Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Giáo án cô hiệp (5b) tuần 31 (năm học 2016 2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.21 KB, 20 trang )

TUẦN 31
Thứ 2 ngày 10 tháng 4 năm 2017
PHÉP TRỪ

TOÁN:
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa
biết của phép cộng, phép trừ và giải bài toán có lời văn.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:
- Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- GV giới thiệu bài mới
Ôn tên gọi, các tính chất cơ bản của phép trừ.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận về tên gọi thành phần và kết quả của
phép trừ và các t/c cơ bản của phép trừ: Một số trừ cho chính nó, trừ với 0.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Tên gọi và các tính chất cơ bản của phép trừ.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Tính rồi thử lại (Theo mẫu):
- Cá nhân thực hiện làm vào vở. Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách trừ và cách thử lại kết quả của phép trừ hai số tự nhiên, trừ hai
phân số, trừ hai số thập phân.
Bài 2: Tìm x:
a) x + 5,84 = 9,16
b) x - 0,35 = 2,55
- Cá nhân thực hiện làm vào vở. Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.


- Nhận xét và chốt: Cách tìm số hạng chưa biết; cách tìm số bị trừ.
Bài 3: Giải toán
- Cá nhân đọc và phân tích bài toán.
? Bài toán cho biết điều gì? (Đất trồng lúa 540,8ha, đất trồng hoa ít hơn 385,5ha)
? Bài toán yêu cầu làm gì? (Tính tổng diện tích trồng lúa và trồng hoa)
? Muốn tính được tổng diện tích trồng lúa và trồng hoa thì phải biết cái gì? (Phải biết diện
tích trồng của mỗi loại)
- Cá nhân thực hiện giải vào vở. Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách giải dạng toán tìm tổng của 2 số.
C. Hoạt động ứng dụng: - Vận dụng vào thực hiện giải các bài toán có liên quan.


TẬP ĐỌC:
CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.
- Hiểu ND: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc
lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
- GD HS tinh thần yêu nước, đóng góp sức mình vì sự nghiệp của dân tộc.
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:*Khởi động:
- Ban HT cho các bạn chơi trò chơi yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Luyện đọc
- Nhóm trưởng cho các bạn luyện đọc
- Luyện đọc từ khó
- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp trong nhóm, thi đọc trong nhóm và nhận

xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi đọc trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét và bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt.
*Việc 2: Thảo luận, trao đổi câu hỏi.
- Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe.
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá và
bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài.
*Chốt nội dung: Bài văn cho thấy nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng
cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng.
*Việc 3: Luyện đọc diễn cảm
Hướng dẫn đọc đoạn luyện
Cá nhân luyện đọc
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét,tuyên dương.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ với người thân về bài học.


KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Tìm và kể được một câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn.
- Biết nêu cảm nghĩ về nhân vật trong truyện.
- Rèn luyện kỹ năng nghe và kể chuyện
- Giáo dục HS đức tính đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
II.Chuẩn bị: - Một số tranh, ảnh. Bảng phụ
III. Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:
- Ban văn nghệ điều hành cả lớp hát bài hát mà các bạn yêu thích.

- Nghe GV giới thiệu mục tiêu bài học.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Tìm hiểu đề
Đề bài: Kể một việc làm tốt của bạn em
- HS đọc đề bài.
- Nhóm trưởng hướng dẫn các bạn trong nhóm đọc phần gợi ý của bài.
- Cho HS giới thiệu về câu chuyện mình sẽ kể.
- GV hướng dẫn HS kể theo thứ tự:
+ Em chọn người bạn nào đã làm việc tốt để kể.(Bạn cùng lớp hay cùng trường, cùng
làng.)
+ Em kể về việc làm tốt nào của bạn: Giúp đỡ bạn học tập tiến bộ/ Giúp đỡ người già/
Cứu bạn thoát hiểm/ Tự vượt khó vươn lên để học giỏi.
+ Bạn em đã làm việc tốt đó như thế nào? (Hoàn cảnh, tình huống dẫn đến việc làm của
bạn; suy nghĩ, hành động, lời nói cụ thể của bạn; Kết quả việc làm của ban.)
+ Trao đổi với các bạn cảm nghĩ của em về việc làm tốt của bạn em.
- Nhắc HS: Kể chuyện phải có: mở đầu, diễn biến, kết thúc và nêu được suy nghĩ của em.
*Việc 2: Kể chuyện
- Yêu cầu HS viết ra những ý chính của câu chuyện mình định kể ra giấy nháp.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm dựa vào ý chính đã viết kể cho nhau nghe
câu chuyện của mình.
- HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- HS thi kể trước lớp. Cá nhân chia sẻ suy nghĩ về nhân vật trong chuyện, hỏi bạn hoặc trả
lời bạn câu hỏi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn người kể câu chuyện hay nhất.
*Việc 3: Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận: ? Câu chuyện bạn vừa kể nói về điều gì?
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, chốt lại: Lòng yêu thương, biết giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn.
C. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.



CHÍNH TẢ: (Nghe - viết)
TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Nghe - viết đúng bài CT, không mắc quá 5 lỗi.
- Viết hoa đúng tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương, kỉ niệm chương. (BT2,
BT3a)
- HS có ý thức viết rèn chữ, viết rõ ràng và giữ gìn vở sạch đẹp.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Các hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp chơi trò: Đi chợ.
- GV giới thiệu bài học.
2. Hình thành kiến thức:
*Việc 1: Tìm hiểu về bài viết
- Cá nhân tự đọc bài viết, 1 em đọc to trước lớp.
- Chia sẻ trong nhóm về nội dung chính của bài viết và cách trình bày bài viết.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Chia sẻ với GV về cách trình bày.
*Việc 2: Viết từ khó
- Tìm từ khó viết và trao đổi cùng bạn bên cạnh.
- Luyện viết vào nháp, chia sẻ cùng GV.
B. Hoạt động thực hành
*Việc 1: Viết chính tả
- GV đọc bài viết, lưu ý cách trình bày bài viết, tư thế ngồi viết và ý thức luyện chữ viết.
- GV đọc từng cụm từ, HS nghe và viết bài vào vở.
- GV đọc chậm - HS dò bài.
*Việc 2: Làm bài tập
Bài 2: Xếp tên các huy chương, danh hiệu và giải thưởng vào dòng thích hợp. Viết lại các

tên ấy cho đúng
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, tìm các tên riêng, nêu quy tắc viết hoa.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, chốt: Quy tắc viết hoa tên các huy chương, danh hiệu, giải thưởng
Bài 3a: Viết lại tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương:
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, tìm các tên riêng, nêu quy tắc viết hoa.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, chốt: Quy tắc viết hoa tên các huy chương, danh hiệu, giải thưởng và kỉ niệm
chương.
C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ những điều đã học với người thân.


Thứ 3 ngày 11 tháng 4 năm 2017
LUYỆN TẬP

TOÁN:
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Biết vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:
- Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- GV giới thiệu bài mới
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Tính:
a)

2

3
+
3
5

7
2
1
+
12
7
12

12
5
4
17
17
17

b) 578,69 + 281,78
594,72 + 406,38 - 329,47
- Cá nhân thực hiện làm vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: + Cách cộng, trừ các phân số khác mẫu số; cách trừ các phân số có
cùng mẫu số.
+ Cách cộng hai số thập phân; cách tính giá trị biểu thức có chứa cộng, trừ các số thập
phân.
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất:

7
3
4
1
+
+
+
11
4
11
4
72
28
14
b)
99
99
99

a)

c) 69,78 + 35,97 + 30,22
d) 83,45 - 30,98 - 42,47
- Cá nhân thực hiện làm vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Các tính chất cơ bản của phép cộng: Tính chất giao hoán và tính
chất kết hợp, tính chất phân phối (một số trừ đi một tổng).
+ Cách vận dụng các tính chất cơ bản của phép cộng vào thực hành tính nhanh giá trị
biểu thức.

C. Hoạt động ứng dụng: - Cho HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích.
- Vận dụng vào giải các bài toán có nội dung thực tế.


TẬP ĐỌC:
BẦM ƠI
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt
Nam. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; thuộc lòng bài thơ).
- Giáo dục HS tình yêu đối với những người chiến sĩ và những bà mẹ chiến sĩ.
II.Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ
III. Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động
- Ban HT cho các bạn chơi trò chơi yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Luyện đọc
- GV đọc toàn bài, phân chia đoạn và HD cách đọc. Cả lớp theo dõi, đọc thầm
Luyện đọc nối tiếp từng đoạn, phát hiện từ khó đọc.
- Luyện đọc từ khó
- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp trong nhóm, thi đọc trong nhóm và nhận
xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét và bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt.
*Việc 2: Thảo luận, trao đổi câu hỏi.
- Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe.
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá và
bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài.

- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài.
- Chốt và ghi ND: Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt
Nam.
Việc 3: Luyện đọc diễn cảm, HTL
- Hướng dẫn cách đọc diễn cảm
HS luyện đọc
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thi đọc diễn cảm
- HS nhẩm thuộc lòng từng khổ thơ, đoạn thơ và cả bài thơ.
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng 3 đến 4 khổ thơ mình thích.
- Nhận xét và đánh giá, tuyên dương những HS đọc tốt.
C. Hoạt động ứng dụng: - Vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Chia sẻ với người thân, bạn bè về bài học.


Thứ 4 ngày 12 tháng 4 năm 2017
TOÁN:
PHÉP NHÂN
I.Mục tiêu: Giúp HS biết: - Biết thực hiện phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số
và vận dụng để tính nhẩm, giải bài toán.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1(cột 1), bài 2, bài 3, bài 4
.II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:
- Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- GV giới thiệu bài mới
Ôn tên gọi, các tính chất cơ bản của phép nhân.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận về tên gọi thành phần và kết quả của
phép nhân và các t/c cơ bản của phép nhân: t/c giao hoán, kết hợp, nhân 1 tổng với 1 số ...
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.

- Nhận xét và chốt: Tên gọi và các tính chất cơ bản của phép nhân.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Tính:

a) 4802 x 324

b)

4
x 2
17

c) 35,4 x 6,8

- Cá nhân làm vào vở. Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách nhân hai số tự nhiên, nhân phân số, nhân hai số thập phân.
Bài 2: Tính nhẩm:
- Cá nhân làm vào vở. Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách nhân nhẩm với 10, 100; nhân nhẩm với 0,1; 0,01.
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
- Cá nhân làm vào vở. Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Các tính chất cơ bản của phép nhân. Cách vận dụng các tính chất đó.
Bài 4: Giải toán
- Cá nhân đọc và phân tích bài toán.
? Bài toán cho biết điều gì? (V ô tô: 48,5km/giờ; V xe/m: 33,5km/giờ; t: 1 giờ 30ph)
? Bài toán yêu cầu làm gì? (Tính quãng đường AB)
? Muốn tính quãng đường AB thì phải biết cái gì? (Tổng vận tốc của ô tô và xe máy)

- Cá nhân thực hiện giải vào vở. Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách giải dạng toán c/đ ngược chiều.
C. Hoạt động ứng dụng: - Vận dụng vào thực hiện giải các bài toán có liên quan.


LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ (TIẾP THEO)
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết được một số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam (BT1).
- Hiểu ý nghĩa 3 câu tục ngữ (BT2).
- GD HS biết yêu quý và tôn trọng phụ nữ.
*ND điều chỉnh: Không làm BT3.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động
- HĐTQ cho các bạn chơi trò chơi mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: anh hùng, bất khuất, trung
hậu, đảm đang.
a) Hãy giải thích các từ ngữ nói trên bằng cách nối mỗi từ với nghĩa của nó.
b) Tìm những từ ngữ chỉ các phẩm chất khác của phụ nữ Việt Nam.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, trao đổi về những phẩm chất quan trọng nhất
của nam giới và những phẩm chất quan trọng nhất của nữ giới, thư ký viết kết quả vào
bảng phụ.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp
- Nhận xét và chốt: + Anh hùng: có tài năng, khí phách, làm nên những việc phi thường.
+ Bất khuất: không chịu khuất phục trước kẻ ...
+ Trung hậu: chân thành và tốt bụng với mọi/n.
+ Đảm đang: biết gánh vác, lo toan việc nhà.

+ Phẩm chất khác: chăm chỉ, cần cù, nhân hậu, khoan dung, độ lượng, dịu dàng, ...
Bài 2: Mỗi câu tục ngữ dưới đây nói lên phẩm chất gì của phụ nữ Việt Nam?
- Yêu cầu HS đọc lại bài “Một vụ đắm tàu”.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, trao đổi về những phẩm chất chung mà cả
Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô đều có và những phẩm chất riêng của nam giới và nữ giới, thư ký
viết kết quả vào bảng phụ.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp
- Nhận xét và chốt: + Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn: Lòng thương con, đức hi sinh,
nhường nhịn của người mẹ.
+ Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi: P/n rất đảm đang, giỏi giang, là người
giữ gìn hp, giữ gìn tổ ấm gia đình.
+ Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh: Phụ nữ dũng cảm, anh hùng.
- HS nhắc lại các phẩm chất tiêu biểu cho từng giới tính.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Vận dụng vào thực tế cuộc sống, trong giao tiếp hằng ngày.
- Chia sẻ với người thân về bài học.


ÔLTOÁN:
ÔN LUYỆN TUẦN 31
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Thực hiện các phép tính với các số tự nhiên, số thập phân, phân số.
- Vận dụng được 4 phép tính để giải các bài toán có nội dung thực tê.
- Giáo dục HS ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và làm bài cẩn thận.


HNG:
HềA BèNH V HU NGH (TIT 1)
I.Mc tiờu: Qua cỏc hot ng, giỳp HS:
- Hiu c mt s hot ng, cuc sng sinh hot ca thiu nhi cỏc nc trờn th gii.

- Bit mt s quyn v bn phn ca tr em.
- GD HS cú ý thc bi dng tinh thn yờu hũa bỡnh, on kt.
II.Chun b: - Bng ph.
- Tranh nh minh ha SGK.
III. Hot ng hc:
A. Hot ng c bn: *Khi ng:
- Ban vn ngh cho cỏc bn hỏt bi hỏt mỡnh yờu thớch.
- Nghe GV gii thiu bi mi.
B. Hot ng thc hnh:
* Vic 1: Phn thi Kin thc
- Ban HT cho cỏc nhúm tham gia phn thi Kin thc:
+ Mi nhúm s thi tr li nhanh 5 cõu hi. Mi cõu tr li ỳng v nhanh c 5 im.
Cõu 1: Trang phc truyn thng ca ngi ph n Vit Nam l gỡ? (A. o b ba, B. o
t thõn, C. o di)
Cõu 2: Trang phc truyn thng ca ngi ph n Trung M l gỡ? (A. Chic vỏy xũe
mu trng; B. o vỏy di v m rng vnh; C. Chic vỏy xũe cựng vi m vnh rng)
Cõu 3: Trang phc truyn thng ca ngi ph n Nht Bn l gỡ? (A. Pha a sin; B. Ki
mụ nụ; C. o di)
Cõu 4: Trờn th gii cú bao nhiờu nc v vựng lónh th? (A. 192 nc v vựng lónh th;
B. 199 nc v vựng lónh th; C. Trờn 200 nc v vựng lónh th)
Cõu 5: Mu da ca ngi chõu núi chung l mu gỡ? (A. Mu vng; B. Mu trng; C.
Mu en)
+ T chc cho cỏc nhúm cựng chi. HTQ thc hin chm im cho tng nhúm.
- GV cựng lp nhn xột v ỏnh giỏ, tuyờn dng HS
*Vic 2: Phn thi Ti nng.
- Mi nhúm c mt bn thi gii thiu v t nc mỡnh hoc mt nc khỏc trờn th gii
m em thớch. Gii thiu hay v cú hn c cng 10 im.
- HTQ t chc cho cỏc bn chia s trc lp v thc hin chm im.
- GV cựng lp nhn xột v ỏnh giỏ, bỡnh chn bn cú ti hựng bin hp dn, lụi cun
ngi nghe.

* Vic 3: Thi Vn ngh
- Cỏc nhúm chun b bi hỏt, mỳa, .... v ch im Hũa bỡnh v hu ngh
- HTQ t chc cho cỏc nhúm chia s trc lp v chm im.
- GV cựng lp nhn xột v tuyờn dng mt s HS hỏt tt, cú phong cỏch biu din.
C. Hoaùt ủoọng ửựng duùng: - HTQ tng kt ba phn thi, cụng b nhúm t
gii.


- Chia sẻ với người thân về bài học.
Thứ 5 ngày 13 tháng 4 năm 2017
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Biết vận dụng ý nghĩa của phép nhân và quy tắc nhân một tổng với một số trong thực
hành, tính giá trị của biểu thức và giải toán.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:
- Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- GV giới thiệu bài mới
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Chuyển thành phép nhân rồi tính:
- Cá nhân thực hiện làm vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Tính chất cơ bản của phép nhân; mối quan hệ giữa phép nhân và
phép cộng.
Bài 2: Tính:

a) 3,125 + 2,075 x 2
b) (3,125 + 2,075) x 2
- Cá nhân thực hiện làm vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách tính giá trị của biểu thức trong trường hợp có dấu ngoặc và
không có dấu ngoặc.
Bài 3: Giải toán
- Cá nhân đọc và phân tích bài toán.
? Bài toán cho biết điều gì? (Cuối năm 2000 số dân là 77.515.000 người; tỉ lệ tăng dân số
hằng năm là 1,3%)
? Bài toán yêu cầu làm gì? (Với tỉ lệ tăng đó thì cuối năm 2001 số dân là bao nhiêu)
? Muốn tính được số dân cuối năm 2001 thì phải biết cái gì? (Phải biết số dân tăng thêm
trong năm 2001)
- Cá nhân thực hiện giải vào vở. Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách giải dạng toán về tỉ số phần trăm
C. Hoạt động ứng dụng: - Vận dụng vào thực tế cuộc sống.


- Chia sẻ với người thân về bài học.
TẬP LÀM VĂN:
ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Liệt kê được một số bài văn tả cảnh đã học trong học kì I; lập dàn ý vắn tắt cho một
trong các bài văn đó. (BT1)
- Biết phân tích trình tự miêu tả (theo thời gian) và chỉ ra được một số chi tiết thể hiện sự
quan sát tinh tế của tác giả (BT2).
- GD HS yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.

III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:
- Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Liệt kê những bài văn tả cảnh mà em đã học trong các tiết Tập đọc, LTVC, TLV ở
học kì I:
*Lưu ý: Không liệt kê những bài văn tả cảnh trong tiết viết bài và trả bài.
- GV giao việc: + Các em liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong các tiết tập đọc,
luyện từ và câu, TLV từ tuần 1 tuần 11.
+ Chọn một bài văn vừa liệt kê và lập dàn ý cho bài văn vừa chọn theo nhóm.
- Yêu cầu HS đọc lại bài văn.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thầm lại bài văn và thảo luận các yêu cầu ở SGK,
thư ký viết kết quả vào bảng phụ.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, chốt lại: + Các bài văn tả cảnh:
+ Cấu tạo bài văn tả cảnh có ba phần:
Mở bài: Giới thiệu cảnh vật.
Thân bài: Tả quang cảnh, tả hoạt động.
Kết bài: Cảm nghĩ của mình.
Bài 2: Đọc bài “Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh”, trả lời các CH sau:
a) Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố HCM theo trình tự nào?
b) Tìm những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế.
c) Hai câu cuối bài “Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!” thể hiện tình cảm gì của tác
giả đối với cảnh được miêu tả?
- Yêu cầu HS đọc lại bài văn.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thầm lại bài văn và thảo luận các câu hỏi ở SGK,
thư ký viết kết quả vào bảng phụ.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, chốt lại: Khi tả chúng ta cần quan sát và chọn lọc chi tiết.

C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân về bài học ở lớp.


LTVC:
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU PHẨY)
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Nắm được 3 tác dụng của dấu phẩy. (BT1)
- Biết phân tích và sửa những dấu phẩy dùng sai (BT2, BT3).
- Có thói quen dùng dấu câu khi viết văn.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động
- HĐTQ cho các bạn chơi trò chơi mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Nêu tác dụng của các dấu phẩy được dùng trong các đoạn văn dưới đây:
- Yêu cầu HS đọc hai đoạn văn.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thầm lại hai đoạn văn và thảo luận về tác dụng của
dấu phẩy được dùng trong đoạn văn, thư ký viết kết quả thảo luận vào bảng phụ.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ, phỏng vấn trước lớp:
- Nhận xét và chốt: Tác dụng của dấu phẩy:
+ Ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu.
+ Ngăn cách trạng ngữ với CN và VN.
+ Ngăn cách các vế trong câu ghép.
Bài 2: Đọc mẩu chuyện vui “Anh chàng láu lỉnh” và trả lời các câu hỏi sau:
? Anh hàng thịt đã thêm dấu câu gì vào chỗ nào trong lời phê của xã để hiểu là xã ..?
? Lời phê trong đơn cần được viết như thế nào để anh hàng thịt không thể chữa một cách
dễ dàng?
- Yêu cầu HS đọc lại mẩu chuyện “Anh chàng láu lỉnh”.
- Cá nhân đọc thầm lại mẩu chuyện vui và tự làm bài vào VBT.

- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Dùng sai dấu phẩy khi viết văn bản có thể dẫn đến những hiểu lầm
rất tai hại. Vì vậy, ta cần chú ý sử dụng đúng dấu phẩy trong khi viết văn bản.
Bài 3: Trong đoạn văn sau có 3 dấu phẩy bị đặt sai vị trí. Em tìm chỗ dùng sai, dùng
thừa dấu phẩy và sửa lại cho đúng.
- Cá nhân đọc thầm lại đoạn văn và tự làm bài vào VBT.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Tác dụng của dấu phẩy và cách sử dụng dấu phẩy đúng.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Vận dụng vào thực tế cuộc sống, trong giao tiếp hằng ngày.
- Chia sẻ với người thân về bài học.


K THUT:
i. Mục tiêu:

Lắp rô bốt (Tiết 2)

- Chọn đúng và đủ s lng các chi tiết để lắp rô bốt.
- Bit cỏch lp v lắp đợc rô bốt đúng theo mu, Rụ bt lp tng i
chcchn.
II. chuẩn bị:

2. Mẫu rô bốt đã lắp sẵn.
3. Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III.hoạt động dạy học:

A. HOT NG C BN
- Lp khi ng hỏt hoc chi trũ chi.
B. HOT NG THC HNH


*Thc hnh lp rụ bt.
Vic 1: - Nhc li v thc hin thao tỏc lp.
Vic 2: - Thc hnh.

Vic 1: Nhúm trng iu hnh, giao nhim v.
Vic 2: C nhúm thc hin.
Vic 3: Cỏc nhúm bỏo cỏo kt qu vi cụ giỏo hoc c lp.

* Trng by sn phm, nhõn xet ỏnh giỏ
Vic 1: Nhúm trng iu hnh cỏc bn trng by sn phm ó hon thin theo
nhúm.

Vic 2: Nhn xột, ỏnh giỏ sn phm ca nhau.
Vic 3: Thng nht ý kin v bỏo cỏo vi cụ giỏo
C. HOT NG NG DNG:

- Chia s vi bn, ngi thõn v cỏch lp rụ bt.


ÔL TIẾNG VIỆT
ÔN LUYỆN TUẦN 31
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Đọc và hiểu bài “Áo bà ba”; cảm nhận được vẻ đẹp của người phụ nữ trong chiếc áo bà
ba.
- Viết hoa đúng tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương.
- Sử dụng được các từ ngữ về Nam và nữ. Sử dụng đúng dấu chấm và dầu phẩy.
- Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp mà em yêu thích,



Thứ 6 ngày 14 tháng 4 năm 2017
PHÉP CHIA

TOÁN:
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính
nhẩm.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:
- Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- GV giới thiệu bài mới
* Ôn tên gọi, các tính chất cơ bản của phép chia.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận về tên gọi thành phần và kết quả của
phép chia và các t/c cơ bản của phép chia hết; đặc điểm của phép chia có dư.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Các tính chất, đặc điểm của phép chia hết và phép chia có dư.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Tính rồi thử lại (theo mẫu):
- Cá nhân thực hiện làm vào vở. Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách chia hai số tự nhiên, chia hai số thập phân và cách thử lại kết
quả của phép chia. Củng cố phép chia hết, phép chia có dư.
*Lưu ý:
+ Phép chia hết: a : b = c thì ta có a = c x b (b khác 0)
+ Phép chia có dư: a : b = c (dư r) thì ta có
a = c x b + r (0 < r < b)
Bài 2: Tính:


a)

3
2
:
10
5

b)

4
3
:
7
11

- Cá nhân thực hiện làm vào vở. Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách chia phân số cho một phân số.
Bài 3: Tính nhẩm:
- Cá nhân thực hiện làm vào vở. Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách chia một TSN cho 0,1; 0,01 và cách nhân nhẩm với 10, 100.
+ Cách chia một số tự nhiên cho 0,25; 0,5 và cách nhân nhẩm với 4; 2; 0,25.


C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân về bài học.
TẬP LÀM VĂN:
ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH

I.Mục tiêu: Giúp HS
- Lập được dàn ý một bài văn miêu tả.
- Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng.
- Rèn kĩ năng nói, kĩ năng diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, trôi chảy.
- GD HS yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:
- Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Lập dàn ý miêu tả một trong các cảnh sau:
a) Một ngày mới bắt đầu ở quê em.
b) Một đêm trăng đẹp.
c) Trường em trước buổi học.
d) Một khu vui chơi, giải trí mà em thích.
- GV kiểm tra những ghi chép của HS.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu đề bài.
- GV gạch dưới các từ trọng tâm ở đề bài.
- Hướng dẫn: Lựa chọn một trong 4 đề bài trên để lập dàn ý miêu tả một cảnh. Khi lập
dàn ý chi tiết cho bài văn phải có đủ ba phần mở bài , thân bài , kết bài.
- Cá nhân làm vào vở vào VBT.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- GV hỗ trợ cho HS trong phần nhận xét:
? Dàn bài có đầy đủ cân đối giữa các phần không?
? Phần thân bài đã rõ cách miêu tả chưa, các ý lớn, ý nhỏ, trình tự các ý hợp lí chưa?
- Nhận xét và bổ sung, sửa sai cho HS.
Bài 2: Trình bày miệng bài văn miêu tả mà em vừa lập dàn ý.
- Gợi ý cho HS: Dựa vào dàn ý đã lập để trình bày miệng thành một bài văn miêu tả một
cảnh.

+ Chú ý áp dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá cho hình ảnh thêm sinh động.
- Tổ chức cho HS nhẩm lại bài văn miệng.
- Cá nhân trình bày miệng bài văn miêu tả dựa vào dàn ý mình vừa lập.
- HĐTQ tổ chức cho các nhận xét, bình chọn.
- Nhận xét và đánh giá, chỉnh sửa lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt cho HS
C. Hoạt động ứng dụng:
- Tập viết lại thành bài văn hoàn chỉnh.
- Chia sẻ với người thân về bài học ở lớp.


ĐẠO ĐỨC:

BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ( T2 )

I. MỤC TIÊU:

- Tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người.
- Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
- Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sách giáo khoa đạo đức 5.
- Vở BT Đạo đức 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1.Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong chơi trò chơi “Xì điện”.
-Nhận xét đánh giá - Giới thiệu bài:
* Giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên (bài tập 2 SGK).

- GV cho HS giới thiệu về một tài nguyên thiên nhiên mà mình biết (Có thể
kèm theo tranh, ảnh minh hoạ).
- GV giới thiệu thêm một số tài nguyên thiên nhiên chính của Việt Nam như mỏ
than Quảng Ninh, dầu khí Vũng Tàu.
- GV nhận xét, kết luận: Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều. Do đó chúng ta
cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
B. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

a/ Làm bài tập 4 SGK.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận bài tập 4 SGK.
- GV mời đại diện từng nhóm HS lên trình bày.
- GV nhận xét, kết luận:
. (a), (d), (e) là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
. (b), (c), (d) không phải là các việc làm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Con người cần biết cách sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống,
không làm tổn hại đến thiên nhiên.

b/ Làm bài tập 5 SGK.
- GV cho HS thảo luận bài tập 5 theo nhóm 4 và viết vào bảng nhóm.
- Cho đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, kết luận: Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các em cần thực
hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình.
- GV nhận xét tiết học.
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG


- Chia sẻ nội dung bài học với người thân. HS thực hiện và tuyên truyền với gia
đình, những người xung quanh tiết kiệm điện, nước, chất đốt, sách vở….
HĐTT:
SINH HOẠT LỚP

I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Đánh giá lại tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua và đề ra phương hướng hoạt
động trong tuần tới.
- Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống
II. Các hoạt động học:
* Khởi động:
- Ban văn nghệ điều hành lớp hát tập thể.
A. Hoạt động thực hành:
*Việc: Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua:
- Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành.
- Các trưởng ban lên đánh giá hoạt động của ban mình trong tuần qua.
+ Những công việc đã làm được:
+ Những công việc chưa làm được:
+ Đề ra biện pháp để khắc phục những việc chưa làm được:
- Chủ tịch Hội đồng tự quản cho cả lớp chia sẻ, bình chọn cá nhân, ban làm việc tốt, tích
cực trong tuần qua.
- Mời TPTL lên chia sẻ.
*Việc 2: Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới

- Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành.
- Các trưởng ban lên đề ra phương hướng hoạt động của ban mình trong tuần tới.
- Mời TPTL lên chia sẻ.
B. Hoạt động ứng dụng:
- Về nhà chia sẻ với người thân,bạn bè.




×