Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN Một số biện pháp tập huấn Ban chỉ huy liên chi đội, nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động Đội trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.75 KB, 20 trang )

TÊN ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẬP HUẤN BAN CHỈ
HUY LIÊN CHI ĐỘI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC
HOẠT ĐỘNG ĐỘI CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC”.
Phần I: Lý do chọn đề tài
1. Cơ sở lí luận.
Hoạt động đội thiếu niên tiền phong là con đường giáo dục không thể
thiếu trong quá trình giáo dục các em. Bởi vì mỗi trẻ em trong quá trình giáo
dục để phát triển trí tuệ, phẩm chất, năng lực đều phải thông qua hệ thống
giáo dục trong nhà trường, gia đình và xã hội, đặc biệt là trong nhà trường
phổ thông. Đối với đội thiếu niên tiền phong giáo dục thông qua các hoạt
động thực tiển của đội và tự rèn luyện của đội viên. Chính vì vậy Đội thiếu
niên tiền phong được Đảng và Bác Hồ coi đó là sự nghiệp đào tạo lớp người
mới cho đất nước.
Đội viên thiếu niên tiền phong cần biết và hiểu được nội dung ý nghĩa
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Đảng, Đoàn, Đội. Qua đó các em biết ơn
đối với ông, cha, những người đã hy sinh thân mình dành lại độc lập tự do
cho đất nước, sự nghiệp của Đảng để các em quyết tâm rèn luyện, học tập,
phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, xứng đáng là cháu
ngoan Bác Hồ.
Trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay dưới
sự lãnh đạo của Đảng cần thiết phải có đội ngũ cán bộ đủ tài, đủ đức, đủ
trình độ năng lực để đảm nhận được công việc. Do đó cần phải quan tâm
giáo dục đào tạo thế hệ trẻ, bởi đó là những chủ nhân tương lai của đất nước.
Đội thiếu niên tiền phong là lực lượng giáo dục nòng cốt trong nhà
trường phổ thông nói chung và bậc tiểu học nói riêng. Đội là tổ chức của các
em, do các em làm chủ, cùng với các lực lượng khác trong nhà trường phổ
thông. Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy làm mục tiêu để giáo dục và phấn đấu, rèn
1


luyện đội viên theo chương trình rèn luyện đội viên. Mỗi hoạt động của đội


thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là một hoạt động giáo dục và góp phần
xây dựng đội vững mạnh.
Muốn có được một lực lượng đội vững mạnh thì đòi hỏi phải có Ban
Chỉ Huy liên chi đội giỏi, năng động, linh hoạt trong các hoạt động. Vì vậy
công tác tập huấn Ban chỉ huy liên chi đội là việc làm rất cần thiết và thường
xuyên cho mỗi năm học.
Qua thực tế làm tổng phụ trách nhiều năm ở trường tiểu học Thanh
Tân, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, tôi nhận thấy Ban chỉ huy liên đội là
vai trò nòng cốt trong các phong trào của đội. Ban chỉ huy liên chi đội là
cánh tay đắc lực cho tổng phụ trách, là lực lượng trực tiếp triển khai các kế
hoạch của đội đến các chi đội và đội viên thực hiện.
2. Cơ sở thực tiển.
Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt
Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập ra,
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trực tiếp phụ trách. Đội là tổ chức
nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài
nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn thanh niên Cộng sản.
Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu
cho đội viên, giúp đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập và trong
hoạt động Đội.
Qua tìm hiểu thực tế trong trường tiểu học, học sinh ở lứa tuổi tiểu
học thì các em rất hiếu động. trong nhà trường hoạt động học tập là chủ yếu.
nhưng các hình thức hoạt động, vui chơi cũng góp phần phát triển con
người. Khi lên 6 tuổi các em bước vào lớp 1, lần đầu tiên các em được làm
quen với rất nhiều cái mới, nhiều lĩnh vực, kiến thức khoa học, kiến thức kỹ
năng… Bên cạnh đó các em cần phải tiếp thu kiến thức khoa học tự nhiên,
2


xã hội … ( gọi chung là hoạt động học tập) các em còn phải thực hiện theo

quy định, nề nếp, nội quy của nhà trường và các mặt hoạt động của đội, dù
được học tập theo nội quy của nhà trường, của đội nhưng các em vẫn có thói
quen vui chơi chưa thực sự đi vào nề nếp. Trong thời gian học tập hết bậc
tiểu học khó có thể rèn luyện các em thói quen nghiêm túc trong giờ học
( học ra học, chơi ra chơi). Để các em thực hiện tốt các hoạt động, hình
thành thói quen học tập, rèn luyện có nề nếp, phát huy tính kỷ luật, tinh thần
đoàn kết thì công tác đội sẽ góp phần quan trọng trong việc giáo dục các em
và thực hiện có nề nếp. Với tính “hiếu kì và hiếu động” của các em, cần
hướng các em học tập, phấn đấu thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên
nhi đồng. Muốn được như vậy thì hoạt động đội trong nhà trường cần có kế
hoạch cụ thể, để giúp các em biết tự mình thực hiện tốt mọi hoạt động và
Ban chỉ huy liên chi đội là người trực tiếp thực hiện kế hoạch.
Muốn thực hiện mục tiêu giáo dục và các hoạt động đội trong trường
tiểu học thì vai trò của Ban chỉ huy lien chi đội rất quan trọng. Ban chỉ huy
liên chi đội là cánh tay đắc lực cho tổng phụ trách trong việc thực hiện
nhiệm vụ năm học. Để Ban chỉ huy liên chi đội thực hiện tốt nhiệm vụ của
mình thì tổng phụ trách cần quan tâm, tập huấn tốt Ban chỉ huy liên chi đội
tạo điều kiện cho các em phát huy tốt khả năng tự quản của liên chi đội. Vì
vậy việc tập huấn Ban chỉ huy lien chi đội là việc làm vô cùng quan trọng và
cấp thiết, bồi dưỡng Ban chỉ Huy liên đội là nâng cao những phẩm chất,
năng lực hoạt động của Ban chỉ huy liên chi đội. Tập huấn Ban chỉ huy liên
chi đội là việc làm mà đòi hỏi người tổng phụ trách phải kiên nhẫn, bền bỉ
trong quá trình tập huấn để đạt kết quả cao.
Chính vì vậy Ban chỉ huy liên chi đội đóng vai trò nòng cốt cho phong
trào đội trong nhà trường phổ thông nên tôi quyết định chọn đề tài “ Một sô

3


biện pháp tập huấn Ban chỉ huy liên chi đội, nhằm nâng cao chất lượng

các hoạt động Đội trường tiểu học”.
Phần II: Nội dung
1. Những nội dung được đề cập trong sáng kiến kinh nghiệm.
1.1. Mục đích nghiên cứu.
Tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích là tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự
yếu kém của Ban chỉ huy liên chi đội trong quá trình hoạt động và các phong
trào ở đơn vị. Đồng thời đề xuất những giải pháp cải tiến để góp phần nâng
cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ huy liên chi đội nhằm giúp Ban chỉ
huy liên chi đội xác định được trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ và hướng
các em tự giác thực hiện nội dung. Các em tự giác thực hiện để nâng cao ý
thức trong mọi lĩnh vực hoạt động của đội. Hướng dẫn các em tự giác học
tập, rèn luyện tự các em có khả năng làm chủ và phát huy khả năng của
mình để các em xứng đáng trở thành con ngoan, trò giỏi là những chủ nhân
tương lai của đất nước. Ngoài ra đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho bản
thân tôi trong những năm tiếp theo.
1.2. Những nội dung được đề cập trong sáng kiến kinh nghiệm.
Từ mục đích nghiên cứu trên, tôi đã tiến hành thực hiện các nội dung
nghiên cứu đối với Ban chỉ huy liên chi đội của Trường Tiểu học Thanh Tân
trong năm học 2014-2015. Và những nội dung tôi đã thực hiện là:
- Công tác phôi hợp với các giáo viên chủ nhiệm và các đoàn thể khác
trong nhà trường.
- Công tác chuẩn bị
- Nội dung tập huấn chung cho Ban chỉ huy liên chi đội.
- Nội dung tập huấn theo nhiệm vụ của từng nhóm trong Ban chỉ huy
liên đội.
2. Thực trạng.
4


2.1. Thuận lợi.

- Luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, các ban
ngành đoàn thể, đội ngũ giáo viên phụ trách Đội.
- Đa số đội ngũ cán bộ Đội và các em học sinh ngoan ngoãn, nhiệt tình
tham gia các hoạt động tập thể ở liên đội.
2.2. Khó khăn.
Qua nhiều năm làm Tổng phụ trách của Trường Tiểu học Thanh Tân,
bản thân tôi tự nhận thấy hoạt động phong trào đội của đơn vị trường còn
nhiều hạn chế như: các em trong Ban chỉ huy liên chi đội chưa biết ghi sổ
sách, chưa mạnh dạn trong việc báo cáo. Tôi tự hỏi là hoạt động đội chưa
mạnh, chưa đạt kết quả cao là do đâu? Tôi luôn chăn chở với câu hỏi như thế
và sau một thời gian tìm hiểu tôi đã tìm ra được những nguyên nhân sau:
2.2.1 Về phía Ban chỉ huy liên chi đội:
- Các em học sinh Trường Tiểu học Thanh Tân là học sinh nông thôn
nên khi tham gia các hoạt động tập thể còn e rè, nhút nhát.
- Ban chỉ huy liên chi đội chưa làm đúng vai trò và trách nhiệm của
người chỉ huy. Từng thành viên trong Ban chỉ huy liên chi đội chưa thực
hiện đúng nhiệm vụ được giao, chưa dám chịu trách nhiệm trước tập thể đội,
Ban chỉ huy liên chi đội còn xem nhẹ vị trí của mình.
- Đội viên nắm vững kỹ năng chỉ đạt khoảng 50%, Ban chỉ huy chưa
nắm được nội dung hoạt động, chưa hiểu sâu về kế hoạch hoạt động dẫn đến
hoạt động đội trong trường chưa đạt kết quả cao.
- Đội ngũ cán bộ Đội mặc dù nhiệt tình trong các hoạt động và các
phong trào của liên đội nhưng các em còn thiếu kinh nghiệm thực tế và kiến
thức tổ chức các hoạt động tập thể. Cho nên gây rất nhiều trở ngại trong quá
trình triển khai và tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể. Nhiều các phong

5


trào, hoạt động phải tập huấn nhiều lần trong khâu tổ chức và thiết kế các

hoạt động.
2.2.2. Về phía giáo viên Tổng phụ trách Đội:
- Bản thân giáo viên tổng phụ trách chỉ là giáo viên bộ môn làm kiêm
nghiệm chứ không có chuyên môn về công tác đội. Do vậy còn lúng túng
trong việc tổ chức các hoạt động đội nói chung và việc tập huấn bồi dưỡng
đội ngũ Ban chỉ huy liên đội nói riêng như:
+ Chưa có kế hoạch cụ thể cho Ban chỉ huy liên chi đội hoạt động,
chưa có nội dung tập huấn cụ thể để hướng các em hoạt động có hiệu quả.
+ Chưa phối hợp nhịp nhàng với giáo viên chủ nhiệm lớp và các đoàn
thể khác trong nhà trường (chưa có kế hoạch phối hợp cụ thể).
+ Chưa làm tham mưu tốt với ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện
cho đội hoạt động, chưa có góc đội, chưa có nơi cho Ban chỉ huy làm việc và
nơi lưu giữ hồ sơ sổ sách của đội, phần lớn các em phải mang về nhà.
2.2.3. Về phía phụ huynh:
- Chưa được sự quan tâm của phụ huynh học sinh, đa số phụ huynh
chưa hiểu lợi ích của công tác đội, chỉ quan tâm đến việc học chủ yếu là biết
đọc và biết viết, cho rằng hoạt động đội không quan trọng.
3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện.
Từ thực trạng và những nguyên nhân trên tôi đề ra một số giải pháp cụ
thể như sau:
3.1. Công tác phối hợp với các giáo viên chủ nhiệm và các đoàn
thể khác trong nhà trường.
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp lựa chọn nhân sự cho đại hội
chi đội. Các em phải có đủ khả năng để hoàn thành nhiệm vụ được giao như:
có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực, có năng khiếu, nhất là phải lựa chọn
những em có đủ điều kiện đi học đầy đủ. Sau khi các chi đội đã đại hội và
6


chọn được nhân sự, tôi trình văn kiện đại hội và danh sách ứng cử viên cho

Ban giám hiệu, Bí thư Chi đoàn trường xem và đi đến thống nhất và tiến
hành đại hội liên đội.
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp tạo điều kiện cho các em trong
Ban chỉ huy tham gia tập huấn tốt và hoạt động phong trào có hiệu quả.
- Phối hợp với Chi Bộ, Chi Đoàn, Công đoàn trường thực hiện tốt kế
hoạch tập huấn. Chi đoàn cùng tham gia lớp tập huấn, chi Bộ và Công Đoàn
ủng hộ kinh phí tập huấn (mua nước uống cho các em dự lớp tập huấn, tiền
in tài liệu tập huấn)
- Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho phòng
truyền thống, góc đội, Ban chỉ huy có nơi làm việc và lưu trữ hồ sơ của đội.
Đội đã có phòng riêng, có tủ đựng hồ sơ sổ sách, tủ đựng dụng cụ và trang
phục của đội, có bàn làm việc…
- Vào đầu năm học khi các lớp họp phụ huynh tôi xin dự họp cùng các
lớp và xin ý kiến phụ huynh.
+ Tôi nói về lợi ích của tổ chức đội trong và ngoài nhà trường, góp
phần hình thành phẩm chất đạo đức và nhân cách của một con người. Tham
gia sinh hoạt gây cho các em sự hưng phấn, thích thú tạo đà để các em học
tập tốt hơn.
+ Xin ý kiến những phụ huynh có con nằm trong Ban chỉ huy liên chi
đội tạo điều kiện cho các em tham gia đầy đủ các buổi tập huấn và hoàn
thành nhiệm vụ được giao.
3.2 Công tác chuẩn bị
- Sau khi đại hội đã hình thành được Ban chỉ huy liên chi đội, Tổng
phụ trách lên kế hoạch và nội dung tập huấn trình Ban giám hiệu và xin ý
kiến tập huấn Ban chỉ huy liên chi đội vào cuối buổi của các buổi 2( mỗi
buổi khoảng 1 giờ) của 2 tháng 10 và 11 của năm học. Kế hoạch tập huấn cụ
7


thể về nội dung, hình thức, cách thức hoạt động của từng buổi tập huấn

nhằm gây hứng thú khi các em tham gia lớp tập huấn và đạt kết quả cao. Nội
dung tập huấn cụ thể như sau:
+ Buổi 1:
- Tập huấn cách ghi sổ sách.
- Tập huấn về ghi biên bản cuộc họp.
+ Buổi 2:
- Tập huấn về tập hợp đội hình.
- Tập huấn kỹ năng chào kiểu đội viên
+ Buổi 3:
- Tập huấn bài hát Quốc ca, Đội ca và hô đáp khẩu hiệu
+ Buổi 4
- Tập huấn cách báo cáo hoạt động.
- Tập huấn kỹ năng thắt tháo khăn quàng đỏ.
+ Buổi 5 + 6+ 7+ 8:
- Tập huấn các bài hát tập thể, các bài hát truyền thống của đội, sao
cho các buổi sinh hoạt đội, sinh hoạt sao như: bài làm quen, kết vòng, anh
em ta về, bốn phương trời, hai con thằn lằn con, năm cánh sao vui, …( in nội
dung các bài hát vào tài liệu tập huấn).
+ Buổi 9:
- Tập huấn cách tổ chức cuộc họp.
- Tập huấn cách dẫn chương trình.
+ Buổi 10:
- Tập huấn kỹ năng cầm cờ, giương cơ, vác cờ.
+ Buổi 11
- Tập huấn về các động tác tại chổ.
+ Buổi 12:
8


- Tập huấn về các động tác di động.

+ Buổi 13 +14 + 15 +16
- Tập huấn 3 bài trống.
+ Buổi 17+18
- Tập huấn các trò chơi tập thể.
+ Buổi 19 + 20 + 21 + 22
- Ôn các bài hát, múa tập thể
- Ôn tập các trò chơi
- Ôn lại các kỹ năng và 3 bài trống.
- Mỗi buổi có nội dung tập huấn riêng.
Tổng phụ trách soạn tài liệu tập huấn cụ thể của từng buổi, in và phát
cho mỗi em một bộ tài liệu.
- Tập huấn vào cuối buổi của các buổi 2 (mỗi buổi khoảng 1 giờ) của
2 tháng 10 và 11 của năm học.
3.3. Nội dung tập huấn chung cho Ban chỉ huy liên chi đội.
3.3.1. Tập huấn bồi dưỡng năng lực.
- Cách ghi chép sổ sách của đội theo quy định như sổ chi đội, sổ liên
đội và các loại sổ khác do trường quy định.
Ví dụ: sổ chi đội các thư ký của các chi đội nắm rõ cách ghi chép sổ
chi đội, thư ký của liên đội ghi chép sổ liên đội (các em khác cũng phải theo
dõi cách ghi)
- Cách viết biên bản của các cuộc họp của chi đội và liên đội. (Tổng
phụ trách hướng dẫn cách viết cụ thể của từng loại biên bản)
- Báo cáo hoạt động tháng, báo cáo sơ kết phong trào.v.v…
- Cách tổ chức họp Ban chỉ huy chi đội và liên đội.

9


Ví dụ: Hướng dẫn và chọn chi đội 5A họp Ban chỉ huy cho các chi đội
khác theo dõi tiến trình của cuộc họp diễn ra ( cuộc họp tháng 11 của Ban

chỉ huy chi đội)
+ Chi đội phó thông qua chương trình cuộc họp.
+ Chi đội trưởng đánh giá hoạt động tháng 10 và nêu ra nội dung hoạt
động tháng 11.
+ Ý kiến của từng thành viên trong Ban chỉ huy chi đội.
+ Chi đội trưởng giải trình ý kiến và cuối cùng tập thể thống nhất kế
hoạch hoạt động.
+ Các chi đội khác đóng góp ý kiến cho buổi họp mẫu.
- Cách điều khiển chương trình: chào cờ đầu tuần, các cuộc thi của đội
do trường tổ chức, tổ chức các hoạt động.
- Tập huấn Ban chỉ huy trở thành cán bộ đội gương mẫu trong các
hoạt động, có uy tín và sức thuyết phục trước tập thể. (cách nói của các em
nhẹ nhàng, tình cảm, gần gũi, bản thân các em trong Ban chỉ huy phải thực
hiện trước mọi phong trào như: kế hoạch nhỏ, nuôi heo đất, giữ vệ sinh môi
trường v.v…)
- Ban chỉ huy nắm vững kỹ năng nghiệp vụ của đội.
3.3.2. Tập huấn kỹ năng nghiệp vụ của Đội.
- Tập hợp đội hình đội ngũ: cách tập hợp, cách chỉnh đốn đội hình
theo cự ly rộng, hẹp.
+ Ban chỉ huy đọc kỹ nội dung cách tập hợp đội hình
+ Thực hành: chia Ban chỉ huy của một chi đội thành một phân đội,
liên đội trưởng chỉ huy cho tập hợp đội hình: hàng dọc, hàng ngang, chữ U,
vòng tròn. Khi Ban chỉ huy đã nắm vững tập hợp đội hình, tập hợp lại đội
hình hàng dọc và tập điểm số, báo cáo sĩ số.

10


+ Điểm số báo cáo: từng thành viên trong Ban chỉ huy thay nhau tập
cách báo cáo và biết hướng dẫn bạn mình báo cáo.

- Tập huấn 6 kỹ năng và 3 bài trống:
+ Tổng phụ trách soạn nội dung 6 kỹ năng và 3 bài trống
+ Tổng phụ trách thực hiện mẫu các kỹ năng kết hợp lời nói.
+ Ban chỉ huy tập kỹ năng và biết cách hướng dẫn cho các đội viên khác.
+ Ba bài trống của Đội chỉ tập cho Ban chỉ huy và đội nghi thức mẫu
của trường đánh chuẩn. Còn các đội viên nắm nội dung bài trống, biết đếm
đúng nhịp.
- Triển khai tập huấn các bài hát như: Quốc ca, Đội ca, các bài hát tập
thể, các bài hát truyền thống của Đội …
+ Tổng phụ trách in sẵn các bài hát và phát cho từng em.
+ Tổng phụ trách dạy từng câu đối với những bài các em chưa biết.
Còn những bài các em đã thuộc thì có thể cho các em hát luôn và sửa những
chỗ các em hát chưa đúng về giai điệu hoặc lời ca.
+ Hướng dẫn các em cách để các em có thể hướng dẫn cho các em nhi
đồng và các bạn đội viên khác thuộc được các bài hát trong các buổi sinh
hoạt đội, sinh hoạt sao…
- Triển khai các trò chơi, hình phạt.
+ Tổng phụ trách soạn cụ thể nội dung của từng trò chơi như: cách
chơi, luật chơi.
+ Tổng phụ trách thực hiện mẫu các trò chơi, khi các em nắm được
cho các em lần lượt làm người quản trò của các trò chơi và biết triển khai ở
chi đội của mình.
3.4. Nội dung tập huấn theo nhiệm vụ của từng nhóm trong Ban chỉ
huy liên đội.
Sau khi bầu ra Ban chỉ huy liên chi đội, ngoài việc mở lớp bồi dưỡng
11


chung về kĩ năng nghiệp vụ công tác đội cho các thành viên trong Ban chỉ
huy liên chi đội tôi còn phân công cụ thể từng công việc cho các thành viên

để các em có ý thức trong công việc của mình.
Cụ thể với Ban chỉ huy liên đội đã được phân công với từng công việc
cụ thể, tôi đã tiến hành tập huấn cho các mảng như sau:

TT

Họ và tên

Lớp

Chức vụ

1

Nguyễn Thái Bảo

5A

Lớp phó

Hà Duyên Khải

2

Lớp
trưởng
Lớp
trưởng

5A


Nhiệm vụ
được
Phân công phụ
phân
trách
công
Liên đội - Công tác thi đua
trưởng
- Phát thanh MN
Liên đội
Đội tuyên truyền
phó
măng non
Liên đội
Phụ trách lao động
phó
Phụ trách
Văn thể
văn thể
Tuyên truyền
Ủy viên
măng non
Ủy viên
Hội chữ thập đỏ

3

Đào Đức Anh


5B

4

Nguyễn Minh Nguyên

5A

5

Lê Ngọc Phương Linh

4A

6

Đinh Đoàn Anh Tuấn

4A

Lớp
trưởng
Lớp phó

7

Lại Lê Na

4A


Lớp phó

Ủy viên

Sao nhi đồng

8

Nguyễn Thị Thư

4B

Ủy viên

Sao nhi đồng

9

Đặng Thị Trúc Quỳnh

5C

Ủy viên

Sao nhi đồng

10

Nguyễn Thị Minh Ánh


4C

Ủy viên

Sao nhi đồng

11

Đinh Thị Thùy Dương

5B

Lớp
trưởng
Lớp
trưởng
Lớp
trưởng
Lớp phó

Ủy viên

Sao nhi đồng

Lớp phó

- Với công tác tuyên truyền măng non:
Tôi đã tiến hành thành lập Đội tuyên truyền Măng non với 03 thành
viên do Phát thanh măng non - Liên đội trưởng phụ trách. Lưu ý: Khi


12


chọn các em vào đội tuyên truyền thì cần chọn những em có giọng đọc
tốt, trôi chảy và diễn cảm.
Công việc của Đội tuyên truyền Măng non có nhiệm vụ phát thanh
tuyên truyền nhân các ngày lễ lớn trong tháng tuỳ theo từng chủ điểm để
giáo dục đội viên, nhi đồng truyền thống của quê hương, đất nước, dân tộc.
Trong năm học 2014- 2015,Đội tuyên truyền Măng non đã thực hiện có
hiệu quả công tác phát thanh, tuyên truyền chào mừng các ngày lễ lớn trong
từng tháng. Công việc này diễn ra một cách tự giác, thường xuyên. Cụ thể,
đã phát thanh được 07 bài .
- Với công tác phụ trách Sao nhi đồng:
+ Thành lập đội phụ trách Sao cho các lớp 1, 2, 3 do các đội viên khối
4+5 phụ trách.
+ Tiến hành tập huấn nội dung và quy trình sinh hoạt Sao cho các em phụ
trách sao.
+ Tổ chức sinh hoạt sao điểm tại lớp 2A, có đánh giá và rút kinh nghiệm.
+ Tiến hành tổ chức sinh hoạt đại trà trên toàn khối 1, 2, 3.
Với quy trình thực hiện trên, trong năm học 2014- 2015, công tác phụ trách
Sao được thực hiện tốt và duy trì một cách đều đặn. Các em khối 1, 2, 3 đã nắm
chắc các bước sinh hoạt Sao và nắm vững các nội dung trong chương trình Dự bị
đội viên. Qua kiểm tra, tỷ lệ đạt yêu cầu khá cao: 93 %.
- Với công tác lao động:
Hướng dẫn cho các em cách quản lý trường lớp sạch sẽ bằng cách lập
Đội cờ đỏ thường xuyên kiểm tra vệ sinh lớp học và sân trường, thực hiện
môi trường Xanh-Sạch-Đẹp. Công tác chăm sóc nghĩa trang Liệt sĩ , công
trình măng non năm học 2014-2015 được chú trọng, thường xuyên tưới
nước, nhổ cỏ cho các bồn hoa... ở tất cả các khu vực.
Với sự phân công cụ thể như trên, các em trong Ban chỉ huy liên chi đội

13


đã tự giác thực hiện công việc của mình, tạo cho phong trào của liên đội
được đi vào chiều sâu, khuôn khổ, tạo cho các em có không khí làm việc
thoải mái. Đặc biệt các em đã thể hiện được tính tích cực, tự giác, tự quản,
tự chủ trong công việc, đã tập dượt cho các em thực hành dân chủ, có thói
quen xử lý mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, quyền lợi và nghĩa vụ.
Trong quá trình làm việc tôi có thể gặp gỡ riêng từng em trong Ban chỉ
huy để kịp thời động viên khích lệ những cố gắng của từng em, tạo điều kiện
để mỗi em phát huy tốt nhất thế mạnh của mình và góp ý chân thành về
những hạn chế thiếu sót có thể có. Từ đó giúp mỗi em dần dần tiến bộ,
trưởng thành. Điều quan trọng là không bao giờ làm mất tính tự chủ, đức tự
tin trong các em.
4. Kết quả kiểm chứng.
Từ khi triển khai chương trình tập huấn Ban chỉ huy liên chi đội áp
dụng từ năm học 2014-2015; 2015-2016. Hoạt động phong trào Đội của
Trường Tiểu học Thanh Tân được nâng lên rõ rệt.
- Với sự phân công cụ thể như trên, các em trong Ban chỉ huy Liên đội
đã tự giác thực hiện công việc của mình, tạo cho phong trào của Liên đội
được đi vào chiều sâu, khuôn khổ, tạo cho các em có không khí làm việc
thoải mái. Đặc biệt các em đã thể hiện được tính tích cực, tự giác, tự quản,
tự chủ trong công việc, đã tập dượt cho các em thực hành dân chủ, có thói
quen xử lý mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, quyền lợi và nghĩa vụ.
- Đội viên nắm chuẩn 6 kỹ năng đạt từ 85 - 95% so với những năm học
trước nắm chuẩn 6 kỹ năng chỉ đạt từ 50- 60%.
- Các em tự biết triển khai buổi sinh hoạt, tự tập hợp đội hình, điểm số
báo cáo so với các năm học trước thì tổng phụ trách phải điều khiển và nhắc
nhở.


14


- Các bài hát, múa các em múa chuẩn, hát đúng và tất cả các đội viên
điều biết múa, hát các bài múa, hát mà trong nghị quyết của trường đã quy
định. Các em biết tự làm người quản trò khi triển khai trò chơi.
- Các phong trào, cũng được các em tham gia đầy đủ và có hiệu quả
hơn như: phong trào nuôi heo đất gây quỹ “Vì bạn nghèo vượt khó học giỏi”
trong 2 năm học liên đội đã tặng 5 chiếc xe đạp cho 5 em có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn nhưng biết vượt khó vươn lên trong học tập. Đặc biệt năm nay
có phong trào “Áo ấm tặng bà” được các em tham gia sôi nổi. Và với số tiền
quyên góp được, liên đội đã mua được 5 tấm áo ấm trị giá 230.000 đồng/ 1
áo dành tặng cho 5 bà mẹ thuộc diện chính sách của 5 thôn trên địa bàn xã
Thanh Tân nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và
ngày Quốc phòng toàn dân 22/12.
- Các cuộc thi do Phòng giáo dục hay Hội đồng đội huyện phát động, tổ
chức cũng được các em tham gia tích cực hơn. Như năm học 2014- 2015,
Liên đội đã có 1 đội viên tham gia cuộc thi “Viết về cô giáo hôm nay” do Sở
GD&ĐT phát động và đã đạt giải Nhì cấp Tỉnh (không có giải Nhất). Đặc
biệt năm nay, với cuộc thi Olympic Tiếng Anh, Liên đội đã có 6 em tham gia
vòng thi cấp Tỉnh và cả 6 em đều đạt giải (trong đó có: 1 giải Nhất, 2 giải
Nhì, 1 giải Ba, 2 giải khuyến khích); hay trong cuộc thi Tiếng Anh trên
mạng, Liên đội cũng có 2 em đạt giải Ba cấp Tỉnh đó là em Hà Duyên Khải
chi đội 5A và em Đào Tùng Dương chùm sao 3A…
- Các phong trào, hội thi do Liên đội phát động nhân dịp kỷ niệm các
ngày lễ lớn cũng được các em hưởng ứng nhiệt tình như: thi báo tường, giao
lưu văn nghệ nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11…
- Cháu ngoan Bác Hồ của trường đạt 80%. Đặc biệt trong năm học 20142015 Liên đội có 2 em được bầu đi dự Đại hội đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ

15



cấp Huyện ( trong đó có 1 em được bầu là đại biểu đi dự Đại hội đại biểu
Cháu ngoan Bác Hồ cấp Tỉnh).
Phần III: Kết luận.
1. Bài học kinh nghiệm.
Như chúng ta đã biết Đội TNTP Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị xã
hội của thiếu nhi, có tôn chỉ mục đích rõ ràng, có điều lệ tổ chức và hoạt
động cụ thể. Vì thế Tổng phụ trách - người chỉ huy, lãnh đạo cao nhất của
trường Tiểu học về công tác Đội cần có phương hướng hoạt động và phương
pháp công tác đặc thù của Đội để tổ chức cho hoạt động Đội trong nhà
trường ngày càng đi lên. Khi làm việc gì thấy kết quả đạt chưa cao thì mình
phải tìm hiểu nguyên nhân từ đâu, tìm hiểu thực tế tại sau kết quả không
được cao. Nhất là bản thân tôi tự nhận thấy sai sót của mình, tự nhận ra
khuyết điểm của mình. Muốn đạt kết quả tốt thì khi làm việc gì phải có kế
hoạch cụ thể, xây dựng chương trình làm việc một cách khoa học và cụ thể.
Hổ trợ cho Tổng phụ trách hoàn thành tốt công tác của mình không ai
khác đó là đội ngũ cốt cán của Ban chỉ huy liên chi đội. Muốn có được Ban
chỉ huy liên chi đội có đầy đủ năng lực, hoạt động có hiệu quả và đạt kết quả
tốt trước hết phải lựa chọn thật kỹ đội ngũ Ban chỉ huy chi đội và liên đội.
Thông qua Ban chỉ huy liên chi đội Tổng phụ trách phải hình thành sự hợp
tác, gắn bó tinh thần cộng đồng trách nhiệm vì công việc chung. Phải hiểu
rõ năng lực, phẩm chất, sở trường, năng khiếu, thế mạnh và hạn chế của
từng em, tạo mọi điều kiện cần thiết để các em tự thể hiện, tự khẳng định
mình trong học tập và công tác Đội, tạo uy tín cho các em trong tập thể và
trong tổ chức. Từ đó tạo ra đội ngũ Ban chỉ huy có năng lực, nhạy bén trong
công việc và giúp tổng phụ trách trong mọi hoạt động của Đội.

16



Phải thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho các cán bộ Đội và
công tác tập huấn Ban chỉ huy nên làm thường xuyên ở đầu năm học. Vì đây là
việc làm rất cần thiết để đưa phong trào hoạt động đội ngày một tốt hơn.
Đó chính là cơ sở để phát huy vai trò tự quản, tính độc lập sáng tạo trong
công tác giúp các em hoàn thành tốt công việc của Liên đội giao cho và đưa
phong trào của Liên đội ngày càng đi lên.
2. Đề xuất, kiến nghị
* Đối với nhà trường: Quan tâm và tạo điều kiện cho các buổi tập huấn
Ban chỉ huy liên chi đội được diễn ra hàng năm. Hổ trợ kinh phí in ấn tài liệu.
* Đối với huyện Đoàn: cần phối hợp chặt chẻ với PGD & ĐT mở lớp
tập huấn Ban chỉ huy liên chi đội cấp huyện, cấp tài liệu tập huấn BCH cho
các đơn vị trường. Tổ chức các cuộc giao lưu tổng phụ trách nhằm trao đổi
kinh nghiệm với nhau. Tổng phụ trách có điều kiện học hỏi và rút kinh
nghiệm cho bản thân để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của mình.
Trên đây là toàn bộ đề tài mà tôi áp dụng thực hiện đối với việc nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ cốt cán trong phong trào Đội ở nhà trường
trong thời gian qua. Tuy nhiên công việc đặt ra còn nhiều, năng lực công tác
đội của bản thân còn nhiều hạn chế nên đề tài sẽ còn có nhiều thiếu sót mong
các đồng chí đóng góp ý kiến để cho đề tài hoàn thiện hơn.
Thanh Tân, ngày 08 tháng 02 năm 2016
Xác nhận của hiệu trưởng

Người viết sáng kiến

Lại Văn Phương

Nguyễn Thị Đào

Nhận xét đánh giá của ban giám khảo.


17


…………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..

* Tài liệu tham khảo
18


- Sổ tay phụ trách Đội của Nhà xuất bản Kim Đồng.
- Kỹ năng Công tác phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
- Nghi thức và hướng dẫn thực hiện nghi thức Đội Thiếu niên tiền
phong Hồ Chí Minh của Nhà xuất bản Thanh Niên.

MỤC LỤC

19


STT
1
2
3
4
5
6
7

TRANG
Phần I: Lí do chọn đề tài
1. Cơ sở lí luận
2. Cơ sở thực tiễn
Phần II: Nội dung
1. Những nội dung được đề cập đến
trong sáng kiến kinh nghiệm.
2. Thực trạng
3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
4. Kết quả kiểm chứng
Phần III: Kết luận
1. Bài học kinh nghiệm.
2. Kiến nghị, đề xuất.

20

1
2

4
5
6
14
16
17



×