Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

CHUYỂN ĐỔI TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.98 MB, 136 trang )

Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Kim Anh

CHUYỂN ĐỔI TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM:
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC
TÀI CHÍNH VI MÔ


Báo cáo này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguồn lực Tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa
(tiền thân là Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam-VMFWG). Việc sao chép một phần hoặc tái bản Báo
cáo nghiên cứu này chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý chính thức bằng văn bản của Trung tâm Tư vấn
Nguồn lực Tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (VMFWG) trước khi thực hiện sao chép hoặc tái bản.
Với nguồn hỗ trợ tài chính của Quỹ Citi – Ngân hàng Citi, tổ chức ADA, Quỹ Metlife, tổ chức Give2Asia, Báo
cáo nghiên cứu này được hoàn thành bởi sự hợp tác của Nhóm tác giả nghiên cứu gồm PGS.TS. Nguyễn
Kim Anh, TS. Phí Trọng Hiển, ThS. Quách Tường Vy, ThS. Đoàn Thái Sơn và ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai; Trợ lý nghiên
cứu gồm ThS. Đào Phương Thảo; Nguyễn Tường Vy Linh và Lê Mai Linh. Các ý kiến trong Báo cáo nghiên cứu
mang tính chất độc lập, không phản ánh quan điểm của VMFWG.

Quỹ Citi
Quỹ Citi hỗ trợ trao quyền kinh tế và tài chính cho người nghèo, người có thu nhập thấp
trong cộng đồng trên địa bàn hoạt động của Citi. Chúng tôi cộng tác với một số đối tác
để thiết kế và thử nghiệm các sáng kiến dành cho người nghèo, hỗ trợ hoạt động xây
dựng kiến thức và năng lực lãnh đạo. Thông qua phương pháp tiếp cận “Hơn cả nhân
đạo”, chúng tôi đặt sức mạnh của các nguồn lực kinh doanh của Citi và chúng tôi cùng làm việc để tăng
cường đầu tư nhân đạo và cải thiện cộng đồng. Để biết thêm thông tin xin truy cập trang web />
Tổ chức quốc tế ADA
ADA là một tổ chức phi chính phủ đến từ Luxembourg hoạt động để thúc đẩy tài chính
cho người nghèo trên toàn thế giới. ADA tin rằng tăng cường khả năng tiếp cận các dịch
vụ tài chính cho người nghèo có thể cải thiện lâu dài cho điều kiện sống của họ. Vì vậy,
ADA cung cấp các dịch vụ tài chính chuyên nghiệp cho người nghèo nhằm giúp đỡ
khoảng 2,5 triệu người trưởng thành không nằm trong hệ thống tài chính thông thường tự cung cấp và đáp
ứng tương xứng các nhu cầu cuộc sống của chính mình. Tổ chức đã và đang phát triển các dịch vụ và sản


phẩm tài chính hiệu quả với mục tiêu chống lại đói nghèo trong suốt 20 năm qua. ADA ưu tiên hỗ trợ và đào
tạo các đơn vị tham gia lĩnh vực tài chính cho người nghèo ở các nước đang phát triển hơn là giúp đỡ. Điều
này có ý nghĩa tôn trọng đối với quyền tự chủ của họ và mang đến những công cụ cần thiết mà họ cần để
xây dựng tương lai của chính họ. ADA nỗ lực tạo ra một ngành tài chính cho người nghèo hiệu quả, bền
vững và mang tính xã hội cao. Tất cả các sáng kiến của tổ chức đều nhằm thúc đẩy tính minh bạch và sự
chặt chẽ trong lĩnh vực này. ADA hỗ trợ việc thực hiện các công cụ/phương thức đo lường hiệu quả xã hội
và tính minh bạch cũng như ngăn chặn việcmắc nợ. ADA phấn đấu trở thành một đối tác đáng tin cậy để
hỗ trợ sự phát triển mang tính tự chủ của những người bị loại trừ khỏi các dịch vụ tài chính thông thường.

Quỹ Metlife
MetLife được thành lập dựa trên nền tảng sự thấu hiểu đơn giản mà sâu sắc,
mạnh mẽ: tất cả con người đều cần được tiếp cận với công cụ tài chính phù hợp để đạt được các mục
tiêu trong cuộc sống. Niềm tin cốt lõi ấy đã định hướng cho văn hóa làm việc của MetLife từ khi chúng tôi
thành lập vào năm 1868. Năm 2013, niềm tin ấy đã truyền cảm hứng cho Quỹ MetLife xây dựng một chiến
lược mới tập trung vào phổ cập tài chính – sự cống hiến tận tâm của chúng tôi nhằm đảm bảo sẽ ngày
càng nhiều hộ gia đình thu nhập thấp trên toàn thế giới tiếp cận các dịch vụ tài chính cần thiết để đạt được
các mục tiêu trong cuộc sống.

Tổ chức Give2Asia
Give2Asia là một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ nhằm thúc đẩy và
truyền cảm hứng cho hoạt động từ thiện châu Á. Quà tặng từ thiện mà
Give2Asia thực hiện có thể được gửi bởi các nhà tài trợ cho các mục đích cụ thể và các tổ chức từ thiện ở
châu Á, theo đánh giá khả năng của mình và phê duyệt bởi Ban Giám đốc Give2Asia. Để biết thêm thông
tin xin truy cập trang web />
Trung tâm Tư vấn Nguồn lực Tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa
Trung tâm Tư vấn Nguồn lực Tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa là một tổ chức
dành cho các nhà thực hành tài chính vi mô để có diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, giải
quyết các vấn đề khó khăn và đưa tiếng nói của ngành tài chính vi mô đến với các nhà
hoạch định chính sách.
Để biết thêm thông tin xin truy cập trang web



NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM

CHUYỂN ĐỔI TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ
TẠI VIỆT NAM:

BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA
CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ

Chủ biên:
PGS.TS. Nguyễn Kim Anh
Thành viên tham gia:
TS. Phí Trọng Hiển
ThS. Quách Tường Vy
ThS. Đoàn Thái Sơn
ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những nỗ lực chia sẻ, hỗ trợ thông
tin và thời gian quý báu của các tổ chức, cá nhân đã dành cho
chúng tôi trong quá trình thực hiện Báo cáo nghiên cứu.
Với những thông tin, phân tích, đánh giá của Báo cáo nghiên cứu,
chúng tôi hy vọng có thể tạo ra được bức tranh tổng thể về quá trình
phát triển, những khó khăn, vướng mắc cũng như những bài học
được đúc kết và rút ra trong quá trình chuyển đổi thành công của 03

TCTCVM chính thức với mục tiêu truyền tải những kinh nghiệm đến
các tổ chức, các chương trình - dự án tài chính vi mô có động lực
chuyển đổi. Chúng tôi cũng mong muốn với các kiến nghị, đề xuất
tại Báo cáo sẽ truyền tải được sự chủ động, những kinh nghiệm trong
việc xây dựng chương trình, kế hoạch chuyển đổi, lộ trình triển khai
cụ thể, khả thi, tiết kiệm chi phí các nguồn lực trong quá trình chuyển
đổi tới các tổ chức, các chương trình - dự án TCVM có mong muốn
chuyển đổi để qua đó tạo đà cho việc phát triển hoạt động tài chính
vi mô tại Việt Nam. Những kinh nghiệm, kết quả và đề xuất, kiến nghị
tại Báo cáo hy vọng sẽ đem lại những giá trị ứng dụng vào thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu có thể là tư liệu hữu ích phục vụ cho công tác
nghiên cứu, là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà thực hành
TCVM, các nhà hoạch định chính sách và các Cơ quan quản lý
Nhà nước.
Chúng tôi trân trọng gửi lời cảm ơn tới Quý vị đại biểu tham dự và
đóng góp ý kiến Dự thảo Báo cáo nghiên cứu được trình bày tại Hội
thảo “Chuyển đổi và phát triển bền vững Tài chính vi mô tại Việt
Nam” ngày 4 tháng 12 năm 2015 tại Hà Nội. Những gợi ý, nội dung
phản biện hữu ích đã được Nhóm nghiên cứu sử dụng để nâng cao
chất lượng báo cáo và những kiến nghị trở nên thực tiễn hơn.

2 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM


Cuối cùng, chúng tôi bày tỏ sự cảm ơn tới các đơn vị tài trợ: Quỹ Citi
– Ngân hàng Citibank Việt Nam; tổ chức ADA; Quỹ Metlife, tổ chức
Give2Asia đã khuyến khích, hỗ trợ tài chính để Nhóm nghiên cứu khởi
động ý tưởng và hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu.

Thay mặt Nhóm nghiên cứu

Chủ biên
PGS.TS. Nguyễn Kim Anh

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 3


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Vấn đề nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Ứng dụng của đề tài nghiên cứu
6. Hạn chế của đề tài nghiên cứu

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TCTCVM VÀ CHUYỂN ĐỔI TCTCVM
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1. Tổng quan về TCTCVM
1.1.1. Lịch sử phát triển và khái niệm tài chính vi mô
1.2. Tổng quan về chuyển đổi các TCTCVM
1.2.1. Khái niệm chuyển đổi
1.2.2. Khái niệm về sự chuyển đổi của các TCTCVM
1.2.3. Phân loại các hình thức chuyển đổi
1.2.4. Động lực của việc chuyển đổi

1.2.5. Quy trình chuyển đổi

CHƯƠNG 2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHUYỂN ĐỔI CỦA TCTCVM
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN TÌNH THƯƠNG (TYM)
2.1. Động lực chuyển đổi
2.1.1. Động lực bên trong
2.1.2. Động lực bên ngoài

4 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM


2.2. Quá trình chuyển đổi của TYM
2.2.1. Chuyển đổi từ chương trình - dự án
sang Đơn vị sự nghiệp có thu (1992 - 2006)
2.2.2. Chuyển đổi từ Đơn vị sự nghiệp có thu
sang TCTCVM được cấp phép (2006 - 2010)
2.3. Kết quả hoạt động ban đầu và kế hoạch sắp tới
2.3.1. Kết quả hoạt động
2.3.2. Hiệu quả tài chính và khả năng sinh lời
2.4. Bài học kinh nghiệm
2.4.1. Nhận định của TYM về thuận lợi, khó khăn,
cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển đổi
2.4.2. Bài học kinh nghiệm của TYM

CHƯƠNG 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHUYỂN ĐỔI CỦA TCTCVM
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN M7 (M7-MFI)
3.1. Động lực chuyển đổi
3.2. Quá trình chuyển đổi của M7-MFI
3.2.1. Chuyển đổi từ chương trình - dự án sang Quỹ xã hội
(1993 - 2010)

3.2.2. Chuyển đổi từ Quỹ xã hội sang TCTCVM chính thức
(2010 -2012)
3.3. Kết quả hoạt động ban đầu và kế hoạch sắp tới
3.3.1. Kết quả hoạt động
3.3.2. Hiệu quả tài chính và khả năng sinh lời
3.3.3. Kế hoạch 5 năm sắp tới
3.4. Bài học kinh nghiệm của M7-MFI

CHƯƠNG 4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHUYỂN ĐỔI CỦA CTCVM
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THANH HÓA (THANH HÓA MFI)
4.1. Động lực chuyển đổi
4.2. Quá trình chuyển đổi của Thanh Hóa MFI

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 5


4.2.1. Chuyển đổi từ chương trình - dự án sang Quỹ xã hội
(1998 - 2008)
4.2.2. Chuyển đổi từ Quỹ xã hội sang TCTCVM chính thức
(2008 - 2014)
4.3. Kết quả hoạt động ban đầu và kế hoạch sắp tới
4.3.1. Kết quả hoạt động
4.3.2. Kế hoạch 5 năm sắp tới
4.4. Bài học kinh nghiệm của Thanh Hóa MFI
4.4.1. Nhận định của Thanh Hóa MFI về cơ hội và thách thức
trong quá trình chuyển đổi
4.4.2. Bài học kinh nghiệm chuyển đổi của Thanh Hóa MFI

KẾT LUẬN
PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

6 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

CARD

Ngân hàng Nông nghiệp và Nông thôn
Philippines

TCTCVM

Tổ chức tài chính vi mô

TCVM

Tài chính vi mô

NGO

Tổ chức phi chính phủ

HĐQT


Hội đồng Quản trị

HĐTV

Hội đồng Thành viên

LHPNVN

Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

HPN

Hội phụ nữ

TKTN

Tiết kiệm tự nguyện

TKBB

Tiết kiệm bắt buộc

TCTD

Tổ chức tín dụng

NHTM

Ngân hàng thương mại


ADB

Ngân hàng Phát triển châu Á

TYM

Tổ chức tài chính quy mô nhỏ trách nhiệm hữu
hạn một thành viên Tình Thương

M7-MFI

TCTCVM trách nhiệm hữu hạn M7

Thanh Hóa MFI

TCTCVM trách nhiệm hữu hạn Thanh Hóa.

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 7


Nghị định số 28

Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 09/03/2005
của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của
tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam

Nghị định 165

Nghị định số 165/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007
của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một

số điều Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày
09/03/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt
động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại
Việt Nam;

TDTK

Tín dụng tiết kiệm

TKBB

Tiết kiệm bắt buộc

TKTN

Tiết kiệm tự nguyện

8 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM


DANH MỤC BẢNG
Bảng 01

Các mốc son phát triển TCVM tại Việt Nam

Bảng 02

Các giai đoạn của quá trình chuyển đổi

Bảng 03


Tầm nhìn và sứ mệnh trước và sau chuyển đổi
của TYM

Bảng 04

Số liệu cơ cấu vốn giai đoạn 2007 - 2014 của TYM

Bảng 05

So sánh tỉ lệ cơ cấu vốn các năm 2007, 2010
và 2014 của TYM

Bảng 06

Số liệu về dư nợ cho vay và số khách hàng
vay vốn của TYM

Bảng 07

Tầm nhìn và sứ mệnh trước và sau chuyển đổi
của M7-MFI

Bảng 08

Số liệu về dư nợ cho vay và số khách hàng
vay vốn của M7-MFI

Bảng 09


Số liệu về tiết kiệm của M7-MFI

Bảng 10

Số liệu về thu nhập và chi phí của M7-MFI

Bảng 11

Tầm nhìn, sứ mệnh trước và sau chuyển đổi
của Thanh Hóa MFI

Bảng 12

Số liệu cơ cấu vốn từ thời điểm chính thức
hoạt động (12/3/2015) đến 31/10/2015
của Thanh Hóa MFI

Bảng 13

Số liệu tăng trưởng dư nợ và khách hàng vay vốn
của Thanh Hóa MFI giai đoạn 2007 - 31/10/2015

Bảng 14

Số liệu về tiết kiệm của Thanh Hóa MFI
giai đoạn 2007 - 31/10/2015

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 9



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 01

Tỉ lệ PAR của TYM giai đoạn 2007 - 2014

Biểu đồ 02

Tăng trưởng số lượng nhân viên của TYM
giai đoạn 2007 - 2014

Biểu đồ 03

Tăng trưởng về địa bàn hoạt động của TYM
giai đoạn 2007 - 2014

Biểu đồ 04

Tăng trưởng về dư nợ và khách hàng vay vốn
của TYM giai đoạn 2007 - 2014

Biểu đồ 05

Tăng trưởng tiết kiệm của TYM
giai đoạn 2007 - 2014

Biểu đồ 06

Chỉ số OSS của TYM giai đoạn 2007 - 2014

Biểu đồ 07


Khả năng sinh lời của TYM từ năm 2007
đến năm 2014

Biểu đồ 08

Năng suất và hiệu suất của TYM
giai đoạn 2007 - 2014

Biểu đồ 09

Tỉ lệ PAR30 của M7-MFI giai đoạn 2010 - 2014

Biểu đồ 10

Tăng trưởng về dư nợ và khách hàng vay vốn
của M7-MFI

Biểu đồ 11

Tăng trưởng tiết kiệm của M7-MFI
giai đoạn 2010 - 2014

Biểu đồ 12

Chỉ số OSS của M7-MFI giai đoạn 2007 - 2014

Biểu đồ 13

Khả năng sinh lời của M7-MFI

giai đoạn 2010 - 2014

Biểu đồ 14

Năng suất và hiệu suất của M7-MFI
giai đoạn 2010 - 2014

Biểu đồ 15

Số lượng cán bộ của Thanh Hóa MFI
giai đoạn 2007 - 10/2015

10 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 16

Tăng trưởng tiết kiệm của Thanh Hóa MFI
giai đoạn 2007 - 10/2015

Biểu đồ 17

Tỉ lệ PAR30 của Thanh Hóa MFI
giai đoạn 2007 - 10/2015

Biểu đồ 18

Chỉ số OSS của Thanh Hóa MFI
giai đoạn 2007 - 10/2015


Biểu đồ 19

Khả năng sinh lời của Thanh Hóa MFI
giai đoạn 2007 - 2014

Biểu đồ 20

Năng suất và hiệu suất của Thanh Hóa MFI
giai đoạn 2007 - 2014

DANH MỤC HÌNH
Hình 01

Quá trình chuyển đổi từ TCTCVM bán chính thức
thành TCTCVM chính thức

Hình 02

Các mốc sự kiện quan trọng trong sự phát triển
của TYM

Hình 03

Các mốc sự kiện quan trọng trong sự phát triển
của M7-MFI

Hình 04

Các mốc sự kiện quan trọng trong sự phát triển

của Thanh Hóa MFI

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 11


TÓM TẮT BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
Với mong muốn cung cấp những thông tin, phân tích, đánh giá tác
động và những kinh nghiệm thực tiễn của quá trình chuyển đổi thành
công của các TCTCVM tại Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu đã được
thực hiện với sự hỗ trợ của Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam
(VMFWG) trong việc tiến hành thu thập thông tin, tổng hợp kinh
nghiệm, phỏng vấn trực tiếp đại diện Lãnh đạo quản trị, điều hành
của các TCTCVM, các cá nhân đã tham gia quá trình chuyển đổi
trong nhiều thời kỳ. Báo cáo nghiên cứu TCVM 2015 đã tập trung phân
tích, đánh giá, tổng hợp kinh nghiệm chuyển đổi của các TCTCVM
theo 3 mục tiêu (i) Khái quát tác động từ việc chuyển đổi thành
TCTCVM chính thức; (ii) Làm sáng tỏ những những khó khăn, vướng
mắc trong quá trình chuyển đổi thành TCTCVM. Từ đó, giúp các
Chương trình, dự án TCVM sớm có sự chủ động, kế hoạch, giải pháp
phù hợp trong quá trình chuyển đổi; (iii) Đề xuất biện pháp và khuyến
nghị với TCTCVM, Cơ quan quản lý Nhà nước, các bên liên quan
nhằm tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ quá trình chuyển đổi.

1. Quá trình chuyển đổi thành các TCTCVM
Nhìn chung, cả 03 tổ chức TYM, M7-MFI và Thanh Hóa MFI đều có
quá trình chuyển đổi được chia làm hai giai đoạn. Tuy nhiên, việc
chuyển đổi của các tổ chức diễn ra có những điểm khá khác biệt
nhau về cả cơ cấu, mô hình lẫn thời gian. Trong đó:
-


Quá trình chuyển đổi của TYM có thể chia thành hai giai đoạn:
Chuyển đổi từ chương trình, dự án sang Đơn vị sự nghiệp có thu
(1992 - 2006) và chuyển đổi từ Đơn vị sự nghiệp có thu sang
TCTCVM được cấp phép (2006 - 2010).

-

Quá trình chuyển đổi của M7-MFI có thể chia thành hai giai đoạn:
Chuyển đổi từ chương trình, dự án sang Quỹ xã hội (1993 - 2010)
và chuyển đổi từ Quỹ xã hội sang TCTCVM được cấp phép (2010
- 2012).

-

Quá trình chuyển đổi của Thanh Hóa MFI cũng được thực hiện trên
02 giai đoạn chính. Giai đoạn 1 là giai đoạn chuyển đổi từ chương

12 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM


trình - dự án sang Quỹ xã hội (1998 - 2008). Giai đoạn 2 là giai đoạn
chuyển đổi từ Quỹ xã hội sang TCTCVM được cấp phép (2008 2014).
KINH NGHIỆM CHUYỂN ĐỔI
THỜI GIAN CHUYỂN ĐỔI TỪ 2 ĐẾN 4 NĂM
Nghiên cứu
hồ sơ pháp lý

Ngân sách tối
thiểu $150.000


Nhân sự và
tuyển chọn
tư vấn

Phân tích năng
lực chuyển đổi

Lựa chọn đối
tác chiến lược

Cam kết hỗ trợ
của các bên

Xác định mô
hình chuyển đổi

Xác định tư
cách pháp lý
của chủ sở hữu

Xây dựng quy
định nội bộ
theo Luật TCTD

2. Tác động sau quá trình chuyển đổi
-

Về mạng lưới hoạt động: TYM đã phải nghiên cứu, sắp xếp thu
gọn lại mạng lưới chi nhánh cho phù hợp với quy định của pháp
luật; M7-MFI vẫn duy trì 03 chi nhánh như khi là các Quỹ xã hội và

mở thêm văn phòng tại Hà Nội; Thanh Hóa MFI vẫn duy trì hoạt
động với 04 chi nhánh và 03 phòng giao dịch, hoạt động tại 123
xã, phường thuộc 12 huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh Thanh Hóa.

-

Về tác động nội bộ: Việc chuyển đổi thành TCTCVM làm thay đổi
chính sách nguồn nhân lực của các tổ chức. TYM, M7-MFI và
Thanh Hóa MFI đều gặp khá nhiều khó khăn trong việc thiết lập
bộ máy quản trị, điều hành đối với một tổ chức tín dụng chuyên
nghiệp.

-

Về năng suất lao động: Nhìn chung hiệu suất lao động của cán
bộ tín dụng tại TYM, M7-MFI và Thanh Hóa MFI đều có xu hướng
tăng trong các năm sau chuyển đổi do tính chuyên nghiệp hóa
được nâng cao hơn so với khi còn là tổ chức bán chính thức.
NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 13


-

Về tăng trưởng dư nợ: Dư nợ của TYM, M7-MFI và Thanh Hóa MFI
đều có sự gia tăng nhất định, đi cùng đó là số lượng khách hàng
vay vốn cũng tăng dần theo từng năm.

-

Về tăng trưởng tiết kiệm: Việc chuyển đổi có tác động tích cực

đến nguồn vốn hoạt động của các tổ chức, trong đó với dư nợ
tiết kiệm đều có xu hướng tăng trưởng hàng năm. Đáng chú ý,
TYM ghi nhận sự gia tăng đáng kể nhất trong dư tiết kiệm tự
nguyện (TKTN) trong ba năm sau khi chuyển đổi.

-

Về bền vững hoạt động: TYM, M7-MFI và Thanh Hóa MFI đều đạt
bền vững hoạt động với chỉ số tự vững hoạt động (OSS), tỉ lệ ROA,
ROE ở mức ổn định, hiệu quả sau giai đoạn chuyển đổi.

3. Thuận lợi, khó khăn và cơ hội, thách thức trong quá trình
chuyển đổi
Thuận lợi

Khó khăn

- Sự đồng thuận của cơ quan chủ
quản

- Khả năng am hiểu pháp luật chưa
cao

- Sự ủng hộ của chính quyền địa
phương

- Chưa có kinh nghiệm hoàn tất các
thủ tục pháp lý

- Kế thừa các hoạt động của Quỹ xã

hội

- Vốn điều lệ thấp nên khả năng vay
nợ quốc tế bước đầu bị hạn chế

- Tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật

- Khó khăn trong việc tìm kiếm đối
tác có chung sứ mệnh xã hội, đủ
năng lực, đồng thuận và cam kết
hợp tác lâu dài

- Tìm kiếm đối tác phù hợp

Cơ hội

Thách thức

- Huy động tiền gửi, vay nợ nước
ngoài

- Hạn chế khả năng tiếp cận công
nghệ

- Hoạt động minh bạch, theo khuôn
khổ pháp luật

- Áp lực cạnh tranh từ các TCTD
khác


- Nguồn lực mới từ thành viên góp
vốn

- Hạn chế khả năng tiếp cận nguồn
vốn do vốn điều lệ thấp

- Đa dạng hóa khách hàng

- Chi phí gia tăng trong những năm
đầu chuyển đổi

- Mở rộng sản phẩm
- Hệ thống quản lý chuyên nghiệp
hơn

14 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM


4. Kết luận và đề xuất, kiến nghị
Trên cơ sở những phân tích, đánh giá, tổng hợp kinh nghiệm của 03
TCTCVM chuyển đổi thành công, báo cáo có một số đề xuất, kiến
nghị đối với Chính phủ, NHNN, Bộ Nội vụ, các tổ chức thực hành tài
chính vi mô và Nhóm công tác tài chính vi mô nhằm xây dựng môi
trường pháp lý phù hợp, tạo động lực và hỗ trợ thiết thực đối với các
tổ chức trong quá trình chuyển đổi thành các TCTCVM chính thức nói
riêng và tạo cú huých cho ngành tài chính vi mô Việt Nam nói chung
trong thời gian tới.

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 15



1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trải qua hai mươi lăm năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã có những
bước phát triển vượt bậc: Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng đều đặn
hàng năm, cuộc sống của người dân ngày một cải thiện. Tuy nhiên,
tỷ lệ hộ nghèo, hộ thu nhập thấp vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao. Mục
tiêu xây dựng xã hội “công bằng, dân chủ, phồn thịnh và văn minh”
của chúng ta vẫn chưa thể đạt được khi vẫn còn có những người
dân đang sống với mức sống được xếp vào chuẩn đói nghèo. Để
hướng tới xã hội phồn thịnh đó, trong những năm qua Đảng và Nhà
nước đã luôn nỗ lực hết mình để giảm bớt chênh lệch giàu nghèo
bằng những chính sách xóa đói giảm nghèo được thực hiện thông
qua những hoạt động hỗ trợ từ phía Ngân hàng Chính sách xã hội
cũng như hoạt động của các chương trình, dự án tài chính vi mô.
Mặc dù đã có những đóng góp nhất định nhưng các hoạt động tài
chính vi mô trong thời gian qua đã chưa thực sự thể hiện được hết
khả năng của mình vì rất nhiều những lý do khác nhau mà quan trọng
nhất có lẽ là sự thiếu vắng một khung pháp luật hoàn chỉnh cho lĩnh
vực này.
Ở Việt Nam, hoạt động tài chính vi mô đã xuất hiện từ khá lâu và có
những đóng góp nhất định vào công cuộc xóa đói nghèo của nhà
nước ta trong giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn manh
mún và chưa thực sự thể hiện được tầm ảnh hưởng của nó đến xã
hội nói chung và đến các tầng lớp dân cư nghèo nói riêng. Nói một
cách khác, chúng ta chưa phát huy được hết những ưu điểm nội
bật của hoạt động tài chính vi mô trên cả khía cạnh thực hiện chính
sách xã hội và khía cạnh kinh doanh. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới
hiện tượng này, nhưng lớn nhất có lẽ là việc hình thành và phát triển
các TCTCVM chính thức thời gian qua còn gặp nhiều bất cập. Đáng
chú ý là hành lang pháp lý cho hoạt động TCVM đã được tạo dựng

nhưng đến nay số lượng TCTCVM được cấp Giấy phép hoạt động
theo khuôn khổ pháp lý mới chỉ dừng lại ở con số 03 TCTCVM. Bên
cạnh khung pháp lý còn những “khoảng trống” hoặc chưa thực sự
có tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn thì việc chủ động, sẵn sàng

16 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM


PHẦN MỞ ĐẦU
chuyển đổi cũng như sự am hiểu pháp luật, kỹ năng xây dựng kế
hoạch chuyển đổi, lộ trình triển khai còn hạn chế đã dẫn đến những
tổn thất về nguồn lực (thời gian, kinh phí, nhân lực) và sự lúng túng
nhất định trong quá trình chuyển đổi của các tổ chức.
Với mục đích giúp cho các nhà hoạt động tài chính vi mô có được
sự chủ động, xác định được rõ động lực chuyển đổi, đánh giá được
những khó khăn, vướng mắc, cũng như xây dựng được kế hoạch
triển khai phù hợp, lộ trình thực hiện chuyển đổi khả thi (về nguồn lực
tài chính, nhân sự, kế hoạch kinh doanh và cơ cấu tổ chức, bộ
máy,...) và có thể dễ dàng thực hiện việc chuyển đổi từ các tổ chức,
các chương trình, dự án có hoạt động tài chính vi mô sang TCTCVM
chính thức theo quy định của pháp luật hiện hành, cũng như phản
ánh một thực tiễn bất cập về cơ chế, chính sách đối với lĩnh vực tài
chính mô, Báo cáo nghiên cứu “Chuyển đổi TCTCVM Việt Nam: Bài
học kinh nghiệm của các TCTCVM” hy vọng sẽ là tư liệu hữu ích cho
các nhà thực hành TCVM, các nhà hoạch định chính sách và các
Cơ quan quản lý Nhà nước trong việc phát triển ngành tài chính vi
mô hiệu quả và bền vững.

2. Mục tiêu nghiên cứu
-


Đánh giá các tác động từ việc chuyển đổi thành TCTCVM chính
thức. Qua đó, tạo thêm hiệu ứng, khuyến khích các TCTCVM
chuyển đổi thành tổ chức được cấp Giấy phép;

-

Trên cơ sở kinh nghiệm của các TCTCVM đã chuyển đổi thành
công (TYM, M7-MFI, Thanh Hóa MFI) làm sáng tỏ những những khó
khăn, vướng mắc trong quá trình chuyển đổi thành TCTCVM. Từ
đó, giúp các Chương trình, dự án TCVM sớm có sự chủ động, kế
hoạch, giải pháp phù hợp trong quá trình chuyển đổi;

-

Đề xuất biện pháp và khuyến nghị với TCTCVM, Cơ quan quản lý
Nhà nước, các bên liên quan nhằm tạo dựng môi trường thuận
lợi hỗ trợ quá trình chuyển đổi.

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 17


3. Vấn đề nghiên cứu
-

Khái niệm về TCVM và bền vững TCTCVM;

-

Phân tích, đánh giá tác động của các TCTCVM trước và sau khi

chuyển đổi. Qua đó, làm sáng tỏ sự cần thiết phải chuyển đổi
thành TCTCVM được cấp phép, cũng như đặt ra những thách
thức sau khi chuyển đổi thành TCTCVM chính thức;

-

Trình bày những khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuyển đổi
thành TCTCVM chính thức. Đề xuất phương thức giải quyết các
tình huống khó khăn cụ thể thông qua kinh nghiệm chuyển đổi
của TYM, M7-MFI, Thanh Hóa MFI;

-

Khuyến nghị các thủ tục, đitrình tự cần thiết để có sự chủ động
trong quá trình thực hiện chuyển đổi thành công thành TCTCVM;

-

Bài học kinh nghiệm cho các TCTCVM chính thức sau khi chuyển
đổi tại Việt Nam;

-

Đề xuất biện pháp, khuyến nghị đối với TCTCVM, Cơ quan quản lý
Nhà nước và các bên liên quan để hỗ trợ quá trình chuyển đổi.

4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu kinh nghiệm chuyển đổi của 03 TCTCVM tại Việt Nam,
gồm:
-


Tổ chức tài chính quy mô nhỏ trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Tình Thương (TYM);

-

TCTCVM trách nhiệm hữu hạn M7 (M7-MFI);

-

TCTCVM trách nhiệm hữu hạn Thanh Hóa (Thanh Hóa MFI).

5. Ứng dụng của đề tài nghiên cứu
Trong khuôn khổ nội dung nghiên cứu, với việc tổng hợp kinh nghiệm,
phân tích, đánh giá chặt chẽ và có hệ thống, Nhóm nghiên cứu tin
tưởng những nội dung, đề xuất của Báo cáo sẽ là cơ sở thông tin
18 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM


thiết thực, hữu ích thúc đẩy cho quá trình chuyển đổi thành công đối
với các tổ chức đang mong muốn chuyển đổi thành TCTCVM chính
thức. Báo cáo nghiên cứu “Chuyển đổi TCTCVM Việt Nam: Bài học
kinh nghiệm của các TCTCVM” hy vọng đáp ứng cho yêu cầu cấp
thiết hiện nay của ngành TCVM. Đặc biệt, Nhóm nghiên cứu kỳ vọng
truyền tải được sự chủ động, những kinh nghiệm trong việc xây dựng
chương trình, kế hoạch chuyển đổi, lộ trình triển khai cụ thể, khả thi,
tiết kiệm chi phí các nguồn lực trong quá trình chuyển đổi tới các tổ
chức, các chương trình - dự án TCVM có mong muốn chuyển đổi để
qua đó tạo đà cho việc phát triển hoạt động tài chính vi mô tại Việt
Nam. Những kinh nghiệm, kết quả và đề xuất, kiến nghị tại Báo cáo

hy vọng sẽ đem lại những giá trị ứng dụng vào thực tiễn. Kết quả
nghiên cứu có thể là tư liệu hữu ích phục vụ cho công tác nghiên
cứu, là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà thực hành TCVM, các
nhà hoạch định chính sách và các Cơ quan quản lý Nhà nước.

6. Hạn chế của đề tài nghiên cứu
Do thời gian và nguồn lực hạn chế, Báo cáo nghiên cứu còn một số
hạn chế sau:
-

Đối tượng nghiên cứu của Báo cáo mới chỉ tập trung vào các tổ
chức đã thành công chuyển đổi thành TCTCVM chính thức, chưa
đi sâu vào những khó khăn, vướng mắc cũng như những vấn đề
đặt ra đối với các tổ chức đang trong quá trình tiến hành các thủ
tục chuyển đổi thành TCTCVM chính thức, như Quỹ MOM Tiền
Giang, Quỹ CEP,…

-

Hệ thống văn bản quy định hoạt động TCVM được nghiên cứu
trong Đề tài bao gồm văn bản còn hiệu lực thi hành hoặc đang
được vận dụng để điều chỉnh hoạt động của các TCTCVM chính
thức và bán chính thức tại Việt Nam.

-

Quy mô chọn mẫu nghiên cứu để thực hiện khảo sát, phỏng vấn,
tổng hợp thông tin, phân tích, đánh giá mới chỉ dừng lại đối với 03

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 19



TCTCVM chính thức, do đó các phần tổng hợp kinh nghiệm, phân
tích, đánh giá, nhận định vẫn còn mang tính chủ quan.
-

Do quá trình hình thành, chuyển đổi và phát triển của 03 TCTCVM
có xuất phát điểm khác nhau nên các tiêu chí, nội dung được sử
dụng để so sánh tại Báo cáo chưa có sự đồng nhất cao. Tuy nhiên,
Nhóm nghiên cứu đã chắt lọc, lựa chọn để đưa vào báo cáo với
mong muốn truyền tải tới độc giả những kinh nghiệm hữu ích. Đây
cũng là hạn chế nhất định về mặt học thuật của báo cáo nghiên
cứu.

Những hạn chế của đề tài nghiên cứu có thể là những gợi mở để
Nhóm nghiên cứu, các tổ chức, cá nhân có quan tâm đến hoạt
động TCVM tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới nhằm hỗ trợ phát
triển hoạt động TCVM tại Việt Nam.

20 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TCTCVM VÀ CHUYỂN
ĐỔI TCTCVM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.1.1. Lịch sử phát triển và khái niệm tài chính vi mô
Trong những thập kỉ gần đây, việc cung cấp các dịch vụ tài chính và
các dịch vụ hỗ trợ cho người nghèo nhằm tạo dựng cơ sở thu nhập,
cải thiện điều kiện sống được các quốc gia và các tổ chức quốc tế
quan tâm phát triển. Thậm chí đã có đầy đủ những bằng chứng về

các mô hình cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo thành
công và được biết đến với cụm từ “tài chính vi mô”. Tương lai cho sự
phát triển ngành này là rất rõ nét khi mà nó thu hút được đông đảo
sự quan tâm của các Chính phủ, tổ chức đa phương, các nhà tài
trợ và các doanh nghiệp.
Khái niệm về TCVM được rất nhiều nhà kinh tế và các tổ chức đưa
ra. Theo Nhóm tư vấn hỗ trợ những người nghèo nhất (CGAP), thì
“TCVM là việc cung cấp các dịch vụ tài chính cơ bản đáp ứng nhu
cầu của người nghèo bao gồm: dịch vụ gửi tiết kiệm, tín dụng, lương
hưu, chuyển tiền, bảo hiểm...”. Theo J.Ledgerwood, “TCVM là một
phương pháp phát triển kinh tế thông qua các dịch vụ tài chính
nhằm mang lại lợi ích cho dân cư có thu nhập thấp…tài chính vi mô
thường bao gồm cả hai yếu tố: trung gian tài chính và trung gian xã
hội”. Còn theo quan điểm của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
“TCVM là việc cung cấp các dịch vụ tài chính như tiền gửi, cho vay,
dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và bảo hiểm cho người nghèo và hộ
gia đình có thu nhập thấp hoạt động kinh doanh cá thể và các
doanh nghiệp nhỏ của họ”. Tổng hợp những khái niệm trên ta có thể
hiểu TCVM là một trong những cách thức phát triển kinh tế nhằm
cung cấp các dịch vụ tài chính, dịch vụ khác cho các đối tượng có
thu nhập thấp trong xã hội để phục vụ nhu cầu chi tiêu và đầu tư.
TCVM vừa là công cụ ngân hàng vừa là công cụ phát triển xã hội.
Vào cuối những năm 1980, cùng với quá trình đổi mới kinh tế ở Việt
Nam, TCVM được du nhập vào Việt Nam thông qua hoạt động của
các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và các chương trình
hỗ trợ phát triển chính thức song phương và đa phương. Tất cả các

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 21

Chương I. Tổng quan về TCTCVM và

chuyển đổi TCTCVM trên thế giới và Việt Nam

1.1. Tổng quan về TCTCVM


Chương I. Tổng quan về TCTCVM và
chuyển đổi TCTCVM trên thế giới và Việt Nam

chương trình đều có chung một mục tiêu là xóa đói giảm nghèo và
bất bình đẳng thu nhập. Một số chương trình - dự án chỉ cung cấp
các dịch vụ TCVM. Trong khi có những chương trình, dự án thì TCVM
là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong dự án hoặc là một công cụ
xã hội nhằm hỗ trợ cho một nhóm đối tượng đặc thù trong một giai
đoạn nhất định.
Chịu ảnh hưởng sâu sắc của trào lưu chung về phát triển TCVM thế
giới, Việt Nam cũng trải qua những giai đoạn thăng trầm. Có thể chia
tiến trình phát triển TCVM ở Việt Nam theo 03 giai đoạn (xem thêm
Bảng 1):
(i)

Giai đoạn khởi đầu (trước năm 1990);

(ii) Giai đoạn mở rộng (từ năm 1991 đến năm 2005);
(iii) Giai đoạn phát triển chiều sâu (từ năm 2005 đến nay).
Bảng 1: Các mốc son phát triển TCVM tại Việt Nam1
Năm

1989

Sự kiện

Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (HLHPN)
phát động “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình”.2

1991

Quỹ Trợ Vốn cho Người lao động nghèo Tự tạo việc làm (CEP) –
TCTCVM đầu tiên được thành lập theo mô hình Grameen Bank.3

1992

Dự án Quỹ Tình thương (TYM) thuộc Ban Gia đình – Đời sống của
HLHPN Việt Nam được thành lập.

1

Chỉ tính tới các TCTCVM chính thức và bán chính thức theo quy định tại Luật TCTD Việt Nam
2010. Các mốc lịch sử của các TCTD khác tham gia ngành TCVM như NHNN&PTNT, NHCSXH, hệ
thống QTDND.

2

Đây là nguồn gốc các chương trình tín dụng của HLHPN ngày nay.

3

Ngày 2/11/1991, quyết định của Ủy Ban Nhân Dân Tp.HCM cho phép Liên đoàn Lao Động
Tp.HCM chính thức thành lập “Quỹ Trợ Vốn cho Người lao động nghèo Tự tạo việc làm” (gọi tắt
là Quỹ CEP). Mục đích của CEP là xây dựng những mối quan hệ mật thiết với nhân dân lao
động, để hỗ trợ những khoản vay nhỏ giúp họ phấn đấu làm ăn vươn lên, để dần dần cải thiện
được những tình trạng nghèo túng thông qua các khoản vay tăng thu nhập và tạo việc làm.


22 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM


Sự kiện

2004

Thành lập Nhóm công tác TCVM Việt Nam (VMFWG).

2005

Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 8/3/2005 của Chính phủ về tổ
chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam
được ban hành - là mốc pháp lý quan trọng tạo ra khung chính
sách cho việc chính thức hóa hoạt động TCVM tại Việt Nam.

2007

Nghị định số 165/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007 của Chính phủ về
việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định
28/2005/NĐ-CP.

2009

Ban Công tác tài chính quy mô nhỏ được thành lập theo Quyết
định số 1450/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ.4

6/2010


Luật TCTD 2010 ra đời, chính thức công nhận các TCTCVM là một
loại hình trong hệ thống TCTD chính thức.

8/2010

TYM - TCTCVM đầu tiên tại Việt Nam được NHNN cấp phép hoạt
động TCVM theo Nghị định số 28/2005/NĐ-CP/ Nghị định số
165/2007/NĐ-CP.

2011

Ngày 6/12/2011, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2195/QĐ-TTg
phê duyệt “Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại
Việt Nam đến năm 2020”.

12/2012

M7-MFI là TCTCVM thứ hai được NHNN chính thức cấp Giấy phép
hoạt động theo Luật TCTD 2010.

2013

TYM chính thức đổi tên thành “TCTCVM TNHH một thành viên Tình
Thương”, hoạt động theo Luật TCTD 2010.
- Ban Công tác TCVM Việt Nam được tái thành lập theo quyết định
số 381/QĐ-TTg ngày 18/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Ban công
tác có tổ thường trực giúp việc gồm một số cán bộ, chuyên gia
hoạt động trong lĩnh vực TCVM.

2014


- Quỹ hỗ trợ tín dụng thuộc HLHPN được thực hiện thí điểm cho vay
các quỹ xã hội để hỗ trợ vốn cho phụ nữ nghèo đến hết năm 2014
theo Công văn số 1700/VPCP-KTTH ngày 14/3/2014 của Văn phòng
Chính phủ.
- Ngày 22/8/2014: Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo Thanh Hóa (FPW) được
chính thức cấp Giấy phép.

4

Ban Công tác có nhiệm vụ hỗ trợ Thủ tướng Chính Phủ trong hình thành chính sách và chiến
lược phát triển ngành tài chính vi mô hoạt động định hướng thị trường.

NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 23

Chương I. Tổng quan về TCTCVM và
chuyển đổi TCTCVM trên thế giới và Việt Nam

Năm


×