Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

ĐỀ tài SKKN CHẠY bền GV NGUYỄN XUÂN VÂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.91 KB, 9 trang )



Sáng kiến kinh nghiệm.

Năm học: 2008-2009.

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP
TRƯỜNG- PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
LỆ THUỶ- QUẢNG BÌNH.
A. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG.
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………
B. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD & ĐÀO TẠO:
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………..

MỤC LỤC
NỘI DUNG


TRANG

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

3

I. Cơ sở lý luận

3

II. Cơ sở thực tiễn.

4

B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

5

I.Thực trạng tình hình

5

2.Thuận lợi

5

2.Khó khăn

6


II.Một số giải pháp

7

III.Bài học kinh nghiệm
C:KẾT LUẬN

 Nguyễn Xuân Vâng

9
9
1

Trường THCS Sen Thuỷ .




Sáng kiến kinh nghiệm.

Năm học: 2008-2009.

I.Kết quả thu được

9

II.kết kuận và kiến nghị :

10


1.Kết luận :

10

2.Kiến nghị

11

D.TÀI LIỆU THAM KHẢO

12

“LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH THCS
TRONG LUYỆN TẬP CHẠY BỀN”.
A . ĐẶT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỎ LÝ LUẬN
Ngày nay cùng với sự phát triển khoa học công nghệ và sự bùng nổ thông tin.Đảng và
nhân dân chú trọng khởi xướng và lãnh đạo nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”.Yếu tố con người luôn chiếm vị trí hàng đầu, trong đó sức khoẻ của
con người mới chiếm một vị trí thích đáng cần thiết để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ
quốc. Một trong những mục tiêu cơ bản của thể dục thể thao (TDTT) là cũng cố tăng cường
sức khoẻ và hoàn thiện thể chất con người cho quần chúng nhân dân, cho những người lao
động.
Vai trò của TDTT đối với đời sống đã trở nên cực kỳ quan trọng. Cuộc cách mạng khoa
học kỹ thuật đã tăng cường sự phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho TDTT, cải tạo sức lao
động và góp phần giải phóng lao động. Nhưng thảm hoạ lớn nhất của con người đó là sự “Đói
vận động”, cong vẹo cột sống, các bệnh nghề nghiệp, tay chân teo dần, kéo theo sự suy thoái
về trí tuệ con người ...
Đến đây có vai trò quan trọng phục vụ cho sức khoẻ và có tác dụng chữa bệnh đem lại hiệu
quả trong đời sống, lao động sản xuất .

Khoa học cũng như thực tiễn đời sống xã hội đã chứng minh TDTT là một phương tiện
tích cực nhất, chủ động nhất và có hiệu quả hết sức to lớn trong việc giữ gìn cũng cố và nâng
cao sức khoẻ cho mọi người thuộc mọi lứa tuổi khác nhau mà đặc biệt là thế hệ trẻ, những
người xây dựng và làm chủ đất nước trong tương lai.
Trong sự nghiệp đổi mới của dân tộc ta. TDTT có một vị trí vô cùng quan trọng được
Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Điều này được thể hiện trong văn kiện hội nghị lần thứ 4 ban
chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (4-1-1993) đã nêu “Những quan điểm chỉ đạo lớn của
Đảng và Nhà nước đổi mới công tác này được chăm lo phát triển sự nghiệp TDTT, coi đó là

 Nguyễn Xuân Vâng

2

Trường THCS Sen Thuỷ .




Sáng kiến kinh nghiệm.

Năm học: 2008-2009.

biện pháp hàng đầu để tăng cường sức khoẻ”. Nhân tố con người được Đảng và Nhà nước ta
coi trọng, xem là vốn quý nhất trong xã hội. Nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc
tế.Bác Hồ đã nói “Muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa thì trước hết phải có con người xã hội chủ
nghĩa (XHCN)”. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số
16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu : "Phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc trưng môn
học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương
pháp tự học, khả năng hợp tác , rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động

đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập của học sinh". Vậy ngay
trong những bước đi ban đầu của thời kỳ quá độ hiện nay TDTT trước hết chủ yếu gắn với sự
nghiệp đào tạo con người và phục vụ con người. Những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta chú
trọng và đầu tư phát triển TDTT cho quần chúng nhân dân và có những bước chuyển mạnh
mẽ. Nghị quyết ban chấp hành TW IV khoá VII đã chỉ rõ “ Đổi mới phương pháp ở tất cả các
cấp học, bậc học, kết hợp học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên
cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội, áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại, bồi
dưỡng cho học sinh năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Nghị quyết TW II
khoá VIII tiếp tục khẳng định “ Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ
một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương
pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện, thời gian tự
học, tự nghiên cứu cho học sinh”.
II. CƠ SỎ THỰC TIỄN
Năm học 2008- 2009 là năm học đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập nhằm phù hợp với xu thế
của thời đại. Vấn đề này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên THCS là phải đổi mới
cách dạy ở nội dung chạy bền sao cho thích hợp với từng đối tượng học sinh để phát huy tính
tích cực của học sinh. Thể lực của học sinh luôn là một vấn đề được đặc biệt quân tâm của giờ
thể dục, là một tiêu chí đánh giá xếp loại học sinh. Tuy nhiên trong giờ dạy thể lực luôn gặp
những hạn chế:
. Học sinh chưa nhận thức tầm quan trọng của nội dung chạy bền nhằm nâng cao thể
lực cho mình. Chạy bền là nội dung học rất dễ nhàm chán đối với học sinh hơn nữa chạy bền là
một trong những nội dung đánh giá tiêu chuẩn RLTT với học sinh THCS. Hiện nay do yêu cầu
đổi mới phương pháp giảng dạy đòi hỏi học sinh phải chủ động sáng tạo tích cực, tự giác để
tiếp thu tốt các bài học trên lớp nhằm nâng cao sức khoẻ, thể lực cho bản thân. Do vậy việc
lựa chọn bài tập phù hợp với kiểu bài và phát huy được sự yêu thích môn học đối với học sinh
là một vấn đề rất quan trọng. Xuất phát từ những lí do trên đã thôi thúc tôi chọn sáng kiến
“Lựa chọn một số bài tập nhằm phát huy tính tích cực của học sinh THCS trong luyện
tập chạy bền” mà tôi đã áp dụng và theo dõi nhiều năm tại Trường THCS Sen Thuỷ –Lệ ThuỷQuảng Bình nơi tôi đang công tác.


 Nguyễn Xuân Vâng

3

Trường THCS Sen Thuỷ .


Sáng kiến kinh nghiệm.



Năm học: 2008-2009.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I.THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH
1. THUẬN LỢI :
Việc phát huy tính tích cực của học sinh THCS Sen Thuỷ trong luyện tập chạy bền. Giáo viên
thể dục đã giúp các em hoàn thành mục tiêu môn học THCS là:
. Biết được một số kiến thức, kỹ năng cơ bản để tập luyện gìn giữ sức khoẻ và nâng cao thể
lực.
. Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo, thói quen tự giác tập
luyện TDTT, gìn giữ vệ sinh.
. Có sự tăng tiến về thể lực, đạt tiêu chuẩn RLTT và thể hiện bản thân về TDTT.
. Biết vận dụng những điều đã học vào nếp sống sinh hoạt ở trong và ngoài nhà trường .
Chạy bền là nội dung rèn luyện sức bền cho học sinh THCS , luyện tập chạy bền sẽ giúp
học sinh phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Nhà trường, phụ huynh, chính quyền địa phương quan tâm rất lớn, đầu tư rất lớn đến phong
trào thể thao của Trường.
Giáo viên có trình độ chuyên môn thể dục thể thao đảm bảo các yếu tố để phát triển
phong trào thể thao, giáo dục thể chất ở trong và ngoài nhà trường.

Điều kiện cơ sở vật chất dần dần được cải thiện (ví dụ: Sân bóng chuyền, đường chạy bền
quanh khu vực sân bóng đá đã hoàn thành), học sinh, phụ huynh ngày càng nhìn nhận được
tầm quan trọng của thể dục thể thao đối với cơ thể .
2.KHÓ KHĂN:
- Cơ sở vật chất kỹ thuật không đáp ứng được yêu cầu của tiết dạy.
- Thiết bị đồ dùng luyện tập còn thiếu, hay chất lượng kém .
- Học sinh chưa phát huy tính tích cực và tự giác ở nội dung chạy bền do nhàm chán các bài
tập đơn giản.
- Với giáo viên:
.Do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường ảnh hưởng lớn đến việc áp dụng các đổi mới
phương pháp dạy học vì thế còn nhiều hạn chế trong quá trình phát huy tính tích cực của học
sinh trong luyện tập chạy bền .
- Với học sinh:
. Đa số các em chưa ý thức cao việc luyện tập đặc biệt là môn chạy bền.
.Tài liệu tham khảo còn thiếu ảnh hưởng đến quá trình tập luyện và sự hứng thú luyện tập
ở nội dung chạy bền. Đặc biệt tình trạng học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu về thể lực vẫn
còn nhiều. Trong các giải TDTT của Huyện, Ngành ,Trường tôi không bao giờ có giải trong nội
dung thi chạy bền từ đó việc cấp thiết là tạo cho các em hứng thú luyện tập thể lực ở trường
cũng như ở nhà, trong và ngoài tiết học.Trên thực tế tại Trường THCS Sen Thuỷ học sinh luôn
rất e ngại phải luyện tập chạy bền, đến kỳ kiểm tra lại cố quá sức nên cũng dễ xảy ra hiện
tượng quá mệt thậm chí choáng ngất do đặc thù của bộ môn, vì thế vấn đề cần giải quyết là

 Nguyễn Xuân Vâng

4

Trường THCS Sen Thuỷ .





Sáng kiến kinh nghiệm.

Năm học: 2008-2009.

phải làm sao để cho học sinh có hứng thú và ham thích, biết cách luyện tập chạy bền. Từ
những vấn đề trên tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau :
II.MỘT SỐ GIẢI PHÁP
“Lựa chọn một số bài tập nhằm phát huy tính tích cực của học sinh THCS trong
luyện tập chạy bền”.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn tôi đã lựa chọn một số bài tập như sau :
-Bài tập 1 :
-Nhảy dây bền .(thời gian kéo dài tăng dần từ 2 phút -5 phút -7 phút )
-Tâng cầu .(thời gian kéo dài tăng dần từ 2 phút -5 phút -7 phút )
-Chạy đồng đều.(thời gian kéo dài tăng dần từ 2 phút -5 phút -7 phút )
-Bài tập 2 :
-Chạy tiếp sức (15-20 mét theo nhóm )
-Chạy zic zăc (15-20 mét theo nhóm)
-Chạy vượt chướng ngại vật (25-60 mét theo nhóm)
-Chạy lặp lại cự ly (250-500 mét theo nhóm)
-Bài tập 3 : Chạy tiếp sức vượt chướng ngại vật.
Đi bộ hoặc chạy chậm 50-100 mét đầu tăng tốc độ ở cự ly 200mét và tăng tốc độ ở cự ly 200300mét (tuỳ thuộc vào thể lực của học sinh để phân phối bài tập hợp lý ).
-Bài tập 4 :
. Tập chạy từ nhẹ đến nặng: những buổi tập đầu tiên cần chạy nhẹ nhàng với tốc độ chậm
khoảng 2 – 3 phút hoặc 300 – 350mét, sau đó tăng dần thời gian , khoảng cách tốc độ lên một
chút. Sau một số buổi tập khi cơ thể đã quen có thể nâng dần từng chỉ tiêu.
-Bài tập 5 :
. Luyện tập chạy 100 mét đường thẳng và 200 mét đường vòng 1 đến 2 lần thời gian nghĩ 2
đến 3 phút .Sau đó nâng dần cự ly .
-Bài tập 6:

. Chạy tại chổ gót chạm mông, chạy nâng cao đầu gối, chạy má ngoài theo nhịp vỗ tay của GV
hoặc chạy theo thời gian quy định chừng 2 đến 3 phút sau đó nâng dần thời gian.
-Bài tập 7 :
. Chạy theo nhóm sức khoẻ hoặc tự nguyện chạy theo nhóm khoảng 4 đến 5 học sinh một
nhóm chạy bấm thành tích hoặc không bấm thành tích(500m-600m có thể động viên các em
vượt thành tích hay cự ly đã quy định).
-Bài tập 8 :
. Tập chạy tại chổ phối hợp với đánh tay,hơi thở và bước chạy (chia thành 2 nhóm hoặc chạy
đồng loạt).
-Bài tập 9 :
. Tập sức bền bằng đi bộ hoặc chạy trên địa hình tự nhiên theo sức khoẻ từ 300m nâng dần
đến 500m, 600m, 700m , 800m.... hoặc tập theo thời gian từ 3 phút đến 8, 9 ,10, 12 , 20 ....

 Nguyễn Xuân Vâng

5

Trường THCS Sen Thuỷ .




Sáng kiến kinh nghiệm.

Năm học: 2008-2009.

phút.Chú ý chạy sát đường vòng hướng vào tâm chân trái thấp hơn chân phải khi chạy qua
đường vòng và phân phối sức hợp lý khi chạy.
-Bài tập 10 :. Tập sức bền bằng các môn có tác dụng rèn luyện sức bền như: đi bộ thể thao,
chạy cự li trung bình, chạy cự li dài. Cũng có thể tập các môn cầu lông,bóng đá, bóng chuyền…

-Bài tập 11 :. Tập theo hình thức cá nhân hoặc theo nhóm tại chỗ hoặc di chuyển theo vòng số
8 khi đi bộ, chạy.... Ra bài tập về nhà, thời gian tập thích hợp vào buổi sáng sớm hoặc chiều
tối .
-Bài tập 12: Chạy theo tín hiệu còi, chuyển hướng chạy khi nghe tín hiệu nhằm phát huy tố
chất thể lực và sự hứng thú luyện tập sức bền.
-Bài tập 13: Nhóm bài tập thi đấu giữa các em học sinh trong Lớp,Trường, Huyện,Tỉnh (Thi chạy
400mét,800mét,1500mét,3000m).
Trên đây là 13 bài tập mà tôi đã tổ chức phỏng vấn được một số huấn luyện viên điền kinh và
một số giáo viên giàu kinh nghiệm.
III.BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Kết quả cho thấy những việc tôi đã lựa chọn 13 bài tập nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh THCS trong luyện tập chạy bền đã có những hiệu quả rõ rệt. Thông qua các giờ dạy, soạn
giáo án vận dụng các bài tập tôi thấy học sinh đã có ý thức tích cực hứng thú luyện tập không
còn các biểu hiện chạy cắt vòng, chạy bỏ vòng, chạy không hết cự li yêu cầu, việc được luyện
tập bằng các bài tập khác nhau giữa các tiết học đã phát huy được tính tích cực của học sinh
Trường THCS Sen Thuỷ trong luyện tập chạy bền.
C. KẾT LUẬN
I. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC :
Thông qua chất lượng kiểm tra năm học 2007 – 2008 tại Trường THCS: kết quả kiểm tra TCRL
TT cuối năm học thông qua môn chạy bền 500mét có kết quả như sau:
G
Khối
8
9

THCS
115
128

K


Đ



SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

34
26

29,6%
20,3%

46
28


40,0%
21,9%

24
67

20,8%
52,3%

11
7

9,6%
5,5%

Ở đây tôi chỉ thu thập số liệu của 2 khối 8 - 9 vì ở 2 khối này việc rèn luyện thể lực là rất quan
trọng đến sự phát triển của các em. Thông qua số liệu đó tôi nhận ra tỷ lệ học sinh loại Chưa
Đạt là khá cao. Sau một học kỳ thực hiện đề tài tôi đã thu được một số kết quả đáng khích lệ
so với những năm trước như sau:
Chất lượng thể lực được đánh giá thông qua kết quả kiểm tra TCRLTT.
Học kỳ 1: Năm 2008 – 2009 .
Khối
8
9

THCS
121
126

G

SL
29
29

 Nguyễn Xuân Vâng

K
TL
23,9%
23,0%

SL
46
47

Đ
TL
38,0%
37,3%

6

SL
44
49


TL
36,4%
38,9%


SL
2
1

Trường THCS Sen Thuỷ .

TL
1,7%
0,8%


Sáng kiến kinh nghiệm.



Năm học: 2008-2009.

.

II.KẾT KUẬN VÀ KIẾN NGHỊ :
1.Kết luận :
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trong quá trình nghiên cứu sáng kiến này tôi đưa ra 13 bài
tập đã phát huy tính tích cực của học sinh THCS trong luyện tập chạy bền. Việc áp dụng linh
hoạt các bài tập rèn luyện thể lực trong quá trình luyện tập chạy bền đã góp phần nâng cao
chất lượng cũng như nâng cao thể lực, ý thức rèn luyện của học sinh trong các giờ học và tự
giác luyện tập ở nhà. Học sinh đã vận dụng sáng tạo, vui chơi, tìm tòi, học hỏi rèn luyện thể lực
thường xuyên. Giáo viên đã nghiên cứu đổi mới các phương pháp dạy học phù hợp với nội
dung bài dạy.Khơi nguồn sáng tạo kích thích cho học sinh sự hứng thú chạy bền . Tạo cho học
sinh niềm đam mê, ý chí vươn lên, thói quen tự giác, tích cực rèn luyện thể chất phát huy hết

khả năng tố chất của học sinh.
2.Kiến nghị :
-Điều kiện sân bãi không đáp ứng được nội dung chạy bền (đường chạy,dụng cụ luyện tập...)
thường xuyên hội thảo chuyên đề bộ môn thể dục để giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn
nghiệp vụ. Nhà trường cần đẩy mạnh hơn nữa, đầu tư hơn nữa VĐV điền kinh cấp Trường, cải
thiện điều kiện tập luyện (ăn uống, giải thưởng…) cho các vận động viên trẻ. Đối với Phòng GD
và Sở có kế hoạch đầu tư, đào tạo hơn nữa, tổ chức thi đấu giao lưu học hỏi kinh nghiệm TDTT
lẫn nhau để cùng nâng cao trình độ và gây sự hứng thú nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh THCS trong luyện tập chạy bền .
-Đây là công trình nghiên cứu đầu tay của tôi trong điều kiện thời gian, kinh nghiệm còn hạn
chế, tôi rất mong muốn nhận được sự góp ý và cộng tác giúp đỡ của các nhà chuyên môn để
sáng kiến được hoàn thiện hơn .
Lệ Thuỷ, ngày 07tháng 12 năm 2009.
Người thực hiện .

Nguyễn Xuân Vâng
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
TT

TÊN SÁCH

TÁC GIẢ

NHÀ XUẤT

NĂM

1
2
3

4
5

SÁCH GIÁO VIÊN (THỂ DỤC 6).
SÁCH GIÁO VIÊN (THỂ DỤC 7).
SÁCH GIÁO VIÊN (THỂ DỤC 8).
SÁCH GIÁO VIÊN (THỂ DỤC 9).
TÀI LIỆU BDTX CHO GV THCS

TRẦN ĐỒNG LÂM
TRẦN ĐỒNG LÂM
TRẦN ĐỒNG LÂM
TRẦN ĐỒNG LÂM
PHẠM VĨNH THÔNG

BẢN
GIÁO DỤC
GIÁO DỤC
GIÁO DỤC
GIÁO DỤC
GIÁO DỤC

XUẤT BẢN
2002
2003
2004
2005
2007

CHU KỲ III (2004-2007) QUYỂN


VÀ NHIỀU TÁC GIẢ

1,2.

 Nguyễn Xuân Vâng

7

Trường THCS Sen Thuỷ .


Sáng kiến kinh nghiệm.


6

MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI

Năm học: 2008-2009.
PHẠM VĨNH THÔNG

GIÁO DỤC

2007

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN
TD THCS .
8


HUẤN LUYỆN THÊ THAO

GS.PTS.TRỊNH TRUNG

THỂ DỤC THỂ

1994

9

LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP

HIẾU
PHẠM DANH TỐN

THAO
TDTT HÀ NỘI

1993

10

TDTT
TÂM LÝ HỌC TDTT

NGUYỄN TOÁN
MAI VĂN MUÔN

TDTT HÀ NỘI


19991

NGUYỄN THANH NỮ
PGS.PHẠM NGỌC HIỂN
PGS.PTS.LÊ VĂN XEM

 Nguyễn Xuân Vâng

8

Trường THCS Sen Thuỷ .




Sáng kiến kinh nghiệm.

 Nguyễn Xuân Vâng

Năm học: 2008-2009.

9

Trường THCS Sen Thuỷ .



×