Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Phân tích tác động của tín dụng chính thức đến thu nhập hộ gia đình nông thôn huyện châu thành, tinh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 91 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. Hồ CHÍ MINH

NGUYỄN HỒNG ĐẠI

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG CHÍNH THỨC
ĐẾN THU NHẬP CỦA Hộ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN
HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC sĩ KINH TÉ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017


Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. Hố CHÍ MINH

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG CHÍNH THỨC
ĐẾN THU NHẬP CỦA Hộ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN
HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH KIÊN GIANG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410
LUẬN VĂN THẠC sĩ KINH TÉ

NƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS-TS.

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Phân tích tác động của tín dụng chính thức đến thu
nhập hộ gia đình nông thôn huyện Châu Thành, tinh Kiên Giang” là công trình nghiên
cứu độc lập của tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Hoàng Thị Chỉnh. Dữ liệu
điều tra và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào trước đây. Các đoạn trích dẫn và số liệu
sử dụng đều được dẫn nguồn và có độ chính xác trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận
văn còn sử dụng một số đánh giá, nhận xét, cơ sở lý thuyết của các đề tài, dự án nghiên
cứu trước đây, các bài báo, website, các báo cáo khoa học đã được công bố... cũng đều
được chú thích nguồn gốc trích dẫn.
Kiên Giang, tháng 7 năm 2017
Tác giả luận văn


TÓM TẮT

Nghiên cứu này phân tích tác động của tín dụng chính thức đến thu nhập của hộ
gia đình nông thôn huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Phân tích đuợc thực hiện bằng
phuơng pháp thống kê, mô tả và hồi quy đa biến trên cơ sở số liệu đuợc thu thập từ
khảo sát trục tiếp 193 nông hộ trong địa bàn huyện năm 2016.
Ket quả nghiên cứu cho thấy việc tham gia tín dụng chính thức đã có tác động
tích cực đến việc cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống của của hộ gia đình nông thôn.
Song song đó, các các yếu tố liên quan đến tín dụng nhu luợng vốn vay, kỳ hạn vay
vốn, số lần vay cũng có mối liên hệ đến thu nhập của nông hộ. Bên cạnh tín dụng, các
yếu tố khác nhu: thời gian cu trú ở địa phuơng, trình độ học vấn của chủ hộ, quy mô hộ,
số lao động nông nghiệp, diện tích đất sản xuất và rủi ro, cũng có tác động đến thu nhập
của nông hộ với các chiều huớng và mức độ khác nhau.
Dựa trên những kết quả đó, tác giả đã gợi ý một số chính sách đế cải thiện thu
nhập cho hộ gia đình nông thôn, bao gồm: (i) Chính sách tín dụng, (ii) chính sách đất



đai cho sản xuất, (iii) giáo dục và đào tạo, (iv) chính sách dân số và kế hoạch hóa gia
đình, (v) chính sách giảm thiểu rủi ro trong sản xuất nông nghiệp và (vi) một số chính
sách phát triển sản xuất và cải thiện thu nhập cho nông hộ.


DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẤT

TỪ VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI

WTO

World Trade Organization - Tố chức thương mại thế giới

GDP

Gross Domestic Product - Tông sản phâm quôc nội

WB

World Bank - Ngân hàng Thế giới

VHLSS

Vietnam Household Living Standard Survey - Điều tra mức sống hộ
gia đình Việt Nam


VARHS

Vietnam approaching resources household survey - Điều tra tiếp cận
nguồn lực hộ gia đình Việt Nam

VietGAP

Vietnam Good Agricultural Practice - Thực hành sản xuất nông
nghiệp tốt tại Việt Nam

NNNT

Nông nghiệp nông thôn

KTNN

Kinh tế nông nghiệp

HTX
NHNNPTNT
NHCSXH

Họp tác xã
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Ngân hàng Chính sách xã hội

NHTM

Ngân hàng thương mại


TCTD

Tô chức tín dụng

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất


DANH MỤC CAC HINH
BẢNG

TÊN BẢNG

Trang

Bảng 2.1

Các yếu tố tác động đến thu nhập của nông hộ qua các kết quả
nghiên cứu trước

24

Bảng 3.1

Ý nghĩa của các biến và kỳ vọng về dấu của các hệ số pi

Bảng 3.2

Cơ cấu mẫu điều tra và cỡ mẫu của nghiên cứu


Bảng 4.1

Dư nợ cho vay của Chi nhánh NHNNPTNT Châu thành

32

Bảng 4.2

Dư nợ cho vay của Phòng giao dịch NHCSXH Châu thành

33

Bảng 4.3

Thông tin tổng quan về chủ hộ

35

Bảng 4.4

Các chỉ tiêu cơ bản về nông hộ

36

Bảng 4.5

Cơ cấu thu nhập của nông hộ

37


Bảng 4.6

Thông tin về tình hình vay vốn của nông hộ trong mẫu khảo sát

38

Bảng 4.7

Thông tin về số nông hộ không tham gia các hình thức tín dụng

39

Bảng 4.8

Thống kê mức độ tham gia tín dụng chính thức của nông hộ

40

Bảng 4.9

Tình hình sử dụng vốn vay

41

26
28

Bảng 4.10 Rủi ro thường gặp của nông hộ


42

Bảng 4.11 Nhận xét về tác động của vốn vay đến thu nhập

43

Bảng 4.12 Ket quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập

44

Bảng 4.13 Ket quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến logarit thu nhập

46


DANH MỤC CÁC BẢNG BIÈU

Hình

Tên hình

Trang

Hình 3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân

29

Hình 4.1 Bản đồ hành chính huyện Châu Thành
Hình 4.2 Mô tả tuôi chủ hộ


31
34

Hình 4.3 Mô tả trình độ học vấn của chủ hộ

36

Hình 4.4 Đồ thị phân phối của biến thu nhập
Hình 4.5 Đồ thị phân phối của biến logarit thu nhập

45
45


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM
TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN cứu .............................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề......................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu........................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung...................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 2
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................ 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
1.4. ................................................................................................................. Ket

cấu đề tài .................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: TỒNG QUAN VÈ LÝ THUYẾT .................................................................... 5
2.1.

2.2.

Một số khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu ...................................... 5
2.1.1.

Nông nghiệp.......................................................................................... 5

2.1.2.

Nông thôn ............................................................................................. 5

2.1.3.

Hộ nông dân.......................................................................................... 5

2.1.4.

Thu nhập của nông hộ........................................................................... 6

2.1.5.

Vốn trong nông nghiệp ......................................................................... 6

2.1.6.

Tín dụng................................................................................................ 7


2.1.7.

Lao động nông nghiệp .......................................................................... 8

Tông quan các nghiên cứu có liên quan ........................................................... 8
2.2.1.

Vai trò của vốn và tín dụng trong phát triển nông thôn........................ 8

2.2.2.

Mối quan hệ giữa vốn và tín dụng trong nông nghiệp.......................... 9

2.2.3. ...................................................................................................... Thị
trường tín dụng và các tố chức tài chính nông thôn........................................... 10


2.2.4. ...................................................................................................... Tín
dụng nông thôn và đặc điểm của thị trường TDNT........................................... 11
2.3.

Lý thuyết về thu nhập và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập........................ 12

2.4.

Vai trò của tín dụng chính thức đối với việc phát triến nông nghiệp và
nâng cao thu nhập hộ gia đình ở nông thôn ........................................................14

2.5.


Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm...............................................................16

2.6.

Quan hệ của các yếu tố ngoài tín dụng và thu nhập của nông dân....................19
2.6.1.

Nhóm yếu tố liên quan đến thuận lợi thị trường .................................20

2.6.2.

Nhóm yếu tố liên quan đến đặc trưng hộ gia đình ..............................20

2.6.3.

Nhóm yếu tố liên quan đến năng lực sản xuất ....................................22

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚƯ VÀ DỮ LIỆU .........................................25
3.1.

3.2.

3.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................25
3.1.1.

Phương pháp thống kê mô tả...............................................................25


3.1.2.

Phương pháp hồi quy đa biến..............................................................25

Dữ liệu nghiên cứu ...........................................................................................27
3.2.1.

Dữ liệu thứ cấp.....................................................................................27

3.2.2.

Dữ liệu sơ cấp ......................................................................................27

Khung phân tích................................................................................................29

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ THẢO LUẬN ...............................................30
4.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...........................................................................30
4.1.1.

Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Châu Thành .....................30

4.1.2.

Nguồn cung tín dụng chính thức tại địa bàn nghiên cứu.....................32

4.2.

Mô tả thống kê, phân tích các kết quả trong mẫu khảo sát ..............................34


4.3.

Phân tích các yếu tố ảnh hường đến thu nhập của hộ nông dân.......................44
4.3.1.

Ket quả ước lượng mô hình hồi quy ..................................................44

4.3.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập theo kết quả hồi quy ... 47

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ....................................................52
5.1.

Kết luận ............................................................................................................52

5.2.

Hàm ý chính sách..............................................................................................52
5.2.1.

về chính sách tín dụng.........................................................................52

5.2.2.

chính sách cho các yếu tố ngoài tín dụng có tác động đến thu nhập ... 54

5.2.3.


Các chính sách phát triển sản xuất, cải thiện thu nhập cho nông hộ.... 56


5.3.

Hạn chế của nghiên cứu...................................................................................57

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐÈ TÀI NGHIÊN cứu

1.1.

Đặt vấn đề

Ở Việt Nam, nông nghiệp đang giữ một vai trò rất quan trọng đối với sự phát
triển của toàn bộ nền kinh tế. Là ngành cung cấp lương thực, thực phấm cho tiêu dùng,
tạo nên sự ổn định, an toàn cho phát triển của nền kinh tế - xã hội và cũng là ngành cung
cấp nguyên liệu đầu vào chủ yếu cho các ngành công nghiệp khác. Quá trình hội nhập
kinh tế những năm qua cũng đã tác động trực tiếp đến nông nghiệp và kinh tế - xã hội
nông thôn. Cụ thể là chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp không ngừng nâng
cao; một số mặt hàng nông sản xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su, thủy sản, ... chiếm vị
trí cao trên thị trường thế giới; kinh tế nông thôn chuyến dịch theo hướng tăng công
nghiệp, dịch vụ, ngành, nghề; các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục được đối mới; kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được củng cố; đời sống vật chất và tinh thần của

dân cư ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện.
Tuy nhiên, bên cạnh những phát triển tiến bộ, nông nghiệp, nông thôn nước ta
vẫn là khu vực chậm phát triển, phát triển thiếu bền vững và đang còn không ít khó khăn
nhu: đầu tu cho nông, lâm nghiệp, thủy sản chưa tương xứng với vị trí, vai trò của các
ngành kinh tế này; mô hình tố chức, quản lý sản xuất chưa ốn định; cơ cấu kinh tế còn
thuần nông; công nghiệp, dịch vụ nông thôn phát triển chưa tương xứng, nên sức ép về
việc làm ở nông thôn vẫn rất lớn; một số chính sách đang thực hiện lại chưa đủ mạnh để
kích thích sản xuất phát triển, do đó, năng suất lao động, sức cạnh tranh của hàng nông
sản thấp... Tất cả những điều đó làm cho nông nghiệp, nông thôn có nguy cơ tụt hậu xa
hơn so với công nghiệp, dịch vụ ở thành thị. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao
giữ ổn định và cải thiện thu nhập cho tầng lớp nông dân, vốn đang là tầng lớp có đời
sống kinh tể thấp và gánh chịu nhiều rủi ro nhất.
Cùng trong bối cảnh đó, kinh tế nông nghiệp tỉnh Kiên Giang nói chung và
huyện Châu Thành nói riêng cũng đã có những tiến bộ nhất định, đời sống của người
nông dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên hiện tại người nông dân phải đối mặt vớ
những khó khăn trong quá trình sản xuất như: thiên tai, dịch bệnh, thiếu hụt về vốn... đã
ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất và thu nhập của hộ gia đình nông thôn. Từ thực


2

tế nêu trên, tác giả chọn đề tài “Phân tích tác động của tín dụng chính thức đến thu
nhập hộ gia đình nông thôn huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang” làm luận văn tốt
nghiệp.
1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích tác động của tín dụng chính thức đến

thu nhập của hộ gia đình nông thôn huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Qua đó, gợi ý
một số chính sách để cải thiện và nâng cao thu nhập của nông hộ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(i) Phân tích, đánh giá tác động của việc tham gia tín dụng chính thức đến thu
nhập của hộ gia đình nông thôn huyện Châu Thành.
(ii) Phân tích, đánh giá tác động của các yếu tố liên quan (lượng vốn vay, kỳ
hạn vay, lãi suất, lượng vốn vay phục vụ sản xuất, số lần vay) đến thu nhập của hộ gia
đình nông thôn huyện Châu Thành.
(iii) Đánh giá tác động của những nhân tố thuộc đặc trưng hộ gia đình và năng
lực sản xuất đến thu nhập của hộ g ia đình nông thôn huyện Châu Thành.
(iv) Gợi ý một số chính sách để cải thiện và nâng cao thu nhập của nông hộ
huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung trả lời các câu hỏi sau:
(i) Tín dụng chính thức và các yếu tố liên quan có tác động đến việc cải thiện thu
nhập của hộ gia đình nông thôn huyện Châu Thành?


3

(ii) Ngoài tín dụng, còn có những yếu tố nào tác động đến thu nhập của nông
hộ?
(iii) Nhà nước, các tổ chức tín dụng và bản thân nông hộ cần thực hiện những
chính sách, giải pháp gì để cải thiện thu nhập, mức sống của hộ gia đình ở nông thôn
huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của việc tham gia tín dụng chính
thức từ Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Ngân hàng Chính sách xã hội
đến thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Châu Thành, với chủ thể nghiên cứu là
nông hộ có tham gia tín dụng chính thức hoặc không tham gia tín dụng chính thức.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khu vực nông thôn huyện Châu Thành, tỉnh
Kiên Giang, với số liệu thu thập được từ điều tra, phỏng vấn trực tiếp 193 nông hộ ở 4
xã: Vĩnh Hòa Hiệp, Minh Hòa, Mong Thọ, Mong Thọ B.
Thời gian nghiên cứu: năm 2014 và năm 2015; thời điếm điều tra, phỏng vấn từ
9/2016 đến 12/2016.
1.4. Kết cấu đề tài
Tổng thể luận văn bao gồm 5 chuông:
Chương 1. Giới thiệu chung: Trình bày bối cảnh, sự cần thiết của vấn đề nghiên
cứu, xác định mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu đề tài cần phải giải quyết.
Chương 2. Tổng quan về lý thuyết: Nêu một số khái niệm có liên quan và các lý
thuyết về vai trò của vốn, tín dụng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn; tóm lược
kết quả của một số nghiên cứu trước có liên quan đến nội dung đề tài đế xác định các
nhân tố có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình nông thôn.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu: Trình bày phương pháp nghiên
cứu và dữ liệu cụ thể mà đề tài sử dụng để phân tích tác động của tín dụng chính thức


4

và các yêu tô khác đên thu nhập của hộ gia đình nông thôn huyện Châu Thành,
tỉnh Kiên Giang.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Tiến hành phân tích, làm rõ
kết quả những vấn đề cần nghiên cứu, đánh giá mặt tích cực và hạn chế từng nội
dung cụ thể.
Chương 5. Kết luận và hàm ý chính sách: Tóm lược những kết quả chính
của nghiên cún và đưa ra những gợi ý chính sách từ vấn đề nghiên cúu.


5


CHƯƠNG 2: TỎNG QUAN VÈ LÝ THUYẾT

2.1. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu
2.1.1. Nông nghiệp
Theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ, Nông nghiệp là
phân ngành trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân, bao gồm các lĩnh vực nông, lâm, diêm
nghiệp và thủy sản.
Theo Đào Công Tiến (2003), Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật
chất của nền kinh tế quốc dân, là một bộ phận trọng yếu của tái sản xuất xã hội. Việc tái sản
xuất không chỉ gắn liền với các quá trình kinh tế - xã hội, mà còn gắn với các quá trình tự
nhiên của sinh vật và môi trường sống của nó. Do đó, nông nghiệp không chỉ là một ngành
kinh tế - kỹ thuật như những lĩnh vực kinh tế khác, mà còn là một hệ thống kinh tế - kỳ
thuật, xã hội và môi trường.
2.1.2. Nông thôn
Theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng chính
phủ (về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp nông thôn), “Vùng nông thôn là
khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa bàn của phường, quận thuộc thị xã, thành
phố”.
Theo Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT, ngày 04 tháng 10 năm 2013, của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới), “Nông thôn là phần lãnh thổ được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban
nhân dân xã”.
2.1.3. Hộ nông dân
Theo Đào Công Tiến (2003), “hộ” là đơn vị tế bào xã hội nhưng không phải trùng
với gia đình. Khái niệm hộ tồn tại trong hệ thống hành chính pháp lý, dùng để chỉ những
người cùng sống chung một nhà, có quan hệ kinh tế chung.
Hộ nông dân (còn gọi là nông hộ), là hộ có phương tiện kiếm sống bằng mộng đất,
sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất. Nói chung, đó là các hộ sống bằng thu
nhập từ nghề nông. Ngoài ra, hộ còn cò thể tiến hành thêm các hoạt động khác, tuy nhiên đó



6

chỉ là các hoạt động phụ.
Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế nông thôn. Kinh tế
nông hộ dựa chủ yếu vào lao động gia đình để khai thác đất đai và các yếu tố sản xuất khác
nhằm thu về thu nhập thuần cao nhất.
2.1.4. Thu nhập của nông hộ
Là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà nông hộ thu được sau quá trình sản xuất,
bao gồm nhiều nguồn thu khác nhau: Thu từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng
trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản; thu từ các hoạt động dịch vụ; từ các hoạt động làm
thuê; thu từ các hoạt động của ngành nghề phi nông nghiệp. Thu nhập là nguồn lực chính để
chi tiêu cho mọi nhu cầu cần thiết trong đời sống hằng ngày của mỗi nông hộ, mỗi người,
như lương thực, thực phẩm, y tế, giáo dục... Vì vậy, thu nhập có vai trò quan trọng trong
việc nâng cao đời sống vật chất cho nông hộ.
Đe đánh giá chính xác tác động tín dụng đến thu nhập của nông dân thì thu nhập của
hộ gia đình trong đề tài chỉ giới hạn là thu nhập thuần túy từ nông nghiệp bao gồm các hoạt
động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Do đó, thu nhập bình quân của hộ được tính bằng
tổng thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp trong hộ chia cho số nhân khẩu trong hộ gia
đình có tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp..
2.1.5. Vốn trong nông nghiệp
Theo Kay và Edwards (Trích từ Đinh Phi Hổ, 2008): vốn trong sản xuất nông
nghiệp là toàn bộ tiền đầu tư mua hoặc thuê các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông
nghiệp. Đó là số tiền dùng để mua hoặc thuê mộng đất, đầu tư hệ thống thủy nông, vườn
cây lâu năm, máy móc, thiết bị nông cụ và tiền mua vật tư.
Vốn trong nông nghiệp được phân thành vốn cố định và vốn lưu động.
+ Vốn cố định là được biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản cố định.
+ Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản lưu động.
Vốn sản xuất nông nghiệp có đặc điểm là tính thời vụ do đặc điểm của tính
thời vụ trong sản xuất nông nghiệp và đầu tư vốn trong nông nghiệp chứa đựng nhiều

rủi ro vì kết quả sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Do chu kỳ


7

sản xuất của nông nghiệp dài nên vốn dùng trong nông nghiệp có mức lưu chuyển
chậm.
2.1.6. Tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế và cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng
hóa, nó phản ánh mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay. Mối quan hệ này
ràng buộc bởi cơ chế tín dụng, thỏa thuận thời gian cho vay, lãi suất phải trả...
Bản chất của tín dụng là quan hệ vay mượn có hoàn trả và lãi sau một thời gian
nhất định, là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn, là quan hệ bình
đẳng và hai bên cùng có lợi.
Hoạt động tín dụng là việc các tổ chức tín dụng “sử dụng nguồn vốn tự có,
nguồn vốn huy động để cấp tín dụng", cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận
để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ
cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính. Bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác.
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt
động tín dụng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng,
tổ chức tài chính vi mô và quỳ tín dụng nhân dân (Luật các tổ chức tín dụng 2010).
Các tổ chức tín dụng chính thức hoạt động trên cơ sở giấy phép do Ngân hàng
Nhà nước cấp và chịu sự quản lý, giám sát an toàn của Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy,
có thể hiểu rằng tín dụng chính thức là quan hệ vay và cho vay thông qua việc cung
cấp tín dụng từ các tổ chức tín dụng chính thức.



2.1.7. Lao động nông nghiệp
Theo Đinh Phi Hổ (2008), nguồn lao động nông nghiệp bao gồm toàn bộ

những người tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Nguồn lao động nông nghiệp là yếu
tố sản xuất đặc biệt tham gia vào quá trình sản xuất không chỉ về số lượng người lao
động mà còn cả chất lượng nguồn lao động.
về mặt số lượng, bao gồm những người hội đủ yếu tố thể chất và tâm lý trong
độ tuổi lao động (từ 15-60 đối với nam và 15-55 đối với nữ) và một bộ phận dân cư
ngoài độ tuồi lao động có khả năng tham gia sản xuất nông nghiệp.
về mặt chất lượng, thể hiện khả năng hoàn thành công việc với kết quả đạt
được trong một thời gian lao động nhất định. Chất lượng tùy thuộc vào tình trạng sức
khỏe, trình độ thành thạo của người lao động, mức độ và tính chất trang bị của lao
động và tri thức của người lao động.
2.2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan
2.2.1. Vai trò của vốn và tín dụng trong phát tríến nông thôn
Trong nghiên cứu của mình, Đinh Phi Hổ (2008) có đề cập ý kiến của Atiena
(1997) cho rằng tín dụng nông thôn là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đấy sản
xuất nông nghiệp, tăng thu nhập và chuyển đổi sản xuất, áp dụng kỹ thuật mới trong
nông nhiệp; đồng thời cũng trích dẫn quan điểm của Diagne & cộng sự (2000), theo
đó giải em là yếu tố quan trọng để phát triển lực lượng lao
động có chất lượng trong tương lai.
(iv)

Các chính sách giảm thiếu rủi ro trong nông nghiệp

Trong sản xuất nông nghiệp, người nông dân thường xuyên phải đối mặt với
những rủi ro khách quan như mưa lũ, hạn hán, dịch bệnh... nếu gặp rủi ro họ sẽ bị thiệt
hại rất lớn và có thế không có thu nhập trong một hoặc một vài mùa vụ. Do đó, để khắc
phục tình trạng này, tác giả đề xuất một số giải pháp đó là: Nhà nước có cơ chế thực hiện
bảo hiểm nông nghiệp để chia sẻ những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh cho nông hộ; đồng
thời nghiên cứu xây dựng quỹ dự phòng rủi ro trên cơ sở vận động trong nông hộ, các
thành phần kinh tế và một phần do ngân sách tài trợ để hỗ trợ, giảm thiểu thiệt hại cho
nông dân khi gặp rủi ro trong sản xuất.

5.2.3.

Các chính sách phát triển săn xuất, cải thiện thu nhập cho nông hộ


54

Ngoài các gợi ý chính sách theo các nhân tố, mà qua phân tích có tác động đến
thu nhập của nông hộ, tác giả cũng trình bày thêm một số gợi ý để góp phần phát triển
sản xuất, cải thiện thu nhập cho hộ gia đình nông thôn trên địa huyện, cụ thế như sau:
Một là, tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn (hệ thống cống
đập, trạm bơm điện, hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi, bờ bao, giao thông nông thôn), giáo
dục, đào tạo nghề, y tế V.V., nhằm đảm bảo điều kiện một cách tốt nhất có thể, đe phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp cũng như thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, phát triển nguồn
nhân lực ở địa phương, tạo điều kiện cho nông hộ tiếp thu và ứng
dụng tiến bộ kỳ thuật vào sản xuất, tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức để phát
triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
Hai là, có chính sách đãi ngộ hợp lý cho đội ngũ cán bộ khuyến nông, cán bộ
kinh tế kỹ thuật ở xã nhằm giúp nông dân tiếp cận và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật một
cách kịp thời, hiệu quả. Vì đội ngũ này thường xuyên gần gũi với nông dân và có vai
trò rất quan trọng trong việc thực hiện các định hướng phát triển nông nghiệp ở địa
phương.
Ba là, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể ở cơ sở, nhất là Hội nông dân
để họ thực hiện tốt hơn vai trò “cầu nối” giữa các ngân hàng và hộ gia đình trong tổ
chức và thực hiện các chính sách tín dụng nông nghiệp nông thôn.
Bốn là, tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng giống cây trồng,
vật nuôi, cũng như giá cả, chất lượng vật tư hàng hóa đầu vào của ngành nông nghiệp,
nhằm giúp nông dân nâng chất lượng nông phẩm hàng hóa và giảm thiểu rủi ro do yếu
tố giá cả tác động.
Tóm lại, để các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn

có hiệu quả cao và bền vững, góp phần phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, xây
dựng nông thôn mới, thì ngoài các cơ chế chính sách của nhà nước cần phải có sự tham
gia tích cực của chính quyền, các cơ quan hữu quan địa phương, ngân hàng và bản thân
hộ gia đình sản xuất nông nghiệp.
5.3. Hạn chế của nghiên cứu
Nghiên cứu này còn nhiều hạn chế do chỉ tập trung phân tích tác động của các


55

khoản vay tín dụng chính thức từ Ngân hàng NN&PTNT huyện Châu Thành và Ngân
hàng CSXH huyện Châu Thành đến thu nhập của nông hộ, không nghiên cứu hết tác
động của các loại hình tín dụng phi chính thức và bán chính thức nên đã có những hạn
chế nhất định. Bởi vì trên thực tế, ở khu vực nông thôn hiện nay, tín dụng phi chính
thức cũng có vai trò quan trọng và chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu vốn vay của nông
hộ. Vì đây là loại hình đa dạng nhất của thị trường tín dụng nông thôn về nhà cung cấp,
quy mô vốn vay, lãi suất, thời hạn cũng như hình thức trả nợ.


56

về lý thuyết, số lượng mẫu điều tra theo đề tài cũng đáp ứng yêu cầu của việc
phân tích, đánh giá. Tuy nhiên, so với tổng thể thì mẫu nghiên cứu chỉ có 193 hộ của 4
xã trong huyện còn chiếm tỷ lệ rất thấp, nên khó có thể đánh giá một cách đầy đủ và
chính xác nhất về tác động của tín dụng và các yếu tố khác đến thu nhập của nông hộ
trong huyện.
Dữ liệu phân tích được điều tra, khảo sát trong một thời điểm nên chưa có sự so
sánh, xem xét về mặt thời gian các nhân tố này có tác động như thế nào đến thu nhập
của nông hộ.
Những gợi ý chính sách của nghiên cứu này chủ yếu dựa trên kết quả phân tích,

ước lượng của mô hình hồi quy với cỡ mẫu nhỏ trong phạm vi nghiên cứu hạn hẹp nên
cũng có những hạn chế nhất định.
Ngoài các nhân tố được đưa vào phân tích trong nghiên cứu này, cũng còn
nhiều nhân tố có thể có tác động đến thu nhập (ví dụ như: áp dụng mô hình sản xuất,
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các yếu tố giá “đầu vào”, “đầu ra” ...), nhưng do hạn chế về
kiến thức, năng lực chưa thể lượng hóa được nên khồng được đưa vào để phân tích. Đó
cũng là hạn chế của nghiên cứu, vì trên thực tế, một mô hình sản xuất họp lý với một
cơ cấu đầu tư họp lý, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ mới, cùng với sự ổn định
giá cả của thị trường thì có thể sẽ khai thác triệt để tiềm năng sằn có, phát huy tối đa
lượng vốn bò ra để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đất đai, tiết kiệm chi phí sản xuất
và tất nhiên sẽ làm tăng thu nhập của nông hộ.
Do đó, các nghiên cứu tiếp theo cần khắc phục những hạn chế nêu trên, nhất là
đánh giá tác động cần có sự so sánh về thời gian, không gian và xem xét, phân tích
thêm một số nhân tố quan trọng khác... để có được kết quả đầy đủ, chính xác hơn
Mặc dù tác giả đã cố gắng nghiên cứu tìm đọc tài liệu có liên quan đến nội dung
của đề tài, nhưng do còn nhiều hạn chế về tư liệu, số liệu điều tra phỏng vấn và khả
năng phân tích tống họp nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận
được sự góp ý của quí thầy, cô đế luận văn được hoàn chỉnh./.



×