Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Giáo án cô hiệp (5b) tuần 29 (năm học 2016 2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.06 KB, 17 trang )

TuÇn 29
Thứ hai ngày 27 tháng 3 năm 2017
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (TIẾP)

TOÁN:
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Biết xác định phân số; biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 4, bài 5a.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:
- Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- GV giới thiệu bài mới
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lới đúng: Phân số chỉ phần đã tô đậm của
băng giấy là:

A.

4
5

B.

5
4

C.

4


9

D.

5
9

- Cá nhân quan sát mô hình và làm vào VBTGK trang 77.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách xác định phân số.
Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lới đúng:
Có 20 viên bi, trong đó có 3 viên bi nâu, 4 viên bi xanh, 5 viên bi đỏ, 8 viên bi vàng. Như
vậy,

1
số viên có màu:
5

A. Nâu

B. Xanh

C. Đỏ

D. Vàng

- Cá nhân làm vào VBTGK trang 77.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách tìm phân số của một số.
Bài 4: So sánh các phân số.

- Cá nhân thực hiện làm vào vở. Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách so sánh hai phân số khác mẫu số, hai p/s cùng tử số, so sánh
qua phần tử trung gian (so sánh với 1) .
Bài 5a: Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Cá nhân thực hiện làm vào vở. Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ với người thân về bài học.


TẬP ĐỌC:
MỘT VỤ ĐẮM TÀU
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Biết đọc diễn cảm bài văn; biết ngắt nghỉ hơi hợp lí.
- Hiểu ý nghĩa: Tình bạn tốt đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của
Ma-ri-ô. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Giáo dục HS tình đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ bạn bè.
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban HT cho các bạn chơi trò chơi yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Luyện đọc bài
- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp trong nhóm, thi đọc trong nhóm và nhận
xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp.

- GV cùng lớp nhận xét và bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt.
*Việc 2: Thảo luận, trao đổi câu hỏi.
- Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe.
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá và
bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài.
*Chốt nội dung: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của
Ma-ri-ô.
*Việc 3: Luyện đọc diễn cảm
Hướng dẫn HS đọc đoạn luyện
HS luyện đọc
Thi đọc diễn cảm
Nhận xét tuyên dương
C. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ với người thân về bài học.


KỂ CHUYỆN:
LỚP TRƯỞNG LỚP TÔI
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể được từng đoạn câu chuyện và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện theo lời một
nhân vật
- Hiểu và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo dục HS lòng yêu mến, quý trọng bạn bè không phân biệt đối xử giữa nam và nữ.
*HScó năng lực: Kể được toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật (BT2).
II.Chuẩn bị: Tranh minh họa trong SGK
III. Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:


- Ban văn nghệ điều hành cả lớp hát bài hát mà các bạn yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu mục tiêu bài học.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: HD tìm hiểu câu chuyện - Nghe GV kể chuyện:
- GV ghi bảng đề bài
- Kể lần 1: Kết hợp viết lên bảng tên các nhân vật trong câu chuyện
- Kể lần 2: Kết hợp chỉ tranh minh hoạ.
- Kể lần 3: Kết hợp thể hiện cảm xúc
*Việc 2: Kể chuyện
- Cá nhân quan sát tranh vẽ và trao đổi với bạn về nội dung của từng tranh.
- HĐTQ điều hành tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: ND của từng tranh
- GV hướng dẫn: Không cần kể đúng nguyên văn như cô đã kể chỉ cần kể được cốt
chuyện và tình tiết tiêu biểu trong câu chuyện. Chú ý giọng kể cho phù hợp với nội dung
từng đoạn.
- Tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm đôi. Theo dõi và giúp đỡ HS yếu.
- HĐTQ điều hành tổ chức cho các bạn thi kể chuyện trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương những HS kể hay, đúng nội dung câu chuyện.
*Việc 3: Nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận về ý nghĩa câu chuyện .
? Câu chuyện khen ngợi ai?
? Câu chuyện ta điều gì?
- Chia sẻ trong nhóm.
- Chia sẻ trước lớp về ý nghĩa câu chuyện.
- Chốt ý nghĩa: Câu chuyện khen ngợi một nữ lớp trưởng vừa học giỏi, vừa chu đáo, xốc
vác trong công việc lớp khiến ai cũng phải nể phục.
+ Khuyên chúng ta không nên coi thường bạn nữ. Các bạn nữ cũng rất giỏi giang.
C. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.



CHÍNH TẢ: (Nhớ - viết)
ĐẤT NƯỚC
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Nhớ - viết đúng bài CT ba khổ thơ cuối bài “Đất nước”, không mắc quá 5 lỗi.
- Tìm được những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong BT2, BT3 và
nắm được cách viết hoa những cụm từ đó.
- HS có ý thức viết rèn chữ, viết rõ ràng và giữ gìn vở sạch đẹp.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Các hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: 1. Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp chơi trò: Đi chợ.
- GV giới thiệu bài học.
2. Hình thành kiến thức:
*Việc 1: Tìm hiểu về bài viết
- Cá nhân tự đọc bài viết, 1 em đọc to trước lớp.
- Chia sẻ trong nhóm về nội dung chính của bài viết và cách trình bày bài viết.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Chia sẻ với GV về cách trình bày.
*Việc 2: Viết từ khó

- Tìm từ khó viết và trao đổi cùng bạn bên cạnh.
- Luyện viết vào nháp, chia sẻ cùng GV.
B. Hoạt động thực hành
*Việc 1: Viết chính tả
- GV đọc bài viết, lưu ý cách trình bày bài viết, tư thế ngồi viết và ý thức luyện chữ viết.
- HS nhớ lại 3 khổ thơ cuối và viết bài vào vở.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- GV đọc chậm - HS dò bài.
*Việc 2: Làm bài tập
Bài 2: Tìm những cụm từ chỉ các huân chương, danh hiệu và giải thưởng …?

- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, tìm các tên riêng, nêu quy tắc viết hoa.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, chốt: Quy tắc viết hoa tên các huân chương, danh hiệu và giải thưởng.
Bài 3: Viết lại tên các danh hiệu trong đoạn văn cho đúng:
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, tìm các tên riêng, nêu quy tắc viết hoa.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, chốt: Quy tắc viết hoa tên các danh hiệu.
C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ những điều đã học với người thân.


Thứ ba ngày 28 tháng 3 năm 2017
ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN

TOÁN:
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Biết cách đọc, viết số thập phân và so sánh các số thập phân.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 4a, bài 5.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:

- Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- GV giới thiệu bài mới
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Đọc số thập phân: nêu phần nguyên, phần thập phân và giá trị theo vị trí của mỗi
chữ số trong số đó: 63,42 ; 99,99 ; 81,325 ; 7,081
- Cặp đôi thực hiện đọc số và nêu phần nguyên, phần thập phân, nêu giá trị theo vị trí của
mỗi chữ số trong số đó.

- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách đọc số thập phân; cấu tạo và giá trị các hàng của số thập phân.
Bài 2: Viết số thập phân:
- Cá nhân thực hiện viết số thập phân vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách viết số thập phân.
Bài 4a: Viết các số sau dưới dạng số thập phân.
3
10

;

3
100

;

4

25
100

;

2002
1000

- Cá nhân thực hiện làm vào vở. Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.

- Nhận xét và chốt: Cách chuyển phân số thập phân về số thập phân; cách chuyển hỗn số
về số thập phân .
Bài 5: Điền dấu <, >, =
78,6 … 78,59
28,300 … 28,3
9,478 … 9,48
0,916 … 0,906
- Cá nhân thực hiện làm vào vở. Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách so sánh các số thập phân.
C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân về bài học.


TẬP ĐỌC:
CON GÁI
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc diễn cảm được toàn bộ bài văn, biết ngắt nghỉ hơI hợp lí.
- Hiểu ý nghĩa: Phê phán quan niệm trọng nam, khinh nữ; khen ngợi cô bé Mơ học giỏi,
chăm làm, dũng cảm cứu bạn. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
- GD HS ý thức đấu tranh chống lại quan niệm lạc hậu đó, học tập được đức tính tốt của
bạn Mơ.
II.Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ
III. Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động
- Ban HT cho các bạn chơi trò chơi yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Luyện đọc bài
- GV đọc toàn bài, phân chia đoạn và HD cách đọc. Cả lớp theo dõi, đọc thầm


- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp trong nhóm, thi đọc trong nhóm và nhận
xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét và bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn nhẩm thuộc lòng từng khổ thơ.
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng 3 đến 4 khổ thơ mình thích.
- Nhận xét và đánh giá, tuyên dương những HS đọc tốt.
*Việc 2: Thảo luận, trao đổi câu hỏi.
- Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe.
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá và
bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài.
- Chốt và ghi ND: Phê phán quan niệm trọng nam, khinh nữ; khen ngợi cô bé Mơ học
giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn.
*Việc 3: Luyện đọc diễn cảm. HTL
Hướng dẫn HS đọc đoạn luyện
HS luyện đọc
Thi đọc diễn cảm, HTL
Nhận xét tuyên dương
C. Hoạt động ứng dụng: - Vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Chia sẻ với người thân, bạn bè về bài học.
Thứ tư ngày 29 tháng 3 năm 2017


TOÁN:
ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN (TIẾP THEO)
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Biết viết số thập phân và một số phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm.
- Biết viết các số đo dưới dạng số thập phân; so sánh các số thập phân.

- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2(cột 2, 3), bài 3(cột 3, 4), bài 4.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:
- Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- GV giới thiệu bài mới
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Viết các số sau dưới dạng phân số thập phân
- Cá nhân thực hiện viết số thập phân vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách chuyển số thập phân về phân số thập phân.
Bài 2: a) Viết số thập phân dưới dạng tỉ số %
b) Viết tỉ số % dưới dạng số thập phân:
- Cá nhân thực hiện viết số thập phân vào vở cột 2 và cột 3.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách chuyển số thập phân về tỉ số % và ngược lại.
Bài 3: Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân:
a)

3
giờ
4

1
phút
4


b)

3
km
10

2
kg
5

- Cá nhân thực hiện làm vào vở. Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách chuyển các số đo thời gian, số đo khối lượng, số đo độ dài về số
thập phân.
Bài 4: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Cá nhân thực hiện làm vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn.
C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân về bài học.
LTVC:
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN)
I.Mục tiêu: Giúp HS:


- Tìm được các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than trong mẫu chuyện (BT1); đặt đúng các
dấu chấm và viết hoa những từ đầu câu, sau dấu chấm (BT2); sửa được dấu câu cho đúng
(BT3).
- GD HS biết tôn trọng giới tính của bạn, không phân biệt giới tính.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.

III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động
- HĐTQ cho các bạn chơi trò chơi mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Tìm các dấu chấm, chấm hỏi và chấm than trong mẫu chuyện vui “Kỉ lục thế
giới”. Cho biết mỗi dấu câu ấy được dùng làm gì?
- Yêu cầu HS đọc mẩu chuyện vui “Kỉ lục thế giới”
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thầm lại mẩu chuyện thảo luận, trao đổi và thống
nhất kết quả vào vở nháp.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ, phỏng vấn trước lớp:
? Dấu chấm được dùng để làm gì?
? Dấu chấm hỏi được dùng để làm gì?
? Dấu chấm than được dùng để làm gì?
- Nhận xét và chốt: + Các câu có sử dụng dấu chấm, chấm hỏi và chấm than.
+ Tác dụng của dấu chấm, chấm hỏi và chấm than.
Bài 2: Có thể đặt dấu chấm vào những chỗ nào trong bài văn “Thiên đường của phụ
nữ”. Viết lại các chữ đầu câu cho đúng quy định.
- Yêu cầu HS đọc lại bài “Thiên đường của phụ nữ”.
- Cá nhân đọc thầm lại mẩu chuyện vui và tự làm bài vào VBT.
- HĐTQ tổ chức chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: + Kết quả đúng
+ Cách sử dụng dấu chấm.
Bài 3: Em hãy giúp bạn Hùng chữa lại những chỗ đã dùng sai dấu câu trong mẫu chuyện
vui “Tỉ số chưa được mở”.
- Yêu cầu HS đọc lại bài “Tỉ số chưa được mở”.
- Cá nhân đọc thầm lại mẩu chuyện vui và tự làm bài vào VBT.
- HĐTQ tổ chức chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: + Kết quả đúng

+ Cách sử dụng dấu chấm hỏi, dấu chấm.
C. Hoạt động ứng dụng: - Vận dụng vào thực tế cuộc sống, trong giao tiếp hằng ngày.
- Chia sẻ với người thân về bài học.
ÔLTOÁN:
ÔN LUYỆN TUẦN 29
I.Mục tiêu: Giúp HS


- Biết so sánh, sắp xếp các phân số, các số thập phân; viết một số thập phân dưới dạng
phân số thập phân, tỉ số phần trăm.
- Viết được các đố đo độ dài, ssoos đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Giáo dục HS ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và làm bài cẩn thận.

TOÁN:

Thứ năm ngày 30 tháng 3 năm 2017
ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG


I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng.
- Viết các số đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2a, bài 3(a, b, c; mỗi câu một dòng).
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:
- Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- GV giới thiệu bài mới
Bài 1: a)Viết cho đầy đủ bảng đơn vị đo độ dài:

b)Viết cho đầy đủ bảng đơn vị đo KL:
- Cá nhân làm vào VBTGK trang 81.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: + Bảng đơn vị đo độ dài và mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài
thông dụng:
+ Bảng đơn vị đo khối lượng và mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng thông dụng.
- Cho HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng thông dụng.
Bài 2a: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
1m = 10dm = … cm = … mm
1km = … m
1kg = … g
1 tấn = … kg
- Cá nhân thực hiện làm vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách chuyển đổi số đo độ dài và số đo khối lượng.
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 1827m = … km … m = …,… km
b) 34dm = … m … dm = …,… m
c) 2065g = … kg … g = …,… kg
- Cá nhân thực hiện làm vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách chuyển đổi từ đơn vị bé sang hai đơn vị và chuyển về một đơn
vị lớn.
C. Hoạt động ứng dụng: - Vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Chia sẻ với người thân về bài học.
TẬP LÀM VĂN:
I.Mục tiêu: Giúp HS


TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI


- Viết tiếp được các lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn kịch theo gợi ý của SGK và
hướng dẫn của GV; trình bày lời đối thoại của từng nhân vật phù hợp với diễn biến câu
chuyện.
- Rèn kĩ năng diễn đạt đoạn đối thoại trôi chảy có nhiều sáng tạo.
- GD HS học tập đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:
- Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Đọc lại một trong hai phần của truyện “Một vụ đắm tàu”.
- Cá nhân đọc phần 1: Từ đầu đến cho bạn.
- Cá nhân đọc phần 2: Cơn bão … đến hết.
Bài 2: Em hãy cùng các bạn trong nhóm viết tiếp một số lời đối thoại để chuyển một
trong hai phần nói trên thành màn kịch theo gợi ý sau:
- Yêu cầu 3HS nêu tên màn kịch 1 (Giu-li-ét-ta), cảnh trí, nhân vật.
- Gọi 1HS đọc gợi ý đoạn đối thoại.
- Màn 2: Tương tự
- GV giao nhiệm vụ cho HS: SKG đã cho sẵn các gợi ý về nhân vật, cảnh trí, lời đối thoại
các em viết các lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch. Khi viết chú ý thể hiện tính cách
của hai nhân vật: Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận về lời đối thoại tiếp theo để hoàn chỉnh màn
kịch, thư ký viết kết quả thảo luận vào bảng phụ.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, bình chọn nhóm viết những lời đối thoại hợp lý nhất, hay nhất.
Bài 3: Phân vai đọc lại (hoặc diễn thử) màn kịch trên.

- GV giao nhiệm vụ: Các em có thể chọn đọc phân vai hoặc diễn kịch.
- Đọc phân vai (3 em sắm vai : người dẫn chuyện, Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta)
- Nhóm trưởng điều hành các bạn sắm vai người dẫn chuyện, Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta đọc
lại hoặc diễn kịch màn kịch đã viết.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Tổ chức cho HS bình chọn nhóm đọc tốt nhất hoặc diễn hay nhất.
- Nhận xét, đánh giá và tuyên dương HS.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Tập phân vai diễn lại màn kịch.
- Chia sẻ với người thân về bài học ở lớp.
LTVC:
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN)
I.Mục tiêu: Giúp HS


- Tìm được dấu câu thích hợp để điền vào đoạn văn (BT1), chữa được các dấu câu dùng
sai và lí giải được tại sao lại chữa như vậy (BT2), đặt câu và dùng dấu câu thích hợp
(BT3).
- Có thói quen dùng đúng dấu câu khi viết văn.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động
- HĐTQ cho các bạn chơi trò chơi mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Bài 1: Tìm các dấu câu thích hợp với mỗi ô trống:
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn.
- HD: Để điền đúng dấu câu chúng ta cần xác định được câu đó thuộc loại câu gì?
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc thầm lại đoạn văn thảo luận, trao đổi và thống nhất
kết quả vào vở nháp.

- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ, phỏng vấn trước lớp:
- Nhận xét và chốt: + Kết quả đúng.
+ Cách sử dụng dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
Bài 2: Hãy chữa lại những dấu câu bị dùng sai trong mẫu chuyện “Lười”. Giải thích
vì sao em lại chữa như vậy.
- Yêu cầu HS đọc lại bài “Lười”.
- Cá nhân đọc thầm lại mẩu chuyện vui và tự làm bài vào VBT.
- HĐTQ tổ chức chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: + Kết quả đúng
+ Cách sử dụng các dấu chấm, chấm hỏi, chấm than cho phù hợp với mục đích nói.
Bài 3: Với mỗi ND sau đặt 1 câu và dùng những dấu câu thích hợp:
a) Nhờ em (anh, chị) mở hộ cửa số.
b) Hỏi bố xem mấy giờ hai bố con đi …
c) Thể hiện sự thán phục trước thành tích …
d) Thể hiện sự ngạc nhiên, vui mừng khi được mẹ tặng cho một món quà mà …
- Cá nhân đọc thầm lại từng nội dung và tự làm bài vào VBT.
- HĐTQ tổ chức chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: + Kết quả đúng.
+ Cách sử dụng dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Vận dụng vào thực tế cuộc sống, trong giao tiếp hằng ngày.
- Chia sẻ với người thân về bài học.
Ô.T. Việt:
ÔN LUYỆN TUẦN 29
I.Mục tiêu: Giúp HS


- Đọc và hiểu bài: Một ngày của Pê-chi-a; hiểu được điều câu chuyện muốn nói: làm thế
nào để một ngày trôi qua không uổng phí.
Viết hoa đúng các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.

- Viết được đoạn văn có sử dụng quan hệ từ.
Lập được dàn ý cho bài văn tả một người em yêu mến.

TOÁN:

Thứ sáu ngày 31 tháng 3 năm 2017
ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG (TIẾP)


I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Viết các số đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- Mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài, đơn vị đo khối lượng thông dụng.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1a, bài 2, bài 3.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- GV giới thiệu bài mới
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1a: Viết dưới dạng STP có đơn vị đo là km:
4km382m 2km79m 700m
- Cá nhân làm vào vở.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ và phỏng vấn nhau trước lớp.
? Để chuyển đổi hai đơn vị đo khối lượng về đơn vị km bạn làm thế nào?
? Để chuyển đổi từ đơn vị đo khối lượng bé về đơn vị km bạn làm thế nào?
- Nhận xét và chốt: Cách chuyển hai đơn vị đo độ dài về một đơn vị lớn
Bài 2: a)Viết dưới dạng STP có đơn vị đo là kg:
2kg350g

1kg65g
b)Viết dưới dạng STP có đơn vị đo là tấn:
8 tấn 760kg
2 tấn 77kg
- Cá nhân thực hiện làm vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách chuyển hai đơn vị đo khối lượng về một đơn vị lớn.
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 0,5m = … cm
b) 0,075km = … m
c) 0,064kg = … g d) 0,08 tấn = … kg
- Cá nhân thực hiện làm vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách chuyển từ đơn vị đo độ dài và đo khối lượng lớn về một đơn vị
bé và mối quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng.
C. Hoạt động ứng dụng: - Vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Chia sẻ với người thân về bài học.
TẬP LÀM VĂN:
TRẢ BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI
I.Mục tiêu: Giúp HS


- Biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài.
- Viết lại được một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn.
- Học sinh có ý thức tham gia sửa lỗi chung, tự sửa lỗi.
II.Chuẩn bị: Bảng tổng hợp ưu, nhược điểm về bài viết của học sinh.
III.Các hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:

- HĐTQ điều hành lớp hát bài hát mình yêu thích
- GV giới thiệu bài
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Nhận xét ưu, nhược điểm
- Nghe GV nhận xét, ghi nhớ những ưu điểm để phát huy, biết được những lỗi sai để sửa
chữa.
*Ưu điểm:
+ Bố cục: Đa số các bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng, cân đối (Dẫn chứng).
+ Tả được bao quát toàn bộ cây hoặc hoa, quả một cách có trình tự. Tả từng bộ phận của
cây (hoa, quả) hoặc sự thay đổi của cây (hoa, quả) một cách sinh động, có hình ảnh, theo
thời gian (Dẫn chứng: đọc cho HS nghe).
*Hạn chế:
+ Vẫn còn một số bài miêu tả còn lủng củng, dùng từ đặt câu chưa đúng. Miêu tả còn
chưa đầy đủ.
+ Cách diễn đạt chưa mạch lạc. Bài viết lộn xộn. (Dẫn chứng ).
+ Một số bài còn viết sai chính tả nhiều.
Lỗi chính tả: vỏ/võ, chín/chính; ...
Lỗi dùng từ; lỗi chấm câu tùy tiện.
- Chữa một số lỗi sai phổ biến do GV yêu cầu
*Việc 2: Chữa lỗi
- Nhận bài. Tự chữa lỗi sai của mình.
- Viết lại một đoạn cho hay hơn.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và đánh giá, chỉnh sửa lỗi sai cho HS.
*Việc 3: Học tập những đoạn văn hay
- Nghe GV hoặc bạn đọc những đoạn, bài văn hay.
- Nhận xét về những điều đáng học tập.
- Nêu những điều em học được qua đoạn văn, bài văn đó.
C. Hoạt động ứng dụng: - Viết lại đoạn văn em chưa hài lòng.
- Chia sẻ với người thân về bài học.

ĐẠO ĐỨC 5 :

BIẾT GIẢI TRÍ CÓ ÍCH ( T2)
(TLGD ĐP)


I. MỤC TIÊU: Qua bài học HS:

-Hiểu được vui chơi giải trí là nhu cầu cần thiết của trẻ em, để đảm bảo sự phát triển hài
hòa về thể chất ,trí tuệ, tinh thần, tình cảm.
- Đồng tình với những hình thức vui chơi lành mạnh, phù hợp với điều kiện, sức khỏe bản
thân, rèn luyện thân thể khỏe mạnh , tâm hồn trong sáng
-Tuyên truyền và tham gia các hình thức vui chơi lành mạnh , có ích và phù hợp với điều
kiện.
II- DỤNG CỤ DẠY HỌC:

- Một số trò chơi dân gian tập thể
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1.Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp nhắc lại ND bài đã học.
- Vui chơi như thế nào là lành mạnh, có ích?
- Hãy kể một số trò chơi dân gian lành mạnh, có ích mà em biết?
-Nhân xét đánh giá
2.Hình thành kiến thức - Giới thiệu bài:
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

HĐ1: Xử lí tình huống
*GV đưa ra tình huống:

+ Sau giờ học, em đang trên đường về nhà thì một nhóm bạn rủ em ghé vào quán Internet
để chơi game, em xử lí thế nào?
-Việc 1: Yêu cầu HS thảo luận
-Việc 2: Tổ chức cho HS trình bày, phân tích, nhận xét cách xử lí tình huống
* Tổ chức cho 1 nhóm HS sắm vai tình huống dưới dạng sân khấu hóa
- GV nhận xét, khen ngợi
HĐ2:Tổ chức trò chơi tập thể
- Yêu cầu HS nêu một số trò chơi đã tìm ở nhà (VD: Nhảy dây, kéo co, đá
bóng,...)
- Tổ chức cho HS tham gia thực hiện một số trò chơi (kéo co, bịt mắt bắt dê,...)
- Gv nhận xét –Đánh giá
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Chia sẻ nội dung bài học với người thân. Tuyên truyền và tham gia các hình thức vui
chơi lành mạnh , có ích và phù hợp với điều kiện

HĐTT:
I.Mục tiêu: Giúp HS:

SINH HOẠT LỚP


- Đánh giá lại tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua và đề ra phương hướng hoạt
động trong tuần tới.
- Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống
II. Các hoạt động học:
* Khởi động:

- Ban văn nghệ điều hành lớp hát tập thể.
A. Hoạt động thực hành:

*Việc: Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua:

- Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành.
- Các trưởng ban lên đánh giá hoạt động của ban mình trong tuần qua.
+ Những công việc đã làm được:
+ Những công việc chưa làm được:
+ Đề ra biện pháp để khắc phục những việc chưa làm được:
- Chủ tịch Hội đồng tự quản cho cả lớp chia sẻ, bình chọn cá nhân, ban làm việc tốt, tích
cực trong tuần qua.
- Mời TPTL lên chia sẻ.
*Việc 2: Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới

- Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành.
- Các trưởng ban lên đề ra phương hướng hoạt động của ban mình trong tuần tới.
- Mời TPTL lên chia sẻ.
B. Hoạt động ứng dụng:
- Về nhà chia sẻ với người thân,bạn bè.



×