Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Giáo trình quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA NÔNG –LÂM-NGƯ

GIÁO TRÌNH
(Lưu hành nội bộ)

“QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ
TÀI NGUYÊN NƯỚC”
(Dành cho Đại học Quản lý TN &MT)

Tác giả: Th.S Võ Thị Nho

Năm 2016


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN
NƯỚC ......................................................................................................................... 1
1.1. Tổng quan về tài nguyên nước......................................................................... 1
1.1.1. Vai trò tài nguyên nước ............................................................................. 1
1.1.2 Vòng tuần hoàn nước ................................................................................. 2
1.2. Đặc điểm tài nguyên nước Việt Nam .............................................................. 2
1.2.1. Tài nguyên nước mặt................................................................................. 2
1.2.2. Tài nguyên nước ngầm.............................................................................. 4
1.2.3. Các vấn đề về môi trường nước hiện nay ................................................. 4
1.3. Hiện trạng tài nguyên nước.............................................................................. 7
1.3.1. Tài nguyên nước mặt................................................................................. 7
1.3.2. Tài nguyên nước ngầm............................................................................ 10
1.4. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước ..................................................... 11
1.4.1. Nước thải sinh hoạt ................................................................................. 11
1.4.2. Nước thải công nghiệp ............................................................................ 12


1.4.3. Nước thải nông nghiệp ............................................................................ 13
1.4.4. Nước thải y tế .......................................................................................... 13
1.5. Tác hại của ô nhiễm nước .............................................................................. 13
1.5.1. Sức khỏe con người................................................................................. 13
1.5.2. Tác động đến nền kinh tế ........................................................................ 14
1.5.3. Ảnh hưởng đến nguồn nước cấp ............................................................. 15
1.6. Nhu cầu dùng nước. ....................................................................................... 16
CHƯƠNG II: QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC ............................. 18
2.1. Khái niệm về hệ thống nguồn nước và đặc điểm của nó ............................... 18
2.1.1. Khái niệm về hệ thống nguồn nước. ....................................................... 18
2.1.3. Đặc điểm của hệ thống nguồn nước. ....................................................... 19
2.2. Nhiệm vụ quy hoạch và quản lý nguồn nước. ............................................... 20
2.3. Các bài toán cơ bản về quy hoạch và quản lý nguồn nước............................ 21
2.3.1.Quy hoạch hệ thống (Thiết kế hệ thống).................................................. 21
2.3.2.Phát triển nguồn nước .............................................................................. 21
2.3.3.Quản lý nguồn nước ................................................................................. 22
2.4. Quy hoạch nguồn nước. ................................................................................. 22
2.4.1.Quy hoạch lưu vực về nguồn nước .......................................................... 22
2.4.2. Quy hoạch chuyên ngành hoặc các quy hoạch cấp tiểu vùng ................. 24
2.4.3. Hai giai đoạn lập quy hoạch .................................................................... 24


2.5. Nội dung và các bước cơ bản lập quy hoạch nguồn nước ............................. 25
2.6. Khung pháp luật và thể chế trong quản lý tài nguyên nước .......................... 28
2.6.1. Luật Tài nguyên nước và những văn bản dưới luật ................................ 28
2.6.2.Khung thể chế quản lý tài nguyên nước................................................... 31
2.7. Yêu cầu phát triển bền vững tài nguyên nước ............................................... 33
2.8. Phương pháp tiếp cận hệ thống trong quy hoạch và quản lý TNN................ 34
CHƯƠNG 3. QUY HOẠCH HỆ THỐNG HỒ CHỨA ........................................... 38
3.1. Vai trò của hồ chứa trong cân bằng nước hệ thống và nhiệm vụ quy hoạch hệ

thống hồ chứa ........................................................................................................ 38
3.1.1. Vai trò của hồ chứa trong cân bằng nước hệ thống. ............................... 38
3.1.2. Nhiệm vụ quy hoạch hệ thống hồ chứa................................................... 38
3.2. Hệ thống hồ chứa và phân loại ...................................................................... 38
3.2.1. Hệ thống hồ chứa .................................................................................... 38
3.2.2. Phân loại hệ thống hồ chứa ..................................................................... 39
3.3. Đặc điểm của bài toán quy hoạch hệ thống hồ chứa và tần suất đảm bảo cấp
nước ...................................................................................................................... 40
3.3.1. Đặc điểm của bài toán quy hoạch hệ thống hồ chứa (QHHTHC) .......... 40
3.3.2.Tần suất đảm bảo cấp nước. ..................................................................... 42
3.4.Phương pháp quy hoạch hệ thống hồ chứa và nguyên lý điều tiết dòng chảy 44
3.4.1. Phương pháp QHHTHC. ......................................................................... 44
3.4.2. Nguyên lý điều tiết dòng chảy. ............................................................... 45
3.5. Nguyên tắc chung và các bước QHHTHC .................................................... 45
3.5.1. Nguyên tắc chung QHHTHC .................................................................. 45
3.5.2. Các bước QHHTHC. ............................................................................... 46
3.6. Tính toán điều tiết trong QHHTHC ............................................................... 48
3.6.1. Tính toán điều tiết đối với hồ chứa điều tiết năm ................................... 48
3.6.2. Tính toán điều tiết đối với hồ chửa điều tiết nhiều năm ......................... 51
CHƯƠNG 4. QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG............... 53
4.1. Đặc điểm lưu vực sông .................................................................................. 53
4.2.Tính toán nước đến phục vụ quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông. ........ 55
4.3. Cân bằng nước lưu vực sông và vạch bản đồ quy hoạch lưu vực ................. 57
4.3.1. Cân bằng nước lưu vực sông................................................................... 57
4.3.2. Bản đồ quy hoạch lưu vực sông. ............................................................. 57
4.4. Tính toán các tham số chủ yếu của công trình và tiến độ thực hiện bản quy
hoạch. .................................................................................................................... 59
4.4.1. Tính toán các tham số chủ yếu của công trình khai thác TNN ............... 59



4.4.2. Tiến độ thực hiện bản quy hoạch ............................................................ 63
Chương 5. PHÂN TÍCH KINH TẾ TRONG QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ TÀI
NGUYÊN NƯỚC ..................................................................................................... 65
5.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................ 65
5.1.1. Khái niệm về phân tích tài chính và phân tích kinh tế ............................ 65
5.1.2. Khái niệm về chi phí và lợi ích ............................................................... 66
5.1.3.Giá trị và giá cả ........................................................................................ 68
5.1.4.Giá trị thời gian của dòng tiền.................................................................. 69
5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án .......................................... 70
5.2.1. Giá trị thu nhập ròng tại thời điểm hiện tại NPV (Net Presnt Value) ..... 70
5.2.2. Chỉ tiêu tỷ số lợi ích và chi phí B/C ........................................................ 72
5.2.3. Chỉ số thu hồi vốn bên trong IRR (Internal Rate of Return) .................. 72
5.3. Ví dụ về phân tích kinh tế của dự án ............................................................. 74


LỜI MỞ ĐẦU
Nước cần thiết cho đời sống con người và là một tài nguyên thiên nhiên không
thể thiếu đối với sự hoạt động của mọi ngành kinh tế quốc dân. Trong nông nghiệp,
nước là biện pháp hàng đầu, trong công nghiệp ta khó hình dung được một nhà
máy, một công trường nào mà lại không cần đến nước. Nhu cầu nước trong mọi lĩnh
vực ngày càng tăng và có thể nói là tăng không có giới hạn với tốc độ ngày càng
cao, vì dân số ngày càng nhiều lên và sức sản xuất của xã hội cũng ngày càng lớn
mạnh.
Hiện nay, ở nhiều nước có nền kinh tế phát triển bắt đầu có hiện tượng thiếu
nước và vấn đề sử dụng nước một cách có kế hoạch, hợp lý, tiết kiệm đã được đưa
ra nghiên cứu, giải quyết.Ở nước ta cho tới nay nói tới thuỷ lợi nhiều người chỉ nghĩ
tới việc dùng nước để phục vụ nông nghiệp. Công việc của ngành thuỷ lợi còn to
lớn hơn nhiều. Nó có nhiệm vụ bảo vệ và sử dụng các nguồn nước một cách hợp lý
nhằm phục vụ một cách tốt nhất cho đời sống nhân dân và nhu cầu phát triển của
các ngành kinh tế quốc dân.

Quy hoạch và quản lý nguồn nước là một môn học chuyên ngành trong
chương trình đào tạo đại học ngành Quản lý tài nguyên và môi trường. Giáo trình
quy hoạch và quản lý nguồn nước sẽ đưa ra những kiến thức tổng thể và toàn diện
về các vấn đề liên quan đến quản lý tài nguyên nước một cách hợp lý.
Giáo trình quy hoạch và quản lý tài nguyên nước bao gồm 4 phần chính
Phần 1: Tổng quan về tài nguyên nước: phần này sẽ giới thiệu cho sinh viên
các đặc điểm tài nguyên nước Việt Nam và hiện trạng chất lượng tài nguyên nước
mặt và nước ngầm.
Phần 2: Quy hoạch và quản lý nguồn nước: phần này sẽ giới thiệu cho sinh
viên khái niệm và đặc điểm của hệ thống nguồn nước, trình bày các bước lập quy
hoạch hệ thống nguồn nước.
Phần 3: Quy hoạch hệ thống hồ chứa và tài nguyên nước lưu vực sông: phần
này sẽ trình bày nguyên tắc, các yếu tố cần xác định và phương pháp để lập quy
hoạch hệ thống hồ chứa và tài nguyên nước lưu vực sông.
Phần 4: Phân tích kinh tế trong quy hoạch và quản lý tài nguyên nước: trình
bày các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của dự án quy hoạch và quản lý tài nguyên
nước.


Giáo trình: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

CHƯƠNG 1: TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG TÀI
NGUYÊN NƯỚC
1.1. Tổng quan về tài nguyên nước
1.1.1. Vai trò tài nguyên nước
Nước là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của sự sống. Nước là
một loại tài nguyên thiên nhiên quý giá và có hạn, là động lực chủ yếu chi phối mọi
hoạt động dân sinh kinh tế của con người. Nước được sử dụng rộng rãi trong sản
xuất nông nghiệp, thủy điện, giao thông vận tải, chăn nuôi, thuỷ sản v.v... Bởi vậy,
tài nguyên nước có giá trị kinh tế và được coi là một loại hàng hoá.

Nước tham gia vào thành phần cấu trúc của sinh quyển. Chu trình vận động
nước trong khí quyển giữ vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu.
Nước được coi là một tài nguyên đặc biệt, tàng trữ một năng lượng lớn cùng
nhiều chất hòa tan có thể khai thác phục vụ cho cuộc sống con người.
Nước là nguồn tài nguyên có thể tái sinh nên nếu biết sử dụng hợp lý thì tài
nguyên nước có thể tồn tại mãi.
Trên hành tinh chúng ta nước tồn tại dưới những dạng khác nhau: Nước trên
trái đất, ngoài đại dương, ở các sông suối, hồ ao, nước ngầm, trong không khí, băng
tuyết và các dạng liên kết khác.
97% nước trên Trái Đất là nước mặn, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần
hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực. Phần
còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ
nhỏ khoảng 0.9% tồn tại ở dạng nước mặt và hơi nước trong không khí.

Hình 1.1: Sự phân bố nước ở trên trái đất

Trang: 1


Giáo trình: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

1.1.2 Vòng tuần hoàn nước
Nước không ngừng vận động và chuyển trạng thái, tạo nên vòng tuần hoàn
nước:

Hình 1.2 Chu trình tuần hoàn nước
Nước bốc hơi từ các đại dương và lục địa trở thành một bộ phận của khí
quyển. Hơi nước được vận chuyển vào bầu không khí, bốc lên cao cho đến khi
chúng ngưng kết và rơi trở lại mặt đất hoặc mặt biển. Lượng nước rơi xuống mặt
đất một phần bị giữ lại bởi cây cối, chảy tràn trên mặt đất thành dòng chảy trên

sườn dốc, thấm xuống đất, chảy trong đất thành dòng chảy sát mặt đất và chảy vào
các dòng sông thành dòng chảy mặt. Phần lớn lượng nước bị giữ lại bởi thảm phủ
thực vật và dòng chảy mặt sẽ quay trở lại bầu khí quyển qua con đường bốc hơi.
Lượng nước ngấm trong đất có thể thấm sâu hơn xuống những lớp đất bên dưới để
cấp nước cho các tầng nước ngầm và sau đó chảy dần vào sông ngòi thành dòng
chảy mặt và cuối cùng đổ ra biển hoặc bốc hơi vào khí quyển.
1.2. Đặc điểm tài nguyên nước Việt Nam
1.2.1. Tài nguyên nước mặt
+ Phân bố tài nguyên nước không đồng đều giữa các vùng
Nước ta có địa hình đồi núi chiếm đến 3/4 diện tích lãnh thổ, tập trung phần
lớn ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc và miền Trung, phần diện tích còn lại là châu thổ và
đồng bằng phù sa, chủ yếu là ở ĐBSH và ĐBSCL. Việt Nam nằm trong khu vực
nhiệt đới gió mùa, mặc dù lượng mưa trung bình nhiều năm trên toàn lãnh thổ vào
khoảng 1.940 mm/năm nhưng do ảnh hưởng của địa hình đồi núi, lượng mưa phân
bố không đều trên cả nước và biến đổi mạnh theo thời gian đã và đang tác động lớn
đến trữ lượng và phân bố tài nguyên nước ở Việt Nam.
Trang: 2


Giáo trình: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

Việt Nam có hơn 2.360 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có
109 sông chính. Toàn quốc có 16 lưu vực sông(LVS) với diện tích lưu vực lớn hơn
2.500 km2, 10/16 lưu vực có diện tích trên 10.000 km2. Tổng diện tích các LVS trên
cả nước lên đến trên 1.167.000 km2, trong đó, phần lưu vực nằm ngoài diện tích
lãnh thổ chiếm đến 72%.
Vị trí địa lý, đặc điểm điều kiện tự nhiên đặc thù nên khoảng 60% lượng nước
của cả nước tập trung ở Lưu vực sông Mê Kông, 16% tập trung ở LVS Hồng-Thái
Bình, khoảng 4% ở LVS Đồng Nai, các LVS lớn khác, tổng lượng nước chỉ chiếm
phần nhỏ còn lại.

Bảng 1.1 Một số đặc trưng cơ bản của hệ thống sông chính ở Việt Nam
Diện tích lưu vực (km2)
TT

Hệ thống sông
Ngoài nước Trong nước

Tổng

Tổng lượng dòng chảy năm
(tỷ m3)
Ngoài nước Trong nước Tổng

1 Hồng - Thái Bình

86.660

82.340

169.000

51,8

83,2

135

2 Mã

10.680


17.720

28.400

3,9

14,1

18

3 Cả

9.470

17.730

27.200

4

19,5

23,5

4 Thu Bồn

-

10.350


10.350

-

20,1

20,1

5 Ba

-

13.900

13.900

-

9,5

9,5

6 Sê San

-

-

11.620


-

-

12,9

7 Srê Pôk

-

-

18.265

-

-

13,5

8 Đồng Nai

6.700

33.300

40.000

3,5


33,5

37

9 Mê Công

756.000

39.000

795.000

400

75

475

Nguồn: Hồ sơ tài nguyên nước Quốc gia, Bộ TN&MT, 2003; Báo cáo Tài nguyên
nước, những vân đề và giải pháp quản lý khai thác, sử dụng nước, Bộ TN&MT, 2009

Tổng lượng nước mặt của các LVS ở nước ta phân bố không đều giữa các mùa
một phần là do lượng mưa phân bố không đồng đều cả về thời gian và không gian,
gây nên lũ lụt thường xuyên và khô hạn trong thời gian dài. Lượng mưa thay đổi
theo mùa và thời điểm mùa mưa, mùa khô ở các vùng là khác nhau. Ở miền Bắc,
mùa khô bắt đầu vào tháng 11 và tháng 12, ở miền Trung và miền Nam mùa khô bắt
đầu muộn hơn, vào tháng 1. Mùa khô ở nước ta kéo dài từ 6 đến 9 tháng, lượng
nước trong thời gian này chỉ bằng khoảng 20 - 30% lượng nước của cả năm. Vào
thời điểm này, khoảng một nửa trong số 15 LVS chính bị thiếu nước - bất thường

hoặc cục bộ.

Trang: 3


Giáo trình: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

1.2.2. Tài nguyên nước ngầm
Nước ngầm là một hợp phần quan trọng của tài nguyên nước, là nguồn cung
cấp nước rất quan trọng cho sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp. Hiện nay, trữ
lượng nước ngầm cung cấp từ 35 - 50% tổng lượng nước cấp sinh hoạt đô thị toàn
quốc.
Đối vói các khu vực đô thị và các thị trấn, thị xã, hiện có hơn 300 nhà máy và
đơn vị cấp nước nhỏ khai thác nước phục vụ cho dân sinh và hoạt động công
nghiệp. Các công trình khai thác nước hầu hết là các giếng khoan, với lưu lượng
khai thác mạnh nhất tập trung ở hai thành phố là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
Nguồn nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp ở Hà Nội phần lớn lấy
từ nguồn nước ngầm. Hiện tại trên địa bàn Tp.Hà Nội có: 29 nhà máy và trạm cấp
nước tập trung quy mô lớn, với tổng lượng nước khai thác khoảng 650.000m3/ngày.
Ngoài ra, còn có khoảng 650 giếng khai thác lẻ dạng công nghiệp của các nhà máy,
xí nghiệp với tổng lượng khai thác khoảng 150.000m3/ngày. Như vậy, chỉ tính riêng
các giếng khai thác quy mô công nghiệp, lượng nước khai thác trên
800.000m3/ngày. (Nguồn : Báo cáo quy hoạch tổng thể nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn các tỉnh trong toàn quốc, 2008)
Hiện tại tổng trữ lượng khai thác nước ngầm toàn quốc đạt gần 20 triệu m3,
tổng công suất của các nhà máy cấp nước đô thị trên toàn quốc khai thác nguồn
nước ngầm khoảng 1,47 triệu m3/ngày. Tuy nhiên, thực tế hoạt động của các nhà
máy mới chỉ khai thác được 60 -70% so với công suất thiết kế.
Hiện nay, lượng nước ngầm phục vụ cấp nưóc sinh hoạt chiếm tỉ trọng lớn
nhất trong tổng lượng nước ngầm được khai thác hàng năm. Ở miền Bắc, do hàm

lượng sắt trong nước cao nên hầu hết các công trình khai thác nước ngầm đều được
xử lý sắt trước khi đưa vào sử dụng với tỉ lệ sử dụng đạt khoảng 60-70%. Tại các
nhà máy nước ở các tỉnh miền Trung và miền Nam, nước ngầm được khai thác từ
giếng và đưa thẳng vào đường ống, không qua xử lý, hoặc chỉ xử lý sơ bộ bằng các
công nghệ truyền thống.
1.2.3. Các vấn đề về môi trường nước hiện nay
a. Nguy cơ thiếu nước
Tổng lượng nước mặt của các LVS trên lãnh thổ Việt Nam khoảng 830 - 840
tỷ m3/năm, nhưng chỉ có khoảng 310 - 315 tỷ m3 (37%) là nước nội sinh, còn 520 525 tỷ m3 (63%) là nước chảy từ các nước láng giềng vào lãnh thổ Việt Nam.
Chẳng hạn, ở LVS Hồng nguồn nước ngoại lai chiếm 50% tổng khối lượng nước bề
mặt. Còn ở LVS Mê Công có đến 90% tổng khối lượng nước bề mặt có nguồn gốc

Trang: 4


Giáo trình: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

ngoại lai.
Nếu chỉ xem xét tổng lượng nước cả năm sẽ thấy tài nguyên nước của Việt
Nam rất dồi dào. Xét trên từng lưu vực, theo tiêu chuẩn quốc tế , trong mùa khô, chỉ
có 4 lưu vực có đủ nước (Mức trên 1.700m3/người/ năm) đó là: Mê Công, Sê San,
Vu Gia - Thu Bồn và Gianh; 2 lưu vực khác là LVS Hương và LVS Ba ở ngưỡng
xấp xỉ mức đủ nước; LVS Đông Nam Bộ và Đồng Nai thì việc thiếu nước có thể
thường xuyên hơn; LVS Ba gần tiến đến mức này; Các LVS còn lại có khả năng
thiếu nước không thường xuyên hoặc cục bộ (Trong khoảng 1.700 - 1.000m3/
nguời/năm).
Với dân số gần 88 triệu người, Việt Nam có tổng lượng nước bình quân đầu
m3/người, thấp hơn chuẩn 10.000 m3/người/năm của quốc gia có tài nguyên nước ở
mức trung bình theo quan điểm của Hiệp hội Nước quốc tế (IWRA). Tính theo
lượng nước nội sinh thì Việt Nam hiện mới đạt khoảng 4.000 m3/người/năm, và đến

năm 2025 có thể bị giảm xuống còn 3.100 m3. Đặc biệt, trong trường hợp các quốc
gia thượng nguồn không có sự chia sẻ công bằng và sử dụng hợp lý nguồn nước
trên các dòng sông liên quốc gia, thì Việt Nam chắc chắn sẽ phải đối mặt với nguy
cơ khan hiếm nước, có khả năng sẽ xảy ra khủng hoảng nước, đe dọa đến sự phát
triển ổn định về kinh tế, xã hội và an ninh lương thực.
Những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân, ở hạ lưu hầu hết các LVS, tình
trạng suy giảm nguồn nước dẫn tới thiếu nước, khan hiếm nước không đủ cung cấp
cho sinh hoạt, sản xuất đang diễn ra ngày một thường xuyên hơn, trên phạm vi rộng
lớn hơn và ngày càng nghiêm trọng, gây tác động lớn đến môi trường sinh thái các
dòng sông, gia tăng nguy cơ kém bền vững của tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm
nghèo và phát triển xã hội.
Thêm vào đó, tài nguyên nước trên các LVS ở Việt Nam đang bị suy giảm và
suy thoái nghiêm trọng do nhu cầu dùng nước tăng cao trong sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thủy điện, làng nghề và do khả năng quản lý yếu
kém. Các hệ sinh thái rừng tự nhiên duy trì nguồn sinh thủy từ thượng nguồn các
lưu vực cũng bị suy giảm trên diện rộng do nạn phá rừng, do canh tác nông, nông nghiệp, khai khoáng và xây dựng cơ sở hạ tầng.
b. Biến đổi khí hậu và tác động đến tài nguyên nước
Biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra và gây những biến động mạnh mẽ thông
qua các hiện tượng thời tiết cực đoan, dị thường như nhiệt độ tăng, bão mạnh, mưa
lớn, lũ lụt, hạn hán và nước biển dâng... Các biểu hiện của biến đổi khí hậu như tăng
nhiệt độ, gia tăng mực nước biển, cường độ và số đợt không khí lạnh, bão và các
hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng thường xuyên và trở nên phổ biến
Trang: 5


Giáo trình: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

hơn.
Suy giảm nguồn nước cũng chịu ảnh hưởng của xu thế suy thoái do tác động
của biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhiệt độ không khí có xu thế ngày một tăng lên và

kịch bản có thể chấp nhận là đến năm 2070, nhiệt độ ở các vùng ven biển có khả
năng tăng thêm +1,50C, vùng nội địa tăng +2,00C. Việc này kéo theo lượng hơi
nước bốc lên tăng khoảng 7,7% - 8,4%, nhu cầu tưới tăng lên, lượng dòng chảy
nước mặt sẽ giảm đi tương ứng khi lượng mưa không đổi và thậm chí giảm. Còn
hiện tượng El-Nino mỗi khi xuất hiện cũng gắn liền với việc gây hạn hán rất nặng
nề ở nước ta.
Lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và
tăng ở các vùng khí hậu phía Nam. Tính trung bình trong cả nước, lượng mưa năm
trong 50 năm qua (1958 - 2007) đã giảm khoảng 2%. Tuy nhiên, biến đổi lượng
mưa có xu hướng cực đoan: tăng trong mùa mưa và giảm trong mùa khô. Thêm vào
đó, lượng mưa phân bố rất không đều theo thời gian: mùa khô và mùa mưa - mùa
khô thì hạn hán, mùa mưa thì ngập úng, theo không gian - trong một thời điểm có
vùng đang chịu lũ lụt lại có vùng đang thiếu nước trầm trọng thậm chí khô hạn.
Số liệu thống kê cho thấy mực nước mặt ở hạ du các công trình hồ chứa thủy
điện, thủy lợi trên những LVS chính nước ta, như sông Hồng, Đồng Nai - Sài Gòn,
Ba, Vu Gia - Thu Bồn... phổ biến thấp hơn trung bình hàng năm, có nơi thấp hơn
khá nhiều. Tại hạ lưu sông Đà, Thao, Lô và Hồng - Thái Bình, nguồn nước trong 5
năm 2003 - 2007 thấp hơn trung bình nhiều năm từ 9 - 20% (tại Hà Nội, thấp hơn
tới 22%, có năm thấp hơn tới 30%); trong mùa kiệt, nguồn nước còn thấp hơn trung
bình cùng kỳ đến 50 - 60%. Trên các LVS khác, nguồn nước mặt phổ biến ở mức
thấp hơn trung bình nhiều năm từ 15 - 40%, riêng các sông ở Nam Trung bộ như ở
tỉnh Bình Định, Bình Thuận, lượng dòng chảy thấp hơn trung bình nhiều năm tới 55
- 80%.
c. Phát sinh các vấn đề xã hội
Bên cạnh các vấn đề liên quốc gia, các mâu thuẫn môi trường giữa các cộng
đồng sử dụng chung nguồn nước cũng đang trở thành vấn đề nổi cộm hiện nay.
Công trình thủy điện Đắk Mi 4 phần thượng nguồn phía Phước Sơn - Quảng
Nam không thực hiện xả nước theo quy định, khiến vùng hạ du sông Vu Gia - Đà
Nẵng thiếu nước trầm trọng, nước nhiễm mặn rất nặng, ảnh hưởng đến nguồn nước
sinh hoạt cung cấp cho những người dân sống ở các vùng hạ du như Cẩm Lệ, Thanh

Khê, Sơn Trà, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn (TP. Đà Nẵng) và các huyện Đại Lộc,
Duy Xuyên, Điện Bàn (Quảng Nam), nguy cơ thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.
Thêm vào đó, một loạt các công trình thuỷ điện lần lượt được xây dựng trên
Trang: 6


Giáo trình: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

sông Vu Gia, khiến tình hình thiếu nước ở cuối nguồn sông càng thêm nghiêm
trọng. Nước sông Đăk Mi được chuyển về sông Thu Bồn, mà không trả lại cho sông
Vu Gia. Bởi vì, trên thực tế, tuy có một lượng nhỏ nước sông Thu Bồn chảy về sông
Hàn qua sông Vĩnh Điện, nhưng đã không sử dụng được, do sông Vĩnh Điện bị
nhiễm mặn quanh năm.
Xung đột môi trường giữa cộng đồng làm nghề và cộng đồng không làm
nghề trong bản thân làng nghề. Đây là xung đột lợi ích điển hình khi quyền lợi và
lợi ích kinh tếcủa cộng đồng không làm nghề bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường
bởi hoạt động làng nghề gây nên. Đây là loại xung đột phổ biến nhất. Sự hình thành
các cơ sở sản xuất nghề nằm trong các khu dân cư, đặc thù hơn là tổ chức sản xuất
ngay tại trong nhà mình, do vậy, các loại chất thải phát sinh đã ảnh hưởng trực tiếp
đến các hộ xung quanh, gây ra những xung đột, khiếu kiện.
1.3. Hiện trạng tài nguyên nước
1.3.1. Tài nguyên nước mặt
Đối với các LVS, ô nhiễm chất hữu cơ đã và đang xảy ra ở nhiều đoạn sông,
tập trung ở vùng trung lưu và hạ lưu. Có nơi, ô nhiễm đã ở mức nghiêm trọng, điển
hình như vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại khu vực hạ lưu các sông và hệ thống
hồ ao, kênh mương và các sông nhỏ trong khu vực nội thành, nội thị.
Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm còn phụ thuộc vào yếu tố thuỷ văn của dòng
chảy. Mức độ ô nhiễm cũng tăng cao vào mùa khô khi lưu lượng nước đổ về các
sông giảm. Ngoài ra, mức độ ô nhiễm nước còn phụ thuộc mạnh vào hiệu quả kiểm
soát các nguồn thải đổ vào nguồn nước. Thực tế hiện nay, do các nguồn thải đổ vào

LVS hầu như chưa được kiểm soát làm cho vấn đề ô nhiễm nước mặt đang ngày
càng trở nên nghiêm trọng.
a. Nước sông
Nhìn chung, các đoạn sông chảy qua các khu đô thị, khu vực tập trung các
hoạt động sản xuất công nghiệp, khai khoáng, sau khi tiếp nhận các nguồn nưóc thải
chưa qua xử lý của các đô thị và của các cơ sở sản xuất thì chất lượng nước thường
giảm sút đáng kể. Theo kết quả quan trắc các hệ thống sông chính trên cả nước,
nhiều chất ô nhiễm trong nước có nồng độ vượt quá quy chuẩn cho phép, dao động
từ 1,5 đến 3 lần. Tình trọng ô nhiễm này đã kéo dài trong nhiều năm, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của dân cư và làm mất mỹ quan các khu
vực.

Trang: 7


Giáo trình: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

Hình 1.3: Diễn biến hàm lượng BOD5 trung bình năm trên các sông chính giai đoạn
2005-2009

Hình 1.4: Diễn biến hàm lượng Coliform trung bình năm trên các sông chính giai đoạn
2005 – 2009

b. Nước ao, hồ khu vực nội thành, nội thị

Hình 1.5 : Diễn biến hàm lượng BOD5 trung bình tại một số sông, hồ, kênh rạch nội thị
giai đoạn 2005 – 2009
Trang: 8



Giáo trình: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

Hiện nay hầu hết các hồ, ao, kênh rạch và các sông trong khu vực nội thành
các thành phố đều bị ô nhiễm nghiêm trọng vượt quá mức quy chuẩn cho phép.
c. Nước biển ven bờ
+ Hàm lượng chất rắn lơ lửng
Hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước biển chủ yếu do sông tải ra nên
thường có giá trị cao ở vùng ven biển ĐBSH và ĐB- Sông Cửu Long đặc biệt ở các
vùng cửa sông như Ba Lạt, Định An, Rạch Giá. Khu vực miền Trung có hàm lượng
tương đối nhỏ so với các khu vực khác và có xu thế giâm trong giai đoạn 20052009.
+ Nhu cầu oxy hoá học
Nhu cầu ôxy hoá học (COD) trung bình năm trong giai đoạn 2005-2009 trong
nước biển ven bờ có xu hướng tăng cao dọc ven biển miền Nam. Đối với dải ven
biển miền Nam, hàm lượng COD trung bình năm biến đổi trong khoảng 11,2320,50mg/l và 100% các giá trị quan trắc đều lớn hơn QCVN 10:2008/BTNMT
(4mg/l) đặc biệt tăng vào các năm 2006 và 2008 so với các năm khác. Khu vực biển
ven bờ miền Bắc, hàm lượng COD trung bình năm tuy chưa vượt QCVN, nhưng
những vùng chịu ảnh hưởng mạnh của nước sông như Cửa Lục, cửa Ba Lạt hoặc
khu vực bãi tắm Đồ Sơn thưòng có hàm lượng COD cao hơn so với các khu vực
biển ven bờ khác như Trà Cổ, Sầm Sơn.

Hình 1.6 Diến biến hàm luọng COD trung bình trong nuớc biển ven bờ tại một số khu vực
ven biển giai đoạn 2005 - 2009
Nguồn: Trạm Quan trắc và phân tích môi trường vùng ven biền (1, 2, 3), 2010

+ Hàm lượng dầu
Thực tế ô nhiễm dầu, mỡ dọc dải ven biển đã và đang là vấn đề cần đặc biệt

Trang: 9



Giáo trình: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

lưu tâm vì những ảnh hưởng nghiêm trọng của nó đối với môi trường vùng biển ven
bờ và liên quan trực tiếp đến nuôi trồng thuỷ sản và du lịch ven biển.
Tại tất cả các điểm đo, hàm lượng dầu trung bình trong nước biển ven bờ giai
đoạn 2005-2009 không đạt QCVN đối với nước biển ven bờ cho vùng nuôi trồng
thuỷ sản, bảo vệ thuỷ sinh. Hầu hết các giá trị quan trắc đã vượt quy chuẩn cho mọi
mục đích sử dụng.
Tại khu vực miền Bắc, hàm lượng dầu trong nước biển ven bờ thể hiện rõ ảnh
hưởng của hoạt động giao thông thuỷ đối với chất lượng nước. Điểm đo Cửa Lục
gần luồng Cửa Lục, sát phà Bãi Cháy có hàm lượng dầu trong nước cao hơn hẳn các
điểm đo khác. Tại khu vực miền Trung, hàm lượng dầu trong nước biển ven bờ tăng
đột biến vào năm 2007, đặc biệt vào đợt quan trắc quý I năm 2007. Nguyên nhân do
vụ tràn dầu không rõ nguồn gốc rất lớn phát hiện vào tháng 2/2007, ảnh hưởng đến
20 tỉnh, thành phố ven biển, chủ yếu là các tỉnh miền Trung với tổng lượng dầu thu
gom lên đến hơn 1,7 nghìn tấn. Hàm lượng dầu trong nước biển khu vực miền Nam
có xu hưóng tăng đều qua các năm.

Hình 1. 7 Diến biến hàm lượng dầu trung bình trong nuớc biển ven bờ tại một
số khu vục ven biển giai đoạn 2005 - 2009
Nguồn: Trạm Quan trắc và phân tích môi trường vùng ven biển (1, 2, 3), 2010
1.3.2. Tài nguyên nước ngầm
Các nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm chất lượng nước ngầm bao gồm:
đặc tính địa chất vùng chứa nước ngầm, thẩm thấu và rò rỉ nước bề mặt đã bị ô
nhiễm, do thay đổi mục đích sử dụng đất và khai thác nước bất hợp lý; ngoài ra còn
do nước biển dâng dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn vào các tầng chứa nước ven
biển.

Trang: 10



Giáo trình: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

Tùy theo vùng địa lý mà mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên là khác nhau
và chất lượng nước ngầm cũng có sự khác biệt. Phần lớn nguồn nước ngầm ở nước
ta hiện chất lượng còn tương đối tốt, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước: Nước có pH
dao động từ 6,0 - 8,0, nước mềm (độ cứng <1,5 mgđl/l), hàm lượng các hợp chất
hữu cơ và thành phần vi trùng nhỏ, hàm lượng các kim loại nặng vượt ngưỡng quy
chuẩn cho phép không đáng kể.
Tuy nhiên, ở một số vùng ở Việt Nam, nước ngầm đang đối mặt với các vấn
đề xâm nhập mặn trên diện rộng, ô nhiễm vi sinh và ô nhiễm các kim loại nặng
nghiêm trọng do khoan nước ngầm thiếu quy hoạch và không có kế hoạch bảo vệ
nguồn nước.
Bảng 1.2 Hàm lượng trung bình các thông số ô nhiễm nước dưới đất
Mn

As

Cr

Hg

NH4+

QCCP

0.5

0.05


0.05

0.001

0.1

Vùng đồng bằng Bắc bộ

0.68

0.024

0.001

0.0001

8.7

Vùng đồng bằng Nam bộ

0.59

0.004

0.008

0.0001

4.24


Vùng Tây nguyên

0.18

0.001

-

0.0001

0.05

Thông số (mg/l)

Nguồn: Trung tâm quy hoạch và điều tra tài nguyên nước- Bộ TNMT
1.4. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước
1.4.1. Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt chiếm trên 30% tổng lượng thải trực tiếp ra các sông hồ,
hay kênh rạch dẫn ra sông. Theo số liệu tính toán, Đông Nam bộ và đồng bằng sông
Hồng là 2 vùng tập trung nhiều lượng nước thải sinh hoạt nhất cả nước.
Lượng nước thải sinh hoạt đổ vào các song hàng năm đều tăng do tốc độ đô thị
hóa cao. Do đặc điểm điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển KT-XH thuận lợi,
tổng số dân khu vực miền Bắc lên đến gần 31,3 triệu người (chiếm 35,6% dân số
toàn quốc). Trong đó, dân số đô thị lên đến gần 8,1 triệu người (TCTK, 2012). Tỷ lệ
tăng dân số hàng năm vào khoảng 1%, dân số đô thị tăng nhanh gấp 3 lần mức tăng
dân số cả nước. Mức đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh, năm 1990 cả nước có 550
đô thị, đến tháng 6 năm 2012 đã là 758 đô thị. Bên cạnh đó, không chỉ ở thành thị,
mà ngay cả ở khu vực nông thôn, lượng nước thải sinh hoạt chiếm tỷ lệ rất lớn và
tăng nhanh qua các năm.
Hầu hết nước thải sinh hoạt của các thành phố đều chưa được xử lý, trực tiếp

đổ vào các kênh mương và chảy thẳng ra sông gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt.
Phần lớn các đô thị đều chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung, hoặc đã xây

Trang: 11


Giáo trình: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

dựng nhưng chưa đi vào hoạt động, hoặc hoạt động không có hiệu quả
1.4.2. Nước thải công nghiệp
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiều
ngành công nghiệp được mở rộng quy mô sản xuất, cũng như phạm vi phân bố.
Cùng với đó là sự gia tăng lượng nước thải lớn, nhưng mức đầu tư cho hệ thống xử
lý nước thải chưa đáp ứng yêu cầu. Vùng Đông Nam bộ, với toàn bộ các tỉnh thuộc
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi tập trung các KCN lớn, là vùng có lượng
phát sinh nước thải công nghiệp lớn nhất cả nước. Số lượng KCN có hệ thống xử lý
nước thải vẫn đang ở mức trung bình (50-60%), hơn nữa 50% trong số đó vẫn chưa
hoạt động hiệu quả.
Bảng 1.3 Tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước
thải từ các khu công nghiệp
Lượng nước
Vùng

Khu vực

Tổng lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)

thải
(m3/ngày)
36.577


TSS

BOD5

COD

8.047

5.011

11.668

2.122

2.926

Hải Phòng

14.026

3.086

1.922

4.474

814

1.122


Đồng

Quảng Ninh

8.050

1.771

1.103

2.568

467

644

bằng

Hải Dương

23.806

5.237

3.261

7.594

1.381


1.904

Hưng Yên

12.350

2.717

1.692

3.940

716

988

Vĩnh Phúc

21.300

4.686

2.918

6.795

1.235

1.704


Bắc Ninh

38.946

8.568

5.336

12.424

2.259

3.116

Đà Nẵng

23.792

5.234

3.260

7.590

1.380

1.903

Duyên


Thiên Thừa Huế

4.200

924

575

1.340

244

336

hải miền

Quảng Nam

13.024

2.865

1.784

4.154

755

1.042


Trung

Quảng Ngãi

3.950

869

541

1.260

229

316

Bình Định

13.842

3.045

1.896

4.416

803

1.107


Tp. HCM

57.700

12.694

7.905

18.406

3.347

4.616

Đồng Nai

179.066

39.395

24.532

57.122

10.386

14.325

93.550


20.581

12.816

29.842

5.426

7.484

45.900

10.098

6.288

14.642

2.662

3.672

Hà Nội

sông
Hồng

Đông


Nam Bộ Bà Rịa-Vũng Tàu
Bình Dương

Tổng N Tổng P

Trang: 12


Giáo trình: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

Tây Ninh

11.700

2.574

1.603

3.732

679

936

Bình Phước

100

22


14

32

6

8

Long An

25.384

5.585

3.478

8.098

1.472

2.031

Đồng

Cần Thơ

11.300

2.486


1.548

3.605

655

904

bằng

Cà Mau

2.400

528

329

766

139

192

sông
Cửu

Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2009- Môi trường Khu công nghiệp
Việt Nam, Bộ TN&MT, 2009


1.4.3.
LongNước thải nông nghiệp
Bên cạnh những nguồn thải nêu trên, nước thải nông nghiệp cũng là vấn đề
đáng quan tâm hiện nay. Đó là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến nguồn nước
tại những địa phương có nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh như vùng đồng
bằng sông Cửu Long. Nước thải từ hoạt động nông nghiệp có chứa hóa chất bảo vệ
thực vật, hay thuốc trừ sâu, là thành phần độc hại cho môi trường và sức khỏe con
người. Đặc biệt, các khu vực này, đời sống dân cư vẫn gắn với nguồn nước sông,
dùng làm nước sinh hoạt hay sử dụng để nuôi trồng thủy sản.
1.4.4. Nước thải y tế
Nước thải y tế được xem là nguồn thải độc hại nếu không được xử lý trước khi
thải ra môi trường. Do thành phần nước thải y tế chứa nhiều hóa chất độc hại với
nồng độ cao và chứa nhiều vi trùng, vi khuẩn lây lan bệnh truyền nhiễm. Mức độ
gia tăng lượng nước thải y tế năm 2011 so với năm 2000 là hơn 20%. Hầu hết các
bệnh viện do Bộ Y tế quản lý đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Tuy nhiên, tại các bệnh viện thuộc Sở y tế địa phương quản lý hay các bệnh viện
thuộc ngành khác quản lý, cũng như các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân nằm rải rác,
phần lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải.
Theo Cục Quản lý môi trường y tế thuộc Bộ Y tế, năm 2011, nước ta có hơn
13.640 cơ sở y tế, khám chữa bệnh. Mỗi ngày, các đơn vị này thải ra khoảng
120.000 m3 nước thải Y tế, trong khi đó, chỉ có 53,4% trong tổng số bệnh viện có hệ
thống xử lý nước thải y tế. Trong đó, một số lượng lớn các chất độc hại trong nước
thải y tế không thể xử lý được bằng phương pháp xử lý nước thải thông thường.
1.5. Tác hại của ô nhiễm nước
1.5.1. Sức khỏe con người
Bệnh tật có liên quan đến ô nhiễm nguồn nước đã từ lâu được xem là một mối
đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt các bệnh như: bệnh ung thư, bệnh
thiếu máu, bệnh tả, bệnh đường tiêu hóa và các bệnh ngoài da... Tác hại ô nhiễm
Trang: 13



Giáo trình: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

môi trường nước đối với sức khỏe con người chủ yếu do môi trường nước bị ô
nhiễm vi trùng, vi khuẩn và các chất ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm kim loại nặng (Asen,
Cadimi, thủy ngân,...) và ô nhiễm các hóa chất độc hại. Hiện nay, vẫn còn nhiều hộ
dân sử dụng nước sông, ao hồ, kênh rạch để phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Do đó
ảnh hưởng đến sức khỏe, nguy cơ nhiễm các bệnh về đường tiêu hóa là rất lớn. Việc
tắm nước sông, thậm chí cả nước ao hồ bị nhiễm nhiều loại mầm bệnh là nguyên
nhân gây đau mắt, viêm da, viêm tai, ghẻ lở, nấm da và nhiều loại bệnh khác. Theo
báo cáo của Cục Quản lý Tài nguyên nước năm 2010, 80% trường hợp bệnh lỵ và
tiêu chảy là do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra, chủ yếu ở các địa phương nghèo. Đã
có những trường hợp bị tử vong do sử dụng nước bẩn và ô nhiễm (chủ yếu là trẻ
em).
Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đối với sức khỏe con người có thể thông qua hai
con đường: một là do ăn uống phải nước bị ô nhiễm hay các loại rau quả và thủy hải
sản được nuôi trồng trong nước bị ô nhiễm; hai là do tiếp xúc với môi trường nước
bị ô nhiễm trong quá trình sinh hoạt và lao động. Theo thống kê của Bộ Y tế, gần
một nửa trong số 26 bệnh truyền nhiễm có nguyên nhân liên quan tới nguồn nước bị
ô nhiễm. Điển hình nhất là bệnh tiêu chảy cấp. Ngoài ra, có nhiều bệnh khác như tả,
thương hàn, các bệnh về đường tiêu hoá, viêm gan A, viêm não, ung thư,...
Các con sông là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính cho đô thị và nông thôn.
Đặc biệt người dân ở vùng nông thôn và những người có thu nhập thấp thường sử
dụng trực tiếp nước sông. Khi nguồn nước mặt bị ô nhiễm thì đây chính là yếu tố
làm gia tăng bệnh tật của người dân tại các tỉnh thuộc LVS, đặc biệt là các tỉnh chịu
ảnh hưởng trực tiếp của các nguồn nước bị ô nhiễm .
Năm 2007 cả nước có 992.137 người dân nông thôn bị bệnh tiêu chảy, 38.529
người mắc bệnh lỵ trực khuẩn, 3.021 người mắc bệnh thương hàn do sử dụng nước
sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, trong đó 88% trường hợp mắc bệnh là do thiếu
nước sạch. (Hội thảo khoa học "Môi trường nông nghiệp - nông thôn và đa dạng

sinh học ở miền Trung Việt Nam", 2008).
Bên cạnh các bệnh về đường tiêu hóa như: tiêu chảy, lỵ,... ô nhiễm nguồn
nước còn gây bệnh thiếu máu, ung thư, bệnh về da. Nguyên nhân chủ yếu do nguồn
nước bị nhiễm kim loại nặng như chì, cadimi, asen,... Hậu quả chung của tình trạng
ô nhiễm nước là tỉ lệ người chết do các bệnh liên quan đến ô nhiễm nước như viêm
màng kết, tiêu chảy, ung thư ngày càng tăng lên. Ngoài ra, tỷ lệ trẻ em tử vong tại
các khu vực bị ô nhiễm nguồn nước là rất cao.
1.5.2. Tác động đến nền kinh tế
Môi trường nước mặt (sông hồ, kênh mương) là nguồn tưới tiêu chính trong
Trang: 14


Giáo trình: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

hoạt động nông nghiệp. Khi chất lượng nước của hệ thống này bị ô nhiễm dẫn tới
những thiệt hại đáng kể tới hoạt động sản xuất nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng
thủy sản.
Theo số liệu thống kê, sản lượng nuôi trồng thủy sản (đặc biệt là nuôi cá bè
trên sông) đã bị giảm sút nhiều do vấn đề ô nhiễm nước sông, đặc biệt khi xảy ra
các sự cố về môi trường nước.
Với đặc thù về điều kiện tự nhiên, đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh
về nuôi trồng thuỷ sản, vấn đề ô nhiễm nước mặt đã, đang và sẽ ảnh hưởng rất
nhiều đến sự phát triển kinh tế của toàn vùng.
Nguồn nước sông Đồng Nai bị ô nhiễm bởi các chất xả thải của hàng chục
nhà máy chế biến thủy sản, các KCN đã gây thiệt hại không nhỏ tới kinh tếcủa các
hộ gia đình nuôi trồng thuỷ sản.
Ví dụ: Ngày 25/7/2009, sự cố vỡ bờ bao hồ chứa nước thải của Công ty San
Miguel Pure Foods gây ra khiến 230.000 m3 nước thải đổ ra khu vực thượng nguồn
sông Thị Tính thuộc xã Lai Hưng, huyện Bến Cát. Nhà máy nước Tân Hiệp đã phải
mở tối đa công suất các máy châm clo - một loại hóa chất khử trùng - để đảm bảo

chất lượng nước sau xử lý, cung cấp cho người dùng. Lượng hóa chất loại này so
với thời điểm bình thường tăng 80-180 kg/giờ. Như vậy, mỗi ngày đêm Nhà máy
nước Tân Hiệp phải tăng thêm 2.400 kg clo, tính ra tốn thêm hơn 26 triệu đồng/
ngày. Việc tăng hóa chất clo xử lý nước liên tục trong một tuần nên số tiền mua hóa
chất cũng tăng lên tương ứng, ở mức trên 184 triệu đồng.
1.5.3. Ảnh hưởng đến nguồn nước cấp
Tỷ lệ nguồn cung cấp nguồn nước chính cho khu vực thành thị là 63,5% nước
máy; 30,4% nước giếng khoan và nước giếng đào được bảo vệ; 2,4% nước mưa;
3,7% nước khe, nước giếng đào không được bảo vệ và các nguồn nước khác. Tỷ lệ
nguồn cung cấp nước chính cho khu vực nông thôn là 8,6% nước máy; 57,8% nước
giếng khoan và nước giếng được bảo vệ; 16% nước mưa; 17,5% nước khe, nước
giếng đào không được bảo vệ và các nguồn nước khác.
Ví dụ, tại đồng bằng sông Hồng, chỉ có khoảng hơn 80% số dân nghèo được
tiếp cận với nguồn nước sạch trong khi đó những người ở nhóm có thu nhập cao
chiếm tỷ lệ 96%. Tại khu vực đô thị, mặc dù tỷ lệ người dân được sử dụng nước
sạch cao hơn, nhưng với những người dân nghèo, khả năng tiếp cận với nước sạch
vẫn rất hạn chế.
Việc đầu tư hệ thống xử lý nước sinh hoạt cho một hộ gia đình thường vượt
quá mức thu nhập bình quân và mức sống của người dân nông thôn. Do đó, phần
lớn người dân nông thôn vẫn khai thác và sử dụng trực tiếp nước sông hoặc các
Trang: 15


Giáo trình: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

thủy vực xung quanh phục vụ cho sinh hoạt. Khi nguồn nước mặt bị ô nhiễm đây
chính là yếu tố gia tăng bệnh tật của người dân tại các tỉnh thuộc LVS, đặc biệt là
các tỉnh phía hạ lưu.
Ô nhiễm nguồn nước mặt, khai thác quá mức, cộng thêm việc giữ nước của
các công trình thủy điện dẫn đến nỗi lo thiếu nước của người dân, không những

người dân nông thôn mà ngay cả những người dân sống ở thành thị.
Do nguồn nước mặt ngày càng ít hơn, nhu cầu sử dụng nước sạch của người
dân ngày càng tăng, cùng với khung giá nước sinh hoạt cũng tăng. Đây cũng là nỗi
khổ của người dân nghèo.
1.6. Nhu cầu dùng nước.
Nhu cầu dùng nước của một khu dân cư bao gồm:
- Cấp nước cho ăn uống sinh hoạt của dân cư;
- Tưới và rửa đường phố, quảng trường, cây xanh, nước cấp cho các vòi phun;
- Cấp nước ăn uống, sinh hoạt trong các xí nghiệp;
- Cấp nước sản xuất cho các xí nghiệp
- Cấp nước chữa cháy;
- Cấp nước cho yêu cầu riêng của trạm xử lý nước;
- Cấp nước cho các nhu cầu khác, trong đó có việc sục rửa mạng lưới đường
ống cấp, thoát nước và lượng nước thất thoát trong quá trình phân phối và dùng
nước.
Bảng 1.4 : Nhu cầu dùng nước của khu dân cư.
Giai đoạn
STT

Đối tượng dùng nước và thành phần cấp nước
2010

2020

Đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, khu du lịch, nghỉ mát
a) Nước sinh hoạt:
- Tiêu chuẩn cấp nước (l/người.ngày): + Nội đô

I


II

165
200
+ Ngoại vi
120
150
- Tỷ lệ dân số được cấp nước (%):
+ Nội đô
85
99
+ Ngoại vi
80
95
b) Nước phục vụ công cộng (tưới cây, rửa đường, cứu
10
10
hoả,.); Tính theo % của (a)
c) Nước cho công nghiệp dịch vụ trong đô thị; Tính
10
10
theo % của (a)
d) Nước khu công nghiệp (*)
22÷ 45 22÷ 45
e) Nước thất thoát; Tính theo % của (a+b+c+d)
< 25 < 20
f) Nước cho yêu cầu riêng của nhà máy xử lý nước;
7 ÷10 5 ÷8
Tính theo % của (a+b+c+d+e)
Đô thị loại II, đô thị loại III


Trang: 16


Giáo trình: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

a)Nước sinh hoạt:
- Tiêu chuẩn cấp nước (l/người.ngày): + Nội đô
+ Ngoại vi
- Tỷ lệ dân số được cấp nước (%):
+ Nội đô
+ Ngoại vi
b)Nước phục vụ công cộng (tưới cây, rửa đường, cứu
hoả,.); Tính theo % của (a)
c)Nước cho công nghiệp dịch vụ trong đô thị; Tính
theo % của (a)
d)Nước khu công nghiệp (*)
e)Nước thất thoát; Tính theo % của (a+b+c+d)
f)Nước cho yêu cầu riêng của nhà máy xử lý nước;
Tính theo % của (a+b+c+d+e)

120
80
85
75
10

150
100
99

90
10

10

10

22÷ 45 22÷ 45
< 25 < 20
8 ÷10 7 ÷8

Đô thị loại IV, đô thị loại V; Điểm dân cư nông thôn

III

a)Nước sinh hoạt:
- Tiêu chuẩn cấp nước (l/người.ngày):
- Tỷ lệ dân số được cấp nước (%):
b)Nước dịch vụ Tính theo % của (a)
c)Nước thất thoát; Tính theo % của (a+b)
d)Nước cho yêu cầu riêng của nhà máy xử lý nước;
Tính theo % của (a+b+c)

60
75
10
< 20
10

100

90
10
< 15
10

Ghi chú: (*)Tiêu chuẩn dùng nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp phải xác
định trên cơ sở những tài liệu thiết kế đã có, hoặc so sánh với các điều kiện sản xuất
tượng tự. Khi không có số liệu cụ thể, có thể lấy trung bình:
- Đối với công nghiệp sản xuất rượu bia, sữa, đồ hộp, chế biến thực phẩm,
giấy, dệt: 45 m3/ha/ngày.
- Đối với các ngành công nghiệp khác: 22 m3/ha/ngày.
Vậy: Tổng nhu cầu dùng nước của khu dân cư được tính như sau:

Q=

∑ 𝑞 𝑖 𝑓𝑖 𝑁𝑖
1000

+ 𝐷𝑉 + 𝐷𝑃 (m3/ngày)

Trong đó:
- qi: Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt lấy theo bảng trên.(l/người/ngày)
- Ni: Số dân tính toán ứng với tiêu chuẩn cấp nước qi (người)
- fi: Tỷ lệ dân được cấp nước lấy theo bảng trên(%)
- DV: Lượng nước tưới cây, rửa đường, dịch vụ đô thị, khu công nghiệp, thất
thoát, nước cho bản thân nhà máy xử lý nước được tính theo bảng 3.1
- DP: lượng nước dự phòng. Lượng nước dự phòng cho phát triển công
nghiệp, dân cư và các lượng nước khác chưa tính được cho phép lấy thêm 5-10%
tổng lưu lượng nước cho ăn uống sinh hoạt của điểm dân cư.
Trang: 17



Giáo trình: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

CHƯƠNG II: QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC
2.1. Khái niệm về hệ thống nguồn nước và đặc điểm của nó
2.1.1. Khái niệm về hệ thống nguồn nước.
Quá trình khai thác nguồn nước đã hình thành hệ thống các công trình thuỷ lợi.
Những công trình thuỷ lợi được xây dựng đã làm thay đổi đáng kể những đặc điểm tự
nhiên của hệ thống nguồn nước. Mức độ khai thác nguồn nước càng lớn thì sự thay đổi
thuộc tính tài nguyên nước càng lớn và chính nó lại ảnh hưởng đến quá trình khai thác
sử dụng nước của con người. Chính vì vậy, khi lập các quy hoạch khai thác nguồn
nước cần xem xét sự tác động qua lại giữa tài nguyên nước, phương thức khai thác và
các biện pháp công trình. Bởi vậy, theo quan điểm hệ thống người ta định nghĩa hệ
thống nguồn nước như sau:
“Hệ thống nguồn nước là một hệ thống phức tạp bao gồm tài nguyên nước, các
biện pháp khai thác và bảo vệ nguồn nước, các yêu cầu về nước cùng với mối quan hệ
tương tác giữa chúng cùng với sự tác động của môi trường lên nó”
+ Nguồn nước được đánh giá bởi các đặc trưng sau: Lượng và phân bố của nó
theo không gian và thời gian; Chất lượng nước;
+ Các biện pháp khai thác và bảo vệ nguồn nước: Bao gồm các công trình thuỷ
lợi, các biện pháp cải tạo và bảo vệ nguồn nước, bao gổm cả biện pháp công trình và
phi công trình, được cấu trúc tuỳ thuộc vào mục đích khai thác và bảo vệ nguổn nước.
+ Các yêu cầu về nước: Bao gồm các hộ dùng nước, các yêu cầu về mức bảo đảm
phòng chống lũ lụt, úng hạn, các yêu cầu về bảo vệ hoặc cải tạo môi trường cùng các
yêu cầu dùng nước khác.
Yêu cầu về nước rất đa dạng và có thể chia thành các nhóm như sau.
(1) Yêu cầu cấp nước
Bao gồm các dạng sau:
- Cấp nước tưới

- Cấp nước sinh hoạt
- Cấp nước phục vụ công nghiệp
Các hộ dùng nước loại này tiêu hao một lượng nước khá lớn và hầu như không
hoàn lại hoặc hoàn lại rất ít nên thường gọi là các hộ tiêu hao nước.
(2) Yêu cầu sử dụng nước
Bao gồm các dạng sau:
- Khai thác thuỷ năng
- Giao thông thuỷ
- Phát triển du lịch
Trang: 18


Giáo trình: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

- Nuôi trổng thuỷ sản
Các hộ dùng nước loại này không tiêu hao hoặc tiêu hao rất ít lượng nước mà nó
được sử dụng nên thường gọi là các hộ sử dụng nước.
(3) Yêu cầu về cải tạo và bảo vệ môi trường
Bao gồm các dạng sau:
- Phòng chống lũ lụt và tiêu thoát nước
- Xử lý nước thải và chống ô nhiễm nguồn nước
- Cải tạo môi trường sinh thái
- Chỉnh trị sông và bảo vệ bờ
+ Tác động của môi trường là những tác động về hoạt động dân sinh kinh tế, hoạt
động của con người (không kể các tác động về khai thác nguồn nước theo quy hoạch).
Những tác động đó bao gồm ảnh hưởng của các biện pháp canh tác làm thay đổi mặt
đệm và lòng dẫn, sự tác động không có ý thức vào hệ thống các công trình thủy lợi
v.v...
2.1.3. Đặc điểm của hệ thống nguồn nước.
(1) Hệ thống nguồn nước là một hệ thống phức tạp, tồn tại một số lượng các tham

số và các mối quan hệ giữa chúng. Hệ thống nguổn nước bị tác động mạnh mẽ bởi yếu
tố môi trường.
(2) Hệ thống nguồn nước là hệ bất định, có nhiều yếu tố bất định, bao gồm:
Các biến vào, biến ra và biến trạng thái là những biến ngẫu nhiên. Quy luật ngẫu
nhiên của các biến đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của các thiết kế, quy hoạch và điều
khiển hệ thống nguồn nước.
Các thông tin về hệ thống là không đầy đủ, hoặc có thì cũng rất khó có thể phân
tích được hết các thuộc tính của hệ thống khi lập các quy hoạch khai thác. Các thông
tin đó bao gổm:
- Các tài liệu đo đạc về khí tượng thủy văn.
- Các tài liệu về yêu cầu nước trong tương lai.
- Các thông tin về ảnh hưởng tác động của môi trường v.v...
Sự hiểu biết không đầy đủ của con người nghiên cứu về hệ thống, bao gồm các
quy luật vật lý của nguồn nước, các "tiềm năng" của hệ thống và các ảnh hưởng của
các biện pháp công trình đến sự thay đổi trạng thái của hệ thống nguổn nước v.v...
Bất động về mục tiêu, thể hiện ở các mặt:
Mục tiêu khai thác có thể chưa được đặt ra một cách rõ ràng ngay từ đầu, và nó
chỉ được hình thành trong quá trình tiếp cận hê thống.
Đa mục tiêu trong khai thác và quản lý nguồn nước.
(3) Hệ thống nguồn nước là hệ thống luôn luôn ở trạng thái cân bằng tạm thời.
Trang: 19


Giáo trình: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

Những biến đổi về khí hậu, mặt đệm và các tác động đột biến của con người làm hệ
thống nguồn nước thay đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác.
Do đó những thông tin hiện tại về hệ thống không phản ánh những quy luật của tương
lai.
(4) Hệ thống nguồn nước là hệ thống có cấu trúc yếu, bởi vì:

+ Các mối quan hệ trong hệ thống rất khó thể hiện bằng các biểu thức toán học,
thậm chí không thể hiện được.
+ Khó kiểm soát được các tác động của môi trường, đặc biệt là các tác động của
con người.
2.2. Nhiệm vụ quy hoạch và quản lý nguồn nước.
Quy hoạch nguồn nước là sự hoạch định chiến lược sử dụng nước một cách
hợp lý của một quốc gia, trên một vùng lãnh thổ hoặc một lưu vực sông, bao gồm
chiến lược đầu tư phát triển nguồn nước và phương thức quản lý nguồn nước nhằm
đáp ứng các yêu cầu về nước và đảm bảo sự phát triển bền vững.
Quy hoạch và quản lý nguồn nước là lĩnh vực khoa học khá phức tạp. Trong
thời đại hiện nay, việc khai thác nguồn nước liên quan không những phải đảm bảo
sự đầu tư có hiệu quả mà còn phải đảm bảo sự phát triển bền vững. Nguồn nước
trên hành tinh càng ngày càng cạn kiệt so với sự phát triển dân số và mức độ yêu
cầu về nước ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng. Chính vì vậy trong các
quy hoạch khai thác nguồn nước thường tồn tại các mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa các
ngành dùng nước, mẫu thuẫn giữa khai thác và bảo vệ môi trường, mâu thuẫn giữa
sử dụng nước với sự đảm bảo phát triển bền vững. Nếu trước đây, theo quan điểm
truyền thống, khai thác nguồn nước phải đảm bảo tối ưu về mặt đầu tư, thì ngày này
vấn đề phân tích kinh tế chỉ là một loại tiêu chuẩn đánh giá dự án quy hoạch. Khi
phải đảm bảo sự phát triển bền vững trong quá trình phát triển nguồn nước thì vấn
đề đặt ra không phải tìm phương án tối ưu mà cần phải tìm phương án hợp lý nhất là phương án tối ưu kinh tế và thỏa mãn các yêu cầu phát triển bền vững.
Nhiệm vụ của các quy hoạch sử dụng nước là sự thiết lập một cân bằng hợp lý
với hệ thống nguồn nước theo các tiêu chuẩn đã được quy định bởi các mục đích
khai thác và quản lý nguồn nước.
Một quy hoạch hệ thống nguồn nước được gọi là hợp lý nếu thoả mãn yêu cầu
khai thác nguồn nước được đánh giá bởi “hệ thống chỉ tiêu đánh giá” với các tiêu
chí sau:
- Sử dụng nguồn nước hiệu quả nhất và hợp lý nhất.
- Hiệu quả đầu tư cao, các phương án quy hoạch tối ưu nhất.


Trang: 20


×