MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU
Giáo dục bậc Tiểu học là một khoa học giáo dục khó nhất. Nó là nền móng
đầu tiên để giúp con người tồn tại và phát triển, đặc biệt là môn Tiếng Việt. Môn
Tiếng Việt trong chương trình Tiểu học nhằm hình thành và phát triển cho học sinh
các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt( nghe, đọc, nói, viết) để học tập và giao tiếp trong
các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Giúp học sinh có cơ sở tiếp thu kiến thức ở
các lớp trên. Trong bộ môn Tiếng Việt thì phân môn Luyện từ và câu có một nhiệm
vụ đó là cung cấp nhiều kiến thức sơ giản về viết Tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng
dùng từ đặt câu( nói – viết), kĩ năng đọc cho học sinh, cụ thể là:
1. Mở rộng hệ thống hoá vốn từ trang bị cho học sinh một số hiểu biết cơ bản
và từ và câu.
2. Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu.
3. Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu, có ý
thức sử dụng Tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp.
Bên cạnh đó, Trường Tiểu học Bình Dương 2 nhiều năm qua đã có bề dày thành
tích trong công tác giảng dạy. Các dồng chí giáo viên luôn có những cải tiến, đổi
mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Vì
vậy, nhận thức rõ được yêu cầu thiết thực của nhà trường cũng như tầm quan trọng
của phân môn Luyện từ và câu nên tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm này
để góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
-1-
I. TÊN SÁNG KIẾN:
Một số kinh nghiệm trong dạy học phân môn luyện từ và câu lớp 4
II. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN:
- Họ và tên: Lê Thị Kim Ngân
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường TH Bình Dương 2 – Vĩnh Tường.
- Số điện thoại: 01658 724 392 - E_mail:
III. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
Ở sáng kiến này tôi chỉ đi sâu nghiên cứu “ Một số kinh nghiệm trong dạy
học phân môn luyện từ và câu lớp 4”, chủ yếu trình bày kiến thức và một số
biện pháp khi dạy phân môn Luyện từ và câu nhằm thực hiện cho học sinh khối
lớp 4. Và sáng kiến giải quyết các vấn đề sau:
- Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4.
- Điều chỉnh một số nội dung, phương pháp dạy Luyện từ và câu lớp 4.
- Thực hiện dạy học thực nghiệm theo phương pháp đã điều chỉnh.
IV. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU:
Sáng kiến này tôi nghiên cứu trong 1 năm học, bắt đầu từ ngày 1 tháng 9
năm 2014 đến tháng 4 năm 2015 thì kết thúc.
-2-
V. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN:
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Mỗi người trong chúng ta ngay từ khi sinh ra việc đầu tiên là phải học đó là
học ăn học nói. Ngoài việc học ăn để đảm bảo sự sinh tồn thì học nói là việc hết
sức cần thiết có ý nghĩa.Nói thế nào cho hay, cho đúng không phải dễ, chúng ta
phải nắm được nghĩa, hiểu được từ và từ đó ở trong hoàn cảnh nào. Trẻ con khi
mới tập nói việc đầu tiên những người xung quanh, người thân như bà, mẹ dạy tập
nói gọi tiếng “ mẹ ”, “ bà” mở đầu, tiếp đó đến các từ khó. Quả đúng vậy cần phải
học nói theo quy luật từ dễ đến khó. Khi trẻ em mới cắp sách đến trường cũng vậy
học từ ngữ từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan đến trừu tượng, học từ, học câu
đến học giao tiếp hàng ngày. Bởi vậy mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những
ngôn ngữ, tiếng nói riêng, điều đó thể hiện nét văn minh trong đời sống. Chính vì
vây việc học tiếng từ, câu phải được bắt đầu ngay ở gia đình phổ biến ở trường
học. Các em hiểu được được được nghĩa của từ và biết cách vận dụng vào đời sống
hằng ngày.
Thực tế ở mỗi nhà trường nói chung, trường tôi nói riêng vốn từ của các em
hết sức hạn hẹp, không phong phú, viết không rõ ngữ dẫn đến khi các em vận dụng
vào viết văn rất lúng túng. Các em không chỉ sai chính tả khi viết văn trong giao
tiếp mà còn sai nặng nề, trầm trọng hơn về nghĩa của từ kiến cả câu văn sai hẳn đi.
Chính vì vậy, để giúp các em hiểu được nghĩa, tiếng của từ, của câu tôi rất băn
-3-
khoăn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để giúp học sinh viết tốt để học môn tiếng việt
được tốt hơn. Học môn tiếng việt tốt là phải học tốt phân môn luyện từ và câu. Từ
thực tế giảng dạy phân môn luyện từ và câu trong một số năm gần đây đã đem
được kết quả tốt tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm dạy cho riêng mình nên tôi
mạnh dạn đưa ra đề tài nghiên cứu “ Một số kinh nghiệm trong dạy học phân
môn luyện từ và câu lớp 4” để các đồng nghiệp cùng tham khảo.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Giúp học sinh nắm vững các tiếng từ, câu trong giao tiếp, học tập hàng ngày
để giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập cũng như trong giao tiếp.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .
- Phương pháp thuyết trình giảng giải.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp gợi mở vấn đáp.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp gợi mở vấn đáp.
- Phương pháp thực hành luyện tập.
- Phương pháp sử dụng trắc nghiệm.
-4-
PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. NỘI DUNG LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU .
Đề tài này của tôi dựa trên cơ sở khoa học của phương pháp dạy học của
tiếng Việt nói chung và cơ sở khoa học của phương pháp dạy Luyện từ và câu lớp
4 nói riêng.
1.1. Cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Max-Lênin.
Triết học Max –Lênin là cơ sở phương pháp luận của phương pháp dạy học
tiếng Việt.Nó giúp chúng ta hiểu được đối tượng của khoa học ngôn ngữ một cách
sâu sắc, trang bị cho chúng ta phương pháp nghiên cứu đúng đắn.
Luận điểm của chủ nghĩa Max- Lênin cho rằng “ Ngôn ngữ là phương tiện
giao tiếp quan trọng của loàì người, ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp
quan trọng nhất mà còn là phương tiện đặc trưng của loài người. Không có ngôn
ngữ xã hội không thể tồn tại. Nếu ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trao đổi tư
tưởng tình cảm thì nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của nhà trư ờng là phát triển
ngôn ngữ cho học sinh. Tất cả các giờ dạy tiếng Việt phải đi theo khuynh hướng
toàn diện đó là nói, đọc, viết, nghe và đặc biệt với phân môn ngữ pháp phải đi
nghiên cứu về ngữ pháp từ ngữ ……Học sinh cần phải hiểu rõ người ta nói và viết
-5-
không phải chỉ để cho mình và cho người khác. Cho nên ngôn ngữ cần sắc, rõ
ràng, đúng đắn, rễ hiểu và chuẩn về ngữ pháp. Các Max cho rằng “ngôn ngữ là
hiện thực của tư duy”.
Thật vậy, ngôn ngữ luôn gắn bó chặt chẽ với tư duy, ngôn ngữ là phương
tiện diễn đạt tư duy của loài người. Tư duy của loài người không thể phát triển nếu
thiếu ngôn ngữ. Việc chiếm lĩnh ngôn ngữ nhằm tạo ra những tiền đề phát triển tư
duy trong quá trình dạy học (Việc giải nghĩa từ) cũng có thể đi từ tư duy đến ngôn
ngữ. Từ một ý ta có thể viết thành những câu khác nhau. Nếu tách ngôn ngữ ra
khỏi tư duy sẽ là phương pháp sai lầm về triết học của mọi quan hệ ngôn ngữ và tư
duy.
Nhận thức lý luận của chủ nghĩa Max-Lênin đã dạy rằng con đường biện
chứng của nhận thức tâm lý đi qua hai giai đoạn : Nhận thức cảm tính và nhận thức
lý tính. Đây là cơ sở nguyên tắc trực quan trong dạy tiếng Việt. Đứa trẻ nhận thức
thế giới xung quanh một cách cảm tính bằng mắt và với màu sắc âm thanh cụ thể.
Do đó, nhiệm vụ đều tiên của nhà trường trong dạy tiếng Việt là phát triển khả
năng nhận thức cảm tính dựa trên kinh nghiệm sống và kinh nghiệm lời nói để dần
hình thành cho các em đến nhận thức lý tính.
1.2. Cơ sở ngôn ngữ học:
Các nhà ngôn ngữ học đều công nhận sự tồn tại hiển nhiên của từ, thừa nhận
tính chất cơ bản, trung tâm của từ trong ngôn ngữ học và đi tới phát triển câu.
Ngữ pháp nhìn chung tương đối ổn định và bền vững. Các hiện tượng ngữ
pháp trong các văn bản thời xưa và hiện nay không còn quá khắc nghiệt và quá khó
hiểu đối với người bản ngữ.
1.3. Cơ sở giáo dục học:
Giáo dục học nói chung và lý luận dạy học đại cương nói riêng cung cấp
phương pháp dạy học Tiếng Việt nói chung cũng như dạy ngữ pháp nói riêng,
những biểu hiện về quy luật chung của việc dạy học các môn học.
Mục đích của phương pháp dạy học tiếng Việt cũng như phân môn ngữ pháp
là tổ chức sự phát triển hồn và thể chất của học sinh, chuẩn bị cho các em đi vào
cuộc sống thực tiễn hoặc tiếp tục học tập. Do đó, mục tiêu của giáo dục đề ra là
-6-
phát triển trí tuệ, hình thành thế giới quan khoa học, phát triển tư duy sáng tạo cho
học sinh, giáo dục tư tưởng đạo đức, phát triển óc thẩm mỹ giáo dục tổng hợp và
giáo dục lao động.
Dạy học hình thành khái niệm vững chắc cho học sinh Tiểu học đó là
nguyên tắc dạy học cơ bản để học sinh tích cực hoá trong quá trình nhận thức,
nguyên tắc gắn lý thuyết với thực hành, nguyên tắc trực quan, nguyên tắc vừa sức,
nguyên tắc khoa học, nguyên tắc giáo dục và phát triển của dạy học …, do đó học
sinh vận dụng những từ ngữ chuẩn mực để đặt đúng câu, hiểu rõ thực tế của từ,
câu để áp dụng vào đặt câu, áp dụng tốt hơn các môn học khác.
1.4. Cơ sở tâm lý học.
1.4.1. Bản chất tâm lý quá trình hình thành khái niệm.
Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học về tri giác mang tính đơn giản, đại
khái, ít đi vào chi tiết cụ thể, không chủ động.
Đặc điểm này thể hiện ở chỗ các em rất khó khăn phân biệt chính xác sự
khác nhau và giống nhau giữa các sự vật. Trong khi đó các khái niệm ngữ pháp
hoàn toàn mang tính chất lý thuyết trìu tượng, cụ thể bằng các ngôn liệu trực quan.
Ở cuối bậc tiểu học, tuy ghi nhớ có chủ định của các em phát triển mạnh
nhưng ghi nhớ không chủ định vẫn giữ vai trò quan trọng, ở giai đoạn này các em
phải ghi nhớ một cách máy móc, mà các khái niệm ngữ pháp được xây dựng trên
cơ sở ngữ liệu tiếng Việt, trong khi Tiếng Việt là một ngôn ngữ hết sức phức tạp
khiến cho việc nắm các khái niệm ngữ pháp là rất khó khăn.
Trong quá trình dạy hình thành về khái niệm trong phân môn Luyện từ và
câu ở lớp 4, học sinh sẽ lĩnh hội được ở nhiều mức độ khác nhau, có học sinh chỉ
nắm được những dấu hiệu thuộc tính bề ngoài ứng với một vài khái niệm phân
môn Luyện từ và câu của bản thân, có học sinh do không hiểu bản chất khái niệm
Luyện từ và câu nên không thể dùng lời nói để diễn đạt nội dung khái niệm.
Trình độ lĩnh hội khái niệm trong phân môn Luyện từ và câu có thể ở các
mức độ khác nhau:
+ Mức độ mô tả, tái hiện.
-7-
+ Mức độ giải thích vận dụng.
+ Mức độ chỉ dẫn biến hoá.
1.4.2. Dạy cho học sinh nắm chắc phân môn Luyện từ và câu một cách vững chắc.
Lựa chọn hiện tượng sự vật, các ví dụ điển hình để hình thành khái niệm khi
dạy Luyện từ và câu bởi vì đối với phân môn Luyện từ và câu, trong giờ dạy, chủ
yếu hướng dẫn cho các em thực hành nhiều nên giáo viên cần lựa chọn những dữ
liệu tiêu biểu, có ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp rõ ràng, tiêu biểu để học sinh rễ
tiếp thu. Khi học sinh đã nắm được phân môn Luyện từ và câu rồi thì mới mở rộng
sự nhận biết về đối tượng đó.
Phải tổ chức cho các em quan sát, phân tích sự vật để tìm ra những đặc điểm
chủ yếu bản chất so sánh với những nét không bản chất.
Cần chú ý đến trình độ nắm vững phân môn Luyện từ và câu của học sinh.
Tuy nhiên đối với học sinh Tiểu học không phải bao giờ cũng hiểu được dễ dàng
các khái niệm trong phân môn Luyện từ và câu do vốn kiến thức của các em còn có
hạn nên việc nắm bắt của các em còn gặp nhiều khó khăn.
Đây là cơ sở đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của giờ dạy
Luyện từ và câu cho học sinh tiểu học.
1.5. Cơ sở khoa học.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay việc giữ gìn bản sắc văn hoá của mỗi
nước, mỗi quốc gia không thể xem nhẹ. Việt Nam ta giữ gìn tiếng nói của mỗi dân
tộc là một việt làm thường xuyên tiếng phổ thông được hết sức coi trọng đặt nên
hàng đầu.
Trong mỗi gia đình mỗi cộng đồng đều được thực hiện nếp sống văn hoá:
dùng từ, câu đúng, chuẩn, chính xác. Các tiếng dùng để giao tiếp phải mang tính
khoa học cao, rõ lời chuẩn nghĩa, sử dụng đúng lúc, đúng mục đích giao tiếp
Mục tiêu của môn tiếng việt ở tiểu học là hình thành và phat triển các kĩ năng đọc,
nghe, nói cho học sinh nhằm giúp các em sử dụng tiếng việt có hiệu quả trong học
tập và giao tiếp ở gia đình, trường học và xã hội góp phần cùng các môn học khác
phát triển năng lực tư duy cho học sinh.
-8-
Trong mỗi nhà trường dạy các em hiểu từ hiểu nghĩa hiểu câu là việc cần
thiết. Các em phải được thực hành nhiều để đạt đến mức thành thạo. Bởi vậy,
người giáo viên phải nắm vững đặc điểm của từng đối tượng để lựa chọn phương
pháp với cách tiến hành phù hợp cho mình nhằm đem lại lợi ích cao. Lựa chọn
những biện pháp và vận dụng tối ưu những biện pháp sư phạm để các em có được
vốn từ phong phú, vận dụng tốt vào cuộc sống hàng ngày.
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
2.1. Về chương trình dạy Luyện từ và câu.
Chương trình Luyện từ và câu ở Tiểu học có hai nội dung cơ bản đó là phần
từ ngữ và phần ngữ pháp. Ở lớp 4, lớp 5 Luyện từ và câu dạy gồm: mở rộng vốn từ
theo chủ điểm, danh từ, động từ, tính từ, từ đơn, từ ghép, từ láy, câu từ, tiết ôn tập,
chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, các câu có từ nối hoặc không có từ nối.
Chương trình Luyện từ và câu ở bậc Tiều học chủ yếu mang tính thực hành,
mang tính đồng âm, lấy câu làm trung tâm, học sinh bắt đầu học câu và kết thúc
chương trình ở cuối bậc Tiểu học cũng bằng câu.
2.2. Về việc dạy học Luyện từ và câu.
Do ở các trường khi dạy học, giáo viên chỉ thường trung thành với sách giáo
khoa, ít có sự sáng tạo, chưa mạnh dạn có ý kiến đề xuất điều chỉnh nội dung bài
dạy, phương pháp giảng dạy chưa phù hợp. Giáo viên còn chưa quan tâm đến mức
độ tiếp thu bài của học sinh để có biện pháp điều chỉnh hình thức tổ chức dạy học.
Về kiến thức Luyện từ và câu đây là một vấn đề khá nan giải đối với những nhà
biên soạn giáo trình để đào tạo giáo viên dẫn đến giáo viên còn nắm lơ mơ chưa rõ
ràng về kiến thức. Vậy nên khi dạy cho học sinh không thể có được những sáng tạo
về hình thức tổ chức dạy học, không mạnh dạn tự tin trong dạy học dẫn đến học
sinh không nắm vững kiến thức về phân môn Luyện từ và câu, vận dụng vào thực
hành còn lúng túng, làm bài lâu không chính xác.
Việc học, tự học bồi dưỡng thường xuyên, giáo viên còn xem nhẹ, chưa quan
tâm đúng mức.
Học sinh nắm bắt kiến thức lơ mơ thụ động.
-9-
Tâm lí hiện nay, việc học Luyện từ và câu đối với các em rất ngại hay nói
đúng là sợ do còn yếu và ít thực hành, thời gian tập trung cho việc học Luyện từ và
câu còn ít( Tuần 2 tiết). Mặt khác, giáo viên chạy theo sự ràng buộc của phân phối
chương trình, thường dạy kiến thức cơ bản là chính không khắc sâu và mở rộng
vốn từ cho học sinh. Từ đó học sinh ít phát triển được năng lực tư duy, tìm tòi sáng
tạo trong khi học Luyện từ và câu, không hình thành được kĩ năng khái quát hóa
trừu tượng hóa của trí lực học sinh.
Ngay sau khi nhận lớp. Tôi bắt tay vào điều tra tìm hiểu trình độ kiến thức
về phân môn Luyện từ vàc câu. Qua khảo sát lần đầu năm học với nội dung câu hỏi
bài tập tôi đưa ra và thu được kết quả như sau( kết quả không công bố cho học
sinh, bài kiểm tra này chỉ dùng để phục vụ cho sáng kiến):
• Về việc tìm từ và xác định từ.
Điểm giỏi: 2 HS = 6.9%
Điểm khá: 7 HS = 24.1%
Điểm trung bình: 18 HS = 62.1%.
Điểm yếu : 2 HS = 6.9%
• Về việc đặt câu và xác định câu:
Điểm giỏi: 2 HS = 6.9 %
Điểm khá: 8 HS = 27.6%
Điểm trung bình: 18 HS = 62.1%.
Điểm yếu : 1 HS = 3.4%
Từ kết quả trên tôi thấy rằng với kết quả này không lấy gì làm khả quan, nên
tôi đã lập riêng kế hoạch riêng cho mình: bồi dưỡng ngay cho học sinh để học có
được kết quả cao như mong muốn của những người trực tiếp làm công tác trồng
người.
Trong năm học 2014 - 2015 tôi đã áp dụng kinh nghiệm dạy luyện từ và câu vào
thực tế việc giảng dạy của mình như sau:
- Vào đầu năm học tôi hệ thống cho học sinh toàn bộ kiến thức lớp dưới có liên
quan đến từ, câu để tiện cho học sinh có được kiến thức liền mạch. Chẳng hạn, tôi
- 10 -
cho học sinh làm các bài tập tổng hợp vừ phân loại từ đơn, từ phức, từ láy kiến
thức mới về từ tượng thanh, tượng hình, từ đồng âm khác nghĩa.
Ví dụ 1 :
Cho các từ :
mưa, bút, sách, học, ngoan ngoãn, lễ phép, núi, nhà cửa, hoa quả, thơm.
Xếp các từ trên vào 2 nhóm từ đơn và từ phức :
Từ đơn
mưa, bút, sách, học, , núi, thơm.
Từ phức
ngoan ngoãn, lễ phép, nhà cửa, hoa
quả.
Ví dụ 2 :
“ Mưa mùa xuân xôn xao phơi phới… Những hạt mưa bé nhỏ, mền mại rơi mà
như nhảy nhót”
• Xác định từ đơn, từ láy, từ ghép trong câu văn trên?
- Từ đơn: mưa, những, rơi, mà, như.
- Từ ghép: mùa xuân, hạt mưa, bé nhỏ
- Từ láy : xôn xao, phơi phớ, mền mại, nhảy nhót.
• Đoạn văn trên có những từ nào là từ tượng hình?
- Có 2 từ tượng hình: mền mại, nhảy nhót.
+ Đến giữa kỳ, cuối kỳ tôi tiếp tục hệ thống kiến thức cho học sinh từ đầu năm,
giữa kỳ bằng các bài kiểm tra cụ thể.
+ Cuối năm tôi tôi lại cho học sinh ôn tập lại toàn bộ các nội dung về luyện từ
và câu ở cả bậc học để học sinh năm chắc kiến thức giúp học sinh học tốt môn
tiếng việt ở lớp học trên.
Từ những thực tiễn trên của học sinh lớp tôi, sau khi tìm ra nguyên nhân, tôi
cần giải quyết các vấn đề sau :
- Giúp học sinh hiểu đầy đủ về phân môn Luyện từ và câu.
- 11 -
- Giúp học sinh phân biệt được chính xác giữa từ láy và từ ghép.
- Giúp học sinh hiểu được rõ nghĩa của từ trong chủ điểm và nghĩa của các
thành ngữ trong chủ điểm.
- Giúp học sinh có kĩ năng nhận biết và sử dụng từ và câu.
3. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ GIẢI PHÁP SÁNG TẠO .
3.1. Nội dung .
Luyện từ và câu là phân môn quan trọng trong môn tiếng việt ở lớp 4. Phân
môn luyện từ và câu là một tổ hợp kiến thức rộng lớn bao gồm các kiến thức từ lớp
1 đến lớp 5, cụ thể nội dung được chia theo các mảng kiến thức sau:
1.1) Từ đơn, từ ghép, từ láy.
- Các em hiểu được thế nào là từ đơn, từ ghép, từ láy.
- Biết được các kiểu của từ ghép :
+ từ ghép có nghĩa phân loại.
+ từ ghép có nghĩa tổng hợp.
Ví dụ :
+ Bánh rán, bánh dẻo, bánh nếp, bánh tẻ, bánh hòn( Từ ghép phân loại).
+ Nhà cửa, ruộng vườn, đất đai, nương rẫy, núi rừng( Từ ghép tổng hợp)
- Từ tượng thanh, tượng hình, danh từ, động từ, tính từ.
Ví dụ:
+ Các từ: xe đạp, xe máy xe hoả( là từ ghép có nghĩa phân loại)
+ Các từ: bồ kết, axit, cà phê … tuy có 2 tiếng nhưng từng tiếng như “ bồ” “
kết” “ a” “ xít” lại không có nghĩa nên ta coi như là từ ghép đặc biệt.
1.2) Nghĩa của từ: Phân biệt được từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ đồng âm, dùng từ
đồng âm để chơi chữ, từ nhiều nghĩa.
Ví dụ 1: Cụ thể học sinh phải nắm được từ nhiều nghĩa. Cùng là từ “ chạy”
nhưng lại mang nghĩa khác nhau:
- 12 -
Anh ta chạy nhanh quá, tôi không đuổi kịp( chạy là sự di chuyển thân thể người
hay được gọi là nghĩa đen, nghĩa gốc)
Đồng hồ chạy chậm quá hoặc đài chạy bằng pin( chạy là chỉ hoạt động của máy
móchoặc đồ dùng có máy móc, chạy mang nghĩa chuyển).
Chạy thầy, chạy thuốc, chạy ăn từng bữa ( chạy mang nghĩa chuyển đó là sự
khẩn chương lo liệu để mau chóng có được kết quả mong muốn)
Ví dụ 2: Gạch chân và in đậm các từ đồng âm dùng để chơi chữ trong bài thơ
sau :
Khóc ông Tổng Cóc Vĩnh Tường
Chàng Cóc ơi, chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.
Ví dụ 3: Tìm từ và phân biệt từ được dùng theo nghĩa gốc và nghĩa chuyển
ở bài thơ sau:
Con phà mà cõng ô tô
Chú bộ đội cõng ba lô lên phà
Bố cõng con kịp tới nhà
Nhỡ sông không cõng con phà thì sao?
Từ cõng là từ nhiều nghĩa.
Từ cõng ở dòng thơ thứ ba mang nghĩa gốc
Từ cõng ở các dòng thơ còn lại mang nghĩa chuyển.
2.3) Mở rộng vốn từ theo các chủ điểm.
- Nhân hậu – đoàn kết.
- Trung thực - tự trọng.
- Ý chí – Nghị lực.
- 13 -
- Ước mơ.
- Tài năng.
- Đồ chơi – trò chơi.
- Cái đẹp.....
• Các dạng bài tập ở 2 phần trên có thể hệ thống thành các dạng khái quát
sau:
+ Dạng 1: Xác định dạng cấu tạo của từ( từ đơn, từ ghép, từ láy)
+ Dạng 2: Ghép thêm tiếng vào tiếng cho sẵn để tạo thành từ mới theo yêu cầu.
+ Dạng 3: Giải nghĩa từ.
+ Dạng 4: Tìm từ ngữ theo yêu cầu( Ví dụ: tìm các từ tượng hình gợi tả hình
ảnh của dáng cây).
+ Dạng 5: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
+ Dạng 6: Tìm từ gần nghĩa, trái nghĩa với các từ cho sẵn.
+ Dạng 7: Xác định các loại nghĩa của từ ngữ ( Ví dụ: nghĩa gốc, nghĩa
chuyển).
+ Dạng 8:Thay từ bằng một từ cùng nghĩa khác.
+ Dạng 9: Tìm các từ cùng âm khác nghĩa với các từ cho sẵn.
+ Dạng 10: Tìm các từ ngữ( Thành ngữ, tục ngữ, ca dao) theo yêu cầu.
+ Dạng 11: Giải thích nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ.
+ Dạng 12: Xác định các rừ cùng một nhóm nghĩa.
+ Dạng 13: Viết một đoạn văn với các từ cho sẵn.
1.4) Thành phần cấu tạo của câu.
Ngoài hai bộ phận chính( nòng cốt câu : Chủ ngữ - vị ngữ) còn có bộ phận phụ
như: trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ… các bộ phận song song của câu, câu đơn, câu
rút gọn, câu đặc biệt…
Ví dụ:
- 14 -
1, Trời mưa to. ( câu đơn bình thường hai bộ phận chủ - vị)
2, Bao giờ Lan về?
- Chiều. ( câu rút gọn)
3, Mùa xuân. ( câu đặc biệt)
* Lưu ý:
Câu rút gọn có thể khôi phục lại được bộ phận thiếu còn câu đặc biệt thì không
thể khôi phục thành phần thiếu một câu đơn nhất.
Ví dụ :
Bao giờ Lan về?
- Chiều. ( câu rút gọn)
Khôi phục lại :
Chiều, Lan về.
Ngoài ra mở rộng kiến thức về đại từ( đại từ xưng hô) phân biệt được đại từ
ngôi 1, đại từ ngôi 2, ….
- Tiếp nối kiến thức câu đơn là kiến thức câu ghép. Học sinh phân biệt rõ:
+ Câu ghép không có từ chỉ quan hệ.
Ví dụ :
Trưa, nước biển xanh lơ, khi chiều tà biển đổi sang màu xanh lục.
+ Câu ghép có từ chỉ quan hệ( câu ghép đẳng lập: ngăn cách nhau bằng dấu câu
hoặc quan hệ từ; câu ghép chính phụ: thường nối với nhau bằng cặp từ chỉ quan hệ
nếu – thì).
Ví dụ :
Nếu Lan bị ốm thì Lan không đến lớp được.
- Với yêu cầu phân loại câu theo cấu tạo còn có các dạng bài tập có tính chất cấu
tạo:
• Dạng thứ nhất: chuyển hai câu đơn.
- 15 -
• Dạng thứ hai: Nối hai vế câu thành một câu ghép
Ví dụ:
Điền vế câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu ghép:
Vì Hệu học giỏi nên………………………………
Nếu Huệ học giỏi thì……………………………...
• Dạng thứ ba: Đặt câu theo kiểu cấu tạo.
Ví dụ :
Hễ chủ ngữ - vị ngữ thì chủ ngữ - vị ngữ.
Vì chủ ngữ - vị ngữ nên chủ ngữ - vị ngữ.
Do chủ ngữ - vị ngữ nên chủ ngữ - vị ngữ.
*Lưu ý: Khi viết câu phải gắn với hoàn cảnh thì người nghe mới hiểu được
chính xác nội dung. Ví dụ như khi viết câu rút gọn ta phải:
- Em sẽ đi nghỉ ở Sầm Sơn. Cả mẹ em nữa.
“ Cả mẹ em nữa” là câu rút gọn, để hiểu được câu này phải có câu trước nó
- Tuy nhiên các em nên hạn chế sử dụng câu rút gọn, nếu cần dùng câu rút gọn phải
thêm trợ từ “ ạ” vào cuối câu.
Ví dụ:
Cháu ơi, bố cháu đi đâu?
Đi công tác ạ.
1.5) Dấu câu: là kí hiệu chữ viết để biểu thị ngữ điệu câu khác nhau thông qua
những quan hệ ngữ pháp khác nhau và mục đích nói khác nhau.
Ví dụ:
1, Đêm hôm, qua cầu gẫy.
2, Đêm hôm qua, cầu gãy.
Qua ví dụ trên ta thấy chỗ ngắt giọng khác nhau và biểu thị những quan hệ
ngữ pháp trong câu khác nhau.
- 16 -
Cụ thể 10 dấu câu thường dùng và được học trong ở tiểu học là :
1, Dấu chấm.
2, Dấu chấm hỏi.
3, Dấu chấm than.
4, Dấu phảy.
5, Dấu chấm phảy.
6, Dấu hai chấm.
7, Dấu gạch ngang.
8, Dấu ngoặc đơn.
9, Dấu ngoặc kép.
10, Dấu chấm lửng.
Về nội dung kiến thức về dấu câu có các dạng bài tập sau :
Dạng 1 :
Ôn luyện, kiểm tra kiến thức về dấu câu và kĩ năng sử dụng dấu câu thường
cho một đoạn văn không có dấu câu, yêu câuf học sinh tự đánh dấu câu hoặc sửa
chữa lại hoặc cho sẵn các vị trí cần đánh dấu câu yêu cầu các em chọn dấu cho
phù hợp để điền vào
Ví dụ :
1, Tách đoạn văn sau thành nhiều câu đơn
2, Điền dấu câu và viết hoa cho đúng.
Dạng 2 :
Yêu cầu các em nêu ý nghĩa của các dấu câu đã được dùng hoặc thay thế mộ
dấu câu đã cho bằng một dấu câu khác.
Trên đây là toàn bộ nôi dung phân môn Luyện từ và câu lớp 4. Để học sinh
hiểu được hết các nội dung trên người giáo viên cần phải lựa chọn phương pháp
dạy học phù hợp.
- 17 -
3.2 .Phương pháp.
Phương pháp là cách thức, con đường mà người nghiên cứu áp dụng vào vấn đề
nghiên cứu nhằm đạt được mục đích đề ra. Do đó ở đề tài này tôi đã sử dụng các
phương pháp sau:
• Phương pháp thuyết trình giảng giải:
- Là phương pháp để trình bày. Sử dụng chủ yếu trong việc làm các bài mẫu,
thời gian ngắn.
• Phương pháp điều tra:
- Là phương pháp điều tra tìm hiểu học sinh.
- Tìm hiểu đặc điểm tâm lí của học sinh trong lớp.
- Thông qua các bài kiểm tra khảo sát để đánh giá trình độ học sinh.
- Sử dụng các hình thức khen thưởng kịp thời để động viên khích lệ học sinh
trong quá trình học tập.
• Phương pháp gợi mở vấn đáp:
- Là phương pháp đưa ra những câu hỏi thích hợp cho học sinh trả lời để đàn
dần đi đến kết luận cần thiết.
• Phương pháp trực quan:
- Là phương pháp đặc biệt quan trọng ở tiểu học đòi hỏi giáo viên tổ chức học
sinh hoạt động trực tiếp trên các sự vật cụ thể:
Sưu tầm và tự sáng tạo một số đồ dùng trực quan có hiệu quả để kích thích tư
duy linh hoạt của học sinh.
• Phương pháp gợi mở vấn đáp:
- Là phương pháp đưa ra những câu hỏi thích hợp cho học sinh trả lời để đàn
dần đi đến kết luận cần thiết. Nó làm cho không khí lớp học sôi nổi, sôi động kích
thích hứng thú của học sinh.
• Phương pháp thực hành luyện tập:
- 18 -
- Là phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh những kiến thức các kĩ năng
thông qua các biện pháp thực hành luyện tập.
• Phương pháp sử dụng trắc nghiệm:
- Là phương pháp thông qua các bài kiểm tra trắc nghiệm để đánh giá học
sinh.
Như vậy khi dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4 giáo viên cần lựa chọn các
phương pháp và hình thức đảm bảo tinh khoa học để đạt kết quả cao.
3.3.Giải pháp sáng tạo:
Trước tiên phải khuyến khích học sinh gây hứng thú học môn tiếng việt, say
mê tìm hiểu tiếng, từ, câu thông qua sách giáo khoa và sách tham khảo, qua các
hoạt động giao tiếp của các buổi học ngoại khoá giúp cho các em hiểu được câu
nói những lời hay, viết câu văn xúc tích dễ hiểu( đúng từ, đúng nghĩa, đúng văn
cảnh)
Thông qua kiẻm tra miệng đầu giờ, câu trả lời trong khi tìm hiểu kiến thức mới,
nắm bắt nghĩa của từ một cách chính xác. ở mỗi tiết học Luyện từ và câu giáo viên
thường xuyên cho học sinh vận dụng liên hệ móc xích kiểm tra bài cũ với kiểm tra
mới.
Ngoài việc hướng dẫn học sinh làm các bài tập của phân môn Luyện từ và
câu ở sách giáo khoa tiếng việt 4 còn ra thêm ở các sách luyện từ và câu lớp 4,
tiếng việt nâng cao lớp 4, bài tập trắc nghiệm lớp 4 để các em biết cách xâu chuỗi
nội dung kiến thức cho mình, mở rộng hiểu sâu thêm kiến thức mới.
Cuối mỗi buổi học, sau mỗi tuần giáo viên lại cho bài tập về nhà làm cho đề kiểm
tra cuối tuần để các em được luyện tập thực hành càng nhớ kỹ nhớ lâu các kiến
thức về phân môn luyện từ và câu. Cuối tiết học dành một thời gian ngắn để học
sinh củ cố kiến thức thông qua việc tổ chức thành nhóm hái hoa dân chủ để học
sinh hoà hứng, có hứng thú trong các giườ học sau
Trong các giờ ra chơi tổ chức các trò chơi phục vụ vào mục đích giao tiếp qua đó
luyện cách dùng từ, đặt câu rộng hơn là dùng vào viết đoạn văn
• Các biện pháp cụ thể đối với từng mảnh luyện từ và câu:
- 19 -
+ Đối với kiến thức về từ đơn, từ ghép, từ láy phân loại từ giáo viên cần nhấn
mạnh khắc sâu kiến thức kỹ năng hơn để các em ghi nhớ lâu hơn, khó quên. Cần
cho học sinh ghi nhớ học thuộc các từ ngữ như:
Chèo bẻo, ác là, bù nhìn, bồ kết, ếch ương, mồ hôi, bồ hóng, mà cả, a xít, cà
phê, mô tô, ô tô, ra đi ô
Đây là những từ đơn đa âm phân biệt kĩ với từ đơn đơn âm hay gọi nó là từ
ghép đặc biệt.
+ Khi dạy các bài liên quan đến các từ láy cần phân biệt kỹ cho học sinh
những kiểu từ láy, dạng từ láy, có những từ cấu tạo giống như từ láy nhưng xét về
nghĩa không phải là từ láy giáo viên cần phải mở rộng thêm ra đưa ra nhiều từ, gợi
mở cho học sinh tìm được nhiều từ để học sinh phân biệt chuẩn xác tránh nhầm lẫn
từ láy với từ ghép.
Ví dụ:
bãi bờ, hốt hoảng, buôn bán, đi đứng, bồng bế, vung vẩy, dẻo dai, nhỏ nhẹ, …
( là những từ ghép)
+ Khi dạy các bài về tượng thanh, từ tượng hình giáo viên cần nhấn mạnh cho
học sinh nắm được phần lớn các từ tượng thanh, tượng hình là từ láy bằng cách lấy
nhiều
Ví dụ:
lênh khênh, hăng hắc, hồi hộp, …
+ Khi dạy các bài về nghĩa của từ cần phân biệt cho học sinh rõ về nghĩa gốc và
nghĩa chuyển, các từ cùng âm khác nghĩa.
Ví dụ:
Bà già đi chợ câu đông
Xem một quả bói lấy chồng lợi(1) chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi(2) thì có lợi(3) nhưng răng không còn
Lợi 1: lợi ích
- 20 -
Lợi 2, 3 là răng lợi
+ Đối với thành phần cấu tạo câu. Ngoài việc cho học sinh xác định hai
thành phần chính, còn cho học sinh biết câu còn có một thành phần phụ đứng đầu
câu ( là trạng nữ) còn có các danh từ, động từ, tính từ trong câu cũng có thể là
thành phần phụ trong câu.
Ví dụ:
Quyển sách mới của em rất đẹp.
Có “ mới ”, “ của em ” làm định ngữ cho quyển sách nhưng không phải là
bộ phận song song vì chúng không đồng loại.
+ Cần mở rộng thêm ngoài các thành phần phụ nêu trên còn có các thành
phần phụ khác nữa của câu là “hô ngữ”. Lưu ý cho học sinh lời gọi lời hô, lời bọc
lộ cảm xúc…nhiều khi được dùng như một câu đơn độc lập, không phải là thành
phần câu.
Chẳng hạn:
1, Ôi! Đẹp quá!( “ Ôi ” là một câu độc lập)
2, Ôi, đẹp quá!(“Ôi” là hô ngữ)
+ Khi giáo viên dạy cho học sinh phâm loại câu theo cấu tạo ngoài kiến thức
cần ghi nhớ trong sách giáo khoa, việc mở rộng luôn kiến thức bài học hôm sau
vào cuối tiết trước là hết sức cần thiết. Việc làm đó là hết sức cần thiết tạo cho học
sinh có sự liên tưởng kiến thức cao độ.
Chẳng hạn như câu đơn bình thường là câu đơn có đầy đủcả hai bộ phận
chính làm lòng cốt:
Ví dụ:
Trời / mưa!
C
V
Nhưng “ Mưa” là một câu và nó là câu đặc biệt.
Hoặc rút gọn ví dụ:
- 21 -
- Hôm nay ai trực nhật?
- Tôi ( Câu rút gọn bộ phận vị ngữ)
Như vậy khi dạy phân môn luyện từ và câu theo tôi việc mở rộng, liên kết kiến
thức cũ với kiến thức mói và kết thúc bài học hôm nay và gợi mở nội dung kiến
thức bài học hôm nay và gợi mở nội dung kiến thức bài học hôm sau là cần thiết,
hết sức có ý nghĩa để tạo cho việc dạy luyện từ và câu mang lại hiệu quả cao.
VI. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:
Để thực hiện sáng kiến này tôi đã thực nghiệm giảng dạy phân môn Luyện
từ và câu cho lớp 4B trường Tiểu học Bình Dương 2 trong năm học 2014 – 2015.
VII. LỢI ÍCH THU ĐƯỢC TỪ SÁNG KIẾN:
Từ kết quả như ở đầu năm chưa cao, tôi đã đưa ra các kinh nghiệm dạy
luyện từ và câu của mình đã đúc rút được vào năm học này và cứ sau giữa kỳ, cuối
kỳ tôi lại tổ chức khảo sát kiến thức học sinh để nắm được hiệu quả khi áp dụng.
Kết quả cho thấy rất khả quan, cứ sau mỗi lần khảo sát để đánh giá hiệu quả của
sáng kiến kết quả lại được thay đổi theo chiều hướng đi lên.Cụ thể:
+ Kết quả khảo sát cuối kỳ I là :
• Về việc tìm từ và xác định từ.
Điểm giỏi: 4 HS = 13.8%
Điểm khá: 11 HS = 37.9%
Điểm trung bình: 9 HS = 48.3%.
• Về việc đặt câu và xác định câu:
Điểm giỏi: 6 HS = 20.7 %
Điểm khá: 15 HS = 51.7%
Điểm trung bình: 8 HS = 27.6%.
+ Kết quả khảo sát cuối năm là:
• Về việc tìm từ và xác định từ.
Điểm giỏi: 9 HS = 31.0%
- 22 -
Điểm khá: 17 HS = 58.6%
Điểm trung bình: 3 HS = 10.4%.
• Về việc đặt câu và xác định câu:
Điểm giỏi: 10 HS = 34.5 %
Điểm khá: 17 HS = 58.6%
Điểm trung bình: 2 HS = 6.9%.
1. Những đánh giá về lợi ích qua ý kiến của bản thân:
Sau khi áp dụng sáng kiến học sinh đã biết sử dụng một số từ đã học để đặt
câu văn hay viết một đoạn văn ngắn tốt theo yêu cầu. Ngoài ra còn làm phong phú
thêm vốn từ, qua đó nâng cao sự hiểu biết của các em về thực tế cuộc sống, hướng
các em biết yêu quý, trân trọng cái đẹp.
Qua môn tiếng việt và phân môn luyện từ và câu là trang bị cho học sinh
những hiểu biết ban đầu về cuộc sống và thích ứng với cuộc sống. Biết sử dụng có
hiệu quả tiếng mẹ để khi đọc, viết, nghe, nói phục vụ vào mục đích giao tiếp và thu
nhận kiến thức thông tin. Từ đó các em có nhu cầu thưởng thức cái đẹp, khả năng
suy cảm trước cái đẹp. Từ có nhận thức thẩm mĩ lành mạnh, nhận thức xã hội đúng
đắn, có tình cảm xã hội đúng dắn, có tình cảm thái độ của con người Việt Nam hiện
đại.
Trong môn tiếng việt học tốt luyện từ và câu giúp các em thấy hết mối quan
hệ giữa các sự vật, sự việc. Biết vận dụng vào viết văn, vào đời sống từ đó hoàn
thiện óc phân tích năng lực so sánh, tổng hợp.
Như vậy việc áp dụng một số kinh nghiệm dạy phân môn luyện từ và câu
vào thực tế giảng dạy của mình tôi đã đạt được kết quả cao. Tuy nhiên để đề tào
của tôi được hoàn thiện hơn, tôi rất mong được sự góp ý chân thành của các đồng
nghiệp để đề tài của tôi được bổ sung hoàn thiện hơn nữa.
2. Những đánh giá về lợi ích qua ý kiến của bản thân:
Năm học 2014 – 2015, tôi áp dụng sáng kiến này vào trong giảng dạy phân
môn Luyện từ và câu của lớp 4B và đạt được kết quả khá khả quan nên được các
đồng nghiệp trong cơ quan cùng nhà trường đánh giá khá cao. Trong năm học tới
trường Tiểu học Bình Dương 2 sẽ đưa sáng kiến vào áp dụng cho toàn bộ khối 4
trong nhà trường.
............., ngày.....tháng......năm......
Thủ trưởng đơn vị/
............., ngày.....tháng......năm......
Tác giả sáng kiến
- 23 -
Chính quyền địa phương
(Ký tên, đóng dấu)
(Ký, ghi rõ họ tên)
- 24 -