Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Giáo án cô vững (5c) tuần 6 (năm học 2017 2018)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.59 KB, 21 trang )

TUẦN 6
Thứ hai: 25/9/2017
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
- HS biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải
bài toán có liên quan.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
HS làm bài 1a, b (2 số đo đầu ) bài 2, bài 3(cột1) bài 4.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập cho bạn khởi động bằng trò chơi .
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài tập 1a,b:

- Đọc y/c, làm bt.

- Chia sẻ kết quả.

- Nhóm trưởng KT, báo cáo KQ.
Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

- Cá nhân đọc và làm bài vào vở.

- Chia sẻ kết quả, nêu cách chuyển đổi.

- Thống nhất kq, báo cáo.


Bài 3 cột 1: Tương tự bài 2
Bài 4:
- Cá nhân đọc, phân tích bài toán.
- Thảo luận trong nhóm cách làm
- Cá nhân làm BT
- Chia sẻ kết quả
- Nhóm trưởng KT, thống nhất kq, báo cáo.
C. HĐ ỨNG DỤNG:
1


- Đề xuất cùng người thân tính diện tích của nhà ở hoặc của phòng khách...
************************************************************
TẬP ĐỌC :
SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài.
- Hiểu nội dung: chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi
bình đẳng của những người da màu. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,4 trong sgk).
- GDHS chống sự phân biệt chủng tộc.
* Điều chỉnh: Không hỏi câu hỏi 3.
II. Chuẩn bị: - Bản đồ châu phi, tranh minh hoạ sgk.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

 Khởi động:

- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp chơi trò chơi.
- Nghe GV nêu mục tiêu bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:


1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Quan sát tranh trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- Em và bạn chia sẻ câu trả lời của mình, nghe góp ý, bổ sung, chỉnh sửa (nếu

có)
- Nhóm trưởng mời các bạn nêu ý kiến của mình, nếu có ý kiến khác
biệt thì đề nghị giải thích rõ tại sao, nhóm trưởng cho các bạn thống nhất ý kiến.
- Tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo.
Nghe cô giáo giới thiệu bài.
2. Luyện đọc:
- 1 HS giỏi đọc toàn bài.
- Thảo luận nhóm đôi, chia đoạn. ( 3đoạn)

- Chia sẻ với các bạn về ý kiến của nhóm mình.
- Một số nhóm nêu cách chia đoạn.

2


- Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm luyện đọc, phát hiện từ khó, câu dài
cùng giúp nhau đọc. ( GV theo dõi, giúp đỡ)
a-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la, và các số liệu thống kê (1/5, 9/10, 3/4, 1/7,1/10).

- Một số nhóm đọc trước lớp, nhóm khác lắng nghe, bổ sung.
- Cả lớp nghe GV đọc mẫu bài.
3. Tìm hiểu nội dung.
Việc 1: Từng bạn đọc thầm và trả lời các câu hỏi và ghi ra nháp ý trả lời của

mình, Viết xong, em chủ động chia sẻ câu trả lời của mình cho bạn bên cạnh để bạn có

ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung nếu thiếu.

Việc 2: Em và bạn đổi vai hỏi và trả lời

Việc 3: Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý nghe, đánh
giá và bổ sung cho mình.
Việc 4: Nhóm trưởng cho các bạn nêu nội dung bài.
Việc 5: Nhóm trưởng, đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và
báo cáo cô giáo.

 Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ về các câu hỏi trong bài.
* Báo cáo với cô giáo kết quả. Nghe GV nhận xét, kết luận…
4. Luyện đọc diễn cảm:

- Chia sẻ với bạn về cách đọc tốt bài tập đọc. ? Để đọc tốt bài này ta
cần đọc như thế nào?
- Nghe GV HD cách đọc bài.
- Nghe G đọc mẫu đoạn 3.
- Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc.

- Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc ( Đại diện một số nhóm
đọc). Lớp nghe bình chọn cá nhân, nhóm thể hiện tốt nhất.
3


C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DUNG:

- Về nhà cùng bạn thi đọc tốt bài tập đọc.
**************************************************************
KỂ CHUYỆN:


LUYỆN TẬP: KỂ CHUYỆN ĐÃ, NGHE ĐÃ ĐỌC

Đề bài :Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay em đã đọc ca ngợi hoà bình ,chống
chiến tranh.
I . Mục tiêu :
- Củng cố kể một câu chuyện ( mẩu chuyện ) đã nghe hay đã đọc ca ngợi hoà bình,
chống chiến tranh.
-Trao đổi được với các bạn về ND , ý nghĩa câu chuyện ( mẩu chuyện ).
-Giáo dục HS đoàn kết thiếu nhi các nước trên thế giới.
*Điều chỉnh: Không dạy bài kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
II . Đồ dùng:
- GV : Sách, báo , truyện gắn với chủ điểm hoà bình .
III.Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động

- CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi hoặc hát một bài .
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
2. Xác định y/c:
-Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn đọc đề bài, gạch chân dưới những từ
ngữ cần lưu ý, gợi ý trong SGK để tìm câu chuyện phù hợp kể.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

* Kể trong nhóm
- NT cho các bạn lần lượt giới thiệu câu chuyện mình kể.
- Cá nhân lần lượt kể trong nhóm.
- Cả nhóm nêu câu hỏi, nhận xét, đánh giá.
- Chọn bạn kể hay nhất thi kể trước lớp.
* Kể trước lớp:


- Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi kể chuyện.
- Đại diện mỗi nhóm thi kể chuyện.
- Cả lớp đặt câu hỏi yêu cầu bạn nêu ý nghĩa câu chuyện sau khi kể.
- Bình chọn bạn kể chuyện hay, hấp dẫn.
- GV nhận xét chung.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Về nhà kể lại câu chuyện cho bố mẹ và người thân nghe.
4


**********************************************************
Thứ ba: 26/9/2017
TOÁN:
HÉC-TA
I. Mục tiêu:
- HS biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc-ta.
- Biết quan hệ giữa héc-ta và mét vuông.
- HS chuyển đổi các đơn vị đo diện tích (trong mối quan hệ với héc-ta). - HS có ý thức
trình bày bài sạch đẹp khoa học.
Làm bài 1 a ( 2dòng đầu), 1b (cột đầu) bài 2.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động. - Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng
cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
* Bài mới:
Giới thiệu đơn vị đo diện tích Héc- ta:
- Một số HS nhắc lại những đơn vị đo diện tích đã học.

- Cùng trao đổi để nắm được:
- 1 hec-ta bằng 1 héc-tô-mét vuông và kí hiệu là ha.
1hm2 bằng bao nhiêu mét vuông? 1 héc-ta bằng bao nhiêu mét vuông?
1hm2 = 10 000m2
1ha = 10 000m2
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài tập 1:

- Làm BT.

- Chia sẻ kết quả.

- Nhóm trưởng KT, báo cáo KQ.
Bài 2:

- Cá nhân đọc.
5


- Trao đổi, chia sẻ cách làm sau đó làm bài.

- Thống nhất kq, báo cáo:
Diện tích rừng Cúc Phương với đơn vị là ki-lô- mét vuông là: 22 200 ha = 222 km2
C. HĐ ỨNG DỤNG:
- Thi đua cùng bạn học thuộc bảng đơn vị đo diện tích.

*********************************************************
TẬP ĐỌC :
TÁC PHẨM CỦA SI-LE VÀ TÊN PHÁT XÍT

I. Mục tiêu:
- Đọc đúng các tên người nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
- Hiểu ý nghĩa: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học
sâu sắc. (TL được các câu hỏi 1,2.3)
- GDHS yêu chuộng hoà bình.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

 Khởi động:

- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp chơi trò chơi.
- Nghe GV nêu mục tiêu bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Quan sát tranh trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ gì?
- Em và bạn chia sẻ câu trả lời của mình, nghe góp ý, bổ sung, chỉnh sửa (nếu có)
Việc 1: Nhóm trưởng mời các bạn nêu ý kiến của mình, nếu có ý kiến khác
biệt thì đề nghị giải thích rõ tại sao, nhóm trưởng cho các bạn thống nhất ý kiến.
Việc 2: Tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo.
Nghe cô giáo giới thiệu bài.
2. Luyện đọc:
- 1 HS giỏi đọc toàn bài.
- Thảo luận nhóm đôi, chia đoạn. ( 3đoạn)

- Chia sẻ với các bạn về ý kiến của nhóm mình.
- Một số nhóm nêu cách chia đoạn.
6



- Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm luyện đọc, phát hiện từ khó, câu dài
cùng giúp nhau đọc. ( GV theo dõi, giúp đỡ)
Si-le, Pa-ri, Hít-le, Vin-hem Ten, Mét-xi-na, Oóc-lê-ăng
- Một số nhóm đọc trước lớp, nhóm khác lắng nghe, bổ sung.
- Cả lớp nghe GV đọc mẫu bài.
3. Tìm hiểu nội dung.
Việc 1: Từng bạn đọc thầm và trả lời các câu hỏi và ghi ra nháp ý trả lời của

mình, Viết xong, em chủ động chia sẻ câu trả lời của mình cho bạn bên cạnh để bạn có
ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung nếu thiếu.

Việc 2: Em và bạn đổi vai hỏi và trả lời

Việc 3: Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý nghe, đánh
giá và bổ sung cho mình.
Việc 4: Nhóm trưởng cho các bạn nêu nội dung bài.
Việc 5: Nhóm trưởng, đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và
báo cáo cô giáo.

 Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ về các câu hỏi trong bài.
* Báo cáo với cô giáo kết quả. Nghe GV nhận xét, kết luận ND
Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh, biết phân biệt người Đức với bọn phát xít Đức
và dạy cho tên sĩ quan phát xít hống hách một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay
4. Luyện đọc diễn cảm:

- Chia sẻ với bạn về cách đọc tốt bài tập đọc. ? Để đọc tốt bài này ta
cần đọc như thế nào?
- Nghe GV HD cách đọc bài.
- Nghe G đọc mẫu đoạn hội thoại “Lão thích …đến hết”.

- Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc.
7


- Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc ( Đại diện một số
nhóm đọc). Lớp nghe bình chọn cá nhân, nhóm thể hiện tốt nhất.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DUNG:

- Về nhà cùng bạn thi đọc tốt bài tập đọc.
*********************************************************
CHÍNH TẢ:
(Nhớ viết)
Ê-MI-LI,CON. . .
I. Mục tiêu: - HS nhớ – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thơ tự do .
- Nhận biết được tiếng ưa, ươ và cách ghi dấu thanh theo BT2 ; Tìm được tiếng chứa
ưa, ươ thích hợp trong 2, 3 câu thành ngữ, tục ngữ ở BT3. HS KG làm đầy đủ được bài
tập 3, hiểu được nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ.
- HS có ý thức viết rèn chữ, viết rõ ràng, đánh dấu thanh đúng vị trí và giữ vở sạch
đẹp.
II. Chuẩn bị:: - Bảng phụ. HS: Vở bài tập Tiếng Việt.
II. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

 Khởi động:

- CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi.
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
 Tìm hiểu bài:

- Cá nhân nghe đọc bài CT, chọn và viết các từ khó hay viết sai.

- Đổi chéo bài kiểm tra.
- Trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài.
- Trao đổi theo cặp kết quả trả lời câu hỏi vừa tìm được.
- Đại diện 1- 2 nhóm trả lời câu hỏi trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.

- Nhớ, viết bài.
- Tự dò bài, soát lỗi.
 .Làm bài tập: Bài 2:

8


- Cá nhân làm bài tập 2: gạch dưới các tiếng có chứ ưa, ươ ở hai khổ thơ.
Nhận xét về cách ghi dấu thanh trong mỗi tiếng em vừa tìm được.

- Đổi chéo bài kiểm tra kết quả, hỏi quy tắc ghi dấu thanh.
Đại diện 1- 2 nhóm đọc bài làm - Các nhóm khác chia sẻ bổ sung.
Bài tập 3: - Cá nhân làm bài.
- Đổi chéo bài KT.
- Nhóm trưởng KT, báo cáo.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
- Về nhà cùng bạn thi đua tìm các tiếng chứa vần ưa, ươ cùng trao đổi cách đặt
dấu thanh đúng.
************************************************************

Kĩ thuật:

CHUẨN BỊ NẤU ĂN


I/ Mục tiêu:
- Nêu được tên những công việc chuẩn bị nấu ăn.
- Biết cách thực hiện một số công việc nấu ăn. Có thể sơ chế được một số
thực phẩm đơn giản, thông thường phù hợp với gia đình.
- Biết liên hệ với việc chuẩn bị nấu ăn ở gia đình.
II/ Tài liệu và phương tiện :
Giáo viên:
- SGK, SGV
- Tranh ảnh một số loại dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình
Học sinh:
- SGK, một số dụng cụ nấu ăn...
III/ Tiến trình:

9


-

Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi.

1. Hoạt động cơ bản:
1. Nghe giới thiệu bài
2. Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
-

GV hướng dẫn đọc nội dung SGK và đặt câu hỏi:

+ Nêu tên các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn?
- GV tóm tắt lại một số công việc chuẩn bị nấu ăn.
2. Hoạt động thực hành:

1. Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn
a.Tìm hiểu cách chọn thực phẩm
-

đọc nội dung mục 1 và quan sát hình 1 để trả lời câu hỏi:

+ Mục đích, yêu cầu của việc chọn thực phẩm?
+ Cách chọn thực phẩm nhằm đủ lượng, đủ chất dinh dưỡng?
+ Nêu cách chọn một loại thực phẩm à em biết? ( Rau, củ, quả...)
-

cách chọn một số loại thực phẩm thông thường như: tôm cá thịt,

một số loại rau...
b. Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm.
-

: Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

+ Mục đích của việc sơ chế thực phẩm?
+ Cách tiến hành sơ chế một loại thực phẩm mà em biết? ( Rau, thịt...)
- Yêu cầu HS quan sát hình 2 SGK và nêu cách sơ chế thực phẩm trong tranh.
- GV nhận xét, nêu tóm tắt về các công việc chuẩn bị nấu ăn, cách chọn thực phẩm,
sơ chế thực phẩm.
- Cho HS đọc ghi nhớ SGK
- HS trả lời các câu hỏi cuối bài
. 2. Nhận xét, đánh giá
-

nhận xét theo nhóm

10


- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau.
2. Hoạt động ứng dụng:
- Tìm hiểu việc chuẩn bị nấu ăn ở gia đình mình.
**************************************************
Thứ tư: 27/9/2016
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Biết:
- Tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học. Vận dụng để
chuyển đổi, so sánh các số đo diện tích.
- Giải được các bài toán có liên quan đến số đo diện tích.
- Làm các bài tập 1a,b, BT2, 3.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập cho bạn khởi động bằng trò chơi .
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài tập 1a,b:

- Đọc y/c, làm bt.

- Chia sẻ kết quả. ( nêu các đơn vị đo DT, mối quan hệ, cách chuyển đổi)

- Nhóm trưởng KT, báo cáo KQ.
Bài 2:


- Cá nhân đọc và làm bài vào vở.

- Chia sẻ kết quả, nêu cách chuyển đổi.

Bài 4:

- Thống nhất kq, báo cáo.
- Cá nhân đọc, phân tích bài toán.
- Thảo luận trong nhóm cách làm
11


- Cá nhân làm BT
- Chia sẻ kết quả
- Nhóm trưởng KT, thống nhất kq, báo cáo.
C. HĐ ỨNG DỤNG:
- Cùng bạn học thuộc bảng đơn vị đo diện tích và nêu mqh giữa các đơn vị đo
DT
****************************************************************
TẬP LÀM VĂN :
LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I. Mục tiêu:
- Biết viết một lá đơn đúng quy định về thể thức, đủ nội dung cần thiết , trình bày lý do,
nguyện vọng rõ ràng .
- Biết cách viết một lá đơn đúng quy định về thể thức, đủ nội dung cần thiết , trình bày lý
do, nguyện vọng rõ ràng .
- Giáo dục học sinh biết cách bày tỏ nguyện vọng bằng lời lẽ mang tính thuyết phục.
II. Chuẩn bị: GV: Mẫu đơn cỡ lớn (A2) làm mẫu - cỡ nhỏ (A4) đủ số HS trong lớp
III. Hoạt động học:

A. KHỞI ĐỘNG:
- CTHĐTQ tổ chức cho lớp trò chơi học tập củng cố KT.
B HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1:

Việc 1: Đọc và trả lời câu hỏi.
Việc 2: Chia sẻ câu trả lời trong nhóm.
.
Viêc 3: NT kiểm tra, báo cáo kết quả
Việc 4: Một số nhóm cử đại diện trình bày trước lớp.
Bài tập 2:

- Đọc y/c.
- Chia sẻ hiểu biết.

- Nghe GV hướng dẫn cách viết đơn ( phần chú ý ở sgk)

12


- Cá nhân làm bài.
- Chia sẻ kết quả trong nhóm. Nhóm trưởng KT, báo cáo.
- Một số HS đọc mẫu đơn trước lớp.lớp nhận xét bổ sung.
C HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Đề xuất cùng người thân viết đơn xin tham gia vào CLB ở địa phương.
************************************************************
Thứ năm/ 28/9/2016
TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:

- Củng cố tính diện tích các hình đã học.
- Giải các bài toán liên quan đến diện tích. Hoàn thành BT 1, 2.
- GDHS tính toán cẩn thận.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập cho bạn khởi động bằng trò chơi .
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài tập 1a,b:

- Đọc y/c, phân tích và làm bt.

- Chia sẻ kết quả.

- Nhóm trưởng KT, báo cáo KQ.
Bài 2:

- Cá nhân đọc BT

- Thảo luận trong nhóm: Dạng toán gì? Cách làm...
a. Muốn tính được diện tích thửa ruộng ta cần biết kích thước nào?
b) Bài toán thuộc dạng quan hệ tỉ lệ có thể giải bằng cách nào?
+ Tìm độ dài thực ta làm thế nào ?
+ Số thóc cần tìm theo đơn vị nào?...
- Cá nhân làm BT
13



- Chia sẻ kết quả
- Nhóm trưởng KT, thống nhất kq, báo cáo.
C. HĐ ỨNG DỤNG:
- Đề xuất cùng người thân làm một bài toán về tính diện tích.

*****************************************************************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU :
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HỮU NGHỊ - HỢP TÁC
I. Mục tiêu
- Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp
theo yêu cầu của BT1, 2
- HS biết đặt câu với 1 từ, 1 thành ngữ đã học theo yêu cầu BT3.
- HS có ý thức đoàn kết, hữu nghị, hợp tác.
* Điều chỉnh: Không làm bài tập 4.
II. Chuẩn bị: Từ điển TV, bảng phụ.
III. Hoạt động học:
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

 Khởi động:
- CTHĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe Giáo viên giới thiệu bài học, nêu mục tiêu.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài tập 1:
Việc 1:

- Cá nhân đọc BT, nắm y/c, tự làm bài.
Việc 2:
- Chia sẻ với bạn kết quả.( có thể sử dụng từ điển TV để hiểu nghĩa từ)
Việc 3:


- Nhóm trưởng KT
- Trưởng ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả:
Bài tập 2:
Việc 1:

- Cá nhân đọc bài.

- Thảo luận trong nhóm, thống nhất cách xếp từ:

Việc 2:
14


- Nhóm trưởng KT, báo cáo.
- Ban học tập cho các nhóm trình bày kq, báo cáo
a) hợp có nghĩa là "gộp lại": hợp tác, hợp nhất, hợp lực
b) hợp có nghĩa là " đúng với yêu cầu, đòi hỏi..nào đó":
hợp tình, phù hợp, hợp
thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp
Bài tập 3: - Cá nhân đọc BT.Đặt câu theo y/c.
- Chia sẻ kq trong nhóm.
- Đại diện một số H đọc bài trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung.
C.HĐ ỨNG DỤNG: - Về nhà cùng bạn thi đua nhắc lại một số từ về chủ đề hữu nghịhợp tác..
Ôn luyện toán:
Bài tuần 6
Làm bài tập 1,2,3,4,5,6 ,7,8 trang 32,33,34
*****************************************************************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP: TỪ TRÁI NGHĨA VÀ TỪ ĐỒNG ÂM
I. Mục tiêu:Giúp HS

- Củng cố khái niệm về từ đồng âm.
- Rèn luyện kĩ năng nhận biết và cách sử dụng từ đồng âm trong làm bài cũng như
thực tế cuộc sống .
*Giúp HSY nắm được nghĩa của từ đồng âm.
- Giáo dục HS có ý thức học tập, phân biệt nghĩa các từ đồng âm.
*Điều chỉnh: Không dạy bài Dùng từ đồng âm để chơi chữ
II. Chuẩn bị Bảng phụ, VBT.
III. Hoạt động học:
A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

 Khởi động:
- CTHĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe Giáo viên giới thiệu bài học, nêu mục tiêu.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

HĐ 1:Củng cố KT về từ đồng âm:

- Nhóm trưởng điều hành, tổ chức cho các thành viên nhắc lại K/N về từ
đồng âm.
- Trưởng ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả, báo cáo GV.
HĐ 2: Luyện tập:
Bài tập 1: Tìm từ đồng âm trong mỗi câu câu sau và cho biết nghĩa của mỗi từ.
a.Bác(1) bác(2) trứng.
b.Tôi(1) tôi(2) vôi.
c.Bà ta đang la(1) con la(2).
d.Mẹ tôi trút giá(1) vào rổ rồi để lên giá(2) bếp
- Cá nhân đọc bài, làm BT.
15



- Chia sẻ bài làm.
- Nhóm trưởng KT, báo cáo.
Bài tập 2: Đặt câu để phân biệt từ đồng âm : đỏ, lợi, mai, đánh.
(Tương tự BT1)
Bài tập 3: Cặp từ in đậm nào dưới đây là từ đồng âm?
a) cửa phòng- cửa sông
b) trong phòng- nước trong
c) mũi thâm tím- mũi thuyền
- Cá nhân đọc và làm BT.
- Thảo luận trong nhóm
- Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác phản biện, chất vấn.
C.HĐ ỨNG DỤNG:
- Về nhà cùng bạn thi đua tìm một số từ đồng âm và nêu nghĩa của các từ đó.
*********************************************
HĐNGLL:
EM YÊU TRƯỜNG EM
I.Mục tiêu : Sau bài học, HS:
- Hát thuộc bài hát Em yêu trường em theo điệu hò hụi Cảnh Dương.
-Hát đúng giai điệu và rõ lời ca, biết kết hợp gõ đệm khi hát. Hát được theo cách
hát lĩnh xướng và hòa giọng.
- Yêu mái trường, thầy cô và bạn bè, góp phần xây dựng trường lớp xanh-sạchđẹp, thân thiện.
* HScó thể đặt lời mới cho làn điệu này
II. Chuẩn bị: - Nhạc cụ, tranh ảnh, tài liệu GD địa phương...
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động

- CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi hoặc hát một bài .
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
2. Học hát::


- Nghe GV giới thiệu về Cảnh Dương và hò hụi Cảnh Dương. HS quan sát
tranh ảnh và nghe hát.

- Học hát theo HD

3. Hát kết hợp gõ đệm:
- Dựa trên giai điệu bài hát tìm cách gõ đệm.
16


- Tập lĩnh xướng, hòa âm
- Luyện hát kết hợp gõ đệm theo nhóm, cá nhân…
- Hát kết hợp vận động đơn giản.
- Tập biểu diễn.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
- Ban văn nghệ tổ chức cho cá nhân hoặc các nhóm thi biểu diễn.
- Nghe một số bài hát theo điệu hò hụi Cảnh Dương.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Về nhà hát kết hợp biểu diễn cho người thân nghe; sưu tầm các bài hát dân ca của quê
hương.
************************************************************
Thứ sáu/ 29/9/2017
TOÁN :
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu: Biết
- So sánh các phân số, tính giá trị biểu thức với phân số.
- Giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
(HS làm được bài 1, 2(a, d), 4.
- Giáo dục hs cẩn thận trong tính toán và trình bày .

II. Chuẩn bị: Bảng phụ.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
* Khởi động.- Trưởng ban học tập cho bạn khởi động bằng trò chơi củng cố KT cũ.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài tập 1: Viết các phân só sau theo thứ tự từ bé đến lớn:

- Đọc và làm BT
- Chia sẻ kết quả.

- Nhóm trưởng KT, báo cáo KQ.
Bài 2a,d: Tính

- Cá nhân đọc BT.

- Thảo luận cách làm (tính giá trị biểu thức với phân số)
- Cá nhân làm BT.
- Chia sẻ kết quả ( nêu cách thực hiện).
Bài tập 4:
17


- Cá nhân đọc BT

- Thảo luận trong nhóm: Dạng toán gì? Các bước thực hiện

- Cá nhân làm BT
- Chia sẻ kết quả

- Nhóm trưởng KT, thống nhất kq, báo cáo.
C. HĐ ỨNG DỤNG:
- Đề xuất cùng bạn viết một vài phép tính về PS và thực hiện tính
****************************************************************
TẬP LÀM VĂN:
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu
- Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn trích (BT1)
- Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả cảnh sông nước (BT2)
- Tập diễn đạt trọn vẹn những điều quan sát, ghi lại bằng lời .
II. Chuẩn bị : Bảng phụ - VBT.
III. Hoạt động học:
A. KHỞI ĐỘNG:
- CTHĐTQ tổ chức cho lớp trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe G giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học.
B HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
Bài tập 1:

Việc 1: Đọc và trả lời câu hỏi.
Việc 2: Chia sẻ câu trả lời trong nhóm.
.
Viêc 3: NT kiểm tra, báo cáo kết quả
Việc 4: Một số nhóm cử đại diện trình bày trước lớp.
Bài tập 2:

- Đọc y/c.
- Chia sẻ những điều em quan sát được.

18



- Cá nhân làm bài.
- Chia sẻ kết quả trong nhóm. Nhóm trưởng KT, báo cáo.
- Một số HS đọc dàn ý trước lớp. Lớp nhận xét bổ sung.
C HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Về nhà cùng bạn tìm đọc những đoạn văn miêu tả cảnh sông nước hay.
*******************************************************************
Đạo đức:
CÓ CHÍ THÌ NÊN ( T2)
I, MỤC TIÊU:
-Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí
-Biết được người có ý chí có thể vượt qua được mọi khó khăn trong cuộc sống
-Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc
sống để trở thành người có ích cho gia đình, cho xã hội
*Các KNS được giáo dục trong bài:
+Kĩ năng tư duy phê phán
+Kĩ năng đặt mục tiêu vượt lên khó khăn trong cuộc sống và trong học tập
*THBM: HS biết được hậu quả của tai nạn bom mình
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- HS: Vở bài tập đạo đức 5.
- GV : Phiếu bài tập
III, CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
* Khởi động:
CTHĐTQ điều hành lớp,hát .
B: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:
*Hoạt động 1: Noi theo gương sáng
Việc 1:HS kể một tấm gương vượt khó trong cuộc sống và học
tập xung quanh hoặc HS biết qua sách,báo, ti vi
Việc 2:Các nhóm thảo luận

+Khi gặp khó khăn trong học tập các bạn đó đã làm gì?
+Thê nào là vượt khó trong học tập và trong cuộc sống?
+Vượt khó trong học tập và trong cuộc sống giúp ta điều gì?
- Việc 3: Đại diện nhóm trình bày- Các nhóm nhận xét bổ sung
GV kể cho HS nghe một câu chuyện về tấm gương vượt khó
*Hoạt động 2: Lá lành đùm lá rách

Việc 1: Yêu cầu HS thảo luận đưa ra những thuận lợi và khó khăn của mình
Việc 2: Các bạn trong nhóm trao đổi những việc có thể giúp bạn
19


Việc 3: Yêu cầu đại diện nhóm lên báo cáo kết quả

CTHĐTQ lên điều hành các nhóm chia sẻ kết quả với nhau.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 3: Trò chơi đúng sai

-Việc 1: HS từng đôi một kể những khó khăn trong cuộc sống và trong học tập mà các
em gặp phải
-Việc 2: Đại diện 1-2 nhóm lên nêu khó khăn mà nhóm mình có
-Việc 3: Thảo luận nhóm 4 nêu cách giải quyết khó khăn
-Việc 4: Đại diện nhóm trình bày-nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương.
C HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:

Tìm hiểu những tấm gương vượt khó xung quanh các em
*****************************************************
Luyện Tiếng Việt:


ÔN LUYỆN TUẦN 6

I. Mục tiêu:
- HS hiểu và cảm nhận được nội dung câu chuyện Vua Lê Đại Hành giữ nước
- Phân biệt được vần ươ/ ưa
- Hiểu được từ đồng âm.
II. Chuẩn bị: Tài liệu Em tự ôn luyện Tiếng Việt
III. Hoạt động học: Nhất trí như tài liệu Em tự ôn luyện Tiếng Việt
********************************************************
GDTT:
SINH HOẠT ĐỘI
I/ Mục tiêu:
- Giúp HS biết được ưu khuyết điểm của mình trong tuần; phát huy ưu điểm và khắc
phục khuyết điểm.
- Rèn kĩ năng phê bình và tự phê bình, có ý thức xây dựng tập thể.
- Biết được công tác của tuần đến.
- Giáo dục HS ý thức chấp hành nội quy nhà trường, tính tự giác, lòng tự trọng
II/ Hoạt động trên lớp:
1/ Khởi động :
- Hát tập thể một bài hát
1. Các phân đội họp kiểm điểm các hoạt động trong tuần.
2. Chi đội trưởng điều khiển :

20


- Các phân đội báo cáo kết quả xét thi đua ở phân đội.
- Chi đội trưởng tổng hợp những trường hợp vi phạm và những việc tốt cụ thể.
3. Chị phụ trách rút ra ưu, khuyết điểm chính:
+ Ưu điểm :

- Thực hiện đúng nề nếp theo quy định.
- Học sinh có đủ dụng cụ phục vụ học tập.
- Vệ sinh lớp, vệ sinh khu vực sạch sẽ.
- Đảm bảo sĩ số, tác phong đội viên thực hiện tốt.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông.
- Thực hiện tốt an toàn sông nước
+ Tồn tại :
- Một số em còn nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học, chưa nghiêm túc trong
giờ học.
- Một số em chưa tự giác làm vệ sinh ở khu vực chuyên.
- Thực hiện chương trình tuần 7
- Tiếp tục củng cố nề nếp học tập
- Vệ sinh lớp, vệ sinh khu vực sạch sẽ.
- Đảm bảo sĩ số,tác phong đội viên thực hiện tốt.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông.
- Thực hiện tốt an toàn sông nước

21



×