Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

bài tập ôn tập chương 3 và chương 4 hóa 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.59 KB, 4 trang )

ÔN TẬP CHƯƠNG 3 VÀ CHƯƠNG 4 ĐỀ 341
Câu 1: Tơ nilon - 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
A. HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH.
B. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2.
C. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH và H2N-(CH2)6-NH2. D. H2N-(CH2)5-COOH và H2N-(CH2)6-NH2.
Câu 2: Thủy phân hoàn toàn peptit sau :
H2N - CH2- CO - NH - CH - CO - NH - CH - CO - NH - CH2- COOH
CH2COOH

CH2- C6H 5

thu được bao nhiêu aminoaxit? A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 3: C7H9N có mấy đồng phân amin chứa vòng benzen? A. 4.B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 4: Bậc của amin phụ thuộc vào
A. số nguyên tử H trong NH3 đã được thay bằng gốc hidro cacbon. B. hóa trị của nitơ .
C. số nhóm –NH2 .
D. bậc của nguyên tử cacbon mang nhóm -NH2.
Câu 5: Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng . . . . .(1)…...monome . . .
. .(2) . . .
A. (1) trùng ngưng; (2) CH3COOCH=CH2.
B. (1) trùng hợp; (2) CH3COOC(CH3)=CH2.
C. (1) trùng hợp; (2) CH2=C(CH3)COOCH3.
D. (1) trùng hợp; (2) CH2=CHCOOCH3.
Câu 6: Số đồng phân tripeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 2 phân tử alanin là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 6.
Câu 7: Để trung hòa 30 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 11,25% cần dùng 75ml dung dịch HCl
1M. Công thức phân tử của X là
A. C3H5N.


B. C2H7N.
C. C3H7N.
D. CH5N
Câu 8: Để phân biệt: phenol, anilin, benzen, stiren, người ta sử dụng lần lượt các thuốc thử là
A. dung dịch brôm, quỳ tím.
B. dung dịch HCl, quỳ tím.
C. quỳ tím, dung dịch brôm.
D. dung dịch NaOH, dung dịch brôm.
Câu 9: Sắp xếp nào sau đây về tính bazơ là đúng?
A. C6H5NH2>CH3NH2> NH3
B. C2H5NH2< CH3NH2C. C6H5NH2D. CH3NH2> NH3> C2H5NH2
Câu 10: Chất nào sau không có tính lưỡng tính?
A. Axit glutamic.
B. Etylamin.
C. Glyxin.
D. Alanin.
Câu 11: Gọi tên CTCT sau theo danh pháp thay thế: CH3CH2CH(NH2)COOH.
A. Axit 2- aminopropionic.
B. Axit 3-aminobutiric.
C. Axit 2- aminobutiric.
D. Axit 2-aminobutanoic.
Câu 12: Chọn phát biểu đúng?
A. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
B. Đipeptit là những phân tử chứa hai liên kết peptit.
C. Dung dịch của tất cả các amino axit đều không làm quỳ tím đổi màu.
D. Dung dịch lysin làm quỳ tím hóa xanh.
Câu 13: Khi thuỷ phân 1000g protein A thu được 277,68g alanin. Nếu phân tử khối của A là 50.000, thì số mắt xích
alanin trong phân tử A là bao nhiêu? A. 381.

B. 138.
C. 156.
D. 382.
Câu 14: Cho 20,65 g hỗn hợp X gồm 3 amin: propylamin, etylmetylamin, trimetylamin tác dụng vừa đủ với V
lit dung dịch HCl 0,4M. Giá trị của V là: A. 0,875 lit. B. 1,5 lit. C. 1,20 lit. D. 1,75 lit.
Câu 15: Trung hòa hòan tòan 24 gam một amin no (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo
ra 53,2 gam muối. Amin có công thức là
A. H2NCH2CH2CH2NH2.
B. H2NCH2CH2CH2CH2NH2.
C. H2NCH2CH2NH2.
D. CH3CH2CH2NH2.
Câu 16: Dung dịch etylamin không phản ứng được với
A. dung dịch HCl. B. dung dịch CH3COOH.
C. dung dịch NaOH.
D. dung dịch H2SO4.
Câu 17: Dựa theo phương pháp tổng hợp thì trong bốn loại dưới đây, polime nào cùng loại polime với cao su
buna? A. Poli(etylen terephtatat).
B. tơ nilon-6,6. C. poli caproamit.
D. Tơ nitron.
Câu 18: Một α- amino axit X chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 32,04 gam X tác dụng với HCl dư
thu được 45,18gam muối. Công thức của X là:
A. H2N-CH2-COOH.
B. CH3-CH(NH2)-COOH.
C. H2N-CH2-CH2-COOH. D. H2N-(CH2)3-COOH.


Câu 19: Đốt cháy một amin no đơn chức mạch hở X thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol 8:11. CTPT của X là
A. CH5N
B. C2H7N
C. C3H9N

D. C4H11N
Câu 20: Alanin và anilin đều phản ứng được với
A. NaOH.
B. HCl.
C. dung dịch Br2.
D. dung dịch KOH.
Câu 21: Đun 200ml dung dịch một aminoaxit X 0,2M vừa đủ với 160ml dung dịch NaOH 0,25M. Cô cạn dung
dịch sau phản ứng thu được 5 gam muối khan. Mặt khác,150 gam dung dịch aminoaxit trên có nồng độ 20,6% tác
dụng vừa đủ với 600ml dung dịch HCl 0,5M. Công thức phân tử của aminoaxit X là:
A. C2H5NO2.
B. C4H9NO4.
C. C3H7NO2.
D. C4H9NO2.
Câu 22: Khi thủy phân hoàn toàn 45,3 gam một peptit X thu được 53,4 gam alanin (amino axit duy nhất). X là : A.
đipeptit.
B. tetrapeptit. C. tripeptit.
D. pentapeptit.
Câu 23: Điền từ thích hợp vào các chỗ trống trong định nghĩa sau: “polime là những hợp chất hữu cơ có phân tử
khối . . . . .(1) . . . . . do nhiều đơn vị cơ sở gọi là . . . . . (2) . . . . . liên kết với nhau tạo nên”.
A. (1) rất lớn, (2) monome.
B. (1) rất lớn, (2) mắt xích.
C. (1) lớn, (2) mắt xích.
D. (1) trung bình, (2) monome.
+HCl
+ NaOH
Câu 24: Cho dãy chuyển hoá sau: Glyxin 
→ Z →
X . Vậy X là
A. ClH3NCH2COONa.
B. H2NCH2COONa.

C. ClH3NCH2COOH.
D. N2NCH2COOH.
Câu 25: C4H11N có mấy đồng phân amin bậc 1?
A. 4
B. 2
C. 8
D. 6
-------------------------------------------------------- HẾT ---------ÔN TẬP CHƯƠNG 3 VÀ CHƯƠNG 4 ĐỀ 342
Câu 1: Axit α -aminopropionic tác dụng được với tất cả các chất nào trong dãy sau đây?
A. Na, dd HCl,dd Na2SO4, C2H5OH(có mặt khí HCl). B. Na, dd HCl,dd NaOH, C2H5OH(có mặt khí HCl).
C. Na, dd NaOH,dd Na2SO4, C2H5OH(có mặt khí HCl). D. Cu, dd NaOH,dd HCl, C2H5OH(có mặt khí HCl).
Câu 2: Hợp chất CH3–NH–CH2CH3
có tên gọi đúng là
A. metyletylamin.
B. N-etylmetanamin.
C. đimetylamin.
D. etylmetylamin.
Câu 3: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?
A. Lysin.
B. Alanin.
C. Glyxin.
D. Valin.
Câu 4: Cho 3,21g X là amin đơn chức, phản ứng vừa đủ với 30ml dung dịch HCl 1M. Tìm CTPT của X?
A. C8H9-NH2.
B. C7H7NH2.
C. C5H11-NH2.
D. C6H5NH2.
Câu 5: Cho 22,25 gam α -aminoaxit X (có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH) phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH
thu được 27,75 gam muối, X có công thức là
A. H2NC4H8COOH.

B. H2NC3H6COOH.
C. H2NC2H4COOH.
D. H2NCH2COOH.
Câu 6: Số đồng phân tripeptit có chứa gốc của cả glyxin và alanin là
A. 5.
B. 3.
C. 6.
D. 4.
Câu 7: Trong các tên gọi sau đây, tên gọi nào không đúng với chất CH3–CH(NH2)–COOH?
A. Valin. B. Axit α–aminopropionic. C. Alanin.
D. Axit 2–aminopropanoic.
Câu 8: Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dd NaOH (dư), thu được dd
Y chứa (m+24,2) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dd HCl dư, thu được dd Z chứa
(m+29,2) gam muối. Giá trị của m là: A. 68,3.
B. 83,8.
C. 94,64.
D. 88,6.
Câu 9: Tripeptit là hợp chất
A. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit.
B. có 3 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit giống nhau.
C. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit.
D. có 3 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit.

Câu 10: Sắp xếp các hợp chất sau theo thứ tự giảm dần tính bazơ:
(1)C6H5-NH2; (2)C2H5-NH2; (3)C6H5CH2 NH2; (4)(C2H5)2NH; (5)NaOH; (6)NH3.
A. (5)>(4)>(2)>(6)>(3)>(1).
B. (5)>(4)>(2)>(6)>(1)>(3).
C. (1)>(3)>(5)>(4)>(2)>(6).
D. (5)>(3)>(1)>(6)>(4)>(2).
Câu 11: Khối lượng của một đoạn mạch tơ nitron là 654974 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nitron nêu

trên là: A. 6179.
B. 49432.
C. 24716.
D. 12358.
Câu 12: Trong các chất sau, chất nào vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch
NaOH? A. CH3NH2.
B. C6H5NH2. C. CH3COOH. D. H2NCH2COOH.
Câu 13: Cho dãy các chất: C6H5OH(phenol), C6H5NH2(anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2.
Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là: A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 5.


Câu 14: Khi thủy phân hoàn toàn 24 gam một peptit X thu được 26,7 gam alanin (amino axit duy nhất). X là
A. đipeptit.
B. pentapeptit.
C. tetrapeptit.
D. tripeptit.
Câu 15: Alanin và anilin đều phản ứng được với
A. HCl.
B. dung dịch C2H5OH.
C. NaOH.
D. dung dịch Br2.
Câu 16: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo amin bậc 2 có cùng công thức phân tử C3H9N?
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.
Câu 17: Cho dãy các chất: phenol, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat, etanol. Số chất trong dãy phản ứng

được với NaOH (trong dung dịch) là: A. 1.
B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ, thu được 0,6 mol hỗn hợp Y gồm
khí và hơi. Cho 6,9 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, số mol HCl phản ứng là
A. 0,3 mol.
B. 0,2 mol.
C. 0,12 mol.
D. 0,24 mol.
Câu 19: Trung hòa hoàn toàn 7,2 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra
15,96 gam muối. Amin có công thức là: A. H2NCH2CH2CH2NH2. B. H2NCH2CH2NH2.
C. H2NCH2CH2CH2CH2NH2.
D. CH3CH2CH2NH2.
Câu 20: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2?
A. NaOH.
B. HCl.
C. CH3OH.
D. NaCl.
Câu 21: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc ?
A. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH.
B. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2.
C. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3.
D. (CH3)3COH và (CH3)3CHNH2.
Câu 22: Cho m gam alanin vào 250 ml dd NaOH 1M (dư) thu được dd X . Để tác dụng hết với các chất trong X cần
dùng 380ml dung dịch HCl 1M. m có giá trị là: A. 8,9g.
B. 17,8g.
C. 13,35g.
D. 11,57g.
Câu 23: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?
A. poliacrilonitrin.
B. poli(metyl metacrylat).

C. poli(etylen terephtalat).
D. polistiren.
Câu 24: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 45,568 gam Ala, 51,2
gam Ala-Ala và 44,352 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
A. 186,74.
B. 130,464.
C. 158,675.
D. 132,876.
Câu 25: Tơ nilon - 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
A. H2N-(CH2)5-COOH.
B. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2.
C. HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH.
D. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH.
---------------------------------------------------------- HẾT ---------ÔN TẬP CHƯƠNG 3 VÀ CHƯƠNG 4 ĐỀ 343
Câu 1: chất nào sau đây là amino axit?
A. glyxin.
B. anilin
C. metylamin.
D. etylamin.
Câu 2: Tơ nilon - 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
A. H2N-(CH2)6-COOH và HOOC-(CH2)4-COOH B. HOOC-(CH2)6-COOH và H2N-(CH2)4-NH2.
C. HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH.
D. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2.
Câu 3: Amin no đơn chức mạch hở có công thức chung là:
A. CnH2n+3N (n≥ 1).
B. CnH2n+3NH2 (n≥ 1).
C. CnH2n-1NH2 (n≥ 1).
D. CnH2n-1N (n≥ 1).
Câu 4: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-N là:
A. buta-1,3-đien và metylamin.

B. buta-1,3-đien và acrilonitrin.
C. buta-1,3-đien và stiren.
D. isopren và vinyl xianua.
Câu 5: Cho các chất sau: alanin, glyxin, valin, axit glutamic, lysin. Có mấy chất có tính lưỡng tính?
A. 5.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 6: Số đồng phân tripeptit tạo thành từ 1 gốc glyxin và 2 gốc alanin là
A. 6.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Câu 7: Để phân biệt 3 dung dịch glyxin, lysin, axit glutamic chỉ cần dùng một thuốc thử là:
A. dd NaOH.
B. quỳ tím.
C. Natri kim loại.
D. dd HCl.
Câu 8: Trung hòa 14,685 g axit α-aminopropionic (alanin) bằng dung dịch NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng
thu được muối có khối lượng là
A. 16,65 gam.
B. 14,158 gam.
C. 18,315 gam.
D. 20 gam.
Câu 9: Sắp xếp nào sau đây về tính bazơ là đúng?
A. CH3NH2> NH3> C2H5NH2
B. C6H5NH2C. C2H5NH2< CH3NH2D. C6H5NH2>CH3NH2> NH3
Câu 10: Chất nào trong các chất sau đây tham gia được phản ứng trùng ngưng?



A. Buta-1,3-đien.
B. Anilin.
C. Vinyl xianua.
D. Axit ε -aminocaproic.
Câu 11: Cho các dung dịch sau: alanin, glyxin, valin, axit glutamic, lysin. Có mấy dung dịch không làm đổi màu
quỳ tím
A. 2.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Câu 12: Khi cho 23,25g anilin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì khối lượng muối thu được là
A. 34,245 gam.
B. 25,892 gam.
C. 29,187 gam.
D. 32,375 gam.
Câu 13: X và Y lần lượt là tripeptit và tetrapeptit tạo thành từ 1 loại aminoaxit no mạch hở có 1 nhóm NH 2 và 1
nhóm COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol Y thu được CO 2, H2O, N2 trong đó tổng khối lượng CO2 và H2O là
71,7g. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol X cần bao nhiêu mol O 2 ?
A. 0,5625 mol.
B. 1,344 mol.
C. 1,0125 mol.
D. 0,84 mol.
Câu 14: Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dd NaOH (dư), thu được
dd Y chứa (m+37,4) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dd HCl dư, thu được dd Z
chứa (m+40,15) gam muối. Giá trị của m là : A. 168,3.
B. 132,7.
C. 123,8.
D. 134,64.

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn một amin no đơn chức mạch hở X, thu được 3,9424 lít CO 2 (đktc) và 0,4928 lít N2
(đktc). Công thức phân tử của X là:
A. C4H11N.
B. C4H9N.
C. C2H7N.
D. C3H9N.
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 amin X, Y, Z bằng một lượng không khí vừa đủ (giả sử oxi chiếm
một phần năm thể tích không khí, còn lại là nitơ) thu được 29,04g CO 2, 20,79g H2O và 114,576 lít N2 (đktc). Tính
m?. A. 14,85 g.
B. 13,12 g.
C. 15,52g.
D. 16,25 g.
Câu 17: Cho các phát biểu sau, có mấy phát biểu đúng?
1. Dung dịch của tất cả các amino axit đều không làm quỳ tím đổi màu.
2. Đipeptit là những phân tử chứa hai liên kết peptit.
3. Alanin và anilin đều phản ứng được với dung dịch HCl.
4. Anilin là hợp chất không có tính lưỡng tính.
5. Axit glutamic là hợp chất có tính lưỡng tính.
6. Glyxin là hợp chất có cấu tạo ion lưỡng cực.
A. 3.
B. 6.
C. 4.
D. 5.
Câu 18: chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch brom tạo kết tủa trắng?
A. etylamin.
B. glyxin.
C. alanin.
D. anilin.
Câu 19: Chất nào trong các chất sau đây tham gia được phản ứng trùng hợp?
A. Axit ε -aminocaproic. B. Vinyl xianua. C. Anilin. D. Alanin.

Câu 20: Chất nào sau đây có phản ứng màu biure ?
A. protein. B. đipeptit. C. Anilin.
D. Axit ε -aminocaproic.
Câu 21: Cho các phát biểu sau, có mấy phát biểu đúng?
1. Phân tử dipeptit có 2 liên kết peptit.
2. Phân tử tripeptit có 2 liên kết peptit.
3. Trong phân tử peptit mạch hở, số lien kết peptit bao giờ cũng bằng số gốc α -aminoaxít.
4. Trong phân tử peptit mạch hở chứa n gốc α- aminoaxít, số liên kết peptit bằng n-1.
5. Cho vài giọt phenolphtalein vào dd etylamin thấy dd có màu hồng.
6. Độ tan của amin trong nước giảm dần khi mạch cacbon trong phân tử tăng.
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 22: Để trung hòa 64,9 gam dung dịch của một amin no đơn chức mạch hở X nồng độ 20% cần dùng 220 ml
dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
A. C2H5N.
B. C2H7N.
C. C3H7N.
D. C3H9N.
Câu 23: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo amin bậc 1 mạch hở có cùng công thức phân tử C 4H11N?
A. 8.
B. 3.
C. 6.
D. 4.
Câu 24: Trong các chất dưới đây, chất nào là alanin?
A. HOOC-CH2CH(NH2)COOH
B. H2N-CH2-COOH
C. H2N-CH2-CH2-COOH
D. CH3-CH(NH2)-COOH.

Câu 25: Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có cùng CTPT C 2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dd NaOH, đun nóng thu
được dung dịch Y và 4,928 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm 2 khí (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối
với H2 bằng 13,75. Cô cạn dd Y thu được khối lượng muối khan là
A. 18,15 gam.
B. 15,73 gam.
C. 9,79 gam.
D. 15,82
gam.--------------------------------------------------------- HẾT ----------



×