Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Giáo án cô hiệp (5b) tuần 32 (năm học 2016 2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.57 KB, 20 trang )

TUẦN 32
Thứ hai ngày 17 tháng 4 năm 2017
LUYỆN TẬP

TOÁN:
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Thực hành phép chia.
- Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số, số thập phân.
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1(a, b dòng 1), bài 2(cột 1, 2), bài 3.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:
- Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- GV giới thiệu bài mới
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Tính:
a)

12
:6
17

16 :

8
11

9 :


3
4
x
5
15

b) 72 : 45

281,6 : 8

300,72 : 53,7

- Cá nhân thực hiện làm vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách chia số tự nhiên cho phân số; cách chia số thập phân cho số tự
nhiên, cho số thập phân; cách tính giá trị biểu thức có chứa nhân và chia
Bài 2: Tính nhẩm:
a) 3,5 : 0,1
8,4 : 0,01
b) 12 : 0,5
20 : 0,25
7,2 : 0,01
6,2 : 0,1
11 : 0,25
24 : 0,5
- Cá nhân thực hiện làm vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách tính nhẩm chia một số với 0,1; 0,01; 0,5; 0,25.

Bài 3: Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân (theo mẫu):
- Cá nhân thực hiện làm vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân.
C. Hoạt động ứng dụng: Vận dụng vào giải các bài toán có nội dung thực tế.


TẬP ĐỌC:
ÚT VỊNH
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động
dũng cảm cứu em nhỏ của út Vịnh (trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
- GD HS biết bảo vệ đường sắt, chấp hành tốt an toàn giao thông.
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:*Khởi động:
- Ban HT cho các bạn chơi trò chơi yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Luyện đọc bài
- Nhóm trưởng cho các bạn luyện đọc.
- Luyện đọc từ khó
- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp trong nhóm, thi đọc trong nhóm và nhận
xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét và bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt.
*Việc 2: Thảo luận, trao đổi câu hỏi.
- Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.

- Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe.
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá và
bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài.
*Chốt nội dung: Bài văn ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và
hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.
*Việc 3: Luyện đọc diễn cảm
- Hướng dẫn đọc đoạn luyên.
- HS luyện đọc
- Thi đọc diễn cảm
- Nhận xét, khen những HS đọc tốt.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ với người thân về bài học.


KỂ CHUYỆN:
NHÀ VÔ ĐỊCH
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện bằng lời người kể và bước đầu kể lại được toàn bộ
câu chuyện bằng lời nhân vật Tôm Chíp.
- Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Cảm phục trước hành động dũng cảm cứu người của Tôm Chíp.
II.Chuẩn bị: Tranh minh họa trong SGK
III. Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:

- Ban văn nghệ điều hành cả lớp hát bài hát mà các bạn yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu mục tiêu bài học.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: HD tìm hiểu câu chuyện - Nghe GV kể chuyện:

- GV ghi bảng đề bài
- Kể lần 1: Kết hợp viết lên bảng tên các nhân vật trong câu chuyện
- Kể lần 2: Kết hợp chỉ tranh minh hoạ.
- Kể lần 3: Kết hợp thể hiện cảm xúc
*Việc 2: Kể chuyện
- Cá nhân quan sát tranh vẽ và trao đổi với bạn về nội dung của từng tranh.
- HĐTQ điều hành tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: ND của từng tranh
- GV hướng dẫn: Không cần kể đúng nguyên văn như cô đã kể chỉ cần kể được cốt
chuyện và tình tiết tiêu biểu trong câu chuyện. Chú ý giọng kể cho phù hợp với nội dung
từng đoạn.
- Tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm đôi. Theo dõi và giúp đỡ HS yếu.
- HĐTQ điều hành tổ chức cho các bạn thi kể chuyện trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương những HS kể hay, đúng nội dung câu chuyện.
*Việc 3: Nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận về ý nghĩa câu chuyện .
? Em thích chi tiết nào nhất? Vì sao?
? Nguyên nhân nào dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp?
? Câu chuyện ca ngợi điều gì?
- Chia sẻ trong nhóm.
- Chia sẻ trước lớp về ý nghĩa câu chuyện.
- Chốt ý nghĩa: Ca ngợi Tôm Chíp dũng cảm, quên mình cứu người bị nạn, trong tình
huống nguy hiểm đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý.
C. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.


CHÍNH TẢ: (Nhớ - viết)
BẦM ƠI
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Nhớ - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức các câu thơ lục bát, không mắc

quá 5 lỗi.
- Làm được BT2, BT3.
- HS có ý thức viết rèn chữ, viết rõ ràng và giữ gìn vở sạch đẹp.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Các hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: 1. Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp chơi trò: Đi chợ.
- GV giới thiệu bài học.
2. Hình thành kiến thức:
*Việc 1: Tìm hiểu về bài viết
- Cá nhân tự đọc bài viết, 1 em đọc to trước lớp.
- Chia sẻ trong nhóm về nội dung chính của bài viết và cách trình bày bài viết.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Chia sẻ với GV về cách trình bày.
*Việc 2: Viết từ khó
- Tìm từ khó viết và trao đổi cùng bạn bên cạnh.
- Luyện viết vào nháp, chia sẻ cùng GV.
B. Hoạt động thực hành
*Việc 1: Viết chính tả
- Yêu cầu đọc lại 14 dòng đầu của bài thơ
- GV đọc bài viết, lưu ý cách trình bày bài viết, tư thế ngồi viết và ý thức luyện chữ viết.
- HS nhớ, viết lại 14 dòng thơ vào vở.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- GV đọc chậm - HS dò bài.
*Việc 2: Làm bài tập
Bài 2: Phân tích tên mỗi cơ quan, đơn vị thành các bộ phận cấu tạo ứng với các ô.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, tìm các tên riêng, nêu quy tắc viết hoa.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, chốt: Quy tắc viết hoa tên các cơ quan, đơn vị.
Bài 3: Viết tên các cơ quan, đơn vị cho đúng:

- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, tìm các tên riêng, nêu quy tắc viết hoa.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, chốt: Quy tắc viết hoa tên các cơ quan, đơn vị.
C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ những điều đã học với người thân.


Thứ ba ngày 18 tháng 4 năm 2017
LUYỆN TẬP

TOÁN:
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số, thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.
- Giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1(c, d), bài 2, bài 3.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:
- Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- GV giới thiệu bài mới
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Tìm tỉ số phần trăm của:
c) 3,2 và 4
d) 7,2 và 3,2
- Cá nhân thực hiện làm vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
*Lưu ý: Nếu tỉ số phần trăm là số thập phân thì chỉ lấy đến hai chữ số ở phần thập phân.

Bài 2: Tính:
- Cá nhân thực hiện làm vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách thực hiện phép cộng, phép trừ các tỉ số phần trăm.
Bài 3: Giải toán
- Cá nhân đọc và phân tích bài toán.
? Bài toán cho biết điều gì? (Có 320ha đất trồng cà phê, 480ha đất trồng cây cao su)
? Bài toán yêu cầu làm gì? (DT đất trồng cây cao su bằng bao nhiêu % DT đất trồng cà
phê. DT đất trồng cà phê bằng bao nhiêu % DT đất trồng cây cao su)
? Bài này thuộc dạng toán gì? (Dạng toán tìm tỉ số % của 2 số)
- Cá nhân thực hiện giải vào vở. Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách giải dạng toán tìm tỉ số phần trăm của hai số (dạng 1).
C. Hoạt động ứng dụng:
- Vận dụng vào giải các bài toán có nội dung thực tế.


TẬP ĐỌC:
NHỮNG CÁNH BUỒM
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt giọng đúng nhịp thơ.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp
của người con. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài). Học
thuộc bài thơ.
- Giáo dục HS biết ước mơ về cuộc sống tươi đẹp.
II.Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ
III. Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động
- Ban HT cho các bạn chơi trò chơi yêu thích.

- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Luyện) đọc bài

- Nhóm trưởng cho các bạn luyện đọc
- Luyện đọc từ khó
- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp trong nhóm, thi đọc trong nhóm và nhận
xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét và bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn nhẩm thuộc lòng từng khổ thơ, đoạn thơ và cả bài thơ.
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng khổ thơ mình thích.
- Nhận xét và đánh giá, tuyên dương những HS đọc tốt.
*Việc 2: Thảo luận, trao đổi câu hỏi.
- Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe.
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá và
bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài.
- Chốt và ghi ND: Cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của
người con.
*Việc 3: Luyện đọc diễn cảm
- Hướng dẫn đọc đoạn luyên.
- HS luyện đọc
- Thi đọc diễn cảm
- Nhận xét, khen những HS đọc tốt.
C. Hoạt động ứng dụng: - Vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Chia sẻ với người thân, bạn bè về bài học.



Thứ tư ngày 19 tháng 4 năm 2017
TOÁN:
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ ĐO THỜI GIAN
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Biết thực hành tính với số đo thời gian và vận dụng trong giải toán.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:
- Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- GV giới thiệu bài mới
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Tính:
a) 12 giờ 24 phút + 3 giờ 18 phút
b) 5,4 giờ + 11,2 giờ
14 giờ 26 phút - 5 giờ 42 phút
20,4 giờ - 12,8 giờ
- Cá nhân thực hiện làm vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách thực hiện các phép tính cộng, trừ số đo thời gian.
Bài 2: Tính:
a) 8 phút 54 giây x 2
b) 4,2 giờ x 2
38 phút 18 giây : 6
37,2 phút : 3
- Cá nhân thực hiện làm vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.

- Nhận xét và chốt: Cách thực hiện các phép tính nhân, chia số đo thời gian.
Bài 3: Giải toán
- Cá nhân đọc và phân tích bài toán.
? Bài toán cho biết điều gì? (Vận tốc: 10km/giờ; quãng đường dài 18km)
? Bài toán yêu cầu làm gì? (Tính thời gian đi của xe đạp)
? Muốn tính được thời gian đi của xe đạp thì phải biết cái gì? (Phải biết vận tốc và quãng
đường)
- Cá nhân thực hiện giải vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách tính thời gian đi của dạng toán chuyển động.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Vận dụng vào giải các bài toán có nội dung thực tế.


LTVC:
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU PHẨY)
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy trong câu văn, đoạn văn (BT1).
- Viết được đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của HS trong giờ ra chơi và nêu
được tác dụng của dấu phẩy (BT2).
- Có ý thức tìm tòi và sử dụng đúng dấu phẩy khi viết văn.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động
- HĐTQ cho các bạn chơi trò chơi mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Có thể dặt dấu chấm hay dấu phẩy vào những chỗ nào ở hai bức thư trong mẩu
chuyện “Dấu chấm và dấu phẩy”.

- Yêu cầu HS đọc mẩu chuyện “Dấu chấm và dấu phẩy”.
? Khi đọc bức thư thứ nhất và bức thư thứ hai, em cảm thấy như thế nào? Vì sao?
? Cả hai bức thư này đều thiếu dấu câu gì?
- Cá nhân đọc thầm lại mẩu chuyện vui và tự làm bài vào VBT.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ, phỏng vấn trước lớp:
- Nhận xét và chốt:
+ Kết quả đúng.
+ Cách sử dụng dấu chấm và dấu phẩy trong khi viết văn.
Bài 2: Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của HS trong giờ ra chơi ở
sân trường em. Nêu tác dụng của từng dấu phẩy được dùng trong đoạn văn.
- Yêu cầu HS nêu một số hoạt động của HS diễn ra trong giờ ra chơi ở sân trường em.
- Cá nhân tự làm bài vào VBT.
- Chia sẻ trong nhóm:
+ Nghe bạn đọc đoạn văn của mình và góp ý cho bạn.
+ Chọn một đoạn văn hay nhất của nhóm và viết lại vào bảng phụ.
+ Trao đổi trong nhóm về tác dụng của từng dấu phẩy trong đoạn văn.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ, phỏng vấn trước lớp trước lớp.
? Dấu phẩy được dùng để làm gì?
? Bạn hãy nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy?
- Nhận xét và chốt:
+ Đánh giá tuyên dương nhóm có bài văn tốt.
+ Tác dụng của dấu phẩy và cách sử dụng dấu phẩy vào trong viết văn.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Vận dụng vào thực tế cuộc sống, trong thực hành viết văn.
- Chia sẻ với người thân về bài học.


ÔLTOÁN:
ÔN LUYỆN TUẦN 32

I.Mục tiêu: Giúp HS
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia các số tự nhiên, số thập
phân, phân số, các phép tính với số đo thồ gian; tính được chu vi, diện tích các hình và
vận dụng để giải các bài toán có thực tế.
- Giáo dục HS ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và làm bài cẩn thận.


HNG:
HềA BèNH V HU NGH (TIT 2)
I.Mc tiờu: Qua cỏc hot ng, giỳp HS:
- Nờu c nhng iu tt p do hũa bỡnh em li cho tr em.
- Nờu c cỏc biu hin ca hũa bỡnh trong cuc sng hng ngy.
- GD HS yờu hũa bỡnh, tớch cc tham gia cỏc hot ng bo v hũa bỡnh phự hp vi kh
nng do nh trng, a phng t chc.
II.Chun b: - Bng ph.
- Tranh nh minh ha SGK.
III. Hot ng hc:
A. Hot ng c bn: *Khi ng:
- Ban vn ngh cho cỏc bn hỏt bi hỏt mỡnh yờu thớch.
- Nghe GV gii thiu bi mi.
B. Hot ng thc hnh:
* Vic 1: Tỡm hiu thụng tin
- Yờu cu HS c cỏc thụng tin kt hp quan sỏt cỏc bc nh v cuc sng ca nhõn dõn
v tr em cỏc vựng cú chin tranh, v s tn phỏ ca chin tranh:
? Em thy nhng gỡ trong cỏc tranh nh ú?
- Nhúm trng iu hnh cỏc bn c cỏc thụng tin trang 37, 38 v tho lun:
? Bn cú nhn xột gỡ v cuc sng ca ngi dõn, c bit l tr em cỏc vựng cú chin
tranh?
? Chin tranh gõy ra nhng hu qu gỡ?
? th gii khụng cũn chin tranh, chỳng ta cn lm gỡ?

- HTQ t chc cho cỏc nhúm chia s trc lp.
- Nhn xột v cht: Chin tranh ch gõy ra nỏt, au thng, cht chúc, bnh tt m
cũn li nhiu di chng nng n nờn chỳng ta phi bo v hũa bỡnh, chng chin tranh.
*Vic 2: By to thỏi ụ.
- HS c ý kin v ln lt by t thỏi bng cỏch a th.
- HTQ t chc cho cỏc bn chia s trc lp.
- Nhn xột v cht: Cỏc hnh vi, vic lm th hin lũng yờu chung hũa, on kt hu
ngh vi nhõn dõn cỏc nc trờn th gii.
* Vic 3: V cõy hũa bỡnh v hu ngh
- Nhúm trng iu hnh cỏc bn tho lun v v cõy hũa bỡnh, hu ngh: Hoa, qu trờn
cõy l nhng li ớch m hũa bỡnh, hu ngh em li cho tr em v nhõn loi; r cõy l
nhng vic cn lm bo v hũa bỡnh, hu ngh.
- HTQ t chc cho cỏc nhúm chia s trc lp.
- Nhn xột v cht: + Nhng li ớch do hũa bỡnh, hu ngh em li cho con ngi.
+ Nhng vic cn lm bo v hũa bỡnh, tỡnh on kt hu ngh.
C. Hoaùt ủoọng ửựng duùng: - Vn dng nhng iu ó hc vo thc t cuc
sng.


- Chia sẻ với người thân về bài học.
Thứ năm ngày 20 tháng 4 năm 2017
TOÁN:
ÔN TẬP VỀ TÍNH CHU VI, DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Thuộc công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học và biết vận dụng vào giải toán.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 3.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:

- Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- GV giới thiệu bài mới
*Củng cố các công thức tính chu vi, diện tích của một số hình.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn nhắc lại quy tắc và công thức tính chu vi và
diện tích của các hình: HCN, HV, hình bình hành, hình thoi, hình tam giác, hình thang,
hình tròn.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Các công thức tính chu vi và diện tích của các hình đã học.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Giải toán
- Cá nhân đọc và phân tích bài toán.
? Bài toán cho biết điều gì? (HCN có chiều dài 120m, chiều rộng bằng

2
chiều dài)
3

? Bài toán yêu cầu làm gì? (Tính chu và diện tích khu vườn với đơn vị đo là m2 và ha)
? Muốn tính được chu vi và diện tích thì phải biết cái gì? (Phải biết chiều dài và chiều
rộng)
- Cá nhân thực hiện giải vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách giải dạng toán về tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật.
Bài 3: Giải toán
- Cá nhân đọc và phân tích bài toán.
? Bài toán cho biết điều gì? (HV nằm trọn trong HT, bán kính 4cm)
? Bài toán yêu cầu làm gì? (Tính DT HV, DT phần tô màu)
? Muốn tính DT HV thì phải biết cái gì? Muốn tính DT hình tam giác thì biết gì? (DT của
1 hình tam giác; Biết đáy và chiều cao)

? Muốn tính DT phần tô màu thì phải biết gì? Muốn tính DT HT thì phải biết gì?
- Cá nhân thực hiện giải vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách giải dạng toán về tính diện tích của hình vuông, hình tròn.


C. Hoạt động ứng dụng: - Vận dụng vào thực tế cuộc sống.
TẬP LÀM VĂN:
TRẢ BÀI VĂN TẢ CON VẬT
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật (về bố cục, cách quan sát và chọn
lọc chi tiết); nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
- Viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
- Học sinh có ý thức tham gia sửa lỗi chung, tự sửa lỗi.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:
- Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Nhận xét ưu, nhược điểm
- Nghe GV nhận xét, ghi nhớ những ưu điểm để phát huy, biết được những lỗi sai
để sửa chữa.
*Ưu điểm:
+ Bố cục: Đa số các bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng, cân đối (Dẫn chứng).
+ Tả được bao quát hình dáng của con vật một cách có trình tự. Tả được các bộ phận của
con vật một cách sinh động, có hình ảnh. Nêu được ích lợi của con vật (Dẫn chứng: đọc
cho HS nghe).
*Hạn chế: + Vẫn còn một số bài miêu tả còn lủng củng, dùng từ đặt câu chưa đúng. Miêu

tả còn chưa đầy đủ.
+ Cách diễn đạt chưa mạch lạc. Bài viết lộn xộn. (Dẫn chứng ).
+ Một số bài còn viết sai chính tả nhiều.
- Lỗi chính tả:
- Lỗi dùng từ; lỗi chấm câu tùy tiện.
- Chữa một số lỗi sai phổ biến do GV yêu cầu
*Việc 2: Chữa lỗi
- Nhận bài. Tự chữa lỗi sai của mình.
- Viết lại một đoạn cho hay hơn.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và đánh giá, chỉnh sửa lỗi sai cho HS.
*Việc 3: Học tập những đoạn văn hay
- Nghe GV hoặc bạn đọc những đoạn, bài văn hay.
- Nhận xét về những điều đáng học tập.
- Nêu những điều em học được qua đoạn văn, bài văn đó.
C. Hoạt động ứng dụng: - Viết lại đoạn văn em chưa hài lòng.
- Chia sẻ với người thân về bài học.


LTVC:
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU HAI CHẤM)
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Hiểu tác dụng của dấu hai chấm (BT1)
- Biết sử dụng đúng dấu hai chấm (BT2, BT3)
- Có thói quen dùng dấu câu khi viết văn.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động
- HĐTQ cho các bạn chơi trò chơi mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.

B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Trong mỗi trường hợp dưới đây, dấu hai chấm được dùng để làm gì?
- Yêu cầu HS đọc hai đoạn văn.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thầm lại hai đoạn văn và thảo luận về tác dụng của
dấu hai chấm được dùng trong đoạn văn, thư ký viết kết quả thảo luận vào bảng phụ.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ, phỏng vấn trước lớp:
- Nhận xét và chốt: Tác dụng của dấu 2 chấm
+ Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
+ Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho
một bộ phận đứng trước.
Bài 2: Đặt dấu hai chấm vào chỗ thích hợp trong các khổ thơ, các câu văn sau:
- Yêu cầu HS đọc và xác định chỗ dẫn lời nói trực tiếp hoặc báo hiệu bộ phận đứng sau là
lời giải thích để đặt dấu hai chấm.
- Cá nhân đọc thầm lại các câu thơ, câu văn và tự làm bài vào VBT.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách sử dụng dấu hai chấm trong mỗi trường hợp.
Bài 3: Đọc mẩu chuyện vui “Chỉ vì quên một dấu câu” và trả lời các câu hỏi sau:
? Ông khách viết tin nhắn như thế nào?
? Người bán hàng hiểu lầm ý của khách nên ghi gì trên dải băng tang?
? Để người bán hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần thêm dấu gì vào tin nhắn của mình,
dấu đó đặt sau chữ nào?
- Cá nhân đọc thầm lại mẩu chuyện và tự làm bài vào VBT.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Tác dụng của dấu hai chấm và cách sử dụng dấu hai chấm đúng.
C. Hoạt động ứng dụng: - Vận dụng vào thực tế cuộc sống, trong giao tiếp hằng ngày.
- Chia sẻ với người thân về bài học.


K THUT:
i. Mục tiêu:


Lắp rô bốt (Tiết 3)

- Chọn đúng và đủ s lng các chi tiết để lắp rô bốt.
- Bit cỏch lp v lắp đợc rô bốt đúng theo mu, Rụ bt lp tng i chc
chn.
II. chuẩn bị:

2. Mẫu rô bốt đã lắp sẵn.
3. Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. hoạt động dạy và học:
A. HOT NG C BN:

- Lp khi ng hỏt hoc chi trũ chi.
B. HOT NG THC HNH:

a/ Thc hnh lp rụ bt.
Vic 1: - Nhc li v thc hin thao tỏc lp.
Vic 2: - Thc hnh.

Vic 1: Nhúm trng iu hnh, giao nhim v.
Vic 2: C nhúm thc hin.
Vic 3: Cỏc nhúm bỏo cỏo kt qu vi cụ giỏo hoc c lp.

b/ Trng by sn phm, nhõn xet ỏnh giỏ
Vic 1: Nhúm trng iu hnh cỏc bn trng by sn phm ó hon thin theo
nhúm.

Vic 2: Nhn xột, ỏnh giỏ sn phm ca nhau.
Vic 3: Thng nht ý kin v bỏo cỏo vi cụ giỏo

C. HOT NG NG DNG:

- Chia s vi bn, ngi thõn v cỏch lp rụ bt.


ÔL TIẾNG VIỆT
ÔN LUYỆN TUẦN 32
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Đọc và hiểu bài “Những chú bé không chết”. Hiểu được tinh thần dũng cảm và sự hi
sinh của những chiến sĩ nhỏ tuổi trong truyện.
- Viết hoa đúng tên các cơ quan, đơn vị.
- Hiểu được tác dụng của dấu hai chấm. Sử dụng đúng dấu hai chấm.
- Viết được đoạn mở bài và kết bài cho bài văn tả cảnh.


Thứ sáu ngày 21 tháng 4 năm 2017
LUYỆN TẬP

TOÁN:
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Biết tính chu vi, diện tích các hình đã học.
- Biết giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 4.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:

- Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- GV giới thiệu bài mới

B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Giải toán
- Cá nhân đọc và phân tích bài toán.
? Bài toán cho biết điều gì? Tỉ lệ ấy nói lên điều gì? (Tỉ lệ vẽ 1: 1000, a = 11cm, b = 9cm.
Cứ 1cm tương ứng với 1000cm trong thực tế)
? Bài toán yêu cầu làm gì? (Tính chu vi, DT sân bóng)
? Muốn tính được chu vi và diện tích thì phải biết cái gì? (Phải biết chiều dài và chiều
rộng thật của sân bóng)
- Cá nhân thực hiện giải vào vở.Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách giải dạng toán về tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật.
Bài 2: Giải toán
- Cá nhân đọc và phân tích bài toán.
? Bài toán cho biết điều gì? (Chu vi 48m)
? Bài toán yêu cầu làm gì? (Tính DT sân gạch HV)
? Muốn tính DT sân gạch HV thì phải biết cái gì? (Phải biết cạnh hình vuông)
- Cá nhân thực hiện giải vào vở. Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách giải dạng toán về tính diện tích của hình vuông.
Bài 4: Giải toán
- Cá nhân đọc và phân tích bài toán.
? Bài toán cho biết điều gì? (ĐL 12cm, ĐB 8cm, cạnh 10; DT hình thang bằng DT HV)
? Bài toán yêu cầu làm gì? (Tính chiều cao hình thang)
? Muốn tính chiều cao hình thang thì phải biết cái gì? (DT của hình thang)
? Muốn tính DT phần tô màu thì phải biết gì? Muốn tính DT HT thì phải biết gì?
- Cá nhân thực hiện giải vào vở. Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách giải dạng toán về tính diện tích của hình vuông, hình tròn



C. Hoạt động ứng dụng: - Vận dụng vào giải toán có nội dung thực tế.
TẬP LÀM VĂN:

TẢ CẢNH

(Kiểm tra viết)
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Viết được một bài văn tả cảnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng.
- Rèn kĩ năng diễn đạt bài văn trôi chảy có nhiều sáng tạo.
- Giáo dục HS viết văn có cảm xúc, thể hiện tình yêu thiên nhiên.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Hướng dẫn phân tích đề bài
- Yêu cầu học sinh đọc các đề bài kiểm tra trên bảng phụ.
+ Đề 1: Tả một ngày mới bắt đầu ở quê em.
+ Đề 2: Tả một đêm trăng đẹp.
+ Đề 3: Tả trường em trước buổi học.
+ Đề 4: Tả một khu vui chơi, giải trí mà em thích.
- Yêu cầu HS lựa chọn một trong 4 đề bài để viết thành một bài văn hoàn chỉnh, bám sát
dàn ý để viết, bố cục rõ ràng, chữ viết đẹp. Bài văn rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng; lời văn tự
nhiên, diễn đạt trôi chảy.
- Cần chú ý đưa cảm xúc, ý nghĩ của mình vào bài văn; sử dụng một số biện pháp so
sánh, nhân hóa để làm bài văn hay hơn, sinh động hơn.
- Sau khi chọn đề bài, cần suy nghĩ để tìm ý, sắp xếp ý thành dàn ý. Dựa vào dàn ý đã xây
dựng được, viết hoàn chỉnh thành một bài văn tả cảnh.

- Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày một bài văn.
- Nhận xét và chốt cách trình bày 1 bài văn.
+ Mở bài: Giới thiệu cảnh vật.
+ Thân bài: Tả quang cảnh, tả hoạt động.
+ Kết bài: Cảm nghĩ của mình.
*Việc 2: Viết bài
- Học sinh viết bài vào vở.
- Thu bài theo nhóm.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Tập viết lại đoạn văn chưa hài lòng.


ĐẠO ĐỨC:

BIẾT GIỮ GÌN AN TOÀN CHO BẢN THÂN (T1)

(Tài liệu GDĐP)
I. MỤC TIÊU:* Qua bài học, HS:

- Nhận biết được những nguy cơ dẫn đến tai nạn, thương tích, rủi ro thường xảy ra trong
sinh hoạt hằng ngày và sự nguy hiểm khi xảy ra tai nạn thương tích.
- Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giữ an toàn cho bản thân: Làm cho cuộc
sống của mình và mọi người luôn tốt đẹp.
Biết được một số kĩ năng cơ bản, cần thiết và vận dụng để xử lý tình huống, ứng phó
một cách tích cực, đảm bảo an toàn trong cuộc sống
- Luôn có ý thức giữ gìn an toàn cho bản thân và mọi người ở mọi lúc, mọi khi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Một số tư liệu (chuyện kể, hình ảnh...) về tai nạn thương tích đã xảy ra với HS tiểu học
trong địa phương.

- Một số dụng cụ sắm vai xử lí tình huống
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
a/Tìm hiểu và trao đổi thông tin
a. Những rủi ro và tai nạn thương tích dễ xảy ra
- Tổ chức cho HS thảo luận BT1 theo nhóm 4
+ Nêu những rủi ro và tai nạn thương tích mà em có thể gặp hằng ngày
- GV chốt lại một số rủi ro, tai nạn phổ biến nhất ở địa phương.
b. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro, tai nạn thương tích
- Tổ chức cho HS tìm hiểu BT2 theo nhóm đôi
+ Đặc điểm địa lý của địa phương mình như thế nào?
+ Đường từ nhà em đến trường có xe cộ đông đúc, phức tạp không?
+ Với những đặc điểm về địa lý như trên, em thấy dễ xảy ra những rủi ro, tai nạn thương
tích gì?
* GV chốt ý:
- Theo em, nếu thường phải ở nhà một mình, thường xuyên tự đến trường qua đọan
đường vắng hoặc quá đông xe cộ, điều gì dễ xảy ra?
- Hãy tìm những ví dụ cho thấy rủi ro, tai nạn thương tích sẽ xảy ra nếu mình thiếu hiểu
biết...
- GV kết luận, rút ra ghi nhớ.
b/ Liên hệ thực tế


- Trong thực tế, em đã chứng kiến hoặc đã từng gặp những rủi ro, tai nạn
thương tích nào chưa?

- Sau việc đó, em rút ra được điều gì cho bản thân mình?
- GV chốt lại và nhắc nhở HS cần hạn chế tối đa các tình huống rủi ro tai nạn thương tích.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ với người thân nội dung bài học.


HĐTT:
SINH HOẠT ĐỘI
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Đánh giá lại tình hình hoạt động của chi đội trong tuần qua và đề ra phương hướng hoạt
động trong tuần tới.
- GD các đội viên tinh thần đoàn kết, hợp tác, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn
thành tốt công việc được giao.
II.Các hoạt động học:
*Khởi động:

- Ban văn nghệ điều hành lớp hát tập thể.
- Nghe GV giới thiệu bài mới
A. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Đánh giá hoạt động của chi đội trong tuần qua:

- Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành các ban làm việc.
- Các trưởng ban lên đánh giá hoạt động của ban mình trong tuần qua.
+ Những công việc đã làm được:
+ Những công việc chưa làm được:
+ Đề ra biện pháp để khắc phục những việc chưa làm được:
- Chủ tịch Hội đồng tự quản cho cả lớp chia sẻ, bình chọn đội viên, ban làm việc tốt, tích
cực trong tuần qua.
- Mời TPTL lên chia sẻ, tiếp tục phát động phong trào thi đua:
“Thi đua học tốt, dành nhiều giờ học tốt để lập thành tích chào mừng Ngày Giải phóng

miền Nam thống nhất đất nước 30 - 4 và Ngày Quốc tế Lao động 1 - 5”.
*Việc 2: Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần tới

- Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành các ban lên phổ biến kế hoạch hoạt động của
ban mình trong tuần tới:
- Các trưởng ban lên đề ra phương hướng hoạt động của ban mình trong tuần tới.
- Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành: Tiếp tục phát động phong trào thi đua:
“Thi đua học tốt, dành nhiều giờ học tốt để lập thành tích chào mừng Ngày Giải phóng
miền Nam thống nhất đất nước 30 - 4 và Ngày Quốc tế Lao động 1 - 5”.
- Mời TPTL lên chia sẻ, động viên các đội viên ở các ban tham gia tích cực vào phong
trào vừa phát động, cùng thi đua lập nhiều thành tích mừng Ngày Giải phóng miền Nam
và Ngày Quốc tế Lao động.
B. Hoạt động ứng dụng:
- Về nhà chia sẻ với người thân,bạn bè.



×