Lan lại thích
loại gạo cho cơm mềm nhưng không dính. Hiện nay đối với thị trường lúa gạo
quốc tế để đạt yêu cầu xuất khẩu phải có chiều dài hạt gạo từ 7mm (Bùi Chí
Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000).
Chiều dài hạt gạo là tình trạng ổn định nhất ít bị ảnh hưởng của môi
trường và điều khiển của gen. Trong khi đó, Chang and Somirith (1979), cho

rằng chiều dài hạt gạo do đa gen điều khiển.
Chiều dài hạt gạo được xếp theo: hạt dài > hạt trung bình > hạt ngắn > hạt
rất ngắn.
17
Do tiêu chuẩn để đánh giá chiều dài và hình dạng hạt thay đổi theo từng
nước tiêu dùng nên đã gây khó khăn nhiều cho các nhà lai tạo giống. Mặc dù
lúa lai tạo cho năng suất cao và khả năng kháng được sâu bệnh hại nhưng


chiều dài và hình dạng của hạt không đạt theo nhu cầu thị hiếu trên thị trường
của từng quốc gia thì cũng không đạt tiêu chuẩn.
1.3.2 Hàm lượng amylose
Tinh bột hạt gạo có hai dạng là amylose và amylopectin. Amylose được tạo
thành từ các đơn phân là α-D glucose liên kết với nhau bằng cầu nối α-1,4glucosidic. Trong khi amylopectin cũng được tạo thành từ các đơn phân α-D
glucose nhưng được lien kết bằng hai loại cầu nối là α-1,4-glucosidic và α-1,6glucosidic. Độ dẻo của cơm phụ thuộc vào hàm lượng amylopectin trong gạo.
Nhưng để xác định hàm lượng amylopectin thì khó hơn là xác định hàm lương
amylose. Do đó, người ta chỉ định lượng amylose rồi suy ra hàm lượng
amylopectin chứ không trực tiếp định lượng amylopectin.
Theo Huang and Li (1990), hàm lượng amylose được kiểm soát bởi một
gen chủ yếu. Nhưng theo Singh et al., (2000), cho rằng hàm lượng amylose
được kiểm soát bởi một gen và một gen phụ bổ sung hoặc ảnh hưởng do nhiều
alen.
Theo Phạm Thị Phấn (2009), hàm lượng amylose ảnh hưởng chủ yếu lên
đặc tính của cơm. Nó tương quan nghịch với độ mềm cơm, độ bóng cơm và độ
dẻo của cơm. Các giống có hàm lượng amylose cao (>25%) thì khô và xốp,
nhưng cứng khi nguội lại. Giống có hàm lượng amylose trung bình ( 21 –
25%) thì nở it hơn sau khi nấu và cơm mền xốp. Giống có hàm lượng amylose
thấp (8 – 20%) cơm thường ướt, dẻo và bóng khi nấu chín, hàm lượng
amylose càng thấp, tính dẻo của cơm càng cao và mềm khi để nguội và ngược
lại.

1.3.3 Hàm lượng protein
Protein là yếu tố thể hiện chất dinh dưỡng của hạt gạo. Gạo có hàm lượng
protein càng nhiều thì giá trị dinh dưỡng càng cao và được ưa chuộng nhiều
hơn. Theo đó xu hướng chọn lọc cũng theo hướng giá trị dinh dưỡng cao để
giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em các nước nghèo (Nguyễn Ngọc
Đệ, 2008).
Theo Bùi Chí Bửu (2000), thì hàm lượng protein chứa trong hạt gạo thấp
(6-8%) thấp hơn so với lúa mì và các loại ngủ cốc khác. Các giống lúa ở Việt
Nam có hàm lượng protein trong khoảng 5-8%, thường nằm khoảng 7-8%.
Nhưng hàm lượng lysine khá cao (3,5-4%) cao hơn so với các loại ngủ cốc
khác.
Theo Jenning et al., (1979),
nếu bón đủ phân cho cây lúa đặc biệt là loại
18
phân có hàm lượng đạm cao và áp dụng đúng các kỹ thuật canh tác thì có thể
cải thiện hàm lượng protein của giống lúa cụ thể có thể tăng từ 1-2%,nếu
không thì hàm lượng protein chỉ tương đương với các giống lúa địa phương.


Ngoài ra hàm lượng protein còn chịu ảnh hưởng của bức xạ mặt trời. Nếu
lượng bức xạ cao trong thời gian phát triển của hạt thì sẽ làm giảm hàm lượng
protein trong hạt. Vi thế ta trồng lúa vùng nhiệt đới, trong mùa khô thì hàm
lượng protein thấp hơn mùa mưa.
1.3.4 Độ trở hồ
Độ trở hồ đo bằng phản ứng kiềm hóa hạt gạo, ngâm hạt gạo đã sạch vỏ
cám và bỏ phôi, sau đó bỏ hạt gạo vào trong dung dịch KOH 1,7% trong 24
giờ ở nhiệt độ phòng (Little et al., 1958). Độ trở hồ thường từ 55-790C và
được chia làm ba nhóm chính (Jenning et al., 1979):
Thấp : <700C
Trung bình : 70-740C

Cao : >740
Độ trở hồ dùng để xác định thời gian cần thiết để nấu cơm (Nguyễn Ngọc
Đệ, 2008).Độ trở hồ là đặc tính dùng để xác định phẩm chất hạt gạo khi nấu,
cũng là nhiệt độ cần thiết để nước hấp thụ và tinh bột phồng lên không hoàn
nguyên lại được khi nấu (Jenning et al., 1979 ).
Theo Jennings et al., (1979), cho rằng đặc tính của cơm liên quan nhiều
đến độ trở hồ hơn là hàm lượng amylose của hạt gạo. Hạt gạo có độ trở hồ cao
cần nhiều nước và thời gian để nở ra, hạt gạo có độ trở hồ tháp và trung bình
thường mềm có khuynh hướng rã ra khi nấu. Độ trở hồ tỉ lệ thuận với thời gian
cần để hạt gạo rã ra.
Theo Jennings et al., (1979), độ trổ hồ tuy không liên quan chặt chẽ với
hàm lượng anylose nhưng độ trở hồ lại quyết định chất lượng hạt gạo khi nấu.
Sự liên hệ này rất quan trọng vì đa số trường hợp các nhà chọn giống sẽ dùng
cách thử nghiệm độ trở hồ để đánh giá hàm lượng amylose nếu như không có
điều kiện định lượng amylose.
1.3.5 Độ bền thể gel
Theo Jenning et al., (1979) cho rằng lúa có độ bền thể gel mềm thường có
hàm lượng amylose thấp (<20%). Các giống có hàm lượng amylose như nhau
có thể khác nhau về độ bền thể gel. Có nhiều quan điểm khác nhau về di
truyền của độ bền thể gel. Theo Tang et al., (1991), cho rằng độ bền thẻ gel là
do một cặp gen điều khiển nhưng lại tương tác với một số gen phụ khác.
Nhưng Chang and Li (1981), khẳng định là độ bền thể gel chỉ do một cặp gen
điều khiển.
Độ bền thể gel có thể19đo lường xu hướng cứng cơm khi để nguội và độ
bền thể gel cứng có liên quan chặt chẽ tới tính cứng cơm của hạt gạo (Nguyễn
Ngọc Đệ, 2008).


1.3.6 Tính thơm
Theo Vương Đình Tuấn (2001), cho rằng mùi thơm của gạo do 2- acetyl1-pyroline và được tìm thấy trong thành phần của gạo nấu, mùi thơm được tạo

nên do một lọai hóa chất có khả năng khuếch tán trong không khí là esteaceton-aldehyde. Nó là tiêu chí quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến khẩu vị
và dễ bị biến đổi trong quá trình bảo quản. Tuy nhiên, không chỉ hợp chất này
tạo tính thơm mà đó là sự hỗn hợp của hơn 100 hợp chất bay hơi khác nằm
trong nội nhũ.
Nhiều nghiên cứu về sự kiểm soát di truyền của các tính trạng mùi thơm
trong hạt gạo đã được báo cáo (Ali et al., 1993; Pinson, 1994; Tsuzuki and
Shimokawa, 1990). Trong đó, một số tác giả cho rằng đặc điểm mùi thơm
được kiểm soát bởi một cặp gen, trong khi đó một số tác giả khác lại cho rằng
mùi thơm được kiểm soát bởi đa gen.
Ảnh hưởng của môi trường đến mùi thơm cũng được ghi nhận, nhưng đến
nay vẫn chưa được biết rõ. Giống Khao Dawk Mali 105 của Thái Lan ở các
loại đất khác nhau thì lại cho mùi thơm khác nhau. Tương tự, ở Việt Nam,
giống lúa Nàng Thơm Chợ Đào hay Nàng Hương chỉ cho mùi thơm đặc trưng
khi được trồng ở những vùng đất nhất định, nếu trồng ở các vùng đất khác thì
chỉ có mùi thơm nhẹ hoặc không có mùi thơm.

20


CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP
2.1 Thời gian và địa điểm
2.1.1 Thời gian
Thí nghiệm được thực hiện vào vụ Đông Xuân 2016-2017.
2.1.2 Địa điểm
Thí nghiệm thực hiện tại nhà lưới Chọn Giống và Ứng Dụng Công Nghệ
Sinh Học, thuộc Khoa Nông nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học
Cần Thơ. Sau khi thu hoạch, mẫu được thu và phân tích các chỉ tiêu nông học
và phẩm chất tại phòng thí nghiệm Chọn Giống và Ứng Dụng Công Nghệ
Sinh Học, thuộc Khoa Nông nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học
Cần Thơ.

2.2 Phương tiện
2.2.1 vật liệu nghiên cứu
Sử dụng giống lúa Nàng Thơm Chợ Đào dòng 1 để làm thí nghiệm, và
giống lúa IR28 là giống đối chứng gen thơm.
2.2.2 Thiết bị, hóa chất thí nghiệm
Tủ sấy, máy ly tâm (14.000 vòng/phút ), cân điện, máy đo quang phổ, máy
đo độ ẩm, tủ làm lạnh, nồi nấu nước, nhiệt kế, đĩa pitri, máy water bath, dao,
máy ảnh, thước kẻ: Thước dài, thước đo chiều dài, chiều rộng hạt gạo,…
Các loại hóa chất dùng trong thí nghiệm phân tích như: Dung dịch KOH
1,7%; HCL 30%; ethanol 95%; NaOH 1N và một số dung dịch khác.
2.3 Phương pháp thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện tại nhà lưới trong một vụ. Chọn lô thí nghiệm
sau đó ngâm ủ giống, khi lúa đủ 14 ngày sinh trưởng phát triển tốt sẽ tiến hành
cấy vào lô thí nghiệm đã chọn. Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển
các dòng lúa Nàng Thơm Chợ Đào được chọn 8 cá thể và đánh giá đặc tính
nông học cùng với các đặc tính chất lượng để chọn dòng tốt nhất. Cùng với
việc chọn cá thể để đánh giá chất lượng. Tiến hành thu hoạch 5m 2 để tính năng
suất thực tế và thu 1m2 đếm số chồi và tính năng suất lý thuyết.
2.4 Các phương pháp đánh giá
2.4.1 Đánh giá đặc tính nông học
2.4.1.1 Thời gian sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng được xác định từ lúc hạt nảy mầm cho đến khi thu
21 được xác định khi 85% hạt trên bông chín.
hoạch. Thời điểm thu hoạch
2.4.1.2 Số chồi hữu hiệu
Đếm toàn bộ số chồi trên bụi, ghi nhận chỉ tiêu hàng tuần.


2.4.1.3 Chiều cao cây
Chiều cao cây được đo sau 7 ngày gieo cho đến khi thu hoạch. Chiều cao

cây được đo từ gốc đến lá lúa cao nhất, vào giai đoạn trổ bông đo từ gốc đến
bông lúa cao nhất.
2.4.1.4 Số bông
Đếm toàn bộ số bông trên bụi, ghi nhận chỉ tiêu hàng tuần.
2.4.1.5 Phương pháp tính năng suất
Thu riêng 1m2 lúa trên một ô thí nghiệm và đếm tổng số bông của 1m 2, kí
hiệu là B (bông).
Đếm tổng số hạt lép, kí hiệu là L (hạt lép).
Đếm tổng số hạt chắc, kí hiệu là C (hạt chắc).
Đếm đúng 1.000 hạt chắc, cân và quy về ẩm độ 14%, lặp lại 3 lần, kí hiệu
là w1, w2, w3 (g).
Tất cả trọng lượng đều qui về ẩm độ chuẩn 14%

W14% =

W 0 (100 − H 0 )
86

W0: Trọng lượng mẫu lúc cân
H0: Ẩm độ mẫu lúc cân
Năng suất
Năng suất thực tế của lúa được tính từ lượng lúa thu hoạch từ 5m 2, đập,
phơi, giê, cân và qui về ẩm độ 14%, kí hiệu là w (kg).
*Năng suất thực tế (tấn/ha):
W
10000( m 2 )
x
= Wx 2
1000
5( m 2 )


*Năng suất lý thuyết (tấn/ha):

sobong / m 2 × hatchac / bong × TL1000hat / 1000
=
100

22


2.4.2 Phương pháp đánh giá chất lương hạt gạo
2.4.2.1 Chiều dài và hình dạng hạt gạo
Đo chiều dài hạt gạo dùng giấy kẻ li hay thước đo, mỗi dòng lấy 10 hạt
gạo xếp theo chiều dọc và chiều ngang, cố định các hạt nối đuôi nhau trên
đường thẳng để đo chiều dài và khích nhau về chiều ngang để đo chiều rộng
hạt gạo.
Tiến hành đo 3 lần và lấy trung bình. Phân loại chiều dài và hình dạng hạt
gạo theo tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất hạt gạo của IRRI (Juliano, 1999) được
trình bài (Bảng 2.1).
Bảng 2.1 Tiêu chuẩn đành giá chiều dài và hình dạng hạt gạo theo IRRI
(Juliano, 1993)
Cấp
Chiều dài hạt gạo (mm)
Dạng hạt (D/R)
1
Rất dài >7,5
Thon dài >3
3
Dài 6,61-7,5
Trung bình 2,1-3,0

5
Trung bình 5,51-6,6
Bầu 1,1-2,0
7
Ngắn ≤5,5
Tròn ≤1,0
Ghi chú: D/R: Tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng hạt

2.4.2.1 Hàm lượng amylose (Cagampang và Rodriguez., (1980)
Bước 1: Chuẩn bị dung dịch
ethanol 95%
HCl 30%
NaOH 1 N
Dung dịch Iod (0,2% I2 và 2% KI)
Bước 2: Chuẩn bị mẫu
Cân 50 mg bột gạo đã được nghiền mịn, cho vào ống 50 ml.
Thêm 0,5 ml ethanol 95%, lắc nhẹ cho tan đều.
Thêm 9,5 ml NaOH 1 N. Để qua đêm ở nhiệt độ phòng.
Bước 3: Pha loãng và đo mẫu
Rút 100 μl dịch trích cho vào bình định mức 25 ml (đối với mẫu thử thay
dịch trích bằng 100 μl NaOH 1 N).
Thêm nước cất khoảng ½ bình, lắc đều.
Thêm 250 μl HCl 30%, lắc đều.
Thêm 250 μl dung dịch Iod, lắc đều.
Thêm nước cất đến vạch định mức.
Chuyển sang ống 50 ml, lắc đều và để yên trong 30 phút. Lắc đều trước
23
khi cho vào cuvette và đo độ hấp thụ ở bước sóng 580 nm.



Bước 4: Dựng đường chuẩn và tính kết quả
Đường chuẩn có dạng:
Y = aX + b
Trong đó: Y là độ hấp thụ OD
X là lượng amylose có trong mẫu đem đo (mg/ml).
Amylose( % ) =

X
x
2

Tính hàm lượng amylose theo công thức:
Đánh giá hàm lượng amylose theo thang đánh giá của IRRI (1988) (Bảng
2.2)
Bảng 2.2 thang đánh giá hàm lượng amylose (IRRI, 1988)
STT
Đánh giá
Phân loại gạo
Hàm lượng Amylose (%)
1
Nếp
Nếp
0-2
2
Rất thấp
Gạo dẻo
3-9
3
Thấp
Gạo dẻo

10-19
4
Trung bình
Mềm cơm
20-25
5
Cao
Cứng cơm
>25
2.4.2.2 Hàm lượng protein (Lowry O.H., 1951)
Bước 1: Chuẩn bị dung dịch ly trích
Dung dịch NaOH 0,1 N.
Dung dịch A (Na2CO3 2% + Na-K-tatrate 0,05% + NaOH 0,1N).
Dung dịch B (CuSO4 0,1%).
Dung dịch C (A:B = 45 :5).
Dung dịch Folin 1 N
Bước 2: Chuẩn bị mẫu
Cân 10 mg bột gạo + 1 ml NaOH 0,1 N.
Lắc ít nhất 2 giờ hay để qua đêm.
Bước 3: Pha loãng mẫu
Vortex mẫu sau đó ly tâm mẫu 14.000 vòng/phút trong 3 phút.
Hút 100 μl mẫu cho vào ống 10 ml. Đối với mẫu blank, thay dung dịch ly
trích bằng 100 μl NaOH 0,1 N.
Thêm 1 ml nước cất, lắc đều.
Thêm 500 μl dung dịch C.
Trộn đều và để yên trong 10 phút.
Thêm 50 μl Folin 1 N, trộn đều và để yên trong 30 phút.
24
Lắc đều mẫu, sau đó cho vào Cuvette và đo ở bước sóng 580 nm.
Bước 4: Dựng đường chuẩn và tính kết quả

Pha dung dịch gốc Bovine serum albumin (BSA).


Đường chuẩn có dạng:
Y = aX + b
Trong đó: Y là Độ hấp thụ OD.
X là Lượng protein có trong mẫu đem đo.

P (%) =
Hàm lượng protein được tính theo công thức:
m=

Với:

m là trọng lượng thực của mẫu :
H%: Độ ẩm của mẫu

X
x100
m

10 x (100 − H %)
100 − 14

2.4.2.3 Độ bền thể gel (Tang et al., 1991)
Bước 1: Chuẩn bị mẫu
Tách vỏ trấu và đo ẩm độ hạt gạo.
Nghiền mịn và cân mẫu (100 mg với ẩm độ 12%).
Bước 2: Hoà tan mẫu
Thêm 0,2 ml ethanol 95% có chứa 0,025% thymol blue.

Thêm 2 ml KOH 0,2 N. Sau đó khuấy đều bằng máy Vortex.
Đậy nắp và đun cách thủy (nhiệt độ 1000C) khoảng 8 phút. Lấy ra, để yên
trong 5 phút và sau đó làm lạnh trong nồi nước đá 20 phút.
Bước 3: Đọc và ghi kết quả
Để ống nghiệm nằm ngang trên bề mặt bằng phẳng, để gel chảy từ từ và
sau một giờ thì tiến hành đo chiều dài thể gel (từ đáy đến mí trên của thể gel).
Đánh giá độ bền thể gel theo thang điểm của IRRI (1996) (Bảng 2.3)
Bảng 2.3 Phân cấp độ bền thể gel theo thang đánh giá của (IRRI 1996)
Loại độ bền thể gel
Cấp
Chiều dài thể gel (mm)
Rất mềm
1
80-100
Mểm
3
61-80
Trung bình
5
41-60
Cứng
7
35-40
Rất cứng
9
<35
2.4.2.4 Độ trở hồ (Jennings et al., 1979)
Chuẩn bị hai mẫu cho mỗi giống/dòng được thử. Mỗi mẫu lấy sáu hạt gạo,
cạo sạch lớp cám, chọn hạt không bị nứt và để vào dĩa petri.
Thêm 10 ml KOH 1,725% vào mỗi dĩa petri.

Đậy dĩa petri lại và để yên trong 23 giờ ở nhiệt độ phòng.
Đánh giá độ lan rộng và độ trong suốt của hạt gạo theo thang điểm của
Jennings et al., (1979) được trình bày ở Bảng 2.4.


×