Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài soạn Dược lý thú y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.81 KB, 7 trang )

A. Đại cương về kháng sinh
1. Đinh nghĩa:
Kháng sinh là những chất hóa học có nguồn gốc sinh học hoặc tổng hơp.
Nó tác động chuyên biệt trên một giai đoạn chính yếu nào đó trong sự
chuyển hóa của vi khuẩn hoặc nấm, gây ra ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh
vật.
2. Cơ chế tác động của kháng sinh:
Kháng sinh tác động lên vi khuẩn bằng nhiều cách:
 Tác động lên sự tổng hơp thành vi khuẩn, gây ức chế tổng
hơp peptidoglycan): β-lactams, Vancomycin, Fosfomycin.
 Tác động lên chức năng màng tế bào vi khuẩn, làm mất tính
thấm chọn lọc của màng.
 Tác động lên sự tổng hợp protein cần thiết cho vi khuẩn:
Aminoglycosides, Phenicoles, Cyclines, Macrolides,
Licosamides, Fusidic acid.
 Tác động lên sự tổng hợp acid nucleic của vi khuẩn;
Quinolones, Rifamycins, nitrofurans, imidazoles.
 Tác động lên sự chuyển hóa của vi khuẩn: Sulfanomides,
Diaminopyrimidine.
B. Kháng sinh aminoglycoside
1. Đinh nghĩa :
- Aminoglycoside (Neomycin, Gentamycin, Kanamycin,...) là nhóm
kháng sinh phổ rộng, gây ức chế quá trình tổng hợp protein cần thiết cho
vi khuẩn ( bằng cách tạo liên kết cố định với các ribosome, phá vỡ màng
tế bào của các loại vi khuẩn gây bệnh)
- Cấu tạo hóa học chung của nhóm aminoglycosides ( còn gọi là
aminosides ) là gồm những phân tử đường có gốc amine nối với vòng
hexose trung tâm bởi nối glycoside.
2. Tính kháng khuẩn:
Đây là nhóm kháng sinh phụ thuộc vào nồng độ, có tính sát khuẩn
nhanh và hiệu quả tác dụng dài ( khoảng 4-8h), hoạt tính kháng khuẩn


tăng khi ở môi trương kiềm. Tác động trên cả vi khuẩn gram dương (đặc
biệt là staphylococcus) và vk gram âm.
3. Cơ chế tác động:
Nhóm aminoglycosides gắn vào tiểu đơn vị 30S hoặc 50S ( trừ
streptomycin) của ribosome vi khuẩn, làm sai lệch phiên mã của m-RNA
→ ngăn cản tổng hợp protein.
Ngoài ra, chúng còn can thiệp vào hệ thống vận chuyển electron của tế
bào → làm vỡ RNA, gây ức chế sự phiên mã, ảnh hưởng sự chuyển hóa
của DNA gây tổn thương màng tế bào vi khuẩn.
4. Phân loại:
Gồm 2 loại:
- Aminoglycosides tự nhiên được ly trích từ môi trường nuôi cấy nấm:
 Từ streptomyces : Streptomycin ( được sử dụng đầu tiên
trong lâm sàng 1944, được ly trích từ môi trường nuôi cấy
nấm Streptomyces Griseus ), Kanamycin, Tobramycin,
Lividomycin, Neomycin, Framycetin, Paromomycin.
 Từ micromonospora : Gentamicin, Sisomycin, Fortimicin.
- Aminoglycosides bán tổng hợp ( do thay đổi cấu trúc từ
Aminoglycosides tự nhiên ) :
 Từ Kanamycin B→ Dibekacin.
 Từ Kanamycin A → Amikacin.
 Từ Sisomicin → Netilmicin.
 Từ Dibekacin → Habekacin.
5. Dược động học:
Thời gian bán hủy của thuốc ngắn (1-2h) nhưng được thải trừ nhanh
chủ yếu qua thận và nồng độ thuốc tập trung cao ở thận, tai trong, có thể
truyền qua nhau thai → cần giảm liều cũng như nhịp cấp thuốc (đặc biệt
đối với gia súc suy thận) để tránh độc tính, khuyến cáo cấp thuốc 1
lần/ngày.
Nhóm aminoglycosides không hấp thu qua đường tiêu hóa, không

tiêm dưới da, được dùng để tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch( trừ streptomycin
và dihydrostreptomycin)
6. Tương tác thuốc:
Aminoglycosides có thể được dùng kết hợp với hầu hết các kháng sinh
diệt khuẩn khác (quinolones, polypeptides, glycopeptides, β- lactams…)
cho hiệu quả tối ưu trong điều trị các bệnh nhiễm trùng nặng.
Không kết hợp aminoglycosides với các kháng sinh kìm khuẩn
(sulfonamides, phenicoles…), trừ macrolides.
7. Độc tính:
a. Độc tính ở thận:
Làm giảm chức năng thận, có sự hồi phục nếu ngưng cấp thuốc.
Nên cho ăn trước khi cấp thuốc để giảm độc tính, tránh sử dụng cùng lúc
với các thuốc sau để tránh làm tăng độc tính: thuốc lợi tiểu, thuốc mê bay
hơi, các thuốc có độc tính trên thận khác…
b. Độc tính trên thính giác:
Do tích tụ ở tai → gây tổn thương dây thần kinh sọ số 8→ chóng
mặt, rối loạn thăng bằng, giảm thính giác. Dạng tổn thương này không
hồi phục nếu ngưng cấp thuốc.
c. Độc tính trên thần kinh cơ:
Gây ức chế thần kinh cơ có thể dẫn đến liệt cơ
8. Các kháng sinh tiêu biểu:
a) Streptomycin:
• Tính chất: dạng bột trắng ngà, không
mùi, có vị dắng, tan trong nước, dễ bị phá hủy bởi nhiệt độ, acid,
kiềm. tác dụng mạnh ở pH= 8.
• Công dụng: Streptomycin có phổ kháng khuẩn hẹp, tác động chủ
yếu trên vi khuẩn gram âm nhưng có một số bệnh được chỉ định
ưu tiên dùng streptomycin: bệnh lao, tụ huyết trùng các loại,
viêm vú, viêm tử cung, viêm ruột tiêu chảy…
• Độc tính: gây độc tính trên thận, thính giác, thần kinh cơ…

• Chú ý:
Không trộn lẫn streptomycin với sulfonamides hoặc vitamin C,
Không tiêm tĩnh mạch, không tiêm dưới da.
b) Spectinomycin:
Dùng trị bệnh hô hấp ở gia cầm, viêm khớp truyền nhiễm, bệnh do
Mycoplasma, bệnh hô hấp do vi khuẩn gram âm, phòng và điều trị các
bệnh do Enterobacteriaceae ( tiêu chảy, nhiễm trùng máu)
Spectinomycin ít hoặc không tác dụng phụ, không gây độc trên thính
giác, gan, thận, không gây quái thai, nhưng gây ức chế thần kinh cơ.
9. Các loại thuốc trên thị trường:
 Streptomycin Sulfate:Thuốc bột pha tiêm
Công thức: streptomycin sulfate : 1000 mg
Công dụng:
• Tụ huyết trùng, thương hàn lợn,sẩy thai truyền
nhiễm cấp tính, bệnh đường ruột, tụ huyết
trùng, Listeriosis, viêm màng phổi, ở gia súc.
Liều dùng:
• Tiêm bắp thịt, dưới da, ngày 2 lần.
o Trâu, bò: 30 mg/kgP.
o Lợn, chó: 50 mg/kgP.
o Gà, vịt: 60-80 mg/kgP.
Qui cách: lọ 1 g .
 Tên thuốc:
• Pen-Strep
• Thuốc bột pha tiêm
• SĐK: TWI-X3-73
Công thức:
• Mỗi lọ chứa:
o Penicillin G potassium: 500 mg
o Streptomycin sulfat: 500 mg

Công dụng:
• Tụ huyết trùng, viêm phổi, đóng dấu,
Lepto.
• Các bệnh đường hô hấp, niệu sinh dục, bệnh đường ruột,
vết thương nhiễm trùng, apxe, mụn nhọt.
Liều dùng:
• Tiêm bắp, ngày tiêm 2 lần.
o Trâu, bò: 2-4 lọ
o Lợn, bê, nghé: 1-2 lọ.
o Chó, mèo: 25 000 UI
o Gia cầm: 30 000 UI/kgP
Qui cách:
• Lọ 1; 1,5 và 2 MUI
 Tên thuốc:
• Ampi-Kana
• Thuốc bột pha tiêm
Công thức:
• Mỗi lọ chứa:
o Ampicillin sodium: 500 mg
o Kanamycin sulfat: 500 mg
Công dụng:
• Điều trị tốt đối với các bệnh: nhiệt thán,viêm phổi, viêm
khớp, viêm đường niệu sinh dục, ung khí thán, nhiệt thán, tỵ
thư, viêm vú và viêm tử cung.
Liều dùng:
• Tiêm bắp thịt hoặc tĩnh mạch.
o Gia súc lớn: 1 lọ/100-150 kgP/ngày.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×