Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn tín dụng của hộ nghèo từ ngân hàng chính sách xã hội huyện châu thành, tỉnh trà vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (727.4 KB, 79 trang )

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
-------goEQlOS ---------

THẠCH CHIÊN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH sử DỤNG NGUỒN VỐN TÍN
DỤNG CỦA Hộ NGHÈO TỪ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH
XÃ HỘI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TRÀ VINH
Chuyên ngành: Quăn lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC sĩ KINH TÉ

Ngưòi hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trần Tiến Khai

TP.HỒ Chí Minh-Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của
bản thân và kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào.
Trà Vinh, tháng 7 năm 2017
Người thực hiện

Thạch Chiên


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA


LỜI

CAM

ĐOAN

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIÉT TẮT
DANH MỤC BẢNG DANH MỤC
HÌNH
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU....................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề......................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu: .......................................................................................2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu:......................................................................................... 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu; ........................................................................................ 2

1.5.

Cấu trúc luận văn: Gồm 5 chương ................................................................. 3


CHƯƠNG 2: TỒNG QUAN ..................................................................................... 4
2.1

Tổng quan về đói nghèo....................................................................................4

2.1.1.

Khái niệm về đói nghèo ..................................................................................4

2.1.2.

Tiêu chí về đói nghèo......................................................................................5

2.1.3.

Nguyên nhân đói nghèo .................................................................................. 6

2.2.

Tổng quan về tín dụng.....................................................................................6

2.2.1.

Khái niệm về tín dụng.....................................................................................6

2.2.2.

Vai trò của tín dụng đối với hộ nghèo.............................................................7


2.2.3.

Hiệu quả tín dụng đối với người nghèo ..........................................................9

2.2.3.1.

Khái niệm về hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo........................................ 9

2.2.3.2.

Tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng hộ nghèo ........................................... 11

2.3.

Kinh nghiệm một số nước và bài học cho Việt Nam ..................................15

2.3.1.

Kinh nghiệm của một số nước ...................................................................... 15

2.3.2.

Kinh nghiệm cho vay xóa đói giảm nghèo của An Độ .................................. 15

2.3.3.

Kinh nghiệm cho vay xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc ......................... 15

2.3.4.


Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của Malayxia........................................... 15

2.3.5 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.................................................................16


2.4.

Các nghiên cứu có liên quan ............................................................................17

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu ..........................................................19
3.1.

Phương pháp thu thập sổ liệu, tài liệu ............................................................ 19

3.1.1.

Thu thập số liệu thứ cấp.................................................................................... 19

3.1.2.

Thu thập số liệu sơ cấp ..................................................................................... 19

3.2.

Phương pháp chọn mẫu .................................................................................19

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu......................................................................................19


3.2.2.

Chọn mẫu điều tra ............................................................................................19

3.4 Phương pháp phân tích số liệu..............................................................................21
CHƯƠNG 4: KÉT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ THẢO LUẬN ....................................22
4.1. ....................................................................................................................
Tình hình đói nghèo tại huyện Châu Thành..............................................................22
4.1.1...................................................................................................................
Tổng quan về kinh tể - xã hội huyện Châu Thành .........................................................22
4.1.1.1.

Điều kiện tự nhiên.......................................................................................... 22

4.1.1.2.

Điếu kiện kinh tế - xã hội............................................................................... 22

4.1.1.3.

Tình hình đói nghèo trên địa bàn huyện Châu Thành.................................... 24

4.1.1.4.

Nguyên nhân dân đến nghèo trên địa bàn huyện Châu Thành trong thời gian

qua ................................................................................................................................. 25
4.1.1.5.

Các chính sách hô trợ giảm nghèo trên địa bàn huyện ............................... 26


4.1.1.6.

Các chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng ........................................................ 27

4.1.1.7................................................................................................................
Nhũng thành công và liạn chế........................................................................................28
4.2.

Phân tích sử dụng nguồn vốn vay của hộ nghèo từ Ngân hàng chính sách xã

hội

30

4.2.1.

Khái quát về Ngân hàng Chính sách Xã hội.....................................................30

4.2.1.1

Sự hình thành và phát triền cùa Ngân hàng CSXH ........................................30

4.2.1.2

Các sản phâm dịch vụ .................................................................................... 30


4.2.1.3


Những quy định chung ................................................................................... 31
Tình hình hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội huyện..........................31

4.2.2.
4.2.2.1.

Tình hình nguồn vốn...................................................................................... 31

4.2.2.2.

Tình hình dư nợ xẩu....................................................................................... 37

4.2.3.

Tình hình sử dụng vốn vay của hộ nghèo từ Ngân hàng chính sách xã hội

huyện
....................................................................................................................................... 41
4.2.3.1 .Các đặc diêm của hộ......................................................................................... 41
CHƯƠNG 5: KÉT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. 53
5.1.

Kết luận .............................................................................................................. 53

5.2.

Kiến nghị ............................................................................................................ 53

5.2.1.


Giải pháp .......................................................................................................... 53

5.2.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HĐQT
NHCSXH
XĐGN
SXKD
LĐTB & XH
NHTG
NHTM
NHTW
ĐBSCL

Hội đồng quản trị
Ngân hàng Chính sách xã hội
Xóa đói giảm nghèo
Sản xuất kinh doanh
Lao động thương binh và xã hội
Ngân hàng thế giới
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng Trung ương
Đồng bằng Sông cửu long


NHNN&PTNT
thôn

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triến nông

UBND

ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. phân bổ mẫu khảo sát.....................................................................................20
Bảng 3.2. Vay chính thức, không chính thức và không vay ...........................................20
Bảng số 4.1 -Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Châu Thành giai đoạn 2012 – 2015….25
Bảng số 4.2 - Nguồn vốn của NHCSXH huyện Châu Thảnh giai đoạn 2012 - 2015
.......................................................................................................................................33
Bảng số 4.3 - Tình hình tín dụng hộ nghèo của NHCSXH huyện Châu

Thành........34

Bảng số 4.4 - Doanh số cho vay, dư nợ vay hộ nghèo giai đoạn 2012 -

2015.........38

Bảng số 4.5 - Doanh số thu nợ, nợ quá hạn vay hộ nghèo .............................................39
Bảng số 4.6 - Bảng phân tích hoạt động cho vay hộ nghèo............................................40
Bảng số 4.7 - Tình hình vay vốn hộ nghèo của huyện Châu Thànhgiai đoạn 2012 2015 ...............................................................................................................................40
Bảng 4.8-Tỷ lệ giới tính trong độ tuổi............................................................................41
Bảng 4.9- Độ tuổi và nhu cầu vay vốn ...........................................................................42
Bảng 4.10 Tỷ lệ nghèo phân theo giới tính của chủ hộ ..................................................43

Bảng 4.11-Dân tộc, tôn giáo...........................................................................................44
Bảng 4.12-trình độ học vấn ............................................................................................45
Bảng 4.13-Nghề nghiệp .................................................................................................47
Bảng 4.14-nguồn thu nhập của hộ nghèo .......................................................................48
Bảng 4.15-Nhu cầu vay..................................................................................................50
Bảng 4.16- Đất của hộ....................................................................................................52


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1-tỷ lệ vay chính thức, không chính thức và không vay .....................................21
Hình 4.1. Tỷ lệ hộ nghèo từng năm................................................................................25
Hình 4.2-tỷ lệ giới tính...................................................................................................42
Hình 4.3- Phần trăm nghèo trong giới............................................................................43
Hình 4.4-Trinh độ học vấn .............................................................................................46
Hình 4.5-nghề nghiệp.....................................................................................................47
Hình 4.6-tỷ lệ phần trăm thu nhập của hộ ......................................................................49
Hình 4.7-Nhu cầu vay ....................................................................................................51


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
l.l.

Đặt vấn đề

Với sự phát triển của xã hội, con người có những nhu cầu cao hơn về ăn mặc, nhà
ở, vui chơi và giải trí. Nhưng tình hình chung của Việt Nam đa số người dân sống ở nông
thôn, miền núi, thu nhập chủ yếu của họ là từ sản xuất nông nghiệp, cuộc sống còn nhiều
khó khăn, tỷ lệ nghèo còn cao. Trước tình hình đó, vấn đề quan trọng hàng đầu được đặt

ra cho nước ta là xóa đói giảm nghèo, nhằm mục đích xóa dần khoảng cách giữa người
nghèo và người giàu, cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Trong nhiều năm qua
với những nổ lực không ngừng, Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng, công
tác xoá đói, giảm nghèo, tính đến cuối năm 2015, cả nước hộ nghèo chiếm 9,88% (Bộ
Lao động và Thương binh Xã hội, 2015). Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về
giảm nghèo, với sự phấn đấu, nồ lực của nhân dân, hộ nghèo của tỉnh Trà Vinh vẫn chưa
được kéo giảm, toàn tỉnh hộ nghèo vẫn còn cao 20.417 hộ, chiếm 7,61% so với tổng số
hộ toàn tỉnh. Huyện Châu Thành là một trong những huyện có tỷ hộ nghèo cao 3.572 hộ,
chiếm 9,32% so với tống số hộ trong huyện, cao hơn so với số hộ nghèo chung của tinh
(Sở lao động thương binh và xã hội tinh Trà Vinh, 2015).
Với nhiệm vụ được giao Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện các chương trình
tín dụng ưu đãi của Chính phủ nhằm phục vụ nhu cầu vay của nhân dân, mục tiêu là xóa
đói giảm nghèo, tính đến cuối 2015 Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Trà Vinh đã tổ
chức cho vay 1.792 tỷ 558 triệu, với 125.792 hộ (trong đó hộ nghèo vay 290 tỷ 570 triệu,
với 23.673 hộ). Ngân hàng Chính xã hội huyện Châu Thành thực hiện cho vay 228 tỷ
921 triệu, với 19.598 hộ (trong đó hộ nghèo vay 29 tỷ 274 triệu, với 3.112 hộ). Tuy nhiên
các chương trình vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, hiệu quả sử dụng vốn
vay của các hộ nghèo đạt khoảng 74%, đây là vấn đề được địa phương quan tâm, vì vậy
việc phân tích, đánh giá, nghiên cứu đưa ra những giải pháp đồng bộ nhằm giảm nghèo
và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo trên địa bàn huyện Châu Thành, tinh
Trà Vinh trong những năm tới là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó học viên chọn
đề tài “Phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn tín dụng của hộ nghèo từ Ngân hàng


2

Chính sách xã hội huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh ”, làm luận văn tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
-Đánh giá thực trạng tiếp cận nguồn vốn vay Ngân hàng Chính xã hội của hộ
nghèo huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.

-Phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn vay của hộ nghèo thời gian qua trên địa
bàn huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.
-Kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả vốn vay của hộ nghèo huyện Châu
Thành, tỉnh Trà Vinh.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu:
-Hộ nghèo có nhu cầu vốn ra sao, và tiếp cận nguồn vốn vay Ngân hàng chính
sách xã hội huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh như thế nào?
-Tình hình sử dụng nguồn vốn vay của hộ nghèo huyện Châu Thành, tỉnh Trà
Vinh hiệu quả hay chưa?
-Giải pháp nào nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay cho hộ nghèo huyện Châu
Thành, tinh Trà Vinh trong thời gian tới?
1.4. Phạm vi nghiên cứu;
-Đối tượng nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu là việc tiếp cận và sử dụng vốn từ tín dụng của Ngân
hàng chính sách xã hội của hộ nghèo huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh.
+ĐỐÍ tượng khảo sát là các hộ nghèo vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội
huyện Châu Thành.
-Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian nghiên cứu: Hoạt động tín dụng cho hộ nghèo huyện Châu Thành,
tỉnh Trà Vinh
+Thời gian nghiên cứu: từ năm 2012 đến năm 2015


3

1.5. Cấu trúc luận văn: Gồm 5 chương
Chương 1: Giói thiệu
Giới thiệu các vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan

Tổng quan các lý thuyết về nghèo, tín dụng chính thức cho hộ nghèo, các
nghiên cứu trước có liên quan.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trình bày phương pháp nghiên cứu, dự liệu nghiên cứu, quy trình nghiên
cứu, phương pháp phân tích dữ liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Dùng phần mềm SPSS và Microsoft Ecxel. Áp dụng thống kê mô tả và thống
kê so sánh để đưa ra bằng chứng và dữ liệu cho nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm tắt kết quả nghiên cứu, đồng thời dựa vào kết quả nghiên cứu cũng như
thực tiễn địa phương, phiếu điều tra, đề tài đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp hộ
nghèo sử dụng vốn tín dụng hiệu quả hơn.


4

CHƯƠNG 2: TÔNG QUAN
2.1 Tổng quan về đói nghèo
2.1.1. Khái niệm về đói nghèo
Ngân hàng thế giới định nghĩa nghèo đói bao gồm tình trạng thiếu thốn các sản
phẩm và dịch vụ thiết yếu như giáo dục, chăm sóc y tế, thiếu khẩu phần dinh dưỡng trong
bữa ăn hàng ngày. Đen năm 2000 và 2001, NHTG đã thêm vào khái niệm tình trạng dễ bị
tổn thương. Xét về mặt phúc lợi, nghèo có nghĩa là khốn cùng, ít được tiếp cận các thông
tin dịch vụ công cộng, vị trí người nghèo trong xã hội thấp. Nghèo có nghĩa là đói, không
có nhà cửa, thiếu đất đai sản xuất, thiếu kiến thức tổ chức sản xuất, bệnh tật và ít được
chăm sóc, không biết chữ và ít được đến trường. Nhưng đối với người nghèo, sống trong
cảnh bần hàn còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Người nghèo đặc biệt dễ bị tổn thương
trước những sự cố bất thường như thiên tai, bệnh tật... nằm ngoài khả năng kiểm soát của
hộ nghèo (Ngân hàng thế giới, 1990).
Tại Việt Nam Chính phủ đã thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo do Hội

nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng
Cốc, Thái Lan tháng 9/1993, theo đó: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không
được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã
được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế-xã hội và phong tục tập quán
của địa phương” (trích bởi Nguyễn Trọng Hoài, 2005). Có thế xem đây là định nghĩa
chung nhất về nghèo đói, trong đó các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá về thiếu hụt thu
nhập, thiếu hụt các thông tin dịch xã hội, chưa tính đến những khác biệt giữa các vùng,
miền và các điều kiện vị trí địa lý.
Ngoài ra, cũng có quan niệm khác về nghèo đói mang tính kinh điển hơn, triết lý
hơn là của A. Sen, người được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1998, cho rằng “Nghèo
đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triên của cộng đồng”. Xét
cho cùng sự tồn tại và phát triển của con người nói chung, người giàu, người nghèo nói
riêng, cái khác nhau cơ bản để phân biệt họ chính là điều kiện sống hằng ngày, cơ hội lựa
chọn của mỗi người trong cuộc sống, thông thường người giàu có nhiều điều kiện lựa
chọn cơ hội hơn, người nghèo.


5

Đinh Phi Hổ (2006) cho rằng nghèo đói tương đối là tình trạng mà một người
hoặc một hộ gia đình thuộc về một nhóm người trong xã hội có thu nhập thấp nhất xét
theo không gian và thời gian nhất định. Như vậy, nghèo đói tương đối được xác định
trong mối tương quan xã hội về tình trạng thu nhập của một nhóm người. Ở bất kỳ xã hội
nào, luôn luôn tồn tại nhóm người có thu nhập thấp và thu nhập cao trong xã hội, cũng
theo khái nhiệm này dù xã hội có trình độ phát triển đến đâu, thì người nghèo đói tương
đói sẽ luôn hiện diện trong bất cứ xã hội đó .
Đói và nghèo thường có quan hệ chặt chẽ và đi đôi với nhau, nhưng mức độ khó
khăn của nghèo và đói cũng khác nhau. Đói có mức độ gay gắt cao hơn, cần thiết phải
xoá và có khả năng xoá. Còn nghèo, mức độ thấp hơn và khó xoá hơn, chỉ có thế xoá dần
theo từng giai đoạn và cần có một lộ trình, chiến lược, chính sách hồ trợ lâu dài của

nghèo tuyệt đối, còn nghèo tương đối chỉ có thể giảm dần. Vì vậy, để giải quyết vấn đề
đói nghèo, ta phải xây dựng một chiến lược lâu dài có thể 20 năm đến 30 năm, và đánh
giá, phân tích đưa ra các giải pháp, lộ trình đầu tư, giảm nghèo cho từng năm và đảm bảo
giảm nghèo phải bền vững, không tái nghèo.
2.1.2. Tiêu chí về đói nghèo
Theo Quyết định số 09/2011/QĐTTg ngày 30/01/2011 về việc ban hành
chuẩn nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 được áp dụng thực
hiện trong đề tài cụ thể như sau.
Khu vực nông thôn: Thu nhập bình quân tháng của hộ gia đình nghèo là
400.0

đồng/người/tháng trở xuống ở nông thôn và hộ có thu nhập bình quân từ

401.0

đồng đến 520.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo.
Khu vực thành thị: Thu nhập bình quân hàng tháng của hộ gia đình nghèo là

500.0

đồng/người/tháng trở xuống ở nông thôn và hộ có thu nhập bình quân từ

501.0

đồng đến 650.000 đồng/người/tháng là hộ cận nghèo.
Theo tiêu chuẩn quy định trên, nhiều hộ nghèo đã thoát nghèo nhưng không bền

vững và tỷ lệ tái nghèo cao, vì chỉ cần trong gia đình hộ nghèo có sự cố nhỏ thì sẽ rơi vào
nghèo, vì thu nhập của hộ thấp, không ổn định
Dù có cách đánh giá các tiêu chuẩn về nghèo, nhung vẫn còn một bộ phận dân



6

chúng nghèo khô ở Việt Nam hiện nay còn khá lớn. Và có nhiều nguyên nhân khách
quan, chủ quan, chúng ta phải đánh giá toàn diện các nguyên nhân nhu kinh tế, văn hóa,
xã hội của từng hộ gia đình thì mới có các giải pháp hỗ trợ hiệu quả.
2.1.3. Nguyên nhân đói nghèo
Nghèo không chỉ đơn giản là có mức thu nhập thấp mà còn thiếu thông tin tiếp
cận các dịch vụ, như giáo dục-đào tạo, thị trường lao động, khả năng tiếp cận các dịch vụ,
sức khỏe, y tế...Bên cạnh đó, hộ nghèo thường thiếu nguồn lực như vốn sản xuất, kiến
thức, phương án sản xuất, đất sản xuất, công cụ lao động... trong đó thiếu khả năng và
thông tin tiếp cận các nguồn tín dụng từ Ngân hàng để sản xuất kinh doanh là một sự cản
lớn trong việc thoát nghèo.
Trương Thanh Vũ (2007): Nghiên cứu về nghèo đói ở vùng ven biển Đồng
Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), cho thấy các nhân tố: trình độ học vấn của người lao
động, số người lao động tạo ra thu nhập trong hộ, các công việc chính, giới tính của chủ
hộ, diện tích đất sản xuất của hộ và cơ sở hạ tầng đến được trung tâm xã, ấp của hộ tác
động đến nghèo đói của hộ.
Nguyễn Trọng Hoài (2005): Tình trạng đói nghèo ở Đông Nam Bộ chịu ảnh
hưởng nhiều nhất từ các yếu tố: tình trạng thiếu việc làm ốn định, tình trạng sở hữu đất
đai, diện tích đất, khả năng tiếp cận các nguồn vốn chính thức, vấn đề dân tộc thiếu số,
qui mô hộ và giới tính của chủ hộ.
2.2. Tổng quan về tín dụng
2.2.1. Khái niệm về tín dụng
Tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể. Như
một công ty công nghiệp hoặc thương mại bán hàng trả góp cho một công ty khác, trong
trường họp này, người bán hàng chuyên giao hàng hóa cho bên mua và sau một thời gian
nhất định, theo thỏa thuận, bên mua phải trả tiền cho bên bán. Phổ biến hơn cả là giao
dịch giữa Ngân hàng và các tổ chức, cá nhân khi thực hiện giao dịch với nhau, tức là

Ngân hàng cấp tiền vay cho bên đi vay và sau một thời gian nhất định người đi vay phải
thanh toán vốn gốc và lãi (Lê Văn Te, 2013).
Tín dụng còn được hiểu là sự bảo lãnh của bên thứ ba thường được gọi là tín


7

dụng bằng chữ ký, như việc Ngân hàng mở thư tín dụng cho nhà xuất khấu hưởng theo
yêu cầu của nhà nhập khẩu. Tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay và bên
đi vay, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và các chủ thể khác, trong đó bên cho vay chuyển
giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi
vay có trách nhiệm hoàn trả vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn phải trả.
Số tiền phải trả thông thường phải lớn hơn số tiền lúc cho vay, hay nói cách khác
là người đi vay phải trả thêm một phần tiền lãi ngoài tiền gốc. Đe thực hiện nguyên tắc
này phải xác định được lãi xuất thực hàng tháng (Lê Văn Te 2013 ).
2.2.2. Vai trò của tín dụng đối với hộ nghèo
Các tố chức tài chính nông thôn là các tố chức cung cấp các sản phấm tài chính,
trong đó có tín dụng cho khu vực nông thôn, hướng đến đối tượng khách hàng là những
người dân ở nông thôn, hộ nghèo. Mặc dù có sự đồng nhất trong cách hiếu của các nhà
hoạt động, thực tế đối với tín dụng nông thôn và tín dụng vi mô do các tổ chức tài chính
vi mô cung cấp nhưng hai tổ chức này là hoàn toàn tách biệt. Tổ chức tài chính vi mô
hoạt động trên quy mô rộng lớn hơn, bao gồm cả khu vực đô thị và nông thôn, hướng đến
nhóm đối tượng khách hàng chủ yếu là người nghèo, giá trị số tiền vay nhỏ. Trong quá
trình cung ứng các dịch vụ tài chính vi mô cho khách hàng, tố chức này còn lồng ghép
các hoạt động hỗ trợ như hình thành tố, nhóm. Trong khi đó, các tổ chức tài chính nông
thôn chỉ hoạt động tại khu vực nông thôn, cung cấp các sản phẩm tài chính cho đối tượng
khách hàng mang tính đặc thù của khu vực này. Hiện nay, tổ chức tài chính tham gia
cung cấp dịch vụ tín dụng cho khu vực nông thôn được chia thành 3 nhóm chính sau:
chính thức, bán chính thức và phi chính thức. Theo đó, khu vực chính thức được hiếu là
những tố chức hoạt động theo quy định và quản lý của ngân hàng Trung ương, được

Chính phủ ủy quyền thực hiện các giao dịch tài chính. Khu vực bán chính thức mặc dù
vẫn chịu sự quản lý của ngân hàng Trung ương và hệ thống ngân hàng, được các cơ quan
này cấp phép hoạt động nhưng không phải tuân theo các quy định của hoạt động ngân
hàng (Nguyễn Thị Phưong Thảo, 2014).
Xuất phát từ nhu cầu tối đa hóa lợi ích từ một khoản tiền nhất định mà người đi
vay cân nhắc về việc đi vay để mở rộng sản xuất, kinh doanh hoặc phục vụ nhu cầu chi


8

tiêu. Neu theo lý thuyết cung - cầu tín dụng, nếu trên thực tế cầu vượt quá cung, giá - lãi
suất - sẽ tăng, khi đó, phản ứng sẽ là giảm cầu hoặc tăng cung cho đến khi cung - cầu tín
dụng được cân bằng tại một mức giá cân bằng mới. Tuy nhiên, trên thực tế, việc phân
phối tín dụng vẫn đang diễn ra, tồn tại những người được vay, không được vay hoặc
được vay ít hcm so với nhu cầu sử dụng thực tế của hộ. Điều này có nghĩa là việc cung
ứng các khoản tín dụng không chỉ đơn thuần dựa trên cung - cầu tín dụng và lãi suất cho
vay. Theo Stiglitz và Weiss (1981), phân phối tín dụng tồn tại được giải thích bởi lý
thuyết về thông tin bất cân xứng tồn tại trong thị trường tín dụng, đặc biệt là thị trường
tín dụng nông thôn.
Trên thực tế, một tố chức cung cấp tín dụng không the tự mình thực hiện được cơ
chế sàn lộc và đánh giá khách hàng, xử lý vấn đề không cân xứng thông tin mà cần phải
có một cơ sở, sự phối giữa các tổ chức tín dụng và những điều kiện cần thiết nhất định.
Riêng với thị trường tín dụng nông thôn, để hạn chế thất bại của thị trường do thiếu thông
tin giữa bên cho vay và bên được vay vốn, Nhà nước có thế can thiệp bằng việc công bố
công khai các quy định bằng hành chính về các tổ chức tín dụng cho các hoạt động nông
nghiệp ở các vùng nông thôn; áp đặt lãi suất trần và xây dựng, hồ trợ thường xuyên các
quy định tín dụng nông nghiệp chuyên nghiệp hóa. Bên cạnh đó, giải pháp tư nhân hiện
đang được người dân ở nhiều vùng nông thôn chấp nhận là việc hình thành các nhóm cho
vay phi chính thức. Hình thức này giải quyết được tình trạng bất cân xứng thông tin do
quan hệ giữa người cho vay và đi vay là những quan hệ gần gũi, quen biết như họ hàng,

anh chị em, v.v. Quan hệ vay mượn dựa trên niềm tin nên thường không phải sử dụng
đến tài sản thể chấp - điều kiện tiên quyết của hầu hết các món vay đến từ khu vực chính
thức - thời gian giải ngân nhanh chóng, đáp ứng được sự tiện lợi và nhu cầu vay đa dạng
của người dân. Tuy nhiên, nhược


9

điểm lớn nhất của những món vay phi chính thức là lãi suất rất cao, thời hạn cho
vay thường ngắn, ít cho vay trung và dài hạn.(Nguyễn Thị Phương Thảo, 2014).
-Nguyên tắc vay vốn: Hộ nghèo vay vốn phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng
mục đích đã nêu trong họp đồng, có phương án sản xuất; Hoàn trả nợ gốc và lãi đúng
thời hạn đã ký hợp đồng.
-Điều kiện cho vay: Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay hộ nghèo có hộ
khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay; Có tên
trong sách hộ nghèo ở úy ban nhân dân xã, thị trấn quản lý; Hộ vay không phải thế chấp
tài sản và được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là thành viên tổ tiết kiệm và
vay vốn, được bình xét, lập thành danh sách đề nghị vay vốn có xác nhận của UBND cấp
xã, thị trấn. Chủ hộ hoặc người thừa kế được ủy quyền giao dịch là người đại diện hộ gia
đình chịu trách nhiệm trong mối quan hệ với Ngân hàng cho vay, là người trực tiếp ký
nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ Ngân hàng.
-Đối tượng cho vay: Hộ nghèo, cận nghèo, hộ thoát nghèo, sinh viên, hộ thuộc gia
đình chính sách, hộ sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng quy định của Ngân hàng chính
sách xã hội.
-Nội dung vay: Vay sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Sửa chửa nhà ở; Điện sinh
hoạt; Giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về học tập của học sinh, sinh viên.
-Phương thức cho vay: Ngân hàng chính sách xã hội áp dụng phương thức cho
vay từng lần. Mỗi lần vay vốn, hộ nghèo và ngân hàng cho vay thực hiện đầy đủ các thủ
tục cần thiết theo quy định. Hộ nghèo vay từ ngân hàng chính sách xã hội không cần tính
chấp.

2.2.3. Hiệu quả tín dụng đối với người nghèo
2.2.3.1. Khái niệm về hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo
Hiệu quả tín dụng là hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay của đối tượng
được vay vốn, thể hiện qua điều kiện kinh tế, đời sống của hộ gia đình sau khi sử dụng
nguồn vay. Có thể hiểu hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo là sự thỏa mãn nhu cầu về sử
dụng vốn vay sao cho hiệu quả, có tích lũy của hộ vay, tái đầu tư trong sản xuất, kinh
doanh, nhưng phải đảm bảo giữa chủ thể Ngân hàng và người vay vốn, những lợi ích


10

kinh tế xã hội thu được, và đến thời gian trả nợ vay thì người vay phải đảm bảo thực hiện
đúng theo hợp đồng để bảo tồn sự phát triển của Ngân hàng và lợi ích của người vay
(Ngô Thị Huyền, 2014).
*

Xét về mặt kinh tế

Tín dụng hộ nghèo là nhằm giúp người nghèo có nhu cầu vay vốn, phát triển sản
xuất để thoát nghèo sau một quá trình xóa đói giảm nghèo, qua đó cuộc sống của hộ
nghèo khá lên và mức thu nhập đã ở trên chuẩn nghèo, có khả năng tự vươn lên hòa nhập
với xã hội. Góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo, giải quyết công ăn, việc làm, giải quyết tốt
mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội.
Giúp hộ nghèo xác định rõ trách nhiệm của mình trong mối quan hệ vay, mượn,
vốn, trước khi có nhu cầu vay phải xác định rõ, mục đích vay để làm gì? Phương án sản
xuất hiệu quả như thế nào? Tỷ lệ rủi ro, khi xảy ra sự cố, từ đó khuyến khích người
nghèo sử dụng vốn vào mục đích, để tạo ra lợi nhuận, tích lũy, tăng thu nhập để trả nợ
Ngân hàng.
*


Xét về mặt xã hội

Tín dụng cho hộ nghèo góp phần giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội, cải
thiện đời sống, làm thay đổi cuộc sống ở nông thôn, đảm bảo an sinh, trật tự xã hội, hạn
chế được những mặt tiêu cực, tạo công bằng trong xã hội. Tăng cường sự gắn bó giữa các
hội viên với các tổ chức hội, đoàn thể thông qua việc hướng dẫn, tập huấn các kỹ thuật
sản xuất. Nêu cao tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, kinh
doanh. Thông qua công tác tín dụng hỗ trợ cho những người nghèo, đã trực tiếp góp phần
vào việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ
khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế.
*Đặc điểm cá nhân và hộ gia đình
Đặc điểm của cá nhân, hộ gia đình có ý nghĩa lớn đến nhu cầu tín dụng gồm tuổi
tác, giới tính, giáo dục, nghề nghiệp. Người trẻ tuổi thường có xu hướng vay, mượn nhiều
hơn để đầu tư, sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập cho gia đình, do bản thân họ có sức
khỏe, thời gian để tích lũy và làm giàu nhiều hơn so với người già.
Mặt khác, nhu cầu chi tiêu của người trẻ cũng phong phú hơn. Như vậy, sự thay đổi của


11

tuổi tác cũng có thế làm thay đổi nhu cầu tín dụng.
Giới tính cũng là yếu tố quyết định đến nhu cầu tín dụng cùa cá nhân, hộ gia
đình. Ở khu vực nông thôn, người phụ nữ thường làm những công việc nhà, quản lý gia
đình, chăm sóc con cái trong khi người đàn ông làm những công việc tạo ra thu nhập
chính trong gia đình kèm theo những quyết định chi tiêu với số tiền lớn. Quyền kiểm soát
tài sản, sở hữu đất đai cũng có sự phân biệt giữa nam và nữ trong khi đây là những tài sản
thế chấp cơ bản đe có được những số tiền vay phục vụ trong sản xuất, inh doanh. Phụ nữ
có ít nhu cầu tín dụng hơn so với nam giới, trong trường họp có nhu cầu thì lượng tiền
vay họ nhận được cũng ít hơn. Cá nhân có trình độ giáo dục, đào tạo càng cao thì càng có
nhiều khả năng để tạo ra thu nhập ổn định và cao hơn những người ít được giáo dục, tạo

ra nhiều tài sản hơn, có the tiến hành nhiều phương án hoạt động sản xuất, kinh doanh có
hiệu quả. Tình trạng hôn nhân gia đình cũng ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn do cá nhân
đã lập gia đình sẽ có nhu cầu chi tiêu nhiều hơn so với những người chưa lập gia đình.
Nghề nghiệp, tình trạng nhà ở, đất hiện tại, sự giàu có của hộ gia đình cũng là những yếu
tố ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn (Nguyễn Thị Phương Thảo, 2014).
2.23.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng hộ nghèo Chất lượng tín dụng và
hiệu qủa tín dụng là hai chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng.
Đây là những yêu tố được các Ngân hàng quan tâm, vì nêu hộ nghèo vay được tiền mà
sản xuất, kinh doanh không hiệu quả, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ và tái
đầu tư của Ngân hàng. Điểm giống nhau của hai chỉ tiêu này đều là chỉ tiêu phản ánh lợi
ích chung giữa người đi vay và ngân hàng. Nhưng hiệu quả tín dụng mang tính cụ thể và
tính toán được giữa lợi ích thu được với chi phí bỏ ra, nêu trong quá trình sản xuất mà chi
phí đầu vào ít, lợi ích thu được nhiều hơn thì người vay sẽ có tích lũy, vốn vay phát huy
hiệu quả và trả nợ cho Ngân hàng. (Ngô Thị Huyền, 2014).
(1). Hiệu quả kinh tế
a. về phía hộ nghèo
Hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo được thể hiện ở doanh số cho vay,
hộ nghèo trả đúng hạn hợp đồng, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, rủi ro trong sử dụng vốn ít xảy ra.
Neu doanh số cho vay của hộ lớn, hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ đúng hợp


12

đồng với ngân hàng, trong quá trình sử dụng vốn không gặp các rủi ro làm thất thoát vốn,
sau khi trừ đi các khoản chi phí vẫn còn có lãi, thể hiện vốn đó sử dụng có hiệu quả.
Qua việc sử dụng vốn của hộ nghèo vào SXKD như thế nào? Neu hộ nghèo vay
vốn về SXKD thuận lợi, sản xuất nhiều hàng hoá bán thu được nhiều lợi nhuận, sau khi
trừ đi phần trả nợ cho ngân hàng, trả tiền nhân công lao động, mà vẫn có lãi, thì đánh giá
sử dụng vốn vay có hiệu quả. Ngược lại, nếu vay vốn về SXKD không đúng, thua lỗ thì
hiệu quả thấp; thậm chí mất vốn, không có khả năng trả nợ. Có nhiều trường hợp vay vốn

ngân hàng về chăn nuôi, trồng trọt, tuy đã trả hết nợ cho ngân hàng đúng kỳ hạn, nhưng
vẫn bị đánh giá là hiệu quả thấp vì nguồn để trả nợ cho ngân hàng phải đi vay chỗ khác,
chứ không phải từ nguồn thu nhập của người vay. Vì trong quá trình sử dụng vốn trong
sản xuất hộ không tạo ra lợi nhuận (sử dụng vốn vay chưa hiệu quả). Trường hợp này,
nếu không đi vay chỗ khác thì hộ nghèo phải bán tài sản hình thành từ vốn vay để trả nợ.
Cho nên, nếu chỉ nhìn một mặt trả nợ của hộ vay cho ngân hàng đế đánh giá hộ vay sử
dụng vốn có hiệu quả là chưa đủ (Nguyễn Đăng Dờn, 2005).
Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo cũng được đánh giá thông qua tiêu chí: Tỷ
suất lợi nhuận và mức sống của hộ nghèo; nếu tỷ suất lợi nhuận được tăng lên, mức sống
hộ nghèo được cải thiện tốt, thì hiệu quả tín dụng tốt và ngược lại.
Thông qua việc sử dụng vốn vào SXKD, trình độ quản lý kinh tế của người vay
được nâng lên. Người nghèo có điều kiện tiếp cận được các tiến bộ khoa học kỹ thuật về
trồng trọt, chăn nuôi, có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật mới. Đây cũng là một trong
những tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng mang lại cho hộ nghèo, số hộ thoát nghèo bền
vững, vươn lên thành hộ giàu là một trong những chỉ tiêu quan trọng
đánh giá hiệu quả của tín dụng đối với hộ nghèo. Hộ đã thoát khỏi ngưỡng đói nghèo là
hộ có mức thu nhập bình quân đầu người cao hon chuẩn mực đói nghèo hiện hành.
Mục tiêu của tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo là giúp họ có vốn sản xuất, nâng
cao thu nhập cải thiện cuộc sống và hơn thế nữa là ổn định tình hình chính trị - xã hội.
Neu hàng năm có hộ thoát nghèo nhiều. Trong đó, có hộ vay von NHCSXH, có nghĩa là
vốn của NHCSXH đã được hộ nghèo sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay tại một số
địa phương việc đánh giá hộ thoát nghèo chưa chính xác, vì qua điều tta hộ nghèo hàng


13

năm tỷ lệ hộ tái nghèo vẫn còn, với nhiều lý do khác nhau (Phan Thị Thu Hà, 2007).
b. về phía ngân hàng
Thứ nhất: Quy mô tín dụng đối với hộ nghèo được thể hiện ở số tuyệt đối dư nợ
tín dụng đối với hộ nghèo và tỷ trọng dư nợ tín dụng hộ nghèo trong tống số dư nợ tín

dụng của NHCSXH. số tuyệt đối lớn và tỷ trọng dư nợ cao, thể hiện hoạt động tín dụng
ngân hàng đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn của hộ nghèo.
Thứ hai: Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu cơ bán mà các ngân hàng đang dùng để
đánh giá chất lượng tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn nhiều thì thể hiện hiệu quả sử dụng vốn
vay của các hộ chưa tốt, nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của
ngân hàng tại một thời điếm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Khi
khách hàng vay mà không trả được tiền gốc, lãi đúng hạn như đã cam kết, mà không có
lý do chính đáng thì nó đã vi phạm nguyên tắc tín dụng và bị chuyến sang nợ quá hạn,
với lãi suất quá hạn cao hơn (lãi suất nợ quá hạn hiện nay bằng 130% lãi suất cho vay).
Trên thực tế, các khoản nợ quá hạn thường là các khoản nợ có vấn đề, có khả năng mất
vốn (sử dụng vốn không hiệu quả) hoặc gặp rủi ra bất khả kháng. Trong kinh tế thị
trường, nợ quá hạn đối với ngân hàng là khó tránh khỏi, vấn đề là làm sao đế hạn chế nợ
quá hạn. Những ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp được đánh giá chất lượng tín dụng
tốt, hiệu quả tín dụng cao và ngược lại. (Điều lệ về tổ chức và hoạt động NHCSXH 2003)
Thứ ba: NHCSXH là một tổ chức tín dụng Nhà nước, hoạt động không vì lợi nhuận, chủ
yếu thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối
tượng chính sách khác, nhưng phải bảo toàn vốn. Mục đích của việc cho vay vốn là xóa
đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống. Muốn duy trì hoạt động bền vững thì NHCSXH
phải có chênh lệch dương về thu. Các khoản thu chủ yểu là thu lãi tiền vay; chi chủ yếu
trả phí ủy thác, hoa hồng, trả lãi tiền vay. NHCSXH cho hộ nghèo vay vốn phải thu hồi
đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn, hạn chế thấp nhất về rủi ro xảy ra.
Thứ ÍMVMÚC độ đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý của hộ nghèo, hỗ trợ hộ nghèo phát
triển kinh tế, nâng cao đời sống vượt lên thoát đói nghèo. Neu nguồn vốn của ngân hàng
đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn vay ngày càng tăng của hộ nghèo, thì đánh giá hiệu
quả của NHCSXH đối với tín dụng hộ nghèo cao và ngược lại.


14

Thứ năm: về thủ tục đơn giản, thuận tiện, cung cấp nhanh chóng, giảm bớt chi

phí trong hoạt động cho vay, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng. (Điều lệ về tổ
chức và hoạt động của NHCSXH, 2003)
(2). Hiệu quả xã hội
a. Đối với hộ nghèo
Tạo việc làm cho người lao động, thông qua công tác cho vay hộ nghèo, đã thu
hút được một bộ phận con, em của hộ nghèo có việc làm ổn định, tạo thêm nhiều thu
nhập cho gia đình và xã hội, góp phần hạn chế tệ nạn xã hội, ốn định trật tự chính trị và
an toàn xã hội. vốn tín dụng của Ngân hàng phục vụ người nghèo đã giúp cho hộ nghèo
xoá bỏ được tình trạng vay nặng lãi và bán nông sản giá thấp, góp phần thay đổi bộ mặt
đời sống nhân dân nông thôn. Thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với chính
sách xóa đói giảm nghèo.
b. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo
Hoạt động tín dụng đối với người nghèo có tính rủi ro cao, ngoài những nguyên
nhân khách quan như: thiên tai, dịch bệnh, bão lụt, hạn hán, còn do bản thân hộ nghèo
như:
Thiếu vốn sản xuất, thiếu kinh nghiệm, chất lượng sản phẩm thấp khó tiêu thụ
ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đầu tư.
Vốn tín dụng Ngân hàng chưa đồng bộ nên với các giải pháp khuyến nông, lâm,
ngư, lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội đối với nông nghiệp nông thôn còn gặp
nhiều khó khăn nên điều kiện nâng cao hiệu quả tín dụng cho vay còn nhiều tồn tại (Điều
lệ về tổ chức và hoạt động của NHCSXH, 2003)
2.3. Kinh nghiệm một số nước và bài học cho Việt Nam
2.3.1. Kinh nghiệm của một sổ nước
2.3.2. Kinh nghiệm cho vay xóa đói giảm nghèo của Ân Độ
Việc cấp tín dụng cho hộ nghèo thông qua Ngân hàng Nông nghiệp với một mạng
lưới khoảng 14.000 chi nhánh ở 375 huyện trong toàn quốc. Trung Quốc mô hình cấp tín
dụng ưu đãi cho hộ nghèo cũng tương tự như ở Àn Độ, tức là cấp tín dụng thông qua hệ
thống Ngân hàng Nông nghiệp. Ngân vốn tín dụng ưu đãi được thực hiện thông qua các



15

“tổ tự lực” có khoảng từ 10 đến 20 người, từ các gia dinh khác nhau. Các tố viên sẽ quyết
định số tiền hàng tháng mà mỗi thành viên phải góp vào quỳ tồ là bao nhiêu. Thông
thường, số này ban đầu vào khoảng 10 đến 20 Rupi. Số tiền này sẽ được gửi ở tài khoản
tiết kiệm của một ngân hàng thương mại (thông thường là Ngân hàng nông nghiệp) và
hàng tháng số tiền góp sẽ được bổ sung vào tài khoán tiết kiệm này. Hiện nay. Ngân hàng
Nông nghiệp của Àn Độ đóng vai trò là tổ chức xúc tiến tự lực và hỗ trợ thành lập và
quản lý các tổ này (Kiều Hữu Thiện, 2013)
2.3.3. Kinh nghiệm cho vay xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc
Việc cấp tín dụng được thực hiện thông qua tổ nhóm từ 10 đến 15 thành viên và
bầu ra trưởng nhóm. Mọi hoạt động của nhóm này đều phải được thông qua úy ban Quản
lý. Mồi nhóm được tài trợ số tiền tương ứng với số thành viên và mồi thành viên sẽ được
cấp 25USD và cũng phải đóng góp vào Quỳ tổ là 25USD. Các thành viên trong tổ tự đưa
ra quy chế hoạt động của Quỹ và cũng được tự quyết định cách thức sử dụng quỹ (Kiều
Hữu Thiện, 2013)
2.3.4. Kỉnh nghiệm xóa đói giảm nghèo của Malayxỉa
Chính phủ Malaixia chính cơ cấu kinh tế-xã hội không họp lý đã gây nên tình
trạng bất bình đẳng trong thu nhập và sự nghèo đói. Muốn giải quyết vấn đề này là huy
động hết tiềm năng của đất nước để tiến hành công nghiệp hóa thì Chính phủ buộc phải
cơ cấu lại nền kinh tế-xã hội nhằm đạt tới sự cân bằng trong xã hội; chính sách phát triển
nông nghiệp, nông thôn; chính sách phát triển giáo dục; chính sách phát triển vùng trọng
điếm; các chương trình xóa nghèo ở nông thôn; kế hoạch phát triển vùng đất mới; các
nghành nghề mũi nhọn (Võ Thị Thu Nguyệt, 2010).
2.3.5 Bài học kinh nghiệm đoi với Việt Nam
Từ thực tế một số nước trên thế giới, là nước đi sau - Việt Nam sẽ được học hỏi
và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích, trong quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện, để
làm tăng hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tuy vậy, vấn đề là áp dụng như thế
nào cho phù hợp với tình hình của Việt Nam lại là vấn đề đáng quan tâm. Chính vì thế
cần phải vận dụng một cách sáng tạo vào mô hình cụ thể ở nước ta (Kiều Hữu Thiện,

2013).


16

-Lãi xuất cho vay: Kinh nghiệm của các nước cho thấy, lãi suất cho vay ưu đãi
không đồng nhất giữa các nước, có những nước lãi suất ưu đãi áp dụng khá thấp, nhưng
có những nước áp dụng mức lãi suất linh hoạt theo thị trường. Hiện nay nước ta vẫn áp
dụng lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất thị trường, nhưng không được cố định lãi suất, mà
lãi suất này cũng phải được linh hoạt thay đổi theo thị trường.
-I-Tạo tâm lý cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách nước ta hiểu rằng, đây là
cho vay chứ không phải cứu trợ, cho nên phải có trách nhiệm với khoản vay.
+Giúp người làm quen với kinh tế thị trường, mà kinh tế thị trường phải chấp
nhận để kinh tế thị trường điều tiết chứ không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà quản
lý.
Hiện nay ở nước ta việc cho vay hầu như ít gắn kết với công tác huy động nguồn
vốn tiết kiệm. Kinh nghiệm các nước cho thấy, cần có sự ràng buộc giữa cho vay với huy
động tiết kiệm từ các hộ nghèo, tạo thói quen tiết kiệm cho người nghèo là rất cần thiết
để giúp hộ thoát nghèo, gắn bó sâu sắc hơn trách nhiệm của Ngân hàng đối với công tác
cho vay hộ nghèo. Tác động tích cực khiến vốn ưu đãi quay vòng nhanh, nâng cao chất
lượng vốn tín dụng.
Tóm lại: Thực hiện chính sách XĐGN ở mồi quốc giá đều có một cách tính riêng,
áp dụng vào thực tiễn của mỗi nước. Bằng việc giải quyết những vấn đề còn tồn tại và có
những hướng đi đúng đắn trong thực hiện tổ chức tín dụng của các Ngân hàng, nước ta
phải có những giải pháp hợp lý giúp hộ nghèo có thêm vốn để mở rộng sản xuất và thoát
nghèo bền vững.
2.4. Các nghiên cứu có liên quan
Nghiên cứu của Paul Mpuga (2008) ở Uganda về những hạn chế trong tiếp cận
tín dụng và nhu cầu tín dụng nông thôn cho thấy những nét tương đồng với điều kiện của
nông thôn Việt Nam. Sự tồn tại của nền kinh tế không chính thức, người nông dân chưa

đủ kiến thức cơ bản về pháp luật, tiềm lực kinh tể yểu kém, tài sản thế chấp chủ yếu là
đất nông thôn có giá trí thấp, nên thiếu tư cách pháp nhân chính thức cho việc tiếp cận tín
dụng. Bên cạnh đó, nghèo đói, thiếu giáo dục, bệnh tật, thời tiết khắc nghiệt cũng ảnh
hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông dân Uganda theo đánh giá của tác giả.


17

“Tín dụng cho hộ nghèo và các quỹ xóa đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay”
2002) Nguyễn Trung Tăng, luận văn tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội. Luận án nghiên cứu về vấn đề tín dụng đối với hộ nghèo và các quỹ
XĐGN ở nước ta trong thời kỳ hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo. Tác giả
nêu ra các nôi dung tín dụng cho hộ nghèo và các quỳ dành cho xóa đói giảm nghèo,
đồng thời đánh giá hiệu quả của tín dụng và kết quả mang lại của các loại quỳ trong chiến
lược xóa đói giảm nghèo ở nước ta.
Phan Đình Khôi (2012) chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín
dụng chính thức và không chính thức của các hộ gia đình ở nông thôn ĐBSCL, cụ thể: sở
hữu đất đai, lãi suất chính thức và thời hạn cho vay không chính thức là các yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng tiếp cận các khoản vay không chính thức. Còn đối với khả năng tiếp
cận tín dụng vi mô, các yếu tố ảnh hưởng gồm làm việc cho chính quyền địa phương,
thành viên tổ vay vốn, sổ hộ nghèo, trình độ học vấn, lao động có tay nghề và đường giao
thông liên xã. Cũng theo nghiên cứu này, giữa tín dụng chính thức và không chính thức
có sự tương tác với nhau, trong đó số tiền vay tín dụng không chính thức làm tăng khả
năng tiếp cận tín dụng vi mô
Trần Ngọc Hiên (2013) “Ve thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam giai
đoạn 2011-2020”, Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh,
Tác giả làm rõ những nhân tố tác động đến chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam,
đồng thời đánh giá kết quả đạt được trong thời gian qua và các nhân tố tác động đến thực
hiện chính xóa đói giảm nghèo. Tác giả nhận định tình hình thuận lợi, khó khăn và đề ra
các giải pháp thực hiện hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.

Ngô Thị Huyền (2014) “Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo” Tác giả có đưa ra
nội dung thể hiện hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo là sự thỏa mãn nhu cầu về sử dụng
vốn giữa chủ the Ngân hàng và người vay vốn, những lợi ích kinh tế mà xã hội thu được,
đảm báo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng, đồng thời tác giả cũng đưa ra các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo, lũy kế số lượt hộ nghèo được vay vốn Ngân
hàng, tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn, số tiền vay bình quân của một hộ, số hộ thoát khỏi
ngưỡng nghèo đói.


×