Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học và thành phần hóa học của một số loài của chi mần tưới (eupatorium l ) họ cúc (asteraceae) ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 68 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Phạm Thị Vân Anh

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI
CỦA CHI MẦN TƯỚI (EUPATORIUM L.) - HỌ CÚC
(ASTERACEAE) Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Phạm Thị Vân Anh

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CỦA
CHI MẦN TƯỚI (EUPATORIUM L.) - HỌ CÚC
(ASTERACEAE) Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 60420111

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Trung Thành
PGS.TS. Phan Minh Giang

Hà Nội – 2017


LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả này, tôi xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS. TS.
Nguyễn Trung Thành và PGS. TS. Phan Minh Giang đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự dìu dắt nhiệt tình, tận tụy của các thầy cô trong
khoa Sinh học, đặc biệt là các thầy cô trong Bộ môn Thực vật học, Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại bộ
môn và khoa.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Phòng thí nghiệm Hóa học Hợp chất thiên
nhiên, Bộ môn Hóa hữu cơ, Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
ĐHQGHN luôn giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Bảo tàng Thực vật học, phòng thí
nghiệm Tế bào học, Khoa Sinh học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Bảo tàng Viện
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm và Khoa học Công nghệ Việt Nam,
phòng tiêu bản Khoa Tài nguyên dược liệu, Viện Dược liệu đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ở bên, động viên và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học cũng như hoàn thành luận văn này!

Hà Nội, ngày

tháng


năm 2017

Học viên

Phạm Thị Vân Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chương 1 - TỔNG QUAN ..........................................................................................2
1.1. Tổng quan về nghiên cứu phân loại và đặc điểm sinh học chi Mần tưới
(Eupatorium L.) .......................................................................................................2
1.1.1.

Các nghiên cứu phân loại chi Mần tưới (Eupatorium L.) ......................2

1.1.2.

Các nghiên cứu về giải phẫu chi Mần tưới (Eupatorium L.) ..................7

1.1.3.

Giá trị sử dụng của một số loài thuộc chi Mần tưới (Eupatorium L.) ....8

1.2.

Các nghiên cứu về thành phần hóa học chi Mần tưới (Eupatorium L.) ........9

1.2.1.


Loài Mần tưới (Eupatorium fortunei Turcz.) .........................................9

1.2.2.

Loài Yên bạch Nhật (Eupatorium japonicum Thunb.) .........................12

1.2.3.

Loài Ba dót (Eupatorium triplinerve Vahl.) .........................................12

Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....15
2.1.

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................15

2.2.

Nội dung nghiên cứu ...................................................................................15

2.3.

Phương pháp nghiên cứu thực vật ...............................................................15

2.3.1.

Phương pháp kế thừa tài liệu ................................................................15

2.3.2.

Phương pháp nghiên cứu phân loại ......................................................15


2.3.3.

Phương pháp nghiên cứu giải phẫu ......................................................16

2.4.

Các phương pháp nghiên cứu hóa học ........................................................17

2.4.1.

Phương pháp phân tách các dịch chiết..................................................17

2.4.2.
chất

Các phương pháp phân tích, phân tách hỗn hợp và phân lập các hợp
...............................................................................................................18

2.4.3.

Các phương pháp xác định cấu trúc các hợp chất hữu cơ ....................19

Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................20
3.1. Đặc điểm sinh học của một số loài thuộc chi Mần tưới (Eupatorium L.) ở
Việt Nam ................................................................................................................20
3.1.1.

Đặc điểm hình thái chi Mần tưới (Eupatorium L.) ...............................20


3.1.2.

Đặc điểm sinh học của 3 loài thuộc chi Mần tưới (Eupatorium L.) .....20

3.2.

Thành phần hóa học của một số loài thuộc chi Mần tưới (Eupatorium L.) ...
.....................................................................................................................39


3.2.1.

Điều chế các phần chiết từ lá cây loài E. japonicum và E. triplinerve .39

3.2.2.

Eupatorium japonicum Thunb. .............................................................39

3.2.3.

Eupatorium triplinerve Vahl.................................................................46

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................53


Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
Kí hiệu các phòng tiêu bản
BM

British Museum, Koeningin-Luise-Strasse, Berlin, Germany


C

Botanical Musem and Herbarium, Copenhagen, Denmark

HN

Hanoi Herbarium, Institute of Ecology and Biological Resources,
Hanoi, Vietnam

HNU

Herbarium, VNU National University, Hanoi, Vietnam.

LE

Botanical Institute Komarov, Leningrad (St. Peterbourgh), RFR
(USSR)

NIMM

Herbarium of the National Institute of Medicinal Materials, Vietnam

TI

Botanical Institute, Faculty of Science, University of Tokyo, Hongo,
Japan

Ký hiệu, chữ viết tắt dùng trong phân loại thực vật
! [kí hiệu phòng tiêu bản bảo quản mẫu vật]:

Gen.:

Tiêu bản liên quan đến typ danh
pháp đã quan sát

Genus (chi)

Loc. class.: Locus classicus (địa điểm thu mẫu chuẩn)
Subfam.:

Subfamily (Phân họ)

Synonym:

Tên đồng nghĩa

Trib.:

Tribe (Tông)

Typus:

Mẫu, mẫu danh pháp

Chữ viết tắt dùng trong sắc kí và phổ
TLC (Thin-layer Choromatography): Sắc kí lớp mỏng
Mini-C: Sắc kí cột tinh chế
CC (Column Chromatography): Sắc kí cột thường
IR: Phổ hồng ngoại
ESI-MS (Electrospray Ionisation-Mass Spectrometry): Phổ khối lượng ion hóa phun

bụi điện tử
NMR (Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy): Phổ cộng hưởng từ hạt nhân


1

H-NMR (Proton Magnetic Resonance Spectroscopy): Phổ cộng hưởng từ proton

13

C-NMR (Carbon-13 Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy): Phổ cộng

hưởng từ hạt nhân cacbon-13
DEPT (Distortionless Enhancement by Polarization Transfer): Phổ DEPT
GC-MS (Gas chromatography - Mass Spectrometry): Sắc kí khí ghép khối phổ


Danh mục các bảng
Bảng 1.1: Sự phân chia chi Mần tưới (Eupatorium) qua các thời kì ....................... 6
Bảng 1.2: Cấu trúc và hoạt tính sinh học của các hợp chất loài E. triplinerve ........ 14
Bảng 3.1: Sự khác biệt về các đặc điểm hình thái giữa 3 loài ................................. 36
Bảng 3.2: Đặc điểm vòi nhụy và lông ở 2 loài E. fortunei và E. japonicum ........... 37
Bảng 3.3: Sự khác biệt về các đặc điểm giải phẫu giữa 3 loài................................. 38
Bảng 3.4: Phân tích TLC phần chiết n-hexan (EJLH) loài E. japonicum............... 40
Bảng 3.5: Phân tích TLC phần chiết diclometan (EJLD) loài E. japonicum .......... 41
Bảng 3.6: Phân tích TLC phần chiết n-hexan (ETLH) loài E. triplinerve .............. 47
Bảng 3.7: Phân tích TLC phần chiết diclometan (ETLD) loài E. triplinerve ......... 48


Danh mục các hình

Hình 1.1: Các hợp chất được phân lập từ loài E. fortunei ....................................... 12
Hình 1.2: Các hợp chất được phân lập từ loài E. japonicum ................................... 13
Hình 1.2: Các hợp chất được phân lập từ loài E. triplinerve ................................... 15
Hình 3.1: Eupatorium fortunei Turcz. ..................................................................... 22
Hình 3.2: Cơ quan sinh sản loài Eupatorium fortunei Turcz. .................................. 23
Hình 3.3: Lát cắt ngang loài Eupatorium fortunei Turcz. ........................................ 25
Hình 3.4: Eupatorium japonicum Thunb. ................................................................ 27
Hình 3.5: Cơ quan sinh sản loài Eupatorium japonicum Thunb. ............................ 28
Hình 3.6: Lát cắt ngang qua thân, rễ loài Eupatorium japonicum Thunb. .............. 29
Hình 3.7: Lát cắt ngang qua lá loài Eupatorium japonicum Thunb......................... 30
Hình 3.8: Eupatorium triplinerve Vahl. ................................................................... 32
Hình 3.9: Lát cắt ngang qua thân, rễ loài Eupatorium triplinerve Vahl. ................. 34
Hình 3.10: Lát cắt ngang qua lá loài Eupatorium triplinerve Vahl. ........................ 35


Danh mục các phụ lục
Phụ lục 1: Phổ IR của ETLD70.1.1
Phụ lục 2: Phổ 1H-NMR của ETLD70.1.1
Phụ lục 3: Phổ 1H-NMR (dãn) của ETLD70.1.1
Phụ lục 4: Phổ 1H-NMR của ETLD-H
Phụ lục 5: Phổ 1H-NMR (dãn) của ETLD-H
Phụ lục 6: Phổ IR của EJLHD3.3
Phụ lục 7: Phổ 1H-NMR của EJLD2.3
Phụ lục 8: Phổ 13C-NMR của EJLD2.3
Phụ lục 9: Phổ DEPT của EJLD2.3
Phụ lục 10: Phổ 1H-NMR của EJLHD7
Phụ lục 11: Phổ 1H-NMR của ETLH4.2
Phụ lục 12: Phổ 1H-NMR của ETLH6.2
Phụ lục 13: Phổ 1H-NMR của ETLH8.1
Phụ lục 14: Quy trình chung điều chế các phần chiết

Phụ lục 15: Quy trình phân tách phần chiết diclometan loài E. japonicum
Phụ lục 16: Quy trình phân tách phần chiết gộp n-hexan và diclometan loài
E. japonicum
Phụ lục 17: Quy trình phân tách phần chiết diclometan loài E. triplinerve
Phụ lục 18: Quy trình phân tách phần chiết n-hexan loài E. triplinerve


MỞ ĐẦU
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nên hệ thực vật vô cùng
phong phú và đa dạng. Theo thống kê “Tiếp cận các nguồn gen và chia sẻ lợi ích”
(thuộc IUCN) thì tại Việt Nam hiện có gần 12.000 loài thực vật bậc cao có mạch
thuộc hơn 2.256 chi, 305 họ; 69 loài thực vật hạt trần; 2.200 loài nấm; 2.176 loài tảo;
481 loài rêu; 691 loài dương xỉ; 368 loài vi khuẩn lam; 100 loài khác [59]. Đáng chú
ý là nhóm cây thuốc, nhóm cây trực tiếp phục vụ nhu cầu chữa bệnh của con người.
Theo theo Võ Văn Chi (2012) nước ta có khoảng 3.200 loài có giá trị làm thuốc, theo
điều tra của Viện Dược liệu (2016), ở nước ta hiện biết 5.117 loài cây thuốc [5, 6].
Tuy nhiên, phần lớn các cây thuốc ở Việt Nam hiện còn chưa được nghiên cứu một
cách đầy đủ, nhất là về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học do đó chưa đủ cơ sở
khoa học để tạo được các sản phẩm ứng dụng mới trong các lĩnh vực dược phẩm,
thực phẩm và nông nghiệp. Hơn nữa, các loài cây thuốc trong cùng một chi có những
đặc điểm hình thái khá giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn cho người sử dụng.
Các loài trong chi Mần tưới (Eupatorium L.) thuộc họ Cúc (Asteraceae) được
nhân dân sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian để chữa một số bệnh như đột
quỵ, sốt, phù thũng,… Trong số đó, 3 loài: loài Ba dót (Eupatoirum triplineve Vahl.)
giúp kích thích hoạt động của tim, chống bệnh Scobut; loài Yên bạch nhật
(Eupatorium japonicum Thunb.) giúp bảo quản nông sản; loài Mần tưới (Eupatorium
fortunei Turcz.) vừa làm rau gia vị vừa để chữa ứ huyết, mụn nhọn đồng thời kích
thích ngon miệng [4, 5, 6]. Tuy nhiên, chúng ta chỉ sử dụng chúng theo kinh nghiệm
dân gian mà chưa dựa trên cơ sở khoa học nào chứng minh giá trị chữa bệnh của
chúng.

Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và thành
phần hóa học của một số loài của chi Mần tưới (Eupatorium L.) - họ Cúc
(Asteraceae) ở Việt Nam” nhằm góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học về đặc
điểm hình thái, giải phẫu, cấu trúc các hợp chất hóa học trong thành phần chính của
các loài giúp cho việc sử dụng và khai thác có hiệu quả nguồn dược liệu trong nước.

1


Chương 1 - TỔNG QUAN
1.1.

Tổng quan về nghiên cứu phân loại và đặc điểm sinh học chi Mần
tưới (Eupatorium L.)

1.1.1. Các nghiên cứu phân loại chi Mần tưới (Eupatorium L.)
Trên thế giới, họ Cúc (Asteraceae) là họ lớn nhất trong lớp Ngọc lan
(Magnoliopsida), có vùng phân bố gần như toàn thế giới. Họ Cúc (Asteraceae) gồm
30 tông, có khoảng 1600 chi và khoảng 23000 loài, mang các đặc điểm hình thái rất
đa dạng và phức tạp. Chúng thường sống ở vùng đồng cỏ, trong rừng và thảm thực
vật trên núi, ít gặp ở vùng rừng nhiệt đới ẩm và độ cao thấp [25].
Chi Mần tưới (Eupatorium) được ghi nhận lần đầu tiên qua loài Eupatorium
cannabinum L. bắt đầu từ hình vẽ của Tounefort (1700). Đến năm 1753, chi Mần tưới
(Eupatorium) được C. Linnaei công bố hữu hiệu trong công trình “Species
Plantarum”, với 14 loài được mô tả chi tiết, trong đó loài Eupatorium cannabinum L.
được coi là mẫu chuẩn của chi. Khi đó, tác giả phân chia các loài trong chi thành 6
nhóm dựa trên số lượng hoa và đặc điểm của hoa bao gồm [24, 50]:
-

Cụm hoa đầu có 4 hoa: E. hysscopifolia, E. scandens, E. hoystonianum.


-

Cụm hoa đầu có 5 hoa: E. xeylanitum, E. sessilifolium, E. chinese, E.
rotundifolium, E. altissimum, E. trifoliatum, E. cannabium.

-

Cụm hoa đầu có 8 hoa: E. purpurecum.

-

Cụm hoa đầu gồm nhiều hoa: E. colestinum.

-

Cụm hoa đầu có 15 hoa, hoa nhỏ: E. perfoliatum.

-

Cụm hoa đầu có 20 hoa, hoa sắp xếp sát nhau và hoa nhỏ: E. aromaticum.

Năm 1836, khi nghiên cứu họ Cúc D.A. Candolle đã bổ sung thêm 280 loài so
với Linnnaei C., đồng thời tác giả chia chi Mần tưới (Eupatorium) thành 3 loạt:
Imbricata, Subimbricata và Eximbricata.
-

Loạt Imbricata gồm 4 nhóm nhỏ: Cylindrocephala, Pteropoda, Sessilifolia
và Verticillata.


2


-

Loạt Subimbricata, tác giả phân chia thành 7 nhóm dựa trên số lượng hoa
và cách mọc của lá.

-

Loạt Eximbricata gồm 9 nhóm được phân chia dựa vào số lượng hoa, cách
mọc của lá, hình dạng lá [48].

Sau đó, G. Bentham (1873) căn cứ vào hình dạng cụm hoa đầu, đặc điểm của
lá bắc và đặc điểm của đế hoa đã thay đổi giới hạn của chi Mần tưới (Eupatorium).
Một vài chi trong hệ thống phân loại của D.A Candolle được coi là các nhánh của chi
Mần tưới (Eupatorium). Lúc này, tác giả phân chia thành 9 nhánh, trong đó một số
nhánh là chi trong hệ thống của D.A.Candolle: Osmia Sch. Bip., Kyrstenia Neck.,
Chromolaena DC., Praxelis Cass., Campuloclinium DC., Bulbostyles, Gyptis Cass.,
Disynaphia DC., Coleosanthus Cass. [46].
Năm 1876, J.G. Baker kế thừa nghiên cứu của G. Bentham chia chi Mần tưới
(Eupatorium) thành 2 loạt với 9 nhánh. Loạt I: lá bắc ở tổng bao có kích thước khác
nhau, lá bắc bên ngoài ngắn hơn lá bắc bên trong, có hình trứng – tam giác cân; gồm
5 nhánh. Loạt II: lá bắc ở tổng bao có kích thước gần như nhau, dạng hình đường
hoặc hình mũi mác; gồm 4 nhánh. Tổng sổ loài trong chi là 153 loài [47].
-

Loạt I gồm 5 nhánh: Osmia Benth., Chromolaena Benth., Heterolepis
Baker., Praxelis Benth., Hebeclinium Benth..


-

Loạt II gồm 4 nhánh: Homolepis Baker., Campuloclinium Benth.,
Conoclinium Benth., Urolepsis Baker.

Năm 1890, O. Hoffmann dựa trên hệ thống phân loại của D.A Candolle để
phân chia chi Mần tưới (Eupatorium) thành các nhánh. Khi đó, chi Mần tưới
(Eupatorium) được chia thành 8 nhánh, trong đó 3 nhánh là 3 loạt trong hệ thống của
Candolle D.A: Imbriacata DC., Subimbricata DC., Eximbricata DC. và 5 nhánh còn
lại là 5 chi cũng trong hệ thống của D.A Candolle: Chromolaena DC.,
Campuloclinium DC., Conoclinium DC., Praxelis Cass., Hebeclinium DC. [44].
Đến năm 1970, R. M. King và H. Robinson khi nghiên cứu sâu về chi Mần
tưới (Eupatorium) đã bổ sung thêm các một số đặc điểm hiển vi của hoa và quả như
hầu hết có tuyến nhỏ và lông cứng, không có khí khổng ở mặt lưng của ống tràng,

3


vòng đai của bao phấn không có, có lông trên gốc vòi nhụy, thùy của vòi nhụy có
nhiều tế bào hình mụt, tế bào đỉnh của mào lông hình tù, không có cuống bầu riêng
biệt. Do đó, tác giả đã nâng một số nhánh trong chi Eupatorium lên thành chi bao
gồm: Praxelis, Chromolaena. Đồng thời chuyển một số loài sang chi Ayapana và các
chi khác (King R. M. & Robinson H., 1970) do đó, giới hạn của chi bị thu hẹp đáng
kể [21, 22, 23, 24]. Sự phân chia chi Mần tưới (Eupatorium) qua các thời kì được
trình bày tóm tắt trong Bảng 1.1.
Theo hệ thống của Armen Takhtajan (2009), họ Cúc được chia làm 5 phân họ:
Barnadesioideae, Mutisioideae, Carduoideae, Cichorioideae và Asteroideae [39]. Chi
Eupatorium có vị trí như sau:
Magnoliophyta
Magnoliopsida

Asteridae
Asteranae
Asterales
Asteraceae
Asteroideae
Heliantheae
Eupatorium
Đối với các nước, một số công trình nghiên cứu về chi Mần tưới (Eupatorium
L.) mang tính chất thống kê như một danh lục và đáng lưu ý là một số công trình sau.
Fujibakama Zoku khi nghiên cứu về chi Mần tưới (Eupatorium) ở Nhật Bản (1965)
đã ghi nhận được 5 loài bao gồm: E. chinense, E. lindleyanum, E. fortunei, E.
variabile, E. yakushimense [17]. Thực vật chí Hong Kong ghi nhận được 4 loài thuộc
chi bao gồm: E. odoratum, E. lindleyanum, E. chinese, E. japonicum. Trong khi loài
E. odoratum, hầu hết các tác giả đều chuyển sang chi Chromolaena [38]. Năm 2011,
Chen Yilin khi nghiên cứu hệ thực vật Trung Hoa ghi nhận được 14 loài: E. amabile,
E. cannabinum, E. chinense, E. fortunei, E. formosanum, E. japonicum, E.

4


heterophyllum, E. hualienense, E. lindleyanum, E. luchuense, E. nanchuanense, E.
omeiense, E. tashiroi, E. shimadae [37].
Bên cạnh đó, Địa lý thực vật của chi cũng được tiến hành nghiên cứu chi tiết.
Năm 1998, K. Watanabe và cộng sự nghiên cứu về phát sinh chủng loại và địa lý phát
sinh của chi Mần tưới (Eupatorium) bao gồm 23 loài Đông Nam của Bắc Mỹ, 25 loài
Đông Á và 1 loài châu Âu. Sự phân bố này được nối với kiểu phân chia của các loài
và các chi nhiệt đới như các yếu tố ở kỷ Đệ Tam ở Bắc bán cầu. Một giả thiết kiểu
phân bố này cho rằng có một loài thực vật cổ xưa quanh cực đã di cư trong suốt quá
trình biến đổi khí hậu ở kỉ Đệ Tam. Dựa trên các dữ liệu về sinh học phân tử và tế
bào học đã cung cấp bằng chứng về nguồn gốc phát sinh chi Mần tưới (Eupatorium)

ở Bắc Mỹ. Chi đã phân tách ra 3 nhóm loài hình thái gồm: nhóm Uncasia (lá mọc đối
chữ thập), nhóm Eutrochium (lá mọc vòng, gốc vòi nhụy mở rộng, có khí khổng trên
thùy ống tràng, hoa màu đỏ tím), nhóm Traganthes (lá mọc cách hoặc mọc đối chữ
thập). Sau đó, chúng di cư đến Đông Á và châu Âu. Trong đó, nhóm loài châu Á là
nhóm đơn nguyên và được tiến hóa từ loài có lá mọc đối chữ thập. Nhóm loài châu
Âu có nguồn gốc từ loài có lá mọc đối chữ thập hoặc có tổ tiên chung với dòng châu
Á [41].
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về chi Mần tưới (Eupatorium) đầu tiên
phải kể đến công trình của Loureiro D. J., khi nghiên cứu hệ thực vật miền Nam Việt
Nam (1790) đã mô tả 2 loài: E. purpureum và E. Sinuatum [51]. Sau đó, Gagnepain
F. (1922) khi nghiên cứu hệ thực vật Đông Dương, đã mô tả 6 loài loài trong chi Mần
tưới (Eupatorium): E. odoratum L., E. ayapana Vent., E. staechadosmum Hance., E.
reevesii Wall, E. nodiflorum, E. quaternum DC. [55].
Năm 2003, Nguyễn Tiến Bân đã ghi nhận 10 loài trong chi Mần tưới
(Eupatorium) bao gồm: E. cannabium L., E. capillifolium (Lamk.) Small, E. chinense
L., E. coelestinum L., E. fortunei Turcz., E. heterophyllum DC., E. japonicum Thunb.,
E. lindleyyanum DC., E. odoratum L., E. triplinerve Vahl. [2].
Năm 2003, Phạm Hoàng Hộ bổ sung thêm 2 loài: E. quaternum DC và E.
reesesii Wall, đồng thời mô tả 12 loài này [9].

5


Bảng 1.1: Hệ thống phân loại của chi Mần tưới (Eupatorium) qua các thời kì
Tác
giả
Đặc
điểm
phân
loại


Linnaei C.
1753

Candolle D.A.
1836

Bentham G.
1873

Baker J.G.
1876

Hoffman O.
1890

Hình dạng cụm
Số lượng hoa trên mỗi Cách sắp xếp lá bắc hoa đầu, đặc Hình dạng,
hoa đầu.
trong tổng bao.
điểm lá bắc và đế kích thước lá bắc.
hoa.

Đặc điểm đế hoa
và lá bắc.

6 nhóm

8 nhánh


3 loạt

1. Calycibus quadrifloris - Loạt 1: Imbricata
2. Calycibus
1. Cylindrocephala
Cách
quinquefloris
2. Pteropoda
phân 3. Calycibus oɛtofloris
3. Sessilifolia
chia 4. Calycibus multifloris 4. Verticillata
5. Calycibus quindecim - Loạt 2: Subimbricata
flosculis
- Loạt 3: Eximbricata
6. Calycibus multifloris:
viginti circiter
flosculis

9 nhánh

2 loạt, 9 nhánh

1. Osmia
2. Kyrstenia

- Loạt 1:
1. Osmia Benth.

Đặc điểm các tế
bào trên hoa và

quả.

Thu hẹp giới hạn
2. Chromolaena DC. chi Mần tưới
3. Chromolaena
2. Chromolaena Benth. 3. Subimbricata DC. (Eupatorium)
4. Praxelis
3. Heterolepis Baker.
còn lại 37 loài.
4.
Eximbricata
DC.
5. Campuloclinium 4. Praxelis Benth.
Chuyển một số
5.Campuloclinium
6. Bulbostyles
5. Hebeclinium Benth.
loài sang chi
7. Gyptis
6.Conoclinium DC. khác, đồng thời
- Loạt 2:
8. Disynaphia
nâng một số
6. Homolepis Baker. 7. Praxelis Cass.
9. Coleosanthus
8. Hebeclinium DC. nhánh lên thành
7. Campuloclinium
chi.
Benth.
8. Conoclinium Benth.

9. Urolepsis Baker.

6

1. Imbriacata DC.

King R.M. &
Robinson H.
1970


Năm 2007, trong công trình “Thực vật chí Việt Nam” Lê Kim Biên đã đưa ra
hệ thống phân loại chính thức cho họ Cúc (Asteraceae) với 2 phân họ, 12 tông, 122
chi.
Subfam. 1: Carduoideae Kitam. – Phân họ hoa ống
Trib. 1: Vernonieae Cass. – Tông Cúc bạc đầu
Trib. 2: Eupartorieae Cass. – Tông Mần tưới
Trib. 3: Astereae Cass. – Tông Cúc sao
Trib. 4: Inuleae Cass. – Tông Mộc hương nam
Trib. 5: Heliantheae Cass. – Tông Hướng dương
Trib. 6: Helenieae Cass. – Tông Cúc vạn thọ
Trib. 7: Anthemideae Cass. – Tông Cải cúc
Trib. 8: Senecioneae Cass. – Tông Cúc hoàng tràng
Trib. 9: Calenduleae Cass. – Tông Hoa xu xi
Trib. 10: Cynareae Less – Tông Thanh mộc hương
Trib. 11: Mutisieae Cass – Tông Cúc ánh lệ
Subfam. 2: Cichorioideae Kitam. – Phân họ hoa lưỡi nhỏ
Trib. 12: Lactuceae Cass. – Tông rau diếp
Trong đó, chi Mần tưới gồm 9 loài nằm trong tông Mần tưới (Eupatorieae),
riêng loài E. odoratum L. đã được chuyển sang chi Cỏ lào (Chromolena DC.) [3]

Trib 2: Eupartorieae Cass. – Tông Mần tưới
Gen. Adenostemma J. R. & G. Forst – Cúc dính
Gen. Ageratum L. – Cỏ hôi
Gen. Stevia Cav. – Cỏ ngọt
Gen. Chromolaena DC. – Cỏ lào
Gen. Eupatorium L. – Mần tưới
Gen. Mikania Willd. – Mỹ đằng
1.1.2. Các nghiên cứu về giải phẫu chi Mần tưới (Eupatorium L.)
Hiện nay, các nghiên cứu về giải phẫu chi Mần tưới (Eupatorium) còn khá hạn
chế. Năm 1950, C.R. Metcalfe chỉ ra đặc điểm giải phẫu chung của họ Cúc

7


(Asteraceae), trong đó, một số đặc điểm của chi Mần tưới (Eupatorium) cũng được
tác giả đề cập đến. Các đặc điểm đã nghiên cứu như: lông đơn bào – đa bào, lông
tuyến cũng đơn bào hoặc đa bào thường nằm ở mặt dưới của lá, đôi khi hình thành
dạng hạt nổi rõ. Các ống tiết ở lớp vỏ, vùng nội bì ở thân, trong một số loài có thể mở
rộng trong cuống lá đến phiến lá [29].
Năm 1965, C. Sherwin đã nghiên cứu chi tiết giải phẫu gỗ các loài thuộc tông
Eupatorieae, một số loài thuộc chi Mần tưới cũng được tiến hành nghiên cứu. Tác giả
quan sát lượng lớn nhựa cây chứa trong các yếu tố mạch mà quan sát được ở chi
Eupatorium (E. morifolium, E. odoratum, E. sordiulum, E. theaefolium). Còn các loài
khác thì giọt nhựa cây được quan sát ở tế bào mô mềm (E. billbergianum, E.
celtidifolium, E. oerstedtianum, E. pittieri) hoặc có ở tế bào sợi và tế bào mô mềm (
E. portoricensis). Tinh thể có ở tế bào lỗ pith của loài E. sordidum. Các yếu tố mạch
dài là đặc điểm của chi Mần tưới (Eupatorium). Bản thủng lỗ hình thang cũng được
quan sát thấy: E. billbergianum, E. sordidum, E. theaefolium. Sợi có vách ngăn ngang
xuất hiện ở các loài: E. dalea, E. daleoides, E. hiemale, E. morifolium, E. pittieri, E.
portoricensis, E. sordidum [35].

Gần đây, M.I.S. Nery cùng cộng sự (2014) đã nghiên cứu giải phẫu thân cây
của loài Euparorium triplinerve Vahl. (synonym: Ayapana triplinervis (Vahl) King
& Rob.) để xác định kiểu hình thái cho loài. Ở đây, nhóm tác giả đã xác định được 2
kiểu hình thái cho loài E. triplinerve. Đồng thời, nghiên cứu sự khác biệt giữa 2 kiểu
của loài A. triplinerve trắng và tím [32].
Ở nước ta, hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu chuyên sâu về giải phẫu của 3
loài E. fortunei, E. japonicum và E. triplinerve.
1.1.3. Giá trị sử dụng của một số loài thuộc chi Mần tưới (Eupatorium L.)
Trên thế giới, nhiều loài trong chi đã được người dân sử dụng làm thuốc. Loài
E. perfoliatum được người Mỹ dùng để chữa trị một số bệnh thường gặp như sốt, cảm
lạnh, ho, thấp khớp; ngoài ra họ còn sử dụng chúng như trà giúp hệ thống tiêu hóa tốt
hơn (nhuận tràng). E. cannabium được dùng để giải nhiệt, lợi tiểu và thanh lọc máu,
rễ chữa trị bệnh gan; người Hà Lan còn dùng lá của loài này phủ lên trên bánh mì

8


tránh bị mốc. E. chinense là loài chứa chất độc (đặc biệt lá của chúng) nhưng loài này
chữa mụn nhọt lớn, vết rắn cắn, ghẻ. Loài E. triplinerve được người bản địa ở Mỹ
nấu nước uống thay trà với công dụng nhuận tràng, tiêu sưng, chống viêm, trị cảm
sốt. Ở Ấn Độ, loài này dùng cầm máu và làm thuốc bổ do có lượng vitamin C khá
cao, lá và rễ khô sắc uống kích thích hoạt động của tim [13, 57, 58].
Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, loài Mần tưới (E. fortunei) có vị đắng, cay
được sử dụng chữa đột quỵ, đau đầu, sốt, kích thích sự bài tiết mồ hôi. Ở Nhật Bản,
nước sắc của rễ để giải rượu, điều hòa kinh nguyệt [14].
Ở vùng Nam Trung Hoa, loài Yên bạch Nhật (E. japonicum) được dùng để
giảm bớt triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, cảm giác đầy bụng, chán ăn, buồn nôn và tiêu
chảy [14].
Ở Ấn Độ, loài Ba dót (E. triplinerve) được dùng để kích thích hoạt động tim,
nhuận tràng, gây nôn, long đờm. Chữa các bệnh sốt rét, khó tiêu, cầm máu. Lá của

loài này có chứa ayapanin và ayapin có đặc tính cầm máu [13]. Theo Võ Văn Chi
(2012), loài E. triplinerve được sử dụng toàn thân khi chưa có hoa. Lá có vị đắng,
mùi thơm nhẹ. Với liều nhỏ cây có tác dụng kích thích và bổ đắng, với liều cao, có
tác dụng nhuận tràng và xổ. Nhân dân nhiều vùng nhiệt đới dùng cành lá nấu lấy nước
uống thay trà sau bữa ăn. Nó vừa có thể làm tiêu sưng, tiêu viêm, lại trị được cảm sốt,
chấn thương, mụn nhọt. [6].

1.2.

Các nghiên cứu về thành phần hóa học chi Mần tưới (Eupatorium
L.)

1.2.1. Loài Mần tưới (Eupatorium fortunei Turcz.)
Sesquiterpen và monoterpen là các chất chuyển hóa đặc trưng của chi Mần
tưới (Eupatorium). Các kiểu sesquiterpen từ chi Mần tưới (Eupatorium) bao gồm:
guaian, germacran và cadinan; monoterpen bao gồm các dẫn xuất thymol [15].
Năm 1986, M. Haruna và cộng sự đã xác định được cấu trúc của các hợp chất thuộc
khung sesquiterpen lacton eupafortunin (1) và eupatoriopicrin (2) (Hình 1.1) [19].
Năm 1992, K. Liu và cộng sự đã phân lập được 3 alkaloid pyrrolizidin, supinin
(3), rinderin (4) và 7-O-acetylrinderin (5) (Hình 1.1) [26].

9


Năm 2006, H. X. Jiang và cộng sự đã công bố sự phân lập các terpenoid mới:
rel-(1R,2S,3R,4R,6S)-p-menthan-1,2,3,6-tetrol (6), rel-(1R,2R,3R,4S,6S)-p-menthan1,2,3,6-tetrol (7), 9-hydroxythymol 3-O-angelat (8), (3𝛽,20R)-20-hydroxylanost-25en-3-yl-palmitat (9) cùng với 14 hợp chất đã biết và 2 monoterpenoid khác là aceton
thymol-8,9-diyl ketal và 8-methoxy-9-hydroxythymol 3-O-angelat (Hình 1.1). Bốn
chất mới được nhóm tác giả thử nghiệm thử hoạt tính gây độc tế bào ung thư gan, tế
bào bạch cầu và tế bào gan người [20].
Năm 2013, Y. J. Chen và cộng sự nghiên cứu dịch chiết MeOH toàn cây Mần

tưới (E. fortunei) và phân lập được 1 hợp chất triterpen mới kiểu 30-norursan: 3βhydroxy-30-nor-urs-21-en-20-one (10) và 7 hợp chất đã biết bao gồm 2 sesquiterpen
eudesman: (1β,7α)-eudesm-4(14)-en-1,7-diol (11) và 6α-epieudesm-4(14)-en-6-ol
(12), 4 monoterpen: (1S,2S,4R,5S)-2,5-dihydroxy-p-menthan, (1R,2S,4S,5R)-2,5dihydroxy-p-menthan, (1S,2R,4S,5S)-2,5-dihydroxy-p-menthan, thymol 3-O-β-Dglucopyranosid, p-cymen-7-yl-β-D-glucopyranosid (Hình 1.1) [15].
Năm 2014, khi nghiên cứu thành phần hóa học của loài E. fortunei, Y. Wang
và cộng sự đã phát hiện 2 dẫn xuất thymol mới, 9-angeloyloxythymol (13), 8hydroxyl-9-angeloyxythymol và 5 dẫn xuất thymol đã biết, 5α-hydroxy-2-oxo-pmenth-6(1)-en, eupatobenzofuran (14), 9-O-angeloyl-8,10-dehydrothymol (15) và 9hydroxythymol. Các dẫn xuất thymol này có ức chế sự sản sinh nitric oxit (NO) gây
bởi lypopolysaccharide (LPS). Eupatobenzofuran (14) và 9-O-angeloyl-8,10dehydrothymol (15) ức chế đáng kể NO nhưng không gây độc cho tế bào (Hình 1.1)
[42].
Tinh dầu của phần trên mặt đất của loài E. fortunei mọc ở Việt Nam có αpinen, β-pinen, 𝛼-phelandren, 𝛼-terpinen, 1,8-cineol, camphor, terpinen-4-ol, methyl
thymol, methylchavicol, 𝛽-elemen, thymol hydroquinon (73,6%), dimethylether, 𝛽caryophylen (8,9%), 𝛼-humulen, 𝛽-sabinen, selina-4,11-dien (11%), 𝛼-selinen và
caryophylen oxyd [4]. Ngoài tinh dầu, mần tưới còn chứa coumarin, ayapin, 2hydroxy-4-methylacetophenon,

8,9-epoxy-10-acetyl-oxy-thymolangelat,

isobutyryloxy-8,10-dihydroxythymol, 9-angeloyloxy-8,10-dihydroxythymol [31].

10

9-


O

O

H
HO

OH
O


H

O

H

Me

H

HO

OH

Me
N

O

3

O

2

1
O

O


H

HO

O

H

H
HO

HO
AcO

Me

O

H

Me
HO

HO
Me

Me

Me


Me

N

N

OAc

OH

5

4

7

6

8

9

12

11
10

13

14


15

Hình 1.1: Các hợp chất được phân lập từ loài E. fortunei

11

Me


1.2.2. Loài Yên bạch Nhật (Eupatorium japonicum Thunb.)
Các nghiên cứu về thành phần hóa học của loài E. japonicum còn rất hạn chế.
Năm 1980, S. Nakajima và K. Kawazu nghiên cứu dịch chiết lá và phân lập được 2
nhóm hợp chất courmarin (16) và euponin (17) (Hình 1.2). Hai hợp chất này có khả
năng ức chế sinh trưởng của trứng và ấu trùng loài Drosophila melanogaster [30].
Năm 1993, H. J. Woerdenbag đề cập tới thành phần hóa học của loài này bao
gồm các chất: triperpen alcohol, epoxylupeol, β-amyrin, salrigenin, sakuranetin,
isosakieranetis,

kaempferid,

betulenol,

3,5,7,3’-tetra-O-methylquercetagetin,

tamarixetin và các flavonoid glycoside sakuranetin và isosakuranetin, chất
sequiterpen euparol và eupaten, chất chalcon odortin, sitosterol, ceryl alcohol và acid
p-anisic [14].

16


17

Hình 1.2: Các hợp chất được phân lập từ loài E. japonicum
1.2.3. Loài Ba dót (Eupatorium triplinerve Vahl.)
Năm 2009, G. B. Anne và M. Claude đã phân tích loài E. triplinerve ở 2 giai
đoạn sinh trưởng: khi loài ra hoa và khi loài sinh trưởng bình thường. Trong dịch
chiết của cả 2 giai đoạn này có chứa 39 chất, trong đó thymohydroquinon dimethyl
ether (18) chiếm 89,9-92,8% [12].
Năm 2012, T. A. Enos và cộng sự đã phân lập được 7-methoxycoumarin (19)
từ dịch chiết MeOH lá E. triplinerve. Hợp chất này có hoạt tính ức chế sự hình thành
sắc tố melanin ở da ở tế bào B16 bằng cách tác động lên hoạt động của enzym
tyrosinase [16].
Năm 2013, G. Selvamangai và B. Anusha đã phân tích bằng phương pháp GCMS được 10 chất từ dịch chiết MeOH lá E. triplinerve: acid tetradecanoic (20)
(14,65%), 2,6,10-trimethyl,14-ethylennyl-14-pentadeen (21)

12

(9,84%), 7-butyl-


bicyclo[4.1.0] heptan (22)

(2,38%), acid decanoic 8-methyl-methyl ester (23)

(3,86%), 1-undecanol (24) (7,82%), acid hexadecanoic (25) (14,65%), 1-hexyl-1nitrocyclohexan (26) (2,09%), 1,14-tetradecanediol (27) (6,78%), acid octadecanoic,
2-hydroxy-1,3-propandiyl ester (29) (Bảng 1.2) [33].
Bảng 1.2: Cấu trúc và hoạt tính sinh học của các hợp chất từ loài E. triplinerve
STT


Cấu trúc

Hoạt tính sinh học
Chống oxi hóa, ngăn ngừa ung
thư, kháng tuyến trùng

1
20
2

Chống tăng sinh tế bào

21

3
22
4
5

Phụ gia, kháng tuyến trùng, thuốc
trừ sâu

23

Phụ gia, nước hoa

24

Chống oxi hóa, giảm cholesterol,
kháng tuyến trùng, tan huyết, ức

chế 5-α reductase

6
25

Chống oxi hóa, kháng vi sinh vật,
kháng viêm

7
26
8

Kháng vi sinh vật

27

Giảm cholesterol, chống rối loạn
nhịp tim, diệt tuyến trùng, ức chế
5-α reductase, bảo vệ tế bào gan

9
28

10
29

13


Năm 2015, N. Sugumar cùng cộng sự đã phân tích được 30 hợp chất trong tinh

dầu phần trên mặt đất E. triplinerve chiếm 98,24% hàm lượng tinh dầu, trong số đó
2-tertbutyl-1,4-methoxybenzen chiếm 74,3% và β-selinene chiếm 8,6%. Đồng thời,
các tác giả cũng nghiên cứu hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu trên cho thấy sự
ức chế vi khuẩn Gram (+), Gram (-) ở mức độ trung bình và kháng nấm mạnh [34].
20 hợp chất trong tinh dầu loài Ba dót (E. triplinerve) ở Việt Nam đã được
phân tích bằng GC-MS. Thymohydroquinon dimethyl-ether (31) chiếm 73,6% và
selina-4,11-dien chiếm 11% hàm lượng tinh dầu, ngoài ra là ayapanin (32), ayapin
(33), courmarin (16), thymoquinon (30), thymohydroquinon dimethylether, và
methylthymylether. Các dẫn xuất thymol có hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn, do
đó người dân thường sử dụng loài Ba dót để bảo quản ngũ cốc [7].

18

30

31

19

32

33

Hình 1.3: Các hợp chất được phân lập từ loài E. triplinerve

14


Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2.1.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là 3 loài thuộc chi Mần tưới (Eupatorium) gồm: Mần

tưới (E. fortunei), Yên bạch Nhật (E. japonicum), Ba dót (E. triplinerve) thông qua
các mẫu tiêu bản khô được lưu trữ tại các phòng tiêu bản và các mẫu tươi thu được.

2.2.

Nội dung nghiên cứu

-

Xác định vị trí phân loại và tên khoa học của mẫu nghiên cứu.

-

Nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu mẫu nghiên cứu.

-

Chiết và phân lập các thành phần hóa học chính của mẫu trong dịch chiết
MeOH.

-

2.3.

Xác định cấu trúc của các hợp chất được phân lập.


Phương pháp nghiên cứu thực vật

2.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
Với đề tài luận văn này, chúng tôi tập trung thu thập tài liệu, kế thừa các nghiên
cứu liên quan đến 3 loài thuộc chi Mần tưới (Eupatorium) trên thế giới và ở Việt Nam
về các vấn đề sau:
-

Vị trí phân loại và danh pháp của loài.

-

Nguồn gốc và vùng phân bố của loài.

-

Đặc điểm hình thái và sinh thái của loài.

-

Giá trị sử dụng của loài.

-

Các phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu.

-

Thành phần hóa học của loài.


2.3.2. Phương pháp nghiên cứu phân loại
Phương pháp xác định tên khoa hoc là phương pháp hình thái so sánh dựa theo
Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) để xác định tên khoa học cho 3 loài thuộc chi Mần tưới
(Eupatorium) [11]. Đây là phương pháp truyền thống và phổ biến nhất trong nghiên
cứu phân loại thực vật từ trước đến nay. Phương pháp này không đòi hỏi những thiết

15


×