SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
ĐỀ TÀI: “Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm
quen chữ cái”
1. PHẦN MỞ ĐẦU:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Hồ Chí Minh từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay
không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay
không, chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”.
Thật vậy, trẻ em không chỉ là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình mà
còn là chủ nhân tương lai của đất nước, của xã hội. Đúng như thế, non sông Việt
Nam có trở nên lớn mạnh hay không, xã hội Việt Nam có phồn vinh được hay
không điều đó phụ thuộc rất lớn vào sự nghiệp giáo dục. Trẻ em là người trực tiếp
được giáo dục, là chủ nhân tương lai của đất nước. Do đó sự nghiệp trồng người đã
và đang được Đảng, Nhà nước quan tâm, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu.
Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng
cho sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người. Là giáo viên mầm
non hơn ai hết tôi rất hiểu vai trò của mình trong sự nghiệp trồng người, Tôi
nguyện đem hết khả năng và tâm huyết để chăm sóc, giáo dục và giúp trẻ phát triển
hài hòa, cân đối về mọi mặt.
Ngôn ngữ mẹ đẻ phát triển tốt chính là phương tiện quan trọng để phát triển trí
tuệ giúp cho việc tiếp thu kiến thức học tập tốt ở tiểu học và các cấp học sau này.
Hình thành và phát triển các kỹ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền viết là rất quan trọng.
Đó là nền tảng để hiểu về thế giới chữ viết và tiếp nhận nhiều tri thức mới. Thông
qua các hoạt động sinh hoạt, học tập, lao động, qua các buổi tham quan, dạo
chơi...cần kích thích trẻ sử dụng tiếng Việt một cách thành thạo mở rộng vốn từ về
thế giới xung quanh, tập cho trẻ biết cách diễn đạt những gì muốn nói một cách rõ
ràng, không nói ngọng, nói lắp...
Tuy nhiên để trẻ nhanh chóng tiếp cận và phát huy tốt các kỹ năng đó thì một
điều cần thiết là cần phải đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức. Trong quá trình
cho trẻ làm quen với 29 chữ cái và một trong những con đường hiệu quả nhất là
phải theo hướng giáo dục mầm non mới. Điều đó đồng nghĩa với việc phải tổ chức
nhiều hoạt động khác nhau. Đó là các hoạt động trẻ yêu thích, hứng thú đáp ứng
với sự phát triển của trẻ. Trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá thể hiện chính mình,
cô chỉ là người hướng lái gợi mở.
Như chúng ta đã biết, làm quen chữ cái là một hoạt động rất quan trọng và
thiết thực đối với trẻ 5 - 6 tuổi. Làm quen chữ cái giúp trẻ phát triển về trí tuệ, trí
nhớ, tư duy, phân tích, tổng hợp... làm quen chữ cái góp phần hình thành và phát
triển nhân cách của trẻ, giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết về thế giíi xung quanh, làm
cho ngôn ngữ của trẻ ngày càng phát triển mở rộng, bởi vì bước vào lớp 1 trẻ sẽ
học kết hợp âm và chữ, âm, vần, nhận diện chữ, dạy ghép vần... Nếu ở mẫu giáo trẻ
không nắm vững các chữ cái thì vào lớp 1 trẻ sẽ không tự tin dẫn đến lúng túng,
1
trong khi học trẻ không đạt được kết quả tốt, cho nên phải cho trẻ nắm vững các
chữ cái để tạo tâm thế khi trẻ bước vào lớp 1 phổ thông.
Chính vì vậy mà trẻ cần phải nhận biết và phát âm đúng các chữ cái tiếng
Việt, trẻ nhận biết chữ cái thông qua tri giác bằng âm thanh, nhận biết các chữ in
hoa, in thường, viết hoa, viết thường, trẻ biết cách liên hệ các chữ cái với các từ đã
học và tìm ra chữ cái có ở trong các từ đó.
Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái
đó là điều luôn làm tôi băn khoăn, suy nghĩ để tìm ra những giải pháp. Đó là lý do
tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm
quen chữ cái”
1.2. Điểm mới của đề tài:
Đối với giáo dục mầm non, đây là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, tạo
nền tảng ban đầu và hết sức quan trọng cho việc giáo dục trẻ em trở thành những
công dân có ích cho đất nước.
Trong trường mầm non giáo viên giữ vai trò hết sức quan trọng, là lực lượng
nồng cốt quyết định chất lượng giáo dục. Là người phát hiện bồi dưỡng, định
hướng cho sự phát triển sau này của trẻ, xây đắp tâm hồn lành mạnh cho trẻ. Ngay
từ nhỏ, trẻ được tiếp xúc với người lớn và sự vật hiện tượng xung quanh. Dần dần
trẻ bắt đầu có khái niệm về thế giới xung quanh, rồi có nhu cầu vốn hiểu biết hơn
về tên gọi đặc điểm của các sự vật, hiện tượng. Chính vì thế, việc dạy trẻ làm quen
với chữ cái đóng vai trò hết sức quan trọng, hình thành và phát triển các năng lực
trí tuệ như: Cảm giác, tư duy, ngôn ngữ mạch lạc và phát triển các khả năng chú ý,
ghi nhớ, tưởng tượng. Hơn nữa việc cho trẻ làm quen với chữ cái cũng là một trong
những mục đích thiết thực chuẩn bị cơ sở cho trẻ bước vào lớp 1 tiểu học một cách
dễ dàng hơn.
Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trong của bộ môn làm quen chữ cái bản
thân lại được nhà trường phân công trực tiếp phụ trách lớp 5 - 6 tuổi. Tôi càng cố
gắng tìm tòi các biện pháp đưa chuyên đề làm quen chữ cái đến với trẻ một cách
nhẹ nhàng có hiệu quả.
* Phạm vi áp dụng đề tài:
Đề tài “Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen
chữ cái” được áp dụng cho trẻ 5- 6 tuổi.
2. PHẦN NỘI DUNG:
2.1. Thực trạng:
Năm học 2013 - 2014, tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo
5- 6 tuổi, bản thân xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình. Để làm được điều đó
tôi mạnh dạn thực hiện đề tài:“Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ
5 - 6 tuổi làm quen chữ cái”. Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những thuận lợi
và khó khăn sau:
a. Thuận lợi:
2
Bản thân tôi được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường
về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm và cung cấp đầy đủ các
trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, nhất là hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái.
Nội dung hoạt động giáo dục đã được nhiều phụ huynh quan tâm, đặc biệt là một số
phụ huynh đã nhận thức rất rõ tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với chữ cái
cho con em mình ở mọi lúc mọi nơi.
Điều may mắn nhất là tôi được sống trong một tập thể chị em đoàn kết, yêu
thương, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống cũng như trong công việc, cùng
nhau học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Từ đó tôi học được những điều hay lẽ phải,
những kinh nghiệm quý báu. Bản thân tôi cũng có những thế mạnh của mình là một
giáo viên có bề dày kinh nghiệm, yêu nghề, mến trẻ, ham tìm tòi, học hỏi, thích
khám phá những cái mới lạ. Với vai trò là người mẹ hiền thứ hai của trẻ tôi luôn có
tấm lòng bao dung, độ lượng, thường xuyên nghiên cứu các tài liệu, sáng tạo nhiều
cái mới trong công tác giảng dạy, có ý thức vươn lên, cố gắng rèn luyện bản thân,
nhanh nhẹn, hoạt bát trong mọi lĩnh vực, có năng lực và trình độ chuyên môn vững
vàng, luôn có ý thức cố gắng rèn luyện về chuẩn mực đạo đức, nhân cách, hành vi
để làm gương cho trẻ noi theo.
b. Khó khăn:
Trường nằm ở vùng nông thôn, phần lớn trẻ là con em của các gia đình làm
nghề nông, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, vất vả, lam lũ, việc chăm sóc, giáo
dục trẻ chưa được coi trọng, nên không ít phụ huynh chưa nhận thức được hết tầm
quan trọng của độ tuổi mẫu giáo. Còn xem nhẹ việc học ở độ tuổi này, cho con nghỉ
học tuỳ tiện, đi muộn về sớm, chưa chịu khó dạy thêm cho con ở nhà. Một số phụ
huynh lại nôn nóng trong việc học chữ của con em mình nên đã dạy trước dẫn đến
việc tiếp thu bài trên tiết học ở lớp không đồng đều, trẻ tỏ ra kiêu căng vì mình đã
biết rồi nên không còn chú ý học. Những thực trạng trên gây khó khăn không ít
trong việc truyền thụ kiến thức của cô và khả năng tiếp thu bài của trẻ đó là sự bất
cập giữa gia đình và nhà trường.
Một khó khăn nữa là trẻ trong lớp tuy cùng một độ tuổi nhưng có cháu sinh
đầu năm, có cháu sinh cuối năm nên trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, có
trẻ cô chỉ phát âm 1, 2 lần thì trẻ đã nhớ được mặt chữ và phát âm lại đúng chữ đó,
nhưng vẫn còn nhiều trẻ phát âm đi phát âm lại nhiều lần, thông qua các trò chơi
mà trẻ vẫn không sao nhớ được mặt chữ chỉ đọc vẹt.
Với tình hình trẻ như trên nên khi thực hiện cho trẻ làm quen chữ cái ở lớp
còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy tôi luôn trăn trở, suy nghĩ tìm tòi nghiên cứu để có
những biện pháp làm thế nào cho trẻ nắm vững các chữ cái một cách có hiệu quả để
tạo tiền đề cho trẻ tự tin bước vào lớp 1 tiểu học một cách tốt nhất.
Qua khảo sát tình hình đầu năm để nắm bắt mức độ, khả năng của trẻ khi
tham gia vào hoạt động làm quen với chữ cái kết quả như sau:
* Tình hình hoàn cảnh của lớp:
Sĩ số lớp tôi có 33 cháu, nhưng có 28 cháu là con trong gia đình nông nghiệp,
5 cháu con gia đình tiểu thương
3
* Trình độ nhận thức của trẻ:
Trẻ nhận biết và phát âm đúng các âm của chữ cái 18/33 trẻ đạt 54,5%.
Trẻ phát âm chưa chính xác còn nói lắp nói ngọng: 15/33 trẻ chiếm 45,4%.
Biết cách cầm sách, mở sách ra xem và quy trình đọc: 15/33 trẻ đạt 45,4%.
Trẻ nắm được chữ cái qua tranh ảnh, trò chơi: 15/33 trẻ đạt 45,4%.
Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động làm quen chữ cái 18/33 trẻ đạt 54,5%.
* Trình độ nhận thức của phụ huynh:
Đa số phụ huynh chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng của việc cho
trẻ làm quen với chữ cái.
Với tình hình của lớp như vậy nên tôi rất băn khoăn, lo lắng, suy nghĩ, tìm tòi
các giải pháp tối ưu nhất để làm sao giáo dục có hiệu quả về việc cho trẻ làm quen
với chữ cái và tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau:
2.2. Các giải pháp:
a. Gây hứng thú cho trẻ hoạt động "Làm quen chữ cái"
Như chúng ta đã biết, trẻ em là một thực thể tự nhiên, giáo dục bắt đầu từ
đứa trẻ, trẻ là trung tâm của mọi hoạt động. Muốn đạt được mục tiêu đó trước tiên
tôi phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Trẻ ở đây sự tập trung chú ý chưa
bền vững, trẻ thích những cái đẹp, mới lạ có hấp dẫn cao, nên việc gây hứng thú
cho trẻ ở bộ môn này lại càng quan trọng hơn bởi tính chất cứng nhắc và khô khan
có phần “kỷ luật”. Nếu như cô giáo cứ ép buộc trẻ ngồi học một cách tuân thủ như
một học sinh tiểu học hoặc một tiết dạy không có sáng tạo, rập khuôn dẫn đến trẻ
phân tán tư tưởng, nhàm chán, tiếp thu bài hạn chế và tôi đã tìm ra một số giải
pháp gây sự hứng thú cho trẻ đó là: Trước hết phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cô
và trẻ vì đồ dùng rất cần thiết, trẻ mẫu giáo suy nghĩ bằng hình thức tư duy hình
tượng, tư duy gắn liền với tình cảm. Trẻ ghi nhớ những gì gây ấn tượng mạnh, một
câu chuyện hấp dẫn hay một bức tranh đẹp mới lạ... Chính vì thế, khi dạy một tiết
"Làm quen chữ cái" tôi cho rằng: Đồ dùng trực quan là yếu tố đầu tiên không thể
thiếu được.
Ví dụ: Trẻ làm quen với chữ cái g, y (Chủ đề phương tiện giao thông).
Trước tiên là cách vào bài để gây sự hứng thú đối với trẻ, tôi cho cả lớp đọc
thơ “Cô dạy con”.
“Mẹ, Mẹ ơi cô dạy
Bài phương tiện giao thông
Máy bay bay đường không
Ôtô chạy đường bộ
Tàu thuyền ca nô đó
Là đường thuỷ mẹ ơi” ....
Qua đó, trẻ tri giác và hiểu rõ hơn về một số phương tiện giao thông và đặc
biệt là được đọc và làm quen từng chữ cái, tiếp đến tôi đưa bức tranh vẽ về nhà ga,
hỏi bức tranh này vẽ gì ? (Nhà ga). Nhà ga có người qua lại, có tàu hoả đón khách,
trả khách... Qua bức tranh sẽ kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ, sau đó cô
4
giới thiệu từ dưới bức tranh“Nhà ga”, trẻ lên tìm những chữ cái đã được học, cô
giới thiệu chữ cái mới “g”.
Tiếp đến chữ “y” cô hỏi trẻ: Ngoài tàu hoả ra thì còn có phương tiện giao
thông gì nữa ? Trẻ trả lời: “Thuyền buồm” cô và trẻ cùng đàm thoại về thuyền
buồm... giới thiệu chữ “y”.
Hoặc là để chuẩn bị cho trò chơi học ở tiết 2, lúc hoạt động ngoài trời tôi
cùng trẻ trò chuyện về trò chơi “Phương tiện giao thông vào bến”. Tôi huy động trẻ
sưu tầm bìa cat ton, tranh ảnh, hoạ báo về các phương tiện như: Máy bay, tàu hoả,
ôtô, thuyền buồm, xe máy, xe đạp.... Hướng dẫn trẻ cắt sát mép các hình ảnh đó,
khi vào trò chơi cô giới thiệu các bến và phương tiện giao thông nào thì phải vào
đúng bến, được làm quen tìm tòi, cắt dán sẽ tạo cho sự khéo léo của đôi tay và
thuận lợi trong việc viết chữ, dán các chữ cái lên các phương tiện giao thông, trẻ
hứng thú hơn với chính đồ dùng mình làm ra.
Kết quả từ việc cô và trẻ cùng làm đồ dùng học tập, tôi thấy trẻ hứng thú hơn
vào tiết học, bản thân cô giáo lên lớp tự tin hơn, gần gũi với trẻ hơn.
b. Tạo môi trường “Làm quen chữ cái”
Với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lại đẹp mắt, hấp dẫn là gây được sự chú ý
của trẻ. Vì thế, việc tạo môi trường “Làm quen chữ cái” ở trong lớp học rất cần
thiết để làm nổi bật bộ môn. Trang trí lớp học cho trẻ 5 tuổi khác hẳn với trang trí ở
lớp bé, nhỡ. Trên mỗi bức tranh, mỗi góc đồ chơi đều có chữ viết để trẻ có thể đọc
ghi nhớ mặt chữ và tạo điều kiện ban đầu cho trẻ làm quen với chữ viết. Hàng ngày
vào giờ hoạt động chơi hay hoạt động chiều, tôi và trẻ thường cắt dán chữ cái, các
loại hoa, quả hay con vật để trang trí theo chủ đề.
Ví dụ: Phía trên khoảng tường rộng dán chữ “Bé làm quen chữ cái” và tôi
lựa chọn tranh ảnh cắt dán phù hợp với chủ đề, như chủ đề thực vật thì tôi cắt dán
cây to sau đó cho trẻ sưu tầm hoạ báo, tranh ảnh về các loại hoa, lá, quả, hột hạt
...dán vào, rồi cắt chữ cái dán dưới các loại hoa, lá, quả, hột, hạt hay tranh ảnh theo
sự hướng dẫn của cô như “lá” thì dán chữ “l”, “quả mận” thì dán chữ “m”, “hạt na”
dán chữ “n”...Những hình ảnh đó tôi thường thay đổi để phù hợp với chủ đề.
Không những ở góc bé “Làm quen chữ cái” mà xung quanh lớp, những đồ dùng đồ
chơi ở các góc…đều phải được viết chữ to để hàng ngày kích thích trẻ quan sát và
tìm các chữ cái liên hệ với các chữ đã học, giúp trẻ ghi nhớ và khắc sâu dễ dàng
hơn.
Luôn thay đổi các hình thức cho trẻ hoạt động như tham quan, dạo chơi, gọi
tên các con vật nuôi, các loại cây, biết được các hiện tượng thiên nhiên… tham
quan trường tiểu học, nhằm tạo môi trường để mở rộng thêm hiểu biết cho trẻ.
c. Tổ chức tốt tiết dạy ở trên lớp.
Như chúng ta đã biết hoạt động dạy học là một hoạt động đặc trưng trong các
loại hình, nó là một trong những con đường quan trọng để giáo dục thế hệ trẻ vào
hoạt động học tập trong nhà trường. Để thực hiện tốt tiết dạy làm quen chữ cái ở
trên lớp, đây là vấn đề cơ bản quyết định sự lĩnh hội các biểu tượng về chữ cái của
trẻ. Muốn tiết học đi vào tâm hồn trẻ một cách sống động, không khô khan, cứng
5
nhắc thì điều đầu tiên là cô giáo thực sự phải có một nghệ thuật dẫn dắt. Hoạt động
học làm quen với chữ cái đưa thế giới chữ viết đến với trẻ bằng nhiều phương
pháp, hình thức khác nhau. Các phương pháp, hình thức đó gắn liền với nhau một
cách chặt chẽ. Mỗi phương pháp, hình thức đều có ưu thế và hạn chế nhất định. Vì
vậy khi dạy trẻ làm quen với chữ cái cô giáo cần lựa chọn các phương pháp, hình
thức phù hợp với yêu cầu của từng tiết dạy, để thu hút sự tập trung chú ý tạo hứng
thú của trẻ trong tiết học, giúp cho giờ học đạt hiệu quả cao.
Muốn vậy cô giáo phải:
- Lấy trẻ làm trung tâm.
- Phát huy tính tích cực của trẻ.
- Dạy trẻ theo hướng lồng ghép tích hợp.
Một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ “Làm quen chữ cái” là các
kiến thức truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn, tuyệt đối tránh hình thức rập
khuôn, luôn sáng tạo đổi mới vì thế trước khi lên lớp một tiết dạy “Làm quen chữ
cái” tôi phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, soạn bài và nghiên cứu kỹ bài soạn, nắm
vững mục đích yêu cầu của bài dạy, chọn trò chơi phù hợp với nguyên tắc động tĩnh để tiết học đạt hiệu quả cao.
Ngoài ra, để tạo hứng thú thì cô phải có nghệ thuật lên lớp, ngôn ngữ diễn
đạt ngắn gọn để hấp dẫn trẻ vào tiết học. Trước khi vào bài tôi thường kể chuyện
hoặc sáng tác thơ, vè hay... những trò chơi luôn cuốn hút trẻ vào thực tế để trẻ dễ
nhớ, dễ hiểu tránh gò bó gây áp lực cho trẻ.
Ví dụ: Cho trẻ làm quen với chữ b,d,đ chủ đề “Mùa xuân” tôi giới thiệu:
Hôm nay lớp mình tổ chức hội hoa xuân, các loài hoa về dự hội rất là đông đủ, nào
chúng mình cùng xem có những loài hoa gì nha? (Trẻ hát bài “Màu hoa” sau đó kể
tên hoa hồng, hoa đào, hoa phù dung, hoa cánh bướm...lần lượt tôi đưa từng tranh
ra cho trẻ xem và làm quen với chữ cái).
Hoặc chủ đề “Trường mầm non” với nhóm chữ cái o,ô,ơ. Vào bài học tôi kể
cho trẻ nghe chuyện “Vịt con trong ngày khai trường” và hỏi: Ngày đầu tiên đến
lớp Vịt con chuẩn bị trong cặp những gì nào? Trẻ trả lời (Bảng con, hộp màu, vở)...
Tôi cho trẻ làm quen “chữ o” qua từ “Bảng con”, khi Vịt con viết trên bảng đã
thành thạo rồi cô giáo Ngan bảo Vịt con lấy gì? (Hộp màu) và tôi cho trẻ làm quen
“chữ ô” trong từ “Hộp màu”. Khi kết thúc giờ học cô giáo Ngan ra bài tập về nhà ở
đâu? (Quyển vở), tôi cho trẻ làm quen “chữ ơ” trong từ “Quyển vở”.
Đặc biệt là tôi luôn chú ý đến từng cá nhân trẻ, xem trẻ nhận biết và phát âm
chữ cái đã đúng hay chưa để sửa sai cho trẻ, đồng thời lên kế hoạch bồi dưỡng cho
trẻ yếu cũng như tạo mọi điều kiện cho trẻ khá phát huy hết khả năng sáng tạo của
mình.
d. Dạy trẻ làm quen các chữ cái qua các trò chơi
Trò chơi thực hành nhận biết chữ cái có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với
trẻ, thông qua trò chơi sẽ giúp trẻ củng cố lại kiến thức, kỹ năng một cách nhẹ
nhàng, tự nhiên và hiệu quả. Tùy nội dung của từng hoạt động mà tôi lựa chọn nội
6
dung và tổ chức những trò chơi phù hợp để góp phần nâng cao chất lượng cho trẻ
làm quen với chữ cái.
Dựa vào đặc điểm của trẻ mẫu giáo là hay bắt chước dựa trên hình thức nói
theo cô, trẻ chưa biết phân tích cách cấu tạo về âm. Do đó có nhiều lỗi phát âm
trong tiếng Việt. Chính vì vậy mà cô giáo cần xây dựng các trò chơi luyện phát âm
đúng các âm phù hợp với trẻ.
Ví dụ: Trò chơi “Bắt chước tiếng kêu của các con vật” để rèn luyện phát âm
cho trẻ như: Gà con kêu “chiếp chiếp”, ếch kêu “ộp ộp”, vịt con kêu “vít vít”, gà
trống gáy “ò...ó...o... để trẻ phát âm một cách tự nhiên.
Tôi lựa chọn trò chơi sao cho phù hợp với chủ đề như: Tiết trò chơi với chữ
cái a,ă,â (chủ đề Gia đình)
- Tìm chữ cái trong từ.
- Đi chợ mua thực phẩm.
* Cách hướng dẫn trò chơi:
Cô giới thiệu: Cuộc sống của mỗi gia đình chúng ta cần rất nhiều thứ đồ
dùng, nào là đồ dùng để ăn, để uống, để mặc, để sinh hoạt... Cô treo tranh vẽ một
số đồ dùng phía dưới có ghi các từ: “Cái ca”, “Khăn mặt”, “Cái ấm”, “Áo”,
“Quần”... Cô cho trẻ lên tìm và gạch chân chữ cái a (ă,â). Khi chuyển tiếp sang trò
chơi thứ hai đó là trò chơi “Đi chợ mua thực phẩm” (Tất cả các trẻ đều được chơi)
Hàng ngày đi chợ mẹ thường mua những loại thực phẩm gì? Cô chuẩn bị các loại
thực phẩm, mỗi loại đều gắn các chữ cái a,ă,â. Cô phát cho mỗi trẻ đứng đầu mỗi
đội một cái giỏ và quy định: Đội xanh mua thực phẩm có chữ a, đội đỏ mua thực
phẩm có chữ ă, đội vàng mua thực phẩm có chữ â. Nào chúng mình cùng đi chợ,
khi mua thực phẩm xong trẻ phải nói được đó là loại thực phẩm gì ? Có chữ cái gì ?
Các tổ kiểm tra lẫn nhau và đọc to chữ cái.
Hoặc với trò chơi “Tìm đồ dùng học tập” trên các đồ dùng học tập có chứa
các chữ cái con vừa học bây giờ cô sẽ phát cho mỗi bạn một chữ cái khi có hiệu
lệnh các con phải lấy ngay đồ dùng có chứa chữ cái đó. Ví dụ: Trẻ có chữ ô thì lấy
hộp màu, chữ ơ thì lấy quyển vở..., cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Vịt con học chữ”
sau đó cô kiểm tra số trẻ lấy đúng đồ dùng và cho trẻ nói tác dụng của từng đồ dùng
đó.
e. Lồng ghép tích hợp các môn học khác
Cô giáo là người xác định chủ đề lên kế hoạch tổ chức lồng ghép tích hợp
các môn học một cách hợp lý để trẻ phát huy tính tích cực chủ động say mê trong
tiết học. Ngoài việc dẫn dắt bằng ngôn ngữ thì sự linh hoạt sáng tạo, ứng xử nhanh
của cô giáo trong một tiết dạy mang lại sự chú ý cho trẻ, ngoài ra cô giáo phải kết
hợp nhuần nhuyễn các bộ môn khác vào tiết học làm quen chữ cái một cách khéo
léo
* Văn học
Tôi thường tích hợp bộ môn văn học vào tiết học “Làm quen chữ cái” qua các
bài thơ, câu chuyện có các nhân vật, sự vật, con vật có tên gọi trong đó có chứa chữ
cái mà tôi cho trẻ làm quen.
7
Vớ d: Cõu chuyn S tớch H Gm cụ k túm tt ni dung cho tr nghe
sau ú a tranh Rựa vng cho tr quan sỏt, lờn rỳt ch cỏi ó c hc v gii
thiu ch cỏi mi v,r
V cỏc ch cỏi khỏc cng vy tụi thng s dng th ca, hũ, vố, cõu
gõy hng thỳ cho tr
Vớ d: Cõu v ch :
Ch gỡ mt nột cong trũn.
Bờn phi nột thng, trờn u cú ụ.
Hoc ch V:
Qu gỡ tờn gi du ờm
Nh dũng sa m nuụi em thu no (Qu vỳ sa).
Th ca, hũ, vố d nh, d c rt gõy hng thỳ cho tr nh bi Rnh rnh
rng rng, Vố con cua hay mt s bi th cụ t sỏng tỏc.
* Mụi trng xung quanh:
Mun cho tr lm quen ch cỏi mt cỏch hiu qu phi cú tranh nh, mụ hỡnh
vt tht cú cha cỏc ch cỏi m cụ nh cho tr lm quen v nhng cỏi ú u xut
phỏt t mụi trng xung quanh.
Vớ d: Ch cỏi h,k.
Tụi cho tr tỡm ch h qua t Hoa hng, ch k qua t Hoa loa kốn tr
c quan sỏt bụng hoa, bit c im hng thm, mu sc ca hoa... lm nh th
s kớch thớch s hng thỳ, ham hiu bit ca tr.
Hoc trũ chi thi gn ch cỏi: tụi gn hoa, qu, lỏ, hay cỏc con vt hoc
phng tin giao thụng phự hp ch , qua ú lm tng thờm s tớch cc hot
ng trong trũ chi.
* Mụn to hỡnh:
Sau khi tr ó hot ng nhiu thỡ mụn to hỡnh rt phự hp vi trng thỏi
tnh. Tụi cho tr tụ mu khong trng cú cha cỏc ch cỏi theo yờu cu ca cụ hoc
cho tr ct dỏn, xộ dỏn cỏc ch cỏi.
* Mụn lm quen vi toỏn:
B mụn ny i vi tit hc ch cỏi thng c a vo trũ chi nh:Thi
i no nhanh, tr thi ua nhau gn ch cỏi, m s lng v cựng kim tra kt
qu, i no nhiu hn, nhiu hn my?
i vi tr mm non thỡ hc phi i ụi vi hnh, khụng nhng trờn tit hc
m tụi thng vn dng kin thc, k nng mi lỳc, mi ni dy tr. õy l
vic lm rt cn thit trong tit hc Lm quen vi ch cỏi.
g. Cho trẻ làm quen chữ cái mọi lúc mọi nơi.
Cỏc hot ng ngoi gi hc cng gúp phn rt ln vo vic cho tr lm quen
vi ch cỏi. Vic lm quen vi ch cỏi õy nhm tho món nhu cu gii trớ cho
tr, b sung nhiu mt v kin thc ca cỏc tit hc trờn lp, giỳp tr hiu sõu v
nh lõu cỏc ch cỏi ó c lm quen, bit cỏch phỏt õm ỳng, khụng núi ngng,
khụng núi ting a phng, t ú giỳp tr trau di kin thc ch cỏi ca mỡnh.
* Thụng qua gi ún - tr tr:
8
Trong giờ đón trẻ: Tôi hướng dẫn cho trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy
định, hoặc tôi cùng trẻ giải các câu đố có chứa chữ cái.
Ví dụ: Đồ dùng của cháu A đặt vào ngăn tủ có ký hiệu là chữ cái “ô” thì trẻ
sẽ ghi nhớ và khắc sâu biểu tượng về chữ cái “ô”.
Hoặc có thể đố trẻ các câu đố về chữ cái:
“Chữ gì một nét cong tròn.
Bên phải nét thẳng, trên đầu có ô”...(Chữ â)
* Thông qua lúc dạo chơi, tham quan:
Ví dụ: Khi tiếp xúc với thiên nhiên tôi có thể cho trẻ ôn luyện, cũng cố kiến
thức về chữ cái qua việc tìm hiểu một số loại cây, hoa và rau có trong vườn trường,
đọc tên các loại cây, hoa, rau đó, tìm các chữ cái đã học trong tên các cây, rau, hoa
như: Cây bàng, cây rau ngót, rau muống, hoa hồng...
h. Phối kết hợp với phụ huynh.
Gia đình là nhịp cầu nối rất quan trọng đối với nhà trường, vai trò của phụ
huynh có tác động lớn trong việc nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen chữ cái.
Đây là nét đặc trưng của bậc học mầm non: gia đình, nhà trường đều là môi
trường giáo dục trẻ nên người và cần phải có sự giáo dục đồng bộ, kết hợp chặt chẽ
để thống nhất biện pháp giáo dục đạt kết quả cao.
Để việc giáo dục trẻ đem lại hiệu quả cao, trước hết tôi nhanh chóng nắm bắt
tình hình, điều kiện, đặc điểm của lớp mình phụ trách rồi lên kế hoạch triển khai
họp phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc cho trẻ “Làm
quen chữ cái”. Báo cáo tình hình chất lượng của trẻ qua đợt khảo sát đầu năm,
thông báo chương trình kế hoạch, thời gian hoạt động của trẻ ở lớp, ở nhà, mua sắm
đầy đủ các loại đồ dùng phục vụ bộ môn.
Điều quan trọng là quán triệt với phụ huynh biện pháp giáo dục mọi lúc, mọi
nơi, bố mẹ người lớn luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Trong lời nói phải
luôn dùng từ ngữ chính xác, nếu trẻ có biểu hiện nói lắp, nói ngọng, chớt... người
lớn phải kịp thời sửa ngay, thường xuyên trao đổi tình hình học tập vào giờ đón, trả
trẻ để nắm bắt thông tin từ hai phía từ đó có biện pháp giáo dục kịp thời. Kêu gọi
phụ huynh tích cực đóng góp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho trẻ làm quen
với chữ cái như: đóng góp báo chí để lấy tài liệu, nguyên vật liệu phế thải để làm
đồ chơi ...
Qua quá trình thực hiện và áp dụng các giải pháp phù hợp, cùng với việc vận
dụng nhẹ nhàng, linh hoạt không máy móc, không rập khuôn các phương pháp, đưa
ra nội dung tích hợp phù hợp với từng chủ đề, cùng với những biện pháp, những
kinh nghiệm trong quá trình dạy trẻ học chữ cái, bản thân tôi đã thu được những kết
quả đáng phấn khởi:
* Kết quả đạt được:
+ Đối với giáo viên:
Bản thân tôi nói riêng và tất cả giáo viên ở tổ mẫu giáo lớn nói chung đều
được nhận thức rỏ về tầm quan trọng của hoạt động làm quen với chữ cái. Đặc biệt
là đã nắm vững nội dung, phương pháp, hình thức đổi mới của hoạt động này. Khác
9
hẳn với trước đây, giờ hoạt động làm quen với chữ cái bây giờ là một niềm đam mê
sáng tạo của giáo viên.
Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi chị em đồng nghiệp,
tham khảo tài liệu, đã biết lập kế hoạch thực hiện cho trẻ làm quen chữ cái phù hợp
với nhóm lớp mình phụ trách, nắm được đặc điểm tâm sinh lý, tình hình của trẻ để
từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục trẻ tốt hơn.
+ Đối với trẻ:
Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm các chữ cái 33/33 trẻ đạt 100%.
Trẻ phát âm chính xác không còn nói lắp nói ngọng: 33/33 trẻ đạt 100%.
Biết cách cầm sách, mở sách ra xem và quy trình đọc: 33/33 trẻ đạt 100%.
Trẻ nắm được chữ cái qua tranh ảnh, trò chơi: 32/33 trẻ đạt 97%.
Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động làm quen chữ cái 33/33 trẻ đạt 100%.
+ Đối với phụ huynh:
Từ những nổ lực phấn đấu bản thân tôi đã tạo được lòng tin với phụ huynh, làm
cho phụ huynh tin tưởng, yên tâm đưa trẻ đến trường. Đặc biệt phụ huynh rất quan
tâm tới việc học chữ của con em mình, thường xuyên trao đổi tình hình học tập của
trẻ ở lớp để bồi dưỡng thêm kiến thức cho trẻ ở nhà, nhất là trẻ yếu kém, tạo cho cô
giáo có một điểm tựa tốt hơn.
* Bài học kinh nghiệm
Qua việc thực hiện đề tài:“Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ
5 - 6 tuổi làm quen chữ cái” bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
Mỗi giáo viên cần phải dựa vào các nguyên tắc dạy học để tổ chức các hoạt
động đảm bảo tính vừa sức, tính phát triển, không ngừng học tập, bồi dưỡng kiến
thức, kỹ năng, nắm chắc nội dung, phương pháp về giáo dục.
Bám sát vào nội dung, mục đích yêu cầu, dạy đúng trọng tâm của bài học, tích
hợp các môn học khác vào tiết dạy một cách hợp lý nhằm đem lại kết quả cao, ngôn
ngữ diễn đạt của cô ngắn gọn, cụ thể, phát âm mẫu chính xác, rỏ ràng, giới thiệu
bài, các bước chuyển tiếp linh hoạt gây được sự chú ý của trẻ.
Cần nắm vững đặc điểm và khả năng nhận thức của trẻ để lựa chọn nội dung
sao cho phù hợp. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi để trẻ thực hiện việc làm quen
với chữ cái một cách có hiệu quả, phải quan tâm đúng mức, thường xuyên theo dõi
động viên khuyến khích nhằm tạo điều kiện, cảm xúc để trẻ chủ động phát huy tính
độc lập trong khi học.
Tích cực lồng ghép chuyên đề làm quen chữ cái vào các hoạt động và ở mọi lúc
mọi nơi. Cần làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh và Ban giám hiệu nhà
trường hỗ trợ về cơ sở vật chất.
Tạo môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái.
Tổ chức ôn luyện chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi...
Có làm được những điều trên thì việc nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi
“Làm quen chữ cái” mới đạt hiệu quả cao.
3. PHẦN KẾT LUẬN:
3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của đề tài:
10
Có thể nói rằng việc nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi “Làm quen chữ cái”
đã góp phần nâng cao nhận thức và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Qua các hoạt
động “Làm quen chữ cái” hình thành cho trẻ những kiến thức, kỹ năng phù hợp với
khả năng của trẻ giúp trẻ vững bước vào lớp 1 tiểu học. Giáo viên là người trực tiếp
hướng dẫn, tổ chức các hoạt động cho trẻ “Làm quen chữ cái”,
Đề tài “Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen
chữ cái”
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
Việc nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi “Làm quen chữ cái” là việc làm
không hề đơn giản. Để trẻ đạt được kết quả như mong muốn tôi mạnh dạn đề xuất
một số vấn đề sau:
* Đối với giáo viên:
Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, giáo viên phải linh hoạt,
sáng tạo. Thường xuyên thay đổi hình thức và sử dụng các thủ thuật lên lớp, giúp
trẻ hứng thú hoạt động một cách tích cực.
Thường xuyên bổ sung và thay đổi đồ dùng dạy học một cách sáng tạo.
Biết vận dụng biện pháp lồng ghép tích hợp các môn học một cách khoa học,
nhẹ nhàng, thoải mái để khai thác tối đa hoạt động nhận thức của trẻ.
Bản thân mỗi giáo viên không ngừng học tập, trau dồi kiến thức để nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ và trình độ nhận thức. Phải có lòng yêu nghề mến trẻ, kiên
trì, nhẫn nại theo dõi từng bước đi, cử chỉ, hành vi của trẻ. Nắm rõ đặc điểm tâm
sinh lý của trẻ ở lớp mình phụ trách
Biết kết hợp hoạt động trong tiết học và ngoài tiết học một cách phù hợp và
khoa học nhằm phát huy tối đa tính tích cực hoạt động của trẻ, cung cấp kiến thức
cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Lập kế hoạch thực hiện cho nhóm lớp một cách cụ thể,
rỏ ràng.
* Đối với cấp trên:
Tổ chức các buổi tập huấn về chuyên đề nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi
“Làm quen chữ cái”
Trang cấp thêm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ bộ môn chữ cái
Làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm và có kế hoạch bồi dưỡng
cho giáo viên những mặt còn hạn chế.
Luôn tổ chức các buổi hội thảo về chuyên đề làm quen với chữ cái để giáo
viên được trao đổi những vướng mắc trong chuyên môn.
Trên đây là một số kinh nghiệm dạy bộ môn “Làm quen chữ cái” mà tôi đã
rút ra được trong quá trình giảng dạy nhằm giúp trẻ phát triển về mọi mặt: đạo đức,
nhân cách, phẩm chất, thẩm mỹ, trí tuệ và ngôn ngữ. Với khuôn khổ một bài viết
nhỏ, vấn đề chỉ dừng lại ở một phạm vi hạn chế, chưa thể bao quát hết được tất cả,
đồng thời trong quá trình viết vẫn còn những thiếu sót nhất định, tôi rất mong được
sự góp ý xây dựng của các đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo để việc nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày một tốt hơn, đáp ứng với nhu cầu giáo dục trong
giai đoạn hiện nay./.
11
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Sơn Thủy, ngày 20 tháng 05 năm 2014
HĐKH NHµ trêng
Ngêi viÕt
Nguyễn Thị Vâng
12