Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Bài giảng Dược lý thú y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.13 KB, 20 trang )

Chuyên đề thuốc gây mê
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hiện nay, công tác điều trị cũng như phẩu thuật trong y học đã có những
thành tựu đáng kể, có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của con
người cùng những động vật xung quanh con người. Đặc biệt, từ khi thuốc mê ra
đời đã đánh đấu một bước phát triển đáng kể trong y học. Thuốc mê không những
có ý nghĩa trong nhân y mà đối với ngành Thú y của chúng ta nó cúng cũng góp
phần không nhỏ giúp cán bộ Thú y trong quá trình tác nghiệp. Nhờ có thuốc mê,
con vật giảm được đau đớn từ đó cán bộ Thú y có thể tiếp cận để chẩn đoán cũng
như phẩu thuật điều trị một cách hiệu quả hơn và đảm bảo được an toàn cho cán
bộ Thú y cũng như cho chính con vật đó. Tuy nhiên, bên cạnh những tác dụng
tích cực của thuốc mê thì không thể tránh khỏi những tác dụng phụ không mong
muốn của nó.
Hiểu được tầm quan trọng đó, nhóm chúng tôi đã có sự tìm hiểu cơ bản về
thuốc mê và xin giới thiệu một số thông tin mà chúng tôi đã thu nhận được trong
thời gian qua
B.NỘI DUNG
I.Thuốc mê:
1.Định nghĩa và phân loại;
a)Định nghĩa: Mê là quá trình tê liệt có hồi phục của hệ thần kinh. Trong quá
trình mê, con vật mất hết tri giác, cảm giác, vận động tự chủ, các cơ bắp giãn ra.
Các cơ năng thực vật giảm, nhưng các hoạt động của các trung tâm quan trọng
của đời sống như hô hấp, vân mạch vẫn được bảo đảm duy trì.
Bất cứ một kích thích mạnh mẽ nào lên con vật đã được gây mê cũng không làm
nó tĩnh ngay dậy vì toàn bộ các hoạt động phản xạ đã bị loại bỏ.
Thuốc mê là thuốc có tác dụng gây cho người và động vật trạng thái mê nói trên.
b)Thuốc mê lý tưởng: là thuốc sau giai đoạn kích thích ngắn, nhanh chóng di
vào giai đoạn mê, phạm vi sử dụng rộng, không ảnh hưởng đến các hoạt động
sống cơ bản, không để lại di hại sau gây mê.
c)Phân loại: Phần lớn thuốc mê là các chất bay hơi: các carburhydro chưa no,
các cồn, các ete, các dẫn xuất halogen..Thuốc mê được chia làm 2 nhóm chính


- Thuốc mê bay hơi (gây mê qua đường hô hấp).
- Thuốc mê không bay hơi (qua đường tiêm).
Các thuốc mê bay hơi được đưa vào đường hô hấp cùng với không khí, với một tỉ
lệ thích hợp, đảm bảo đủ nồng độ và áp lực, khiến cho thuốc có thể vào máu rồi
đi đến các tế bào thần kinh.
2.Quá trình mê:
Tác dụng của thuốc mê được thể hiện qua 4 giai đoạn với những đặc điểm
quan sát được trên lâm sàng, có thể tóm tắt như sau:
2.1. Giai đoạn 1: mất cảm giác (Analgesia)
Tri giác và các phản xạ vẫn còn. Nhưng cảm giác đau giảm rõ rệt. Trương lực
cơ vẫn còn, các can thiệp nhẹ nhàng (như vạch mí mắt, sờ tay vào vết thương...)
1
Chuyên đề thuốc gây mê
con vật không có phản ứng rõ. Khi ý thức của con vật mất hẳn báo hiệu độ sâu
gây mê đã đi vào giai đoạn 2.
Tai biến đáng chú ý của giai đoạn này là ngừng hô hấp, ngừng tim do phản xạ.
2.2. Giai đoạn 2: mê sảng hoặc kích thích (Excitement)
Từ lúc mất ý thức cho đến lúc mê hoàn toàn . Ở giai đoạn này, tri giác mất hoàn
toàn, nhưng mọi phản xạ đều tăng. Trương lực cơ bắp tăng. Do hưng phấn trung
tâm giao cảm và tăng tiết Adrenalin ở tuyến thượng thận nên tim đập nhanh,
huyết áp tăng, đường huyết tăng, đồng tử giãn.Con vật trở nên hung hăng,cử chỉ
rối loạn.
Nguyên nhân của các hiện tượng trên là do nội lực ức chế ở võ não, làm cho võ
não không kiểm soát nổi hoạt động của phần dưới vỏ.
Tai biến đáng chú ý ở giai đoạn này là choáng.
2.3.Giai đoạn 3: Giai đoạn phẫu thuật (Surgical anaesthesia)
• Con vật mất ý thức, cơ duỗi nghỉ hoàn toàn và cuối cùng mất phản xạ.
- Thì 1: Những hiện tượng kích thích của giai đoạn trước dần ổn định, vật thở sâu
và đều.
- Thì 2: Các cơ giãn nghỉ, con vật mềm nhũn, nhịp tim yếu, hô hấp đều đặn

nhưng chậm hơn, phản xạ mắt mất.Lúc này chỉ có hành tủy và thần kinh tự động
còn duy trì hoạt động sống.
- Thì 3: Các cơ liên sườn bị liệt, hô hấp suy yếu dần, vật thở kiểu bụng, cơ hoành
tăng cường hoạt động,hơi thở bị rối loạn.
- Thì 4: Hô hấp và vận mạch bị rối loạn, thở kiểu Cheyne Stokes
• Nếu nồng độ thuốc mê tiếp tục tăng cao có thể dẫn đến nguy hiểm, các trung
tâm thần kinh thực vật ở hành tỉ bị tê liệt, trước hết là trung tâm hô hấp; tiếp đó là
trung tâm vân mạch và trung tâm vagus. Tim ngừng đập. Trong quá trình gây mê,
ta phải cảnh giác với giai đoạn này, bằng cách điều chỉnh lượng thuốc mê.
2.3.Giai đoạn 4:Liệt hành tủy (Medullary paralysis)
• Giai đoạn này xảy ra khi dùng quá liều với nhiều dấu hiệu nguy hiểm.Đặc
điểm của giai đoạn này là đồng tử giãn rộng tối đa,con vật nghẹt thở,tim ngừng
đập và đưa đến chết.
• Nếu dùng đúng liều thì con vật bắt đầu hồi tỉnh sau khi ngừng cho thuốc mê.
• Thời gian hồi tỉnh phụ thuộc vào sự bảo hòa thuốc mê ở tổ chức và máu tuần
hoàn, vào tốc độ và cường độ chuyển hóa thuốc, thải trừ thuốc ra khỏi cơ thể.
Hơn 90% eter hấp thụ sẽ thải trừ qua phổi, số còn lại thải trừ qua da, thận, ruột và
biến đổi ở gan.
3.Những tai biến khi dùng thuốc mê
3.1. Chảy nước bọt và nôn mửa
- Do hít thuốc mê ở giai đoạn đầu nhiều gây kích thích niêm mạc thực quản, kích
thích ngọn dây thần kinh đối giao cảm gây chảy nước bọt nhiều.
- Cần cho thú nhịn ăn tối thiểu 12 giờ trước khi phẫu thuật, tiêm Atropine làm
giảm tiết nước bọt. Nếu nước bọt chảy nhiều gây nôn mửa, thức ăn có thể tràn
vào khí quản gây tắt thở hoặc gây viêm phế quản, viêm phổi hậu phẫu.
2
Chuyên đề thuốc gây mê
3.2.Ngừng tim và ngừng hô hấp do phản xạ
- Thường xảy ra do dùng thuốc mê đường hô hấp, thuốc được hít vào nhiều cùng
một lúc gây kích thích niêm mạc đường hô hấp, kích thích thần kinh đối giao cảm

rồi truyền lên trung khu đối giao cảm làm ngừng tim do phản xạ.
- Để tránh tai biến này, cho thuốc mê từ từ đúng chỉ định, bôi Vaseline hoặc dung
dịch Cocain gây tê niêm mạc.
- Ngừng hô hấp do phản xạ cơ chế như ngừng tim do phản xạ, nhưng ít nguy
hiểm hơn. Chữa bằng hô hấp nhân tạo, cho ngửi Carbogene và tiêm thuốc kích
thích hô hấp.
3.3. Ngừng tim trực tiếp
- Thường do gây mê bằng Chloroform, do hít thuốc mê vào nhiều cùng một lúc,
thuốc mê vào phổi, qua tĩnh mạch phổi và làm nhiễm độc hệ thần kinh tự động
của tim nằm ở tâm nhỉ trái làm tim ngừng đập trực tiếp.
- Để tránh hiện tượng này, chúng ta cho thuốc mê từ từ, nếu có tai biến xảy ra lập
tức tiêm ngay Adrenaline 1 phần ngàn vào tĩnh mạch với liều:
Trâu,bò,ngựa: 2 - 3ml
Heo,chó: 0,3 - 1ml
3.4.Sốc (Shock)
- Con vật bình thường, nếu có một tác nhân kích thích vào trung khu co giãn
mạch máu, mạch máu sẽ co lại và làm huyết áp tăng, kích thích vào trung khu
phó giao cảm làm tim đập chậm lại do đó huyết áp lại hạ xuống. Nên huyết áp chỉ
thay đổi nhất thời, rồi trở lại bình thường.
- Trong giai đoạn con vật ngủ bởi thuốc mê, trung khu giãn mạch máu bị ức chế,
còn trung khu phó giao cảm chưa bị ức chế, nếu có kích thích mạnh nào đó sẽ
làm tim ngừng đập hoặc đập chậm lại, trong lúc mạch máu không co, huyết áp
xuống nhanh, đồng thời tủy sống chưa bị ức chế nên con vật giãy giụa, gọi là
hiện tượng sốc trong phẩu thuật. Tiêm Adrenaline 1 phần ngàn vào cơ tim hoặc
tim tĩnh mạch hay lập tức truyền máu cho con vật.
3.5.Hạ thân nhiệt
Gây mê thường kèm theo hạ thân nhiệt.
4.Phân loại thuốc mê: thuốc mê được chia thành 2 loại : thuốc mê dễ bay hơi và
thuốc mê không bay hơi.
4.1.Thuốc mê dễ bay hơi (volatile anh gaseous anesthetics)

a)Ether: được W.T. G. Morton, một nha sĩ Boston áp dụng đầu tiên vào ngày 16
tháng 10 năm 1846 và được coi là thuốc mê lý tưởng đầu tiên.
- Tính chất:
+ Chất lỏng dể bay hơi, không màu, mùi riêng biệt, vị
3
Chuyên đề thuốc gây mê
hơi ngọt nóng sôi ở 350c. Hơi eter không cháy mà làm thành hỗn hợp nổ với
không khí. Hòa tan trong nước, trong dầu.
+ Để eter ngoài không khí và ánh sáng bị oxy hóa chậm tạo thành Peroxid ethyl
rất độc gây kích ứng da. Do đó phải đựng trong lọ màu, đậy nút kỹ.
- Tác dụng:
+ Là thuốc gây mê thông dụng, cách dùng đơn giản và an toàn, nhưng gây mê sâu
chậm (thường 10-20 phút sau khi cho thuốc).
+ Ngoài ra còn có tác dụng phụ là kích ứng đường hô hấp, làm co giật yết hầu và
thanh quản, làm tiết nhiều chất nhờn ở khí quản.
- Cách dùng:
+ Ngửi gây mê: Thường dùng gây mê cho heo và động vật phòng thí nghiệm.
Không dùng gây mê cho đại gia súc và tiểu gia súc có sừng. Đặc biệt không dùng
cho mèo.
+ Dùng ngoài: bôi gây tê.
+ Uống: Sát trùng ruột, làm dịu đau bụng, kích thích tiêu hóa, chống lên men
trong bệnh đầy bụng không tiêu, chướng hơi dạ cỏ
- Liều dùng:
+ Ngửi: heo 3-g/con/lần; thỏ, chó 0.1-0.5g/con/lần.
+ Uống: Trâu bò 10-20g.
- Những chú ý khi gây mê:
+ Quá trình gây mê phẫu thuật, ta cần quan sát kĩ động vật. Khi có các dấu hiệu
sau đây là giai đoạn mê phẩu thuật tốt: mất hết cảm giác và vận động, mất phản
xạ, cơ bắp giãn ra, mất trương lực. Phản xạ mi mắt mất (cho tay vào mí mắt, mí
mắt không vận động) là đấu hiệu quan trọng để điều hòa lượng thuốc mê.

+ Ta điều khiển nồng độ eter trong không khí trong một phạm vi đủ để duy trì mê
sâu, nhưng không làm chết động vật. Phạm vi đó gọi là "vùng nồng độ mê eter"
hay "phạm vi eter".
+ Trong quá trình phẩu thuật cần theo dõi phản xạ mí mắt, đồng tử, nhịp tim và
hô hấp. Nếu phản xạ mí mắt và co cơ có xuất hiện trở lại, chứng tỏ nồng độ eter
đã giảm, ta phải cho thêm eter. Nếu đột ngột đồng tử giãn rộng, hô hấp trở ngại,
sóng hô hấp phẳng. Ta phải ngừng ngay việc cho eter trong chốc lát vì chứng tỏ
nồng độ eter đã ở giới hạn cao.
b)Chloroform (CHCl
3
: Trichloromethane):được Bác sĩ sản khoa James Y.
Simpson áp dụng làm thuốc gây mê vào năm 1847 tại Edinburgh, Ecosse,
Scotland. Sau đó việc dùng chloroform như loại thuốc gây mê trong các cuộc
giải phẩu đã lan tràn ở Âu châu. Nhưng mãi đến đầu thế kỷ thứ 20, chloroform
mới bắt đầu được sử dụng thay cho ê te ở Bắc Mỹ. Nhưng trong các xứ mới bắt
đầu mở mang, người ta vẫn còn dùng ê te, vì dễ kiếm, rẻ tiền và tương đối an
toàn. Chloroform đã không còn được thông dụng vì có thể tạo ra chứng đứng tim
đột ngột. Người ta thay chloroform bằng Trichloroethylene một hydrocarbon
cùng loại, nhưng chất này cũng không được dùng lâu vì có thể tạo ra ung thư.
4
Chuyên đề thuốc gây mê
-Tính chất:
Chất lỏng không màu, mùi thơm, vị ngọt, nặng hơn nước, ít tan trong nước, tan
nhiều trong ether, cồn và chất béo. Không bắt lửa, nhưng bị oxy hóa khi để gần
ngọn lửa và nếu để ngoài ánh sáng nó sẽ biến thành chất Phosgene (COCl
2
) gây
độc. Do đó, phải đựng trong lọ thủy tinh màu, đậy nút kĩ, để nơi tối và mát.
- Tác dụng:
+ Tác dụng tại chỗ: bôi lên da gây kích ứng da và niêm mạc. Nếu cho tác động

lâu ở niêm mạc gây tụ máu làm rát và đau, tác động lâu hơn sẽ gây hoại tử nơi
đó.
+ Tác dụng gây mê: Chloroform là một thuốc mê rất mạnh, nồng độ khoảng 1-
4% hơi Chloroform trong không khí hút vào đủ gây mê thú trong thời gian 10-12
phút. Khi gây mê thấy biểu hiện rõ các giai đoạn. Trước tiên, gây kích thích kèm
theo rối loạn hô hấp và tuần hoàn. Con vật giẫy giụa, hô hấp và nhịp tim không
đều, sau đó vật ngủ và mê. Chloroform gây mê nhanh và sâu hơn eter, độc tính
cũng cao hơn. Nên cho thuốc từ từ hoặc có thể bôi Vaseline hay Cocain gây tê
niêm mạc mũi.
+ Tác dụng đối với trao đổi chất: biến dưỡng thường bị giảm, làm rối loạn trao
đổi chất như tăng sự phân hủy protein, rối loạn trao đổi glucid, làm mất thăng
bằng quá trình oxy hóa, trong nước tiểu có aceton, đường, Fe...
- Tác dụng của Chloroform đối với những gia súc khác nhau:
+ Ngựa: giai đoạn kích thích xảy ra rõ rệt, kéo dài 3-15 phút. Trong thời gian này
5
Chuyên đề thuốc gây mê
có thể biến đổi hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt tăng, mồ hôi ra nhiều. Phải cố định
ngựa thật chặt khi gây mê.
Liều dùng lúc đầu; 2-4 giọt/phút, sau tăng 30-50 giọt/phút, khi đã mê giảm số
giọt xuống và ngừng.
Mê thường xuất hiện sau 10-15 phút, có khi đến 30-40 phút.
Nên gây mê cơ sở trước bằng Chloral hydrate hoặc rượu Ethanol, hay tiêm tĩnh
mạch Thiobarbiturate hoặc tiêm Morphine hoặc tiêm Morphine 1% dưới da kết
hợp với Atropine trước đó 30 phút.
+ Gia súc có sừng: thường không dùng Chloroform vì có phản ứng rất mạnh, tỉ lệ
chết lên tới 10%. Nếu không chết, thường bị viêm phổi hoặc rối loạn trao đổi chất
kéo dài gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con vật.
+ Heo: gây mê bằng Chloroform có tác dụng tốt, giai đoạn kích thích ngắn, thời
gian mê sâu.
+ Chó: thường dùng hỗn hợp Chloroform với eter tỉ lệ 3:2, có thể thêm rượu.

Nên gây mê cơ sở bằng Morphine 10% trước (chích 4 – 8 ml)
- Cách dùng:
+ Cho uống làm giảm đau như bụng, sát trùng đường ruột, an thần. Uống kết hợp
với glyceryl: 1 phần Chloroform + 15 phần glyceryl.
+ Bôi ngoài da làm dịu đau, cầm máu, sát trùng vết thương có giòi. 1 phần
Chloroform + 3 phần đầu thực vật.
- Liều lượng:
+ Ngựa: 30-60ml tiếp theo sau 15-30ml và có thể thêm 4-8 ml nếu cần.
+ Bò: 30ml tiếp theo 15ml nếu cần, kết hợp với gây tê.
+ Heo: 8-15ml, nếu cần thêm những liều tương tự.
+ Chó: 1-4ml, được lập lại nếu cần.
- Chú ý:
+ Không dùng cho những gia súc có bệnh về tim.
+ Khi gây mê phải bôi Vaseline lên mũi con vật để phòng phản xạ xấu.
+ Để mê nhanh và giảm độc phối hợp với Ether và Ethyl chloride theo tỉ lệ 30g
Chloroform + 60g Ether + 10g Ethyl chloride,gọi là hỗn hợp Sleich.
Liều: Ngửi gây mê : Ngựa : 100 – 300g
Chó : 10 – 50g
Heo : 20 – 60g
c)Halothane (fluothane, Halsan, C
2
HBrClF
3
)
6
Chuyên đề thuốc gây mê
-Là chất lỏng bay hơi, trong, có mùi hơi ngọt. Bị hủy bởi ánh sáng mặt trời nên
phải trữ trong chai màu sẫm. Thymol (0.01%) được thêm vào chế phẩm để giảm
sự hư hại.
- Có tác dụng gây mê mạnh gấp 4 lần ether và 2 lần Chloroform.

- Có thời gian hồi tỉnh ngắn hơn nhiều so với Ether.
- Không dùng Adrenalin và Nor Adrenalin khi gây mê bằng Halothane.
- Được dùng gây mê cho cả thú nhỏ lẫn lớn, nhưng do đắt nên đối với thú lớn
thường gây mê cơ sở trước bằng Barbiturates.
Ngựa: sau khi dùng Barbiturates, dùng 35 – 40ml halothane cho 450KgP mê
trong 1 giờ.
Bò: sau khi gây mê với Thiopental sodium, dùng 25 – 30ml halothane cho
450KgP, mê trong 1 giờ.
d) Ethyl Chloride ( C
2
H
5
Cl )
- Là chất lỏng không màu, độ sôi: 13
o
C, dễ cháy. Rất dễ bốc hơi và làm
lạnh nơi tác động. Ít tan trong nước,tan nhiều trong ether, cồn, chất béo.Trước
đây Ethyl chloride được dùng như thuốc mê, nay dùng làm thuốc giảm đau. Xịt
lên da, thuốc sẽ bốc hơi nhanh làm da lạnh đi nên giảm cảm giác đau hoặc ngứa.
Có thể làm thuốc tê tại chỗ trong tiểu phẫu...
- Thời gian kích ứng ngắn, không làm hại phổi và thận nhưng độc cho
tim và gan, là một thuốc mê tác động mạnh, nhanh nhưng ngắn.
- Thường dùng chất này chế ra hỗn hợp Sleich gồm : 60 phần ether + 30
phần Chloroform + 10 phần ethyl chloride.
- Hỗn hợp trên được dùng cho thú nhỏ : cho hít 5 – 10 phút : sau khi
thấy mê ngưng lại một thời gian, cho thở ngoài không khí thường, sau đó cho hít
tiếp.
f) Một số thuốc mê khác:
- Isoflurane ( Forane, Aerrane)
Hiện nay Isoflurane là thuốc mê được sử dụng phổ biến nhất.Ít

gây tác động lên tim hơn so với Halothane.
Chỉ định: dùng gây mê đường hô hấp
7
Chuyên đề thuốc gây mê
Chống chỉ định:Nhạy cảm với thuốc hoặc có tiền căn sốt cao ác tính khi gây mê
với isoflurane hoặc các thuốc mê loại halogen.
Tương tác thuốc:Tăng tác dụng thuốc giãn cơ không khử cực.
Tác dụng phụ:Loạn nhịp tim, tăng số lượng bạch cầu, Suy hô hấp, giảm HA.
Chú ý đề phòng:Tăng áp lực nội sọ. Chỉ nên dùng bình bay hơi chuyên biệt.
Liều lượng:
- Khởi mê: nên bắt đầu với nồng độ 0,5 %. Nồng độ 1,5 - 3 % thường chỉ kéo dài
từ 7 - 10 phút trong gây mê. Duy trì: ở nồng độ 1 - 2,5 % trong hỗn hợp O2/N2O.
Có thể tăng thêm 0,5 - 1% khi chỉ dùng với O2.
- Mổ lấy thai: 0,5 - 0,75 % là đủ duy trì độ mê cần thiết. Người lớn tuổi: giảm
liều.
- Methoxyflurane ( Metofane, Penthrane )
Được dùng từ năm 1960. Là chất lỏng không màu, bay hơi, mùi quả, không cháy,
không nổ trong không khí.
- Enflurane (Ethrane)
Được dùng từ cuối thập kỷ 70.Là chất lỏng bay hơi không màu, không cháy.
Tác dụng gây mê mạnh.
- Desflurane con vật mê nhanh và hồi tỉnh nhanh.
- Sevoflurane con vật mê nhanh và hồi tỉnh nhanh.
- Nitrous oxid: còn được gọi là khí gây cười.
- Ethylefne
- Carbon dioxide
- Cyclopropane
- Trichloroethylene
- Rượu etylic : nếu dung một lượng lớn rượu có thể gây ngủ và mê.
- Morphine: chỉ dùng làm thuốc tiền mê.( thuốc gây mê cơ sở)

4.2 Thuốc mê không bay hơi
Thuốc mê không bay hơi tiện dụng trong thú y, dễ sinh mê, không gây ói mửa;
nhưng bất lợi là sợ bị cho thuốc quá liều.
4.2 .1 Các muối Barbiturate
8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×