PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Môn Tiếng Việt trong chương trình bậc tiểu học nhằm hình thành và phát
triển các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói,đọc, viết) giúp học sinh học tập
và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, có cơ sở tiếp thu kiến
thức ở các lớp trên. Trong bộ môn Tiếng Việt, phân môn luyện từ và câu có một
nhiệm vụ cung cấp nhiều kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng
dùng từ đặt câu (nói - viết) kỹ năng đọc cho học sinh. Cụ thể là:
1- Mở rộng hệ thống hoá vốn từ trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ
giản về từ và câu.
2- Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu
3- Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng nói và viết thành câu, có
ý thức sử dụng Tiếng Việt trong văn hoá giao tiếp.
Nội dung chương trình phân môn Luyện từ và câu trong sách giáo khoa
hiện hành có một mảng kiến thức hết sức quan trọng. Đó là mở rộng vốn từ cho
học sinh theo chủ điểm. Việc mở rộng vốn từ cho học sinh sẽ giúp các em có
năng lực tư duy, nắm vững tiếng mẹ đẻ tạo điều kiện tiếp thu kiến thức và phát
triển toàn diện.
Nhưng trên thực tế giảng dạy hiện nay, nhiều giáo viên chỉ quan tâm đến
việc giúp các em hoàn thành các bài tập trong sách giáo khoa đưa ra mà chưa
chú trọng đến việc mở rộng vốn từ cho học sinh. Mặt khác, các bài mở rộng vốn
từ thường khô khan, kiến thức trìu tượng khiến học sinh khó khăn khi tiếp nhận,
không gây được hứng thú khi học tập … Tất cả càng khiến học sinh không thích
thú khi học phân môn Luyện từ và câu đặc biệt là dạng bài mở rộng vốn từ.
Chính vì những lẽ đó, trong quá trình dạy luyện từ và câu mở rộng vốn từ
theo chủ điểm lớp 4, với mong muốn được tìm hiểu sâu hơn nhằm nâng cao
trình độ chuyên môn, tôi mạnh dạn trình bày đề tài nghiên cứu của mình: “Một
số biện pháp gây hứng thú cho học sinh khi dạy bài mở rộng vốn từ theo chủ
điểm lớp 4”
1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Cải tiến phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn
Luyện từ và câu của học sinh.
- Nâng cao vốn từ cho học sinh lớp 4 từ đó vận dụng vào việc dạy phân môn
Luyện từ và câu cho các lớp khác và các môn học khác
- Giúp học sinh có vốn từ phong phú và kĩ năng vận dụng vốn từ vào trong
giao tiếp.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Học sinh lớp 4A2 trường Tiểu học ngọc Thụy – quận Long Biên – Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm trong năm học 2011 – 2012.
2
PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận
“Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người” (Lê nin), “Ngôn ngữ là hiện tượng của tư tưởng” (Cac - Mac). Thật vậy, con người
muốn giao tiếp được trong xã hội, muốn suy nghĩ bất cứ một vấn đề nào đều
phải dùng một thứ phương tiện đặc biệt quan trọng không thể thiếu được, đó
chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là phương tiện biểu hiện tầm quan trọng, tình
cảm,... Và tiếng mẹ đẻ chính là thứ ngôn ngữ gần gũi , mang nhiều sắc thái tình
cảm mà khi vừa chào đời ta đã tiếp xúc.
Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ, không có một vốn từ đầy đủ thì
không nắm được ngôn ngữ - một phương tiện giao tiếp. Để thực hiện tốt chức
năng làm phương tiện giao tiếp, vốn từ cần được trau dồi, mở rộng ngay từ bậc
tiểu học. Chỉ khi học sinh có những kiến thức phổ thông về ngôn ngữ thì kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh mới tốt. Khi đó học sinh mới có khả năng
vận dụng các từ đã học vào phân môn tập làm văn vốn rất hạn chế bởi việc hiểu
nghĩa từ chưa chính xác .
2. Cơ sở thực tiễn
a. Thuận lợi
- Về phía giáo viên:
Nhà trường luôn tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên được tham gia các lớp
học bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, tham dự các lớp chuyên đề của
đồng nghiệp trong trường, của các đồng nghiệp trường bạn trong quận, trong
phành phố, …Các thiết bị giảng dạy hiện đại phục vụ cho quá trình đổi mới
phương pháp dạy học cũng dược nhà trường trang bị đầy đủ. Các sách tham
khảo, bồi dưỡng, cũng được mua sắm phát cho từng giáo viên và trong thư viện
của trường. Mặt khác, phân môn Luyện từ và câu của lớp 4 nhìn chung đã ngắn
gọn, cụ thể hơn so với các trương trình cũ trước đây cũng tạo điều kiện cho giáo
viên dạy học đạt kết quả cao.
3
- Về phía học sinh:
+ Học sinh đã quen với cách học mới từ lớp 1,2,3 nên các em đã biết cách
lĩnh hội kiến thức và luyện tập thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
+ Sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất
lượng môn học nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung.
+ Các em học sinh đều được học 2 buổi/ngày. Buổi sáng học lý thuyết và
buổi chiều được luyện tập củng cố để khắc sâu kiến thức. Từ đó giúp các em có
khả năng sử dụng thành thạo các bài tập thực hành và áp dụng linh hoạt vào các
phân môn khác.
b. Khó khăn
* Giáo viên:
Do đặc điểm của nhà trường là 100% lớp học 2 buổi 1 ngày nên việc thăm
lớp dự giờ học hỏi chuyên môn còn hạn chế. Trình độ giáo viên chưa đồng đều
đôi lúc còn giảng dạy theo phương pháp cũ. Nên việc phân chia thời lượng lên
lớp ở mỗi môn dạy đôi khi còn dàn trải, hoạt động của cô - của trò có lúc thiếu
nhịp nhàng.
* Học sinh:
Trong thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi nhận thấy:
- Học sinh tiểu học với lối tư duy cụ thể, mà nghĩa của từ lại rất trừu tượng,
bao hàm nghĩa rộng, một số từ ít được sử dụng … nên việc mở rộng vốn từ cho
học sinh là một việc làm khó, ít gây được hứng thú.
- Nhiều bài tập trong sách giáo khoa đòi hỏi học sinh phải có vốn từ phong
phú, kiến thức chắc chắn. Nhưng ít em hiểu được rõ nghĩa của từ. Nhiều em
dùng từ chưa chính xác và phù hợp… gây tâm lí “sợ” khi học tiết Luyện từ và
câu đặc điệt là bài mở rộng vốn từ.
- Chủ yếu vốn từ của học sinh được cung cấp qua các bài tập đọc. Ở phân
môn Luyện từ và câu, vốn từ được cung cấp trong các bài mở rộng vốn từ theo
chủ điểm thông qua các bài tập thực hành. Vì vậy, nếu không được hệ thống hóa
các kiến thức thì việc hiểu nghĩa từ, dùng từ, sử dụng từ của học sinh càng khó
khăn hơn.
4
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, YÊU CẦU KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
CỦA PHẦN MÔN LUYỆN TỪ - CÂU
1. Nội dung chương trình
Gồm 62 tiết ở học kỳ I và 32 tiết ở học kỳ II bao gồm các từ thuần Việt Hán
Việt, thành ngữ, tục ngữ phù hợp với chủ điểm học tập của từng đơn vị học.
Trong đó, dạng bài mở rộng vốn từ có 19 tiết (9 tiết ở HKI và 10 tiết ở HKII) cụ
thể như sau:
TUẦN
2
3
CHỦ ĐIỂM
TÊN BÀI
Thương người như
MRVT: Nhân hậu – Đoàn
thể thương thân
Thương người như
kết
MRVT: Nhân hậu – Đoàn
thể thương thân
kết
MRVT: Trung thực – Tự
5
Măng mọc thẳng
6
Măng mọc thẳng
trọng
MRVT: Trung thực – Tự
HỌC
KÌ I
9
12
13
15
16
HỌC
KÌ II
trọng
Trên đôi cánh ước
mơ
Có chí thì nên
Có chí thì nên
Tiếng sáo diều
Tiếng sáo diều
TRANG
17
33
48
62
MRVT: Ước mơ
87
MRVT: Ý chí – Nghị lực
MRVT: Ý chí – Nghị lực
MRVT: Đồ chơi – Trò chơi
MRVT: Đồ chơi – Trò chơi
118
127
147
157
TUẦN
CHỦ ĐIỂM
TÊN BÀI
TRANG
19
20
22
23
Người ta là hoa đất
Người ta là hoa đất
Vẻ đẹp muôn màu
Vẻ đẹp muôn màu
MRVT: tài năng
MRVT: Sức khỏe
MRVT: Cái đẹp
MRVT: Cái đẹp
11
19
40
52
5
25
26
Những người quả cảm
Những người quả cảm
29
Khám phá thế giới
30
Khám phá thế giới
33
Tình yêu cuộc sống
34
Tình yêu cuộc sống
MRVT: Dũng cảm
MRVT: Dũng cảm
MRVT: Du lịch – Thám
hiểm
MRVT: Du lịch – Thám
hiểm
MRVT: lạc qua – Yêu
đời
MRVT: lạc qua – Yêu
đời
73
83
105
116
145
155
2. Yêu cầu kiến thức, kĩ năng
Môn Tiếng Việt có 10 đơn vị đọc thì môn luyện từ câu mở rộng và hệ thống
hoá vốn từ theo 10 chủ điểm đó. Qua đó, học sinh đạt được những yêu cầu về
kiến thức, kĩ năng sau:
- Học sinh được cung cấp vốn từ phong phú theo 10 chủ điểm của chương
trình Tiếng Việt lớp 4.
- Hiểu và vận dụng vào đặt câu, viết đoạn văn, bài văn linh hoạt, sử dụng từ
ngữ đúng theo từng tình huống giao tiếp cụ thể.
- Tiếp tục tìm hiểu về ý nghĩa và tình huống sử dụng một số câu thành ngữ,
tục ngữ Việt Nam. Từ đó thêm yêu kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt
Nam nói riêng và kho tàng văn học Việt Nam nói chung.
III. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GÂY HỨNG
THÚ CHO HỌC SINH KHI HỌC BÀI MỞ RỘNG VỐN TỪ
Dựa vào việc tìm hiểu nội dung, chương trình bài mở rộng vốn từ trong
phân môn Luyện từ và câu và nghiên cứu, phân tích thực trạng học của học sinh
lớp 4, tôi có thống kê và đưa ra một số biện pháp nhằm giúp học sinh hứng thú
hơn trong việc hiểu nghĩa của từ cũng như mở rộng vốn từ và vận dụng trong
giao tiếp.
1. Dạng bài tập giúp học sinh hiểu nghĩa của từ
6
1.1 Hiểu nghĩa từ thông qua tìm từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa
Yêu cầu của dạng bài tập này là dùng những từ có nghĩa trái ngược với
nghĩa của từ cần giải thích hoặc những từ cùng nghĩa hay gần nghĩa làm phương
tiện để giải nghĩa từ. Cơ sở lí luận của việc xây dựng dạng bài tập này là quan hệ
ngữ nghĩa giữa các từ trong ngôn ngữ.
Ngoài việc giúp học sinh nhận biết được nghĩa của từ cần giải thích, dạng
bài tập trên còn giúp cho các em mở rộng và phát triển vốn từ. Khi dạy dạng bài
tập này, giáo viên hướng dẫn các em tìm từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ
cho sẵn. Nhưng trước hết, các em cần hiểu nghĩa của từ cho sẵn để tìm đước các
từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa với nó. Từ đó hiểu kĩ hơn về nghĩa của từ theo chủ
điểm đang học và mở rộng thêm vốn từ cho bản thân.
Ở dạng bài tập này yêu cầu học sinh lớp 4 có kĩ năng sử dụng từ điển để tra
ý nghĩa của từ. Cách tra từ điển của học sinh được rèn luyện trong các tiết học
nhằm tạo kĩ năng tra từ nhanh, chính xác và khoa học.
VD1: Tuần 5 trong chủ điểm Măng mọc thẳng có bài MRVT: Trung thực
– Tự trọng ( Tiếng Việt 4 tập 1 trang 48)
Bài tập 1: Tìm những từ cùng nghĩa, trái nghĩa với trung thực.
M: - Từ cùng nghĩa: thật thà
- Từ trái nghĩa: gian dối.
Trước tiên, giáo viên cho học sinh tra từ điển để hiểu nghĩa của từ trung
thực là ngay thẳng, thật thà.
Nhưng chỉ hiểu như vậy thôi thì chưa đủ, các em vần chưa thể hiểu hết để
vận dụng chính xác vào việc đặt câu hay viết văn. Vì vậy mà SGK Tiếng Việt 4
còn yêu cầu học sinh tìm từ cùng nghĩa và trái nghĩa với trung thực nhằm giúp
các em hiểu cặn kẽ hơn nghĩa của từ và mở rộng thêm vốn từ theo chủ điểm
Măng mọc thẳng.
Lúc này, hình thức dạy học hiệu quả nhất là cho học sinh thảo luận nhóm.
Bởi vốn hiểu biết của các em còn hạn chế trong khi số lượng từ có thể tìm được
lại rất nhiều. Vì vậy mà mỗi cá nhân học sinh không thể tìm hiểu hết. Nhờ hoạt
động nhóm mà học sinh có thể lấy kiến thức của bạn để trang bị thêm cho mình.
7
Hình thức giúp đỡ nhau cùng giải quyết vấn đề này được học sinh rất thích thú,
làm các em quên đi cảm giác “ngại” khi học về từ ngữ.
Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh nêu các từ tìm được, các nhóm khác bổ
sung sao cho tìm được nhiều từ nhất. Bên cạnh đó, giáo viên cũng yêu cầu học
sinh bằng hiểu biết của mình cùng kết hợp tra từ điển để nêu nghĩa của một số từ
tìm được. Và học sinh có thể tìm được các từ sau:
- Từ cùng nghĩa với trung thực là: thật thà, thẳng thắn, ngay thẳng,
chân thật, thật lòng, thật tâm, chính trực, bộc trực, thành thật, ngay thật, thật
tình, …
- Từ trái nghĩa với trung thực là: gian dối, điêu ngoa, xảo trá, gian lận,
lưu manh, gian manh, gian trá, gian giảo, lừa bịp, lừa đảo, lừa lọc, bịp bợm,
gian ngoan, …
Từ đó, học sinh hiểu chắc hơn về các từ thuộc chủ điểm
VD2: Tuần 25 trong chủ điểm Những người quả cảm có bài MRVT:
Dũng cảm( Tiếng Việt 4 tập 2 trang 73)
Bài tập 1: Tìm từ cùng nghĩa với từ dũng cảm trong các từ dưới đây:
Gan dạ, thân thiết, hòa thuận, hiếu thảo, anh hùng, anh dũng, chăm chỉ,
lễ phép, chuyên cần, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, tận tụy, tháo vát,
thông minh, bạo gan, quả cảm.
Với dạng bài tập này thì yêu cầu ngược lại dạng bài tập trên. Lúc này, để
học sinh hiểu rõ hơn nghĩa của từ dũng cảm và mở rộng thêm vốn từ theo chủ
điểm này, SGK yêu cầu học sinh tìm từ cùng nghĩa trong số các từ đã cho trước.
Để làm điều này, giáo viên cũng có thể tổ chức hoạt động nhóm để các em bằng
hiểu biết của mình tìm các từ cùng nghĩa hoặc có ý nghĩa gần giống với từ dũng
cảm. Yêu cầu học sinh nêu được lí do vì sao không lựa chọn các từ còn lại để
giúp các em hiểu rõ hơn.
- Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
8
- Giáo viên chốt những từ ngữ đúng: gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm,
can trường, gan góc, gan lì, bạo gan, quả cảm.
1.2. Hiểu nghĩa từ thông qua tranh, hình ảnh
VD: Tuần 15 trong chủ điểm Tiếng sáo diều có bài MRVT: Đồ chơi – trò
chơi (Tiếng Việt 4 tập 1 trang 147)
Bài tập 1: Nói tên đồ chơi hoặc trò chơi được tả trong các bức tranh sau:
Ở bài tập này, từ cần tìm không cho sẵn. Học sinh phải gọi tên sự vật, hiện
tượng, hoạt động …. Được biểu hiện trong hình vẽ. Do đó, tác dụng giúp học
sinh phát triển, mở rộng vốn từ. Về cách dạy, giáo viên hướng dẫn học sinh
quan sát tranh, suy nghĩ, tìm cách gọi tên các đồ chơi hoặc trò chơi được miêu tả
trong tranh. Việc gọi tên này không phải dễ với một số học sinh vì đây là những
trò chơi từ xưa mà giờ đây học sinh ít có điều kiện hoặc thời gian chơi. Lúc này,
giáo viên sử dụng phương pháp trực quan, khai thác triệt để kênh hình trong bài,
kết hợp với hiểu biết của mình cùng sự suy đoán, sự gợi ý của giáo viên, học
sinh có thể gọi tên các đồ chơi, trò chơi đó.
Để gây hứng thú cho học sinh, giáo viên cần cho HS quan sát tranh phóng
to có màu sắc đẹp, dễ nhận biết. Học sinh lên bảng chỉ vào tranh và giới thiệu:
9
Tranh 1: Đồ chơi: diều
Trò chơi: thả diều
Tranh 2: Đồ chơi: đầu sư tử, đèn ông sao,
đèn gió
Trò chơi: múa sư tử, ước đèn
Tranh 3: - Đồ chơi: dây thừng, búp bê,
Tranh 4: đồ chơi: ti vi, vật liệu xây
bộ xếp hình nhà cửa, bộ nấu ăn
dựng, bộ xếp hình
- Trò chơi: nhảy dây, cho búp bê ăn bột,
- Trò chơi: Trò chơi điện tử, lắp ghép
xếp hình nhà cửa, thổi cơm.
hình
10
Tranh 5: - Đồ chơi: dây thừng
Tranh 6: - Đồ chơi: khăn bịt mắt
- Trò chơi: kéo co
- Trò chơi: bịt mắt bắt dê
Để tăng thêm sự hiểu biết cho học sinh, giáo viên có thể cho một số em mô
tả lại một trong những trò chơi đó để học sinh biết cách chơi cũng như tác dụng
của một số trò chơi. Tuy nhiên giáo viên cũng cần chú ý tới việc giáo dục học
sinh biết cách chọn những trò chơi có ích, tránh những trò chơi có hại, gây nguy
hiểm đến sức khỏe của bản thân và người khác như: trò chơi bắn súng cao su,
chơi điện tử ....
1.3 Hiểu nghĩa từ thông qua định nghĩa
Đây là dạng bài tập cho từ và nghĩa của từ, yêu cầu học sinh xác lập sự
tương ứng để tìm ra nghĩa của từng từ. Dạng bài tập tương đối đơn giản, cả từ và
nghĩa của từ đã cho sẵn, học sinh chỉ cần xác lập sự tương ứng giữa từ với nghĩa
của từ trong từng trường hợp. Nếu học sinh nối đúng thì các em đã hiểu được
nghĩa của các từ cho sẵn. Khi dạy dạng bài tập này, giáo viên có thể cho học
sinh thử chọn với từng trường hợp để học sinh nhận ra sự tương ứng phù hợp.
Về hình thức tổ chức, giáo viên nên để học sinh giải quyết bài tập này theo
cá nhân nhằm kiểm tra sự hiểu biết của từng học sinh.
Để học sinh hứng thú hơn khi giải quyết các bài tập dạng này, khi chữa bài,
giáo viên có thể chữa thông qua các trò chơi học tập như: “Ai nhanh ai đúng”,
“Truyền điện” hay “Nhanh tay nhanh mắt”, ... Vừa tạo được tinh thần đoàn kết
đồng đội, vừa gây hứng thú từ đó học sinh hiểu sâu nghĩa từ một cách tự nhiên,
không gượng ép.
11
VD1: Tuần 6 trong chủ điểm Măng mọc thẳng có bài MRVT: Trung
thực – Tự trọng (Tiếng Việt 4 tập 1 trang 62)
Bài tập 2: Chọn từ ứng với mỗi nghĩa sau:
Nghĩa
- Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay
Từ
- trung thành
với người nào đó.
- Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi.
- Một lòng một dạ vì việc nghĩa
- Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một.
- Ngay thẳng, thật thà
- trung hậu
- trung kiên
- trung thực
- trung nghĩa
Đây là tiết học thứ hai về mở rộng vốn từ Trung thực – Tự trọng nên học
sinh đã nắm được nghĩa của một số từ thuộc chủ điểm này. Trong bài tập này,
giáo viên không cần cho học sinh tra từ điển xem nghĩa của từ nữa mà vận dụng
sự hiểu biết, khả năng phán đoán của mình để tìm ra nghĩa của từ một cách
nhanh nhất. Khi đó, giáo viên tổ chức cho các nhóm chơi “Ai nhanh, ai đúng”:
Một nhóm đưa ra từ, một nhóm đưa ra nghĩa của từ. Nhóm nào nói sai 1 từ lập
tức cuộc chơi dừng lại và gọi nhóm kế tiếp. Hoặc giáo viên tổ chức hai nhóm
lên bảng nối từ với nghĩa tương ứng. Nhóm nào nối nhanh là nhóm đó thắng
cuộc.
Sau đó, giáo viên cho học sinh chốt lại đáp án đúng:
Nghĩa
- Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức
hay với người nào đó.
- Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi.
- Một lòng một dạ vì việc nghĩa
- Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một.
- Ngay thẳng, thật thà
Từ
- trung thành
- trung hậu
- trung kiên
- trung thực
- trung nghĩa
VD2: Tuần 29 trong chủ điểm Khám phá thế giới có bài MRVT: Du lịch
– Thám hiểm (Tiếng Việt 4 tập 2 trang 105)
Bài tập 1: Những hoạt động nào được gọi là du lịch? Chọn ý đúng để trả
lời:
a) Đi chơi ở công viên gần nhà.
12
b) Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
c) Đi làm việc xa nhà.
Với bài tập này, học sinh cần phân biệt được sự khác nhau giữa các hoạt
động trên. Từ đó, các em sẽ tìm được định nghĩa chính xác nhất cho từ “du lịch”
hay “thám hiểm”. Sau khi tìm ra đáp án, cần yêu cầu học sinh xác định các hoạt
động còn lại là hoạt động nào. Từ đó, các em nêu ý kiến, bổ sung cho nhau và
chốt đáp án đúng:
Bài tập 1: Những hoạt động nào được gọi là du lịch? Chọn ý đúng để trả
lời:
a) Đi chơi ở công viên gần nhà.
đi chơi, đi dạo
b) Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
du lịch
c) Đi làm việc xa nhà.
đi công tác
2. Dạng bài tập nhằm mở rộng và phân loại vốn từ
2.1. Kiểu bài tìm từ nhằm mở rộng vốn từ cho học sinh
Kiểu bài tìm từ ngữ trong sách giáo khoa hiện hành môn Tiếng Việt lớp 4 là
một kiểu bài phổ biến trong tiết Luyện từ và câu – Mở rộng vốn từ. Hầu hết bài
mở rộng vốn từ nào cũng có kiểu bài tập này. Vì mở rộng vốn từ cho học sinh thì
điều đầu tiên là cung cấp cho các em một số từ theo chủ điểm đó. Nhưng những
từ ngữ đó là của giáo viên đưa ra thì sẽ không đọng lại, hoặc có thì rất ít, trong
tâm trí của học sinh. Vì vậy mà các từ ngữ đó cần phải do học sinh tự tìm kiếm,
tự chiếm lĩnh về mặt ý nghĩa, từ đó các em mới vận dụng được một cách chính
xác trong giao tiếp.
VD1: Tuần 9 trong chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ có bài MRVT: Ước
mơ (Tiếng Việt 4 tập 1 trang 87
Bài tập 2: Tìm thêm những từ cùng nghĩa với từ ước mơ:
a) Bắt đầu bằng tiếng ước:
M: ước muốn
b) Bắt đầu bằng tiếng mơ:
M: mơ ước
Đối với dạng bài tập này, giáo viên tổ chức cho ọc sinh làm việc theo nhóm
trong phiếu. Giáo viên có thể sử dụng phương pháp động não thu nạp rất nhiều
từ trong quá trình hoạt động nhóm này.
13
Từ bắt đầu bằng tiếng ước
Từ bắt đầu bằng tiếng mơ
Ước mơ, ước muốn, ước ao, ước mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng
mong, ước vọng
Tuy nhiên với yêu cầu này của bài tập thì học sinh rất dễ nhầm lẫn với một
số từ như: ước hẹn, ước đoán, ước nguyện, mơ màng, ước lệ, ….
Khi đó, giáo viên cần giúp học sinh giải nghĩa từng từ để các em phát hiện
ra sự không đồng nghĩa hoặc cho đặt câu với những từ đó:
* Ước hẹn: hẹn với nhau
* Ước đoán: đoán trước một điều gì đó
* Ước nguyện: mong muốn thiết tha.
* Ước lệ: quy ước trong biểu diễn nghệ thuật
* Mơ màng: thấy phảng phất, không rõ ràng, trong trạng thái mơ ngủ hay
tựa như mơ
* Mơ hồ: không rõ ràng
VD2: Tuần 22 trong chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu có bài MRVT: Cái đẹp
(Tiếng Việt 4 tập 2 trang 40)
Bài tập 1: Tìm các từ:
a) Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người:
M: xinh đẹp
b) Thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người:
M: thùy mị
Bài tập 2: Tìm các từ:
a) Chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật
M: tươi đẹp
b) Dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người
M: xinh xắn
Trước tiên, để tìm được các từ theo yêu cầu của bài tập, giáo viên cần giúp
học sinh hiểu được thế nào là vẻ đẹp bên ngoài của con người và nét đẹp bên
14
trong tâm hồn, tính cách của con người. Thông qua ví dụ cụ thể rồi giáo viên
mới tổ chức cho học sinh giải quyết các bài tập trên bằng cách làm phiếu. Dựa
vào phếu bài tập, các em dễ dàng tìm được nhiều từ, dễ so sánh, đối chiếu để
thấy sự giống nhau, khác nhau giữa các từ tìm được từ đó nắm được cách sử
dụng từ cho chính xác, phù hợp trong giao tiếp.
Cụ thể trong ví dụ trên, học sinh tìm được các từ sau:
Các từ thể hiện vẻ đẹp bên
ngoài của con người
Đẹp, xinh, xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn,
xinh xinh, tươi tắn, rực rỡ, lộng lẫy,
thướt tha, yểu điệu, ….
Thùy mị, dịu dàng, đằm thắm, hiền dịu,
Các từ thể hiện nét đẹp trong
đôn hậu, lịch sự, tế nhị, nết na, chân
tâm hồn, tính cách của con
thành, chân thực, bộc trực, ngay thẳng,
người:
cương trực, dũng cảm, quả cảm, khảng
khái, ….
Nhưng trong các từ đó, có những từ dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên
nhiên, cảnh vật và con người: xinh xắn, xinh đẹp, xinh tươi, lộng lẫy, rực rỡ,
duyên dáng, thướt tha, ..
VD3: Tuần 30 trong chủ điểm Khám phá thế giới có bài MRVT: Du lịch
- Thám hiểm (Tiếng Việt 4 tập 2 trang 116)
Bài tập 1: Tìm những từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch:
a) Đồ dùng cần cho chuyến du lịch
M: vali, cần câu
b) Phương tiện giao thông và những sự vật có liên quan đến phương tiện
gioa thông
M: tàu thủy, bến tàu
c) Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch
M: khách sạn, hướng dẫn viên
d) Địa điểm tham quan, du lịch
M: phố cổ, bãi biển
15
Ngoài việc sử dụng hướng dẫn mẫu trong sách giáo khoa, giáo viên yêu cầu
học sinh làm theo nhóm 4. Sau đó đại diện các nhóm trả lời. Dạng bài tập này,
học sinh sẽ được mở rộng rất nhiều từ ngữ theo chủ điểm đang học và hiểu biết
thêm về các hoạt động du lịch.
a) Đồ dùng cần cho
chuyến du lịch
Lều trại, mũ, quần áo bơi, giày thể thao, dụng
cụ thể thao, đồ ăn, nước uống, …
b) Phương tiện giao
thông và những sự vật
Tàu thủy, bến tàu, ô tô, máy bay, tàu điện, xe
có liên quan đến
buýt, nhà ga, sân bay, vé tàu, xe máy, xe đạp,
phương tiện giao thông xích lô, cáp treo, …
c) Tổ chức, nhân viên
phục vụ du lịch
d) Địa điểm tham quan,
du lịch
Khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, công ti
du lịch, tuyễn du lịch, tua du lịch, …
Bãi biển, công viên, núi, hồ, thác nước, đền,
chùa, di tích lịch sử, bảo tàng, nhà lưu niệm, …
Khi học sinh tìm được rất nhiều từ, giáo viên cần giúp các em phân biệt các
từ như: những từ nào chỉ phương tiện giao thông? Từ nào chỉ những sự vật có
liên quan đến phương tiện giao thông? để các em nắm chắc hơn khi mở rộng vốn
từ.
2.2 Kiểu bài tìm từ nhằm giúp học sinh phân loại từ
Loại bài tập này đã cho trước một số từ, yêu cầu học sinh phân loại chúng
theo ngữ nghĩa. Đó là những từ mang các nhóm nghĩa khác nhau mà học sinh
cần phân biệt để hiểu rõ nghĩa của từ. Đồng thời biết cách sử dụng những từ đó
được chính xác.
VD1: Tuần 12 trong chủ điểm Có chí thì nên có bài MRVT: Ý chí – Nghị
lực (Tiếng Việt 4 tập 1 trang 118)
16
Bài tập 1: Xếp các từ có tiếng chí sau đâyvào hai nhóm trong bảng: chí
phải, ý chí, chí lí, chí thân, chí khí, chí tình, chí hướng, chí công, quyết chí.
Chí có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị
M: chí phải
mức độ cao nhất)
Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi
M: ý chí
một mục đích tốt đẹp
Với loại bài tập này, học sinh biết được tiếng chí có 2 nghĩa khác nhau:
+ Chí có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao nhất)
+ Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp
Nhiệm vụ của các em xếp các từ đã cho vào hai nhóm mang hai nghĩ khác
nhau của tiếng chí. Ở đây, giáo viên tận dụng vốn hiểu biết, sự suy luận của cá
nhân học sinh để giải quyết bài tập. Các em sẽ phân tích, phán đoán để lựa chọn
các từ ngữ thích hợp điền vào bảng phân loại:
Chí có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị Chí phải, chí lí, chân lí, chí
mức độ cao nhất)
tình, chí công
Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi Ý chí, chí khí, chí hướng, quyết
một mục đích tốt đẹp
chí
Khi học sinh làm xong, giáo viên yêu cầu học sinh chữa bài trên bảng. Để
tăng thêm sự hứng thú, giáo viên để học sinh phát huy khả năng của mình bằng
cách nêu từ và giải thích vì sao lại xếp từ vào nhóm đó. Học sinh giải thích theo
ý kiến chủ quan của mình: giải nghĩa từ theo từ điển, theo phân tích riêng từng
tiếng, … có thể chấp nhận những lời giải thích đơn giản nhất theo ý của học sinh
(ví dụ như “chí phải” là rất phải, rất đúng). Từ đó các em sẽ mạnh dạn phát biểu
ý kiến của mình, chủ động tiếp thu kiến thức.
Cuối tiết, tôi có thể tổ chức trò chơi nhằm củng cố kiến thức như:
* Tìm từ có tiếng chí điền vào chỗ chấm trong các câu sau:
a) Anh nói thật là ……………., làm sao mà không nghe theo anh được.
(chí lí)
b) Được bạn bè giúp đỡ, Vinh ………… học hành.(quyết chí)
17
c) Trần Quốc Toản tuy còn nhỏ tuổi nhưng có …………………….(chí lớn)
d) Mọi người đã ra về sau khi bỏ nắm đất cuối cùng, con chó vẫn nán lại
bên mộ của chủ với nét mặt buồn rầu. Nó quả là con vật …………(chí tình)
Ở dạng bài tập này học sinh cần phân loại được sự khác nhau về ý nghĩa
các từ. Học sinh dựa vào kiến thức đã học qua bài tập trên để biết cách sử dụng
từ ngữ một cách chính xác, phù hợp, đúng sắc thái và ý nghĩa trong câu.
Hình thức vừa dạy tổ chức trò chơi như vậy ngay trong không gian lớp
học, tại thời gian của tiết học làm cho học sinh đỡ căng thẳng, tạo được hứng thú
và niềm tin trong học tập.
3. Dạng bài tập giúp học sinh luyện tập - sử dụng từ
Sử dụng từ chính là lựa cọn từ ngữ trong vốn từ của mình (hoặc những từ
đã cho sẵn trong bài tập) để kết hợp với nhau tạo thành câu. Như vậy ở đây, học
sinh phải tiến hành hai thao tác: lựa chọn và kết hợp. Đó là hai thao tác cơ bản
của hoạt động sử dụng từ ngữ.
Để dướng dẫn các em rèn luyện kĩ năng sử dụng từ, sách giáo khoa đã xây
dựng một số kiểu bài sau:
3.1 Kiểu bài điền từ vào chỗ trống
VD1: Tuần 26 trong chủ điểm Những người quả cảm có bài MRVT:
Dũng cảm (Tiếng Việt 4 tập 2 trang 83)
Baì tập 3: Chọn từ thích hợp trong các từ sau đây để điền vào chỗ trống:
anh dũng, dũng cảm, dũng mãnh
- ………… bênh vực lẽ phải
- khí thế …………………
- hi sinh ………………….
Loại bài tập này đã cho sẵn các từ, học sinh chỉ việc lựa chọn và điền các từ
vào chỗ chấm sao cho thích hợp. Nhưng để lựa chọn được các từ một cách chính
xác, phù hợp thì không đơn giản. Trước tiên, giáo viên cần giúp học sinh hiểu
nghĩa các từ đã cho:
- anh dũng: có tính cách anh hùng và dũng cảm gan dạ
- dũng cảm: mạnh bạo, can đảm
18
- dũng mãnh: can đảm, mạnh mẽ
Thoạt nhìn thì các từ trên có ý nghĩa gần giống nhau nên nhiều em khó
phân biệt được để điền cho đúng. Giáo viên sẽ cho các em thử điền các từ cho
sẵn vào từng chỗ trống. từ nào có khả năng kết hợp với những từ trong cụm từ
và phù hợp với nghĩa của cụm từ đó thì lựa chọn.
Học sinh điền được các từ phù hợp là:
- dũng cảm bênh vực lẽ phải
- khí thế dũng mãnh
- hi sinh anh dũng
3.2 Kiểu bài dùng từ đặt câu
VD1: Tuần 34 trong chủ điểm Tình yêu cuộc sống có bài MRVT: Lạc
quan – Yêu đời (Tiếng Việt 4 tập 2 trang 155)
Bài tập 2: Thi tìm các từ miêu tả tiếng cười và đặt câu với mỗi từ.
M: - cười khanh khách Em bé thích chí, cười khanh khách.
- cười rúc rích Mấy bạn cười rúc rích, có vẻ thú vị lắm.
Kiểu bài tập này yêu cầu học sinh vừa tìm được các từ theo chủ điểm đang
học vừa biết cách sử dụng các từ đó trong câu. Khi dạy bài này, giáo viên cần
hướng dẫn học sinh dựa vào nghĩa của từ để hình thành nội dung câu. Nội dung
cau cần phù hợp với nội dung chủ điểm đang học là Tình yêu cuộc sống
Giáo viên cho học sinh tìm các từ theo yêu cầu và chọn một từ thích nhất
để đặt câu. Với yêu cầu thứ nhất, giáo viên tổ chức cho các em thi tìm để được
nhiều từ nhất (chú ý nhắc các em tìm từ tả âm thanh của tiếng cười mà không
tìm các từ miêu tả nụ cười: cười ruồi, cười nụ, cười tươi, …)
Các từ miêu tả tiếng cười: cười ha hả, cười hì hì, cười hơ hớ, cười hi hi,
cười khúc khích, cười khành khạch, cười khềnh khệch, cười khùng khục, cười
khinh khích, cười rinh rích, cười sằng sặc, cười sặc sụa, …
Sau đó các em mới lựa chọn từ đặt câu theo cá nhân. Chú ý đến sắc thái
biểu lộ thái độ, tình cảm của từ cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể trong câu:
- Cu Tí gãi đầu cười hì hì, vẻ bẽn lẽn.
- Anh chàng cười hơ hơ, trông thật vô duyên.
19
- Mấy cô bạn trong lớp không biết thích thú điều gì, cứ cười hi hí trong góc
lớp.
- Mấy cậu bé cười ha hả, tỏ vẻ khoái chí lắm.
3.3 Kiểu bài viết đoạn văn
Kiểu bài này giúp học sinh luyện tập, sử dụng từ ngữ ở mức độ cao hơn
kiểu bài trên. Ở đây, học sinh vừa biết dùng từ đặt câu theo yêu cầu, vừa biết
liên kết các câu thành đoạn văn hoàn chỉnh. Đoạn văn cần có nội dung phù hợp
với chủ điểm đang học.
VD1: Tuần 13 trong chủ điểm Có chí thì nên có bài MRVT: Ý chí – Nghị
lực (Tiếng Việt 4 tập 1 trang 127)
Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn nói về một người do có ý chí , nghị lực
nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công.
Với bài tập này, học sinh vận dụng những kiến thức đã học kết hợp với khả
năng dùng từ, đặt câu để viết đoạn văn. Trước khi viết, giáo viên cần giúp học
sinh hiểu được yêu cầu của đoạn văn cần viết: về người có ý chí, nghị lực, vượt
qua nhiều thử thách nên thành công. Học sinh có thể viết về những người mình
biết trong gia đình, người quen, ... hoặc người được biết trên ti vi, qua đọc báo
hay người khác kể lại.. Ví dụ:
• Bạch Thái bưởi là nhà kinh doanh rất có chí. Ông đã từng thất bại trên
thương trường, có lúc mất trắng tay nhưng ông không nản chí. “Thua keo này,
bày keo khác”, ông lại quyết chí làm lại từ đầu. Sau này, ông trở thành một nhà
kinh doanh tài ba của đất nước ta.
VD2: Tuần 30 trong chủ điểm Khám phá thế giới có bài MRVT: Du lịch
- Thám hiểm (Tiếng Việt 4 tập 2 trang 116)
Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn nói về hoạt động du lịch hay thám hiểm,
trong đó có một số từ ngữ em vừa tìm được ở bài tập 1 hoặc bài tập 2.
Ở bài tập này, giáo viên cho học sinh lựa chọn nội dung viết về du lịch
hoặc thám hiểm. Sau đó, giáo viên dành thời gian cho học sinh viết bài theo cá
nhân rồi cho các em đọc bài trước lớp:
20
• Hè năm nào nhà em cũng đi du lịch. Năm nay, bố em quyết định cho cả
nhà đi du lịch Cát Bà – Hạ Long. Trước khi đi em và mẹ đi siêu thị chuẩn bị đồ
ăn, nước uống, đèn pin, bông băng, gạc, thuốc, quần áo, quần áo bơi, ... Sáng
sớm, cả nhà đi ô tô khách, sau đó đi tàu cánh ngầm ra cát Bà. Đây là chuyến du
lịch bốn ngày nên có cả hướng dẫn viên du lịch. Đi đến đâu, gia đình em cũng
được nghe chị hướng dẫn viên giới thiệu tỉ mỉ về các danh lam thắng cảnh. Bãi
biển ở đây thật sạch và đẹp. Khách sạn 3 sao rất hiện đại và sang trọng. Đồ ăn
thì thật tuyệt. Em rất thích những chuyến du lịch cùng gia đình.
4. Dạng bài tập giúp học sinh hiểu và sử dụng thành ngữ, tục ngữ Việt Nam
Thành ngữ, tục ngữ Việt Nam là một kho tàng văn học của ông cha ta, là sự
đúc kết kinh nghiệm sống từ bao đời, là những lời dăn dạy, chỉ bảo thiết thực và
cũng hết sức phong phú cho con cháu đời sau. Các câu thành ngữ, tục ngữ nói về
kinh nghiệm lao động, sản xuất, sinh hoạt, giao tiếp,… của con người trong cuộc
sống hàng ngày. Nhưng cũng có không ít câu thành ngữ, tục ngữ nói đến các
hoạt động, tính cách, thói quen, … của con vật hay các sự vật khác trong tự
nhiên làm chúng ta rất khó nhận ra ý nghĩa của các câu nói đó.
Vì lẽ đó mà trong các tiết mở rộng vốn từ trong phân môn luyện từ và câu
lớp 4 không thể thiếu các câu thành ngữ, tục ngữ. Các câu thành ngữ, tục ngữ
Việt Nam được sách giáo khoa đưa vào một cách có hệ thống, theo chủ điểm cụ
thể, chủ yếu trong 2 kiểu bài sau:
4.1 Kiểu bài hiểu nghĩa thành ngữ, tục ngữ
Kiểu bài này giúp các em hiểu được ý nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ
theo chủ điểm đang học. Để hiểu được các câu thành ngữ, tục ngữ này không
đơn giản bởi nó trìu tượng, bay bổng có khi cần sự liên tưởng nên khó với học
sinh tiểu học. Tuy nhiên trong chương trình sách giáo khoa biên soạn theo mức
độ từ thấp đến cao để học sinh làm quen dần. Đặc biệt năm học 2011 – 2012
này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành tài liệu Hướng dẫn thực hiện điều
chỉnh nội dung dạy học các môn học trong đó nói riêng về dạng bài bài mở
rộng vốn từ lớp 4 được điều chỉnh như sau:
21
Tuần
2
Tên bài dạy
LTVC: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu -
9
Đoàn kết (trang 17 tập 1)
LT&C: Mở rộng vốn từ: Ước mơ
(trang 87 tập 1)
Nội dung điều chỉnh
Không làm bài tập 4
Không làm bài tập 5
Vậy là đến tuần thứ 3 trở đi, học sinh mới bắt đầu làm quen với một số câu
thành ngữ đơn giản:
VD1: Điền từ trong ngoặc đơn (đất, cọp, bụt, chị em gái) vào chỗ trống
để hoàn chỉnh các câu thành ngữ sau:
a) Hiền như …………
b) Lành như ………….
c) Dữ như …………..
d) Thương nhau như ………….
(Tiếng Việt 4 /tập 1 trang 33)
Với dạng bài tập này, học sinh chưa hiểu hết ý nghĩa của câu thành ngữ vẫn
có thể lựa chọn được những từ ngữ phù hợp bằng việc suy đoán sự tương ứng
giữa các sự vật trong ngoặc đơn với các tính cách, tình cảm được nói đến trong
các câu thành ngữ đó. Vì thế mà học sinh dễ dàng đưa ra được các câu thành
ngữ là:
a) Hiền như bụt
b) Lành như đất
c) Dữ như cọp
d) Thương nhau như chị em gái
Tiếp đến là các bài có yêu cầu cao hơn là hiểu được ý nghĩa các câu thành
ngữ, tục ngữ.
VD2: Tuần 5 trong chủ điểm Măng mọc thẳng có bài MRVT: Trung
thực – Tự trọng (Tiếng Việt 4 tập 1 trang 48)
Bài tập 4: Có thể dùng những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây để nói về
tính trung thực hoặc lòng tự trọng?
22
a) Thẳng như rột ngựa
b) Giấy rách phải giữ lấy lề
c) Thuốc đắng dã tật
d) Cây ngay không sợ chết đứng
e) Đó cho sạch, rách cho thơm
Với bài tập này, học sinh đã được hiểu thế nào là tính trung thực hay lòng
tự trọng thông qua các bài tập 1, 2, 3 trước đó. Để xác định được câu thành ngữ,
tục ngữ nào nói về tính trung thực hay lòng tự trọng, giáo viên cần giúp học
sinh hiểu ý nghĩa của các câu này. Trước tiên giáo viên cho các em tập giải thích
nghĩa các câu thành ngữ tục ngữ mình hiểu để phát huy khả năng của học sinh.
Sau đó giáo viên giải thích nốt nghĩa các câu còn lại:
+ Thẳng như ruột ngựa: người có lòng dạ nngay thẳng
+ Giấy rách phải giữ lấy lề: Khuyên người ta dù nghèo đói, khó khăn, vẫn
phải giữ nề nếp, phẩm giá của mình.
+ Thuốc đắng dã tật: Thuốc đắng mới chữa được bệnh cho người, lời nói
thẳng khó nghe nhưng giúp ta sửa chữa được khuyết điểm.
+ Cây ngay không sợ chết đứng: Người ngay thẳng, thật thà không sợ bị
nói xấu.
+ Đói cho sạch, rách cho thơm: Cho dù đói rách, khổ sở chúng ta cũng cần
phải sống cho trong sạch, lương thiện.
Sau khi học sinh hiểu được nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ thì các em
không còn thấy khó khăn khi giải quyết các bài tập kiểu này. Lúc này, giáo viên
tổ chức theo nhóm nối các câu thành ngữ, tục ngữ trên với ý nghĩa của chúng
theo bảng sau:
Thẳng như ruột ngựa
Giấy rách phải giữ lấy lề
Thuốc đắng dã tật
Cây ngay không sợ chết đứng
Đói cho sạch, rách cho thơm
Nói về tính trung thực
Nói về lòng tự trọng
Nhóm nào nối đúng chứng tỏ đã hiểu được ý nghĩa của các câu thành ngữ,
tục ngữ. Nhóm nào nối sai, giáo viên cho học sinh giải nghĩa lại các câu đó để
23
giúp các em hiểu. Qua hình thức trò chơi, ý nghĩa của các câu thành ngữ, tục
ngữ này được các em tiếp nhận một cách nhẹ nhàng, chủ động, không gượng ép.
Từ đó khuyến khích được một số em yêu thích kho tàng tục ngữ, ca dao Việt
Nam tìm hiểu thêm về mảng kiến thức này.
VD3: Tuần 23 trong chủ điểm vẻ đẹp muôn màu có bài MRVT: Cái đẹp
(Tiếng Việt 4 tập 2 trang 52)
Bài tập 1: Chọn nghĩa thích hợp với mỗi tục ngữ sau:
Phẩm chất quý
hơn vẻ đẹp bên
ngoài
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu
Hình thức
thường thống
nhất với nội
dung
Cái nết đánh chết cái đẹp
Trông mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo thì lòng mới ngon.
Học sinh có thể nối các câu tục ngưc với ý nghĩa là:
Phẩm chất quý
hơn vẻ đẹp bên
ngoài
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu
Hình thức
thường thống
nhất với nội
dung
Cái nết đánh chết cái đẹp
Trông mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo thì lòng mới ngon.
Tương tự cách làm trên, giáo viên có thể vận dụng để hướng dẫn học sinh
các bài khác.
4.2: Kiểu bài sử dụng thành ngữ, tục ngữ
24
Ngoài việc hiểu nghĩa các thành ngữ, tục ngữ, sách giáo khoa còn biên soạn
một số bài tập nhằm giúp các em biết cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ vào gioa
tiếp hàng ngày như các ví dụ sau:
VD1: Tuần 16 trong chủ điểm Tiếng sáo diều có bài MRVT: Đồ chơi –
Trò chơi (Tiếng Việt 4 tập 1 trang 157)
Bài tập 3: Chọn những thành ngữ, tục ngữ thích hợp ở BT2 (Chơi với lửa;
Ở chọn nơi, chơi chọn bạn; Chơi diều đứt dây; Chơi dao có ngày đứt tay) để
khuyên bạn:
a) Nếu bạn em chơi với một số bạn hư nên học kém hẳn đi.
b) Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ
ra là mình gan dạ.
Với bài tập này, học sinh đã nắm được nghĩa của các câu thành ngữ, tục
ngữ trên qua bài tập 2. Vì vậy mà các em có thể dễ dàng dùng các câu thành
ngữ, tục ngữ đó khuyên bạn trong tình huống cụ thể:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi theo cặp để đưa ra tình huống
hoặc câu thành ngữ, tục ngữ khuyên bạn.
- Tổ chức cho học sinh nêu ý kiến của cá nhân
- Lấy ý kiến của một vài nhóm khác rồi giáo viên kết luận các câu thành
ngữ, tục ngữ phù hợp với tình huống trong bài:
a) Nếu bạn em chơi với một số bạn hư nên học kém hẳn đi. Em sẽ nói với
bạn là: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn. Cậu hãy chọn bạn tốt mà chơi.”
b) Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ
ra là mình gan dạ. Em sẽ nói: “Cậu xuống ngay đi. Đừng có chơi với lửa.”
Hoặc cũng có thẻ nói: “Chơi dao có ngày đứt tay đấy. Xuống đi thôi.”
- Khuyến khích học sinh học thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ đó để vận
dụng vào các tình huống giao tiếp khác trong cuộc sống sao cho phù hợp.
VD2: Tuần 22 trong chủ điểm Vẻ đẹp muôn màu có bài MRVT: Cái đẹp
(Tiếng Việt 4 tập 2 trang 40)
Bài tập 4: Điền các thành ngữ hoặc cụm từ ở cột A vào những chỗ thích hợp
ở cột B:
25