Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GV TỔ CHỨC TỐT TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.99 KB, 14 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN
TỔ CHỨC TỐT TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ”

Quảng Bình, tháng 5 năm 2014


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN
TỔ CHỨC TỐT TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ”

Họ và tên: Phan Thị Thanh Huyền
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm non An Thủy

An Thủy, tháng 5 năm 2014


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN
TỔ CHỨC TỐT TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ”

1. Phần mở đầu:


1.1. Lý do chọn đề tài:
Mỗi người chúng ta ai cũng từng là một đứa trẻ và đã từng chơi những trò chơi
của trẻ. Những vòng quay của con quay hay những bước nhảy lò cò của trò chơi ăn
quan....tất cả như một bức tranh sinh động của cuộc sống. Những điệu nhảy mềm mại,
những cánh diều bay nhè nhẹ trên cao như đưa văn hóa Việt nam đi khắp năm châu
bốn biển. Có thể nói trò chơi dân gian là một trong những di sản văn hóa quý báu đó.
Trò chơi dân gian được kết tinh từ thành quả lao động và sinh hoạt, trong đó hội tụ
của cả trí tuệ và niềm vui sướng của bao thế hệ người xưa. Trò chơi dân gian trẻ em ra
đời và gắn liền cùng môi trường sống vốn rất gần gũi với thiên nhiên và con người
Việt Nam, tác động không nhỏ đến sự phát triển cả về thể chất, tâm hồn và trí tuệ các
em. Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian
không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hóa dân
tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho
tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các
em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
Với những lý do trên đã thôi thúc bản thân tôi trăn trở, nghiên cứu tìm tòi ra
một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ, góp phần
giúp trẻ phát triển toàn diện.
1.2. Phạm vi áp dụng đề tài:
Trẻ em hôm nay đang sống trong thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa, do
chỉ quen với máy móc và không có khoảng trống để chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt
thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu
nhi thuở trước, những trò chơi đang ngày càng bị mai một và lãng quên, không chỉ
xảy ra ở các thành phố mà còn ở cả các vùng nông thôn, nơi mà đang dần bị đô thị
hóa mạnh mẽ. Trò chơi dân gian Việt Nam là một kho tàng đời sống tinh thần phong


phú và rộng lớn. Những trò chơi dân gian trẻ em cần gìn giữ và lưu truyền qua các thế
hệ. Vì thế giúp các em hiểu và tìm về cội nguồn với những trò chơi dân gian là một
việc làm cần thiết.

Qua tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, bản thân tôi mạnh dạn
đưa đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt trò chơi dân gian cho
trẻ”, đề tài nàyđược thực hiện tại trường tôi đang công tác.
2. Phần nội dung.
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:
Năm học 2013-2014 là năm học tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động gắn với
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Chú trọng triển
khai có chiều sâu phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”, tập trung vào các nội dung: đảm bảo môi trường sư phạm, xanh, sạch, đẹp, an toàn,
lành mạnh, giữ gìn mối quan hệ ứng xử thân thiện giữa các thành viên trong nhà trường;
tăng cường tu dưỡng rèn luyện đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của
nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, xây dựng
môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, hướng dẫn và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ
Mầm non; Duy trì việc đưa các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống địa phương phù
hợp với điều kiện của nhà trường như “Hò khoan lệ Thủy”, Bé với ca dao, dân ca địa
phương”, “Bé với các trò chơi dân gian”, “Lễ hội dân gian”, “Ngày hội ẩm thực”,
“Gia đình và sức khỏe trẻ thơ”...
Nhưng làm thế nào để chỉ đạo giáo viên biết sưu tầm, tìm kiếm và tổ chức được
các trò chơi dân gian một cách có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ quả thực là
rất khó khăn đối với khả năng của từng giáo viên.
Là một phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn tôi luôn suy nghĩ và
tìm ra các biện pháp để chỉ đạo giáo viên sưu tầm tìm kiếm cũng như việc tổ chức các
trò chơi dân gian một cách linh hoạt, sáng tạo và đạt hiệu quả cao nhất. Với tình hình
thực tế tại trường tôi đang công tác có những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:


Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Phòng giáo dục
đào tạo.
Các trò chơi dân gian đã đưa vào thực hiện lồng ghép trong những năm học

trước.
Đầu năm học nhà trường đã bám vào mục tiêu nhiệm vụ năm học để xây dựng
kế hoạch, như sưu tầm các trò chơi và tổ chức hội thi "Bé với trò chơi dân gian" được
giáo viên đồng tình và hưởng ứng cao.
Đa số giáo viên giảng dạy tại trường đều xuất thân từ nông thôn, nên đã được
biết và đã được chơi rất nhiều trò chơi dân gian do đó mà cũng đã thuận lợi trong việc
sưu tầm tìm kiếm và tổ chức.
Các trò chơi dân gian Việt Nam thường đơn giản, không cầu kỳ, tốn kém nên
có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ dễ kiếm, dễ làm, chủ yếu lấy từ trong
tự nhiên, thậm chí chỉ là cái gậy, hòn đá, hòn bi chúng có thể nhặt trong vườn, dưới
ruộng là có thể lập được một hội chơi.
Trẻ trong trường đại đa số là trẻ nông thôn nên trẻ không chỉ được giáo viên tổ
chức chơi tại lớp, tại trường mà trẻ được chơi với anh, chị, bố mẹ, bạn bè tại nhà, tại
xóm...
Trẻ lứa tuổi này rất hồn nhiên, tự tinh, mạnh dạn và đặc biệt vui chơi là hoạt
động chủ đạo của trẻ, nên trẻ rất thoải mái thích thú được chơi, được nhập vai chơi.
Không gian để tổ chức các trò chơi rất phong phú và đa dạng, tùy vào từng trò
chơi để tổ chức các trò chơi khác nhau.
Bên cạnh đó được sự giúp đỡ và ủng hộ nhiệt tình của hội cha mẹ học sinh và
tập thể giáo viên trong việc sưu tầm tìm kiếm, tham gia tổ chức các trò chơi dân gian..
Tuy nhiên cùng với thuận lợi cũng không tránh khỏi những khó khăn.
* Khó khăn:
Thời gian tổ chức cho trẻ chơi rất ít, chủ yếu lồng ghép vào các hoạt động chứ
không được tổ chức trong suốt cả một thời gian nhất định.
Tuy trò chơi dân gian cũng rất dễ nếu giáo viên biết cách thức tổ chức, biết
sáng tạo, nhưng cũng rất khó khăn đối với những giáo viên không có năng khiếu,


năng lực còn hạn chế, do đó mà việc tổ chức trò chơi và lôi cuốn trẻ tham gia chơi là
rất khó.

Trẻ mầm non khả năng ghi nhớ chưa ổn định nên việc tham gia chơi và bãi
cuộc chơi là thường diễn ra, do đó mà giáo viên phải biết sưu tầm, tìm kiếm nhiều trò
chơi khác nhau để lôi cuốn trẻ.
Nhiều trẻ có tính rụt rè, thiếu mạnh dạn, ngại tham gia giữa đám đông do đó mà
thường lảnh tránh không tham gia chơi.
Với sự quyết tâm của bản thân, tôi đã không ngừng tìm kiếm, học hỏi, sáng tạo
ra những phương pháp giúp giáo viên tổ chức tốt các trò chơi dân gian. Mong rằng
những việc làm của tôi sẽ mang lại kết quả nhất định cho trẻ. Bởi vì ngày nay, giới trẻ
đang dần bị ảnh hưởng những trò chơi điện tử. Lỗi không phải ở trẻ mà ở người lớn.
Chúng ta đã cho trẻ biết gì về di sản của dân tộc? đừng cho trẻ biết qua loa mà hãy để
trẻ cảm nhận và yêu thích các trò chơi dân gian một cách sâu săc hơn.
* Khảo sát thực trạng:
Vào đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát để nắm được khả năng, năng lực
của từng giáo viên như: khả năng sưu tầm, khả năng tổ chức cho trẻ chơi, số lượng tẻ
tham gia chơi...cụ thể kết quả như sau:
- Có 60 % giáo viên có năng lực tổ chức tốt các trò chơi dân gian.
- Có 65% giáo viên có khả năng sưu tầm, tìm kiếm được các trò chơi dân gian.
- Có 50% trẻ hứng thú tham gia khi được giáo viên tổ chức các trò chơi dân
gian.
- Địa điểm để tổ chức các trò chơi dân gian tại các điểm trường rất rộng thoáng,
có cây xanh, bóng mát.
- Những đồ dùng, đồ chơi để tổ chức các trò chơi rất dể kiếm, dể tìm.
* Từ kết quả khảo sát trên tôi rút ra nhiều nguyên nhân sau:
- Do cuộc sống quá hiện đại với máy móc nên trẻ ít có thời gian để chơi các trò
chơi mà chủ yếu sử dụng máy vi tính, máy điện thoại để chơi các trò chơi điện tử, hay
xem tivi....


- Do một số giáo viên còn ít quan tâm đến việc tìm kiếm, lồng ghép vào các
hoạt động để cho trẻ được chơi.

Từ những nguyên nhân trên, bản thân tôi đã lựa chọn, đưa ra các giải pháp để
thực hiện, và đã đem lại kết quả tương đối tốt.
2.2. Các giải pháp.
Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch theo từng thời điểm.
Thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng GD &ĐT Lệ Thuỷ, trường mầm non
An Thuỷ;
Bám sát vào kế hoạch chỉ đạo của phòng GD về tổ chức các hội thi trong năm
học, tôi đã mạnh dạn xây dựng kế hoạch các hội thi được tổ chức tại trường để tham
mưu với đồng chí hiệu trưởng.
Khi xây dựng kế hoạch tôi đã dựa vào tình hình thực tế tại nhà trường, nhóm
lớp, các thời điểm để tổ chức hội thi.
Sau khi xây dựng kế hoạch tổ chức các hội thi được nhà trường phê duyệt, tôi
đã dăng trên trang điện tử của nhà trường để tất cả giáo viên được biết.
Hướng dẫn cho giáo viên phối hợp cùng phụ huynh để tranh thủ sự ũng hộ về
trò chơi, bài hát, về tinh thần, vật chất...
Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên sưu tầm tìm kiếm các trò chơi dân gian phù
hợp với trẻ..
Việc đầu tiên giáo viên nên làm là lên mạng, tìm kiếm những trò chơi dân gian
của các vùng miền khác nhau.
Phối hợp với phụ huynh với những người lớn tuổi, các em thiếu nhi...để sưu
tầm tìm kiếm các trò chơi dân gian thường chơi tại địa phương mình.
Trò chơi dân gian vô cùng phong phú và đa dạng nên không phải trò chơi nào
cũng phù hợp với độ tuổi trẻ...Vì thế tôi thường nhắc nhỡ và chỉ đạo cho giáo viên
nên lựa chọn và tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi có luật chơi và cách chơi đơn giản,
dể nhớ, dể hiểu. Bên cạnh đó trẻ ở trường mầm non có nhiều độ tuổi khác nhau, nên
việc tiếp thu, nhận thức các trò chơi cũng khác nhau, chính vì thế các trò chơi cũng
cần phải được lựa chọn cho phù hợp với từng độ tuổi. Đặc biệt là trò chơi dân gian có


nhiều thể loại phù hợp với các sở thích, cá tính khác nhau của nhiều đối tượng người

chơi như sôi nổi, điềm đạm hay trầm tĩnh. Mỗi trò lại có một quy luật riêng, mang
những sắc thái khác nhau khiến trẻ em chơi suốt ngày mà không thấy chán.
Ví dụ: Đối với trẻ 3-4 tuổi, khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ còn hạn chế,
nhận thức của trẻ còn đơn giản. Vì vậy mà nên cho trẻ chơi những trò chơi đơn giản
và dể hiểu như trò chơi: "Lộn cầu vong"; "Chi chi chần chần"; "Tầm tầm vông"; "Nu
na nu nống"; "dung dăng dung dẻ"....Hay đối với trẻ độ tuổi mẫu giáo lớn và nhỡ khả
năng ghi nhớ chủ định và khả năng nhận thức của trẻ có phần cao hơn, vì thế khi lựa
chọn tổ chức trò chơi nên chú ý tăng dần độ khó và phức tạp hơn. Khi lựa chọn xây
dựng trò chơi cần chú ý đến đồ dùng đồ chơi dể tìm dể kiếm và phù hợp địa phương.
Lựa chọn trò chơi cần chú ý để giúp trẻ cũng cố tư duy, phát triển ngôn ngữ, phát triển
thể chất và chú rèn kỹ năng sống và giáo dục đạo đức cho trẻ... Trò chơi có tập thể
nhóm trẻ tham gia và thu hút được đông đảo trẻ tham gia chú ý. Những trò chơi phù
hợp với trẻ độ tuổi mấu giáo lớn, nhỡ như trò chơi: "Rồng rắn lên mây" là trò chơi
gắn với đồng dao nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát huy tinh thần đoàn
kết, tôn trọng kỷ luật và khả năng đối đáp, có liên quan đến nghi thức cầu mưa của cư
dân nông nghiệp: “Rồng rắn lên mây/ Có cây núc nắc/ Có nhà khiển binh/ Hỏi thăm
thầy thuốc có nhà hay không…”. Đồng dao được cấu trúc theo một lôgic riêng, đôi
khi không có nghĩa gì cả, nhưng bằng tư duy liên tưởng, trẻ em vẫn có thể nhập vào
câu hát để dẫn đến những kết cục bất ngờ: cái ngược đời, cái phi lý, lại có thể chấp
nhận vì đấy là bài hát của trẻ em. Hay trò chơi "Kéo co" cũng thể hiện tinh thần
thượng võ, rèn luyện thể lực và sự nhanh nhẹn, khéo léo và rất nhiều trò chơi khác
như"Ô ăn quan"; "Trồng nụ- trồng hoa"; "Trốn tìm"....Có thể lựa chọn trò chơi phù hợ
với sở thích của giới tính như: Các em gái rất thích thú với trò chơi chuyền hoặc nhảy
dây, trò chơi này rèn luyện sức bền, sự khéo léo nhanh nhẹn. Trong khi chơi chuyền,
các cô bé thường đọc các bài đồng dao để tạo thêm không khí vui tươi. Các em trai thì
thích thú với trò đánh căng, đánh đáo, bắn bi, chơi quay. Các trò chơi này tạo sự ganh
đua, giúp các em thể hiện bản tính của mình cũng như tạo mối liên kết giữa các thành


viên trong một đội chơi...hay trò chơi tập thể để khi có đông người, hoặc sinh hoạt tập

thể, thì các trò chơi thường được tổ chức đó là bịt mắt bắt dê, ú tim hay trò kéo co ...
Giải pháp 3: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi và phát huy hiệu quả của đồ chơi.
Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian vô cùng đa dạng và phong phú,
mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi.
Tuỳ vào mỗi trò chơi dân gian để chuẩn bị một hoặc nhiều loại đồ dùng đồ chơi tương
ứng nhưng nếu thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được. Chính vì vậy, trước khi
tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó, giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về
luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay không có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò
chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi.
Ví dụ: Trò chơi cướp cờ, đơn giản nhất cũng phải có Một cái khăn bất kì tượng
trưng cho cờ, một vòng tròn, vạch xuất phát củng là đích của 2 đội.
Hay trò chơi Ô ăn quan cũng phải vẽ một hình chữ nhật được chia đôi theo
chiều dài và ngăn thành 5 hàng dọc cách khoảng đều nhau, mỗi ô vuông được đặt 5
viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô...
Sau khi tìm kiểm được các đồ chơi phù hợp trò chơi, tôi hướng dẫn cho giáo
viên cần lựa chọn cách thức tổ chức tổ chức trò chơi để phát huy được hiệu quả tối đa
của đồ chơi và lôi cuốn được sự hứng thú của trẻ tham gia vào trò chơi.
Ví dụ: Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số
người chơi cũng chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên
kia ngã về phía mình. Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ. Ở giữa
có vạch làm chuẩn của 2 phe, có dây thừng dài hay dây song ở điểm giữa của dây
buộc một dây vải màu đỏ, dây thường dài khoảng 20m căng đều ra hai phía, hai bên
xúm nhau nắm lấy dây thừng để kéo. Một người cầm trịch ra hiệu lệnh, hai bên ra sức
kéo, sao cho dây vải màu đỏ ở giữa dây thừng kéo về bên mình là thắng. Bên ngoài
người cổ vũ hai bên bằng tiếng “cố lên”.
Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu
hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Đang giữa


cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào

thắng liền ba keo là bên ấy được...
Giải pháp 4: Tổ chức cho trẻ xem các trò chơi dân gian qua băng đĩa.
Thời gian để tổ chức tất cả các trò chơi dân gian cho trẻ là không có vì thế tôi
chỉ đạo giáo viên cần phải biết tận dụng mọi thời điểm trong ngày để cho trẻ được
nghe, được xem các trò chơi dân gian ở khắp mọi miền của tổ quốc.
Ví dụ: Giờ đón và trả trẻ giáo viên mở trên mạng cho trẻ xem các trò chơi như:
"Ném còn"; "Chọi gà"; "Chọi trâu"; "Nhảy bao bố"; "Thi thổi cơm"; "Chơi chuyền"...
Ngoài ra còn hướng dẫn cho trẻ biết về nhà hỏi người thân kể về các trò chơi
dân gian, hay mở tivi xem...
Hiện tại nơi tôi đang công tác giáo viên rất có điều kiện để tổ chức cho trẻ xem
các trò chơi dân gian đang diễn ra trên mạng, trên ti vi, vì mỗi lớp học đều có tivi
màm hình phẳng được kết nối intonet.
Giải pháp 5: Tổ chức các trò chơi phù hợp với từng hoạt động.
Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì thế, hoạt
động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung được tổ chức
nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ được gần gũi
với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất; hay như ở
hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về kinh nghiệm sống và kỹ năng chơi theo
nhóm. Chính vì vậy, cần hướng dẫn giáo viên biết chú ý lựa chọn và tổ chức các trò
chơi dân gian cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động.
Ví dụ: Hoạt động chung và sinh hoạt chiều: nên tổ chức cho trẻ các trò chơi tĩnh
nhằm phát triển nhận thức cho trẻ như: “Ô ăn quan”, “Tập tầm vông”, “Chơi chuyền”,
“Chơi cờ"... Hay chỉ với hòn đất nặn đủ màu, các em có thể tạo thành các hình hoa,
quả hay con vật. Các trò chơi như "Mèo đuổi chuột", "Bịt mắt bắt dê", "Thả đỉa ba
ba", "Xỉa cá mè",...ít nhiều nói lên quan hệ sinh thái của các loài. "Trồng nụ, trồng
hoa" lại cho thấy phải phạt những ai chạm vào "nụ", "hoa", điều đó có ý nghĩa giáo
dục bảo vệ môi trường. Hoặc hoạt động ngoài trời: Tổ chức cho trẻ chơi Trò chơi
"Chong chóng", "chơi sáo diều" giúp các em thấy rằng, con người có thể lợi dụng sức



gió - nguồn năng lượng tự nhiên trong cuộc sống. Cùng với đó, tiếng sáo diều vi vu
ngân lên trong trẻo, ngước lên trời cao với những cánh diều no gió cho thấy một
khung cảnh thật thanh bình, từ đó có thể giáo dục tình cảm yêu quê hương, tôn trọng
những gì mình đang có.
Khi muốn tích hợp trò chơi dân gian vào hoạt động chung, giáo viên cần lựa
chọn trò chơi phù hợp với từng lĩnh vực. Như lĩnh vực phát triển thể chất nên lựa
chọn các trò chơi vận động nhằm rèn luyện thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát và năng
động. Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ phải mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng.
Trẻ phải có sức khỏe mới có thể vui chơi và ngược lại vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe
mạnh và năng động.
3. Phần kết luận:
3.1. Ý nghĩa của đề tài:
Trò chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ mầm
non. Trò chơi dân gian vừa giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa góp phần nâng
cao nhận thức, phát triển các giác quan, tăng cường thể lực cho trẻ, giúp trẻ trở thành
những người lao động tài giỏi trong tương lai.
Trò chơi dân gian có một đặc điểm rất quan trọng là diễn ra ngoài trời, luôn gắn
bó trẻ với môi trường tự nhiên, đưa các em hòa đồng với thiên nhiên, hòa đồng với
mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành tố trong môi trường, giúp các em hiểu
biết thiên nhiên sâu sắc, từ đó càng yêu quý thiên nhiên hơn.
Ngoài việc tạo sân chơi bổ ích, vui vẻ qua trò chơi, trò chơi dân gian còn giúp
các em rèn luyện kỹ năng trong cuộc sống. Khi các em chơi phải biết nhường nhịn
nhau, không quá ăn thua để đánh mất tình bạn.
Hiện nay, ngoài giờ ở trường, một số trẻ thường chơi game, nghe nhạc, xem ti
vi... Có nhiều em quá mê game nên quên ăn uống. Ngồi chơi và xem ti vi lâu quá sẽ
ảnh hưởng đến đôi mắt và cột sống. Có em nhỏ tuổi đã bị béo phì vì ăn nhiều chất mà
thiếu vận động...Vì vậy trò chơi dân gian giúp cho các em rèn luyện thể chất, sự khéo
léo, trở nên nhanh nhẹn hoạt bát, tạo sự hoà đồng, thân thiện, đoàn kết... Những phút



vui chơi thoải mái, lành mạnh sẽ giúp các em thêm hào hứng để học tập và sống hồn
nhiên hơn. Hơn nữa, việc vui chơi lành mạnh còn tạo ra nhiều đức tính tốt đẹp, hạn
chế những tật xấu, đồng thời rèn luyện thể chất và tâm hồn các em theo chiều hướng
tốt hơn.
Để văn hóa truyền thống thấm dần vào tâm hồn trẻ thơ, không có cách nào hay
hơn là áp dụng trò chơi dân gian vào trường học. Sự kết hợp giữa các trò chơi dân
gian, trò chơi có tính trí tuệ trong giải toán tuổi thơ, trò chơi có tính ứng xử trên cơ sở
xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực sẽ giúp các em được ôn luyện, trau
dồi thêm kiến thức về lịch sử dân tộc, văn hóa dân gian…
Đối với trẻ thơ, trò chơi dân gian là một trong những yếu tố hình thành nên bản
sắc văn hoá dân tộc, là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần, là nhịp cầu nối tâm
thức các em với mọi bài học về cuộc sống xã hội bởi vì nó có sức hấp dẫn, lôi cuốn
mạnh mẽ nhất đối với các em. Tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân gian là
phương tiện giúp các em phát triển tình cảm, đạo đức, tình đoàn kết, mở rộng nhận
thức, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, qua đó góp phần giáo dục các em
về truyền thống văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Qua được xem được chơi các trò chơi dân gian đã để lại dấu ấn tốt đẹp trong trí
nhớ của trẻ thơ, trẻ đã biết thể hiện lại những trò chơi mà trẻ đã được xem được chơi
thông qua các hoạt động, đặc biệt là hoạt động tạo hình đã được trẻ thể hiện lại qua
tham dự cuộc thi "Bé khéo tay" cấp tỉnh và trẻ đã đạt được giải nhất thể loại vẻ cấp
tỉnh năm học 2013 - 2014.
Qua quá trình thực hiện tôi đã rút ra được vấn đề cụ thể sau:
* Đối với giáo viên: Nhiều người cho rằng, trò chơi dân gian dễ tổ chức, dễ
chơi, không tốn kém lại mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Nhưng không phải trường nào,
lớp nào cũng áp dụng nó một cách hiệu quả. Nếu người tổ chức không khéo dễ dẫn


đến tình trạng nhàm chán, không tạo được hứng thú cho trẻ. Kéo theo hệ quả, tổ chức
nhiều trò chơi mà các em không nhiệt tình tham gia, cổ vũ.
Để làm cho các em thực sự yêu thích các trò chơi dân gian, thiết nghĩ, mỗi lớp, mà

trực tiếp là những người quản trò phải lựa chọn trò chơi hợp lý, phù hợp với lứa tuổi
và đặc điểm riêng của trẻ lớp mình. Không nên chỉ phổ biến suông mà cần khéo léo
biến trò chơi thành các cuộc thi nhỏ mang tính chất vô tư, hồn nhiên, không căng
thẳng và có sự động viên, khích lệ kịp thời.
Một ưu thế của trò chơi dân gian chính là ở chỗ nó có thể dung nạp tất cả những
ai muốn chơi. Không bao giờ trò chơi dân gian quy định số người chơi nhất định. Vì
vậy phải thường xuyên khuyến khích, động viên tất cả các em tham gia chơi càng
đông càng vui. Trong khi chơi, mọi em đều bình đẳng như nhau. Nếu em nào ích kỷ,
chơi không đúng luật chơi, chen lấn các bạn khác sẽ bị tập thể phê bình, loại trừ bằng
cách không cho chơi chung. Qua đó tinh thần tập thể của các trẻ được nâng lên.
* Đối với nhà trường:
Khi trò chơi dân gian được đưa vào nhà trường thì tự thân nó đã có tính mục
đích nhưng không đơn thuần dừng lại ở mục đích giải trí. Hơn nữa, không phải trò
chơi nào cũng có thể đưa vào nhà trường mà phải chọn lọc, đảm bảo tính giáo dục, an
toàn, vệ sinh.
Nhà trường nên chỉ đạo giáo viên lựa chọn các trò chơi mang tính cộng đồng, nhất
là trò chơi có các bài hát đồng dao, không chỉ sôi động mà còn nâng cao nhận thức về
văn học. Một điều nữa là không phải trò chơi nào trẻ cũng chơi được mà phải có
người tổ chức hướng dẫn, làm sao trong giờ nghỉ trẻ được chơi nhiều trò hơn.
Cuối cùng, việc đưa trò chơi dân gian vào lớp học phải lưu ý tới đối tượng trẻ, tùy
thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất cho phép của nhà trường, đảm bảo an toàn cho trẻ,
tạo không khí thoải mái và không hề gây áp lực cho trẻ.


Năm học 2013–2014 sắp đi qua, nhưng các trò chơi dân gian đang và sẽ đồng
hành cùng trẻ đến từng ngõ xóm, từng làng quê. Hi vọng rằng, trong những năm học
tiếp theo, trò chơi dân gian vẫn sẽ tiếp tục là “món ăn tinh thần” giúp trẻ có nhiều
hứng thú khi đi học, để mỗi ngày đến trường là một ngày vui, góp phần lưu giữ nét
đẹp văn hóa mang tính thể thao, trí tuệ trong các trò chơi dân gian./.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:




×