Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Giáo án cô hiệp (5b) tuần 5 (năm học 2016 2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.08 KB, 15 trang )

TOÁN:

TuÇn 5
Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2016
ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI

I.Mục tiêu:
- Biết tên gọi kí hiệu và quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Biết chuyển đổi được các đơn vị đo độ dài.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2(a, c), bài 3.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:

- Cả lớp chơi trò chơi mà các em yêu thích
B. Hoạt động thực hành:
*Bài 1: Củng cố, hệ thống hóa bảng đơn vị đo độ dài (CN - N6)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm hoàn thiện bảng đơn vị đo độ dài ở SGK và nêu nhận xét
về mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề nhau.
- Gọi đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.
? Hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau hơn kém nhau mấy lần? Mỗi đơn vị đo độ dài được
viết ứng với mấy chữ số?
- Chốt: Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé. Đơn vị bé bằng 1/10 đơn vị lớn.
*Bài 2: Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm (Cá nhân - Lớp)

- Cá nhân tự làm bài vào vở câu a và c.
- Ban học tập yêu cầu bạn chia sẻ phỏng vấn lẫn nhau trước lớp.
? Muốn chuyển đổi đơn vị đo độ dài lớn về đơn vị bé, bạn làm như thế nào?
? Muốn chuyển đổi đơn vị đo độ dài bé về đơn vị lớn, bạn làm như thế nào?


- Nhận xét và chốt cách chuyển đổi đơn vị đo độ dài từ lớn về bé và ngược lại.
*Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm (Cá nhân - Lớp)

- Cá nhân tự làm bài vào vở.
- Ban học tập yêu cầu bạn chia sẻ phỏng vấn lẫn nhau trước lớp.
? Muốn chuyển đổi từ hai đơn vị đo độ dài về đơn vị bé, bạn làm như thế nào?
? Muốn chuyển đổi một đơn vị đo độ dài bé về hai đơn vị, bạn làm như thế nào?
- Nhận xét và chốt cách chuyển đổi 2 đơn vị đo độ dài về đơn vị bé và ngược lại.
C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân về bài học.


TẬP ĐỌC:
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I.Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể
chuyện với chuyên gia nước bạn.
- Hiểu ND: Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam (Trả lời các
câu hỏi 1, 2, 3).
- GDHS tình đoàn kết, hữu nghị.
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ
III.Hoạt động học:
*Khởi động:

- Ban HT cho các bạn chơi trò chơi yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
A. Hoạt động thực hành:
* Việc 1: Nghe cô giáo (hoặc bạn) đọc bài

- Cả lớp theo dõi, đọc thầm
* Việc 2: Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa (cá nhân, N6)


- Nhóm trưởng cho các bạn luyện đọc từ chú giải: cá nhân đưa ra từ ngữ chưa hiểu, các
bạn khác nghe và giải thích cho bạn hoặc nhờ cô giáo giúp đỡ.
* Việc 3: Cùng luyện đọc.( N2, N6)

- Đọc từ, câu, đoạn, bài. HĐ nhóm đôi: Một bạn đọc 1 đoạn - một bạn nghe rồi chia sẻ
cách đọc với bạn và ngược lại. ( Mỗi bạn phải được đọc cả bài)
- HĐ cả nhóm: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn nối tiếp trong nhóm, thi đọc trong
nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm.
* Việc 4: Thảo luận, trao đổi câu hỏi. (Cá nhân - N6)

- Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe.
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá và
bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài.
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài.
B. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân về bài học.


KỂ CHUYỆN:
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến
tranh.
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh.
- Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- GDHS lòng yêu hòa bình, lên án cuộc chiến tranh xâm lược.
*HSKG: Tìm được truyện ngoài SGK; kể chuyện một cách tự nhiên, sinh động
II.Chuẩn bị: Một số truyện kể ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh.
III. Hoạt động học:

* Khởi động:

- Ban văn nghệ điều hành cả lớp hát bài hát mà các bạn yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu mục tiêu bài học.
A. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Tìm hiểu đề (N6 - lớp)

- HS đọc đề bài.
- GV gạch chân dưới các từ ngữ: hòa bình, chống chiến, được nghe, được đọc.
- Y/c nhóm trưởng hướng dẫn nhóm đọc phần gợi ý của bài.
? Yêu cầu HS nhắc lại những câu chuyện đã học có ở SGK nói về đề tài này?
*Lưu ý: Các em HSKG nên kể về những câu chuyện mình đã nghe hay đã đọc được ở
ngoài SKG. Còn các em không tìm được những câu chuyện ngoài SGK thì có thể vận
dụng kể những câu chuyện đó.
- Cho HS giới thiệu về câu chuyện mình sẽ kể.
*Việc 2: Kể chuyện (Cá nhân, N6)

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm nối tiếp nhau tập kể lại câu chuyện.
- HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- HS thi kể trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn người kể câu chuyện hay nhất.
*Việc 3: Nội dung, ý nghĩa câu chuyện (N6)

- Tự suy nghĩ, nêu nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Cá nhân chia sẻ nội dung, ý nghĩa câu chuyện trong nhóm.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt lại nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
B. Hoạt động ứng dụng:
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
CHÍNH TẢ: (Nghe - viết)


MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC


I.Mục tiêu: - Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn.
- Tìm được các tiếng có chứa , ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh
trong các tiếng có chứa , ua (BT2), tìm được tiếng thích hợp có chứa /ua để điền vào
2 trong 4 câu thành ngữ ở BT3.
- Giáo dục HS có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ kẻ sẵn mơ hình cấu tạo vần.
III.Các hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:

1. Khới động:
- Ban văn nghệ tổ chức cho lớp chơi trò: Đi chợ.
- GV giới thiệu bài học.
2. Hình thành kiến thức:

*Việc 1: Tìm hiểu về bài viết
- Cá nhân tự đọc bài viết, 1 em đọc to trước lớp.
- Chia sẻ trong nhóm về nội dung chính của bài viết và cách trình bày bài viết.
- Chia sẻ với GV về cách trình bày.
*Việc 2: Viết từ khó
- Tìm từ khó viết và trao đổi cùng bạn bên cạnh.
- Luyện viết vào nháp, chia sẻ cùng GV.
B. Hoạt động thực hành

*Việc 1: Viết chính tả
- GV đọc bài viết, lưu ý cách trình bày bài viết, tư thế ngời viết và ý thức luyện chữ viết.
- GV đọc chậm từng cụm từ, HS nghe và viết chính tả vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.

- GV đọc chậm - HS dò bài.
*Việc 2: Làm bài tập (Cá nhân - N6)
Bài 2: Tìm các tiếng có chứa , ua; giải thích quy tắc viết dấu thanh.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, hồn thiện bài tập nhanh.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
Bài 3: Tìm tiếng có chứa hoặc ua thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ.
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận, hồn thiện bài tập nhanh.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ những điều đã học với người thân.
Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2016
TỐN:

ƠN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG


I.Mục tiêu: - Biết tên gọi kí hiệu và quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng thông dụng.
- Biết chuyển đổi được các đơn vị đo khối lượng và giải được bài tập có liên quan đến
khối lượng.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 4.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:

- Cả lớp chơi trò chơi mà các em yêu thích
B. Hoạt động thực hành:
*Bài 1: Củng cố, hệ thống hóa bảng đơn vị đo khối lượng (CN - N6)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm hoàn thiện bảng đơn vị đo khối lượng ở SGK và nêu

nhận xét về mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề nhau.
- Gọi đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.
? Hai đơn vị đo khối lượng liền kề nhau hơn kém nhau mấy lần? Mỗi đơn vị đo khối
lượng được viết ứng với mấy chữ số?
- Chốt: Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé. Đơn vị bé bằng 1/10 đơn vị lớn.
*Bài 2: Viết số hoặc phân số thích hợp vào chỗ chấm (Cá nhân - Lớp)

- Cá nhân tự làm bài vào vở.
- Ban học tập yêu cầu bạn chia sẻ phỏng vấn lẫn nhau trước lớp.
? Muốn chuyển đổi đơn vị đo khối lượng lớn về đơn vị bé, bạn làm như thế nào?
? Muốn chuyển đổi đơn vị đo khối lượng bé về đơn vị lớn, bạn làm như thế nào?
- Nhận xét và chốt cách chuyển đổi đơn vị đo khối lượng từ lớn về bé và ngược lại.
*Bài 4: Giải toán (Cá nhân - N6 - Lớp)

- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc thầm bài toán, phân tích, xác định dạng toán và
giải vào vở.
*Hổ trợ: Để giải được bài toán này đầu tiên ta phải làm gì? (Đổi 1 tấn = ?kg)
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt cách giải dạng toán có liên quan đến đơn vị đo khối lượng.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ với người thân về bài học.
TẬP ĐỌC:
Ê- MI - LI, CON ...
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc đúng tên nước ngoài trong bài; đọc diễn cảm được bài thơ.


- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mỹt]j thiêu để phản đối
cuộc chiến tranh xâm lược VN. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4; thuộc 1 khổ thơ trong
bài).

- GDHS lòng yêu hòa bình, ghét chiến tranh.
*HSKG: Thuộc được khổ thơ 3, 4 và biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động, trầm
lắng.
II.Chuẩn bị: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK, bảng phụ chép 2 khổ thơ cuối
III. Hoạt động học:
* Khởi động:

- Ban HT cho các bạn chơi trò chơi yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài mới.
A. Hoạt động thực hành:
* Việc 1: Nghe cô giáo (hoặc bạn) đọc bài

.
- Cả lớp theo dõi, đọc thầm
* Việc 2: Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa (Cá nhân, N6)

- Nhóm trưởng cho các bạn luyện đọc từ chú giải: cá nhân đưa ra từ ngữ chưa hiểu, các
bạn khác nghe và giải thích cho bạn hoặc nhờ cô giáo giúp đỡ.
* Việc 3: Cùng luyện đọc.( N2, N6)

- Đọc từ, câu, đoạn, bài. HĐ nhóm đôi: Một bạn đọc 1 đoạn - một bạn nghe rồi chia sẻ
cách đọc với bạn và ngược lại. ( Mỗi bạn phải được đọc cả bài)
- HĐ cả nhóm: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn nối tiếp trong nhóm, thi đọc trong
nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm.
* Việc 4: Thảo luận, trao đổi câu hỏi. (Cá nhân - N6)

- Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe.
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá và
bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài.

- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài.
B. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân về bài học.
Thứ tư ngày 21 tháng 9 năm 2016
TOÁN:
I.Mục tiêu: Giúp HS

LUYỆN TẬP


- Biết tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
- Biết cách giải bài toán với các số đo độ dài, khối lượng.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 3.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
*Khởi động:

- Cả lớp chơi trò chơi mà các em yêu thích
B. Hoạt động thực hành:
*Bài 1: Giải toán (Cá nhân - N6 - Lớp)

- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc thầm bài toán, phân tích, xác định dạng toán và
giải vào vở.
*Hổ trợ: ? Muốn sản xuất được bao nhiêu cuốn vở thì phải biết cái gì?
? Vậy, để giải được bài toán này các em áp dụng cách giải dạng toán gì?
? Khi giải bài toán này các em cần lưu ý điều gì? (Nên đổi về đơn vị tấn)
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt cách giải dạng toán có liên quan đến đơn vị đo khối lượng.
*Bài 3: Giải toán (Cá nhân - N6 - Lớp)


- Nhóm trưởng điều hành các bạn tự đọc thầm bài toán, phân tích, xác định dạng toán và
giải vào vở.
*Hổ trợ:
? Mảnh đất được chia thành mấy hình?
? Muốn tính được diện tích mảnh đất thì ta phải tính được cái gì?
? Muốn tính được diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông thì ta áp dụng quy tắc
nào?
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ và phỏng vấn nhau trước lớp.
? Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào?
? Muốn tính diện tích hình vuông ta làm thế nào?
- Nhận xét và chốt cách giải dạng toán về tính diện tích của một hình được ghép bởi hình
chữ nhật và hình vuông.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ với người thân về bài học.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ: HÒA BÌNH
I.Mục tiêu:
- Hiểu nghĩa của từ hòa bình (BT1); tìm được từ đồng nghĩa với từ hòa bình (BT2).


- Viết được đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố (BT3).
- GDHS lòng yêu hòa bình.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ, từ điển liên quan đến bài học.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: Khởi động:

- Ban học tập tổ chức cho các bạn chơi trò chơi “Xì điện”.
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
*Việc 1: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ hòa bình? (N2)


- Hai bạn ngồi cạnh nhau thảo luận, trao đổi với nhau về nghĩa của từ hòa bình.
- Chia sẻ với nhau trong nhóm
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và chốt: Hòa bình là trạng thái không có chiến tranh.
*Việc 2: Những từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ hòa bình: (Cá nhân - N6)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận, tìm từ đồng nghĩa với từ hòa bình.
*Hổ trợ: + GV yêu cầu HS giải nghĩa từ thanh thản, thái bình.
+ GV chốt lại nghĩa của từ thanh thản, thái bình.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”.
- Nhận xét và chốt lại các từ đồng nghĩa với từ hòa bình là bình yên, thanh bình, thái
bình.
* Việc 3: Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê
hoặc thành phố mà em biết (Cá nhân)

- Yêu cầu HS đọc đề bài, phân tích và xác định yêu đề ra.
*Hổ trợ: Có thể viết đoạn văn tả cảnh thanh bình ở địa phương em, cảnh em thấy trên ti
vi.
? Điều gì đã làm nên vẻ đẹp thanh bình của nơi đó?
- Cá nhân tự làm bài vào VBT.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ về đoạn văn mình vừa viết cho các bạn nghe.
- GV cùng lớp nhận xét và chỉnh sửa lỗi sai, tuyên dương người viết đoạn văn hay.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ với người thân về bài học.
Thứ năm ngày 22 tháng 9 năm 2016
TOÁN:
ĐỀ- CA -MÉ VUÔNG. HÉC- TÔ- MÉT VUÔNG
I.Mục tiêu: Giúp HS



- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo diện tích: đề-ca-mét vuông, héc-tômét vuông.
- Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông với
mét vuông, dam2 với hm2. Biết chuyển đổi số đo diện tích (trường hợp đơn giản)
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3a (cột 1).
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: 1.Khởi động:

- Cả lớp chơi trò chơi “Xì điện”.
- GV giới thiệu bài
2.Hình thành kiến thức:
*Việc 1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích Đề-ca-mét vuông (Lớp - Cá nhân)

- GV giới thiệu hình vuông có cạnh 1dam.
? Đề-ca-mét vuông là gì? (Đề-ca-mét vuông là diện tích của HV có cạnh dài 1dam)
- Yêu cầu HS quan sát HV 1dam2: Hình vuông 1dam2 được chia thành mấy HV 1m2?
? Vậy 1dam2 = ?m2? (1dam2 = 100m2)
*Việc 2: Giới thiệu đơn vị đo diện tích Héc-tô-mét vuông (Lớp - Cá nhân)
Thực hiện tương tự như việc 1.
B. Hoạt động thực hành
*Bài 1: Đọc các số đo diện tích (N2 )
- Hai bạn ngồi cạnh nhau thực hiện đọc các số đo diện tích.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
*Bài 2: Viết các số đo diện tích (Cá nhân - Lớp)

- Cá nhân làm vào vở.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ nhau trước lớp.

*Bài 3a: Viết số thích hợp vào chỗ chấm (Cá nhân - N6 - Lớp)

- Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm thảo luận cách làm và làm vào vở.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
C. Hoạt động ứng dụng:
- Chia sẻ với người thân về bài học.
TẬP LÀM VĂN:
LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I.Mục tiêu: Giúp HS


- Biết thống kê theo hàng (BT1) và thống kê bằng cách lập bảng (BT2) để trình bày kết
quả điểm học tập trong tháng của từng thành viên và của cả tổ.
- Qua bảng thống kê kết quả học tập của cá nhân và của cả tổ, HS có ý thức phấn đấu học
tập để học tốt hơn.
*HSKG: Nêu được tác dụng của bảng thống kê kết quả học tập của cả tổ.
II.Chuẩn bị:
Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:
1. Khởi động:

- Ban học tập điều hành trò chơi xì điện:
- Nghe GV giới thiệu bài.
B. Hoạt động thực hành:
* Việc 1: Thống kê kết quả học tập trong tháng của em theo các yêu cầu (Cá nhân)

+ Số điểm dưới 5:
+ Số điểm từ 7 đến 8:
+ Số điểm từ 5 đến 6:

+ Số điểm từ 9 đến 10:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
*Hổ trợ: Các em chỉ cần viết theo hàng ngang không cần lập bảng.
- Cá nhân tự lập bảng thống kê kết quả học tập trong tháng của mình vào VBT.
- Chia sẻ trong nhóm
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét và khen ngợi những HS làm nhanh, trình bày đúng.
? Nhìn vào kết quả điểm đã thống kê, em hãy nói cho các bạn biết kết quả học của mình
trong tháng này như thế nào so với tháng học trước?
*Việc 2: Lập bảng thống kê kết quả học tập trong tháng của từng thành viên trong tổ
và cả tổ (Cá nhân - N6)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận thống kê kết quả học tập trong tháng của từng
thành viên trong tổ và cả tổ, thư ký viết kết quả thảo luận vào bảng phụ:
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
? Nhìn vào bảng thống kê, em có nhận xét gì về kết quả học tập của từng bạn trong tháng
(so sánh kết quả học tập của từng bạn), nhận xét về kết quả chung của cả tổ?
? Qua bài tập này, em thấy bảng thống kê có tác dụng gì?
- Nhận xét và đánh giá, khen ngợi những HS có sự tiến bộ trong học tập; chốt lại cách lập
bảng thống kê, tác dụng của bảng thống kê.
C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân về bài học.
ÔLTOÁN:
I.Mục tiêu: Giúp HS

ÔN LUYỆN TUẦN 4


- Giải được bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị”
hoặc “Tìm tỉ số”.
- Giáo dục HS ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và làm bài cẩn thận.

*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 3, bài 5, bài 8.
II.Chuẩn bị: - Hệ thống BT.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản:

*Khởi động:
- HĐTQ tổ chức cho các bạn trong lớp chơi trò chơi “Xì điện” hỏi đáp nhau về hai dạng
toán của quan hệ tỉ lệ.
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu trọng tâm của tiết học.
B. Hoạt động thực hành:
*Bài 1: Giải toán (Cá nhân - N2)

- Em và bạn đọc bài toán, cùng thảo luận và nêu các bước giải rồi giải vào vở tự ôn luyện
toán trang 21.
- Ban học tập yêu cầu bạn chia sẻ phỏng vấn lẫn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ (Dạng 1).
*Bài 3: Giải toán (Cá nhân - N2)

- Em và bạn đọc bài toán, cùng thảo luận và nêu các bước giải rồi giải vào vở tự ôn luyện
toán trang 22.
- Ban học tập yêu cầu bạn chia sẻ phỏng vấn lẫn nhau trước lớp.
- Nhận xét và chốt cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ (Dạng 2).
*Bài 5: Giải toán (Cá nhân)

- Cá nhân tự đọc BT, xác định dạng, giải vào vở ôn luyện Toán trang 23.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp
*Bài 8: Giải toán (Cá nhân)

- Cá nhân tự đọc BT, xác định dạng, giải vào vở ôn luyện Toán trang 24.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp

- Nhận xét và chốt cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ (Dạng 2).
C. Hoạt động ứng dụng: - Tự ôn lại bài.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
I.Mục tiêu: Giúp HS

TỪ ĐỒNG ÂM


- Hiểu thế nào là từ đồng âm. (ND ghi nhớ)
- Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm (BT1, mục III), đặt được câu để phân biệt các từ
đồng âm (2 trong số 3 từ ở BT2), bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẫu
chuyện vui và câu đố (BT3, BT4)
- HS có ý thức sử dụng đúng từ ngữ trong giao tiếp, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
*HSKG: Làm được đầy đủ BT3; nêu được tác dụng của từ đồng âm qua BT3, BT4.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: 1.Khởi động

- Ban văn nghệ cho các bạn chơi trò chơi mình yêu thích.
- Nghe GV giới thiệu bài.
2. Hình thành kiến thức:
*Việc 1: Nhận xét ( N6)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm thực hiện 2 bài tập ở SGK
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
GV: ? Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ minh họa.
*Việc 2: Ghi nhớ (Cá nhân - Lớp)
- HĐTQ tổ chức cho các bạn nêu ghi nhớ.
Ghi nhớ: Từ đồng âm là từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
Ví dụ: (cái) bàn - bàn (bạc)
B. Hoạt động thực hành:

*Việc 1: Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ (N6)
- Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
*Việc 2: Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm (Cá nhân - Lớp)
- Cá nhân chọn 2 từ để đặt câu và làm vào VBT.
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp
*Việc 3: Làm BT 3 (N2)
- Hai bạn ngồi cạnh nhau trao đổi vì sao Nam tưởng ba mình chuyển sang làm
việc tại ngân hàng.
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp.
*Việc 4: Làm BT 4 (N2) Thực hiện tương tự BT3
C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân về bài học.
Thứ sáu ngày 23 tháng 9 năm 2016
TOÁN:
MI - LI - MÉT VUÔNG. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
I.Mục tiêu: Giúp HS


- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mm2; biết quan hệ giữa mm2 -cm2.
- Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo DT trong bảng đơn vị đo DT.
- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1, bài 2a (cột 1).
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ.
III.Hoạt động học:
A. Hoạt động cơ bản: 1.Khởi động:

- Cả lớp chơi trò chơi “Xì điện”.
- GV giới thiệu bài
2.Hình thành kiến thức:

*Việc 1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích Mi-li-mét vuông (Lớp - Cá nhân)

- GV giới thiệu hình vuông có cạnh 1mm.
? Mi-li-mét vuông là gì? (Mi-li-mét vuông là diện tích của HV có cạnh dài 1mm)
- Yêu cầu HS quan sát HV 1cm2: Hình vuông 1cm2 được chia thành mấy HV 1mm2?
? Vậy 1cm2 = ?mm2? (1cm2 = 100mm2)
*Việc 2: Giới thiệu bảng đơn vị đo diện tích (Lớp - Cá nhân)
- Yêu cầu HS đọc bảng đơn vị đo diện tích.
? Đơn vị đo DT lớn hơn m2 là đơn vị nào? Đơn vị đo DT bé hơn m2 là đơn vị nào?
? Hai đơn vị đo diện tích liền kề nhau hơn kém nhau mấy lần?
B. Hoạt động thực hành
*Bài 1: a) Đọc các số đo diện tích (N2 )
- Hai bạn ngồi cạnh nhau thực hiện đọc các số đo diện tích.
- HĐTQ điều hành các nhóm chia sẻ trước lớp.
b) Viết các số đo diện tích (Cá nhân - Lớp)

- Cá nhân làm vào vở.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ nhau trước lớp.
*Bài 2a: Viết số thích hợp vào chỗ chấm (Cá nhân - N6 - Lớp)

- Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm thảo luận cách làm và làm vào vở.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
C. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân về bài học.
TẬP LÀM VĂN:
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I.Mục tiêu: Giúp HS
- Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu, ...)


- Nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa được lỗi.

- GD HS có ý thức tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi.
II.Chuẩn bị:
Bảng tổng hợp ưu, nhược điểm về bài viết của học sinh.
III.Các hoạt động học:
*Việc 1: Khởi động

- HĐTQ điều hành lớp chơi trò chơi
- GV giới thiệu bài
*Việc 2: Nhận xét ưu, nhược điểm ( Lớp)

- Nghe GV nhận xét, ghi nhớ những ưu điểm để phát huy, biết được những lỗi sai để sửa
chữa.
+ Ưu điểm: Có bố cục rõ ràng, viết đúng trọng tâm, nhiều em biết chọn tả những đặc
điểm nổi bật của cảnh, câu văn có hình ảnh. Một số em biết sử dụng biện pháp so sánh để
miêu tả và đã biết nêu bật được tình cảm của mình với cảnh.
+ Hạn chế: Một số em còn tả lan man, chưa đi vào trọng tâm, cách tả chưa tuân thủ theo
cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- Chữa một số lỗi sai phổ biến do GV yêu cầu
*Việc 3: Chữa lỗi

- Nhận bài. Tự chữa lỗi sai của mình.
- Viết lại một đoạn cho hay hơn.
- Chia sẻ trước lớp.
* Việc 4: Học tập những đoạn văn hay

- Nghe GV hoặc bạn đọc những đoạn, bài văn hay.
- Nhận xét về những điều đáng học tập.
- Nêu những điều em học được qua đoạn văn, bài văn đó.
B. Hoạt động ứng dụng:
- Viết lại đoạn văn em chưa hài lòng.

HĐTT:
I.Mục tiêu: Giúp HS:

SINH HOẠT LỚP


- Đánh giá lại tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua và đề ra phương hướng hoạt
động trong tuần tới.
- Giáo dục HS tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống
II. Các hoạt động học:
* Khởi động:

- Ban văn nghệ điều hành lớp hát tập thể.
A. Hoạt động thực hành:
*Việc: Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua:

- Các trưởng ban lên đánh giá hoạt động của ban mình trong tuần qua.
- Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành.
- Mời TPTL lên chia sẻ.
*Việc 2: Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới (N6 - Lớp)

- Các trưởng ban lên đề ra phương hướng hoạt động của ban mình trong tuần tới.
- Chủ tịch Hội đồng tự quản lên điều hành.
- Mời TPTL lên chia sẻ.
- GVCN nhận xét và tuyên dương cá nhân, các ban....
B. Hoạt động ứng dụng:
- Về nhà chia sẻ với người thân, bạn bè.




×