Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Giáo án cô hiệp (5b) tuần 20 (năm học 2016 2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.11 KB, 17 trang )

TUẦN 20
Thứ hai ngày 16 tháng 1 năm 2017
LUYỆN TẬP

TOÁN:
I.Mục tiêu:
- Biết tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn
đó.
- HS làm được các bài tập 1b, c. bài 2, bài 3a;
- HS có ý thức tính toán cẩn thận, trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.

* Khởi động.
- Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài 1b,c: Tính chu vi hình tròn có bán kính r:
- Đọc và làm BT
- Chia sẻ kết quả.

-Nhóm trưởng KT, y/c các bạn nêu cách làm, nêu công thức.
- 1 HS làm bảng lớp, lớp nhận xét, đối chiếu.
Bài 2:
a) Tính đường kính hình tròn có chu vi C= 15,7 m
b) Tính bán kính hình tròn có chu vi C= 18,84 dm
- Thảo luận tính đường kính và bán kính hình tròn dựa vào công thức tính

chu vi hình tròn.


a) C  3,14 = 15,7m -> d= C: 3,14
b) r  2  3,14 = 18,84dm -> r = C: 2 : 3,14
- Cá nhân làm vở, 2 H làm bảng lớp
- Chia sẻ kết quả

- Lớp cùng trao đổi, nhận xét bài làm
Bài 3:
- Cá nhân đọc và làm BT
- Chia sẻ kq.
C. HĐ ỨNG DỤNG:

- Chia sẻ với người thân cách tính chu vi hình tròn.


TẬP ĐỌC :
THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
I.Muc tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời nhân vật.
-Hiểu được nội dung bài: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh,
công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.(TLCH SGK )
- Giáo dục HS sống nghiêm minh, công bằng, vì việc chung.
II. Chuẩn bị: Tranh minh họa bài đọc SGK.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

1. Khởi động:
HĐTQ tổ chức cho lớp chơi: Nêu cách chơi, luật chơi.
Nhận xét đánh giá.
Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài:
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:


HĐ 1: Luyện đọc đúng:
Việc 1: 1HS giỏi đọc bài
Việc 2: Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài:
Việc 3: Thảo luận nhóm, 1 H nêu cách chia đoạn. (3 đoạn)
Việc 4: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn đọc bài nối tiếp trong nhóm.
Lần 1: phát hiện từ khó luyện.
Lần 2: Luyện câu dài, ngắt nghỉ.
Việc 5:
Việc 5: Các Nhóm đọc trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét.
Việc 6: Nghe GV đọc mẫu.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung:

Việc 1: Cá nhân đọc và tự trả lời

Việc 2: Chia sẻ ý kiến trong nhóm

Việc 3: Các nhóm chia sẻ trước lớp, nhóm khác nhận xét.
* Nội dung: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ- một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh
không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:

Việc 1: Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng?
Việc 2: Chia sẻ cách đọc bài trước lớp.


Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc.

Việc 4: Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt.
Việc 5: 1 H đọc tốt đọc toàn bài.

- H nhăc lại nội dung bài.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DUNG:

Chia sẻ với người thân nội dung câu chuyện.

KỂ CHUYỆN :
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu:
- HS kể lại được câu chuyện đó nghe, đó đọc về những tấm gương sống, làm việc
theo pháp luật theo nếp sống văn minh, biết trao đổi ý ng hĩa câu chuyện.
- Bồi dưỡng cho HS tinh thần, thái độ sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
II. Chuẩn bị: -Một số sách, báo, truyện đọc lớp 5.
III.Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

1. Khởi động

- CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi hoặc hát.
- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
2. Xác định y/c:
- 1 HS đọc đề bài, em gạch chân dưới những từ ngữ cần lưu ý.
- NT cho các bạn tiếp nối nhau đọc các gợi ý trong SGK.
- Một số HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện cần kể.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

* Kể trong nhóm
- NT cho các bạn lần lượt giới thiệu câu chuyện mình kể.
- Cá nhân lần lượt kể trong nhóm.
- Cả nhóm nêu câu hỏi, nhận xét, đánh giá.
- Chọn bạn kể hay nhất thi kể trước lớp.

* Kể trước lớp:

-Các nhóm thi kể chuyện.
- Đại diện mỗi nhóm thi kể chuyện.
- Cả lớp đặt câu hỏi yêu cầu bạn nêu ý nghĩa câu chuyện sau khi kể.
- Bình chọn bạn kể chuyện hay, hấp dẫn.


+ Nội dung câu chuyện có phù hợp với yêu cầu đề bài không, có hay, mới và
hấp dẫn không?
+ Cách kể (giọng điệu cử chỉ).
+ Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:

Chia sẻ với người thân câu chuyện.
CHÍNH TẢ : ( nghe – viết):
CÁNH CAM LẠC MẸ
I. Mục tiêu:
- HS viết đúng cả bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ
- Làm được bài tập 2b
- HS có ý thức viết rèn chữ, viết rõ ràng và giữ vở sạch đẹp.
* Giáo dục tình cảm yêu quý các loài vật trong môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức
BVMT.
II. Chuẩn bị : Bảng phụ.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

 Khởi động:

- CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi.

- Nghe GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học
 Tìm hiểu bài:

- Cá nhân đọc bài CT, chọn và viết các từ khó hay viết sai.
- Đổi chéo bài kiểm tra.
- Trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài.
- Trao đổi theo cặp kết quả trả lời câu hỏi vừa tìm được.
- Báo cáo kết quả.
- Đại diện 1- 2 nhóm trả lời câu hỏi trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.

- Nghe viết.
- Dò bài, soát lỗi.
Làm bài tập:
Bài 2b: Tìm chữ cái thích hợp với mỗi ô trống.
O hay ô ( thêm dấu thanh thích hợp) ?

- Đọc và làm bài tập.


- Đổi chéo bài kiểm tra kết quả.
Đại diện 1- 2 nhóm đọc bài làm - Các nhóm khác chia sẻ bổ sung.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:

- Cùng bạn thi đua tìm tiếng có vần chứa o/ô
Thứ ba ngày 17 tháng 1 năm 2017
TOÁN :
DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN
I. Mục tiêu:

- Biết quy tắc tính diện tích hình tròn.
- Vận dụng cách tính diện tích hình tròn vào làm các bài tập 1a, b; 2a, b; 3.
- HS có ý thức tính toán cẩn thận, trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II. Chuẩn bị : Bảng phụ.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.

* Khởi động.
- Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
* Giới thiệu công thức tính diện tích hình tròn:

- GV nêu quy tắc và công thức:
Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính và nhân với số
3,14
S = r  r  3,14
- Ví dụ: Cá nhân áp dụng công thức tính diện tích hình tròn.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài 1ª, b: Tính diện tích hình tròn có bán kính r::
a) r = 5 cm
b) r = 0,4 dm.
- Làm BT
- Chia sẻ kết quả.
- Nhóm trưởng KT, y/c các bạn nêu công thức.
- Một số HS trình bày kq trước lớp.
Bài 2ª,b: Tính diện tích hình tròn có đường kính d:
- Cá nhân làm
- Chia sẻ kết quả
- Một số em trình bày bài làm trước lớp.

Bài 3: Giải toán: - Cá nhân làm


- Chia sẻ kết quả trước lớp.
Giải
Diên tích của mặt bàn hình tròn là:
45 x 45 x 3,14 = 6358,5 (cm2)
Đáp số: 6358,5 cm2
C. HĐ ỨNG DỤNG:

- Chia sẻ cùng người thân quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn.
..................................................................................................................
TẬP ĐỌC:
NHÀ TÀI TRỢ ĐẶC BIỆT CỦA CÁCH MẠNG
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn nhấn giọng khi đọc các con số về việc đóng góp tiền của
«ng §ç §×nh Thiện cho Cách mạng.
-Hiểu được nội dung bài: Biểu dương nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện ủng hộ và
tài trợ tiền của cho Cách mạng ( TLCH 1,2 )
- HS có năng lực phát biểu được những suy nghĩ của mình về trách nhiệm công dân
với đất nước (câu 3)
II. Chuẩn bị : Sưu tầm ảnh chân dung nhà tư sản Đỗ Đình Thiện, bảng phụ.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

1. Khởi động:
Việc 1: HĐTQ tổ chức cho lớp chơi: Nêu cách chơi, luật chơi.
Việc 2: HS tham gia trò chơi.
Việc 3: Nhận xét đánh giá.
2.Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

- H xem tranh, cho biết: Bức tranh vẽ cảnh gì?
HS trả lời- Nghe GV bổ sung kết hợp giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

HĐ 1: Luyện đọc đúng:
Việc 1: 1HS giỏi đọc bài
Việc 2: Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài:
Việc 3: Thảo luận nhóm, 1 H nêu cách chia đoạn. (5 đoạn)
Việc 4: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn đọc bài nối tiếp trong nhóm.
Lần 1: phát hiện từ khó luyện.
Lần 2: Luyện câu dài, ngắt nghỉ.
Việc 5: Các Nhóm đọc trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét.
Việc 6: Nghe GV đọc mẫu.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung:

Việc 1: Cá nhân đọc và tự trả lời

Việc 2: Chia sẻ ý kiến trong nhóm


Việc 3: Các nhóm chia sẻ trước lớp, nhóm khác nhận xét.
* Nội dung: - Bài văn biểu dương một công dân yêu nước, một nhà tư sản đã trợ giúp
Cách mạng rất nhiều tiền bạc, tài sản trong thời kì Cách mạng gặp khó khăn về tài
chính.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:

Việc 1: Thảo luận nhanh trong nhóm: giọng đọc của bài, cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng?
Việc 2: Chia sẻ cách đọc bài trước lớp.


Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho nhóm đọc.

Việc 4: Các nhóm thi đọc, lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt.
Việc 5: 1 H đọc tốt đọc toàn bài.
- H nhăc lại nội dung bài.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DUNG:

Chia sẻ với người thân nội dung câu chuyện.
Thứ tư ngày 18 tháng 1 năm 2017
LUYỆN TẬP

TOÁN :
I.Mục tiêu:
- Biết tính diện tích hình tròn khi biết bán kính hình tròn, chu vi cho hình tròn
- HS làm được bài 1, 2.
-HS có ý thức tính toán cẩn thận, trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.

* Khởi động.
- Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài 1: Tính diện tích hình tròn có bán kính r:
- Cá nhân làm BT


-


Chia sẻ kết quả trong nhóm.

- Chia sẻ kết quả trước lớp. Lớp đối chiếu, thống nhất kết quả.
- Một số HS Nêu công thức tính S hình tròn
Bài 2: Tính diện tính hình tròn biết chu vi C = 6,28 cm
- Làm BT

- Chia sẻ cách làm, từ chu vi tính bán kính hình tròn, sau đó vận dụng công
thức để tính diện tích hình tròn.
C = d x 3,14 -> d = C : 3,14
Đường kính hình tròn là: 6,28 : 3,14 = 2 cm
Bán kính hình tròn là: 2 : 2 = 1 cm
Diện tích hình tròn là: 1 x 1 x 3,14 = 3,14 (cm2)

- 1 H làm bảng lớp, lớp cùng trao đổi, nhận xét cách làm.
C. HĐ ỨNG DỤNG:

- Chia sẻ với người thân cách tính chu vi và diện tích hình tròn.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU : MỞ RỘNG VỐN TỪ : CÔNG DÂN
I. Mục tiêu
- Hiểu nghĩa của từ công dân (BT1) ; xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm
thích hợp theo yêu cầu của BT2 ; Nắm được một số từ đồng nghĩa với từ công dân và
sử dụng phù hợp với văn cảnh của (BT3, BT4) .
- HS có năng lực : làm được BT4 và giải thích lí do không thay được từ khác .
- Bồi dưỡng học sinh thói quen dùng đúng từ trong chủ điểm.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ; Từ điển Tiếng Việt – Hán việt.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.


* Khởi động. Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ công dân?
- Thảo luận.
- Các nhóm trình bày kq. Lớp thống nhất ý kiến:


b) Người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước
Bài 2: Xếp những từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp:
- Đọc và làm bài
- Chia sẻ câu trả lời.

- Một số H nêu kq trước lớp.
a) công dân, công cộng, công chúng.
b) công lí, công minh, công bằng, công tâm
c) công nhân, công nghiệp
Bài 3: Tìm trong các từ đã cho những từ đồng nghĩa với từ công dân:
- Cá nhân làm bài
- Chia sẻ nhóm đôi.
- Một số H đọc kết quả trước lớp, lớp nhận xét
+ Từ đồng nghĩa với từ Công dân: nhân dân, dân chúng, dân.
+ Từ không đồng nghĩa với từ công dân: Đồng bào, dân tộc, nông dân, công chúng
Bài 4: Có thể thay từ công dân trong câu nói dưới đây của nhân vật Thành (người công
dân số Một) bằng các từ đồng nghĩa với nó được không? Vì sao?

- Trao đổi, thảo luận, chia sẻ ý kiến.
- Chia sẻ trước lớp, thống nhất ý kiến: Không thể thay thế từ công dân bằng những từ

đồng nghĩa (ở BT 3)....
C. HĐ ỨNG DỤNG: - Chia sẻ với người thân về các từ ngữ thuộc chủ đề công dân.
ÔN TOÁN:
ÔN LUYỆN TUẦN 20
I.Mục tiêu:
- HS làm được các BT: 1, 2, 3, 4
- HS có năng lực: Hoàn thành tốt các BT, làm thêm BT 8.
II. Hoạt động học: Nhất trí các hình thức học như TL (trang 13,14)
HĐNG:
CHỦ ĐỀ: ƯỚC MƠ CỦA EM (TIẾT 2)
I.Mục tiêu: Qua các hoạt động, giúp HS:
- Biết xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể nhằm đạt được ước mơ, mục tiêu của mình.
- GD HS ý thức rèn luyện, cố gắng trong học tập, sinh hoạt để đạt được ước mơ, mục
tiêu của mình.
II.Chuẩn bị: Phiếu học tập; tấm bìa, kéo, giấy màu, bút chì, kim chỉ, dây ruy-băng.
III. Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:


- Ban HT cho các bạn chơi trò chơi “Xì điện”: Mục tiêu của bạn là gì? ...
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
B. Hoạt động thực hành
*Việc 1: Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu
- Cá nhân tự lập kế hoạch thực hiện mục tiêu mà em đã đặt ra trong tháng tới.
- Chia sẻ cùng bạn trong nhóm.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét và tun dương những bạn lập được kế hoạch thực hiện thiết
thực.
*Việc 2: Trò chơi “Ơ chữ mục tiêu”.


- HĐTQ phổ biến cách chơi và ḷt chơi:
+ Cách chơi: Mỗi đội chọn 6 bạn. Các đội lần lượt chọn ơ chữ hàng ngang bất kì, nghe
và TLCH sau 15 giây suy nghĩ. Nếu khơng TL được thì đội còn lại có quyền TL. Mở
đươc 3 ơ chữ hàng ngang sẽ có quyền đốn ơ chữ hàng dọc. Trò chơi kết thúc khi ơ
chữ hàng dọc được mở.
+ Ḷt chơi: Mỗi ơ chữ hàng ngang được 10 điểm. Giải được ơ chữ hàng dọc được 30
điểm. Đội nào có số điểm cao nhất là đội đó thắng cuộc.
- HĐTQ tổ chức cho các đội tham gia trò chơi.
- Nhận xét và đánh giá kết quả chơi.
*Việc 3: Làm giỏ hoa tự đánh giá.

- Nhóm trưởng điều hành các bạn thầm HD cách làm và tiến hành làm giỏ hoa tự đánh
giá.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét và chốt: Việc làm tốt cần phát huy và hạn chế những việc làm
chưa tốt.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ với người thân về bài học
Thứ năm ngày 19 tháng 1 năm 2017
TỐN :
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: - Biết tính chu vi, diện tích hình tròn và vận dụng để giải các bài tốn
liên quan đến chu vi, diện tích của hình tròn .
- HS làm được các BT 1, 2, 3
- HS có ý thức tính tốn cẩn thận, trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II. Chuẩn bị: Hình vẽ bài 1; 2; 3 vào bảng.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài 1: Giải tốn:

- Quan sát hình vẽ, đọc BT


- Trao đổi, thảo luận cách làm, cá nhân làm bài.

- Chia sẻ kết quả trước lớp. Lớp đối chiếu, thống nhất kết quả
Bài 2: Giải toán:
- Phân tích hình vẽ tổng hợp, Làm BT

- Chia sẻ kết quả

- 1 H làm bảng lớp, lớp cùng trao đổi, nhận xét cách làm.
- Bán kính hình tròn lớn
- Chu vi hình tròn lớn
- Chu vi hình tròn nhỏ
- Chu vi hình tròn lớn dài hơn chu vi hình tròn bé…
Bài 3:
- Đọc và phân tích hình vẽ tổng hợp
- Trao đổi, chia sẻ cách làm trong nhóm
- Chia sẻ trước lớp
phân tích và nêu cách giải BT: Hình CN có chiều rộng 10 cm, chiều dài 7 x 2 = 14 cm;
Hai nửa hình tròn ghép lại = 1 hình tròn, vậy hình tròn có bán kính 7 cm
Tính SHCN,SHT = S của hình đó.
C. HĐ ỨNG DỤNG:

- Chia sẻ với người thân cách tính chu vi và diện tích hình tròn.
TẬP LÀM VĂN :

TẢ NGƯỜI
( Kiểm tra viết )


I. Mục tiêu:
- HS viết được một bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ 3 phần (mở bài, thân bài,
kết bài), đúng ý, dùng từ, đăt câu đúng.
- Giáo dục HS viết văn có cảm xúc, thể hiện tình cảm của bản thân đối với người mình
tả.
II. Chuẩn bị: bảng phụ ghi 3 đề.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.

* Khởi động.
- Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Việc 1: Đọc đề bài.


Việc 2: Nghe GV HD làm bài:
Việc 3: Cá nhân viết bài.
Việc 4: Ban học tập thu bài
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:

- Cùng bạn tìm đọc một số đoạn văn tả người.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. Mục tiêu:- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.(ND ghi nhớ)
-Nhận biết các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép (BT1); biết
cách dùng quan hệ từ để nối các vế câu ghép.(BT3)
(HSNK giải thích rõ được lí do vì sao lược bớt quan hệ từ trong đoạn văn ở BT2)

- HS làm bài cẩn thận, sạch đẹp.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài 1 ( nhận xét )
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.

* Khởi động.
- Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
I. Nhận xét:
1. Tìm câu ghép trong đoạn trích sau:
2. Xác định vế câu trong từng câu ghép.
3. Cách nối các vế câu trong những câu ghép nói trên có gì khác nhau?
Trao đổi, thảo luận các câu hỏi
- Nêu kq: Vế 1 vế 2 nối với nhau bằng QHT thì; vế 2 vế 3 nối với nhau trực tiếp bằng
dấu phẩy……
II. Ghi nhớ: Nêu ghi nhớ
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài 1: Tìm câu ghép trong đoạn văn dưới đây. Xác định các vế câu và các cặp QHT
trong câu.
- Đọc và làm bài.

- Chia sẻ kết quả trong nhóm.
- Các nhóm trình bày kq.
+ Câu ghép: Nếu trong công tác, các cô, các chú được nhân dân ủng hộ, làm cho dân
tin, dân yêu thì nhất định các cô, các chú thành công.
+ Cặp QHT: nếu- thì


Bài 2: Trong hai câu ghép dưới đây, tác giả đã lược bớt QHT. Hãy khôi phục lại những

từ bị lược và giải thích vì sao tác giả lược các từ đó.
Làm bài
- Chia sẻ đoạn văn.

- Một số H nêu kq trước lớp.
? Hai câu ghép bị lược bớt quan hệ từ trong đoạn văn là hai câu nào?
- Khôi phục: “Nếu….thì” ; “ còn….thì”
Bài 3: Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi ô trống:
- Cá nhân làm bài
- Chia sẻ trước lớp
C. HĐ ỨNG DỤNG: - Chia sẻ với người thân về hai cách nối các vế trong câu ghép.

KỸ THUẬT
CHĂM SÓC GÀ.
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được mục đích, ý nghĩa của việc chăm sóc gà
- Biết cách chăm sóc gà
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ gà.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh, ảnh ở SGK, bảng nhóm.
- Phiếu học tập. (giấy to – bút dạ)
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

* HĐ Khởi động:
- Hội đồng tự quản điều hành lớp KĐ:
* Hình thành kiến thức.
1. Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.

Việc 1: Đọc nội dung mục 1 (SGK) và trả lời câu hỏi:

+ Nêu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà?

Việc 2: Hai bạn chia sẻ nội dung câu hỏi trên.


Việc 3: Nhóm trưởng mời 1 bạn nêu phương án trả lời câu hỏi trên, các bạn khác lắng
nghe, nhận xét, bổ sung hoặc nêu các vấn đề khác liên quan đên nội dung bài (Nếu có)
cùng thảo luận.
Việc 4: Thống nhất ý kiến, báo cáo và hỏi thầy cô những điều nhóm mình chưa hiểu.

2.Tìm hiểu cách chăm sóc gà.

Việc 1: Đọc thông tin mục 2 ở SGK (đọc 2 lần) :
Việc 2: Tìm hiểu cách chăm sóc gà.
Việc 3: Ghi vào PBT kết quả của mình.

Việc 1: Trao đổi với bạn về cách chăm sóc gà.
Việc 2: Đặt câu hỏi và liên hệ thực tế về cách chăm sóc gà ở gia đình mình hoặc ở địa
phương.
Việc 3: Thống nhất kết quả

Việc 1: Thảo luận chung.
Việc 2: Báo cáo với cô giáo về kết quả và những điều em chưa hiểu.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

+ Tại sao phải sưởi ấm, chống nóng, chống rét cho gà ?
+ Hãy nêu cách phòng ngộ độc thức ăn cho gà ?

Việc 1: Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ.
Việc 2: Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm.


C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:

- Chia sẻ nội dung bài học cho bạn bè, người thân.


ÔN LUYỆN TV:
ÔN LUYỆN TUẦN 20
I. Mục tiêu: Đọc hiểu câu chuyện Nhân cách quý hơn tiền bạc; nhận biết được những
đức tính tốt mà mỗi người cần rèn luyện.
- Sử dụng được quan hệ từ để nối các vế câu ghép.
- Hoàn thành được các BT: 3a, b, c; 5; 6
- HS có năng lực: Hoàn thành tốt các BT, làm thêm BT1d.
Thứ sáu ngày 20 tháng 1 năm 2017
GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT

TOÁN:
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc, phân tích và xử lý số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình
quạt.
HS làm được BT1
II. Chuẩn bị: Vẽ sẵn các biểu đồ hình quạt vào bảng phụ.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.

* Khởi động.
- Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
a) Ví dụ:


- Quan sát hình vẽ nh/xét các đặc điểm như :
+ Biểu đồ có dạng hình tròn, được chia thành nhiều phần.Trên mỗi phần của hình tròn
đều ghi các tỉ số phần trăm tương ứng.
- HS tập “đọc” biểu đồ : (Biểu đồ nói về điều gì ? Sách trong thư viện được phân
thành mấy loại ? Tỉ số phần trăm của mỗi loại là bao nhiêu ?
b) Ví dụ 2:
- Đọc các thông tin trên biểu đồ trả lời các câu hỏi sau:
Biểu đồ nói về điều gì?
Có bao nhiêu phần trăm HS tham gia môn bơi ?
Tổng số HS của cả lớp là bao nhiêu?
Tính số HS than gia môn bơi.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài 1: Đọc các thông tin trên biểu đồ:
- - Thảo luận theo nhóm theo các gợi ý sau:

+ Nhìn vào biểu đồ chỉ số phần trăm HS thích màu xanh.
+ Tính số HS thích màu xanh theo tỉ số phần trăm khi biết tổng số HS của cả lớp.
( Với các màu còn lại làm tương tự)


- Các nhóm trình bày, Lớp tổng kết các thông tin mà các nhóm đã khai thác được qua
biểu đồ.
C. HĐ ỨNG DỤNG:

- Chia sẻ cùng người thân về biểu đồ hình quạt.
TẬP LÀM VĂN :
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I. Mục tiêu:
-Bước đầu biết lập chương trình hoạt cho buổi sinh hoạt tập thể.

- Xây dựng được chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng ngày 20/11(theo
nhóm)
- Qua việc lập chương trình hoạt động, rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa
học, ý thức tập thể.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ viết sẵn 3 phần chính của bản chương trình hoạt động.
III. Hoạt động học:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.

* Khởi động. - Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng
cố KT.
- Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:

Bài 1: Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi:
- Đọc và làm bài.

- Chia sẻ kết quả.

- Một số HS đọc bài trước lớp, lớp nhận xét, thống nhất kq:
a) Các bạn trong lớp tổ chức liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì?
– Mục đích: Chúc mừng thầy, cô giáo nhân ngày Nhà giáo VN 20/22; bày tỏ lòng biết
ơn thây cô giáo.
b) Để tổ chức buổi liên hoan, cần làm những việc gì? Lớp trưởng phân công như thế
nào?
– Phân công, chuẩn bị: + Bánh kẹo, hoa quả
+ Làm báo tường
+ Chương trình văn nghệ
c)Thuật lại diễn biến của buổi liên hoan.
Bài 2: Lập chương trình hoạt động của lớp để tổ chức buổi liên hoan văn nghệ chào
mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11.:


- Thảo luận nhóm, viết kết quả thảo luận trên bảng nhóm.
- Các nhóm trình bày.
- Thảo luận, nêu: Việc lập kế hoạch hoạt động có lợi ích gì?


- Một số em đọc bài trước lớp, và nói rõ đoạn kết bài của mình.
C. HĐ ỨNG DỤNG:

- Chia sẻ với người thân cách lập chương trình hoạt động.
HĐTT:
SINH HOẠT ĐỘI
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Đánh giá lại tình hình hoạt động của chi đội trong tuần qua và đề ra phương hướng
hoạt động trong tuần tới.
- GD các đội viên tinh thần đoàn kết, hợp tác, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn
thành tốt công việc được giao.
II.Các hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản
*Khởi động:

- Ban văn nghệ điều hành lớp hát tập thể.
- Nghe GV giới thiệu bài mới
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Đánh giá hoạt động của chi đội trong tuần qua:

- Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành các ban làm việc.
- Các trưởng ban lên đánh giá hoạt động của ban mình trong tuần qua.
+ Những công việc đã làm được:
+ Những công việc chưa làm được:

+ Đề ra biện pháp để khắc phục những việc chưa làm được:
- Chủ tịch Hội đồng tự quản cho cả lớp chia sẻ, bình chọn cá nhân, ban làm việc tốt,
tích cực trong tuần qua.
*Việc 2: Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần tới

- Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành các ban lên phổ biến kế hoạch hoạt động
của ban mình trong tuần tới:
- Các trưởng ban lên đề ra phương hướng hoạt động của ban mình trong tuần tới.
- Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành: Phát động phong trào thi đua: “Thi đua
học tốt, dành nhiều giờ học tốt để lập thành tích mừng Đảng mừng Xuân”
- Mời TPTL lên chia sẻ, động viên các đội viên ở các ban tham gia tích cực vào phong
trào vừa phát động, cùng thi đua lập nhiều thành tích Mừng Đảng - Mừng Xuân.
An toàn trong dịp Tết.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Về nhà chia sẻ với người thân, bạn bè.



×