Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN một số BP giúp hs học tốt văn miêu tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.22 KB, 12 trang )

1

1. TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIÊN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5
LÀM TỐT VĂN MIÊU TẢ
2. ĐẶT VẤN ĐỀ:
a.Tầm quan trọng của văn miêu tả:
Trong chương trình Tiểu học, cùng với môn Toán môn Tiếng Việt chiếm
khá nhiều thời gian so với các môn học khác. Riêng Tập làm văn là phân môn
quan trọng và rất khó của Tiếng Việt. Nó không chỉ giúp học sinh hình thành các
kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết mà còn rèn cho học sinh khả năng giao tiếp, quan
sát, phân tích tổng hợp và đặc biệt còn hình thành cho học sinh những phẩm chất
tốt đẹp của con người. Tập làm văn lớp 5 gồm nhiều thể loại nhưng trong đó thể
loại miêu tả là chính, chiếm một vị trí rất quan trọng. Mục đích của việc dạy văn
miêu tả là giúp học sinh có thói quen quan sát, biết phát hiện những điều mới mẻ,
thú vị về thế giới xung quanh, biết truyền những rung cảm của mình vào đối
tượng miêu tả, biết sử dụng những từ ngữ có giá trị biểu cảm, những câu văn
sáng rõ về nội dung, chân thật về tình cảm. Những bài văn miêu tả hay là những
bài văn mà người đọc thấy hiện ra trước mắt mình con người, cảnh vật...cụ thể,
sống động như nó vẫn tồn tại trong thực tế cuộc sống. Như vậy có thể xem văn
miêu tả là một bức tranh về sự vật và ngôn từ. Song để tả đúng thực tế, để có bài
văn hay, học sinh phải viết dược đoạn văn hay, để có đoạn văn hay thì phải có câu
văn hay. Để viết được những câu văn hay học sinh cần phải rèn luyện thành thạo
các kĩ năng dùng từ, dùng các biện pháp tu từ và kĩ thuật đặt câu. Bởi vậy việc
dạy Tập làm văn miêu tả cho học sinh làm hay, sinh động là một việc làm rất cần
thiết đối với mỗi giáo viên mà nhất là giáo viên khối 4,5
b. Thực trạng:
Bản thân tôi đã nhiều năm giảng dạy lớp 5 và năm học này cũng được phân
công chủ nhiệm lớp 5B. Tổng số học sinh lớp tôi gồm 30 em. Qua khảo sát đầu
năm, tôi nhận thấy hầu hêt các em còn rất hạn chế khi làm Tập làm văn. Mặc dù
ở lớp 4 các em đã được học văn miêu tả đồ vật, cây cối, con vật nhưng điểm bài
làm của các em vẫn rất thấp, thiếu điểm môn tập làm văn nhiều. Những hạn chế


của các em như sau:
- Bài viết còn mắc nhiều lỗi chính tả.
- Chưa xác định trọng tâm đề bài cần miêu tả.
- Nhiều em thường liệt kê, kể lể dài dòng, diễn đạt vụng về , lủng củng
- Vốn từ còn nghèo nàn, khuôn sáo, quan sát sự vật còn hời hợt
- Chưa biết cách dùng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả
- Chưa biết cách đặt câu, chưa biết tả những chi tiết cụ thể nổi bật
Mặt khác, hiện nay bày bán rất nhiều sách tham khảo, văn mẫu tạo điều
kiện cho các em chép lại văn mẫu....
Còn trong quá trình giảng dạy, tôi thấy các em thường hay tập trung học
toán chứ ít ham học Tập lám văn. Nhiều phụ huynh và đôi khi kể cả giáo viên
cũng cho rằng em nào có khiếu văn thì mới học tốt phân môn này. Đây trở thành
1


2

là một thách thức đối với giáo viên Tiểu học mà nhất là với những giáo viên đang
dạy lớp 4, 5
c. Lí do chọn đề tài:
Từ thực trạng trên, tôi tìm hiểu được một số nguyên nhân dẫn đến thực
trạng đó như sau:
- Học sinh không được quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả
- Khi quan sát các em không được hướng đẫn về kĩ năng quan sát: Quan
sát những gì, quan sát từ đâu? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu của đối
tượng cần miêu tả
- Không biết hình dung bằng hình ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vật miêu
tả khi quan sát.
- Vốn từ nghèo nàn lại không biết sắp xếp như thế nào để bài viết mạch
lạc, trôi chảy, chưa diễn đạt được bằng vốn từ ngữ của mình về một sự vật, về

một con người cụ thể nào đó.
- Chưa biết phát triển dàn ý của mình thành một bài văn hoàn chỉnh
Là giáo viên giảng dạy lớp Năm, tôi có mong muốn HS trường mình sau
khi học xong lớp Năm có thể viết được một bài văn miêu tả súc tích, sinh động.
Với mong muốn đó, bản thân tôi nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm và quyết định
chọn đề tài "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt văn miêu tả" để làm đề
tài nghiên cứu của mình trong năm học này.
d, Giới hạn đề tài:
- Chỉ tập trung vào Tập làm văn miêu tả lớp 5
- Học sinh lớp 5B trường Tiểu học Hồ Phước Hậu
3. Cơ sở lí luận:
Tập làm văn là một phân môn mang tính tổng hợp và sáng tạo cao. Tổng
hợp các kiến thức, kĩ năng từ Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu,...
để viết nên một bài Tập làm văn.
Theo quan điểm tích hợp, các phân môn được tập hợp lại xung quanh trục
chủ điểm và các bài đọc. Nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn
bó chặt chẽ với nhau. Như vậy, muốn dạy - học có hiệu quả Tập làm văn miêu tả(
tả cảnh, tả người) nhất thiêt người giáo viên phải dạy tốt Tập đọc, Kể chuyện,
Chính tả, Luyện từ và câu. Vì trong các bài đọc, trong câu chuyện, trong các bài
Luyện từ và câu thường xuất hiện các đoạn văn, khổ thơ có nội dung miêu tả rất
rõ về cảnh vật, thiên nhiên, con người....
Bài Tập làm văn nếu không sáng tạo sẽ trở thành một bài văn khô cứng, góp
nhặt của người khác, nội dung bài văn sẽ không hồn nhiên, trong sáng, mới mẻ
như tâm hồn của các em ở lứa tuổi Tiểu học
Chất lượng Tập làm văn là chất lượng của cảm thụ văn học, của các kĩ
năng nghe, nói, đọc, viết tiếng mẹ đẻ. Cho nên, thầy và trò phải soạn giảng và
học tập tích cực, nghiêm túc mới mong nâng cao một cách bên vững chất lượng
môn Tiếng Việt ở lớp cuối cấp Tiểu học.
2



3

Dạy Tập làm văn lớp 5 phải đảm bảo mục tiêu yêu cầu cần đạt về kiến
thức, kĩ năng của Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học theo Chuẩn kiến
thức, kĩ năng của từng môn học ( ban hành kèm theo Quyết định số 16/của BGDĐT) và phù hợp trình độ của từng học sinh trong lớp mà " Hướng dẫn 896" của
Bộ GD-ĐT đã đề ra.
Đặc trưng cơ bản của phân môn Tập làm văn là tính tổng hợp, thực hành
sáng tạo mang dấu ấn cá nhân học sinh, trong quá trình tạo lập ngôn bản(ở cả hai
dạng nói và viết) làm văn là một hoạt động giao tiếp.Vì vậy, trong nhà
trườngViệc dạy Tập làm văn cho học sinh thực chất là dạy cho học sinh nắm cơ
chế của việc sản sinh ngôn bản nói và viết theo các quy tắc ngôn ngữ, quy tắc
giao tiếp nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
Văn miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người,
của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được những đối tượng ấy.
4. Cơ sở thực tiễn:
Về phía học sinh:
Học sinh chưa hứng thú học Tập làm văn. Các em thường hay làm theo
khuôn mẫu, giáo viên gợi mở dàn bài, gợi ý thế nào các em vi ết th ế đó, ch ưa bi ết
cách dùng từ, đặt câu nên câu văn, bài văn thường cụt ngủn, diễn đạt không trôi
chảy. Đôi khi tả nhưng giống như trả lời câu hỏi. Từ dàn bài có sẵn c ũng không
biết cách để chuyển thành bài văn hay mà cứ thế chép lại.Thay vì mỗi gạch đầu
dòng của dàn bài là một dấu chấm để tạo thành câu, thành đoạn cho bài viết. Việc
đọc sách của các em hiện nay cũng đang bị xem nhẹ, phần lớn các em ít quan tâm
đến việc đọc và có đọc thường là truyện tranh, thậm chí có truyện không mang
tính giáo dục. Thời gian dành cho các em quan sát c ũng nh ư đầu t ư vào T ập làm
văn cũng hạn chế nên vốn luyến về cuộc sống, về văn học của các em cũng hạn
chế. Chính điều này tác động không nhỏ đến việc học văn miêu t ả ở các em.
Phần lớn các em chưa có sổ tay tư liệu văn học, nếu có cũng chưa biết ghi chép
những gì

Về phía giáo viên:
Thực tế giảng dạy văn miêu tả (nhất là tả cảnh), bản thân giáo viên là
người hướng dẫn đôi khi cũng cảm thấy lúng túng, bí từ và không biết phải
hướng dẫn thế nào để học sinh có thể viết được bài văn hay, có hình ảnh,
có cảm xúc. Một số tài liệu như sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế
thì hướng dẫn chung chung, còn một số sách khác như văn mẫu lại chỉ có
các bài văn đã viết sẵn mà không có một sự hướng dẫn cụ thể nào để định hướng
cho giáo viên cũng như học sinh.
Là một giáo viên Tiểu học tôi luôn trăn trở suy nghĩ để làm thế nào cho
học sinh lớp mình thích làm văn, viết văn chân thật, có cảm xúc và sinh động.
3


4

5. Nội dung nghiên cứu:
Để giúp học sinh lớp mình có vốn từ phong phú, sử dụng từ chính xác và
câu văn có hình ảnh, là giáo viên chủ nhiệm, bản thân tôi dạy tốt và bám sát
chương trình Tiếng Việt ( như Tập đọc, Kể chuyện ,Chính tả, Luyện từ và câu).
Đặc biệt là ở phân môn Tập làm văn, từng tiết học tôi cho học sinh nắm chắc bố
cục, cách tiến hành đoạn văn, bài văn. Song kĩ năng đặt câu văn hay và dùng từ
trong bài văn là một việc rất quan trọng, cần cân nhắc lựa chọn kĩ càng. Để làm
tốt việc này tôi đã làm một số biện pháp sau:
Biện pháp 1: Tích lũy kiến thức:
1. Kiến thức từ các tác phẩm văn học: Thông qua các tiết Tập đọc, học
thuộc lòng, kể chuyện .. có trong chương trình mà nhất là những bài có thể loại
miêu tả. Đối với những tiết học này, bản thân tôi dạy rất kĩ. Ngoài những nội
dung cơ bản trọng tâm trong bài, tôi còn cung cấp cho HS về cách cảm thụ văn
học, nhận thấy cái hay, cái đẹp qua cách dùng từ, viết câu, sử dụng biện pháp tu
từ, cách miêu tả của tác giả. Ngay trong cách đọc của học sinh trong các bài tập

đọc, học thuộc lòng tôi cũng chú ý nhiều đễn cách đọc diễn cảm
2. Từ vốn sống thực tế: Cuộc sống xung quanh các em thật phong phú,
hướng các em biết hòa mình với thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá...mỗi khi có dịp. Để
chuẩn bị tả cảnh cánh đồng lúa hay tả buổi sáng ở quê em, tôi đều giao việc cho
các em về nhà lựa chọn thời gian phù hợp quan sát cánh đồng vào thời điểm đó
có gì đặc biệt: màu sắc như thế nào, khung cảnh xung quanh ra sao.... sau đó về
ghi chép lại....hay cảnh quê em buổi sáng....
Biện pháp 2: Quan sát và ghi chép
Trong văn miêu tả, quan sát rất quan trọng. Tôi chú ý cho các em việc quan
sát và vị trí quan sát tốt, góc quan sát phù hợp: Xa hay gần, trong hay ngoài. Khi
qua sát, cần giúp các em không chỉ quan sát bằng mắt mà phải huy động tất cả
mọi giác quan: tai, mũi, họng, tay ...Tùy từng kiểu bài có cách quan sát khác
nhau. Ví dụ đối với tả cảnh, quan sát theo trình tự thời gian, theo đặc điểm nổi bật
của từng cảnh và theo từng góc độ của cảnh. Cũng có thể quan sát theo trình tự từ
xa đến gần hoặc ngược lại. Đối với văn tả người cần quan sát kĩ ngoại hình rôì
mới đến tính tình , hoạt động.
*Ghi chép: Quan sát luôn đi liền với ghi chép. Ngay từ đầu năm học tôi
cho mỗi em trong lớp làm riêng một quyển sổ tay văn học và hướng các em ghi
chép: Khi quan sát một cảnh hoặc một người nào đó, các em cần lựa chọn những
chi tiết, những hình ảnh đặc sắc ghi vào sổ tay. Hay thông qua các bài tập đọc,
các bài thơ, bài đọc thêm các em phát hiện 1 ý hay, 1câu văn hay thì nên ghi ngay
vào số của mình
Biện pháp 3: Thực hành tốt các dạng bài tập sau: Thực hành vào những
tiết luyện tiếng Việt
4


5

Dạng 1: Hướng dẫn học sinh cách dùng từ:

Ở lớp 1,2,3,4 các em đã được mở rộng và làm phong phú vốn từ, lên lớp
Năm các em vẫn tiếp tục thực hiện công việc đó. Nhưng việc dùng từ của các em
đôi lúc chưa chính xác. Mà dùng từ chính xác là một trong những yêu cầu trọng
tâm củả bài văn miêu tả. Để HS thực hiện tốt điều này, tôi cho các em thực hành
kiểu bài tập sau:
- GV đưa ra đối tượng miêu tả
- HS tìm từ tả đối tượng đó
- Trong quá trình tìm từ, GV giúp HS chắt lọc ra những từ ngữ chính xác,
gợi tả và cho HS thực hành đặt câu sau đó viết đoạn văn tả đối tượng đó
* Ví dụ: Tả một người mà em yêu mến
Từ ngữ cần dùng
Đối
(đã được giáo viên
Câu, đoạn văn (Học sinh hình thành)
tượng
và học sinh chắt lọc)

nâu, bạc trắng, nhăn
Da bà chuyển sang màu nâu, đã có những
nheo, hóp, đôn hậu, chấm đồi mồi.. Mái tóc bà bạc trắng như
đường gân
cước trông giống những bà tiên trong
chuyện cổ tích. Khuôn mặt nhăn nheo, hai
má hóp lại nhưng toát lên vẻ đôn hậu.
Bàn tay, bàn chân bà nổi rõ những đường
gân dưới lớp da mỏng.
Cô giáo thon thả, trái xoan, Cô em có dáng người thon thả rất phù
trong xanh , cong vút, hợp với những bộ áo dài cô đang mặc. Cô
đen huyền, đỏ hồng... có khuôn mặt trái xoan lúc nào cũng nở
nụ cười thật tươi. Nổi bật trên khuôn mặt

ấy là đôi mắt trong xanh với hai hàng
lông mi cong vuốt. Mái tóc đen huyền
luôn buông xoã đến quá vai....
*Tả cảnh
Đối
Từ ngữ cần dùng
Câu , đoạn văn
tượng
Ngôi
Khang trang, đỏ tươi, Toàn bộ ngôi trường được sơn màu vàng
trường
đồ sộ, cao vút, phần trông thật khang trang, sạch đẹp. Mái lợp
phật
ngói đỏ tươi. Từ cổng vào, ngay chính
giữa của ngôi trường đồ sộ là cột cờ cao
vút. Trên đỉnh cột, lá cờ đỏ sao vàng phần
phật bay trước gió....
*Tả cây cối (Tả cây bàng)
Đối
Từ ngữ cần dùng
Câu , đoạn văn
tượng
5


6

Gốc cây
Thân
bàng

Lá bàng

To, màu nâu, rễ

Gốc bàng to, màu nâu xỉn, mấy rễ lớn trồi lên
mặt đất.
Cao to, xám, vết Thân câycao, to một vòng tay em ôm không
trầy xước
xuể.
xanh tươi, nõn nà Mùa xuân đến, bàng bắt đầu nảy lộc, lá xanh
tươi một màu nõn nà, óng ả....

Dạng 2: Hướng dẫn HS dùng cặp từ quan hệ
Ở chương trình lớp Năm các em đã học từ chỉ quan hệ và các em cũng đã
từng đặt câu văn có quan hệ từ như: nhưng, mà, tuy, song,... và các cặp quan hệ
từ như: Nếu...thì; tuy... nhưng; chẳng những...mà còn...Mà những câu văn có
cặp từ chỉ quan hệ có tác dụng ý định nói ở vế sau. Chính vì vậy, để có câu
văn, đoạn văn hay giáo viên có thể cho HS thực hành nhiều với dạng này. Hình
thức bài tập làm như sau:
- GV cần đưa ra câu văn có ý định tả
- HS dùng từ chỉ quan hệ và thêm một ý mà HS định nhấn mạnh
* Ví dụ tả cảnh
Câu văn GV đưa ra
Câu văn HS hoàn chỉnh
- Ngôi trường em không rộng.
- Ngôi trường em không rộng lắm nhưng
cũng đủ cho học sinh chúng em vui chơi
thoả mái.
-Mưa to, gió mạnh cả quê em chìm -Mưa càng to gió càng mạnh, cả quê em
ngập trong màn nước trắng xoá.

chìm ngập trong màn nước trắng xoá.
- Chiếc cặp không đẹp lắm.
-Tuy chiếc cặp không đẹp lắm nhưng nó
rất bền.
Dạng 3: Hướng dẫn học sinh dùng từ thay thế để liên kết câu
Bài văn của học sinh còn tồn tại một vấn đề là câu văn còn lặp lại từ ngữ
dẫn đến bài văn không hay, luộm thuộm. Để giải quyết thực trạng này, GV có thể
giúp HS thay thế các từ ngữ lặp lại bằng các đại từ thay thế như: nó, ở đấy...hoặc
dùng bộ phận song song để ghép các ý lại. Đối với dạng này GV dạy kĩ ở tíêt
LTVC và cần rèn luyện cho HS bằng hình thức: GV đưa ra đoạn văn, câu văn có
từ ngữ lặp lại cho HS thay thế để tránh sự lặp lại đó.
Ví dụ: Tả người và tả cảnh:
Câu văn, đoạn văn của GV
Câu văn, đoạn văn của HS
- Thảo có vóc dáng dong dỏng cao. -Tháo có vóc dáng dong dỏng cao. Bạn có
Thảo có mái tóc tơ mịn. Tháo có mái tóc tơ mịn luôn cắt ngắn đến bờ vai.
đôi mắt trong xanh .
Đẹp nhất ở cô bạn gái ấy là đôi mắt trong
xanh.
-Trường em là trường Tiểu học Hồ -Trường em là trường Tiểu học Hồ Phước
Phước Hậu. Trường em nằm trên Hậu. Trường nằm trên một khu đất rộng
6


7

một khu đất rộng và bằng phẳng và bằng phẳng ở giữa thôn Vĩnh Phước.
giữa thôn Vĩnh Phước.Trưòng em Mới đây, ngôi trường được xây cất lại
mới được xây cất lại trông thật trông thật khang trang.
khang trang

Dạng bài tập 4: Hướng dẫn học sinh cách dùng biện pháp so sánh:
Ở các lớp dưới và trong chương trình lớp Năm các em đã được học và thực
hành làm bài tập so sánh với những hình ảnh có sẵn. Tuy nhiên, các em chưa
động não liên tưởng để tìm ra hình ảnh cần so sánh, hoặc so sánh chính xác. Để
rèn luyện dạng này, tôi làm dạng bài tập sau:
- GV đưa ra câu văn miêu tả,
- HS tìm ra hình ảnh so sánh, từ so sánh và đặt lại câu văn có hình ảnh so
sánh.
* Ví dụ:
Câu văn giáo viên đưa
Hình ảnh so
Câu văn, đoạn văn của HS
ra
sánh (HS)
- Cổng trường thật uy người lính gác
- Cổng trường uy nghi như
nghi
người lính gác làm nhiệm vụ
bảo vệ trường.
- Trang có làn da mịn trứng gà bóc
- Trang có làn da mịn màng như
màng.
trứng gà bóc
- Đầu búp bê tròn.
quả bóng nhỏ
- Đầu búp bê tròn như quả
bóng.
Dạng 5: Hướng dẫn học sinh cách dùng biện pháp nhân hóa:
Trong chương trình, các em mới tìm được hình ảnh nhân hoá nhưng rất ít.
Chính vì vậy bài văn miêu tả của của HS thường chưa sinh động, rất hiếm sự vật

được nhân hóa. Để các em có kĩ năng thành thạo nhân hóa trong viết văn, giáo
viên nên cho học sinh rèn luyện nhiều từ câu văn đến đoạn văn. Dạng bài này
cũng giống như bài tập so sánh
Câu văn của GV
Câu văn của học sinh(có nhân hóa)
- Ông mặt trời tỏa những tia nắng - Ông mặt trời vung tay rải những tia
ấm áp xuống sân trường.
nắng ấm áp xuống sân trường.
- Mỗi khi có gió thổi qua thì những - Mỗi khi có gió thổi qua thì những
bông lúa cọ vào nhau xào xạc
bông lúa chụm đầu vào nhau như trò
chuyện.
Dạng 6: Hướng dẫn HS phương pháp đảo ngữ
Để nhấn mạnh ý của một bộ phận nào đó trong câu, ta có thể đảo vị trí của
nó. Đảo ngữ còn làm cho câu văn trở nên ấn tượng. Chính vì vậy để có bài văn

7


8

hay, GV có thể cho HS làm quen với đảo ngữ qua bài tập như: tìm chủ ngữ, vị
ngữ của các câu văn có đảo ngữ hoặc thực hành đảo ngữ các câu văn.
Nhưng không phải câu văn nào đảo ngữ cũng hay, do đó GV hướng dẫn HS
biết chọn lọc khi thực hành viết văn.
Câu văn không có đảo ngữ
Câu văn đảo ngữ
-Trước mắt em hiện lên một cánh - Một cánh đồng cò bay thẳng cánh
đồng cò bay thẳng cánh.
hiện lên trước mắt em.

- Bạn ấy có sở trường là đá bóng
- Sở trường của bạn ấy là đá bóng
Biện pháp 4: Làm tốt giờ trả bài
Theo tôi, việc chấm và trả bài rất quan trọng. Mỗi bài văn đều được tôi
chấm rất kĩ. Bài viết hay chỗ nào, chưa hay chỗ nào hay viết sai chỗ nào về lỗi
chính tả, cách dùng từ, đặt câu, cách diễn đạt... đều được tôi thể hiện rất rõ trong
bài làm của các em. Đến giờ trả bài tôi cũng làm theo qui trình của một tiết dạy
song phần sửa bài, tôi cho các em tìm tất cả các lỗi có trong bài của mình tự sửa
lại., sau đó cùng cả lớp giúp nhau sửa để hoàn chính bài văn.
6. Kết quả nghiên cứu:
Qua quá trình thực hiện từ đầu năm đến nay, hiệu quả làm văn của lớp tôi
rất khả quan. Đa số HS dùng từ chính xác, biết dùng từ gợi tả, viết văn giàu hình
ảnh, biết vận dụng các biện pháp tu từ trong bài văn của mình. Kết quả bài tập
làm văn của lớp cụ thể qua từng thời điểm sau:
Giai đoạn

TSHS Giỏi
SL TL

Khá
SL TL

T.Bình
SL TL

Yếu
SL TL

Khảo sát đầu
năm

KTGKI
KTCKI
KTGKII
Không riêng nội dung các bài văn miêu tả mà hầu hết phần kiến thức cơ
bản của môn tập làm văn lớp 5 học sinh lớp tôi làm bài rất đảm bảo yêu cầu
- Sau khi áp dụng kêt quả nghiên cứu vào lớp học thì chất lượng các bài
văn miêu tả (tả cảnh, tả người) của lớp tôi có sự thay đổi rõ rệt. Các em đã biết
cách dùng từ, đặt câu trong miêu tả, các em biết sử dụng ngữ nghĩa rất chính xác.
Các bài tập làm văn của các em không còn mang tính liệt kê, kể lể nữa. Thực sự
các bài văn đã được thổi hồn vào trong. Một phần nào cũng đáp ứng được những
gì mà người bản thân tôi mong đợi từ các em. (được thể hiện qua phần phụ lục)

8


9

7.Kết luận: Để học sinh có kĩ năng thực hành viết văn hay, giàu hình ảnh
thì việc rèn luyện các bài tập thực hành trên là rất quan trọng và cần thiết. Nhưng
vấn đề đặt ra là thực hành vào lúc nào, môn học nào,với hình thức gì lại càng
quan trọng hơn. Tùy theo nội dung từng bài học, đặc điểm của từng môn học, GV
lựa chọn cho HS luyện tập dưới dạng bài tập hay trò chơi ngay trong quá trình
cung cấp kiến thức hay luyện tập củng cố.
Song quan trọng hơn, trong các tiết phụ đạo, các tiết luyện Tiếng Việt trong
tuần GV cho HS luyện tập kĩ hơn thì nhất định kĩ năng viết văn của HS sẽ được
nâng cao.
Với các bài tập thực hành trên, tôi đã rèn luyện thành thạo kĩ năng dùng từ
gợi tả, các biện pháp tu từ....cho HS. Từ đó, các em biết vận dụng kiến thức, vốn
từ của mình để viết văn hay hơn, giàu hình ảnh hơn.
Từ các biện pháp trên, tôi nhận ra rằng: Để hoàn thành nhiệm vụ này có

hiệu quả cần làm tốt một số vấn đề sau:
1, Kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh thật chính xác ngay từ đầu năm
học và có kế hoạch phụ đạo các em ngay từ những tuần đầu của năm học
2, kiên trì chịu khó trước sự phát triển chậm của HS, phải biết ghi nhận
từng tiến bộ của các em dù là nhỏ nhất. Đó là điều kiện cần thiết của người giáo
viên.
3, Phải nghiên cứu tìm tòi nội dung bài học để tìm ra phương pháp giảng
dạy cho học sinh của mình. Khi dạy cần kểt hợp khắc sâu, mở rộng và chỉ rõ từng
bước để các em hiểu, làm theo và dần dần trở thành kĩ năng.
4, Tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi để đề ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng văn miêu tả, đặc biệt ở trường Tiểu học cho học sinh yếu kếm là vô cùng
cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Trẻ em là tương lai của đất nước, là hạnh phúc của mỗi gia đình, chúng ta
hãy trang bị cho các em một hệ thống tri thức cơ bản, vững chắc để các em tự tin
bước vào đời.
8. Đề nghị:
* Đối với giáo viên:
- Dạy tốt các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu và đặc biệt là
phân môn Tập làm văn.
-Tận dụng thời gian rèn luyện cho học sinh thói quen sử dụng từ gợi tả chính
xác và dùng biện pháp tu từ khi viết văn.
- Chú ý cho học sinh biết chọn từ phù hợp với văn cảnh
- Rèn nhiều hơn các đối tượng trung bình, yếu để các em vươn lên cùng
các bạn.
*Đối với quản lí:
Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn về chuyên đề phân môn Tập
làm văn để giáo viên học hỏi và nắm chắc phương pháp dạy học nhất là thể loại
miêu tả đồng thời học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình dạy học.
9



10

Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã thực hiện trong những
năm làm công tác giảng dạy. Đồng thời tôi cũng chia sẻ cùng đội ngũ giáo viên
của mình và đã thực hiện có hiệu quả. Tôi rất mong được sự đóng góp của tất cả
đồng nghiệp để tôi có thêm những kinh nghiệm nhằm góp phần vào công tác giáo
dục- đào tạo trong những năm tiếp theo đạt được hiệu quả cao hơn, Tôi xin chân
thành cảm ơn!
Người thực hiện
Huỳnh Thị trung

10


11

10. Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) - Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 - Tập
1, tập 2- Nhà xuất bản Giáo dục – Năm 2006
2. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) - Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 5 - Tập
1, tập 2- Nhà xuất bản Giáo dục – Năm 2006
3. Những tài liệu liên quan đến việc dạy văn miêu tả Thế giới trong ta,
chuyên đề số: CĐ-TV 2005
4. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học lớp 5-Nhà
xuất bản Giáo dục – Năm 2009
5. Sách tham khảo: Một số biện pháp dạy học văn miêu tả ở Tiểu họcNXB-TPHCM.Năm 2005

11



12

11. Mục lục:
Thứ tự
1
2

3
4
5

6
7
8
9
10
11

Tiêu đề
TÊN ĐỀ TÀI
ĐẶT VẤN ĐỀ
- Tầm quan trọng của vấn đề
- Tóm tắt thực trạng liên quan đến vấn đề
- Lí do chọn đề tài
- Giới hạn
CƠ SỞ LÍ LUẬN
CƠ SỞ THỰC TIỄN
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
5.1. Soạn bài

5.2. Chia nhóm
5.3. Giao nhiệm vụ cho từng nhóm
5.4. Việc điều hành lớp của giáo viên
5.5. Tổ chức báo cáo
5.6. Xếp mô hình lớp
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
KẾT LUẬN
ĐỀ NGHỊ
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC

Trang
1
1
1
1
2
2
2
2
3
3
3
4
6
6
7
7
8

9
10
12
13

12



×