Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tìm Hiểu Văn Hóa Dân Tộc Hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.53 KB, 27 trang )

Bài Thuyết Trình
Môn Văn Hóa các Dân Tộc Thiểu Số Vùng Nam Bộ

Đề Tài:
Tìm Hiểu Văn Hóa Dân Tộc Hoa
(Thuộc Nhóm Ngôn Ngữ Hoa - Hán)
A. Bố Cục
I. Tên gọi (tộc danh), nguồn gốc lịch sử, dân số phân bố dân cư.
1.1 Tên gọi (tộc danh),Nguồn gốc lịch sử
1.2 Dân số và phân bố dân cư
1.3 Lược sử dân tộc Hoa ở Nam Bộ
II.Đặc điểm đời sống kinh tế (mưu sinh)
2.1 Đặc điểm chung
2.1.1 Trồng trọt
2.1.2 Chăn nuôi
2.1.3 Thủ công gia đình
2.1.4 Chiếm đoạt tự nhiên
2.1.5 Buôn bán, dịch vụ
2.2 Đặc điểm kinh tế người Hoa Nam Bộ
III.

Đặc điểm xã hội truyền thống

3.1 Tổ chức, thiết chế xã hội
3.1.1 Đặc điểm chung trong tổ chức, thiết chế xã hội người Hoa
3.1.1.1 Thôn trại
3.1.1.2 các tổ chức thiết chế xã hội
3.1.1.3 dòng họ và gia đình
3.1.2 Tổ chức xã hội cổ truyền của người Hoa Nam Bộ

1




3.1.2.1 tổ chức thiế chế xã hội
3.1.2.2 dòng họ và gia đình
3.2

Nghi lễ, tập tục đời người

3.2.1 Đặc điêm chung của nghi lễ, tập tục đời người của người Hoa
3.2.1.1 sinh đẻ
3.2.1.2 cưới xin
3.2.1.3 tang ma
3.2.2 Nghi lễ, tập tục vòng đời người của người Hoa vùng Nam Bộ
3.2.2.1 hôn nhân
3.2.2.2 mừng thọ
3.2.2.3 tang ma
IV.

Văn hóa vật chất

4.1 Nhà ở
4.2 Chùa đình
4.3 Trang phục
4.4 Đồ ăn, uống, hút
4.5 Đồ dùng sinh hoạt
V. Văn hóa tinh thần
5.1 Ngôn ngữ, chữ viết
5.2 Nghệ thuật dân gian
5.3 Văn học dân gian
5.4 Tín ngưỡng, tôn giáo

5.5 Lễ hội
5.6 Tri thức dân gian
VI.

Các xu hướng biến đổi của dân tộc Hoa

2


B. Nội dung
I. Tên gọi (tộc danh), nguồn gốc lịch sử, dân số phân bố dân cư.
1.1 Tên gọi (tộc danh)
Trên thế giới, tên gọi và khái niệm người Hoa đã từng là vấn đề tranh
cãi, chưa kết thúc. Nhiều học giả chỉ thừa nhận người Hoa, thuộc Hán tộc.
Ở nhiều quốc gia, những người di cư đến từ Trung Hoa, bất luận họ thuộc
tộc người nào, đều được gọi theo tên các triều đại, khi họ ra đi: người Hán,
người Tùy, người Đường, người Tống, người Nguyên, người Minh, người
Thanh,... Những tên gọi này thực ra chỉ phù hợp với những bộ phận người
Trung Hoa di cư ở các thời điểm lịch sử cụ thể, không thể đại diện cho mọi
thời kỳ. Nếu gọi là người Hán cũng không ổn, bởi trong số những người
Trung Hoa cư trú ở nước ngoài, có cả những người thuộc Hồi tộc, Choang
tộc, Mông tộc, Tạng tộc, Mãn tộc,... Trong thực tiễn một số quốc gia gọi
những người nhập cư từ Trung Hoa là người,.. Gốc Hoa. Trong sử sách
Trung Hoa xưa kia thường dùng khái niệm người Hạ, người Ân, người
Thương, người Chu,...hay nhà Hạ, nhà Ân, nhà Thương, nhà Chu,...để chỉ
người hay đế chế, thời đại. Sau khi nhà Tần thống nhất Trung Hoa, tên
người, tên nước, tên thời đại nhất loạt được gọi là Tần. Từ thời nhà Tần về
sau, trong các tài liệu của phương Tây, Tần (Chin) được dùng để chỉ người
Trung Hoa, với các chuyển âm : Chin, China, Chinese, Chinois,...tất cả đều
có tiền tố chung là Chin (Tần). Và các thuật ngữ, khái niệm chỉ người

Trung quốc di cư tới các quốc gia khác được thống nhất sử dụng: Overseas
Chinese (người Trung Hoa nhập cư chưa có quốc tịch sở tại); Chinese
Overseas: người Hoa ( người Trung Hoa nhập cư đã có quốc tịch sở tại);
hoặc: Résident Chinois, Ressorsants Chinois,... Trong sử sách Trung Hoa

3


cổ, từ sau đời Trần, dân ngụ cư được gọi là kiều ngụ, người ngụ cư gọi là
kiều nhân. Theo các từ điển Hán ngữ hiện đại, thuật ngữ Hoa Kiều xuất
hiện lần đầu tiên vào năm 1878 (đến nay thuật ngữ này đã tồn tại 135
năm).
Xưa kia, ở Việt Nam, người Trung Hoa cũng được gọi theo cách ở
chính quốc của họ: người Hán, người Đường, người Tống,... Ngoài các
cách gọi chính thống, trong dân gian Việt Nam còn gọi họ là: người Tàu,
Khách (Hakka, Khee, kejia...); người Minh Hương; người Thanh Hà,...
Hiện nay, ở VN cộng đồng Hoa kiều đã được nhà nước Vn công nhận là
dân tộc Hoa. Họ tự gọi mình là Han Chý (zhì/ Hán Tử/ người Hán) hoặc
Chung Coọc rấn (Zhong Guos rén/ người Trung quốc), người Minh
Hương,... Người Hoa ở VN đa số có nguồn gốc từ các tỉnh Quảng Đônng
và Quảng Tây (CHND Trung Hoa). Tổ tiên của họ, một số vốn là những
nông dân nghèo đói, phiêu bạt mưu sinh; số khác có thể là hậu duệ những
chiến binh Thái Bình Thiên Quốc chống lại nhà Thanh, bị đàn áp nên phải
di cư sang VN.
1.2 Dân số và phân bố dân cư


Dân số

Theo số liệu tổng điều tra dan số và nhà ở Việt Nam 2009, toàn quốc

có 823.071 người Hoa.


Phân bố dân cư

Họ cư trú tập trung đông nhất ở TP Hồ Chí Minh: 414.045 người và
cư trú rộng khắp trên 53 tỉnh thành phố khác trong cả nước:
+ Ở Nam Bộ : Đồng Nai: 95.162 người: Sốc Trăng: 64.910 người:
Kiên Giang: 29.850,...
+ Ở vùng duyên hải miền Trung và Tây nguyên : Bình Thuận: 10.243
người, Ninh Thuận: 1.847 người, Lâm Đồng; 14.929 người, Đắk Nông:
4.686 người,.....

4


+ Ở các tỉnh Phía Bắc: Hà Giang: 7.062 người, Điện Biên: 2.445
người, Thái Nguyên: 2.064 người, Tuyên Quang: 5.982 người,...
1.3 Lược sử dân tộc Hoa ở Nam Bộ
Hoa là tên gọi chính thức của dân tộc được Đảng, Nhà nước và
Quốc hội ta công nhận. Người Hoa còn có tên gọi khác như Hán, Triều
Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông .... Đó là những cong dân Việt Nam có
nguồn gốc từ Trung Quốc đã di cư và sống hào hợp với các dân tọc Việt
Nam từ lâu đời. Đó là những người có quan hệ gán bó với lịch sử khai phá
đồng bằng sông Cửu Long, với cuộc đấu tranh chống áp bức và bóc lột,
chống sâm lược ở Nam Bộ, người Hoa sinh sống thành từng cụm dân cư
và sen kẽ với người Khmer,người Kinh từ lâu đời. Phần lớn người Hoa đều
nói được tiếng khmer và tiếng Việt và cũng không có phân biệt tộc người
trong hôn nhân.
Người Hoa miền Tây Nam Bộ sống ở nông thôn. Một số tập trung ở

ven biển và những thị trấn, thị tứ đầu mối các đường giao thông thủy và
bộ. Phần đông người Hoa ở các tỉnh Cà Mau, Trà Vinh, kiên Giang... Có
gốc từ Triều Châu thuộc tỉnh Quảng Đông ngay nay. Ở các tỉnh Bến Tre,
Long An, Tiền Giang chủ yếu là số người Hoa gốc Quảng Đông và Phúc
Kiến.
Căn cứ theo quê hương xuất phát, người Hoa còn có hai tên gọi phân
biệt: người Tiểu(tức người Triều Châu) và người Quảng(tức người Quảng
Đông) theo thống kê của người Pháp năm 1926 thì vào lúc đó có 15 đơn vị
hành chính thì 2/15 (tức vùng Bạc Liêu, Cà Mau) chưa thấy thống kê dân
số người kinhvaf 6/15 (tức vung Mĩ Tho, Gò Công, Sa Đéc, Bến Tre, Bạc
Liêu, Cà Mau) không có thông kê người Khmer song hai nhóm Minh
Hương và Trung Quốc đều có người sinh sống ở 15 đơn vị hành chính.
Nhóm Minh Hương vào thời điểm trên nhiều hownnhoms Trung Quốc
13.682 người. Ở các địa phương như Sóc Trăng , Trà Vinh, Cà Mau, Bến

5


tre, dân số người Minh Hương thường đông gấp hai lần người Trung Quốc
ở địa phương. Song, trong các thông kê dân số tự khai là người Minh
Hương đã không còn được ghi nhận trong các văn bản hành chính cũ.
Đồng thời những nhóm dân cư trước đây tự khai là người Trung Quốc thì
nay tự khai là người Hoa kiều. Trước năm 1954 số Hoa kiều ở các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long còn lại không nhiều (ước tính khoang 20.000
người) số đông đều tự khai là người Việt.
Hầu hết người Hoa đều nói thạo tiếng Việt và dùng tiếng Việt để sử
dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Nhiều người Hoa còn nói thạo tiêng
Khmer, song cũng chỉ là ngôn ngữ giao tiếp có tính hạn chế trong những
vùng dân cư khu biệt. Sự có mặt của người Hoa vung đòng bằng chau thổ
sông Cửu Long là một quá trình di cư Từ Trung Quốc vào Việt Nam trong

những thời gian và các lý do khác nhau là quá trinh cư trú, phân bố dân cư
của tộc người; là quá trình hòa hợp dân tộc là “quá trình xã hội” với các
mối quan hệ trên nhiều phương diện để cùng tồn tại mưa sinh và phát triển.
Nửa sau thế kỷ XVII (1680) lần đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long
xuất hiện những nhóm di dân người Hán từ các vùng Nam Trung Quốc
đến. Đó là một cuộc di dân đông và đọt biến diễn ra ở một vung đồng bằng
vừa bắt đầu khai phá và vung môi sinh thiên nhiên vẫn còn bỏ hoang với
diện tích lớn. Thành phần người Hán ở miền Nam Trung Quốc đến khai
phá ở đồng bằng này là những binh lính(khoang 7.000 người) trung thành
với nha Minh và bị thất bại trong các ohong trào đấu tranh chống chế độ
Mãn Thanh. Lúc đầu họ đổ bộ bàng thuyền lên Hội An và bị triều đình nhà
Nguyễn buộc sòi toàn bộ vào đất Gia Định để khai khản vùng đất tỉnh Tiền
Giang hiện nay. Tiếp đó, năm 1715 một cuộc di dân đông người từ vùng
đất Triều Châu lại đổ bộ lên tỉnh Hà Tiên(Kiên Giang)
Những người Hán đầu tiên xuất hiện ở đồng bằng sông Cửu Long là

6


những người có tinh thần dân tộc sâu sắc, đấu tranh với giai cấp phong
kiến phản động Mãn Thanh và tư bản phương Tây. Hộ đến đồng bằng song
Cửu Long khi phong trào nông dân ở nước ta đang diễn ra quyết liệt chống
lại vua quan nhà Nguyễn. Qúa trình hòa hợp dân tộc giữa nông dân Việt
nghèo khổ và bị đàn áp, bóc lột với những người dân Triều Châu, Quảng
Đông từ miền đất xa mới đến đã được bắt đầu bằng sự đồng cảm sâu sắc,
có mang tính giai cấp. Các điều kiện đó đã thúc đẩy quá trình hòa hợp dân
tộc, làm xuất hiện này cang nhiều gia đình hỗn hợp Hán-Việt, xuất hiện
ngày càng đông những lớp cư dân lai chủng, những vùng dân cư có văn
hóa và phong tục tập quán hỗn hợp giữa hai dân tộc.
Cuối thế kỷ XVIII, những lớp dân cư gốc Triều Châu và Quảng Đông

phần lớn đã trở thành người Minh Hương (tức lai Việt) hoặc là người Việt
hoàn toàn. Ý thức tự giác về thành phần tộc người và tâm lý của họ tự
nhận mình là người Việt rất mạnh mẽ.
Dưới thời Pháp, chúng áp dụng chính sách khai thác và bóc lột thuộc
địa Nam kỳ, Pháp thực hiện âm mưu lợi dụng khả năng thương nghiệp của
người Hoa, phục vụ việc vơ vét lúa gạo xuất khẩu và triệt để khai thác tâm
lý chia rẽ kỳ thị dân tộc giữa người Hoa và người Việt. Chúng ra sức nâng
đỡ thương nhân người Hoa gốc Phúc Kiến và Quảng Đông, một số ít trở
thành địa chủ làm trung gian giúp người Pháp giao lưu hàng hóa với những
chi nhánh thương mại người Hoa ở miền Tây. Thương nhân, địa chủ người
Hoa đã đi sâu vào quần chúng lao động người Hoa, lợi dụng tình cảm đồng
hương, đồng tộc nhằm tranh giành nông phẩm và cạnh tranh với người
Việt, mua lúa non và nông phẩm của người Khơ me với giá rẻ mạt. Do vậy
mà quan hệ hòa hợp dân tộc giữa lao động người Hoa, người Việt, người
Khmer đã bị đầu độc, tạo nên tâm lý kỳ thị và chia rẽ dân tộc sâu sắc.
Mỹ và Ngụy quyền trước đây đã thực hiện những thủ đoạn kinh tế chính trị vừa đồng hóa cưỡng bức người Hoa vừa tách họ ra khỏi cộng

7


đồng dân tộc Việt Nam
Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, người Hoa lao động ở đồng
bằng SCL rất phấn khởi và tin tưởng vào cuộc sống mới. Vì họ đã được
tham gia đóng góp với những hoạt động cách mạng dưới sự lãnh đạo của
Đảng ta đã đưa đến thắng lợi vẻ vang. Họ nhận thấy vị trí và vai trò trách
nhiệm làm chủ nông thôn của mình trong chế độ mới, tin tưởng vào thắng
lợi cách mạng Việt Nam và chính sách của Đảng và nhà nước ta.
II.Đặc điểm đời sống kinh tế (mưu sinh)
2.1 Đặc điểm chung
Người Hoa có nhiều phương thức mưu sinh khác nhau. Ở nông thôn

phần lớn sống bằng trồng trọt, có sự bổ trợ của chăn nuôi và một và nghề
thủ công (đường mía, làm miến dong,...). Bộ phận ở các thành thị thì buôn
bán các tạp phẩm, thuốc bắc, dịch vụ hoặc các xưởng thủ công, chữa oto,
xe máy, xe đạp. Ở thành phố Hồ Chí minh, Đà Nẵng, Hội An, Hà Nội,...
Họ kinh doanh khách sạn dịch vụ là chính.
2.1.1 Trồng trọt
Có thể nói, kỹ thuật canh tác cây trồng của người Hoa khá phát triển.
Ruộng nước (thìn sủi) của họ ở phía Bắc, chủ yếu là ruộng thung lũng.
Xưa kia, họ canh tác các giống lúa (vổ): khẩu lài, khẩu pét, khẩu pay, khẩu
lai, khẩu múi,... Nay họ dùng nhiều giống mới cho năng xuất khá cao.
Hàng năm họ làm vụ chiêm và vụ mùa. Việc canh tác các giống lúa mới,
tạo điều kiện để nông dân người Hoa thâm canh tăng vụ.
Đối với người Hoa, vườn đồi xưa và nay có vị trí đặc biệt quan trọng.
Vườn nhà là loại hình tồn tại ở tất cả các hộ người Hoa ở nông thôn. Vườn
của hị thường trồng cải xanh (sính xoi), caair bắp (pác xoi), cải trắng (pạc
xoi), đậu tương (tâu phu), .... Bên cạnh ruộng nước và vườn nhà, người
Hoa ở trung du, miền núi cũng làm nương rẫy (soi dìu). Ở đó họ trồng đậu

8


tương (tâu phu), mía (chá), ngô, khoai, bầu, bí,...
Trong canh tác nông nghiệp, người Hoa đã đạt đến trình độ kỹ thuật
cao. Họ biết dùng nhiều loại phân như phân chuồng, phân băc, phân xanh,
và gần đây là các loại phân hóa học hay phân vi sinh. Mặt khác, họ cũng
rất thành thạo trong việc dùng thuốc trừ sâu và các loại thuốc kích mầm.
2.1.2 Chăn nuôi
Trong cơ cấu vật nuôi truyền thống của người Hoa, lợn (chí), gà
(cáy), và chó (cẩu) là những loại quen thuộc hơn cả.
Lợn, gà được nuôi chủ yếu phục vụ cho nhu cầu cúng bái, tết lễ, ma

chay, cưới xin hoặc để mổ bán. Mỗi gia đình thường nuôi một con lợn nái,
các lứa lợn sau khi sinh được giữ lại toàn bộ nuôi cùng mẹ. Gà được nuôi
tương đối phổ biến với số lượng nhiều. Họ nuôi gà phục vụ những ngày lễ
tết, cưới xin, ma chay, sinh đẻ...và khi có việc cần một ít tiền thì có thể
mang ra chợ bán. Họ chăn nuôi đại gia súc (trâu-sủi ngầu, bò-voòng ngầu),
để cung cấp sức kéo và phân bón cho trông trọt.
Nhiều gia đình người Hoa ở Trung du, miền núi nuôi ong lấy mật
(voỏng phống)
2.1.3 Thủ công gia đình
Ở nông thôn, thủ công gia đình của người Hoa chỉ mang tính bổ trợ.
Cơ cấu các nghề thủ công của họ đa dạng với nhiều nghề khác nhau: rèn
đúc, đường mía, làm kẹo, làm miến, làm mì gạo, chế tác đồ gỗ và đan lát,...
Xưa kia, nghề rèn đúc của họ có thị trường khá rộng. Bên cạnh những
mặt hàng thông thường như dao, cuốc, liềm, răng bừa,...các thợ thủ công
người Hoa rất giỏi chế tác một số loại công cụ đặc dụng như dao thái mì,
đai và trục kéo mía, yên ngựa, gùi, thúng, mủng, đồ đánh bắt thủy sản,...
Ở các thành phố, thị xã... Người Hoa mở các xường cơ khí, các cơ sở
sửa chữa xe cộ,...
Ở miền Tây Nam Bộ, họ mở các xưởng sửa chữa tàu, thuyền,... Buôn

9


bán vật tứ cơ khí, máy móc, vật tư nông nghiệp,..
2.1.4 Chiếm đoạt tự nhiên
Việc khai thác sản phẩm sẵn có trong tự nhiên của bộ phận người Hoa
ở nông thôn, trung du, miền núi, cũng là hoạt động phụ trợ. Sản phẩm thu
hái của họ gồm: móc, báng, cọ, củ mài, củ lỗ, quả gắm, các loiaj rau rừng,
măng, hạt dổi, gừng, tía tô, thuốc nam,...
Xưa kia, ở khu vực rừng núi, họ dùng súng kíp, bẫy, nỏ,... Săn bắt các

loại muông thú. Ở những nơi có điều kiện họ dùng lưới, vó, câu,...đánh bắt
thủy sản
2.1.5 Buôn bán, dịch vụ
Đối với người Hoa, buôn bán là ưu thế của họ. Nhất là bộ phận sống
ở thành thị. Họ rất năng động trong các hoạt động thương mại, kinh doanh,
dịch vụ. Đời sống kinh tế của bộ phận này khá hơn hẳn so với những người
làm nghề nông.
Về cách thức tổ chức, hoạt động trao đổi buôn bán của họ chủ yếu
diễn ra thông qua hệ thống cửa hàng, cửa hiệu, các trung tâm thương mại
và các chợ phiên.
Đối tượng buôn bán đủ loại: từ tạp phẩm, đồ gia dụng, nông lâm thổ
sản, các loại hóa chất, vải, giấy,... Cho đến ô tô, máy kéo, tàu thuyền,..
Hiện nay, việc trao đổi, buôn bán của người Hoa càng có điều kiện phát
triển. Ở thành phố Hồ Chí Minnh, và các thành phố lớn khác, người Hoa là
lực lượng chính trong kinh doanh dịch vụ, khách sạn, nhà hàng,...
2.2 Hoạt động kinh tế của người Hoa ở Nam Bộ
Sự hình thành các nhóm hoạt động kinh tế theo địa phương, ngề
nghiệp khác nhau là đặc trưng của người Hoa gắn với quá trình di cư sang
Việt Nam trong thế kỷ XVIII và XIX.
Những người đồng hương họ tìm đến nhau và tập hợp lại trong các
bang, hội,.. Giúp nhau công việc làm ăn và tạo dựng cơ sở kinh tế ban đầu.

10


Đặc biệt là giữa các nhóm địa phương (Quảng Đông, Phúc kiến, Triều
châu, Hải Nam, Hẹ). Có sự phân chia các lĩnh vực hoạt động kinh tế khác
nhau.
Ngoài thành phố Sài Gòn, người hoa thường sống trong các thị trấn,
thị xã và lấy hoạt động thương mại dịch vụ làm chính. Hoạt động tại các

trung tâm kinh tế lớn như Sài Gòn - Chợ Lớn, thậm chí cả các tỉnh khác
trong vùng Nam Bộ đều được “Trung tâm thương mại người Hoa” điều
hành.
Hoạt động kinh tế của người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh là nét
điển hình để nhận diện hoạt động kinh tế của họ ở Nam Bộ:
+ Nhóm Quảng Đông có dân số đông nhất, kinh tế chính là các tiệm
tạp hóa, cung cấp các nhu cầu yếu phẩm, các vật dụng đơn giàn và có mặt
hầu khắp khu vực Chợ Lớn những năm 50 của thế kỷ trước.
+ Nhóm Triều Châu hoạt động chế biến lương thực, thực phẩm (làm
bánh, ướp cá khô, chè khô, làm đường,...), vận tải đường bộ, đường thủy
và hoạt động xuất nhập cảng...
+ nhóm Phúc Kiến: có nhiều thương gia hoạt động mua bán lúa gạo
toàn Nam Bộ và Campuchia. Họ mua lúa của nông dân tập trung về Chợ
Lớn để xay xát, xuất khẩu và thu mua phế liệu kim loại,...
+ Nhóm Hải Nam: kinh doanh các quán ăn (nhậu) bình dân, cà phê
vỉa hè, nhiều người giỏi nghề đầu bếp làm việc cho các nhà hàng Âu,...
+ Nhóm người Hẹ: kinh doanh các loại thuốc Bắc và Đông Nam dược
và độc quyền trong việc sản xuất bánh mì cho các nhà hàng lớn.
Sự phân công các lĩnh vực kinh tế trên có tính tương đối vào thời kỳ
ban đầu, về sau được mở rộng nhiều ngành nghề và không phân biệt nhóm
địa phương,... Những năm 60, 70 của thế kỷ XX, tư sản người Hoa đã phát
triển nhiều ngành nghề mới ở Nam Bộ như Thực phẩm, thuốc lá, dệt, giấy,
hóa chất, đồ gốm sứ, sắt thép, cơ khí, ngân hàng, tín dụng.

11


Sau năm 1975, các ngành nghề khác như tiểu thủ công nghiệp, giao
thông vận tải, thương mại dịch vụ,.. Được quan tâm và tiếp tục phát triển.
III.


Tổ chức xã hội

3.1 Tổ chức, thiết chế xã hội
3.1.1 Đặc điểm chung trong Tổ chức, thiết chế xã hội của người Hoa
3.1.1.1 Thôn trại
Mặc dù có số dân gần một triệu người, nhưng cộng đồng người Hoa
cư trú khá phân tán. Ngoại trừ thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung
người Hoa nhất, còn lại cư trú ở các địa phương khác, nhất là các tỉnh,
thành phố phía Bắc. Ở Trung du miền núi Bắc Bộ, Trung Bộ và các tỉnh
miền Tây Nam Bộ, họ sống xen ghép với các tộc người khác trong các
thôn, trại,... Trước năm 1954, các thôn trại của người Hoa, các công xã
nông thôn, tụ cư trên cơ sở quan hệ láng giềng. Đó chính là tổ chức xã hội
tự quản cao cấp nhất của họ. Các thôn trại của họ được tổ chức và vận
hành, phù hợp với lối sống riêng của họ, và thích ứng với bộ máy hành
chính của nhà nước Việt Nam.
Cho đến 1955, xã hội của người Hoa về cơ bản đã có sự phân hóa
giàu, nghèo khá sâu sắc. Trong các thôn trại (nhất là vùng Nam Bộ), nhiều
gia đình có nguồn tư liệu sản xuất cố định lớn (vài chục - hàng trăm mẫu
ruộng), không thể tự canh tác, mà phải thue mướn, phát canh thu tô. Thực
chất đây là quan hệ giữa nông dân và địa chủ.
Thời thuộc Pháp, tổ chức xã hội của người Hoa khá chặt chẽ. Tại Việt
Nam, cộng đồng người Hoa có nguồn gốc thuộc một tỉnh Trung Hoa, đều
thuộc một Bang. Bang là tổ chức tự quản lớn nhất của người Hoaowr Việt
Nam. Mỗi Bang có một bang trưởng đứng đầu. Các thôn trại người Hoa
đều thuộc về một Bang nào đó, do trại trưởng đứng đầu. Trưởng trại đại
diện cho các thành viên, quan hệ với chính quyền sở tại. Việc tổ chức, và
vận hành thiết chế tự quản ở mỗi thôn trại được duy trì trên cơ sở của lệ

12



tục, độc lập thành hương ước. Các điều khoản trong hương ước khá cụ thể,
tỷ mỷ.
Người Hoa đến vùng đất Nam Bộ vào thập kỷ 70 của thế kỷ XVII. Họ
cư trú đông đúc tại các đô thị: Sài Gòn, Cần Thơ, Hà Tiên, Rạch giá,...
Những người có nguồn gốc ở tỉnh bên Trung Hoa (Phúc Kiến, Quảng
Đông, Quý Châu,...), sống thành các làng riêng, gọi là Minh Hương, người
đến trước thường được tôn làm Minh Hương tiên hiền. Về phương diện
hành chính, mỗi cộng đồng người Hoa ở tỉnh gốc lập thành một Bang, có
một bang trưởng là người đại diện để liên hệ với chính quyền sở tại.
Trưởng bang có sổ hàng bang ghi chép về các hộ, giống như sổ hộ khẩu.
Thời Pháp thuộc và thời Mỹ Ngụy, bộ phận người Hoa sống ở các đô thị
lớn (Sài Gòn, Gia Định, Cần Thơ,...) trở thahf những nhà tư sản công
nghiệp và thương nghiệp, làm chủ các khách sạn, các hãng buôn lớn; một
số ở miền Tây Nam Bộ buôn ngũ cốc,phụ tùng xe máy, lâm thổ sản. Họ trở
thành các tư sản mại bản. Thời ấy, bộ phận người Hoa này có quyền lợi
gắn chặt với chế độ thực dân.
Từ khi hòa bình được lập lại đến nay, sau những biến động về lịch sử
(1979), toàn bộ người Hoa ở Trung du miền núi Bắc Bộ, đều xen cư với
các dân tộc anh em, họ không có tồn tại riêng. Họ quần tụ thành các xóm
nhỏ ghép với các thôn bản người Tày hay người Sán Dìu. Đôi khi, họ còn
xen ghép cả với người Việt, người Sán Dìu, người Sán Chay và người
Ngái. Bộ phận người Hoa sinh sống ở các đô thị, tính phân tán còn sâu sắc
hơn.
3.1.1.2 Các tổ chức xã hội
Các bang, hội quán của người Hoa ở Việt Nam ra đời vào loại sớm
nhất, so với Hoa kiều ở các quốc gia khác. Đó là các Minh Hương xã,
Thanh Hà xã, Tam Sơn, Lệ Chu,... Mỗi bang có trường học, bệnh viện, nhà
xuất bản, báo chí, cơ sở tín dụng, đỉnh chùa, nghĩa địa, câu lạc bộ,các từ


13


đường,... Thời nhà Nguyễn, 1787 đã có 4 hội đoàn của người Hoa được
thành lập. Đời vua Gia Long (1814) đã ban hành điều luật cơ cấu, tổ chức
những hội đoàn của người Hoa ở Việt Nam và cho phép 7 bang mới của
người Hoa được thành lập: Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải
Nam, Quỳnh Châu, Phúc Châu và Hakka. Các Bang trưởng, do đại hội các
thành viên bâu chọn, và được vua nhà Nguyễn phê chuẩn. Đến đời Minh
Mạng, việc phê chuẩn cho chức bang trưởng được giao cho chính quyền sở
tại.
Đầu thế kỷ XX, ở Việt Nam xuất hiện Nam kỳ thương vụ tổng hội
(1900), Việt Nam - Trung Hoa Tổng thương hội (1903), và phòng thương
mại người Hoa (1925),... Ngoài các tổ chức công khai trên, người Hoa ở
Việt Nam còn có hội kín. Thiên địa hội,.. Ra đời từ đầu thế kỷ XX ở Nam
kỳ, đến những năm 1940, tổ chức này phát triển các chi nhánh ở Chợ Lớn,
các tỉnh thành phố ven biển miền Trung... Khi ở Việt Nam có Đảng Cộng
sản lãnh đạo, Hoa kiều được tổ chức lại thành: Hội Giải liên (1950), Hội
Ái Liên, hội Hoa Liên (1950), Đoàn thanh niên tân dân chủ Hoa kiều
(1949), Hoa kiều dân chủ phụ nữ liên hiệp hội (1950),... Năm 1948, Nha
Hoa kiều vụ trung ương được thành lập, theo đó các tổ chức Lý sự hội,
Hoa tân hội,... Lần lượt ra đời. Năm 1958 tổng hội Hoa liên ở Việt Nam ra
đời.
3.1.1.3 Dòng họ và gia đình
Dòng họ
Dòng họ của người Hoa là hình thức tông tộc khép kìn, huyết thống
tính theo dòng cha. Tại những vùng quê cũ, thiết chế dòng họ có truyền
thống lâu đời và có tác dụng lớn trong đời sống của mỗi gia đình. Tuy
nhiên, với những lưu dân đến Việt Nam lập nghiệp, dòng họ có xu hướng

ngày càng xa nhóm gốc, các chi ngành cũng ngày càng xa nhau. Hầu hết
các dòng họ Hoa đều không có liên hệ với những người cùng tông tộc ở

14


Trung Hoa.
Người Hoa coi trọng việc chép gia phả của dòng họ mình. Phần lớn
các tên gọi dòng họ Hoa đều được là âm Hán Việt. Chức năng kinh tế - xã
hội của dòng họ Hoa vẫn là yếu tố đáng chú ý trong cấu trúc xã hội. Đứng
đầu mỗi dòng họ có tộc trưởng. Thế lực của các tộc trưởng trong người
Hoa còn khá mạnh, nhất là những tộc trưởng dòng họ lớn. Hằng năm, các
dòng họ thường phải đóng góp để cúng giỗ họ. Tộc trưởng còn là người
giữ và ghi chép tộc phả. Cũng trong ngày giỗ họ, các sự kiện lớn trong
năm của dòng họ (công đức, tu sửa đường đá,...) và mỗi gia đình (tang ma,
cưới hỏi, sinh con,...) sẽ được bổ sung vào tộc phả.
Gia đình
Cho đến trước năm 1954, người Hoa ở một vài nơi vẫn tồn tại những
gia đình lớn, gồm 3 - 4 thế hệ với 30 - 40 nhân khẩu. Về bản chất, gia đình
người Hoa là loại hình gia đình phụ quyền, một vợ một chồng. Tuy nhiên,
hiện tượng đa thê xưa kia tương đối nhiều. Trong gia đình, người cha hay
chồng là người quyết định mọi việc. Mỗi gia đình người Hoa thực sự là
một đơn vị kinh tế, một tế bào xã hội,... Trong gia đình người Hoa, sự ràng
buộc chặt chẽ nhất thể hiện ở mối quan hệ cha mẹ, con cái.
3.1.2 Tổ chức xã hội cổ truyền của người Hoa ở vùng Nam Bộ
3.1.2.1 Các tổ chức xã hội
Được tổ chức với nhiều dạng thức khác nhau và khác biệt với các tộc
người khác trong vùng. Đó là tổ chức cộng đồng với các Làng Minh
Hương, Bang, Hội Đoàn,...
Người Hoa ở Nam Bộ cư trú trên hai địa bàn nông thôn và thành phố.

Dù nông thôn hay thành phố, họ tập hợp trong các “làng Minh Hương”.
Các “làng Minh Hương” có từ thế kỷ XVII, là dạng tổ chức hành chính ở
Đàng trong dành cho người Hoa khi là công dân Việt Nam. Người Hoa
sống xen cư với người Kinh và Khmer. Tại Sài Gòn xưa, làng Minh Hương

15


của người Hoa thuộc Quận 5 ngày nay, có đình Minh Hương Gia Thạch tại
phường 10 và phường 11. Chính quyền Đàng trong phân biệt người Hoa là
công dân Việt Nam với Hoa Kiều. Làng là đơn vị hành chính, có địa phận
và có “Minh Hương điều ước”. Làng bầu ra ban quản lý và được chính
quyền chấp nhận.
Sang thế kỷ XVIII tình hình nhập cư của người Hoa tăng lên nhanh
chóng, những “làng Minh Hương” không còn đáp ứng nhu cầu quản lý xã
hội người Hoa. Trước tình hình đó, năm 1787 Nhà nước phong kiến Việt
Nam cho phép người Hoa thành lập các “Bang”. Bang là tổ chức tập hợp
những người Hoa đến Việt Nam thuộc cùng một địa phương. Tổ chức
“Bang” là phương cách quản lý người Hoa có tính đặc thù. Đứng đầu các
Bang có một Bang Trưởng và một Bang Phó,.. Do các thành viên bầu
chọn, họ là người có tài sản khá, có hiểu biết và quan hệ rộng rãi, có uy tín.
Bang trưởng và các thành viên quản trị có trách nhiệm giao tiếp với chính
quyền, nhất là việc thu nộp những khoản thuế do nhà nước quy định, dàn
xếp công việc nội bộ. Bang trưởng có quyền trục xuất những thành viên
bất hảo ra khỏi bang và đề xuất với chính quyền cho những thành viên mới
có đủ điều kiện nhập Bang.
Hội là tổ chức mang tính quần chúng và phổ biến ở người Hoa với
nhiều dạng theo những tiêu chí khác nhau, nhưng quy mô nhất vẫn là hội
thân tộc và nghề nghiệp. Hội thân tộc (Tông thân hội) tập hợp những người
cùng dòng họ với nhau như hội họ Trần, họ Dao, họ lưu,... Người Hoa

cùng họ không có nghĩa là cùng huyết thống với nhau, song khi di cư sang
Nam Bộ thì họ vốn có mối quan hệ nguồn gốc lâu đời ở Trung Hoa nên
phải có trách nhiệm đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Họ thân tộc mang tính tự
nguyện, có từ đường làm nơi thờ ông tổ của dòng họ và cúng giỗ tổ vào
ngày cố định hàng năm. Đứng đầu hội thân tộc là người có tên tuổi, có vai
vế, thứ bậc cao, có nhiệm vụ chủ trì các lễ tại từ đường, hòa giải các mối

16


quan hệ, tranh chấp dòng họ,... Kinh phí hoạt động của hội là tự nguyện
đóng góp của các thành viên, người khá giả trong họ...
Hội nghề nghiệp là tập hợp những người Hoa có cùng một hoạt động
nghề nghiệp như: Hội Thuộc da, Hội Đồ mộc, Hội Kim Hoàn,... Thành
viên của hội có trách nhiệm bảo vệ bí quyết nghề nghiệp, giúp đỡ nhau
trong hoạt động nghề nghiệp, cạnh tranh trên thương trường. Hội trưởng
do các thành viên bầu và thường là người lớn tuooircos thâm niên nghề
nghiệp, tinh thông, có uy tín trong nghề. Các thành viên đóng góp kinh phí
chung để hoạt động. Quỹ của hội dùng để cúng giỗ tổ - vị tổ sư, sáng lập ra
nghề và để giúp các thành viên trong hoạt động hoặc gặp khó khăn trong
cuộc sống.
Người Hoa Nam Bộ còn có các hội đoàn như: Hội Đoàn tương tế gồm
một số người cùng quê thân thiết nhau, có ban bảo trợ nhằm giúp đỡ các
thành viên và hoạt động từ thiện... Hội Đoàn văn hóa thể thao là tập hợp
những người có nhiệt tình và đang hoạt động thể thao.
3.1.2.2 Dòng họ, gia đình
Gia đình người Hoa theo chế độ phụ hệ. Trong gia đình có 2 hoặc 3
thế hệ cùng sinh sống. Con trai trưởng là người được thừa kế tài sản và có
nghĩa vụ lo hương hỏa tổ tiên.
Trong gia đình thờ thần tài, thờ trời, thổ địa, thần giữ cửa, chỗ trang

trọng thờ tổ tiên. Có nơi thờ phật Quan Âm, Quan Công, Bà Thiên Hậu,
Ngũ hành Nương Nương,...
Tại thành phố Hồ Chí Minh đa số thanh niên sống chung với bố mẹ.
Quan niệm về chọn người bạn đời phỉa là người thủy chung, có việc làm
ổn định.
Phụ nữ có vai trò quan trọng trong nội trợ và cuộc sống gia đình, song
nam giới là người quyết định các công việc.
Tư tưởng Nho giáo vẫn coi trọng nam giới hơn nữ giới. Gia đình có

17


nhiều con là hoạnh phúc, là chỗ nương tựa khi tuổi già. Con cái phải có
hiếu với cha mẹ.
3.2 Nghi lễ, tập tục đời người
3.2.1 Đặc điêm chung của nghi lễ, tập tục đời người của người Hoa
3.2.1.1 Sinh đẻ
Trong thời kỳ thai nghén, các thai phụ người Hoa ít phải ăn kiêng. Họ
chỉ kiêng ăn thịt trâu, thịt chó,... Và đồ ăn quá bổ dưỡng. Sản phụ sinh con
tại buồng ngủ của mình. Khi vượt cạn có bà mụ vườn, mẹ hoặc các chị em
gái của chồng hỗ trợ. Ngay sau khi sinh con, sản phụ sẽ được uống một
chén rượu gừng. Khi trong nhà có người đẻ, họ cắm một cành lá xanh
trước cửa ra vào, để ngăn tà và vía dữ. Trong thời gian ở cữ, sản phụ được
quan tân dặc biệt. Đồ ăn chủ yếu của sản phụ là gà, chân giò lợn nấu gừng,
nghệ,... Kiêng ăn thịt mỡ, thịt trâu, thịt bò, thịt thú rừng, cà chua, bắp cải,
su hào,..
Theo tục lệ người Hoa, hài nhi vừa chào đời được đặt tên ngay. Ông
nội đặt tên cho cháu đích tôn, các cháu tiếp theo có thể do ông nội, ông
ngoại, cha mẹ, hoặc ông cậu,... Đặt tên. Một tháng sau khi sinh, hài nhi
được làm lễ thêm sức. Sau một năm, trẻ được làm lễ thôi nôi. Người Hoa

không có tục làm lễ thành đinh cho con trẻ.
3.2.1.2 Cưới xin
Chế độ hôn nhân một vợ một chồng ở người Hoa kha bền vững. Đối
với người Hoa, ngoại hôn dòng họ là nguyên tắc bắt buộc, hôn nhân khác
dân tộc ít thấy. Họ cũng nghiêm cấm quan hệ hôn nhân giữa con cô - con
cậu, con gì - con già, hôn nhân chị em vợ, và hôn nhân anh em chồng...
Hôn nhân của con cái thường do bố mẹ xếp đặt, môn đăng hộ đối được đặt
lên hàng đầu.
Hiện nay, người Hoa lấy vợ, lấy chồng là người khác dân tộc (người

18


Tày, Sán Chay, Khơ Me, Chăm,...) cũng đã tăng dần. Nạn tảo hôn trước
đây phổ biến thì nay hầu như hiếm thấy. So với các dân tộc cận cư (Tày,
Sán Chay, Sán Dìu, Khơ Me, Chăm,...), tuổi kết hôn của nam nữ thanh
niên Hoa, cao hơn (nam 22 - 24, nữ 20 - 22).
Theo lễ ký, cưới xin của dân tộc Hoa gồm các nghi thức: Nạp thái;
vấn danh; Nạp cát, Nạp trưng, Thỉnh kỳ; Thân nghinh.
Trong đám cưới, vai trò của mối rất quan trọng. Hiện nay, cưới xin
của người Hoa thay đổi, giản tiện nhiều. Tuy vậy, cưới xin của họ vẫn phải
tuân theo trình tự bốn bước: Xin mệnh, hay là lấy số so tuổi; Ăn hỏi và
Báo cưới (Xiu cày); cưới (Tài cảy); lại mặt.
3.2.1.3 Tang ma
Theo phong tục người Hoa, khi có người chết, tang chủ cho người đi
mời thầy cúng về tổ chức đám tang.
Đám tang của người Hoa gồm các nghi thức: Báo tang, phát tang;
khâm liệm, mở đường cho hồn người chết thoát khỏi trần gian; chôn cất;
đưa hồn người chết về Tây Thiên Phật Quốc, và đoạn tang. Khi chôn cất
họ chú trọng việc chọn ngày, giờ (tránh trùng tang, xui xẻo cho con

cháu,...)
Xưa kia, họ quàn thi hài trong nhà hàng tuần, nên họ thường cho rất
nhiều chè khô vào ttrong quan tài trước khi nhập quan (nhất là người Hoa
ở Nam Bộ).
Hiện nay, khi làm ma, họ chỉ quàn trong nhà 1 - 2 ngày. Họ thường
chôn theo những vật dụng của người quá cố. Họ cũng có tục chôn theo
người quá cố một nửa chiếc đòn gánh. Sau khi chôn cất họ làm chay cho
người quá cố.
3.2.2 Nghi lễ, tập tục vòng đời người của người Hoa vùng Nam Bộ
3.2.2.1 Hôn nhân
Truyền thống trước đây, người Hoa chỉ kết hôn trong nội bộ dân tộc

19


theo chế độ hôn nhân một vợ một chồng, mang tính đẳng cấp, phụ thuộc
vào tài sản, có tính “mua bán”. Trai gái không được tự ý yêu đương,
khoomng được tự ý quyết định bạn đời trăm năm của mình.
Quan hệ hôn nhân nghiêm cấm quan hệ hôn nhân cùng dòng họ; cấm
con cô, con cậu, con gì,hai anh em trai lấy hai chị em gái. Tàn dư hôn nhân
“nguyên thủy” được thể hiện ở tục lại mặt, tục ở rể và vai trò của ông cậu
(trong hôn nhân của cháu gái và làm chủ đám cưới).
Trước đây nạn tảo hôn khá phổ biến. Sau khi bố mẹ chọn được con
dâu, con rể ưng ý thì chọn ngày lành tháng tốt dâng cúng, lễ bái để tiến tới
hôn nhân. Lễ cưới truyền thống phải qua 6 bước gọi là: Dạm hỏi; Vấn
danh; Nạp cát; Thỉnh kỳ, Nạp tế; Lễ cưới.
3.2.2.2 Lễ mừng thọ
Người Hoa có lễ mừng thọ dành cho những người sống từ 60 tuổi trở
lên.
Con cháu tổ chức lễ mừng thọ cho ông bà, bố mẹ. Người được mừng

thọ mặc lễ phục có mù sắc khác nhau tùy theo tuổi thọ, ngồi trước ban thờ
tổ tiên, con cháu quỳ lạy chúc mạnh khỏe, sống lâu.
Trước đây trong dịp này người Hoa làm bánh “trái đào tiên” để dâng
người thọ và thượng thọ.
3.2.2.3 Tang ma
Người Hoa quan niệm chết là từ biệt cõi traanfsang thế giới bên kia,
nơi có cuộc sống không khác lắm so với trần gian.
Tang lễ được tiến hành qua các bước: báo tang - phát tang - khâm
liệm - mở đường cho hồn người chết thoát khỏi trần gian - chôn cất - đưa
hồn người chết vê Tây thiên Phật quốc - đoạn tang.
Nếu chồng chết trước vợ chặt đôi đong gánh, một nửa chôn theo
chồng, một nửa cất đi khi chết chôn theo để nhận nhau ở thế giới bên kia.
Con gái chết trước khi lấy chồng, hồn không được nhập vào tổ tiên mà

20


phải ở ngoài cửa biến thành “thần giữ nhà”.
Người Hoa có tập tục làm chay “tắm rửa” cho hồn người chết để
chóng trở về với tổ tiên và được đầu thai làm kiếp người. Chết dưới 14 tuổi
không được làm chay, chết không bình thường thì phải làm lễ “phá ngục
giải oan”.
Các nhóm người Hoa có nghĩa trang riêng. Mộ của người Hoa thường
đắp nấm hình tròn và khá cao, phía đầu có bia đá ghi tên, họ, ngày mất và
ngày lập mộ. Người Hoa cúng cho người chết trong thời kỳ để tang 3 năm.
IV.

Văn hóa vật chất

4.1 Nhà ở

Nhà ở cổ truyền của dân tộc hoa ở Nam Bộ là nhà xây lợp ngói âm
dương và thường có cổng cài then ngang. Những nhà khá giả thường có “
trán tường” chạm hoa lá. Của trang trí chữ hoặc treo đèn lồng trang trí
bằng màu vàng và màu đỏ với màu sắc sặc sỡ…
- Nhà cửa Nhà cổ truyền của người Hoa có những đặc trưng mang
dấu ấn của người phương Bắc rất rõ. Kiểu nhà "hình cái ấn" là rất điển
hình. Nhà hình cái ấn của người Hoa bên Trung Quốc. Nhà thường năm
gian đứng (không có chái). Bộ khung với vì kèo đơn giản, tường xây gạch
một rất dày (30-40cm). mái lợp ngói âm dương. Mặt bằng sinh hoạt: nhà
chính bao giờ cũng thụt vào một chút tạo thành một cái hiên hẹp. Gian
chính giữa là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, đồng thời còn là nơi tiếp khách. Các
gian bên đều có tường ngăn cách với nhau. Đến nay nhà người Hoa đã có
nhiều thay đổi: có một số kiểu nhà là biến dạng của nhà cổ truyền. Nhưng
cũng có những kiểu nhà, người Hoa tiếp thu của người Tày hay người Việt.
Ở Quảng Ninh, một số cư dân Hoa chuyên đánh cá ven biển thuyền đồng
thời cũng là nhà. Riêng đồng bằng sông Cửu Long, người Hoa còn có nhà
sàn

21


- Nhà người hoa ở Sài Gòn Chợ Lớn thường tập chung ở các sở tín
ngưỡng của các bang, hội quanh các Chùa Bà, chùa Ông. Nhiều nơi ở sâu
trong các ngõ, hẻm thiếu ánh sáng. Nhà của người dân lao động vốn chật
hẹp, thiếu tiện nghi, lại có nhiều chức năng sử dụng. ngoài để ở nhà còn có
chức năng sản xuất, giao dịch ,để nguyên liệu, thành phẩm
Người ta dễ phân biệt nhà người hoa với nhà người kinh bởi yếu tố tín
ngưỡng và nàu đỏ trang trí cửa nhà cũng hư cách bài trí từ ngoài vào trong
với các bàn thờ thần thánh, tổ tiên, gia đình, với các băng giấy màu đỏ viết
chữ hán ghi lời cầu nguyện,chúc mừng điều tốt lành.

- những người làm nghề nông thường sống thành thôn xóm. Làng
thường ở ven chân núi, trong cánh đồng, trải dài trên bờ biển, gần nguồn
nước, giao thông thuận tiện. Trong làng, nhà ở bố trí sát nhau theo dòng
họ. Ở thành thị họ thường sống tập trung trong các khu phố riêng. Nhà
thường xây bằng đá, gạch mộc hay trình đất, lợp ngói máng hay lá quế, lá
tre, phên lứa... Nổi bật trong nhà ở là các bàn thờ tổ tiên, dòng họ, thờ Phật
và các vị thần cùng các câu đối, liễn, các giấy hồng chữ Hán với nội dung
cầu phúc, cầu lợi, cầu bình yên
4.2 Chùa, đình:
Nguồn gốc: các ngôi chùa đình đều được ra đời trước và sau thế kỉ
18.
Quy mô: Các chùa đình của người Hoa lúc đầu quy mô nhỏ bé, đơn
giản về sau được cải tạo và phát triển hoàn thiện tùy thuộc vào sự làm ăn,
phát triển của cộng đồng tại các địa phương.
• Đặc điểm chung:
- Chùa thường được đặt ở khu vực đông dân cư, chưa thấy có cảnh
quan riêng biệt, tách rời, xa nhà ở của người dân.
- Chùa thường được xây dựng theo lối chữ Quốc hay chữ Khẩu, có
người gọi là “ Trái ấn” với các dãy nhà khép kín, vuông góc tạo không
gian ở giữa gọi là sân trời “ Thiên tinh” để điều tiết ánh sáng, không khí,

22


vừa kín đáo lại vừa thông thoáng.
- Có thể nhận biết dễ dàng nhận ra chùa của người Hoa với màu đỏ
hoặc màu hồng thắm, vì đối với người Hoa màu đỏ là màu của may mắn
và hạnh phúc.
- Các chùa Hoa được xây, lợp ngói, có viền bằng ngói óng men màu
xanh thẫm.

- Không gian chùa người Hoa thường có các bộ phận chủ yếu:
- Sân chùa: (tùy theo địa thế xây chùa mà sân chùa rộng hẹp khác
nhau để mọi người tập kết khi viếng chùa, biểu diễn nghệ thuật, để cây
cảnh…)
- Cổng, cửa chùa: được chạm trổ công phu, phía sao cổng, cửa có
bình phong tránh nhìn thẳng vào chùa. Trước cửa thường có 2 con kì
lân(nếu thờ nữ thần hoặc văn thần) hoặc sư tử( nếu thờ nam thần và phái
võ)
- Tiền điện: gian ở ngay sau khi bước vào cửa chùa, được bài trí
thoáng đãng tờ quan công,Thổ địa,Thần tài,..
- Trung điện: là nơi bầy lư hương cỡ lớn bằng các chất liệu khác
nhau tùy từng chùa.
- Chính điện: là nơi thờ Quan công, Bà Thiên Hậu, Ngọc Hoàng,
Thượng đế và các vị thần tài, ông Bổn, Dược sư, Bà Thai Sinh, Ngũ hành,
Nương Nương…
- Sân thiên tinh:tạo không khí trang nghiêm.
- Các hành lang và gian nhà phụ nối giữa các điện tạo lối đi trang
nghiêm và tiện lợi khi mưa nắng.
→ chùa đình của người Hoa là sự kết hợp của kĩ thuật xây dựng theo
phong cách kiến trúc Trung Hoa, là sự kết hợp của nghệ thuật điêu khắc và
của hội họa.
4.3 Trang phục.
- Trang phục của người Hoa Nam Bộ có nhiều biến đổi theo thời gian
và có sự giao thoa với trang phục người Kinh, nó thường được tái hiện
trong các dịp lễ tết và hội hè.
4.3.1 Trang phục ngày thường:

23



- Trang phục của nam giới: Áo ngắn gọi là áo “xá xẩu”. Áo có 2
vạt như áo cánh, tay lửng, nút áo bằng vải, cài ở giữa, trong khi làm việc
họ ít khi cài khuy. Một loại quần đàn ông được gọi là “quần tiều”. Dài quá
đầu gối một chút, ống rộng, thắt lưng bằng vải rút bỏ thòng lòng. Một
chiếc khăn rằn đôi khi là khăn bông vắt vai hoặc quấn quanh bụng dùng để
lau mồ hôi khi nắng nóng hoặc làm việc.
- Vào dịp tết những người đàn ông hoa đứng tuổi thường mặc một
chiếc áo dài màu đen hoặc xám, tay cầm quạt, đội mũ chóp vải trùm đầu,
chân mang giày vải, có người còn ngậm một tẩu thuốc.
- Trang phục nữ giới: Áo ngắn, nút áo bên sườn phải kéo từ cổ
xuống, cổ áo hơi cao, tay áo quá khủy tay. Quần của phụ nữ người Hoa
ống hẹp, cao trên mắt cá chân.
- Trong ngày lễ tết thường mặc một loại áo váy mà người Việt quen
gọi là áo “xường xám”, người Hoa gọi là “chuyền chỉ”. Loại váy này
thường đi với các loại trang sức như: vòng cổ, vòng tay, bông tai tạo nên
vẻ duyên dáng, trẻ trung. Kiểu tóc đặc trưng của người phụ nữ bình dân là
cắt tóc ngắn, để thẳng chấm tới vai, phía trước vén đường ngôi giữa và vén
sau tai, cũng có khi họ búi sau gáy và cài trâm, ép xuống sát da đầu. Đi
cùng bộ trang phục thường có chiếc khăn tay dùng để lau mồ hôi hay lau
tay.
4.3.2 Trang phục lễ cưới cổ truyền
+ Cô dâu còn đội thêm chiếc mũ cưới (mũ phụng), gồm hình chim
phượng với các bông nhung đỏ đung đưa theo bước chân, phía trước mũ có
chiếc rèm thưa bằng hạt châu để che mặt.
+ Chân đi hài bọc gấm hoặc nhung thêu hoa.
- Áo của chú rể thêu rồng gọi là “lùng xám”(áo rồng). Trang phục là
bộ xiêm và áo bằng gấm xanh, dệt chữ thọ hay chữ phúc. Áo kiểu thường
dài, cổ áo cao, tay dài và rộng,cài cúc ở sườn phải hoặc ở giữa. Bên trong
mặc áo trắng, trên đầu đội mũ quả bí hoặc mũ dưa hấu màu xanh sậm,chân


24


di hài bọc gấm. Giữa ngực chú rể có đính 1 bông hoa vải to màu đỏ, các
dải dây buộc chéo vào người. Cũng có khi chú rể không cài hoa mà khoác
bên ngoài áo dài 1 chiếc áo ngắn không tay,xẻ giữa gọi là “mạ hoa”.
4.3.3 Trang phục lễ tết:
- Phụ nữ các dịp lễ tết thường mặc “ Xườn Xám” thường là màu đỏ,
thêu hoa, cộc tay , xẻ tà dưới chân. Loại áo này thường đi với các loại
trang sức; vòng cổ, vòng tay, bông tai.
- Người lớn tuổi thường mặc áo dài màu xám hoặc đen đội mũ chóp
vải trùm đầu, đi giày vải, miệng ngậm tẩu thuốc
4.3.4. Trang sức:
Phụ nữ thích dùng đồ trang sức đặc biệt là vòng tay bằng đồng, vàng,
đá, ngọc….đeo bông tai, dây chuyền.
Đàn ông thích bịt răng vàng và xem như một lối trang sức.
4.4 Ẩm thực
• Đồ ăn
- Người Hoa nổi tiếng với các món ăn ngon miệng được nhiều người
công nhận, kĩ thuật nấu ăn giỏi và có sở thích ăn món ăn xào mỡ với gia vị
như vịt quay, heo quay cả con và thịt xá xíu.
- Lương thực chính của người Hoa là gạo nhưng người Hoa thích
dùng những thực phẩm chế biến từ bột gạo và bột mì như : mì vằn thắn, hủ
tiếu, , bánh bao.
Ví dụ:
+ Sủi cảo: nhân được làm từ tôm, thịt lợn, các loại rau…băm nhuyễn
với nhau và trộn gia vị cho vừa phải. Nhân sau khi chuẩn bị xong được cho
vào một lát bánh mỏng, làm bằng bột mì để gói hoành thánh, gói lại theo
hình bán nguyệt và đem luộc. Được chế biến theo nhiều cách như ăn
nước , hấp hay chiên

+ Hủ tiếu: Được làm từ thịt nạc heo, thịt bằm heo, tôm, cật, trứng cút,

25


×