Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

ĐỀ CƯƠNG dược lý THÚ y FULL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.69 KB, 8 trang )

NGUYỄN THỦY K60TYA

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
ĐỀ CƯƠNG DƯỢC LÝ HỌC THÚ Y
Câu 1. Nêu các yếu tố cơ thể ảnh hưởng tới tác dụng dược lý của thuốc?Cho ví dụ?
Trả lời:
Các yếu tố cơ thể ảnh hưởng tới tác dụng dược lý của thuốc:
a. Loài vật, giống:
- Loài: do cấu tạo đặc điểm sinh lý khác nhau, khả năng hấp thu, chuyển hóa, thải trừ của
thuốc trong các loài vật khác nhau mà sự mẫn cảm của chúng với thuốc cũng khác nhau.
- Giống: Cùng là lợn nhưng chỉ có giống lợn nhập ngoại siêu nạc ở nước ta mới phải bổ sung
thêm sắt khi mới sinh.
- Ví dụ:
+ Độ mẫn cảm của Xylazin với receptor đặc hiệu tương ứng ở bò mạnh hơn nhiều so với các
loài khác.
+ Cường độ hấp thu của 1 số loại thuốc: chloramphenicol, các salixilat, ampicillin,
cephalosporin cũng rất khác nhau giữa các loài vật.
+ Bò, ngựa, người rất mẫn cảm với atropin khi uống nhưng chó, mèo, dê tác dụng rất kém.
Thỏ cho uống thì hầu như ko có tác dụng. Do thuốc hấp thu kém, bị phân hủy và chuyển hóa
đặc biệt nhanh.
+ Mèo mẫn cảm nhiều với salicylat, dẫn xuất phenothiazin cũng do tốc độ chuyển hóa của
thuốc.
b. Tính biệt:
- Do hoạt động của tuyến sinh dục, hormon đối với hoạt tính của men chuyển hóa thuốc khác
nhau giữa con đực và con cái. Giá trị LD50 của thuốc ở con đực lớn hơn con cái 1 chút.
- Ví dụ:
+ Con cái mẫn cảm với nicotin, strychnine, các thuốc ngủ đặc biệt khi con cái mang thai, cho
con bú.
+ Một số thuốc thải qua sữa sẽ gây độc cho ấu súc.
c. Lứa tuổi:
- Tuổi động vật có ảnh hưởng đến trọng lượng, liều lượng thuốc theo trọng lượng.


- Trong lâm sàng, gia súc trưởng thành phản ứng với thuốc giống lý thuyết.
- Gia súc càng non, ấu súc do trong gan chưa có khả năng tạo đủ các men chuyển hóa thuốc.
- Gia súc già công năng gan, thận yếu nên chúng mẫn cảm với thuốc hơn gia súc trưởng
thành. Thuốc gây nghiện thì gia súc chịu đựng thuốc tốt hơn con non và trưởng thành.
d. Cá thể:
- Mỗi cá thể phản ứng với thuốc khác nhau.
- Những con sinh cùng trứng có phản ứng với thuốc hoàn toàn giống nhau.
1


- Việc dùng lặp lại 1 loại thuốc nhiều lần sẽ dẫn đến các hiện tượng:
+ Tích lũy làm tăng độc tính của thuốc trong các tổ chức.
+ Hiện tượng quen thuốc làm mất tác dụng của thuốc.
+ Hiện tượng dị ứng thuốc gây shock quá mẫn như dị ứng penicillin ở người, chó, mèo tiêm
B-complex dưới da.
e. Trạng thái bệnh lý:
- Thuốc chỉ tác dụng khi cơ thể trong thời kỳ bệnh lý như: thuốc giảm sốt, thuốc giảm đau,…
- Tế bào bệnh lý mẫn cảm với thuốc tốt hơn.
- Khi bị bệnh ở gan, cơ thể rất mẫn cảm với các thuốc trị sán lá, kí sinh trong gan như:
bithionol, diaphenetic, tetrachloruacarbon, dertil,…
Câu 2. Nêu các yếu tố ngoài cơ thể ảnh hưởng tới tác dụng dược lý của thuốc? Cho ví dụ?
Trả lời:
Các yếu tố ngoài cơ thể ảnh hưởng tới tác dụng dược lý của thuốc:
a. Đường đưa thuốc:
- Cùng 1 thuốc, cùng liều lượng nhưng do đường đưa thuốc khác nhau nên tác dụng thuốc
cũng khác nhau.
- Ví dụ:
+ MgSO4 cho uống có tác dụng tẩy-nhuận tràng; tiêm có tác dụng ngủ-mê.
+ Adrenalin, strophatin cho uống không còn tác dụng.
b. Hóa lý tính:

- Tính tan: chỉ có thuốc tan trong nước mới được hấp thu, phân bố, di chuyển trong cơ thể để
phát huy tác dụng cũng như độc tính của chúng. Tính tan trong nước của thuốc tỷ lệ nghịch
với độ tan trong lipid.
- VD:
+ Tốc độ bốc hơi của thuốc mê bay hơi gây mêm qua đường hô hấp: thuốc nào bốc hơi
nhanh, sẽ nhanh được hấp thu, động vật nhanh mê. Thuốc sẽ ít độc vì nhanh được tahir qua
đường hô hấp và ngược lại.
+ Thuốc tan trong lipid, ít bị ion hóa sẽ thải chậm qua thận như thuốc mê nhóm bacbiturat.
Thuốc cũng ko di chuyển qua màng: dầu parafin làm thuốc nhuận tràng.
c. Liên quan giữa cấu trúc và tác dụng:
- Chỉ cần thay đổi nhỏ trong cấu trúc hóa học có ảnh hưởng đến hoạt tính của thuốc:
+ Nhóm quyết định hoạt tính của thuốc: các sulphamid khi bị thay nhóm chức sẽ ảnh hưởng
đến dược động học của thuốc.
+ Thay đổi cấu trúc phân tử các thuốc mê, thuốc tê.
+ Thay đổi đồng phân quang học: L – Lysin có hoạt tính sinh học cao còn D – Lysin gần như
ko có tác dụng sinh học.
+ Đồng phân hình học: giữa các đồng phân cis và trans có tác dụng dược lý không giống
nhau. VD: oestrogen ở dạng trans có hoạt tính cao hơn dạng cis.
d. Dạng thuốc:
- Dạng thuốc, cách bào chế, điều kiện bảo quản có ảnh hưởng sâu sắc đến tác dụng dược lý
của thuốc:
2


+ Độ tán nhỏ, mịn, bề mặt tiếp xúc của hạt thuốc với dung môi càng tăng, tốc độ hòa tan càng
lớn, thuốc càng dễ hấp thu, hoạt tính càng cao.
+ Dạng tinh thể hay dạng bột.
+ Thuốc rắn có thể ở dạng kết tinh vô định hình hay dạng tinh thể.
+ Thuốc có thể ở trạng thái khan hay ngậm nước.
+ Ảnh hưởng của tá dược và dung môi bảo quản.

- Dạng bào chế: dung dịch > nhũ tương > viên nang > viên nén > viên bao.
+ Thuốc dạng lỏng tác dụng nhanh hơn thể rắn. Dạng rược tác dụng nhanh hơn thuốc nước.
e. Liều lượng, liệu trình.
e.1. Liều lượng
- Liều lượng, nồng độ thuốc trong cơ thể quyết định tác dụng dược lý của thuốc.
+ Liều thấp thuốc không có tác dụng.
+ Liều cao sẽ gây độc, thậm chí còn giết chết động vật nuôi.
- Cường độ tác dụng dược lý của thuốc tỷ lệ thuận với số lượng thụ cảm ( receptor) gắn vào
thuốc.
+ Số lượng thụ thể trên màng tế bào càng cao, thuốc sẽ tập trung ở đó nhiều nên tác dụng
dược lý nơi đó là cao nhất. Cơ chế của oxytoxin và atropin trên cơ trơn.
- Chia liều lượng thuốc thành:
*) Theo thời gian:
+ Liều 1 lần
+ Liều 1 ngày
+ Liều 1 đợt điều trị (liệu trình)
*) Theo lượng thuốc:
+) Liều tối thiểu tác dụng ( liều ngưỡng): lượng thuốc tối thiểu có trong cơ thể để thuốc có tác
dụng chữa bệnh. Dưới nồng độ này thuốc ko có tác dụng.
+) Liều điều trị: cao hơn liều ngưỡng. Tác dụng phòng trị hay khôi phục chức năng sinh lý,
chức phận bình thường cho vật nuôi; ko gây rối loạn bệnh lý nào. Giới hạn từ liều trung bình
có tác dụng 50% ĐV( ED50) đến liều tối đa.
+ Liều điều trị tối thiểu: sử dụng cá thể mẫn cảm.
+ Liều trung bình sủ dụng điều trị lâm sàng.
+ Liều tối đa: vượt quá gây độc.
+) Liều độc: cao hơn liều điều trị: có dấu hiệu biến đổi bệnh lý độc hại.
+) Liều gây chết
e.2. Liệu trình: số lần dùng thuốc trong ngày và tổng số ngày dùng thuốc trong 1 đợt điều trị.
- VD: strychnin trị bại liệt cho ĐV: chó ko quá 4 ngày, lợn ko quá 7 ngày, trâu, bò, ngựa ko
quá 10 ngày. Chú ý: cẩu ăn cẩu tử, mã ăn mã hí.

g. Các yếu tố ngoại cảnh khác:
- Chế độ ăn uống, chăm sóc, khai thác, quản lý ĐV bệnh…
- Thời gian dùng thuốc: tối hay ban ngày, trước hay sau ăn…
- Hiện tượng cảm ứng thuốc trong điều trị bệnh ( tương tác thuốc)
- Các vitamin A, D, E tăng cường công năng gan nên tăng hoạt tính men chuyển hóa thuốc.
Câu 3. Nêu các cách tác dụng dược lý của thuốc? Cho ví dụ?
Trả lời:
3


Các cách tác dụng dược lý của thuốc:
a. Tác dụng cục bộ và toàn thân
b. Tác dụng chính và phụ
c. Tác dụng hồi phục và không hồi phục
d. Tác dụng đặc hiệu và không đặc hiệu
e. Tác dụng đối kháng
g. Tác dụng hiệp đồng
Câu 4. Nêu cơ chế tác dụng đặc hiệu của thuốc? Cho ví dụ?
Trả lời:
Cơ chế tác dụng đặc hiệu của thuốc:
1. Tác dụng dược lý do thay đổi sinh hóa:
a. Thuốc ức chế enzyme
b. Thuốc hoạt hóa enzyme
c. Thuốc hoạt hóa receptor
d. Các thay đổi khác
e. Tác dụng lên những đích cụ thể trên tế bào vi khuẩn
2. Tác dụng với trung gian hóa học thông qua các chất chuyển hóa.
3. Tương tác với các autacoid.
Câu 5. Nêu cơ chế tác dụng không đặc hiệu của thuốc? Cho ví dụ?
Trả lời:

Cơ chế tác dụng không đặc hiệu của thuốc:
1. Thuốc tác dụng do tính chất lý hóa không đặc hiệu.
2. Thuốc tác dụng do tính bazo hoặc axit.
3. Cơ chế tạo chelat
Câu 6. Nêu các cách vận chuyển thuốc qua màng?(4 cách sự hấp thụ thuốc qua màng)
Trả lời:
Các cách vận chuyển thuốc qua màng:
1. Vận chuyển không đặc hiệu:
a. Khuếch tán đơn thuần ( khuếch tán thụ động theo bậc thang nồng độ)
b. Phương thức lọc
2.Vận chuyển đặc hiệu ( vận chuyển tích cực).
a. Vận chuyển thuận lợi ( vận chuyển tích cực thứ phát)
b. Vận chuyển tích cực thực thụ ( vận chuyển tích cực nguyên phát)
Câu 7. Nêu vai trò và các yếu tố ảnh hưởng tới sự chuyển hóa thuốc trong cơ thể?
Trả lời:
Vai trò sự chuyển hóa thuốc trong cơ thể :
Các yếu tố ảnh hưởng tới sự chuyển hóa thuốc trong cơ thể:
- Tuổi
- Yếu tố ngoại lai:
- Yếu tố di truyền:
- Yếu tố sinh lý và bệnh lý:
4


- Tình trạng dinh dưỡng:
- Gia súc có thai:
Câu 8. Nêu các đường đào thải thuốc chủ yếu ra khỏi cơ thể vật nuôi? Ý nghĩa thực tiễn?
Trả lời:
1. Các đường đào thải thuốc chủ yếu ra khỏi cơ thể vật nuôi:
a. Thải trừ qua thận

b. Thải trừ qua đường tiêu hóa
c. Thải trừ qua phổi
d. Thải trừ qua tuyến sữa
e. Thải trừ qua da và các đường khác.
Câu 9. Sự chuyển hóa, tác dụng dược lý và ứng dụng điều trị của cafein?
Trả lời:
Tên thuốc
Caphein
& dẫn xuất
Ancaloid chiết từ 7 cây trong thiên nhiên: chè, cà phê, lá và hạt cacao.( từ
Nguồn gốc
acid uric).
- Trên bán cầu đại não. Tăng cường hưng phấn vỏ đại não, mất cảm giác mệt
mỏi, buồn ngủ.
+ Tăng cường khả năng nhận biết của các cơ quan thính, khứu, vị giác,.. tăng
khoan khoái, dễ chịu.
+ Liều cao, thuốc kích thích trung khu ở hành tủy và tủy sống. Cảm giác nôn
nao, khó chịu, cơ vân kích thích, hoạt động, co giật liên tục.
- Trên hệ tim mạch: kích thích trực tiếp cơ tim: tim đập nhanh, mạnh nên
huyết áp tăng. Theophylin tăng huyết áp mạnh nên tác dụng lợi tiểu hơn
Tác dụng
caphein. Chè xanh(chè búp) tác dụng tốt HTK, TH, lợi tiểu.
dược lý
- Trên hệ hô hấp: kích thích trung khu hô hấp ở hành tủy.
+ Cafein tác dụng trực tiếp lên tim, ức chế hoạt động của phosphodiesterase,
do đó nâng cao được nồng độ AMPc ở ngoài màng tb. Tác dụng này tương tụ
kích thích β1-Adrenoreceptor.
+ Cafein kích thích trực tiếp làm dãn mạch quản. Làm tăng lưu lượng máu ở
não, thận, tim, cơ vân và da, đặc biệt khi trụy tim mạch.
+ Cafein tăng lưu lượng máu chảy qua thận, làm giảm khả năng găn nước với

Colloid nên tác dụng lợi niệu.
- Tham gia phản ứng chuyển hóa ở gan và thải qua thận(dẫn xuất gốc kiềm
purin nên biến đổi nhanh chóng, không gây tích lũy), thải trừ qua sữa,
Dược động - Tham gia vào quá trình đồng hóa, cung cấp gốc kiềm trong chuyển hóa ở hệ
học
thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, tiết niệu.
+ Một phần nhỏ được dimetyl hóa ở gan, đại bộ phận thải qua nước tiểu dạng
dimetyl – Carbamid.
- Phòng và trị chứng suy tim.
Ứng dụng - Khi gia súc trúng độc các thuốc ức chế hệ TKTW, thuốc giảm đau, an thần,
thuốc mê…
5


Liều lượng
Lưu ý

Chất thuốc

- Làm thuốc bổ kích thích HTKTW gia súc giảm ăn, lười vận động, thích nằm
lỳ.
- Đại gia súc: 2-8 g/con.
- Tiểu gia súc:1-2 g/con.
- Không dùng khi vật bị chứng bại liệt mạch máu ngoại vi ( tiêu chảy ra máu
khi bị viêm dạ dày- ruột mãn tính, viêm tử cung, sinh dục, viêm đường sinh
dục kèm chứng chảy máu: nước giải màu cà phê, nước vối, đài đỏ…) hay
thoái hóa cơ tim cấp.
- Dạng bazo caphein không tan trong nước, kém bền vững, khó bảo quản
- Lâm sàng: muối caphein natri benzoat và caphein natri salicylat dễ tan trong
nước ở pH=7 tiêm bắp ko đau.


Câu 10. Tác dụng dược lý, sự thải trừ và ứng dụng điều trị của long não?
Trả lời:
Tên thuốc &
Camphora ( Long não)
dẫn xuất
Chất thơm(tinh dầu) chiết từ gỗ long não(camphora officinarum) có 40-50
Nguồn gốc
tuổi.
Chất thuốc
Dạng tinh thể màu trắng, mùi thơm, vị đắng, the hắc.
- Trên hệ tim mạch: ảnh hưởng khác nhau tùy trạng thái ban đầu của hệ
tuần hoàn, tim bị yếu thì tăng tâm thu, tim đập nhanh nên tăng huyết áp.
- Tăng cường độ trao đổi chất, khả năng đào thải các chất độc trên cơ tim và
kim loại nặng qua tuyến mồ hôi nên khôi phục mạch đập của tim.
Tác dụng
- Giảm sốt do ức chế trung khu sản nhiệt và làm dãn mạch ngoại vi.
dược lý
- Sát trùng: 10-4 g/l diệt gram(+), 10-3 g/l diệt gram(+)(-). 10-8g/l gây độc
cho CT.
- Da: kích thích mạch quản gây dãn mạch cục bộ, chống tụ máu. Bôi và xoa
bóp nhiều lần tác dụng giảm đau. Gây nôn nếu uống do kích thích vị giác.
- Thuốc thải trừ chủ yếu qua thận sau khi qua biến đổi ở gan: pha giáng
Dược động hòa, pha liên kết thải ra dưới dạng kết hợp với acid mật.
học
- Một lượng nhỏ thải qua phế quản, tuyến sữa, tuyến mồ hôi(da) nguyên
vẹn.
- Kích thích HTKTW khi gia súc trúng độc các thuốc ức chế TK gây rối
loạn tuần hoàn, hô hấp... như thuốc ngủ, mê.
Ứng dụng

- Thuốc giảm sốt, sốt cao kèm rối loạn nhịp tim.
- Kích thích hoạt động của tim khi suy tim
- Thuốc xoa bóp ngoài ra, đau đâu xoa đấy.
- Dung dịch 10%, tiêm dưới da. Đại gia súc: 5ml ngày 2-4 ống. Tiểu gia
Liều lượng
súc: 2ml ngày 2 ống.
Lưu ý
- Thuốc ko dùng cho gia súc có tiên lượng sấu.
Câu 11. Sự chuyển hóa, tác dụng dược lý và ứng dụng điều trị của strychnin?
Trả lời:
Tên thuốc
Strychnin
6


& dẫn xuất
Nguồn gốc

Ancaloid chiết từ hạt mã tiền(nhiệt đới). Hạt mã tiền chứa 2-3% strychnin.
Kết tinh hình kim, không màu, không mùi, vị đắng. Dạng muối sulphat hay
Chất thuốc
nitrat 1% tiêm dưới da, thuốc bổ đắng (ngâm rượu)
Phụ thuộc vào kiểu hình thần kinh, trạng thái bệnh lý:
- Trên hệ TK: tủy sống, liều điều trị khôi phục chức phận của HTK vận động
cơ xương khi rối loạn vận động, yếu cơ, tê bì, bại liệt các chi, đi chấm
phẩy…Liều cao gây co giật giống tetanus cả cơ duỗi và cơ co đều co cứng.
- Tác dụng 2 bán cầu đại não, tăng cường hoạt động tai, mũi, mắt…
Tác dụng
- Kích thích trung khu hô hấp làm tăng mức nhạy cảm của TB với CO2 trong
dược lý

máu, chống thở nhát ngừng.
- 1/50000- 1/100000 có vị đắng kích thích tiêu hóa, tăng lượng dịch vị, dịch
ruột.
+ Gây co giật từ tủy sống do đã loại bỏ tác dụng của Glycin - chất HHTG ức
chế trong tủy sống.
- Hấp thu qua đường TH, tiêm hấp thu hoàn toàn. Thuốc có CK phụ nên TG
Dược động bán thải lâu có 10-20% lưu lại trong gan.
học
- Tham gia pư chuyển đổi ở gan, thải qua thận dưới dạng biến đổi 60-80%
trong 24-24h đầu tùy loại.
- Phòng và trị bại liệt sau đẻ của trâu, bò, lợn, chó. Kết hợp với Vit. B và
CaCl2.
Ứng dụng
- Thuốc giải độc khi trúng độc thuốc có tác dụng dược lý đối lập : thuốc ngủ,
thuốc mê, thuốc morphin…
- Liều tiêm: 0,01-0,1 mg/kg/24h dưới da.
Liều lượng - Liều uống: ĐGS: 10ml/con/ngày; TGS: 0,5-2ml/con/ngày. Rượu thuốc
0,24%.
Lưu ý
- Chó mèo rối loạn TK thị giác: 0,5ml/con.
Câu 12. Tác dụng dược lý, ứng dụng điều trị của rượu ethylic?
1. Tác dụng dược lý:
- Tại chỗ: dùng ngoài để sát khuẩn tốt nhất là cồn 700C; cồn 200C băng vết thương, xoa ngoài
da, cồn 900C, sát trùng dụng cụ. Cồn 900C làm đông protein ở da, làm hẹp các lỗ tiết mồ hôi,
nên rượu không thấm được vào trong da. Dùng rượu xoa bóp sẽ gây kích ứng nhẹ.
- Với TKTW: cồn ethylic có tác dụng ức chế. Khi cho uống được hấp thu hoàn toàn. Liều lớn
có tác dụng gây ngủ và mê.( Rượu làm tan lớp lipid của màng, ảnh hưởng đến hoạt động của
kênh ion và các protein tác động trên kênh; rượu làm tăng khả năng gắn của GABA trên
receptor GABAA, rượu còn tác dụng trên receptor NMDA glutamat ( N-methyl-D-aspartat),
ức chế khả năng mở kênh Ca2+ của glutamat).

+ Khi nồng độ trong máu đạt 0,08%, não bị ức chế, thay đổi tâm lý, nói nhiều, sảng khoái …
phản xạ tủy sống chậm.
+ Nồng độ 0,2% đi lảo đảo, không tự chủ, dễ làm sai, giảm đau.
+ Nồng độ 0,3% liệt trung khu hô hấp, chết do liệt não, ngừng tim.
7


- Sự phân bố của thuốc trong cơ thể rộng, phải cần 1 lượng lớn mới có tác dụng mê. Liều gây
mê gần liều chết, thuốc ít được dùng.
+ Rượu làm tăng tính thấm của màng, giúp thuốc dễ đi qua hàng rào TKTW ( diazepam,
pentobarbital, methaqualon…)
- Tiêu hóa: rượu < 100 làm tăng tiết dịch vị, tăng nhu động ruột, tăng hấp thu thức ăn, chất
dinh dưỡng, thuốc. Dùng rượu nhẹ, có điều độ, làm tăng thể trọng. Rượu 200 ức chế sự bài
tiết dịch vị, rượu 400 gây viêm niêm mạc dạ dày (do ảnh hưởng tới chất nhầy ở dạ dày), nôn,
co thắt vùng hạ vị, làm giảm hấp thu của 1 số thuốc qua ruột. Rượu mạnh gây nôn, viêm loét
dạ dày, co thắt hạ vị. Nếu uống khi đói, dễ gây ngộ độc.
- Tim mạch: ít ảnh hưởng đến tim mạch. Dùng rượu mạnh trong thời gian dài có thể gây dãn
cơ tim, phì đại tâm thất và xơ hóa.
- Thân nhiệt: Ức chế trung khu vận mạch, gây dãn mạch nên mặt, da bị đỏ, thân nhiệt hạ, gặp
lạnh sẽ bị chết do mất nhiệt. Do khả năng làm giãn cơ của acetaldehyd( chất chuyển hóa
rượu).
- Làm giãn cơ tử cung.
2. Ứng dụng:
+ Gây mê, rượu 400 ngựa dùng 200 - 300ml cho uống, 100 - 150ml tiêm tĩnh mạch.
+ Loài nhai lại, rượu có tác dụng gây mê rất tốt, không có tác dụng phụ, ko bị lên men dạ cỏ.
+ Dùng làm thuốc giảm đau trong khi viêm cơ, viêm não, gây co giật. Có thể tiêm vào dây
TK khi bị đau.
+ Tác dụng giảm sốt
+ Tác dụng sát trùng
+ Dinh dưỡng: uống rượu khai vị, bia,…


8



×