Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

MODULE THPT 19 dạy học với CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.25 KB, 9 trang )

MODULE THPT 19:
DẠY HỌC VỚI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

I. MỤC TIÊU
- Hiểu rõ tầm quan trọng của CNTT trong dạy học ở trường phổ thông
- Xác định rõ định hướng ứng dựng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông
- Lựa chọn các ứng dụng CNTT thích hợp để vận dụng trong giảng dạy
II. NỘI DUNG
1. Tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy GDCD
Việc ứng dụng CNTT trong dạy và học GDCD giúp GV duy trì và phát triển
các kỹ năng ngôn ngữ, dần đạt trình độ chuẩn về kiến thức chuyên môn, chủ động vận
dụng một cách sáng tạo, linh hoạt các thủ thuật, các phương pháp dạy trong tiết dạy.
Việc ứng dụng CNTT trong dạy và học GDCD giúp GV có cơ hội rèn luyện kỹ
năng nghe, nói, khả năng diễn đạt, khắc phục những hạn chế về ngữ âm, trọng âm,
ngữ điệu và là động lực để GV cố gắng vươn lên.
Khi ứng dụng CNTT trong giảng dạy khiến cho bài giảng của GV luôn uyển
chuyển, linh hoạt và cập nhật, thúc đẩy sự tương tác giữa người dạy và người học.
CNTT trong đó có máy tính nối mạng Internet là kho dữ liệu khổng lồ phục vụ cho
việc tham khảo trong việc giảng dạy, giúp GV và HS chia sẻ thông tin, tăng thời gian
tự học, tự giải quyết vấn đề.
Việc ứng dụng CNTT tạo ra môi trường học tiếng tự nhiên, tạo điều kiện cho
HS tiếp cận với lời nói chuẩn xác của người bản ngữ, hỗ trợ cho quá trình dạy học
thêm hấp dẫn, đạt hiệu quả cao, giúp HS có kiến thức kỹ năng giao tiếp với bạn bè,
thầy cô, với người ngoại quốc trong và ngoài giờ học.

1


Ứng dụng CNTT làm cho giờ học trở lên sống động hơn khi HS được thấy hình
ảnh, phim ảnh, âm thanh chất lượng. Ngôn ngữ cuộc sống được đưa vào lớp học và
học sinh có cơ hội nhìn và nghe các tình huống giao tiếp có sử dụng ngôn ngữ đích


thực của người bản ngữ hơn nữa kích thích khả năng nhận thức của HS, tiết kiệm thời
gian ghi chép trên lớp, tăng thời gian luyện tập, thảo luận xây dựng bài.
Ứng dụng CNTT trong giờ học giúp HS có cơ hội thực hành nghe nói nhiều
hơn, từ đó rèn luyện kỹ năng nghe, nói,đọc, viết cho các em,tạo cho các em có phản
ứng nhanh nhạy, giúp các em tự tin hơn, và có hứng thú học tập hơn.
2. Vận dụng CNTT vào công tác giảng dạy
2.1. Sử dụng Internet để khai thác và tìm kiếm thông tin cần thiết:
a. Internet là gì?
- Internet là một mạng của các mạng dựa trên giao thức TCP/IP.
- Internet bao gồm cộng đồng những người sử dụng và phát triển nó.
- Internet là tập hợp các tài nguyên có thể truy cập được trong nó.
b. Tìm kiếm trên web:
Mạng Internet đã tạo nên một lượng tài liệu khổng lồ được lưu trữ trong các
máy tính ở khắp nơi trên thế giới. người sử dụng khó có thể tra cứu trong kho thông
tin khổng lồ này mà không cần có sự trợ giúp của các công cụ tìm kiếm. Khi tiến hành
tìm kiếm trên mạng, các công cụ tìm kiếm sẽ hướng máy tính của người dùng tới các
trang web, nới có các tài liệu họ cần và truy cập nguồn thông tin này. Có nhiều công
cụ tìm kiếm, nhưng phương thức tìm kiếm được ưa chuộng hơn cả là phương thức tìm
kiếm theo từ khóa (key word search).
c. Một vài lưu ý khi duyệt web:
- Xác định muốn tìm kiếm thông tin gì trên web
- Những trang web nào thích hợp cho việc truy tìm thông tin này?
2


- Sử dụng các công cụ tìm kiếm trên web
- Có thể mở nhiều cửa sổ cho mỗi trang web bằng cách chọn File  New
Window hoặc Control + N
- Muốn mở mỗi trang liên kết trong một cửa sổ mới, hãy đưa con trỏ chuột đến
vùng đánh dấu liên kết

- Nên nhấn Stop để dừng trang không sử dụng rồi mới chọn tiếp sang trang web
khác
d. Một vài trình duyệt web:
- Cốc Cốc
- Google Chrome
- Internet Explorer
- Mozilla Firefox
e. Một số trang web hỗ trợ dạy và học:
- Đây là trang web có thư viện bài giảng điện tử tham
khảo của các cấp học, các môn học.
- Mạng giáo viên sáng tạo: Trong
trang web này có nhiều thông tin về các phần mềm hỗ trợ dạy và học, các bài giảng
các khối lớp, diễn đàn trao đổi kinh nghiệm trong dạy học.
- Đây là trang web thiết kế các ứng dụng
CNTT áp dụng cho học sinh, gia đình, giáo viên và nhà trường nhằm nâng cao hiệu
quả giảng dạy của giáo viên.
- Sử dụng email để trao đổi thông tin dạy học: Gmail, Yahoo…
- Sử dụng công cụ tìm kiếm thông dụng như: google.com hoặc google.com.vn
2.2. Sử dụng Powerpoint trong việc soạn giảng:
3


a. Khái quát các ưu, nhược điểm của việc sử dụng bài giảng bằng PPT
* Phần mềm PPT có những ưu điểm cơ bản sau:
- Các hiệu ứng, màu sắc, kiểu chữ..rất tiện lợi cho một xử lí một bài giảng linh
hoạt, hấp dẫn và sư phạm.
- Khả năng sử dụng hiệu quả các hình ảnh, phim, các tư liệu dạy học nhanh
chóng và chất lượng.
- Tiết kiệm nhiều thời gian viết, vẽ trên lớp
- Thuận lợi cho việc sử dụng các PPDH tích cực.

* Những nhược điểm khi sử dụng phần mềm :
- Tốn khá nhiều kinh phí để đào tạo GV sử dụng máy tính, cán bộ kĩ thuật đảm
bảo cho việc thực hiện của GV thông suốt, máy móc không bị hư hỏng một cách vô lí
và mua sắm máy móc trang bị cho các đơn vị giáo dục.
- Vấn đề kĩ thuật sử dụng máy tính, máy chiếu còn là một khó khăn chưa thể
vượt qua ở nhiều GV.
- Nếu không có ý thức sử dụng PPt tốt thì các ưu thế của phần mềm này có thể
sẽ trở thành nhược điểm lớn và cơ bản: HS thích học vì mới lạ nhưng tâm lí bị phân
tán, không theo dõi được bài học, không ghi được nội dung cơ bản của bài….
b. Những điểm mạnh và yếu của giáo viên khi thiết kế bài giảng bằng PPt:
* Mặt mạnh của giáo viên sử dụng PPt:
- Thiết kế màn hình đẹp, da dạng
- Đã sử dụng nhiều các phần mềm chuyên dụng làm các thí nghiệm ảo, lồng
ghép phim ảnh minh họa
- Rất chịu khó thu thập tư liệu cho môn học.
*Những điểm yếu của giáo viên sử dung PPt:
4


- Sử dụng màn hình không hợp lí trong việc bố trí chữ (viết quá nhiều – dư, viết
quá ít – phải lật trang liên tục), kích cỡ chữ, nội dung viết cũng như tính nhất quán
trong trình bày (đâu là nội dung cho HS ghi chép, đau là điều khiển của GV..)
- Lạm dụng các hiều ứng làm HS mất tập trung vào bài giảng.

- Lạm dụng màu sắc, âm thanh hoặc sử dụng chúng không hợp lí, không nhất
quán..
- Cỡ chữ, kiểu chữ không được qui định thống nhất làm cho bài giảng lôn xôn,
khó theo dõi
c. Các yêu cầu cơ bản để đảm bảo một bài giảng bằng PPt đạt chất lượng:
* Về nội dung trang trình chiếu

Cần:
- Đủ nội dung cơ bản của bài học
- Phải được mở rộng, cập nhật
- Nhiều thông tin có ý nghĩa và được chọn lọc.
- Trên các trang trình chiếu phải thể hiện được cả tính phương pháp.
Tránh:
- Nội dung nghèo nàn, chỉ nhằm thay thế chiếc bảng đen
- Quá nhiều thông tin làm HS bị “nhiễu”
- Sai sót các loại lỗi chính tả, lỗi văn bản
* Về hình thức trang trình chiếu:
Cần:
- Bố cục các trang trình chiếu sao cho HS dễ theo dõi, ghi được bài
5


- Các trang trình chiếu phải mang tính thẩm mĩ để kích thích sự hứng thú học
tập,vừa giáo dục được HS
- Cỡ chữ phù hợp với số lượng người học, quá lớn thì loãng thông tin, quá nhỏ
thì người cuối lớp không nhìn thấy. Thông thường dùng cỡ chữ 24 hoặc 28 là vừa.
- Cố gắng tận dụng kĩ thuật trong phần mềm (nhưng không cần thiết cầu kì) để
thể hiện tính sư phạm của bài giảng
Tránh:
- Lạm dụng các hiệu ứng (effect) tới mức không cần thiết
- Lạm dụng màu và dùng các màu chõi nhau trên cùng một trang (xem mục
3.1).
d. Để tập trung sự chú ý của HS trong giờ dạy bằng PowerPoint:
* Thông thường, trong một giờ giảng, người nghe sẽ khá tập trung chú ý ở thời
điểm bắt đầu. Tuy nhiên, sự tập trung ấy sẽ giảm dần rất nhanh. Vào cuối bài bài
giảng, nếu chúng ta cho HS biết rằng bài học sắp kết thúc, họ sẽ chú ý trở lại, trong
khi nội dung chính của bài giảng lại nằm ở khoảng “giữa”. Vậy làm thế nào để thu hút

sự chú ý của người nghe trong suốt quá trình bài giảng? Bản thân các trang trình chiếu
bằng PPt (nếu soạn hợp lí) đã có một sức hút lớn đối với học sinh. Tuy nhiên, nếu quá
lạm dụng tính ưu việt đó thì đôi khi bài giảng sẽ có tác dụng ngược. Đó là tư tưởng
chính của chúng tôi trong bài này. Nghệ thuật sư phạm của người thiết kế bài giảng
PPt sẽ có một sức hút riêng đối với HS trong giờ học. Có một số thủ thuật cần thiết
cho việc thiết kế bài giảng bằng PPt như sau:
* Nội dung
- Thay vì mở đầu bằng lời (kể chuyện dẫn dắt, ra một bài tập nhỏ..) ta kèm theo
đó là một trang hình phù hợp với nội dung nói, thậm chí có thể là một đoạn trích, một
câu hỏi thảo luận đầu giờ, một hình ảnh có ý nghĩa, một đoạn phim…
6


- Hãy dành một trang nêu tên bài học (sau mở đầu) cùng các đề mục (dàn bài)
và cũng nên giới thiệu sơ qua các phần đó đề cập đến vấn đề gì, HS sẽ dễ dàng có một
tổng quan về bài giảng, gây tâm lí chờ đợi những thông tin thú vị phía sau.
- Mỗi nội dung nhỏ (mục) cần có “điểm nhấn” hấp dẫn: một câu chuyện để
chuyển tiếp giữa các mục, hình ảnh, một đoạn phim, một nhiệm vụ học tập cho hS
làm nhanh, một câu trích dẫn có ý nghĩa, có thể pha một ít tính hài hước …để lôi kéo
người nghe trở về bài giảng, đôi khi có ai đó bị mất tập trung.
- Hãy giữ liên tục nội dung bài giảng (phần dành cho HS ghi) từ trang này sang
trang khác như một chiếc “bảng kéo”. Muốn làm điều này, cần chú ý:
Hãy sử dụng cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ thống nhất theo từng loại đề mục của
bài học. Cỡ chữ ghi nội dung cụ thể nhỏ hơn các đề mục. Sự thống nhất này phải giữ
từ đầu đến cuối bài giảng, cho dù nội dung bài học phải chuyển sang trang tiếp.
Cố gắng sắp xếp nội dung một hoặc một số mục nằm gọn trong trang, trừ
trường hợp bất khả kháng.
Mọi nội dung khác không nhằm cho HS ghi hoặc vẽ theo, chỉ dùng tạm thời để
mở rộng hoặc làm “điểm nhấn” cho bài giảng (chuyển tiếp giữa các mục, minh họa
hình ảnh, câu hỏi thảo luận, nhiệm vụ khám phá..) đều phải dùng kĩ thuật “chèn”các ô

cửa sổ có hình hoặc chữ, sử dụng xong thoát ra, không lưu lại (dùng các hiệu ứng xuất
hiện rồi biến mất), hoặc dùng thuật Hyperlink (trong Insert)…, sao cho tồn tại từ trang
đầu đến trang cuối vẫn là nội dung chính của bài giảng.
Những công việc trên còn phải được kết hợp linh hoạt với nghệ thuật trình bày
của GV.
e. Mỗi trang sau cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc quay về các trang trước để
nội dung bài giảng được liên tục (đôi khi cần nhắc lại cái vừa mới học ở trang trước).
Muốn vậy, cần lập File riêng cho từng trang (nhưng bỏ hết các hiệu ứng của trang
này) – tôi gọi đó là “trang sạch”– rồi cho vào tệp của bài giảng (Folder). Đến một chỗ
7


nào đó trong bài giảng cần nhắc lại trang trước thì dùng Hyper Link cho xuất hiện
ngay trang đó.
f. Một nghịch lí về sự “chú ý” thường xảy ra trong dạy học bằng các trang trình
chiếu, nhất là đối với những người mới sử dụng PPt lần đầu là: Sự lạm dụng màu
hoặc lạm dụng các effect sẽ có thể tập trung được sự chú ý của HS, song sự chú ý đó
lại không hướng vào nội dung bài học mà là vào sự sặc sỡ của màn hình, vào những
sự “nhảy múa” đủ kiểu của chữ và hình trong trang trình chiếu. Có nghĩa là, HS vẫn
chú ý, vẫn thích thú bài học nhưng khi kết thúc giờ học thì bài học cũng biến mất
trong trong đầu các em. Điều này thật dễ hiểu đối với tâm lí của HS.
III. Kết luận
Việc ứng dụng CNTT trong dạy GDCD đem lại cho người dạy và người học
nhiều hứng thú, và làm cho bài học trở lên sinh động, hấp dẫn hơn. Từ đó tăng hiệu
quả của việc dạy và học. Vì thế chúng ta phải làm sao để việc sử dụng và ứng dụng
CNTT trở thành việc làm thường xuyên,liên tục của GV và HS. Tuy nhiên việc sử
dụng ứng dụng CNTT để dạy GDCD cũng có những hạn chế. Việc áp dụng sáng tạo,
linh hoạt, phù hợp trong việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy nhằm pháy huy mặt
tích cực, đồng thời giảm thiểu mặt hạn chế của vấn đề là nhiệm vụ của mỗi giáo viên
và mỗi học sinh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng,

của ngành GD nói chung góp phần vào công cuộc xây dựng đổi mới công nghiệp hoá
và hiện đại hoá đất nước.
Để làm được điều này,cần phải có phương tiện và sự đầu tư về thời gian thỏa
đáng, nên dẫn đến tốn rất nhiều thời gian công sức.
Việc ứng dụng CNTT trong dạy và học môn GDCD tốt sẽ quyết định đến kết
quả của việc kiểm tra kiến thức, kỹ năng và trình độ suy luận trong các kỳ thi. Song
giáo viên không nên gây tình trạng quá căng thẳng cho học sinh. Vì chính điều này sẽ
dẫn đến kết quả rất hạn chế. Việc dạy và học đạt kết quả tốt khi việc giảng dạy và học
tập được thực hiện chu đáo trong cả quá trình dạy và học. Đẩy mạnh ứng dụng Công
8


nghệ thông tin trong giảng dạy nói chung , đối với môn GDCD nói riêng đóng vai trò
rất quan trọng vào sự thành công trong quá trình dạy và học.

9



×