Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Giáo án cô hiệp (5b) tuần 25 (năm học 2016 2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.73 KB, 20 trang )

TUẦN 25
Thứ hai ngày 27 tháng 2 năm 2017
ÔN TẬP

TOÁN:
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Củng cố cách tính tỉ số phần trăm và giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Thu thập và xử lí thông tin từ biểu đồ hình quạt.
- Nhận dạng, tính diện tích, thể tích của một số hình đã học.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ. HS: Vở bài tập in
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:
- Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- GV giới thiệu bài mới
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Trắc nghiệm Vở bài tập in
1. 2% của 1000kg là:
A. 10kg
B. 20kg
C. 22kg
D. 100kg
2. Hình nào đã được tô đậm 37,5% DT?
3. Có 500 người tham gia đồng diễn TD … Hói có bao nhiêu nữ tham gia đồng diễn?
4. Cho HCN EGHK có a = 12cm, b = 9cm. M là trung điểm KH. S tô đậm của HCN
EGHK là:
A. 48cm2
B. 54cm2
C. 64cm2
D. 108cm2
- Cá nhân làm vào VBTGK.


- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách tính tỉ số phần trăm và cách tính diện tích của hình chữ nhật.
Bài 2: Ghi tên của mỗi hình
- Cá nhân làm vào VBTGK.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Chốt: Tên gọi của các hình đã học.
Bài 2: Giải toán
- Yêu cầu HS phân tích dự kiện đã cho, dự kiện cần tìm.
- Cá nhân giải vào VBTGK.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Chốt: Cách giải dạng toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Vận dụng cách tính tỉ số phần trăm vào tính nhẩm và vào giải toán.


TẬP ĐỌC:
PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
- Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ
niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. (Trả lời được các câu hỏi
ở SGK)
- Giáo dục HS lòng biết ơn các vua Hùng.
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:*Khởi động:
- Ban HT cho các bạn chơi trò chơi yêu thích.

- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Luyện đọc
- HS đọc trong nhóm
- Nhóm trưởng cho các bạn luyện đọc từ chú giải: cá nhân đưa ra từ ngữ chưa hiểu,
các bạn khác nghe và giải thích cho bạn hoặc nhờ cô giáo giúp đỡ.
- Cặp đôi luyện đọc nối tiếp từng đoạn, phát hiện từ khó đọc.
- Luyện đọc từ khó
- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp trong nhóm, thi đọc trong nhóm và nhận
xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét và bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt.
*Việc 2: Thảo luận, trao đổi câu hỏi.
- Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe.
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá và
bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài.
*Chốt nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, bày tỏ niềm
thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
*Việc 3: Luyện đọc diễn cảm
Hướng dẫn HS đọc đoạn luyện
HS đọc các nhân
Thi đọc diễn cảm giữa các nhóm.
C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân về bài học.


KỂ CHUYỆN:
VÌ MUÔN DÂN
I.Mục tiêu: Giúp HS:

- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì
muôn dân.
- Biết trao đổi để làm rõ ý nghĩa: Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư xử vì
đại nghĩa.
- Giáo dục HS lòng yêu mến kính trọng các danh nhân Việt Nam.
II.Chuẩn bị: Tranh minh họa trong SGK
III. Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:

- Ban văn nghệ điều hành cả lớp hát bài hát mà các bạn yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu mục tiêu bài học.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: HD tìm hiểu câu chuyện - Nghe GV kể chuyện:
- GV ghi bảng đề bài
- Kể lần 1: Kết hợp viết lên bảng tên các nhân vật trong câu chuyện
- Kể lần 2: Kết hợp chỉ tranh minh hoạ.
- Kể lần 3: Kết hợp thể hiện cảm xúc
*Việc 2: Kể chuyện
- Cá nhân quan sát tranh vẽ và trao đổi với bạn về nội dung của từng tranh.
- HĐTQ điều hành tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: ND của từng tranh
- GV hướng dẫn: Không cần kể đúng nguyên văn như cô đã kể chỉ cần kể được cốt
chuyện và tình tiết tiêu biểu trong câu chuyện. Chú ý giọng kể cho phù hợp với nội dung
từng đoạn.
- Tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm đôi. Theo dõi và giúp đỡ HS yếu.
- HĐTQ điều hành tổ chức cho các bạn thi kể chuyện trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương những HS kể hay, đúng nội dung câu chuyện.
*Việc 3: Nội dung, ý nghĩa câu chuyện
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận về ý nghĩa câu chuyện .
? Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì?

? Nếu anh em, vua tôi nhà Trần không đoàn kết thì nước Việt lúc ấy sẽ thế nào?
? Câu chuyện khiến bạn suy nghĩ gì về truyền thống đoàn kết của dân tộc?
- Chia sẻ trong nhóm.
- Chia sẻ trước lớp về ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét và chốt lại ý nghĩa câu chuyện: Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết vì
đại nghĩa mà xóa bỏ hiềm khích cá nhân, tạo nên khối đoàn kết để cùng chống giặc.
C. Hoạt động ứng dụng: - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.


CHÍNH TẢ: (Nghe - viết) AI LÀ THỦY TỔ LOÀI NGƯỜI?
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Nghe - viết đúng bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi.
- Tìm được các tên riêng trong truyện “Dân chơi đồ cổ” và nắm được quy tắc viết hoa tên
riêng (BT2)
- HS có ý thức viết rèn chữ, viết rõ ràng và giữ gìn vở sạch đẹp.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Các hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: 1. Khởi động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp chơi trò: Đi chợ.
- GV giới thiệu bài học.
2. Hình thành kiến thức:
*Việc 1: Tìm hiểu về bài viết
- Cá nhân tự đọc bài viết, 1 em đọc to trước lớp.
- Chia sẻ trong nhóm về nội dung chính của bài viết và cách trình bày bài viết.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Chia sẻ với GV về cách trình bày.
*Việc 2: Viết từ khó
- Tìm từ khó viết và trao đổi cùng bạn bên cạnh.
- Luyện viết vào nháp, chia sẻ cùng GV.
B. Hoạt động thực hành

*Việc 1: Viết chính tả
- GV đọc bài viết, lưu ý cách trình bày bài viết, tư thế ngồi viết và ý thức luyện chữ viết.
- GV đọc chậm từng cụm từ, HS lắng nghe và tự viết vào vở.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- GV đọc chậm - HS dò bài.
*Việc 2: Làm bài tập
Bài 2: Tìm các tên riêng trong mẩu chuyện vui “Dân chơi đồ cổ” và cho biết những
tên riêng đó được viết như thế nào?
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, tìm các tên riêng, nêu quy tắc viết hoa.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, chốt: + Tên người, tên các thời đại: Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế,
nhà Chu, Cửu Phủ, Khương Thái Công.
+ Quy tắc viết hoa tên riêng.
C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ những điều đã học với người thân.


Thứ ba ngày 28 tháng 2 năm 2017
TOÁN:
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN
I.Mục tiêu: Giúp HS biết: - Tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối
quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.
- Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào. Đổi đơn vị đo thời gian.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3a.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: 1.Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi “Xì điện”: Hỏi - đáp về mối quan hệ giữa
một số đơn vị đo thông dụng, đổi đơn vị đo.
- GV giới thiệu bài mới

2. Hình thành kiến thức:
*Việc 1: Ôn tập các đơn vị đo thời gian.
- Yêu cầu HS nhắc lại các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa các đơn
vị đo thời gian thông dụng.
- Có thể nêu cách nhớ số ngày của từng tháng dựa vào nắm tay.
- Chốt lại: Bảng đơn vị đo thời gian đó học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời
gian thôngdụng.
*Việc 2: Ví dụ về chuyển đổi đơn vị đo
- Nhóm trưởng điều hành các bạn chuyển đổi các đơn vị đo: 1 năm rưỡi = ... tháng
giờ = ... phút ; 0,5 giờ = ... phút ; 216 phút = ... giờ.
- Nhận xét và chốt: Cách chuyển đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Đọc bảng và nêu phát minh được công bố vào thế kỉ nào?
- Nhóm trưởng điều hành các bạn đọc các thông tin và trao đổi xem các phát minh
ấy được công bố vào thế kỉ nào?
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách tính các năm trong một thế kỉ.
Bài 2: Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm:
- Cá nhân làm vào vở. Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Chốt: Cách đổi đơn vị đo thời gian lớn - bé; Bé - lớn.
Bài 3a: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
- Cá nhân làm vào vở. Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Chốt: Cách đổi đơn vị đo thời gian lớn - bé; Bé - lớn.
C. Hoạt động ứng dụng: Vận dụng cách chuyển đổi các đơn vị đo thời gian vào thực tế.


TẬP ĐỌC:
CỬA SÔNG

I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc diễn cảm bài thơ với giọng thiết tha, gắn bó.
- Hiểu ý nghĩa: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thủy chung, biết nhớ cội
nguồn. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 ở SGK; thuộc 3, 4 khổ thơ)
- GD HS tình yêu quê hương đất nước.
II.Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ
III. Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động
- Ban HT cho các bạn chơi trò chơi yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Luyện đọc
- GV đọc toàn bài, phân chia đoạn và HD cách đọc
- Cả lớp theo dõi, đọc thầm
- Nhóm trưởng cho các bạn luyện đọc từ chú giải: cá nhân đưa ra từ ngữ chưa hiểu,
các bạn khác nghe và giải thích cho bạn hoặc nhờ cô giáo giúp đỡ.
- Cặp đôi luyện đọc nối tiếp từng đoạn, phát hiện từ khó đọc.
- Luyện đọc từ khó
- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp trong nhóm, thi đọc trong nhóm và nhận
xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét và bình chọn cá nhân, nhóm đọc tốt.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn nhẩm thuộc lòng từng khổ thơ.
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng 3 đến 4 khổ thơ mình thích.
- Nhận xét và đánh giá, tuyên dương những HS đọc tốt.
*Việc 2: Thảo luận, trao đổi câu hỏi.
- Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe.
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá và
bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài.

- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài.
- Chốt và ghi ND: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thuỷ chung, uống
nước nhớ nguồn.
*Việc 3: Luyện đọc diễn cảm
Hướng dẫn HS đọc đoạn luyện
HS đọc các nhân
Thi đọc diễn cảm giữa các nhóm.
C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân về bài học.


Thứ tư ngày 1 tháng 3 năm 2017
TOÁN:
CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN
I.Mục tiêu: Giúp HS biết: - Thực hiện phép cộng số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1(dòng 1, 2), bài 2.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: 1.Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi “Xì điện”: Hỏi - đáp về chuyển đổi đơn vị
đo.
- GV giới thiệu bài mới
2. Hình thành kiến thức:
*Việc 1: Tìm hiểu ví dụ.
- Yêu cầu HS đọc và phân tích các dự kiện đã cho, cần tìm.
? Muốn biết thời gian đi hết quảng đường là bao nhiêu ta làm thế nào?
- HD cách đặt tính và cách tính: 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút
- Yêu cầu HS nhắc lại cách cộng
- Yêu cầu HS đặt tính và tính: 22 phút 58 giây + 23 phút 25 giây.

- Nhận xét và chốt:

+

22 phút 58 giây
23 phút 25 giây
45 phút 83 giây

*Việc 2: Cách cộng hai đơn vị đo
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận cách cộng hai đơn vị đo thời gian:
? Muốn cộng các số đo thời gian ta làm thế nào?
- Chốt QT: + Khi cộng số đo thời gian cần cộng các đơn vị đo theo từng loại đơn vị.
+ Trong trường hợp số đo theo đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì cần đổi sang
đơn vị hàng lớn hơn liền kề.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Tính
- Cá nhân làm vào vở dòng 1 và 2.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách cộng hai đơn vị đo thời gian.
Bài 2: Giải toán:
- Cá nhân đọc thầm bài toán, phân tích và xác định dạng toán.
- Cá nhân giải vào vở. Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Chốt: Cách giải dạng toán về tính tổng thời gian đi hết quảng đường
C. Hoạt động ứng dụng: Vận dụng cách cộng các đơn vị đo thời gian vào thực tế.


LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LIÊN KẾT CÁC CÂU BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ
I.Mục tiêu: Giúp HS:

- Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu (ND ghi nhớ); hiểu được
tác dụng của việc lặp từ ngữ.
- Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu, làm được BT2 ở mục III.
- GD HS biết cách sử dụng từ ngữ hợp lí.
*ND Điều chỉnh: Không dạy BT1.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động

- Ban văn nghệ cho các bạn chơi trò chơi mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
2. Hình thành kiến thức:
*Việc 1: Nhận xét

- Nhóm trưởng điều hành nhóm thực hiện 3 bài tập ở SGK
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
GV: ? Trong bài văn, đoạn văn, các câu văn có liên kết với nhau như thế nào? (Các câu
phải liên kết chặt chẽ với nhau)
? Để liên kết câu sau với câu đứng trước nó, ta sử dụng biện pháp gì? (Lặp từ ngữ)
Việc sử dụng biện pháp lặp từ ngữ có tác dụng gì? (Giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ
về ND giữa hai câu)
*Việc 2: Ghi nhớ
- HĐTQ tổ chức cho các bạn nêu ghi nhớ.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 2: Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi ô trống để các câu, các đoạn
liên kết với nhau:
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn.
- Hai bạn ngồi cạnh nhau đọc thầm đoạn văn và trao đổi, thảo luận với nhau nên chọn từ
ngữ nào trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn.

- HĐTQ tổ chức chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt:
+ Kết quả: ... Thuyền ... Thuyền .... Thuyền ... Thuyền ... Thuyền ... Chợ ... cá song ... cá
chim ... tôm ...
+ Cách sử dụng đúng các từ có tác dụng liên kết câu.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Vận dụng vào thực hành viết văn.
- Chia sẻ với bạn bè và người thân về những điều đã học.


ÔLTOÁN:
ÔN LUYỆN TUẦN 25
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Đọc, viết, chuyển đổi, thực hiện được tính cộng, trừ các số kềm đơn vị đo trong bảng
đơn vị đo thời gian, vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế liên quan đến đơn
vị đo thời gian.
- Giáo dục HS ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và làm bài cẩn thận.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. HS có năng lực làm được BT vận dụng


HNG (GDKNS): CH 4: TRCH NHIM CA EM VI CNG NG (T.2)
I.Mc tiờu: Qua cỏc hot ng, giỳp HS:
- Nhn bit c mt s hot ng a phng mỡnh.
- Hiu c ý ngha, tỏc dng ca cỏc hot ng ú.
- Bit c mt s quy nh xõy dng quờ hng mỡnh giu p.
- GD HS cú ý thc tham gia tớch cc vo nhng hot ng cng ng, thc hin np sng
vn minh.
II.Chun b: - Bng ph. Cỏc tm th mu , vng, xanh ghi cỏc ý kin.
- Tranh nh minh ha SGK.
III. Hot ng hc:

A. Hot ng c bn: *Khi ng:
- Ban vn ngh cho cỏc bn hỏt bi hỏt mỡnh yờu thớch.
- Nghe GV gii thiu bi mi.
B. Hot ng thc hnh:
* Vic 1: Trũ chi ốn giao thụng
- Ban HT cho cỏc bn chi trũ chi ốn giao thụng:
+ Ban hc tp ph bin cỏch chi: Qun trũ c tờn cỏc hnh ng khi thc hin trỏch
nhim cụng dõn. Vi mi hnh ng, cỏc bn gi cao th mu tng ng vi ý kin ca
mỡnh. (Xanh: Thc hin ỳng quy nh, cn tuyờn dng. Vng: Cú vi phm quy nh
nhng ch cn nhc nh. : Vi phm quy nh, cn x pht) Qun trũ m th ghi bng.
+ T chc cho c lp cựng chi.
- Nhúm trng iu hnh cỏc bn tho lun:
+ xut mt hỡnh thc x pht i vi cỏc hnh ng m a s ngi chi gi th .
+ Cỏc em mun thay i hay tỏc ng n iu gỡ khi x pht hnh ng ú?
- HTQ t chc cho cỏc nhúm chia s trc lp.
- GV cựng lp nhn xột v cht: Mt s bin phỏp x pht ngi vi phm quy nh v
bin phỏp giỳp h phn u vn lờn.
*Vic 2: Tri nghim Ngi con ca quờ hng.
- Cỏ nhõn tin hnh xõy dng k hoch v thc hin nhng hnh ng c úng gúp
cho s phỏt trin ca quờ hng. Sau ú bỏo cỏo kt qu vi nhúm ca mỡnh.
- HTQ t chc cho cỏc bn chia s trc lp.
- GV nhn xột v cht: Cụng vic, thi gian v a im thc hin; hiu qu cụng vic v
cm nhn khi tham gia cụng ú.
* Vic 3: Ch tỏc
- Nhúm trng iu hnh cỏc bn ch tỏc cỏc dựng t v chai nha c lm thnh
dựng cú th s dng c trong gia ỡnh nh lm l hoa, lm vn rau treo t v chai.
- HTQ t chc cho cỏc nhúm chia s trc lp.
- GV cựng lp nhn xột v tuyờn dng mt s nhúm lm tt.
C. Hoaùt ủoọng ửựng duùng: - Chia s vi ngi thõn v bi hc.



Thứ năm ngày 2 tháng 3 năm 2017
TOÁN:
TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN
I.Mục tiêu: Giúp HS biết: - Thực hiện phép trừ hai số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: 1.Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi “Xì điện”: Hỏi - đáp về chuyển đổi đơn vị
đo.
- GV giới thiệu bài mới
2. Hình thành kiến thức:
*Việc 1: Tìm hiểu ví dụ.
- Yêu cầu HS đọc và phân tích các dự kiện đã cho, cần tìm.
? Muốn biết thời gian đi từ Huế đến Đà Nẵng là bao nhiêu ta làm thế nào?
- HD cách đặt tính và cách tính: 15giờ 55phút - 13giờ 10phút
- Yêu cầu HS nhắc lại cách trừ
- Yêu cầu HS đặt tính và tính: 3 phút 20 giây - 2 phút 45 giây.
- Nhận xét và chốt



3 phút 20 giây
2 phút 45 giây
0 phút 35 giây

*Việc 2: Cách trừ hai đơn vị đo

- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận cách trừ hai đơn vị đo thời gian:
? Muốn trừ hai số đo thời gian ta làm thế nào?
- Chốt QT: Khi trừ số đo thời gian, cần trừ các số đo theo từng loại đơn vị. Trong trường
hợp số đo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì cần chuyển đổi 1
đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ như bình thường.
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Tính
- Cá nhân làm vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách trừ hai đơn vị đo thời gian.
Bài 2: Tính
- Cá nhân làm vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Cách trừ hai đơn vị đo thời gian.
C. Hoạt động ứng dụng: Vận dụng cách trừ các đơn vị đo thời gian vào thực tế.


TẬP LÀM VĂN:

TẢ ĐỒ VẬT

(Kiểm tra viết)
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Viết được bài văn đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng, lời
văn tự nhiên.
- Rèn kĩ năng diễn dạt bài văn trôi chảy có nhiều sáng tạo.
- Giáo dục HS viết văn có cảm xúc, thể hiện tình cảm của bản thân vào bài viết.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.

III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:
- Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
A. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Hướng dẫn phân tích đề bài
- Yêu cầu học sinh đọc các đề bài kiểm tra trên bảng phụ.
- GV ra đề cho học sinh viết bài.
Đề bài:
+ Đề 1: Tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai của em.
+ Đề 2: Tả cái đồng hồ báo thức.
+ Đề 3: Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
+ Đề 4: Tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.
+ Đề 5: Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp
quan sát.
? Các đề bài trên thuộc thể loại văn gì?
? Đề 1 yêu cầu tả cái gì? Đề 2 tả cái gì? Đề 3 tả cái gì? Đề 4 tả cái gì? Đề 5 tả cái gì?
- GV gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng trong từng đề bài.
- Yêu cầu HS lựa chọn một trong 5 đề bài để viết thành một bài văn hoàn chỉnh, bám sát
dàn ý để viết, bố cục rõ ràng, chữ viết đẹp, Bài văn rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng; lời văn tự
nhiên, diễn đạt trôi chảy.
- Cần chú ý đưa cảm xúc, ý nghĩ của mình vào bài văn; sử dụng một số biện pháp so
sánh, nhân hóa để làm bài văn hay hơn, sinh động hơn.
- Sau khi chọn đề bài, cần suy nghĩ để tìm ý, sắp xếp ý thành dàn ý. Dựa vào dàn ý đã xây
dựng được, viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật.
*Việc 2: Viết bài
- Học sinh viết bài vào vở.
- Thu bài theo nhóm.
B. Hoạt động ứng dụng:

- Tập viết lại đoạn văn chưa hài lòng.


LTVC: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ (ND ghi nhớ).
- Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đó.
(Làm được BT1 ở mục III)
- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng câu ghép.
*ND điều chỉnh: Không dạy BT2
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
1.Khởi động

- Ban văn nghệ cho các bạn chơi trò chơi mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
2. Hình thành kiến thức:
*Việc 1: Nhận xét

- Nhóm trưởng điều hành nhóm thực hiện 2 bài tập ở SGK
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
GV: ? Trong trường hợp nào thì ta có thể dùng đại từ hoặc những từ ngữ đồng nghĩa để
thay thế? (Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một việc, một vật thì ta có
thể dùng đại từ hoặc những từ ngữ đồng nghĩa để thay thế)
? Việc sử dụng đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa để thay thế có tác dụng gì? (Có tác dụng
tránh được sự lặp lại đơn điệu)
*Việc 2: Ghi nhớ
- HĐTQ tổ chức cho các bạn nêu ghi nhớ.
B. Hoạt động thực hành:

Bài 1: Mỗi từ in đậm dưới đây được thay thế cho từ ngữ nào? Cách thay thế từ ngữ ở
đây có tác dụng gì?
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn.
- Hai bạn ngồi cạnh nhau đọc thầm đoạn văn và trao đổi, thảo luận với nhau về từ ngữ
được thay thế, tác dụng.
- HĐTQ tổ chức chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt:
+ Kết quả: Từ anh (câu 2, 4)thay Hai Long(1), người liên lạc (4) - người đạt hộp thư (2),
đó (5) - những vật gợi ra hình chữ V (câu 4)
+ Việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn trên có tác dụng liên kết câu.
C. Hoạt động ứng dụng: - Vận dụng vào thực hành viết văn.
- Chia sẻ với bạn bè và người thân về những điều đã học.


K THUT:
I.Mục tiêu:

LP XE BAN (T2)

- Chọn đúng và đủ s lng các chi tiết để lắp xe ben.
- Bit cỏch lắp v lp đợc xe ben đúng theo mu. Xe lp tng i chc
chn v cú th chuyn ng c.
II. CHUN B:
-Mẫu xe ben đã lắp sẵn.
III. HOT NG HC:
A. HOT NG C BN

- Lp khi ng hỏt hoc chi trũ chi.
B. HOT NG THC HNH


Hot ng 3: Thc hnh lp xe ben.
Vic 1: - Nhc li v thc hin thao tỏc lp.
Vic 2: - Thc hnh.

Vic 1: Nhúm trng iu hnh, giao nhim v.
Vic 2: C nhúm thc hin.
Vic 3: Cỏc nhúm bỏo cỏo kt qu vi cụ giỏo hoc c lp.

Hot ng 4: Trng by sn phm, nhõn xet ỏnh giỏ
Vic 1: Nhúm trng iu hnh cỏc bn trng by sn phm ó hon thin theo
nhúm.

Vic 2: Nhn xột, ỏnh giỏ sn phm ca nhau.
Vic 3: Thng nht ý kin v bỏo cỏo vi cụ giỏo
C. HOT NG NG DNG:

- Chia s vi bn, ngi thõn v cỏch lp xe ben.


ÔL TIẾNG VIỆT
ÔN LUYỆN TUẦN 25
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Đọc và hiểu bài câu chuyện “Lòng biết ơn và niềm mơ ước” : rút ra bài học cho bản thân
trong cách thể hiện lòng biết ơn.
- Viết hoa đúng tên người, tên địa lý nước ngoài.
- Biết liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ hoặc thay thế từ ngữ.
- Viết được đoạn đối thoại phù hợp với tình huống.
* HS làm được bài 1, 2, 3, 4, 5, 6.



Thứ sáu ngày 3 tháng 3 năm 2017
LUYỆN TẬP

TOÁN:
I.Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Cộng, trừ số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1b, bài 2, bài 3.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:

- HĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi “Xì điện”: Hỏi - đáp về quy tắc cộng và trừ hai
số đo thời gian.
- GV giới thiệu bài mới
B. Hoạt động thực hành:
Bài 1b: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
1,6 giờ = ... phút
2 giờ 15 phút = ... phút
2,5 phút = ... giây
4 phút 25 giây = ... giây
- Cá nhân làm vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian và cách chuyển đổi các số
đo thời gian.
Bài 2: Tính
a) 2 năm 5 tháng + 13 năm 6 tháng
b) 4 ngày 21 giờ + 5 ngày 15 giờ

c) 13 giờ 34 phút + 6 giờ 35 phút
- Cá nhân làm vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Chốt: Cách cộng hai đơn vị đo thời gian
Bài 3: Tính
a) 4 năm 3 tháng - 2 năm 8 tháng
b) 15 ngày 6 giờ - 10 ngày 12 giờ
c) 13 giờ 23 phút - 5 giờ 45 phút
- Cá nhân làm vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở kiểm tra và cùng thống nhất kết quả.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
- Chốt: Cách trừ hai đơn vị đo thời gian
C. Hoạt động ứng dụng: Vận dụng cách cộng, trừ các đơn vị đo thời gian vào thực tế.


TẬP LÀM VĂN:
TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Dựa theo truyện “Thái sư Trần Thủ Độ” và những gợi ý của giáo viên, viết tiếp được
các lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp (BT2).
- Rèn kĩ năng viết tiếp các lời hội thoại.
- GD HS học tập tính thẳng thắn, nghiêm minh của Thái sư Trần Thủ Độ.
*HS có năng lực: Biết phân vai để đọc lại màn kịch (BT2, 3).
*ND điều chỉnh: Chọn nội dung gần gũi với học sinh để luyện tập kĩ năng đối thoại.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:
- Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.

B. Hoạt động thực hành:
Bài 1: Đọc đoạn trích sau của truyện “Thái sư Trần Thủ Độ”.
- Cá nhân đọc đoạn trích
Bài 2: Dựa theo đoạn trích trên, em hãy cùng các bạn trong nhóm viết tiếp một số lời
đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch theo gợi ý sau:
- Yêu cầu 3HS nêu tên màn kịch (Xin Thái sư tha cho!), cảnh trí, nhân vật, thời gian.
- Gọi 1HS đọc gợi ý đoạn đối thoại.
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khi viết chú ý thể hiện tính cách của hai nhân vật: Thái sư
Trần Thủ Độ và phú nông.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận về lời đối thoại tiếp theo để hoàn chỉnh màn
kịch, thư ký viết kết quả thảo luận vào bảng phụ.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, bình chọn nhóm viết những lời đối thoại hợp lý nhất, hay nhất.
Bài 3: Phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch đã viết
- GV giao nhiệm vụ: Các em có thể chọn đọc phân vai hoặc diễn kịch.
- Đọc phân vai (4 em sắm vai: người dẫn chuyện, lính, Trần Thủ Độ và phú nông)
- Nhóm trưởng điều hành các bạn sắm vai người dẫn chuyện, lính, Trần Thủ Độ và phú
nông đọc lại hoặc diễn kịch màn kịch đã viết.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Tổ chức cho HS bình chọn nhóm đọc tốt nhất hoặc diễn hay nhất.
- Nhận xét, đánh giá và tuyên dương HS.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Tập phân vai diễn lại màn kịch.
- Chia sẻ với người thân về bài học ở lớp.


Đạo đức:
THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU: Giup học sinh :
- Củng cố các kiến thức đã học từ bài 8 đến bài 11.

- Học sinh có kĩ năng phân biệt hành vi đúng, hành vi sai.
- Học sinh có ý thức vận dụng, thực hành những điều đã học vào đời sống hàng ngày.
II CHUẨN BỊ :
GV: Phiếu các câu hỏi, một số tình huống để học sinh xử lý thuộc các chủ đề đã học.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1.Khởi động: 3'
- Trưởng ban học tập cho bạn nhắc lại kiến thức
- Việt Nam là một đất nước như thế nào?
- Nêu ghi nhớ bài ở tiết trước
- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của bài học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Hoạt động 1: Củng cố kiến thức
- Tổ chức cho các nhóm thi đua, mỗi nhóm cử đại diện nhóm lên bốc thăm một
trong những phiếu câu hỏi GV đã chuẩn bị sẵn, sau đó thảo luận trong vòng1 phút, cử đại
diện trình bày, nhóm nào trình bày đúng, đầy đủ, lưu loát sẽ thắng .
Câu 1: Biết hợp tác với những người xung quanh đem lại lợi ích gì?
Câu 2: Uỷ ban nhân dân xã (phường) là nơi để làm gì? Chúng ta cần có thái độ như thế
nào khi đến làm việc tại uỷ ban?.
Câu 3: Việt Nam là một đất nước như thế nào? Em có thái độ như thế nào đối với Tổ
quốc Việt Nam, em làm gì để góp phần xây dựng đất nước?.
Hoạt động 2: Thực hành kĩ năng.
1- GV lần lượt nêu các ý kiến , tình huống để học sinh bày tỏ ý kiến bằng cách
viết chữ cái đặt trước câu trả lời đúng, rồi đưa bảng lên.
- Những việc làm thể hiện sự hợp tác với những người xung quanh:
a/ Việc ai người ấy làm.
b/ Biết phân công nhiệm vụ cho nhau .
c/ Để người khác làm, còn mình thì chơi.

d/ Hỗ trợ, phối hợp với nhau trong công việc chung .
2. Trường hợp nào thể hiện tình yêu quê hương :
a/ Không thích về thăm quê.
b/ Nhớ về quê hương mỗi khi đi xa.
c/ Tham gia trồng cây đường làng, ngõ xóm.
d/ Giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.
3. Em có thể làm gì với các tình huống dưới đây:
a/ Uỷ ban n/dân phường (xã)tổ chức lấy chữ kí để ủng hộ các nạn nhân chất đọc
màu da cam.
b/ Xã tổ chức đượt quyên góp ủng hộ trẻ em vùng bị bão lụt.


c/ Đài phát thanh uỷ ban nhân dân xã thông báo lịch để học sinh tham gia sinh hoạt hè tại
nhà văn hoá của xã.
- Đại diện nhóm trình bày,các nhóm khác nhận xét
- HS lắng nghe các tình huống, suy nghĩ và bày tỏ ý kiến bằng cách viết chữ cái đặt trước
câu trả lời đúng.
- Một số HS trình bày lí do chọn lựa. Chia sẻ trước lớp.
Hoạt đông 3: HS đọc ca dao tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ, về các chủ đề đã học.
Yêu cầu HS đọc ca dao tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ, về các chủ đề đã học.
- GV cho một số HS hoặc một nhóm HS trình bày.
- Yêu cầu cả lớp trao đổi nhận xét.
C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Chia sẻ nội dung bài học với người thân. Thực hành những điều đã học vào đời
sống hàng ngày


HĐTT:


SINH HOẠT LỚP

I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Đánh giá lại tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua và đề ra phương hướng hoạt
động trong tuần tới.
- Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống
II. Các hoạt động học:
* Khởi động:

- Ban văn nghệ điều hành lớp hát tập thể.
A. Hoạt động thực hành:
*Việc: Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua:

- Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành.
- Các trưởng ban lên đánh giá hoạt động của ban mình trong tuần qua.
+ Những công việc đã làm được:
+ Những công việc chưa làm được:
+ Đề ra biện pháp để khắc phục những việc chưa làm được:
- Chủ tịch Hội đồng tự quản cho cả lớp chia sẻ, bình chọn cá nhân, ban làm việc tốt, tích
cực trong tuần qua.
- Mời TPTL lên chia sẻ.
*Việc 2: Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới

- Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành.
- Các trưởng ban lên đề ra phương hướng hoạt động của ban mình trong tuần tới.
- Mời TPTL lên chia sẻ.
B. Hoạt động ứng dụng:
- Về nhà chia sẻ với người thân,bạn bè.




×