Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN Một số biện pháp PTNN cho trẻ 24 36 tháng thông qua hoạt động NBTN mọi lúc mọi nơi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 19 trang )

Một số biện pháp PTNN cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động NBTN mọi lúc mọi nơi

I. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói: “Tiếng nói là thứ
của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó,
quý trọng nó”.
Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ
em. Ngôn ngữ là phương tiện giữ gìn bảo tồn, truyền đạt và phát triển những kinh
nghiệm lịch sử, phát triển xã hội của loài người. Trẻ em sinh ra đầu tiên là những cơ
thể sinh học, nhờ có ngôn ngữ là phương tiện giao lưu bằng hoạt động tích cực của
mình, dưới sự giáo dục và dạy học của người lớn để trẻ em dần dần chiếm lĩnh được
những kinh nghiệm lịch sử xã hội của loài người, và biến nó thành cái riêng của
mình. Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành những chủ thể có ý thức, lĩnh hội kinh
nghiệm của loài người, xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn.
Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ và
là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Như vậy ngôn ngữ có vai trò
to lớn đối với xã hội và đối với con người. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có
hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Là một giáo viên mầm non trực tiếp dạy trẻ 24-36 tháng tuổi, tôi luôn có
những suy nghĩ trăn trở làm sao để dạy các cháu phát âm chuẩn, chính xác, đúng
Tiếng Việt. Vì thế tôi đã dạy trẻ thông qua các môn học khác nhau và dạy trẻ ở mọi
lúc mọi nơi, và qua các hoạt động hàng ngày của trẻ, từ đó trẻ khám phá về mọi sự
vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, để trẻ phát triển tư duy một cách toàn
diện. Tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ra nhiệm vụ
giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy nên tôi đã
chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thông
qua hoạt động nhận biết tập nói mọi lúc mọi nơi" nhằm nâng cao chất lượng chăm
sóc giáo dục trẻ đối với chương trình GDMN mới hiện nay.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1.Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, các cấp lãnh đạo, các ban


ngành và hội cha mẹ học sinh, đã tạo điều kiện và cung cấp trang thiết bị cơ sở vật
chất tương đối đầy đủ cho lớp học.
- Bản thân đã tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non, đã công tác lâu năm nên
có nhiều kinh nghiệm, góp phần thuận tiện trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Trẻ cùng một độ tuổi nên thuận lợi trong việc soạn giảng.
- Đa số trẻ đi học đều.
- Đa số phụ huynh đồng tình ủng hộ, sẳn sàng hợp tác khi giáo viên làm công
tác tuyên truyền vận động cách chăm sóc và giáo dục trẻ, sưu tầm đồ dùng đồ chơi...
2. Khó khăn:
- Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của trẻ, chưa phối hợp
với giáo viên để cùng nhau chăm sóc giáo dục trẻ.

NTH: Nguyễn Thị Kiều

Trường mầm non Gio Thành


Một số biện pháp PTNN cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động NBTN mọi lúc mọi nơi

- Từ những thuận lợi và khó khăn trên nên giáo viên đã tổ chức khảo sát trẻ
đầu năm để có kế hoạch và phương pháp, biện pháp giảng dạy phù hợp với tập thể
và từng cá nhân trẻ.
*Cụ thể qua khảo sát đầu năm như sau: ( Tổng số trẻ trong lớp: 26 trẻ )
Tốt
Phân loại kỹ năng

SL

Khá


Trung bình

Yếu

%

SL

%

SL

%

SL

%

Kỹ năng nghe, hiểu ngôn
ngữ và phát âm
4

15

9

35

9


35

4

15

Vốn từ

5

19

8

31

9

35

4

15

Kỹ năng giao tiếp

4

15


7

27

10

39

5

19

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là giáo dục kỹ năng nghe, hiểu ngôn ngữ và phát
âm, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, giáo
dục văn hoá giao tiếp bằng lời nói. Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển
thẩm mỹ, tình cảm, đạo đức. Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ mà trẻ dễ dàng tiếp nhận
những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt hơn. Chính vì vậy
mà trong quá trình dạy trẻ tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp dạy trẻ phát
triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động sau:
1. Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi:
a. Giờ đón trẻ:
Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẽ, lôi cuốn trẻ tới trường tới lớp, cô
phải thật gần gũi, tích cực trò chuyện với trẻ. Vì trò chuyện với trẻ là hình thức đơn
giản nhất để cung cấp vốn từ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ
mạch lạc. Bởi qua cách trò chuyện với trẻ, cô mới có thể cung cấp, mở rộng vốn từ
cho trẻ.
VD: Với chủ đề "Mẹ và những người thân yêu" cô trò chuyện với trẻ về gia
đình của trẻ như:
+ Gia đình con có những ai?

+ Trong gia đình ai yêu con nhất?
+ Mẹ yêu con như thế nào?
+ Buổi sáng ai đưa con đi học?
+ Bố con đưa con đi học bằng phương tiện gì?...
- Như vậy khi trò chuyện với cô trẻ tự tin vào vốn từ và ngôn ngữ của mình,
nhờ đó mà vốn từ của trẻ được mỡ rộng và phát triển hơn.

NTH: Nguyễn Thị Kiều

Trường mầm non Gio Thành


Một số biện pháp PTNN cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động NBTN mọi lúc mọi nơi

- Ngoài ra trong giờ đón - trả trẻ, tôi luôn nhắc trẻ về nhà biết chào ông, bà,
bố, mẹ... như vậy trẻ có thói quen lễ phép.
b.Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động góc:
Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể phát triển ngôn ngữ một cách
toàn diện được mà phải thông qua các hoạt động khác trong đó có hoạt động góc.
Đây có thể coi là một hình thức quan trọng nhất, bởi giờ chơi có tác dụng rất lớn
trong việc phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hoá vốn từ cho trẻ. Thời gian chơi
của trẻ chiếm nhiều nhất trong thời gian trẻ ở nhà trẻ, là thời gian trẻ được chơi thoải
mái nhất. Trong qúa trình trẻ chơi sử dụng các loại từ khác nhau, có điều kiện học và
sử dụng các từ có nội dung khác nhau.
VD1: Trò chơi trong góc "Thao tác vai” trẻ được chơi với búp bê và khi trẻ
chơi sẽ giao tiếp với bạn và với đồ chơi bằng chính ngôn ngữ của mình:
+ Bác đã cho em ăn chưa? (Chưa ạ)
+ Khéo kẻo bột đổ ra áo em nhé! ( Vâng ạ)
+ Ngoan nào chị cho em ăn nhé!
+ Bột vẫn còn nóng để chị thổi cho nguội đã! (Giả vờ thổi cho nguội)

+ Em ăn giỏi rồi chị đem đi chơi nhé!
+ Em ăn ngoan rồi về mẹ thương nhé!...
- Qua giờ chơi cô không những dạy trẻ kỹ năng sống mà còn dạy trẻ nghe,
hiểu, giao tiếp cùng nhau và trao cho nhau những tình cảm yêu thương, gắn bó của
con người.

NTH: Nguyễn Thị Kiều

Trường mầm non Gio Thành


Một số biện pháp PTNN cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động NBTN mọi lúc mọi nơi

VD2: Trong góc “Bé hoạt động với đồ vật” ở chủ đề “Bé có thể đi khắp nơi
bằng phương tiện gì" bằng đồ dùng tự tạo đó chính là những khối gỗ (khối vuông,
khối chữ nhật, hình tròn) đã sơn màu sắc khác nhau tôi sẽ hỏi trẻ bằng các câu hỏi
như sau:
+ Hưng ơi, con đang xếp gì vậy? ( Con đang xếp tàu hỏa ạ)
+ Con xếp tàu hỏa bằng gì đấy? (Con xếp bằng các khối ạ)
+ Con đã xếp được gì đây rồi? (Toa tàu ạ)
+ Tàu có nhiều hay ít toa nào? (Có nhiều toa tàu)
+ Tàu hỏa chạy ở đâu con? (Chạy trên đường bộ ạ)

VD3: Trong góc “Bé hoạt động với đồ vật” ở chủ đề “Mùa hè đến rồi" củng
bằng đồ dùng tự tạo đó chính là những cái ô cô làm sẵn và các khối gỗ cô đã sơn
màu sắc khác nhau, hoa, lá... tôi sẽ hỏi trẻ:
+ Hương Thảo ơi con đang chơi gì thế ( Con đang xếp cái ô ạ )
+ Con xếp cái ô để làm gì? (Con xếp cái ô để che nắng)
+ Mùa này là mùa gì mà có nhiều nắng vậy con? (Mùa hè ạ)
+ Ở dưới cái ô con xếp gì mà đẹp thế ? ( Con xếp bàn ghế để ngồi uống nước)

+ Còn bạn Tiến xếp gì vậy? (Xếp cái ô)
+ Cái ô con xếp có màu gì ? (Màu đỏ ạ)
+ Sau lưng Tiến có cái gì thế? (Phao bơi ạ)
+ Phao bơi dùng để làm gì? (Để đi tắm biển)...

NTH: Nguyễn Thị Kiều

Trường mầm non Gio Thành


Một số biện pháp PTNN cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động NBTN mọi lúc mọi nơi

VD4: Ở góc “Bé xem tranh” cũng ở chủ đề “Bé có thể đi khắp nơi bằng
phương tiện gì" bằng những miếng xốp thừa hoặc giấy màu vụn tôi đã tận dụng cắt
thành hình xe ô tô, xe máy, xe đạp, tàu thủy... và dán thành quyển, trẻ sẽ vào góc lấy
sách lật từng trang quan sát và gọi tên từng loại phương tiên tiện giao thông, tôi đến
bên trẻ trò chuyện và gợi hỏi kích thích nhiều trẻ trả lời nhằm phát triển ngôn ngữ
cho trẻ như:
+ Con đang làm gì vậy? ( Con đang xem sách )
+ Đây là xe gì con? (Xe ô tô ạ)
+ Xe ô tô có màu gì? ( Màu đỏ ạ)
+ Còn đây là xe gì ? ( Xe đạp ạ )
+ Xe đạp này có màu gì ? ( Màu vàng ạ)
+ Ô tô và xe đạp chạy ở đâu hã con ? ( Chạy trên đường bộ ạ )
+ Còn đây là phương tiện gì? (Thuyền buồm ạ)
+ Thuyền buồm chạy ở đâu? (Chạy ở dưới nước ạ)...
- Như vậy bằng những đồ chơi tự tạo thông qua hoạt động chơi không những
giúp cho trẻ phát triển nhận thức mà còn góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt
hơn.
VD5: Ở góc "Bé vận động" với chủ đề "Cây và những bông hoa đẹp" tôi đã

chuẩn bị sẵn hoa, lá có màu sắc rõ ràng phù hợp độ tuổi (Xanh, đỏ, vàng) và chuẩn
bị những sợi dây nhỏ, đến giờ hoạt động góc tôi đến góc và gợi ý cho trẻ xâu vòng
tặng bạn như:
+ Sắp đến ngày sinh nhật của bạn Phương Chi rồi, các con đã chuẩn bị quà gì
để tặng bạn chưa ? (Dạ chưa)

NTH: Nguyễn Thị Kiều

Trường mầm non Gio Thành


Một số biện pháp PTNN cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động NBTN mọi lúc mọi nơi

+ Với những bông hoa và những chiếc lá này các con làm gì để tặng bạn nào?
(Xâu vòng)
+ Muốn xâu được vòng đẹp thì các con xâu như thế nào nhĩ ? (Con xâu 1 hoa
rồi đến 1 lá)
+ Xâu thế nào để chiếc vòng có nhiều màu đẹp?(Con xâu hoa màu đỏ, lá màu
xanh nối tiếp nhau)...

c.Giáo dục ngôn ngữ thông qua hoạt động ngoài trời:
- Hàng ngày đi dạo chơi quanh sân trường tôi thường xuyên đặt câu hỏi để trẻ
được gọi tên các đồ chơi quanh sân trường như : Đu quay, cầu trượt , bập bênh...
Ngoài ra tôi còn giới thiệu cho trẻ biết lợi ích của cây xanh, cây hoa ở vườn trường
và hỏi trẻ:
VD1: Giờ dạo chơi sân trường.
Tôi cho trẻ đi dạo chơi tắm nắng xung quanh trường 1-2 vòng, sau đó tôi tạo
cho trẻ một bất ngờ bằng cách đưa trẻ chạy vào dưới gốc cây bàng và hỏi trẻ:
+ Khi vào nấp dưới gốc cây thì các con thấy như thế nào? ( Dạ mát ạ)
+ Vì sao nấp dước gốc cây mà cảm thấy mát ? (Vì có bóng cây che nắng)

+ Lá cây có lá màu gì? ( Màu xanh ạ)
+ Các con nhìn thấy con gì đang bay đến không? ( Có ạ)
+ Con gì vậy? ( Con chim)
+ Con chim kêu như thế nào? ( Chích chích) ...
*Giáo dục:
NTH: Nguyễn Thị Kiều

Trường mầm non Gio Thành


Một số biện pháp PTNN cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động NBTN mọi lúc mọi nơi

+ Các con nhớ cây xanh rất tốt cho sức khoẻ của con người và động vật, các
con hãy cùng cô tưới nước, bắt sâu để cây mau lớn nhé! (Vâng ạ)
- Qua những câu hỏi cô đặt ra sẽ giúp trẻ trả lời và tích lũy được những vốn từ
mới, ngoài ra còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ chính xác, rõ ràng hơn.
- Ở lứa tuổi này trẻ nhiều khi hay hỏi và trả lời trống không hoặc nói những
câu không có nghĩa. Vì vậy bản thân tôi luôn chú ý lắng nghe và nhắc nhở trẻ, nói
mẫu cho trẻ nghe và yêu cầu trẻ nhắc lại.

VD2: Giờ dạo chơi nhặt lá vàng.
- Dặn dò trẻ trước lúc ra sân, đưa trẻ đi xung quanh sân trường và hỏi gợi hỏi:
+ Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào? ( Có gió to và mát)
+ Gió to nên có rất nhiều lá vàng rụng (Cô chỉ cho trẻ xem)
+ Có nhiều lá vàng rụng thì sân trường như thế nào? (Rất bẩn ạ)
+ Mình phải làm gì để cho sân trường sạch sẻ? (Phải nhặt lá vàng ạ)
+ Nhặt lá vàng bỏ vào đâu? (Bỏ vào sọt rác ạ)
+ Mình có thể chơi gì với những chiếc lá vàng này? (Xếp máy bay, xếp
thuyền)...
*Giáo dục: Các con ơi lá vàng rụng nhiều trên sân trường rất bẩn, vì vậy khi

nào có nhiều lá vàng rụng thì các con nhớ nhặt bỏ vào sọt rác để cho sân trường luôn
luôn sạch sẻ nhé!
NTH: Nguyễn Thị Kiều

Trường mầm non Gio Thành


Một số biện pháp PTNN cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động NBTN mọi lúc mọi nơi

2.Giáo dục ngôn ngữ thông qua các giờ học:
a. Thông qua giờ nhận biết tập nói:
- Đây là môn học rất quan trọng, nhất là đối với sự phát triển ngôn ngữ và
cung cấp vốn từ cho trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ.
- Trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng đang trong thời kì học nói, bộ máy phát âm của
trẻ chưa hoàn chỉnh, vì vậy trẻ thường nói không đủ từ, nói ngọng, nói lắp. Cho nên
trong tiết dạy cô phải chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn để gây hứng thú cho
trẻ. Bên cạnh đó cô phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn, trong khi
trẻ trả lời, cô hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu không nói cộc lốc.
VD1: Tiết nhận biết tập nói "Con cá” cô muốn cung cấp từ "Con cá", "Đầu
cá" "Vây cá" “Đuôi cá”... cho trẻ, cô phải chuẩn bị một con cá thật để cho trẻ quan
sát. Nói đến bộ phận nào chỉ vào bộ phận đó cho trẻ quan sát, trẻ sẽ sử dụng các giác
quan như: sờ, nhìn… nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, rèn luyện kỹ năng ghi nhớ
có chủ định.
- Để giúp trẻ hứng thú tập trung vào đối tượng quan sát cô cần đưa ra hệ thống
câu hỏi phù hợp với đề tài đang dạy:
+ Đây là con gì? (Con cá ạ)
+ Cá muốn bơi được là nhờ có gì ? (Cái đuôi và cái vây ạ)
+ Các con ơi, cá đang nhìn chúng mình đấy, thế mắt cá nằm ở đâu nhỉ? (Nằm
ở trên đầu con cá)
+ Đố các con biết cá sống ở đâu? ( Sống ở dưới nước)

+ Trên mình cá có gì mà lấp lánh thế ? ( Có vẩy)...

NTH: Nguyễn Thị Kiều

Trường mầm non Gio Thành


Một số biện pháp PTNN cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động NBTN mọi lúc mọi nơi

- Trong khi trẻ trả lời, cô phải chú ý đến câu trả lời của trẻ, trẻ nói được câu
ngắn 3-4 từ theo yêu cầu câu hỏi của cô, nếu trẻ nói cộc lốc, thiếu từ cô phải sửa
ngay cho trẻ.

VD2: Tiết nhận biết tập nói “Xe ô tô”
- Khi vào bài cô đặt câu đố:
“Xe gì bốn bánh
Chạy ở trên đường
Còi kêu bim bim
Chở hàng chở khách” ( Xe ô tô)
- Trẻ trả lời đó là xe ô tô thì tôi đưa ra chiếc xe ô tô cho trẻ xem và hỏi:
+ Đây là xe gì? (Ô tô ạ)
+ Xe ô tô có màu gì? ( Màu đỏ ạ)
+ Xe ô tô chạy ở đâu? ( Chạy ở trên đường bộ )
+ Xe ô tô dùng để làm gì? (Dùng để chở người, chở hàng)
+ Còi xe ô tô kêu như thế nào?( Bim bim)...
- Cứ như vậy tôi đặt hệ thống câu hỏi từ tổng thể đến chi tiết để trẻ trả lời
nhằm kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ và tư duy, qua đó lồng liên hệ thực tế giáo
dục trẻ về an toàn giao thông khi đi trên đường bộ.
*Giáo dục: Xe ô tô là loại phương tiện giao thông đường bộ đấy, xe dùng để
chở người và chở hàng hóa, nếu khi nào các con được ngồi xe ô tô thì các con nhớ

không được thò đầu thò tay ra ngoài cửa sổ mà nguy hiểm nhé!...
NTH: Nguyễn Thị Kiều

Trường mầm non Gio Thành


Một số biện pháp PTNN cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động NBTN mọi lúc mọi nơi

VD3: Tiết nhận biết tập nói “Xe máy”
- Với tiết học này tôi tận dụng đồ dùng trực quan để cho trẻ nhận biết và tập
nói rõ ràng hơn, tiếp thu kiến thức thực tế tốt hơn. Khi vào bài cô và trẻ cùng chơi
bánh xe quay, khi xe dừng lại tôi hỏi luân phiên các trẻ:
+ Hàng ngày ai chở các con đi học? (Bố, mẹ...)
+ Bố mẹ chở các con đi học bằng phương tiện gì? (Xe máy, xe đạp...)
- Trẻ trả lời thì tôi cho trẻ quan sát xe máy và hỏi:
+ Đây là xe gì? (Xe máy ạ)
+ Xe máy có màu gì? ( Màu đỏ ạ, ...)
+ Xe máy chạy ở đâu? ( Chạy ở trên đường bộ )
+ Xe máy dùng để làm gì? (Dùng để chở người, chở hàng)
+ Ở trên xe có gì đây nữa? (Mũ bảo hiểm)
+ Mũ bảo hiểm dùng để làm gì? (Để đội)
+ Mũ này có màu gì? (Màu xanh ạ)
+ Ngồi trên xe máy thì phải như thế nào? (Đội mũ bảo hiểm...)
Qua đó tôi lồng ghép liên hệ thực tế giáo dục trẻ về an toàn giao thông khi
ngồi trên xe máy.
*Giáo dục: Khi được bố mẹ chở đi học các con nhớ phải đội mũ bảo hiểm,
ngồi ngay ngắn, mổi xe máy chỉ được phép chở hai người lớn và một trẻ em thôi, vì
vậy các con không được ngồi nhiều bạn trên một xe máy nhé...

NTH: Nguyễn Thị Kiều


Trường mầm non Gio Thành


Một số biện pháp PTNN cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động NBTN mọi lúc mọi nơi

b. Thông qua giờ đọc thơ, kể truyện:
- Trên tiết học khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là phát triển ngôn
ngữ nói cho trẻ và còn hình thành phát triển ở trẻ kỹ năng nói mạch lạc, mà muốn
làm được như vậy trẻ phải có vốn từ phong phú, hay nói cách khác là trẻ cũng được
học thêm các từ mới qua giờ học thơ, truyện.
- Để giờ học thơ, truyện đạt kết quả cao, hình thành và phát triển ngôn ngữ cho
trẻ tốt thì đồ dùng phục vụ cho tiết học cần phải đảm bảo:
+ Đồ dùng đẹp, màu sắc phù hợp, đảm bảo tính giáo dục và an toàn cho trẻ.
+ Nếu là tranh vẽ phải đẹp, phù hợp với nội dung từng bài thơ, câu truyện.
+ Bản thân giáo viên phải thuộc truyện, ngôn ngữ của giáo viên phải trong
sáng, giọng đọc giọng kể phải diễn cảm, thể hiện đúng nhịp điệu, ngữ điệu của các
nhân vật trong từng bài thơ, từng câu truyện.
VD1: Kể cho trẻ nghe câu truyện “Đôi bạn nhỏ”, tôi cung cấp vốn từ cho trẻ
đó là từ “Bới đất”, tôi cho trẻ xem tranh một chú gà đang lấy chân để bới đất tìm
giun và giải thích cho trẻ hiểu từ “Bới đất” (Các con ạ, bản năng của những chú gà là
mỗi khi đi kiếm ăn các chú gà phải lấy chân để bới đất, đào đất lên để tìm thức ăn
cho mình, khi kiếm được thức ăn chú gà sẽ lấy mỏ để ăn đấy).
- Cô kể 1-2 lần cho trẻ nghe giúp trẻ hiểu về tác phẩm.
- Sau khi kể xong tôi đặt hệ thống câu hỏi giúp trẻ nhớ được nội dung truyện:
+ Hai bạn Gà và Vịt trong câu truyện rủ nhau đi đâu? (Đi kiếm ăn ạ)
+ Vịt kiếm ăn ở đâu? (Ở dưới ao), còn bạn Gà kiếm ăn ở đâu? (Trên bãi cỏ)
+ Khi hai bạn kiếm ăn thì con gì đuổi bắt Gà con? (Con Cáo)
NTH: Nguyễn Thị Kiều


Trường mầm non Gio Thành


Một số biện pháp PTNN cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động NBTN mọi lúc mọi nơi

+ Vịt con đã cứu Gà con như thế nào?(Gà nhãy lên lưng Vịt, Vịt bơi ra xa).
+ Hai bạn Gà và Vịt yêu thương nhau như thế nào?(Vịt cổng Gà xuống nước
kẻo Cáo bắt)...
- Để trẻ khắc sâu hơn về câu truyện và phát triển ngôn ngữ tốt thì tôi cho trẻ kể
truyện theo tranh cùng cô 1-2 lần.
- Qua câu truyện đó tôi giáo dục trẻ phải biết yêu thương và giúp đỡ bạn trong
lúc khó khăn.

VD2: Qua bài thơ “Cây bắp cải” muốn cung cấp cho trẻ hiểu nội dung bài thơ
và phát triển vốn từ tốt thì phải cho trẻ quan sát đồ dùng trực quan, chuẩn bị một
cây bắp cải thật để cho trẻ quan sát sau đó giới thiệu tên bài thơ tên tác giả.
- Đọc thơ cho trẻ nghe 1-2 lần và cho trẻ nhắc lại tên bài thơ
- Muốn cho trẻ hiểu từ “Sắp vòng tròn” thì qua vật thật tôi sẽ giải thích cho trẻ
từ “Sắp vòng tròn” Các con nhìn này, đây là cây bắp cải mà hàng ngày mẹ các con
thường mua về để nấu cho các con ăn đấy, các con nhìn xem lá bắp cải rất to, có
màu gì nào? (Màu xanh ạ), khi cây bắp cải càng lớn thì lá càng cuộn thành vòng tròn
xếp chồng lên nhau, lá non thì nằm ở bên trong được bao bọc bằng những lớp lá già
ở ngoài.
- Bên cạnh đó tôi cũng chuẩn bị câu hỏi để giúp trẻ trả lời:
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? (Cây bắp cải)
+ Cây bắp cải trong bài thơ đẹp như thế nào? ( Xanh man mát )
+ Còn lá bắp cải được nhà thơ miêu tả ra sao? ( Sắp vòng tròn)
NTH: Nguyễn Thị Kiều

Trường mầm non Gio Thành



Một số biện pháp PTNN cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động NBTN mọi lúc mọi nơi

+ Búp cải non thì nằm ở đâu? (Nằm ngủ giữa)...

- Sau đó cho trẻ đọc thơ cùng cô theo lớp, tổ, cá nhân, nhóm...
- Như vậy qua bài thơ ngoài những từ ngữ trẻ đã biết, mà còn cung cấp thêm
vốn từ mới cho trẻ để ngôn ngữ của trẻ thêm phong phú.
- Ngoài việc cung cấp cho trẻ vốn từ mới thì việc sửa lỗi nói ngọng, nói lắp
cũng vô cùng quan trọng, khi áp dụng vào bài dạy tôi luôn chú trọng đến điều này và
đã kịp thời sửa sai cho trẻ ngay tại chổ.
* Như vậy thơ, truyện không những kích thích trẻ nhận thức mà còn phát triển
ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện.
c. Thông qua giờ âm nhạc:
- Để thu hút trẻ vào giờ học và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ được tốt hơn tôi
phải nghiên cứu, sáng tạo những biện pháp dạy học tốt nhất có hiệu quả với trẻ.
- Đối với tiết học âm nhạc trẻ được tiếp xúc nhiều đồ vật (trống lắc, phách tre,
mõ, xắc xô…bằng nhiều chất liệu khác nhau) trẻ được học những giai điệu vui tươi,
hóm hỉnh, kết hợp với các loại vận động theo bài hát một cách nhịp nhàng.
- Qua những giờ học hát, vận động theo nhạc, giúp trẻ biết sử dụng ngôn ngữ
có mục đích, biết dùng ngôn ngữ và động tác cơ bản để miêu tả những hình ảnh đẹp
của bài hát, qua đó giúp trẻ khắc sâu hơn về nội dung bài hát:
VD: Hát và vận động bài “Con Voi”
+ Câu đầu tiên: Con vỏi con Voi, cái vòi đi trước (Trẻ đưa tay ra phía trước giả
vờ làm vòi con Voi).

NTH: Nguyễn Thị Kiều

Trường mầm non Gio Thành



Một số biện pháp PTNN cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động NBTN mọi lúc mọi nơi

+ Câu thứ hai: Hai chân trước đi trước, hai chân sau đi sau (Hai tay chống
hông hai chân nhấc lên nhấc xuống).
+ Câu cuối: Còn cái đuôi đi sau nốt, tôi xin kể nốt, câu chuyện con Voi (Một
tay chống hông, một tay đưa ra đằng sau giả vờ làm đuôi con Voi).

d. Thông qua giờ học vận động:
- Giờ học vận động " Đi bước vào các ô" của lớp, tôi đã sử dụng đồ dùng trực
quan để dạy trẻ.
- Muốn giáo dục trẻ đi bước vào các ô đúng kỹ năng, trước tiên giáo viên là
người giới thiệu tên vận động rõ ràng, làm mẫu chính xác kỹ năng đề tài, sau đó mời
1-2 trẻ làm mẫu lại, sau đó luyện tập theo lớp, từng tổ, cá nhân.
- Trong khi học mà chơi chơi mà học trẻ còn có thể vừa chơi vừa kết hợp phân
biệt màu xanh, đỏ của những chiếc vòng để khi trẻ phân biệt màu không bị nhầm
lẫn, thì khi trẻ bước vào vòng nào tôi có thể hỏi trẻ giúp ngôn ngữ của trẻ thêm mạch
lạc, rõ ràng hơn như:
+ Con đang bước vào vòng có màu gì?( Màu xanh ạ)
+ Thế những đường viền trên vòng có màu gì đây? ( Màu đỏ ạ)
+ Vòng để làm gì con có biết không? ( Để học, để chơi trò chơi ạ)
+ Con sẽ chơi gì với những chiếc vòng này nữa?( Con tập lái ô tô)...

NTH: Nguyễn Thị Kiều

Trường mầm non Gio Thành


Một số biện pháp PTNN cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động NBTN mọi lúc mọi nơi


3. Một số trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ:
- Đối với trẻ nhà trẻ, phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi là một biện pháp
tốt nhất. Trò chơi đã trở thành phương tiện để cung cấp, tích luỹ được nhiều vốn từ
và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết sử dụng vốn từ một
cách thành thạo.
- Qua trò chơi trẻ sẽ được giao tiếp mạnh dạn hơn, ngôn ngữ cũng lưu loát
hơn, vốn từ của trẻ cũng được tăng lên. Và tôi nhận thấy rằng khi trẻ chơi trò chơi
xong sẽ gây sự hứng thú lôi cuốn trẻ vào bài học. Như vậy trẻ sẽ tiếp thu bài một
cách nhẹ nhàng và thoải mái.
- Bản thân tôi đã tìm tòi, tham khảo, đọc những tài liệu, sách báo và tôi thấy
rằng trò chơi thực sự có hiệu quả làm tăng thêm vốn từ cho trẻ, từ đó ngôn ngữ của
trẻ ngày càng phong phú.
*Trò chơi 1: “Cái gì? Dùng để làm gì?"
- Mục đích của trò chơi này là tôi muốn trẻ nhận biết được một số đồ dùng
quen thuộc và biết tác dụng của những đồ dùng, qua trò chơi này ngôn ngữ của trẻ
cũng được phát triển:
- Chuẩn bị:
+ Đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống ( Bát, thìa, ca, cốc…)
+ Đồ dùng để mặc (Quần, áo, khăn, mũ…)
+ Mỗi trẻ có 1 đồ dùng bằng vật thật khác nhau.
- Tiến hành:
NTH: Nguyễn Thị Kiều

Trường mầm non Gio Thành


Một số biện pháp PTNN cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động NBTN mọi lúc mọi nơi

+ Tôi cho trẻ ngồi hình chữ u xung quanh cô, cô hỏi đến tên và công dụng đồ

dùng nào thì trẻ đưa ngay đồ dùng đó lên và nói nhanh đồ dùng đó dùng để làm gì?
- Cô nói:
+ Cái bát dùng để làm gì? (Cái bát đựng cơm)
+ Cái cốc dùng để làm gì? (Dùng để uống nước)
+ Cái mũ để làm gì? (Cái mũ để đội)
+ Cái áo để làm gì? (Cái áo để mặc)
+ ………………
………………
- Sau khi chơi xong tôi vận dụng trò chơi này để rèn sự nhanh nhẹn và tư duy
của trẻ, tôi yêu cầu trẻ gọi lại tên đồ dùng mình đang cầm và xác định nơi cất đồ
dùng đó trong lớp, sau đó tôi hô: 2, 3 là trẻ chạy nhanh về đúng nơi cất đồ dùng.
*Trò chơi 2: “Con muỗi ”
- Cách chơi: Cô đứng phía trước đối diện mặt với trẻ, cô cho trẻ đọc và làm
động tác theo cô về con muỗi.
- Cô cho trẻ đọc từng lời một có kèm theo động tác:
+ Có con muỗi vo ve, vo ve (Trẻ vừa đọc cùng cô vừa giơ ngón tay trỏ ra
trước mặt vẫy qua vẫy lại theo nhịp đọc).
+ Đốt cái tay, đốt cái chân, rồi bay đi xa (Trẻ lấy ngón tay trỏ chỉ vào cánh tay
đối diện, chỉ xuống đùi rồi dang 2 tay sang ngang).
+ Úi chà! úi chà! Dang tay ra đánh cái bép, con muỗi xẹp, rửa tay (Dang 2 tay
sang ngang kết hợp nhún vai 2 lần, vỗ tay một cái rồi chỉ vào chóp mũ, sau đó xoa 2
tay vào nhau giả vờ rửa tay).
- Tuỳ theo sự hứng thú của trẻ mà cô tổ chức cho trẻ chơi 1 hoặc nhiều lần,
khi trẻ chơi tôi nhận thấy tất cả các trẻ đều tham gia đọc cùng cô, có trẻ đọc được cả
câu, có trẻ bập bẹ vài ba từ, nhưng qua đó cũng giúp cho ngôn ngữ của trẻ dần dần
được hình thành và phát triển tốt hơn.
*Trò chơi 3: " Đoán đặc điểm của con vật ”
- Cách chơi: Cô nói đến tên con vật nào thì trẻ nói đến đặc điểm của con vật
đó:
+ Cô nói "Con gà" trẻ nói "Có 2 chân, 2 cánh"...

*Trò chơi 4: "Bắt chước tiếng kêu con vật ”
- Cách chơi: Cô nói đến con vật nào thì trẻ giả vờ làm tiếng kêu của con vật
đó:
+ Cô nói mèo kêu, trẻ nói meo meo
+ Cô nói chó sủa, trẻ nói gâu gâu
+ Cô nói lợn kêu, trẻ nói ủn ỉn, ủn ỉn
+ Cô nói vịt kêu, trẻ nói cạp cạp...
4. Tạo môi trường học tập, đồ dùng đồ chơi
- Đối với trẻ nhà trẻ, lớp học chính là mái nhà thứ hai của trẻ. Cảm giác đầu
tiên khi trẻ bước vào lớp, phản xạ tự nhiên của trẻ là nhìn xung quanh lớp xem có gì
mới lạ. Vì vậy, các mảng tường chính trong lớp đó là mảng chủ đề và các góc hoạt
NTH: Nguyễn Thị Kiều

Trường mầm non Gio Thành


Một số biện pháp PTNN cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động NBTN mọi lúc mọi nơi

động là đối tượng đầu tiên thu hút trẻ đến lớp, cho nên tôi trang trí nổi bật bằng tranh
ảnh to, rõ ràng, màu sắc phù hợp lứa tuổi. Qua đó sẽ gây sự chú ý của trẻ nên mục
đích rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ đạt kết quả cao.
- Ngoài những đồ dùng đồ chơi nhà trường cung cấp ra giáo viên còn tận dụng
tất cả những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng đồ chơi như lịch
cũ, ống lon, chai nhựa ... và khuyến khích trẻ cùng làm với cô, vừa làm vừa trò
chuyện, qua đó cung cấp thêm vốn từ cho trẻ. Dựa vào từng chủ đề lên kế hoạch làm
đồ dùng, đồ chơi một cách cụ thể. Mỗi chủ đề đều có 1-2 bộ đồ dùng đồ chơi phục
vụ cho việc học và chơi của trẻ.
5. Công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh
- Để vốn từ của trẻ phát triển tốt không thể thiếu được đó là sự đóng góp của
gia đình trẻ, việc giáo dục trẻ ở gia đình là rất cần thiết nên tôi luôn kết hợp chặt chẽ

với phụ huynh để trao đổi thống nhất về cách chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và lên kế
hoạch lịch sinh hoạt dạy học cho từng tháng, từng tuần để phụ huynh nắm bắt được
và rèn thêm cho trẻ lúc trẻ ở nhà.
- Vì đây là trẻ nhà trẻ, trẻ đang trong thời kì tập nói nên tôi trao đổi với phụ
huynh về ý nghĩa phát triển vốn từ của trẻ và yêu cầu phụ huynh cùng phối hợp với
giáo viên trong việc dạy trẻ phát triển ngôn ngữ. Hàng ngày phụ huynh phải dành
nhiều thời gian để thường xuyên trò chuyện cùng trẻ, cho trẻ được tiếp xúc nhiều
hơn với các sự vật hiện tượng xung quanh, lắng nghe và trả lời các câu hỏi của trẻ.
- Đối với những trẻ mới đi học năm đầu tiên vốn từ của trẻ còn hạn hẹp, hơn
nữa trẻ rất hay nói ngọng, nói lắp thì vai trò của phụ huynh trong việc phối hợp với
giáo viên là rất cần thiết, để giúp trẻ vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống
của trẻ, trẻ được giao tiếp, được sửa âm, sửa ngọng...
- Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh sưu tầm những quyển sách tranh về
thơ, truyện, có hình ảnh rõ ràng, có nội dung phù hợp với lứa tuổi nhà trẻ để cho trẻ
làm quen và để xây dựng góc thư viện sách truyện của lớp.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Kết quả trên trẻ
*Sau khi áp dụng “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng
tuổi thông qua hoạt động nhận biết tập nói mọi lúc mọi nơi” trong cả năm học, tôi
thấy trẻ có những chuyển biến rõ rệt, đa số trẻ trong lớp đã có một số vốn từ rất tốt,
trẻ nói rõ ràng được thể hiện như sau:
- Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong khi giao tiếp.
- Đa số trẻ khi giao tiếp biết nói đủ câu.
- Trẻ không còn nói ngọng, nói lắp nữa.
- Ngôn ngữ của trẻ đã phong phú hơn và trẻ đã biết vận dụng vốn từ vào cuộc
sống hàng ngày.
*Bằng một số kinh nghiệm của mình mà tôi đã áp dụng trong việc phát triển
ngôn ngữ của trẻ lứa tuổi nhà trẻ trong năm học vừa qua, và kết quả đạt được cuối
năm học như sau: (Tổng số trẻ trong lớp: 26 trẻ)
NTH: Nguyễn Thị Kiều


Trường mầm non Gio Thành


Một số biện pháp PTNN cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động NBTN mọi lúc mọi nơi

Tốt

Khá

Phân loại kỹ năng

Trung
bình
SL %

SL

%

SL

%

Kỹ năng nghe hiểu ngôn ngữ
và phát âm

20

77


4

15

2

Vốn từ

21

81

3

11

Kỹ năng giao tiếp

19

73

6

23

Yếu
SL


%

8

0

0

2

8

0

0

1

4

0

0

2. Về giáo viên
- Giáo viên đã tìm tòi, nghiên cứu và thực hiện nhiều biện pháp, các hình thức
mới, nhiều trò chơi mới đa dạng phong phú trên các giờ lên lớp, giúp giáo viên nâng
cao tay nghề trong quá trình công tác.
- Tạo được môi trường học tập đẹp, phong phú, đặc biệt là mảng chủ đề và các
góc .

3. Về phụ huynh
- Phụ huynh đã tin tưởng vào giáo viên và gữi con học để yên tâm công tác,
đồng thời thường xuyên trao đổi với giáo viên về tình hình học tập của con em mình,
để cùng nhau rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ ở nhà. Bên cạnh đó phụ huynh đã đóng góp
nguyên liệu, sách báo, tạp chí...tạo môi trường học tập cho trẻ ở lớp.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
*Từ những việc làm trên bản thân tôi đã rút ra cho mình bài học kinh nghiệm
sau:
1. Giáo viên luôn học hỏi nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ, nâng cao
tay nghề, vận dụng những phương pháp, biện pháp phù hợp với từng hoạt động. Tiếp
tục tìm tòi những biện pháp và hình thức mới, trò chơi mới để gây hứng thú cho trẻ
hoạt động.
2. Tạo môi trường phong phú, cuốn hút trẻ và vận dụng môi trường đó để dạy
trẻ trong các hoạt động.
3. Giáo viên cần hiểu rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ với việc hình thành và
phát triển nhân cách cho trẻ. Làm giàu vốn từ cho trẻ qua việc hướng dẫn trẻ quan
sát, vui chơi, kể truyện cho trẻ nghe. Củng cố vốn từ cho trẻ. Tích cực hoá vốn từ
cho trẻ. Giáo viên tạo điều kiện cho trẻ nghe nhiều và nói chuyện nhiều với trẻ, luôn
tìm cách thúc đẩy trẻ sử dụng ngôn ngữ một cách chủ động. Tổ chức nhiều trò chơi
có sử dụng ngôn ngữ. Tích cực cho trẻ làm quen với thiên nhiên để phát triển kỹ
năng quan sát, giúp trẻ củng cố vốn từ bằng ngôn ngữ.

NTH: Nguyễn Thị Kiều

Trường mầm non Gio Thành


Một số biện pháp PTNN cho trẻ 24-36 tháng thông qua hoạt động NBTN mọi lúc mọi nơi

4. Tích cực làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, hấp dẫn với trẻ và phù hợp với nội

dung của từng chủ đề và từng đề tài bài dạy.
5. Luôn tạo không khí vui tươi, thoải mái cho trẻ, tạo điều kiện quan tâm đến
trẻ, dành nhiều thời gian để gần gũi trò chuyện với trẻ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin tham
gia vào các hoạt động.
6. Làm tốt công tác phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh để
nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, từ đó có kế hoạch dạy trẻ phát triển ngôn
ngữ tốt hơn.
VI. PHƯƠNG HƯỚNG VẬN DỤNG
- Tiếp tục thực hiện vận dụng những biện pháp trên, phát huy những thành
tích đã đạt được vào trong hoạt động thực tiển, khắc phục những thiếu sót trong quá
trình thực hiện.
- Bản thân không ngừng rèn luyện, học hỏi và bồi dưỡng về đạo đức cũng như
về nghiệp vụ sư phạm.
- Dự giờ tham quan các lớp, các trường bạn để tích luỹ kinh nghiệm cho bản
thân.
- Tổ chức tốt các hoạt động trong lớp, tạo môi trường học tập trong và ngoài
lớp thân thiện, sắp xếp khoa học....
*Một số ý kiến đề xuất:
- Nhà trường tạo điều kiện để tiếp tục cho giáo viên đi tham quan môi trường
sư phạm và dự giờ các tiết dạy mẫu ở trường bạn để học hỏi kinh nghiệm.
*Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã đúc rút được trong năm
học. Rất mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, sự chia sẻ của bạn bè đồng
nghiệp, giúp tôi có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc lựa chọn một số biện pháp
phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi, xin chân thần cám ơn!.
Gio Linh, ngày 18 tháng 04 năm 2017
Người viết
Nguyễn Thị Kiều

NTH: Nguyễn Thị Kiều


Trường mầm non Gio Thành



×