Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC GỖ CỦA HAI NGHỆ SỸ WILLY VERGINER VÀ BRUNO WALPOTH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

LƯƠNG MINH CÔN

NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC GỖ CỦA HAI NGHỆ SỸ
WILLY VERGINER VÀ BRUNO WALPOTH

LUẬN VĂN THẠC SỸ MỸ THUẬT
Chuyên ngành: Mỹ thuật Tạo hình (Điêu khắc)
Mã số: 60210102
Khóa: 18 (2015 – 2017)

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS ĐOÀN THỊ MỸ HƯƠNG

Hà Nội - 2017


BẢNG VIẾT TẮT CHỮ CÁI

Dt

Danh từ

Đk

Điêu khắc



GS

Giáo sư

GV

Giảng viên

H

Hình

Nđk

Nhà điêu khắc

NT

Nghệ thuật

NTTH

Nghệ thuật tạo hình

Nxb

Nhà xuất bản

PGS


Phó giáo sư

PGS.TS

Phó giáo sư. Tiến sĩ

PL

Phụ lục

ThS

Thạc sỹ

Tr.

Trang

TS

Tiến sỹ


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
BẢNG VIẾT TẮT CHỮ CÁI
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .......................................................................... 2

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài .................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................ 4
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
6. Những đóng góp của luận văn ...................................................................... 5
7. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ... 6
1.1. Khái niệm “Nghệ thuật điêu khắc gỗ” ....................................................... 6
1.1.1. Khái niệm “Nghệ thuật điêu khắc” ......................................................... 6
1.1.2. Khái niệm “điêu khắc gỗ” ..................................................................... 11
1.2. Khái quát về nghệ thuật điêu khắc bằng chất liệu gỗ .............................. 12
1.3. Lược sử về sự nghiệp sáng tác nghệ thuật của 2 nghệ sĩ Willy Verginer và
Bruno Walpoth ................................................................................................ 13
1.3.1 Lược sử về sự nghiệp sáng tác nghệ thuật của nghệ sĩ Willy Verginer ...... 13
1.3.2. Lược sử về sự nghiệp sáng tác nghệ thuật của nghệ sĩ Bruno Walpoth .... 15
CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRONG CÁC
TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC GỖ CỦA HAI NGHỆ SỸ WILLY
VERGINER VÀ BRUNO WALPOTH ....................................................... 18
2.1. Nội dung thể hiện trong các tác phẩm điêu khắc gỗ của hai nghệ sỹ Willy
Verginer và Bruno Walpoth ............................................................................ 18
2.1.1. Đề tài trong tác phẩm điêu khắc gỗ của nghệ sỹ Willy Verginer ........ 18
2.1.2. Đề tài trong tác phẩm điêu khắc gỗ của nghệ sỹ Bruno Walpoth ............. 20


2.2. Hình thức nghệ thuật tạo hình trong các tác phẩm điêu khắc gỗ của hai
nghệ sỹ Willy Verginer và BrunoWalpoth ..................................................... 22
2.2.1. Hình khối và đường nét trong các tác phẩm điêu khắc gỗ của hai nghệ
sĩ Willy Verginer và Bruno Walpoth .............................................................. 22
2.2.2. Không gian trong các tác phẩm điêu khắc gỗ của hai nghệ Willy
Verginer và Bruno Walpoth ............................................................................ 25

2.2.3. Chất cảm trong các tác phẩm điêu khắc gỗ của hai nghệ sỹ................. 29
2.3. Những điểm tương đồng và khác biệt trong nghệ thuật điêu khắc gỗ của
hai nghệ sĩ Willy Verginer và Bruno Walpoth ............................................... 33
CHƯƠNG 3: THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT
TRONG CÁC TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC GỖ CỦA 2 NGHỆ SỸ
WILLY VERGINER VÀ BRUNO WALPOTH ........................................ 37
3.1. Thành công trong nghệ thuật tạo hình của hai nghệ sĩ Willy Verginer và
Bruno Walpoth ................................................................................................ 37
3.2. Hạn chế trong nghệ thuật tạo hình của hai nghệ sĩ Willy Verginer và
Bruno Walpoth ................................................................................................ 41
3.3. Giá trị nghệ thuật trong những tác phẩm điêu khắc gỗ của hai nghệ sĩ
Willy Verginer và Bruno Walpoth .................................................................. 42
3.4. Ảnh hưởng nghệ thuật điêu khắc gỗ của hai nghệ sĩ đối với điêu khắc thế
giới................................................................................................................... 44
KẾT LUẬN .................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 50
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................... 53
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................... 71


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghệ thuật điêu khắc vốn có lịch sử từ xa xưa, ngay từ lúc con người còn
sống trong các hang động và bắt đầu làm đẹp cho cuộc sống của mình. Nghệ
thuật điêu khắc gắn bó với kiến trúc nên nó càng có tiếng nói quan trọng trong
đời sống và sự phát triển của lịch sử loài người. Điêu khắc là một loại hình
nghệ thuật sử dụng các chất liệu khác nhau để tạo nên tác phẩm nghệ thuật
tồn tại và chiếm chỗ trong không gian thực bằng cách tạc, đục, nặn, gò…

Trong nghệ thuật tạo hình, điêu khắc là một loại hình vô cùng đặc sắc,
sử dụng đa dạng chất liệu như: đá, đất nung, thạch cao, gỗ, kim loại, xi măng
… để tạo tác. Trong đó, chất liệu gỗ là chất liệu có nguồn gốc tự nhiên, có
nhiều ưu thế trong quá trình tạo hình điêu khắc và có khả năng biểu đạt cũng
như biểu cảm riêng với các loại chất liệu khác.
Với nền nghệ thuật điêu khắc Hiện đại của Ý, Willy Verginer và Bruno
Walpoth là hai nghệ sĩ có những tác phẩm điêu khắc ấn tượng trên chất liệu
gỗ, chứa đựng tinh thần mạnh mẽ cùng những cảm xúc chân thực. Hai tác giả
không chỉ thành công trong việc khai thác chất liệu gỗ, hoàn thiện ngôn ngữ
trong các sáng tác của mình mà còn truyền đạt được tinh thần, cá tính thẩm
mỹ của riêng mình khi tạo lập những đường nét, hình khối, không gian trong
tác phẩm. Đối tượng trung tâm trong các sáng tác của Willy Verginer và
Bruno Walpoth là con người. Hai nghệ sỹ khai thác những câu chuyện, vấn đề
trong đời sống thường nhật mà con người đối mặt. Bằng ngôn ngữ hình khối,
các tác phẩm của Willy Verginer và Bruno Walpoth không chỉ mang giá trị
thẩm mỹ thuần túy mà còn mang giá trị nhân văn, giá trị giáo dục khi chứa
đứng những thông điệp về môi trường, khí hậu, thế giới động vật…
Vì vậy, người viết lựa chọn đề tài nghiên cứu: Nghệ thuật điêu khắc gỗ
của hai nghệ sĩ Willy Verginer và Bruno Walpoth làm luận văn tốt nghiệp hệ


2

đào tạo trình độ Thạc sỹ. Qua quá trình thực hiện đề tài, người viết mong
muốn mình có thêm cơ hội để nghiên cứu về nghệ thuật tạo hình trong các tác
phẩm điêu khắc gỗ của Willy Verginer và Bruno Walpoth để rút ra được
những kinh nghiệm cho các sáng tác của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở Việt Nam hiện nay chưa có tài liệu nghiên cứu chuyên ngành về các
tác phầm điêu khắc gỗ của Willy Verginer và Bruno Walpoth. Về lĩnh vực

điêu khắc, điêu khắc gỗ hiện có các công trình nghiên cứu và các bài viết liên
quan có thể kể đến:
Tài liệu sách liên quan tới đề tài
Phạm Thị Chỉnh – Trần Tiểu Lâm (2008), Giáo trình Mỹ thuật học,
Nxb Đại học Sư Phạm. Cuốn sách nghiên cứu về mỹ thuật cùng những đặc
trưng của ngành nghề thuật này. Trong đó, điêu khắc cũng được nhắc đến với
tư cách là một trong hai loại hình cơ bản của nghệ thuật tạo hình.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Dũng (2013), Tìm hiểu về ngôn ngữ điêu khắc,
tạp chí Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm. Bài viết phân tích về những
đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật điêu khắc với các yếu tố cơ hữu cấu thành:
đường nét, khối hình và không gian. Các yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau trong việc hoàn thiện một tác phẩm điêu khắc.
Nghiêm Thị Thanh Nhã (2011), Bài viết: Vài nét về hình tượng con
người trong điêu khắc đăng trên tạp chí Văn Hóa - trường Đại học Văn hóa
đưa ra những khái niệm cơ bản về điêu khắc cũng như đề cập đến hình ảnh
con người trong các tác phẩm điêu khắc thuộc một số nền nghệ thuật nổi tiếng
trên thế giới.
Triệu Ân (2011), bài viết Màu - trong điêu khắc ngoài trời phân tích về
vai trò, hiệu quả và đặc điểm của màu sắc trong các tác phẩm điêu khắc ngoài
trời cũng như mối quan hệ của yếu tố màu với các yếu tố hình khối trong điêu
khắc, không gian trưng bày điêu khắc.


3

Lương Đức Hùng (2012), Yếu tố hiện thực trong điêu khắc của Henry
Moore, luận văn trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Luận văn nghiên cứu về
yếu tố hiện thực trong các tác phẩm điêu khắc của Henry Moore.
Bên cạnh đó còn có các nguồn tư liệu như:
- Các trang mạng điện tử, sách điện tử: chứa

đầy đủ thông tin về nghệ sỹ Willy Verginer. Các thông tin bao gồm: cuộc
sống, hoạt động nghệ thuật và album sáng tác của nghệ sỹ.
- Các trang mạng điện tử : cho biết khá
đầy đủ thông tin về nghệ sỹ Bruno Wapoth. Trong đó, lý lịch hoạt động nghệ
thuật của ông được xem là quan trọng nhất, các tác phẩm điêu khắc từ trước
đến nay đều được đăng tải thường xuyên, có những tác phẩm được sáng tác
trong năm mới nhất cũng đã đăng lên.
- Thời báo hành khách, ảnh và nghệ thuật: giving voice to wood (hãy
để điêu khắc lên tiếng) của tác giả Wolfgang Mabry Willy Verginer - điêu
khắc và hiện thực ( http//www.ufunk.net)
Mười tác phẩm điêu khắc vĩ đại ()
Nhà điêu khắc tài năng Bruno Walpoth (http://wwwtuttarpiturascultura
poesiamusica.com )
Triển lãm các tác phẩm điêu khắc ( )
Bruno Walpoth_ Hiện thực trong điêu khắc gỗ ( art- sheep.com )
Các tác phẩm điêu khắc nổi bật của Willy Verginer(thisiscollossal.com)
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Luận văn muốn nghiên cứu về nghệ thuật tạo hình điêu khắc gỗ của hai
nghệ sĩ Willy Verginer và Bruno Walpoth, cụ thể là hệ thống, phân tích với
những nét đặc trưng trong khai thác chất liệu, đề tài, tạo hình khối, màu sắc…
trong các tác phẩm của hai nghệ sỹ, qua đó rút ra được những kinh nghiệm
cho các sáng tác nghệ thuật của mình.


4

- Nghiên cứu về nghệ thuật điêu khắc gỗ của hai nghệ sĩ Willy Verginer
và Bruno Walpoth
- Tìm hiểu về bố cục, chủ đề, kỹ thuật tạo hình và những điểm tương
đồng, khác biệt trong nghệ thuật điêu khắc gỗ của hai nghệ sỹ.

- Phân tích, đánh giá những tác phẩm nghệ thuật để thấy được cái hay
cái đẹp trong tác phẩm cũng như trong nghệ thuật điêu khắc gỗ của hai nghệ
sĩ.
- Nghiên cứu tính hiện thực trong nghệ thuật tạo hình điêu khắc của hai
nghệ sĩ Willy Verginer và Bruno Walpoth.
- Chỉ ra những thành công và hạn chế nghệ thuật tạo hình điêu khắc của
hai nghệ sĩ và những đóng góp cho nghệ thuật thế giới và điêu khắc Việt
Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Đặc trưng trong các tác phẩm điêu khắc gỗ
của hai nghệ sĩ Willy Verginer và Bruno Walpoth, cụ thể là ở các khía cạnh:
đề tài, chất liệu, tạo hình đường nét, khối, màu sắc và không gian.
- Phạm vi nghiên cứu: Những tác phẩm điêu khắc tượng tròn bằng
chất liệu gỗ của hai nghệ sĩ Willy Verginer và Bruno Walpoth.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập dữ liệu từ một số nguồn chính thống về các đề
tài có liên quan: các công trình nghiên cứu, các bài viết trên tạp chí, đặc san
chuyên ngành, các bài viết trên các trang thông tin điện tử … để có những
thông tin toàn diện làm cơ sở nghiên cứu về nghệ thuật tạo hình trong các tác
phẩm điêu khắc của hai nghệ sĩ Willy Verginer và Bruno Walpoth.
- Sử dụng phương pháp liên ngành để nghiên cứu: liệt kê, tổng hợp,
phân tích, so sánh, đối chiếu để từ đó hệ thống được những nét đặc trưng
trong nghệ thuật tạo hình của hai tác giả.


5

6. Những đóng góp của luận văn
- Về mặt lý luận: Hy vọng kết quả luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu

ích cho sinh viên các trường nghệ thuật trong quá trình tìm hiểu về nghệ thuật
tạo hình điêu khắc.
- Về thực tiễn: Hy vọng luận văn sẽ trở thành tư liệu có ích giúp các
nghệ sỹ có thêm nguồn thông tin tham khảo, rút kinh nghiệm và học tập trong
quá trình sáng tác các tác phẩm.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 78 (trang), phần mở đầu (5 trang), chính chương (41),
kết luận (2 trang), tài liệu tham khảo (2 trang), phụ lục ảnh (19 trang)
Nội dung chính của luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung để nghiên cứu đề tài (11 trang)
Chương 2: Đặc trưng nghệ thuật tạo hình trong các tác phẩm điêu khắc
gỗ của hai nghệ sĩ Willy Verginer và Bruno Walpoth (20 trang)
Chương 3: Thành công, hạn chế và giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm
điêu khắc gỗ của hai nghệ sĩ Willy Verginer và Bruno Walpoth (11 trang)


6

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm “Nghệ thuật điêu khắc gỗ”
1.1.1. Khái niệm “Nghệ thuật điêu khắc”
Điêu khắc là một trong những loại hình cơ bản của nghệ thuật tạo hình.
Theo các di chỉ khảo cổ khai quật được, có thể thấy rằng: nghệ thuật điêu
khắc đã ra đời từ thời tiền sử, khi tư duy thẩm mỹ của con người dần hình
thành và xã hội loài người đã có những bước tiến bộ nhất định. Mỗi một thời
kỳ và một nền văn hóa, nền nghệ thuật thậm chí mỗi một cá nhân sẽ có định
nghĩa về ngành nghệ thuật này không hoàn toàn giống nhau.
- Khái niệm “Nghệ thuật”

Cuốn Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học như sau đưa ra hai
định nghĩa cho danh từ nghệ thuật:
“Nghệ thuật (dt) .1 Hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng
sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình
cảm. Nghệ thuật tạo hình. Xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn
học. 2 Phương pháp, phương thức giàu tính sáng tạo” [23, tr.865].
Bên cạnh đó cuốn Từ điển Tiếng Việt của hội Khoa học – Xã hội –
Nhân văn thì nghệ thuật được định nghĩa là:
“Nghệ thuật (dt) là công việc là có đường lối, phương pháp, để tỏ ý thức,
tình cảm hay lý tưởng của mình trên ba điểm: Chân, thiện và mĩ. Người ta đã
thống nhất ý chí về nghệ thuật và sắp xếp chúng theo thứ tự: 1. Âm nhạc; 2. Vũ
điệu; 3. Hội họa; 4. Điêu khắc; 5. Kiến trúc; 6. Ca kịch; 7. Điện Ảnh” [4, tr.844]
Cuốn Từ điển Mỹ thuật phổ thông của tác giả Đặng Thị Bích Ngân (chủ
biên) đưa ra định nghĩa:


7

“Nghệ thuật là các phương pháp tiến hành để làm ra các sản phẩm chứng
tỏ tài khéo léo, sự suy nghĩ, trí tưởng tượng, cảm xúc và sự sáng tạo của con
người. Với quan niệm hiện đại, định nghĩa nghệ thuật thường phản ánh những
tiêu chuẩn thẩm mĩ trong văn học – xã hội… Nghệ thuật phản ánh các tiêu
chuẩn đẹp, khéo và sáng tạo. Đặc biệt, nghệ thuật thường khai thác sự đối lập
giữa các yếu tố để sáng tạo. Người nghệ sĩ tinh tế phát hiện được các yếu tố
khác nhau trong nội dung, trong kỹ thuật, trong quan điểm để sáng tạo nên tác
phẩm nghệ thuật” [11, tr.101].
Từ các định nghĩa ở trên, chúng ta có thể hiểu như sau:
Nghệ thuật là sự sáng tạo ra những sản phẩm, tác phẩm mang giá trị tư
tưởng, thẩm mĩ tạo ra cảm xúc, tình cảm và tinh thần cho người xem.
- Khái niệm “Điêu khắc”

Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, thuật ngữ “điêu
khắc” được định nghĩa như sau: “Điêu khắc là loại hình nghệ thuật thể hiện
hoặc gợi tả sự vật trong không gian bằng cách sử dụng những chất liệu như
đất, đá, gỗ, kim loại,…tạo thành những hình nhất định. Nghệ thuật điêu khắc.
Những người làm điêu khắc được gọi là các nhà điêu khắc” [23, tr.404].
Còn cuốn Từ điển Tiếng Việt của tác giả Văn Tân thì đưa ra định nghĩa:
“Điêu khắc là sự biểu thị tình cảm, tư tưởng bằng những hình trong không
gian tạo bằng những chất liệu như đất, đá, gỗ, thạch cao, kim loại… nhằm
một mục đích thẩm mỹ.” [16, tr.298].
Trong Từ điển Tiếng Việt (1997) của nhà xuất bản Đà Nẵng định nghĩa
Điêu khắc là: “loại hình nghệ thuật thể hiện hoặc gợi tả sự vật trong không
gian bằng cách sử dụng các chất liệu như đất, đá, gỗ, kim loại… tạo thành
những hình nhất định” [17, tr.310].
Theo Từ điển Thuật ngữ mĩ thuật phổ thông (2002), điêu khắc là:
Nghệ thuật thực hiện những tác phẩm có không gian ba chiều (tượng
tròn) hoặc hai chiều (chạm khắc, chạm nổi) bằng cách gọt, đẽo, gò, đắp,


8

gắn… những khối vật liệu rắn chắc như gỗ, đá, kim loại… Điêu khắc còn là
nghệ thuật nặn tượng hoặc tạc tượng bằng đôi bàn tay khéo léo của người
nghệ sĩ, đồng thời là nghệ thuật đúc tượng thông qua việc đổ khuôn” [11,
tr.65]
Điêu khắc trang trí
Trong cuốn Từ điển Tiếng việt của Viện ngôn ngữ học xuất bản năm
2016, trang trí được định nghĩa là bố trí các vật thể có hình khối và đường nét,
màu sắc khác nhau sao cho tạo ra một sự hài hòa, làm đẹp mắt một khoảng
không gian nào đó”[23, tr.1296].
Cuốn Từ điển Mĩ thuật Phổ thông của tác giả Đặng Thị Bích Ngân

(2012) thì trang trí (A. Decoration ; P. Décoration) được định nghĩa “là nghệ
thuật làm đẹp, phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần của con người. Nhờ
những yếu tố trang trí các vật dụng vừa có giá trị thẩm mĩ vừa nâng cao được
giá trị sử dụng.Vì vậy, trang trí nằm trong nghệ thuật ứng dụng (art
appliqués)…” [12, tr.132].
Qua những định nghĩa, nội dung và ý nghĩa nêu trên kết hợp với ý
nghĩa của hai thuật ngữ “điêu khắc” và “trang trí”, chúng ta nhận thấy điêu
khắc trang trí được hiểu là những tác phẩm được gọt, đục, chạm, khắc dùng
để làm đẹp và là một thành tố không độc lập, cần cho không gian và kiến trúc
liên quan.
Từ các định nghĩa nêu trên với các cách biểu đạt khác nhau nhưng đã
phần nào giúp chúng ta hiểu và nhận diện được những nét cơ bản về khái
niệm “ Nghệ thuật điêu khắc” như sau:
Nghệ thuật điêu khắc là một loại hình nghệ thuật thị giác, sản phẩm của
hoạt động sáng tạo và là một trong những phương tiện biểu đạt thông tin của
con người. Nghệ thuật điêu khắc tạo nên các tác phẩm tồn tại trong không
gian ba chiều thông qua quá trình: khai thác chất liệu (gỗ, đá, kim loại… ), tạo
hình đường nét và hình khối trên chất liệu bằng đa dạng phương pháp (đẽo,


9

gọt, đục, tạc…). Về mặt hình thức thể hiện, điêu khắc được chia làm hai loại:
Tượng tròn và phù điêu.
Tượng tròn là dạng thức điêu khắc cơ bản thứ nhất. Tượng tròn là tác
phẩm nghệ thuật tồn tại trong không gian ba chiều vậy nên người xem có thể
thưởng thức tác phẩm theo điểm nhìn khác nhau như trước, sau, phải, trái,
trên, dưới… Khi điểm nhìn thay đổi thì các khối hình và không gian tác phẩm
cũng thay đổi theo. Từ đó cảm xúc mà người xem nhận được từ các điểm
nhìn, góc nhìn khác nhau thì nó cũng khác nhau. Người xem có thể di chuyển

xung quanh tác phẩm, thậm chí có thể thâm nhập vào bên trong tác phẩm để
quan sát và cảm nhận, cảm thụ cái đẹp của tác phẩm. Đối với tượng tròn,
người xem không chỉ cảm nhận tác phẩm bằng thị giác mà còn có thể cảm
nhận bằng xúc giác.
Tượng tròn có thể đặt trong không gian nội thất hay ngoại thất, thậm
chí có thể là một phức hợp quần thể kiến trúc – điêu khắc. Tùy theo nội dung
và mối quan hệ với không gian mà tượng tròn được chia làm các thể loại khác
nhau như tượng có kích thước nhỏ, tượng trang trí, tượng triển lãm, tượng
đài…với các hình thức thể hiện là tượng chân dung, bán thân, cụm tượng
được bố cục theo phong cách hiện thực, trừu tượng hay lập thể…
Phù điêu là dạng thức điêu khắc cơ bản thứ hai. Phù điêu gắn bó hoàn
toàn trên không gian hai chiều của mặt phẳng chất liệu. Hay nói cách khác,
mặt phẳng là nền tảng để xây dựng một tác phẩm phù điêu. Không gian trong
phù điêu được thể hiện thông qua mật độ dày mỏng, sự lồi lõm của hình khối
mà người nghệ sỹ tạo lên trên mặt phẳng chất liệu. Tuy chỉ nhìn thấy mặt
chính diện nhưng một tác phẩm phù điêu vẫn như nhìn thấy cả phía đang bị
che khuất. Đó chính là nhờ ánh sáng tác động đến độ lồi, lõm, cao, thấp của
khối tạo ra hiệu quả đậm nhạt…
Ngoài ra, nghệ thuật điêu khắc còn được phân chia theo sắc màu biểu
đạt: màu nguyên của chất liệu, vật liệu hay màu được sơn vẽ lên bề mặt các


10

đường nét, hình khối của tác phẩm. Màu sắc có sự gắn kết chặt chẽ với hình
khối. Màu sắc và hình khối là hai yếu tố bổ trợ tạo nên sự tồn tại của nhau
trong các tác phẩm.
Màu trong điêu khắc
“Khi việc sử dụng màu trong điêu khắc không còn là điều gây hoài
nghi, thì việc sử dụng màu như thế nào mới là điều đáng nói. Những thể loại

tác phẩm nào thường làm cho nhà điêu khắc nảy sinh ra ngẫu hứng sử dụng
màu sắc? Các tác phẩm theo phong cách hiện thực thường ít được thể nghiệm
màu trên đó bởi sự lệ thuộc vào cách nhìn đã quen với cái có thực”[ 21, tr.37].
Màu trong điêu khắc không những có tác dụng thể hiện được những ý tưởng
táo bạo của tác giả mà còn sửa chữa những khiếm khuyết của chất liệu, tạo
màu và nối các khối với nhau. Điêu khắc không chỉ có vẻ đẹp của hình khối,
chất liệu. Màu và ánh sáng màu đã làm cho điêu khắc trở nên hấp dẫn hơn,
tươi mới hơn. Việc sử dụng màu trong điêu khắc như một điều tất yếu trong
lịch sử nghệ thuật, ngoài việc muốn thể hiện sự biểu cảm mới mẻ, việc sử
dụng màu sắc trên tượng khi đặt trong không gian môi trường thì màu sắc
cũng đóng góp một phần không nhỏ vào việc tăng mỹ cảm của toàn bộ tổng
thể bố cục chung.
Việc vẽ màu lên một tác phẩm điêu khắc là một sự giải tỏa những cảm
xúc nghệ thuật một cách nhanh chóng và mạnh mẽ mà không thông qua việc
xử lý hình khối của tác phẩm. Đối với tác phẩm điêu khắc ngoài trời, việc đặt
một tác phẩm điêu khắc ở một nơi công cộng nào đó là phải nắm rõ luật phối
cảnh của những cảnh quan thiên nhiên với tác phẩm của mình, đưa tác phẩm
của mình hòa nhập vào thiên nhiên, tạo ra ấn tượng đồng điệu với cảnh quan,
tạo ra một sự thú vị đối với con mắt của người thưởng lãm, nhưng không có
nghĩa là dùng màu có thể tạo ra những thay đổi của không gian điêu khắc. Nói
một cách tổng quát, màu sắc có thể tôn lên giá trị của tác phẩm, nâng tác
phẩm lên một tầm cao mới, ấn tượng hơn, hấp dẫn hơn nhưng có thể màu sắc


11

làm cho tác phẩm trở lên thô kệch, đối chọi với khung cảnh xung quanh. Bên
cạnh những tác phẩm điêu khắc khai thác toàn bộ giá trị biểu đạt của màu sắc
tự nhiên của chất liệu trong các tác phẩm thì còn có các tác phẩm điêu khắc
thay đổi màu sắc chất liệu vốn có để thể hiện ý đồ sáng tác của mình.

Màu tự thân
Màu tự thân là những sắc màu vốn có một cách tự nhiên của chất liệu,
không chịu bất cứ sự tác động thay đổi sắc tố nào từ phía con người. Bản thân
mỗi chất liệu được sử dụng trong điêu khắc đã có một hình dạng riêng, tính
chất riêng, sắc màu riêng...và có những tác động thị giác tới người tiếp nhận
riêng. Hay có thể nói rằng mỗi chất liệu và màu sắc tự nhiên của chất liệu có
giá trị tự thân nhất định trong thẩm mỹ cũng như hiệu quả tác động tới nhận
thức, tâm lý của con người.
1.1.2. Khái niệm “điêu khắc gỗ”
Gỗ là một dạng tồn tại vật chất có cấu tạo chủ yếu từ các thành phần cơ
bản như xenluloza, hemixenluloza, lignin và một số chất khác. Gỗ được khai
thác chủ yếu từ cây thân gỗ.
Gỗ là một tài nguyên tái tạo trung hòa cacbon và dồi dào, vật liệu gỗ
được quan tâm đặc biệt là nguồn năng lượng tái tạo. Con người đã dùng gỗ từ
hàng ngàn năm vào nhiều mục đích khác nhau, mà chủ yếu làm nhiên liệu
hoặc nguyên vật liệu sử dụng trong xây dựng kiến trúc, vũ khí và làm giấy.
Từ những tìm hiểu trên, có thể hiểu rằng: Điêu khắc gỗ là một loại hình
của nghệ thuật tạo hình điêu khắc vậy nên cũng mang đầy đủ những đặc trưng
cơ bản của nghệ thuật điêu khắc. Chất liệu được sử dụng trong các sáng tác là
gỗ. Hình thức chế tác đa dạng cưa, cắt, đục… bằng các công cụ: dao, đục,
đẽo, cưa… Điêu khắc gỗ cũng mang những tính chất cơ bản của của nghệ
điêu khắc về tạo hình đường nét, khối, không gian. Hai dạng thức cơ bản của
điêu khắc gỗ là: tượng tròn và phù điêu.


12

Từ những định nghĩa về “điêu khắc” và về “gỗ” chúng ta có thể hiểu
điêu khắc gỗ như sau: Điêu khắc gỗ là một loại hình điêu khắc sử dụng chất
liệu gỗ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật với các công cụ như dao, đục,

đẽo, cưa… để tạo hình như mong muốn. Từ những nhát dao, nhát cưa đó
những vân thớ gỗ được khoe ra như một cách trang trí tự nhiên cho tác phẩm
nghệ thuật.
Điêu khắc gỗ màu là một loại hình điêu khắc sử dụng chất liệu gỗ
trong quá trình sáng tạo nghệ thuật với các công cụ khác nhau để tạo hình
như mong muốn. Màu trong các tác phẩm điêu gỗ có thể là màu bên ngoài
cũng có thể là màu tự thân chất liệu gỗ đó.
1.2. Khái quát về nghệ thuật điêu khắc bằng chất liệu gỗ
Trong nghệ thuật tạo hình, chất liệu luôn đóng vai trò quan trọng khẳng
định giá trị của tác phẩm. Giá trị đó được thể hiện rõ hơn trong nghệ thuật
điêu khắc. Bên cạnh việc xây dựng nội dung, hình tượng cho tác phẩm, nghệ
thuật điêu khắc còn đòi hỏi sự gia công các chất liệu nặng nhọc, vất vả với sự
trợ giúp của các phương tiện kĩ thuật, tốn kém về công sức và tiền của. Chất
liệu trong nghệ thuật điêu khắc góp phần cho tiếng nói nội dung được biểu đạt
trọn vẹn, hoàn chỉnh. Chất liệu gỗ được xem là chất liệu khá quan trọng của
điêu khắc. Bởi gỗ cho chúng ta cảm nhận về sự thô mộc , ấm áp, giản dị, đơn
giản và gần gũi.
Ở Việt Nam, điêu khắc gỗ có từ rất lâu đời. Hình thức nghệ thuật này
gắn bó mật thiết với các công trình kiến trúc truyền thống (các đình, đền, chùa
miếu, nhà ở …) và hệ thống tượng tôn giáo, tín ngưỡng. Hiện chưa tìm được
thư tịch ghi nhận lại thời điểm điêu khắc gỗ ra đời. Gỗ lại là chất liệu không
bền vững, dễ bị hủy hoải theo thời gian và các tác động của môi trường ngoại
cảnh. Vậy nên, dựa theo những cổ vật hiện còn lưu giữ lại, thì có thể nhận định
rằng nghệ thuật điêu khắc gỗ ở Việt Nam đã ra đời từ lâu và trở thành nghề thủ
công truyền thống, cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao.


13

Bản thân mỗi chất liệu có một đặc tính thể hiện riêng, biểu hiện mỹ

cảm riêng. So với các chất liệu kim loại, gỗ cho cảm giác ấm áp, đơn giản.
Tương ứng với chất liệu, kỹ thuật tạo tác cũng có những sự tương thích. Việc
sử dụng các công cụ: dao, đục…trực tiếp tạo hình trên khối chất liệu giúp cho
các đường nét trở nên đa dạng.
Với nhiều ưu thế tạo thuận lợi cho quá trình chế tác mà gỗ không chỉ
được các thế hệ nghệ nhân dân gian ưa chuộng trong các tác phẩm của mình
và đây cũng là chất liệu được các nghệ sỹ tạo hình hiện đại ưa chuộng. Nền
nghệ thuật Hiện đại Việt Nam ra đời dựa trên dấu mốc thành lập trường Cao
đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Tại đây, những chất liệu và kỹ thuật tạo hình
dân gian truyền thống được khuyến khích khai thác, vận dụng và biến đổi kết
hợp với những kiến thức nghệ thuật hàn lâm phương Tây trong các sáng tác
nghệ thuật. Gỗ không phải là chất liệu truyền thống và duy nhất có ở Việt
Nam. Đây là chất liệu đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nền nghệ thuật trên
thế giới. Tuy nhiên, với sự khác nhau về địa lý – khí hậu, đặc trưng kết cấu,
tính chất gỗ ở các vùng miền có ít nhiều khác biệt. Bên cạnh đó, sự khác biệt
trong nhân sinh quan, thế giới quan của mỗi cá nhân, mỗi con người của các
thời kỳ và vùng văn hóa sẽ tạo nên những khác biệt trong quan niệm thẩm
mỹ. Việc kết hợp hài hòa những giá trị nghệ thuật bản xứ và ngoại quốc sẽ
đem đến những nét mới mẻ trong tạo hình và tinh thần của mỗi tác phẩm nghệ
thuật.
1.3. Lược sử về sự nghiệp sáng tác nghệ thuật của 2 nghệ sĩ Willy
Verginer và Bruno Walpoth
1.3.1. Lược sử về sự nghiệp sáng tác nghệ thuật của nghệ sĩ Willy Verginer
Nghệ sĩ Willy Verginer sinh năm 1957 tại Italia. Ông sống và làm việc
tại Ortisei. Ông đã từng tham gia học trong môi trường của Học viện Monaco.
Sinh ra ở một đất nước có truyền thống nghệ thuật, Willy Verginer đã xây
dựng cho mình một con đường riêng với tính nguyên bản và giàu tính tượng


14


trưng. Sự vật trong tác phẩm của ông luôn gây lên những cảm giác sống động
và kì quái mang đậm phong cách hiện thực và tinh thần đương đại.[26]
Với phong cách đặc biệt trong sáng tác của mình, các tác phẩm nghệ
thuật của Willy Verginer đã nhận được sự ủng hộ của quốc tế và đã được
trưng bày tại các viện bảo tàng và phòng trưng bày quan trọng trên thế giới.
Gần đây, từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2011, Willy Verginer đã được mời tham
gia Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế lần thứ 54 – Venice Bienale để đại diện cho
khu vực Trentino Alto Adige.
Các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc bằng gỗ của Willy Verginer được
tạo ra hết sức thú vị. Các tác phẩm nổi lên với tất cả các khối, hình, trọng
lượng và có được tiếng nói tự thân của nó khi được đặt trong không gian
trưng bày. Các hình thức được tạo ra trong tác phẩm của ông dường như chỉ
liên quan đến con người và hệ thống quan hệ của con người từ hình thức đến
ý nghĩa. Các đường nét và nhịp điệu được ông xử lý rất tài tình nhằm đưa đến
cho người xem những cảm giác kích động và gần gũi từ chất liệu gỗ quen
thuộc nhưng không hề cổ. Ông đã không làm tượng đơn thuần mà ông đã
sáng tạo ra hình ảnh thực sự của con người, con vật trong hành động xã hội.
Ông nổi tiếng với các series như: Bostli là series với các hình ảnh của
con người trong những trang phục kì quặc nửa trắng nửa đen (những phần
biến đổi và chưa biến đổi). Qua đó, nghệ sĩ muốn nói lên sự tác động của con
người lên chính cuộc sống của con người thông qua tự nhiên và môi trường
sống; Trong series Human nature các tác phẩm đều mang đến cho người xem
những cảnh tượng thiên nhiên đang bị tàn phá, các hình tượng con người và
cây cối cùng những con vật của tự nhiên xuyên suốt trong series tạo nên
những đối thoại lớn giữa sự tác động của con người với thiên nhiên.
Ngoài các series trên, Willy Verginer còn có các series khác như in hoc
signo, a for di pelle, disequilibri, alpound, Vis A Vis,...và các tác phẩm khác.



15

On the other hand là tác phẩm thuộc dòng triết lý nhân sinh, sự kết hợp
bất đắc dĩ khi những cá thể có những thuộc tính khác nhau về lối sống, phẩm
chất, tính cách. Các cô gái bắt buộc phải sống với nhau trong cùng môi
trường.
Flower of every month là biểu tượng của người con gái. Cô gái trẻ bị
ràng buộc bởi giới tính, những khao khát bản năng. Đôi tay buông thõng, mắt
nhắm nghiền trong xúc cảm dồn nén khát khao và chờ đợi.
Schatten im wasser là tác phẩm phản ánh môi trường tuổi thơ ô nhiễm,
một cậu bé đang lững lờ bơi như tuyệt vọng và khao khát sinh tồn.
Why dad dad because nói về đứa trẻ lớn lên trong sự yêu thương và
cuộc đời được sắp đặt trong ngăn tủ của người lớn.
Autumn time nói về cuộc sống, hai cô gái ôm lấy nhau, kết nối lại trong
lo lắng, ngơ ngác trước cuộc đời.
Willy Verginer đã có rất nhiều các triển lãm cá nhân. Những triển
lãm cá nhân trong những năm gần đây của ông như: Năm 2015, ông tham
gia triển lãm cá nhân Théâtre de l’absurde, curator Val rie Formery
Museum Ianchelevici La Louviére (B); Năm 2014, triển lãm Nature
Humaine, Gallery Leroyer, Montreal (CAN) Baumhaus, curator Alberto
Zanchetta, Museum of Contemporary Art, Lissone (MI), Solo Show, Leo
Galleries, Monza. Năm 2013, triển lãm Human Nature, Gallery Majke
Husstege, s’Hertogenbosch (NL)…
1.3.2. Lược sử về sự nghiệp sáng tác nghệ thuật của nghệ sĩ Bruno Walpoth
Bruno Walpoth sinh năm 1959 tại Bresanone, Italia. Năm 1973 đến
năm 1978, ông học nghệ điêu khắc với Vincenzo Mussner – Ortisei. Từ năm
1978 đến năm 1984, ông học tại học viện “The Fine Arts” ở Munich với giáo
sư Hans Ladner. Trong vòng 13 năm từ năm 1985 đến năm 2008, ông là giáo
viên tại các trường dạy nghề điêu khắc ở Selva Val Gradena. Năm 1996, ông
là thành niên nền tảng của nhóm các nhà điêu khắc “Trizma” cùng với Willy



16

Verginer và Walter Moroder. Từ năm 2000 ông là thành viên của “Hiệp hội
Nam Tyrol của nghệ sĩ”.[27]
Trong những năm học tại học viện của nhà điêu khắc Bruno Walpoth
cảm thấy khao khát bên trong cho con số mà ông đã đưa ra khoảng 15 năm
trước. Hậu quả của sức chịu đựng bền bỉ được rút ra từ trong những năm qua
liên tục bởi xung đột – kết hợp với các hình thức biểu hiện là những hạt giống
của những gì đang được sản xuất tại xưởng của ông. Một ý nghĩ truyền thống
và hình thức nghệ thuật phát triển. Trong đó, các tác phẩm của ông như một
bài báo cáo về sự nắm bắt được tình hình, tinh thần của thời đại và góp phần
vào việc mở rộng ranh giới trong lĩnh vực mang tính tượng trưng.
Ông nổi tiếng với các tác phẩm như: Camminando solo, Recordi d’
infazian, Julia, Sehnsucht, Speranze Lontane, From other, Bei Mir, ….
Trong những năm gần đây, ông đã tham gia rất nhiều các triển lãm cá
nhân và triển lãm nhóm. Tiêu biểu như: Năm 2016, ông tham gia triển lãm cá
nhân tại Gallerie Frank Schlag - Essen (D); Năm 2015, ông đã tham gia 2
triển lãm các nhân, đó là: Triển lãm tại Galleria Civica - Bressanone (I); Triển
lãm tại Accesso Galleria - Pietrasanta (I); Năm 2014, ông cũng có hai triển
lãm các nhân tại Absolute Art Gallery - Knokke (B) và tại Kunstverein
Münsterland – Coesfeld (D)…
Tiểu kết
Qua chương một, chúng ta phần nào hiều được thêm về định nghĩa
nghệ thuật điêu khắc cũng như nghệ thuật điêu khắc bằng chất liệu gỗ và tiểu
sử, sáng tác nghệ thuật của hai nghệ sĩ Willy Verginer và Bruno Walpoth.Với
những tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc bằng chất liệu gỗ, phần nào cung cấp
cho người đọc hiểu được những biểu cảm và chất xúc cảm từ chất liệu gần gũi
và quen thuộc này. Nó không những tạo nên thành công cho tác phẩm của các

nghệ sĩ mà còn là chất xúc tác khơi gợi cảm xúc sáng tác nghệ thuật trong tâm
hồn hai nghệ sĩ Willy Verginer và Bruno Walpoth.


17

Hai nghệ sĩ Willy Verginer và Bruno Walpoth là những người sinh ra
và lớn lên tại Italia. Cùng sử dụng chất liệu gỗ, cùng phong cách hiện thực và
xen lẫn siêu thực trong các sáng tác của mình. Nhưng mỗi người lại để lại
những ấn tượng của mình trong tác phẩm. Với Willy thì tác phẩm của ông lại
đem đến cho người xem những cảm nhận về một con người chân thực hơn
cùng với cách dùng màu của mình dường như ông đưa những con người đó ở
trong hai thế giới khác nhau trong cùng một thân thể. Còn Bruno thì lại đưa
cho người xem những hình ảnh, tư thế của một con người thật với tỉ lệ 1:1.
Những con người trong tư thế và hành động của họ như thể hiện một nỗi
buồn, lo lắng thông qua biểu cảm ánh mắt nhân vật trong tác phẩm của ông.


18

CHƯƠNG 2
ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRONG CÁC TÁC PHẨM
ĐIÊU KHẮC GỖ CỦA HAI NGHỆ SỸ WILLY VERGINER
VÀ BRUNO WALPOTH
2.1. Nội dung thể hiện trong các tác phẩm điêu khắc gỗ của hai nghệ sỹ
Willy Verginer và Bruno Walpoth
2.1.1. Đề tài trong tác phẩm điêu khắc gỗ của nghệ sỹ Willy Verginer
Xã hội phát triển, đời sống cũng được nâng lên những “tầm cao mới”.
Những con đường mới được mở ra nhằm phòng tắc đường, nhiều khu rừng
được hạ bỏ để xây cao ốc, nhiều con vật được giết hại để phục vụ cho các

ngành công nghiệp thực phẩm, nhiều mỏ nhiên liệu được tìm thấy và khai
quật phục vụ các ngành công nghiệp nặng. Thế nhưng đằng sau cuộc sống
sung túc, xa hoa mà con người cướp đoạt từ tự nhiên đó là những hiểm họa
không ai ngờ tới. Môi trường sống thay đổi, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm
nguồn nước và không khí, bệnh tật ngày càng nhiều, những căn bệnh lạ xuất
hiện,… Đó là những gì mà tương lai thứ hai song song với tương lai huyễn
hoặc về một sự phát triển không ngừng của con người. Đứng trước thực tại xã
hội đang ngày càng có dấu hiệu đi xuống như vậy, nghệ sĩ Willy Verginer đã
đưa ra tiếng nói của mình theo cách riêng. Ông đưa ra những lời tuyên ngôn
về cuộc sống thông qua các tác phẩm của mình.
Với nhiều series khác nhau, ông đã đưa ra cái nhìn nhận thực tại một
cách khách quan. Các hình tượng trong tác phẩm của ông đều được thể hiện
theo hai phong cách là hiện thực và siêu thực. Nhân vật trong tác phẩm của
ông đều là những nhân vật vô danh nhưng qua đó thể hiện cái khách quan
trong tác phẩm. Đối với mỗi series khác nhau, ông lại đưa ra một hình tượng
khác nhưng cùng chung một thông điệp về cuộc sống.


19

Trong Series Bostli, hình ảnh xuyên suốt tác phẩm là các thùng phuy
dầu đen với các kích thước khác nhau. Và đi kèm theo những chiếc thùng dầu
đó là hình ảnh của con người, động vật, chim chóc, cây cối,… Điều là kì lạ là
những hình ảnh đó đều được sơn đen và những phần nào của con người, động
vật, chim chóc, cây cối… tiếp xúc nhiều với nó thì đều được sơn đen như nói
lên một thực tại xã hội. Đó là con người quá coi trọng vật chất biến những thứ
đó như ăn sâu vào trong từng con người, từng đồ vật, động vật quanh nó.
Chẳng hạn như trong tác phẩm Tra idillico e realtá được sáng tác năm 2015
(H.28, tr.68) bằng chất liệu gỗ, sắt và màu acrylic. Tác phẩm thể hiện hình
ảnh một chú nai đang đứng trên hai thùng dầu và cúi đầu như đang uống

nước. Màu sắc phần đầu của chú nai đó đang chuyển sang màu đen và đi dần
lên khắp cơ thể. Toàn thân chú nai đó cũng không còn là màu sắc tự nhiên sẵn
có nữa mà đang chuyển dần sang màu trắng, điều đó như nói lên một sự biến
đổi ngầm bên trong chú nai mà bản thân chú không hề nhận ra. Phía bên trên
là hình ảnh của một đồi cỏ với một vài cây xanh, thế nhưng đồi cỏ đó có kích
thước rất nhỏ đối với một chú nai nói riêng. Việc tạo hình như vậy, Verginer
đã nói lên một thực tại vô cùng khắc nghiệt, đám cỏ đó là niềm mong mỏi
không chỉ đối với động vật mà chính con người. Vẫn biết cây xanh đó, đám
cỏ đó không chỉ là nguồn thức ăn đối với con người và động vật mà còn là
một lá phổi sinh học giúp con người duy trì sự sống. Thông qua các hình
tượng đó trong series Bostli đó, ông đã cho người xem thấy một hiện thực
ngầm đang diễn ra đằng sau những cuộc khai thác dầu mỏ. Đó cũng là lời
cảnh báo đến toàn thể mọi người không chỉ riêng người dân nước Italia mà
rộng hơn là toàn cầu.
Bên cạnh series Bostli, series mang tên Human Nature lại có hình ảnh
xuyên suốt tác phẩm là con người. Những con người nhuộm màu đen kèm
theo các các vật dụng đại diện cho ngành công nghiệp nặng sử dụng dầu khí,
cao su,… Tác phẩm The dark side of the bull (H.34, tr.70) được nghệ sĩ Willy


20

Verginer sáng tác bằng chất liệu gỗ bồ đề thể hiện hình ảnh của một con
người hai bàn chân dính hai lốp cao su ngồi trên lưng phía sau cùng của một
con bò. Chúng ta lại gặp lại hình ảnh của một người đàn ông toàn thân đen đúa
ngồi trên lưng con bò. Nếu câu chuyện chỉ dừng lại ở đây thì chắc hẳn tác
phẩm đó không có gì để nói. Nhưng hình ảnh người đàn ông cả khuôn mặt
cũng đen như dầu khí và nơi người đàn ông đó ngồi trên lưng con bò cũng bị
nhuốm đen và phần còn lại là một màu trắng sữa, màu của gỗ. Qua hình ảnh
đó, Verginer đã mang đến cho người xem một hình ảnh mang tính ẩn dụ nhưng

vô cùng trực quan. Đó là con người đã và đang làm biến đổi chính bản thân và
vô tình những điều đó đang ảnh hưởng đến xung quanh và thế giới tự nhiên.
Không chỉ ở các series trên đó mà các series khác như: In hoc signo, A
Fior di Pelle, Disequilibri, Cecitá Voluta, Bergluft, Alpsound,… cũng nói lên
thực tại về môi trường và cuộc sống của con người cũng như các động, thực
vật xung quanh chúng ta.
Nói chung, qua các series tác phẩm điêu khắc của Verginer, ông đã tạo
lên cho mình những hình tượng từ nội tâm sâu sắc phản ánh những thực tại
của xã hội, của môi trường sống quanh ta. Mỗi tác phẩm của ông như một bức
tranh bốn chiều về cuộc sống qua những gì ông cảm nhận thấy. Không chỉ
vậy mà tác phẩm của ông còn tạo được mối quan hệ giao tiếp giữa người xem
và tác phẩm.
2.1.2. Đề tài trong tác phẩm điêu khắc gỗ của nghệ sỹ Bruno Walpoth
Mỗi con người trong chúng ta đều có nhiều góc cạnh của cuộc sống.
Mỗi góc là một các thể hiện theo các hướng nhìn khác nhau. Có góc nhìn thì
thấy con người ta vui, có góc buồn, có góc thì hờn giận như chính trạng thái
của mỗi con người. Và từ những quan sát thực tế của mình, Bruno Walpoth đã
tái hiện lại các nhân vật của mình một cách sinh động nhất. Những khuôn mặt
thể hiện đều được ông thể hiện ở góc nhìn man mác buồn, hơi hướng tự nhiên
của con người. Điều đó được thể hiện chính trên khuôn mặt và tập trung vào


21

đôi mắt của nhân vật. Tất cả các nhân vật trong tác phẩm của ông đều toát lên
một nỗi buồn to nhỏ nào đó. Họ thể hiện qua ánh mắt, hướng đầu, cử chỉ tay
chân và tư thế nhân vật.
Trong những năm ông nghiên cứu và làm việc tại học viện điều mà ông
đặc biệt quan tâm là quan hệ giữa con người với con người, sự ảnh hưởng của
môi trường xung quanh đến con người. Mỗi tác phẩm của ông là một cách

ông xây dựng thách thức của riêng mình. Nhân vật trong tác phẩm của ông
đều có danh tính cụ thể nhưng điều đáng nói ở đây là khoảng cách giữa ông
và các người mẫu mà ông thể hiện. Đó không phải là cách làm mẫu bình
thường mà là những cái nhìn, quan sát thoáng qua giống như không hề có sự
sắp xếp bố cục. Tác phẩm của ông thể hiện những nhân vật vô cùng gần gũi
nhưng lại có vô vàn khoảng cách, là những cảm giác sợ đối diện và sự thờ ơ.
Chẳng hạn như trong tác phẩm Julia (H.37, tr.72), Bruno đã tái hiện lại
chân dung của nhân vật đời thực tên là Julia. Hình ảnh chân thực và đẹp đẽ
nhưng qua chân dung này, ông đã đưa đến cho người xem cảm giác thấy một
sự thờ ơ, lạnh lùng ở con người đó. Điều này được thấy ở ánh mắt nhân vật
được thể hiện trong tác phẩm. Hơn thế nữa, màu sắc ông sử dụng trong tác
phẩm là màu cam nhạt như là một sự thể hiện sự dửng dưng, không quan tâm
đến thế giới xung quanh vẫn đang tồn tại và có ít nhất một người đang ngắm
nhìn, quan tâm đến nhân vật đó.
Hay trong tác phẩm Sehnsucht (H.38, tr.73), ông thể hiện một nhân vật
đang trong tư thế co người ôm lấy các bộ phận trên cơ thể mình. Tác phẩm
được thể hiện theo phong cách hiện thực, các phần trên cơ thể của người đang
trong ở một trạng thái rất hoang mang. Cái ôm tự thân của nhân vật trong như
một tiếng nói ẩn dụ về sự lạnh lẽo không chỉ ở tâm hồn mà còn là khoảng
cách, sự thờ ơ giữa con người với con người. Cái lạnh đó được làm tăng thêm
gấp bội khi ông sử dụng màu trắng cho tác phẩm. Tác phẩm của ông tuy im


×