Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mầm non hoa hồng, đồng hới, quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 94 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường, các thầy
cô giáo là giảng viên trong Khoa sư phạm Tiểu học - Mầm non, các cô thư viện
Trường Đại học Quảng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu đề tài này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đế n ThS. Nguyễn Thò
Xuân Hương, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu và các giáo viên cùng các
cháu Trường Mầm non Hoa Hồng đã hợp tác, tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi được khảo sát, thử nghiệm để hoàn thành khóa luận này.
Cảm ơn tất cả bạn bè, tập thể sinh viên lớp Đại học Mầm non B K56,
những người thân xung quanh tôi đã quan tâm động viên làm chỗ dựa tinh thần
giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành khóa luận
này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô giáo trong hội đồng
phản biện đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn!

Đồng Hới, tháng 05 năm 2018
Sinh viên

Lê Thò Ánh Tuyết


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu
và kết quả trong nghiên cứu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực và chưa được
công bố trong công trình nghiên cứu nào.
Đồng Hới, tháng 05 năm 2018
Tác giả

Lê Thị Ánh Tuyết




MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 6
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ................................................................................. 7
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .......................................................................... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 2
3.2 Khách thể nghiên cứu ............................................................................................. 2
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 2
6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 3
6.1. Giới hạn về khách thể nghiên cứu .......................................................................... 3
6.2. Giới hạn về nội dung nghiên cứu ........................................................................... 3
6.3. Giới hạn về thời gian nghiên cứu ........................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận ................................................................. 3
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn .............................................................. 3
7.2.1. Phương pháp quan sát ........................................................................................ 3
7.2.2. Phương pháp trò chuyện ..................................................................................... 3
7.2.3. Phương pháp điều tra bằng anket:...................................................................... 4
7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: .................................................. 4
7.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: .................................................................. 4
7.3. Phương pháp thống kê toán học ............................................................................. 4
8. Đóng góp của đề tài .................................................................................................. 4
9. Cấu trúc của đề tài .................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG

TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI .................................................... 5
1.1. Sơ lượt lịch sử nghiên cứu về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi ................................................................................................................................ 5


1.1.1. Một số nghiên cứu khoa học về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo
trên thế giới ................................................................................................................... 5
1.1.2. Một số nghiên cứu về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở
Việt Nam ...................................................................................................................... 6
1.2. Lý luận về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ........................ 8
1.2.1. Khái niệm kỹ năng, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ ......................................... 8
1.2.2. Một số đặc điểm về kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ................... 12
1.2.3. Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi .................................... 17
1.2.4. Vai trò và ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ đối với sự phát triển của
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. ................................................................................................ 22
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................... 24
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI Ở TRƢỜNG MẦM NON HOA HỒNG, THÀNH PHỐ
ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH ......................................................................... 25
2.1. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................................. 25
2.1.1. Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu ...................................................... 25
2.1.2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực trạng ............................................... 26
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
ở trường mầm non Hoa Hồng ..................................................................................... 30
2.2.1. Nhận thức của GVMN về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi .............................................................................................................................. 30
2.2.2. Đánh giá của giáo viên về biểu hiện kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi .............................................................................................................................. 32
2.2.3. Nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm
non Hoa Hồng............................................................................................................. 34

2.2.4. Hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi .................... 38
2.2.5. Các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường
mầm non Hoa Hồng .................................................................................................... 39
2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mãu giáo
5 - 6 tuổi ..................................................................................................................... 44
2.2.7. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi của GVMN trường mầm non Hoa Hồng ...................................... 48


Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 50
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM MỘT SỐ BIỆN PHÁP
GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI Ở
TRƢỜNG MẦM NON HOA HỒNG - THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI - TỈNH
QUẢNG BÌNH .......................................................................................................... 51
3.1. Đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi .......... 51
3.1.1. Cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi .............................................................................................................. 51
3.1.2. Đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ... 51
3.2. Tổ chức thử nghiệm một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi .............................................................................................................. 59
3.2.1. Mục đích thử nghiệm ........................................................................................ 59
3.2.2. Nội dung thử nghiệm ........................................................................................ 59
3.2.3. Tiến hành thử nghiệm ....................................................................................... 60
3.2.4. Phân tích kết quả thử nghiệm ............................................................................ 62
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................... 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 70
1. Kết luận .................................................................................................................. 70
2. Kiến nghị ................................................................................................................ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 73
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 75



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Ký hiệu, chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

KN

Kỹ năng

2

KNS

Kỹ năng sống

3

ND

Nội dung

4

BP


Biện pháp

5

GV

Giáo viên

6

GVMN

Giáo viên mầm non

7

TN

Thử nghiệm

8

ĐC

Đối chứng


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
TT


Tên bảng, biểu đồ

Tên bảng, biểu đồ
2.1

2.2

Biểu
đồ

2.7

3.3

3.6

3.8

2.3

2.4

2.5
Bảng
2.6

2.8

Sự cần thiết của việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ đối

với trẻ mẫu giáo
Ý nghĩa của việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ đối với trẻ
mẫu giáo
Mức độ sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo
vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
So sánh mức độ nhận thức kỹ năng tự bảo vệ của nhóm
thử nghiệm và nhóm đối chứng trước khi thử nghiệm
So sánh mức độ nhận thức kỹ năng tự bảo vệ của nhóm
thử nghiệm và nhóm đối chứng sau khi thử nghiệm
So sánh mức độ nhận thức kỹ năng tự bảo vệ của nhóm
thử nghiệm trước và sau khi thử nghiệm
Biểu hiện kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Nhận thức của giáo viên về nội dung giáo dục kỹ năng
tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Hình thức giáo dục kỹ năng kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Thực trạng mức độ sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ
năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quá trình giáo dục
kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Trang

30

31

41

63


66

68

32

34

38

39

44

Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quá trình giáo
2.9

dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

46


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội ngày càng phát triển cùng với sự bùng nổ của khoa học - công nghệ, sống
trong môi trường của nền kinh tế tri thức đòi hỏi con người phải làm việc bằng tri thức
nhưng xử lý công việc, giải quyết vấn đề không thể thiếu kỹ năng. Cuộc sống hiện đại
hơn kèm theo đó là những vấn đề phức tạp, bên cạnh những tác động tích cực còn có
những tác động tiêu cực gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Người lớn

thường sợ hãi tìm cách ngăn cấm trẻ làm những việc nguy hiểm nhưng lại quên dạy
cho trẻ những kỹ năng tự bảo vệ mình trước các tình huống, quên giải thích cho trẻ vì
sao và hậu quả xảy ra sẽ như thế nào. Điều này dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc đối
với trẻ do tâm lý lứa tuổi vốn ham khám phá lại càng tò mò.
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEP) là tổ chức có nhiều công trình nghiên
cứu sâu về kỹ năng sống dưới góc độ tồn tại và phát triển của cá nhân đã phân loại kỹ
năng sống thành ba nhóm cơ bản, và kỹ năng tự bảo vệ là một trong những kỹ năng
thuộc nhóm một - gồm các kỹ năng tự nhận thức và sống với chính mình. Nhu cầu tự
bảo vệ và giữ an toàn cũng là một trong năm nhu cầu cơ bản nhất của tất cả mọi người
đặc biệt là trẻ em giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện, bền vững.
Trang bị kỹ năng tự bảo vệ mình luôn là quan điểm được các chuyên gia tâm lý
giáo dục nhấn mạnh. Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Lan Hải cho rằng: “Bố mẹ không thể lúc
nào cũng ở bên con, nên cần hướng dẫn trẻ tự phục vụ mình, nhận biết những nguy
hiểm cần tránh. Chẳng hạn, khi trẻ đã lớn, thay vì pha sữa cho chúng, hãy hướng
dẫn con biết rót nước nóng sao cho không đầy quá, biết cầm cốc sao cho không bị
bỏng, rồi cách sử dụng dao để không làm đứt tay…”.
Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mầm non giúp trẻ nhanh nhạy ứng phó với
những hoàn cảnh nguy cấp, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã
hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống, đặc biệt là giai đoạn cuối tuổi mẫu giáo
là giai đoạn học hỏi, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách và
chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa trường phổ thông, do đó cần sớm giáo dục các kỹ năng
sống đặc biệt là kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng
xử phù hợp ngay từ độ tuổi mầm non góp phần giúp trẻ tự chăm sóc và bảo vệ bản
thân tránh khỏi những nguy hiểm.

1


Tuy nhiên trong những lần đi thực tế tại các trường mầm non tôi nhận thấy hiệu
quả của quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ chưa đạt hiệu quả cao, giáo viên

chưa có biện pháp phù hợp, các biện pháp chưa được chú trọng thường xuyên, đặc biệt
giáo dục mầm non đang thực hiện đổi mới chương trình giáo dục theo lồng ghép, tích
hợp các nội dung giáo dục. Cho nên cần có một sự nghiên cứu thật kỹ lưỡng, kết hợp
giữa lý luận và thực tiễn để có thể đưa ra những biện pháp hiểu quả nhằm phát huy kỹ
năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo, góp phần quan trọng trong quá trình hình thành và
phát triển nhân cách ở trẻ.
Xuất phát từ những lý do trên mà tôi chọn nghiên cứu đề tài “Biện pháp giáo dục
kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Hoa Hồng, thành phố
Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 ở Trường mầm non Hoa Hồng, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
từ đó đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng tự bảo
vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm
non Hoa Hồng, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Hoa Hồng.
- Giáo viên trường mầm non Hoa Hồng.
4. Giả thuyết khoa học
Kỹ năng tự bảo vệ là một trong những kỹ năng rất cần thiết đối với sự hình thành
và phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo, giúp trẻ nhanh nhạy ứng phó với những hoàn
cảnh nguy cấp, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự
khẳng định mình trong cuộc sống. Nếu giáo viên sử dụng các biện pháp tác động sư
phạm phù hợp thì sẽ nâng cao kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.

2


- Nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở
trường mầm non Hoa Hồng.
- Đề xuất và thực nghiệm sư phạm một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Hoa Hồng.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
- 40 trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Hoa Hồng.
- 24 giáo viên ở trường mầm non Hoa Hồng.
6.2. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu về thực trạng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
ở Trường mầm non Hoa Hồng nhằm đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho
trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non.
6.3. Giới hạn về thời gian nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu từ tháng 11/2017 - 05/2018
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các
tài liệu lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát:
Quan sát, chi chép cách tổ chức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo của
giáo viên đồng thời quan sát những biểu hiện về kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trong các hoạt động ở trường: Giờ học, hoạt động vui chơi trong lớp, ngoài trời
để tìm hiểu rõ hơn thực trạng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ.
7.2.2. Phương pháp trò chuyện:
- Trao đổi với giáo viên nhằm thu thập những thông tin cụ thể về trẻ, những
thuận lợi, khó khăn và nhận thức của giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.

- Trò chuyện trực tiếp với trẻ để thu thập thông tin về mức độ nhận thức, ứng xử,
giải quyết tình huống của trẻ.

3


7.2.3. Phương pháp điều tra bằng anket:
Điều tra bằng phiếu hỏi nhằm khảo sát thực trạng, tìm hiểu nhận thức, đánh giá
của giáo viên về cách tổ chức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động:
Phân tích kế hoạch năm, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần của GVMN trong việc tổ
chức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
7.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Thực nghiệm một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi đã đề xuất trên trẻ nhằm hỗ trợ việc kiểm nghiệm tính hiệu quả của các biện pháp
đề xuất.
7.3. Phƣơng pháp thống kê toán học
Sử dụng một số công thức toán học để phân tích và xử lý các số liệu đã thu thập
được về mặt định lượng, làm cơ sở để đưa ra những nhận định, đánh giá về mặt định
tính một cách khách quan về các kết quả nghiên cứu.
8. Đóng góp của đề tài
- Đề tài nhằm góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về biện pháp
giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
- Làm rõ thực trạng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở
trường mầm non Hoa Hồng, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị thì nội dung của khóa luận gồm
có 3 chương, cụ thể:

Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi.
Chƣơng 2: Thực trạng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở
trường mầm non Hoa Hồng, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Chƣơng 3: Đề xuất và thực nghiệm sư phạm một số biện pháp giáo dục kỹ năng
tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Hoa Hồng, thành phố Đồng
Hới, tỉnh Quảng Bình.

4


CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIÁO DỤC
KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI
1.1. Sơ lƣợt lịch sử nghiên cứu về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi
1.1.1. Một số nghiên cứu khoa học về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ
mẫu giáo trên thế giới
Vấn đề giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nói chung và kỹ năng tự bảo vệ của trẻ em nói
riêng đã được nhiều tổ chức cũng như cá nhân trên thế giới thực hiện và cũng được đề
cập trong nhiều chương trình, dự án: Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Tổ
chức Y tế Thế Giới (WHO)… Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em khẳng
định: “Vì chưa đạt đến sự trưởng thành về mặt thể chất và trí tuệ, trẻ em cần phải được
bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, trước cũng như sau chào đời. Các bậc cha mẹ là người
chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi nấng và giáo dục con cái của mình”. “Không ai
được phép làm tổn hại đến trẻ em. Nghĩa vụ của chúng ta là tôn trọng và bảo vệ các
em. Không ai được ngược đãi trẻ em trai và gái về mặt thể chất, bằng ngôn ngữ hoặc
tình cảm, kể cả cha mẹ, thầy cô giáo hay những người chăm sóc trẻ”.
Năm 2005, tác giả Barry L.Boyd trong đề tài: “Developing life in youth” (phát
triển kỹ năng sống trong giới trẻ) đã nghiên cứu các kỹ năng sống cần thiết cho thanh
thiếu niên hiện nay là: Kỹ năng ứng phó, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng tìm kiếm sự

giúp đỡ…Đề tài cũng đã đề ra những biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ thông qua
kỹ năng tự ứng phó và kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ trong giới trẻ.
Trong đề tài: “Teaching personal safety skills to you children” (phương pháp dạy
kỹ năng an toàn cho trẻ nhỏ) của tác giả Sandy K.Wurtele và Julie Sarno Owens thuộc
Khoa tâm lý, trường Đại học Colorado tại Colorado Springs, CO, Mỹ. Công trình đã
nghiên cứu trên 406 trẻ mẫu giáo nhằm xác định mức độ kỹ năng an toàn cá nhân,
phòng chống lạm dụng tình dục ở trẻ từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao kỹ năng an
toàn cho trẻ.
Đề tài “Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo lớn” được
nghiên cứu trên cơ sở đề án Chuẩn quốc gia về Giáo dục mầm non của Cộng hòa Liên
bang Nga năm 2010. Dựa trên những thành tựu giáo dục mầm non truyền thống của
Nga, đề tài nghiên cứu đưa thêm vào những nội dung mới phản ánh những thay đổi
5


trong đời sống xã hội hiện đại. Trong đề tài đã thể hiện những giờ học mẫu và biện
pháp tổ chức các giờ học nhằm hỗ trợ trẻ em lĩnh hội kiến thức, kỹ năng bảo vệ cá
nhân phù hợp với cách tiếp cận tâm lý - giáo dục hiện đại. Phương châm giáo dục kỹ
năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo lớn dựa trên những vốn kinh nghiệm sống, sở thích và
đặc điểm hành vi của từng trẻ. Các tác giả phân loại chương trình thành sáu chủ đề
chính và mỗi chủ đề bao gồm nhiều đề tài nhỏ để lồng ghép giáo dục kỹ năng tự bảo
vệ cho trẻ trong đó.
Vào năm 2012, đề tài “Giáo dục kỹ năng an toàn cho trẻ mẫu giáo” của các tác
giả là giảng viên trường đại học Sư phạm Ulianov đã đưa ra những nhận định: Báo cáo
đáng sợ của tội phạm đối với trẻ em đã chứng minh về sự thụ động của trẻ khi đối mặt
với sự nguy hiểm. Nhiệm vụ chính của giáo viên và phụ huynh là lựa chọn hình thức,
nội dung, biện pháp giáo dục phù hợp với sự phát triển của trẻ. Qua đó, dạy cho trẻ
cách phòng tránh những mối đe dọa, nguy hiểm trong thực tế, nếu gặp phải thì trẻ có
thể biết cách xử lý và tự bảo vệ mình. Biện pháp trò chơi được lựa chọn đầu tiên để
tiến hành giáo dục hình thành các kỹ năng an toàn của trẻ. Trong trò chơi trẻ em sẽ

được học những mẫu hành vi tự tin để xử lý tình huống nguy hiểm. Trước khi chơi trẻ
cần phải nói về tình huống nguy hiểm với những đứa trẻ khác, phân tích lựa chọn hành
vi đúng không dẫn đến một hậu quả đáng tiếc.
Nhìn chung, phần lớn các công trình nghiên cứu trên thế giới về giáo dục kỹ
năng bảo vệ cho trẻ mầm non còn hạn chế cả về số lượng, nội dung nghiên cứu chủ
yếu về giáo dục kỹ năng sống dành cho trẻ tiểu học và tuổi vị thành niên.
1.1.2. Một số nghiên cứu về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở Việt Nam
Hiện nay tại Việt Nam những công trình nghiên cứu khoa học độc lập về kỹ năng
tự bảo vệ và giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ còn hạn chế về số lượng. Tuy nhiên kỹ
năng tự bảo vệ cũng được đề cập đến trong một số tác phẩm, công trình nghiên cứu
khoa học về kỹ năng sống của trẻ.
Tác giả Huyền Linh trong cuốn sách: “Cẩm nang tự vệ an toàn trong nhà” và
“Cẩm nang tự vệ an toàn ra ngoài” của Nhà xuất bản Thanh niên, năm 2011 đã hướng
dẫn trẻ rất chi tiết cách xử lý các tình huống thiếu an toàn với bản thân. Với những tình
huống rất đa dạng và gần gũi với cuộc sống của trẻ nhỏ.

6


Trong tác phẩm: “Cẩm nang tự vệ cho con bạn” của tác giả Lâm Trinh do nhà
xuất bản Văn Hóa Thông Tin phát hành năm 2011 đã đưa ra những cách giúp trẻ biết
ứng phó trong những tình huống nguy hiểm, những cảnh thiếu an toàn.
Tác giả Vũ Thị Ngọc Minh và Nguyễn Thị Nga trong cuốn sách: “Giúp bé có các
kỹ năng nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn” của Nhà xuất bản
Dân trí, năm 2012 cũng đã đưa ra 9 tình huống phổ biến trong cuộc sống mà trẻ có thể
gặp nguy hiểm cùng với những biện pháp giúp phụ huynh và giáo viên hướng dẫn,
giáo dục cho trẻ.
Trong bộ sách: “Tủ sách trường học an toàn” của nhóm tác giả Nam Hồng,
Dương Phong, Ngọc Lan của nhà xuất bản Đại học Sư phạm. Bộ sách gồm 4 cuốn:
Ngôi nhà an toàn cho trẻ, an toàn cho trẻ trên đường phố và nơi thiên nhiên, an toàn

cho trẻ trong cộng đồng xã hội, sơ cấp cứu các loại tổn thương do tai nạn ở trẻ em. Bộ
sách giúp trẻ đối mặt có hiệu quả trước những nguy hiểm có thể xảy ra khi tự mình
tiếp xúc với môi trường thiên nhiên và bên ngoài xã hội cũng như giúp trẻ biết rõ
nguyên nhân các tai nạn có thể xảy ra đối với trẻ ở nơi công cộng.
Bên cạnh những tác phẩm kể trên thì còn có những công trình nghiên cứu về kỹ
năng sống tuy nhiên có đề cập đến vấn đề giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ như: Đề
tài “Giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam” của nhóm tác giả Nguyễn Thanh Bình, Lưu
Thu Thủy, Nguyễn Kim Dung, Vũ Thị Sơn đã khái quát thành những kỹ năng sống
đặc thù với lứa tuổi trong đó với trẻ mầm non có kỹ năng phòng tránh tai nạn thương
tích. Đề tài đã khái quát được những nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được triển
khai tại Việt Nam bao gồm nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống tai nạn, thương
tích cho trẻ em. Tuy nhiên đề tài chưa có những đánh giá cụ thể biểu hiện thực trạng
kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mầm non.
Tác giả Mai Hiền Lê trong đề tài: “Kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo lớn trường
mầm non Thực Hành TP.HCM” năm 2010 cho thấy kỹ năng giữ an toàn cá nhân của
trẻ còn ở mức độ thấp.
Năm 2012, trong đề tài nghiên cứu cấp cơ sở: “Kỹ năng tự vệ cho trẻ 5 - 6 tuổi
trong trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Mai Hiền Lê cho thấy
mức độ hình thành kỹ năng tự bảo vệ của trẻ còn thấp.
Hiện nay, các công trình nghiên cứu một cách hệ thống, dựa vào những cơ sở
giáo dục học để tìm hiểu thực trạng giáo dục cũng như đề ra các biện pháp nhằm nâng
7


cao chất lượng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hầu như chưa
có. Tại Việt Nam, những tài liệu biên soạn cho kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi còn hạn chế. Những công tình nghiên cứu về kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ chưa
nhiều, do vậy chưa có những đánh giá cụ thể và mang tính khái quát về thực trạng việc
giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ từ đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục kỹ năng này cho trẻ.
1.2. Lý luận về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

1.2.1. Khái niệm kỹ năng, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ
1.2.1.1. Khái niệm kỹ năng
Để có cái nhìn đúng đắn và khách quan về khái niệm kỹ năng tự bảo vệ, chúng ta
cần phải bắt đầu tìm hiểu thuật ngữ kỹ năng (KN), kỹ năng sống (KNS). Có rất nhiều
quan niệm về KN, mỗi tác giả cho ta một cách nhìn nhận khác nhau. Qua tổng kết
nhiều công trình nghiên cứu của một số tác giả chúng ta có thể khái quát lại thành hai
loại quan niệm về KN như sau:
 Quan niệm thứ nhất: Xem xét KN như là kỹ thuật của hành động:
- Theo V.A Cruchetxki thì KN là sự thực hiện một hành động hay một hoạt
động nào đó nhờ sử dụng những thủ thuật, những phương thức hành động đúng đắn.
- Từ điển tâm lý học (1983) của Liên Xô (cũ) định nghĩa: KN là giai đoạn giữa
của việc nắm vững một phương thức hành động mới - cái dựa trên một quy tắc (tri
thức) nào đó và trên quá trình giải quyết một loạt các nhiệm vụ tương ứng với tri thức
đó, nhưng còn chưa đạt đến mức độ kỹ xảo.
- Tác giả Trần Trọng Thủy cho rằng: “KN là mặt kỹ thuật của hành động, con
người nắm được cách hành động tức là có kỹ thuật hành động, có kỹ năng” [20,tr49].
Với quan niệm này, các tác giả xem KN nghiêng về mặt kỹ thuật của hành động,
người có KN là người nắm vững tri thức về hành động và thực hiện hành động theo
đúng yêu cầu của nó mà không cần tính đến kết quả hành động.
 Quan niệm thứ hai: Xem xét KN nghiêng về năng lực của con người.
- Theo A.V.Petrovski thì KN là sự vận dụng những tri thức, kỹ năng kỹ xảo đã có
thể lựa chọn và thực hiện những phương thức hành động tương ứng với mục đích đã
đặt ra.
- Tác giả Huỳnh Văn Sơn cho rằng: KN là khả năng thực hiện có kết quả một
hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để hành động
8


phù hợp với những điều kiện cho phép. Kỹ năng không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật
mà còn biểu hiện năng lực của con người [18].

- Đồng quan điểm này tác giả Nguyễn Công Khanh quan niệm: “Kỹ năng là khả
năng thực hiện một hành động hay hoạt động nào đó, bằng cách lựa chọn và vận dụng
những tri thức, những kinh nghiệm, kĩ xảo đã có để hành động phù hợp với những mục
tiêu và những điều kiện thực tế đã cho” [9,tr160].
- Với quan niệm này, KN được xem xét là một biểu hiện năng lực con người chứ
không phải đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động. Coi KN là năng lực thực hiện
một công việc kết quả với chất lượng cần thiết trong một thời gian nhất định.
Từ hai cách đặt vấn đều nêu trên, chúng tôi chúng tôi cho rằng: “KN là khả năng
vận dụng tri thức, kinh nghiệm một cách linh hoạt để thực hiện có kết quả một hành
động nào đó trong những điều kiện phù hợp”.
 Các giai đoạn hình thành kỹ năng:
Theo tác giả Hoàng Thị Oanh thì có 4 giai đoạn hình thành KN:
- Giai đoạn nhận thức: Là giai đoạn con người nhận thức đẩy đủ mục đích, cách
thức, điều kiện hành động. Ở giai đoạn này người ta chỉ nắm lý thuyết, chưa hành
động thực sự. Việc nắm lý thuyết có thể do tự học hoặc do người khác hướng dẫn. Giai
đoạn này rất quan trọng vì nếu không xác định được mục đích thì sẽ không có hướng
hành động được và để hành động có hiệu quả thì con người phải thực hiện được các
điều kiện cần thiết của hành động đó.
- Giai đoạn làm thử: Là giai đoạn bắt đầu hoạt động. Có thể người ta hoàn toàn
làm theo mẫu trên cơ sở đã nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức, điều kiện hành
động. Có thể người ta tự hành động theo hiểu biết của mình. Ở giai đoạn này hành
động vẫn còn nhiều sai sót, các thao tác còn lúng túng, hành động có thể đạt kết quả ở
mức độ thấp hoặc không đạt kết quả.
- Giai đoạn bắt đầu hình thành KN: Ở giai đoạn này người ta có thể hành động
độc lập, ít sai sót, các hành động thuần thục hơn, hành động đạt kết quả trong những
điều kiện quen thuộc.
- Giai đoạn KN được hoàn thiện: Là giai đoạn hành động được thực hiện có kết
quả không chỉ trong điều kiện quen thuộc, mà cả trong những điều kiện khác nhau, các
thao tác thuần thục, các hành động được thể hiện có sáng tạo.


9


1.2.1.2. Kỹ năng sống
KNS (life skills) là một khái niệm được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều chương
trình, tài liệu giáo dục ở nhiều lứa tuổi, nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau của đời
sống xã hội, khái niệm KNS ở đây được chọn lọc để hướng đến những kỹ năng cần
thiết mà con người, đặc biệt là thế hệ trẻ có thể tồn tại một cách đúng nghĩa trong đời
sống xã hội.
- Theo Tổ chức Y tế Thế giới: KNS là kỹ năng thiết thực mà con người cần để có
cuộc sống an toàn, khỏe mạnh. Đó là những KN mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng
về giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hằng ngày để tương tác một cách
hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống
của cuộc sống hằng ngày.
- Theo Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF): KNS là cách tiếp cận giúp thay
đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về khả năng
tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và KN.
Tiếp thu và kế thừa các quan điểm trên ở Việt Nam cũng có nhiều quan niệm
khác nhau về KNS như:
- Theo tác giả Nguyễn Thanh Bình: “KNS nhằm giúp ta chuyển dịch kiến thức “cái chúng ta biết” và thái độ, giá trị - “cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành
hành động thực tế - “làm gì và làm cách nào” là tích cực nhất và mang tính chất xây
dựng [2,tr10].
- Tác giả Nguyễn Công Khanh cho rằng: KNS là những khả năng tâm lý xã hội
của mỗi cá nhân thể hiện trong hành vi thích ứng hay thích nghi tích cực để giúp cá
nhân ứng xử một cách có hiệu quả trước nhu cầu, đòi hỏi và thách thức của cuộc sống
thường ngày.
Từ những khái niệm nêu trên, trên cơ sở tiếp thu, kế thừa quan điểm của các tác
giả trên, chúng tôi tiếp cậnkhái niệm KNS như sau: KNS là khả năng làm chủ bản thân
của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả
năng ứng phó tích cực trước các tình huống trong cuộc sốnghằng ngày, giúp con

người hình thành các mối quan hệ xã hội, phát triển nét nhân cách tích cực thuận lợi
cho sự thành công trong học đường và thành công trong cuộc sống.

10


 Các cách phân loại KNS
Tùy theo quan niệm khác nhau mà sẽ có nhiều cách phân loại khác nhau, có thể
khái quát lại như sau:
+ Các phân loại xuất phát từ lĩnh vực sức khỏe: KNS gồm có 3 nhóm
- KN nhận thức bao gồm các kỹ năng cụ thể như: Tư duy phê phán, tuy duy phân
tích, khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, ra quyết định, tự nhận
thức, đặt mục tiêu, xác định giá trị.
- KN đương đầu với xúc cảm bao gồm: Ý thức trách nhiệm, cam kết, kiềm chế
căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, tự quản lý, tự giám sát và tự điều chỉnh.
- KN xã hội hay kỹ năng tương tác bao gồm: Giao tiếp, tính quyết đoán, thương
thuyết, từ chối, hợp tác, sự cảm thông, chia sẽ, khả năng nhận thấy sự thiện cảm của
người khác.
+ Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), KNS gồm ba nhóm KN:
- Nhóm một: KN tự nhận thức và sống với chính mình gồm một số KN như: tự
nhận thức và đánh giá bản thân, KN xây dựng mục tiêu cuộc sống, KN bảo vệ bản
thân…
- Nhóm hai: Nhóm KN nhận thức và sống với người khác gồm các KN như: KN
thiết lập quan hệ, KN hợp tác, KN làm việc nhóm…
- Nhóm ba: Nhóm KN đưa ra quyết định và làm việc hiệu quả gồm một số KN
như: phân tích vấn đề, nhận thức thực tế, ra quyết định, ứng xử, giải quyết vấn đề…
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng, nếu xét dưới góc độ tồn tại
và phát triển của cá nhân theo cách phân loại KNS của WHO thì KN tự bảo vệ là một
trong những KN cần thiết cho trẻ em. Việc quan tâm giáo dục, rèn luyện KN tự bảo vệ
cho trẻ em và mọi người sẽ giúp họ ứng phó với các tình huống xảy ra trong thực tế,

đảm bảo an toàn cho bản thân để tồn tại và phát triển.
1.2.1.3. Kỹ năng tự bảo vệ
Khi nói đến thuật ngữ “tự bảo vệ” thông thường người ta liên tưởng đến việc một
cá nhân nào đó có thể đang gặp nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng và họ phải nghĩ đến
việc dùng cách nào đó chẳng hạn như: kêu cứu, chạy… để ứng phó với những tình
huống khó khăn đó. Nói cách khác, “tự bảo vệ” nghĩa là chủ thể hay cá nhân nào đó
cần có những kiến thức, cách ứng xử phù hợp nhất trong những hoàn cảnh nhất định
để tự bảo vệ lấy bản thân mình và không gây nguy hiểm cho người khác. Những thuật
11


ngữ thường hay dùng, gần nghĩa với KN tự bảo vệ đó là: KN tự vệ, KN thoát hiểm,
KN sinh tồn, KN ứng phó với các tình huống nguy hiểm, KN ứng phó với các tình
huống khẩn cấp.Vì vậy qua quá trình tìm hiểu và tham khảo các tài liệu chúng tôi cho
rằng:
“KN tự bảo vệ là khả năng con người vận dụng những kiến thức để nhận diện
đồng thời biết cách ứng phó được trước các tình huống bất lợi, những hoàn cảnh nguy
hiểm có thể xảy đến để bản thân được an toàn” Và “KN tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi là khả năng trẻ 5 - 6 tuổi vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm của trẻ để
nhận diện đồng thời biết cách ứng phó trước các tình huống bất lợi, những hoàn cảnh
nguy hiểm có thể xảy ra để bản thân được an toàn”.
 Các giai đoạn hình thành KN tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi:
+ Giai đoạn nhận thức: Là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành KN tự bảo
vệ. Giai đoạn này rất quan trọng vì để hành động có hiệu quả con người phải thực hiện
và nắm được những điều kiện cần thiết của hành động đó. Ở giai đoạn này, người lớn
hoặc giáo viên mầm non cần hướng dẫn trẻ nắm được lý thuyết hành động, nhận thức
đầy đủ mục đích, cách thức, điều kiện hành động chứ chưa hành động thật sự.
+ Giai đoạn làm thử: Là giai đoạn trẻ bắt đầu hành động. Lúc này, trẻ hoàn toàn
có thể làm theo mẫu trên cơ sở nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức, điều kiện
hành động hoặc trẻ có thể hành động theo cách hiểu của trẻ. Ở giai đoạn này, hành
động của trẻ vẫn còn nhiều sai sót, các thao tác còn lúng túng, hành động có thể đạt ở

mức độ thấp hoặc không đạt kết quả.
+ Giai đoạn KN bắt đầu hình thành: Là giai đoạn trẻ đã có thể hành động độc
lập, ít sai sót, các hành động tự bảo vệ được thực hiện thuần thục hơn, hành động đạt
kết quả trong những điều kiện quen thuộc hơn.
+ Giai đoạn KN được hoàn thiện: Là giai đoạn trẻ thực hiện hành động tự bảo vệ
có kết quả không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà cả trong những hoàn cảnh mới,
các thao tác thuần thục, các hành động đã có sự sáng tạo.
1.2.2. Một số đặc điểm về kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
1.2.2.1. Một số đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
 Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi:
- Đặc điểm phát triển trí nhớ:

12


+ Trí nhớ vận động: Trẻ có thể dần bỏ hình mẫu, nhưng những lời chỉ dẫn của
người lớn vẫn có ý nghĩa. Động tác vững vàng hơn, nhanh và chính xác hơn, ít có
những động tác thừa của cơ thể.
+ Trí nhớ hình ảnh: Trí nhớ hình ảnh đặc biệt phát triển. Trẻ nhớ những bức
tranh, sự vật, sự việc mà trẻ đã vẽ trong đó, nhớ những phong cảnh mà trẻ tham quan,
người mà trẻ đã từng gặp. Biểu tượng thế giới xung quanh ở trẻ đã gắn kết với nhau,
mang tính sinh động và hấp dẫn.
+ Trí nhớ từ ngữ logic: Vốn tri thức, biểu tượng và những khái niệm ban đầu về
thế giới xung quanh, đòi hỏi trẻ cần nắm vững ngôn ngữ, điều này giúp trẻ phát triển
trí nhớ từ ngữ logic.
+ Trí nhớ cảm xúc: Trẻ nhớ những cảm xúc vui buồn mà trẻ đã trải qua, trí nhớ
cảm xúc là một dạng của sự hồi tưởng giúp đời sống của trẻ thêm đa dạng và tinh tế.
Sự hồi tưởng có liên quan đến tự ý thức của trẻ. Trong hồi tưởng của trẻ có những điều
liên quan đến những thời điểm quan trọng của cuộc đời đứa trẻ và trong quan hệ với
người khác, trí nhớ tác động đến quá trình hình thành nhân cách.

- Đặc điểm tư duy của trẻ:
Ở cuối tuổi mẫu giáo thì tư duy trực quan hình tượng vẫn còn phát triển mạnh mẽ
là cơ sở để phát triển kiểu tư duy cao hơn sau này - tư duy trừu tượng, giúp trẻ có thể
suy luận, phán đoán những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Tuy nhiên trong hành
vi của trẻ đã có sự xuất hiện yếu tố mới của kiểu tư duy trừu tượng giúp cho lập luận,
suy nghĩ của trẻ có tính hợp lý hơn.
- Đặc điểm phát triển tưởng tượng của trẻ:
Cuối tuổi mẫu giáo trí tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh mẽ. Tuổi mẫu giáo là
giai đoạn phát cảm về sự phát triển tưởng tượng. Trí tưởng tượng của trẻ bay bổng,
mang màu sắc xúc cảm.
Ở giai đoạn trước, tưởng tượng của trẻ vẫn chủ yếu mang tính tái tạo, không chủ
định. Đến độ tuổi này tưởng tượng tái tạo của trẻ mang tính có chủ định và tích cực
hơn. Trẻ có khả năng tưởng tượng thầm trong đầu, không cần chỗ dựa trực quan ở bên
ngoài. Tưởng tượng sáng tạo dần được phát triển. Do vậy, khi tiến hành các bài tập với
các tình huống giả định yêu cầu trẻ đóng vai các nhân vật trong tình huống thì trẻ hoàn
toàn có khả năng thực hiện.
 Đặc điểm nhân cách của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi:
- Sự phát triển của các động cơ hành vi:
13


Ở độ tuổi này động cơ xã hội bắt đầu chiếm vị trí ưu thế trong hệ thống thứ bậc
các động cơ. Lúc này, trẻ đã hiểu rằng những hành vi của chúng có thể mang lại những
lợi ích cho những người khác, vì người khác.
Động cơ hành vi của trẻ mẫu giáo trở nên đa dạng: Động cơ làm vui lòng người
lớn, động cơ muốn khẳng định mình, động cơ thi đua… Cần phải quan tâm đến nội
dung động cơ, cần giúp trẻ phát huy hành động tích cực, ngăn chặn những hành động
tiêu cực. Trong hệ thống thứ bậc các động cơ, chúng được sắp xếp theo ý nghĩa của nó
đối với bản thân đứa trẻ. Nếu như động cơ xã hội vươn lên chiếm vị trí ưu thế thì trẻ sẽ
thực hiện những hành vi đạo đức tốt đẹp, còn ngược lại nếu như động cơ nhằm thỏa

mãn quyền lợi chiếm ưu thế thì trẻ sẽ hành động nhằm thỏa mãn quyền lợi cá nhân, ích
kỷ ảnh hưởng xấu đến sự hình thành nhân cách cho trẻ. Do đó, trong giáo dục cần phải
động viên, khuyến khích, tạo ra những tình huống để gợi lên những hành vi mang tính
đạo đức tốt đẹp.
- Sự hình thành ý thức:
Sự xuất hiện tự ý thức là dấu hiệu đầu tiên cũng là dấu hiệu cơ bản nhất của sự
hình thành nhân cách. Đó gọi là ý thức bản ngã. Tự ý thức là tự nhận thức về bản thân
mình, về vai trò của mình đối với những người xung quanh, tự nhận thức được vị trí
của mình trong các mối quan hệ xã hội để điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù
hợp.Ý thức bản ngã của trẻ được thể hiện rõ nhất trong sự tự đánh giá về sự thành
công hay thất bại của mình, về những ưu điểm hay khuyết điểm của bản thân, về
những khả năng hay khiếm khuyết.
Đến cuối tuổi mẫu giáo, trẻ đã biết đánh giá hành vi của người khác và tự đánh
giá hành vi của bản thân mình, biết so sánh mình với người khác, mình ở hiện tại và
trong quá khứ từ đó có những hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội.
 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi:
Các hình thức ngôn ngữ có kết cấu chặt chẽ được hình thành, tính biểu cảm của
ngôn ngữ được phát triển. Trẻ nắm được quy luật của tiếng mẹ đẻ, học cách sắp xếp
những ý nghĩ của mình một cách logic, chặt chẽ hơn. Sự lập luận trở thành phương
pháp giải quyết các nhiệm vụ trí tuệ, ngôn ngữ trở thành công cụ của tư duy và phương
tiện của nhận thức.
Chức năng điều khiển ngôn ngữ được phát triển biểu hiện trong sự hiểu các tác
phẩm văn học, sự thực hiện hướng dẫn và yêu cầu của người lớn. Chức năng lập kế
14


hoạch của ngôn ngữ được hình thành khi giải quyết các nhiệm vụ thực hành và nhiệm
vụ trí tuệ.
Ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo trở thành hoạt động đặc biệt dưới các hình thức như:
Sự lắng nghe, đàm thoại, thảo luận và kể chuyện. Hoàn thiện quá trình phát triển ngữ

âm, xuất hiện những tiền đề nắm vững ngữ pháp.
1.2.2.2. Một số đặc điểm về kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
- Ở lứa luổi mẫu giáo đặc biệt là đối với trẻ 5 - 6 tuổi thì sự nhận thức và quá
trình lĩnh hội, tích lũy kinh nghiệm, biểu tượng, vốn sống so với lứa tuổi trước đó đã
khá phong phú hơn. Điều đó giúp trẻ có thể nhận biết cơ bản về một số đồ vật không
an toàn, những nơi nguy hiểm, một số tình huống khó khăn… Nói cách khác, trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi đã có những hiểu biết nền tảng và có kỹ năng tự bảo vệ cho bản thân trẻ.
Tuy nhiên, kỹ năng tự bảo vệ của trẻ còn nhiều hạn chế.
- Trẻ 5 - 6 tuổi thường hay bắt chước các hành động của người lớn. Trẻ rất dễ bị
mất tập trung bởi những cảnh vật hoặc đồ chơi mới lạ trong tay trẻ nếu như vô tình để
rơi xuống đất hoặc lăn vào những nơi nguy hiểm như ao, hồ, bể chứa nước, giếng…
Trẻ sẽ tìm cách đuổi theo mà không chú ý đến những nguy hiểm trước mắt. Hơn nữa,
trẻ tuổi mẫu giáo ít khi ghi nhớ những điều gì nếu như người lớn chỉ nói một lần với
trẻ. Để giúp trẻ có thể nhớ những điều người lớn dạy cần nhắc đi nhắc lại nhiều lần để
nó in sâu vào trong trí nhớ của trẻ.
- Nhu cầu khám phá thế giới, môi trường xung quanh là một trong các nhu cầu
rất lớn của trẻ. Trẻ luôn khao khát tìm tòi, khám phá mọi thứ xung quanh bất kể chúng
có an toàn hay không. Đặc biệt, đối với những đồ vật hằng ngày mà người lớn cấm
đoán, không cho trẻ được phép tiếp xúc hoặc chơi càng kích thích tính tò mò của trẻ,
nếu không có sự giám sát hay để ý của người lớn trẻ sẽ cầm nắm và khám phá chúng.
Vì thế, trẻ không lường trước được những nguy hiểm có thể gặp phải như: Đồ chơi
trơn trợt, đồ chơi đã bị gãy hoặc hỏng ở vị trí nào đó, hoặc chơi các trò chơi nguy
hiểm: trèo cây, vịn cành, ném đá, trêu nghịch các con vật, chạm vào bô xe máy khi
đang nóng.
- Ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tư duy của trẻ vẫn mang tính trực quan, sự quan sát
đánh giá của trẻ vẫn còn mang đậm màu sắc chủ quan, cảm tính rất dễ bị thuyết phục
bằng những thứ đầy màu sắc, dễ thu hút như: đồ chơi, kẹo bánh, thích nhận quà… Đây
cũng chính là cơ hội để người xấu lợi dụng và dụ dỗ trẻ. Hay trong những tình huống,
hiện tượng bất thường nào đó xảy ra như: đi lạc, đám cháy, bắt cóc… Trẻ thường
15



không đủ bình tĩnh để phán đoán, để quyết định hành động, xử trí như thế nào trong
những tình huống như vậy.
1.2.2.3. Kỹ năng tự bảo vệ thiết yếu cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
- KN an toàn khi chơi: Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, trên con
đường hình thành và phát triển nhân cáchtrẻ em không thể thiếu trò chơi. Tuy nhiên
trong quá trình chơi, trẻ có thể gặp phải những mối nguy hiểm từ những đồ vật, những
hành động do tính tò mò, thích khám phá. Cần dạy cho trẻ KN an toàn khi chơi để giúp
trẻ biết được những trò chơi nào không nên chơi, những dụng cụ nào là không an toàn,
hành động nào là nguy hiểm cho bản thân.
- KN tránh xâm hại cơ thể: Giáo dục cho trẻ kỹ năng tránh xâm hại cơ thể hiện
nay đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm, để đảm bảo cho trẻ có những kiến thức cơ
bản về giới tính, bảo vệ thân thể cũng như cách phòng tránh khi bị xâm hại cơ thể, cần
trang bị cho trẻ những kiến thức cần thiết giúp trẻ hiểu thế nào là hành động xâm phạm
thân thể, nếu có ai sờ mó những chỗ kín trên cơ thể các con sẽ phản ứng như thế nào.
- KN an toàn khi tham gia giao thông: Việc dạy cho trẻ những kiến thức về an
toàn giao thông là cơ sở, điều kiện để trẻ thực hiện những hành vi đúng khi tham gia
giao thông sau này, đây là một kỹ năng quan trọng đối với trẻ khi tham gia vào xã hội,
cần dạy cho trẻ nhận biết được tín hiện đèn giao thông, một số biển báo cơ bản, khi đi
bộ thì sẽ đi vào làn đường bên phải, cách đi qua ngã ba, ngã tư đường.
- KN ứng xử với người lạ: Trẻ nhỏ rất dễ bị hấp dẫn bởi những thứ mới lạ, màu
sắc nổi bật, cho nên dễ bị dụ dỗ bởi những món quà, đồ chơi. Do đó cần dạy trẻ biết
cách nói không với các món quà hay bất cứ thứ gì từ người lạ đưa cho, không được
nghe theo những lời dụ dỗ của bất cứ người lạ nào và cũng không được đi theo họ dù ở
bất cứ nơi đâu.
- KN ứng phó khi gặp tình huống bất ngờ, trường hợp khẩn cấp: Xã hội này một
hiện đại, trẻ được bố mẹ cho đi chơi ở những nơi đông đúc, đã có rất nhiều trường hợp
trẻ bị lạc xảy ra nơi công cộng. Cần dạy cho trẻ có những kiến thức ứng xử cần thiết
khi bị lạc như: dạy cho trẻ nhớ địa chỉ nhà, nhớ số điện thoại của bố mẹ, cần sự trợ

giúp của ai… Trẻ cần nhận biết được dấu hiệu của sự nguy hiểm để tự bảo vệ bản
thân. Vì thế suy luận hợp lý sẽ giúp trẻ lường trước và tìm cách để giảm bớt hậu quả
nghiêm trọng, những tình huống bất ngờ xảy ra có thể trẻ chưa từng gặp trước đó,
chẳng hạn nếu như có đám cháy... Trẻ sẽ có cảm giác hoảng hốt, lo sợ, tim đập mạnh,
16


chân tay rung lẩy bẩy, khóc to lên và không biết làm gì, cần tập cho trẻ biết quản lý,
chế ngự cảm xúc tiêu cực đó.
1.2.3. Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
1.2.3.1. Khái niệm giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Hiểu theo nghĩa rộng: Giáo dục là một hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kế
hoạch giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm hình thành ở người được giáo
dục một cách tự giác, tích cực, độc lập những quan điểm, niềm tin, định hướng giá trị
lý tưởng xã hội chủ nghĩa, động cơ, thái độ, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen đối xử trong
các quan hệ chính trị, đạo đức, pháp luật… thuộc các lĩnh vực đời sống xã hội.
Hiểu theo nghĩa hẹp: Giáo dục là bộ phận của quá trình sư phạm toàn vẹn, chức
năng của giáo dục là xây dựng ý thức, tình cảm, hành vi đạo đức đúng đắn cho người
được giáo dục.
Khái niệm về kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi theo tác giả Mai Hiền
Lê là: “Khả năng trẻ 5 - 6 tuổi vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm của trẻ để nhận
diện đồng thời biết cách ứng phó trước các tình huống bất lợi, những hoàn cảnh nguy
hiểm có thể xảy ra để bản thân được an toàn”.
Mục tiêu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mầm non là nhằm giúp trẻ có kinh
nghiệm trong cuộc sống, có những kiến thức cơ bản về giữ an toàn; Biết được những
điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình
huống trong cuộc sống; khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ
trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai.
Có thể thấy rằng, quá trình giáo dục nói chung và giáo dục KN tự bảo vệ cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói riêng là một quá trình giáo dục gồm nhiều thành tố: Mục đích,

nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức. Các thành tố có quan hệ mật thiết
và có tính biện chứng với nhau, đặc biệt là phương pháp giáo dục để thực hiện mục
tiêu giáo dục, mục đích của quá trình sư phạm.
Và như vậy, theo chúng tôi: “Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi là quá trình tổ chức, hướng dẫn có mục đích, có kế hoạch của giáo viên nhằm
trang bị những kiến thức giữ an toàn và học cách nhận biết, thực hành các hành động
đúng và kịp thời để bảo vệ bản thân trước các tình huống nguy hiểm”.

17


1.2.3.2. Nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Trong chương trình giáo dục mầm non được ban hành theo thông tư số 17/2009 BGD&ĐT thì nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ được cụ thể như sau:
- Trong lĩnh vực phát triển thể chất:
+ Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm, những nơi không an
toàn và những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng.
+ Nhận biết và phòng tránh một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ.
- Trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:
+ Làm quen với một số ký hiệu trong cuộc sống: Ký hiệu giao thông, ký hiệu nơi
nguy hiểm
Bên cạnh đó, nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo còn được đề
cập trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi được ban hành theo thông tư 23/2010 BGD&ĐT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng BGD&ĐT. Cụ thể như sau:
Chuẩn 6: Trẻ có hiểu biết và thực hành an toàn cá nhân
+ Chỉ số 21: Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm.
+ Chỉ số 22: Nhận biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm.
+ Chỉ số 23: Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm
+ Chỉ số 24: Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người
thân cho phép.
+ Chỉ số 25: Biết kêu cứu và chạy ra khỏi nơi nguy hiểm.
+ Chỉ số 26: Biết hút thuốc lá có hại và không lại gần người đang hút thuốc.

1.2.3.3. Phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Phương pháp giáo dục là những cách thức làm việc của giáo viên nhằm hướng
dẫn những tri thức, KN và thói quen mới hình thành thế giới quan và phát triển năng
lực đối với người học. Để giáo dục KN tự bảo vệ cho trẻ một cách hiệu quả, giáo viên
có thể sử dụng các phương pháp sau đây:
 Nhóm phương pháp dùng lời: Gồm các phương pháp giảng giải, đàm thoại,
trò chuyện, thảo luận nhóm. Những phương pháp này giúp cho trẻ hiểu được những
việc nào nên làm và những việc nào không nên làm, vì sao không được làm và hậu quả
như thế nào nếu như chúng ta làm những hành động nguy hiểm, động viên khích lệ trẻ
kịp thời giúp trẻ hào hứng tham gia vào các hoạt động, thực hiện KN tự bảo vệ. Giáo
dục trẻ phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, biết chia sẽ mong muốn, kinh
18


×