Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

REDD - AllItems FCPF Ban tin so 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (977.41 KB, 6 trang )

BẢN TIN SỐ 6
DỰ ÁN HỖ TRỢ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG
THỰC HIỆN REDD+ Ở VIỆT NAM

Tháng 12/2015

Dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam” do Quỹ đối tác các-bon trong Lâm nghiệp (FCPF)/
Ngân hàng Thế giới tài trợ không hoàn lại USD$ 3,8 triệu và được thực hiện từ tháng 1/2013 đến tháng 11/2016.
REDD+ là sáng kiến nhằm giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng, hạn chế suy thoái
rừng, bảo tồn trữ lượng các-bon rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng và tăng cường trữ lượng các-bon rừng.

TÌNH HÌNH QUỐC TẾ VỀ REDD+
•• Vào ngày 13 - 16/10/2015, cuộc họp lần thứ 13
Quỹ các-bon được tổ chức tại thủ đô Brúc-xen, Bỉ.
Các thành viên đã quyết định lựa chọn thêm bảy
Ý tưởng đề xuất tham gia Quỹ các-bon (ER-PINs)
của các nước: Côte d’lvoire, Cộng hòa Dominica,
Cộng hòa quần đảo Phi-gi, Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào, Madagasca, Cộng hòa Mô-dămbích, Nicaragua.
•• Vào ngày 4 - 8/11/2015, cuộc họp Hội đồng thành
viên lần thứ 8 và cuộc họp Ủy ban các bên tham gia
lần thứ 20 của FCPF được tổ chức tại San Jose, Costa
Rica. Các bên đã thống nhất cung cấp khoản tài trợ
bổ sung USD$ 5 triệu cho ba nước Chile, Mô-dămbích và Nepal để chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+.
Ngân sách tài khóa cho năm 2016 cũng được xem
xét lại và thông qua ở mức USD$ 11,215 triệu.

Nguồn: UNFCCC

•• Tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên
hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) tại Paris,


Pháp từ ngày 30/11 - 11/12/2015, 196 bên tham
gia đã thông qua thỏa thuận Paris, trong đó các
nước cam kết cùng chung tay giữ mức tăng nhiệt
độ toàn cầu trong thế kỷ này dưới 20C, rồi tiếp đó


Việt Nam đã cam kết đóng góp USD$1 triệu vào
Quỹ Khí hậu Xanh giai đoạn 2016 - 2020 để tiếp
tục mở rộng sự hỗ trợ cho Quỹ này. Việt Nam cam
kết giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào năm
2030 và có thể giảm đến 25% nếu nhận được hỗ
trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế.

cùng thúc đẩy nỗ lực để xuống còn 1,50C so với
thời kỳ tiền công nghiệp. Từ nay cho tới 2020, các
nước sẽ cùng tham gia những chương trình giảm
thiểu tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời xây
dựng một lộ trình rõ ràng để đóng góp vào quỹ
100 tỷ mỗi năm. Cũng trong khuôn khổ Hội nghị,

HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN
như sự phối hợp chưa đồng bộ giữa ngành Quản
lý đất đai và Quản lý rừng trong việc lập và thực
hiện quy hoạch sử dụng đất, trong giao đất giao
rừng, sử dụng bản đồ đo đạc; vẫn còn tình trạng
lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp của người dân,
nhất là ở những nơi người dân sống gần rừng
còn thiếu đất, các điều kiện sinh kế chưa được
bảo đảm; việc hưởng lợi của cộng đồng từ quản
lý, bảo vệ rừng được giao còn chưa có nguồn,

chính sách quy định cụ thể và thủ tục để cộng
đồng và người dân có thể khai thác gỗ phục vụ
nhu cầu của chính cộng đồng còn rất phức tạp,
khó thực hiện.

Ban quản lý dự án Trung ương
(BQLDA Trung ương)
•• Nhằm hỗ trợ việc triển khai xây dựng Văn kiện
Chương trình Giảm phát thải cho sáu tỉnh vùng
Bắc Trung Bộ, các chuyên gia của BQLDA Trung
ương đã có nhiều chuyến công tác làm việc tại
các tỉnh:
99 Từ ngày 06 - 17/10/2015, đoàn chuyên gia của dự
án có chuyến nghiên cứu, khảo sát và đánh giá
tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về
đất đai, thu thập các tài liệu, số liệu có liên quan
phục vụ cho việc phân tích, đánh giá các vấn đề
về quản lý đất đai, đặc biệt là quản lý đất lâm
nghiệp trên địa bàn ba tỉnh Thừa Thiên - Huế,
Quảng Trị và Hà Tĩnh. Một số vấn đề còn tồn tại

99 Ngày 03 - 13/11/2015 đoàn chuyên gia có các
buổi tham vấn với các bên liên quan cấp tỉnh,
huyện, xã, thôn bản và người dân về tác động
về môi trường và xã hội trong quá trình thực
hiện các hoạt động REDD+ tại hai tỉnh Quảng
Trị và Thừa Thiên-Huế. Một số phát hiện chính
sau chuyến khảo sát cho thấy hiện trạng rừng tự
nhiên chủ yếu là rừng nghèo (1a, 1b) trong khi
nhu cầu trồng rừng kinh tế (keo/tràm) của người

dân rất lớn dẫn đến tăng mạnh nhu cầu chuyển
đổi rừng nghèo sang phát triển trồng rừng kinh
tế để nhanh hưởng lợi; Việc gia tăng xây dựng
các công trình thủy điện, phát triển cơ sở hạ tầng
cũng khiến cho diện tích rừng bị thu hẹp, chất
lượng rừng bị xuống cấp; Tiềm ẩn nguy cơ xung
đột lợi ích về nguồn tài nguyên rừng giữa các
chủ rừng và người dân sống gần rừng khi triển
khai thực hiện REDD+ trong tương lai do người
dân sống gần rừng không có quyền hợp pháp
về đất và rừng.
99 Từ 09 -12/11/2015, các chuyên gia có chuyến
làm việc tại Quảng Bình và Thừa Thiên - Huế về
phương án chia sẻ lợi ích trong khuôn khổ thực
hiện Chương trình Giảm phát thải. Các ý kiến cho
rằng diện tích rừng đưa vào chương trình có thể


là diện tích rừng tự nhiên (đặc dụng, phòng hộ,
sản xuất), rừng phòng hộ là rừng trồng, rừng sản
xuất là rừng trồng cây gỗ lớn (chu kỳ kinh doanh
trên 10 năm), rừng sản xuất là rừng trồng cây
mọc nhanh (chu kỳ khai thác 5 - 6 năm) được cấp
chứng chỉ FSC hoặc không khai thác trong thời
gian thực hiện chương trình. Các bên đều nhất
trí đối tượng hưởng lợi nên là chủ rừng, hộ nhận
khoán rừng; cộng đồng dân cư sống trong và gần
rừng, vùng đệm các vườn quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên. Nguồn thu từ REDD+ trước tiên cần
được chi trả cho người trực tiếp bảo vệ và phát

triển rừng, sau đó là hỗ trợ cho các cộng đồng
dân cư sống trong và gần rừng và chi cho quản lý,
tuy nhiên các bên chưa thống nhất về tỷ lệ phân
chia lợi ích. Việc giám sát chia sẻ lợi ích cần có sự
tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội cấp cơ
sở, đại diện xã, thôn bản, người dân trong quá
trình thiết kế và tổ chức phân phối lợi ích.

•• Ngày 11 - 14/11/2015 tại thành phố Hải Phòng,
BQLDA Trung ương tổ chức Tập huấn kỹ năng đàm
phán quốc tế về biến đổi khí hậu và REDD+ nhằm
trang bị cho các cán bộ từ các Bộ, ban, ngành các
kỹ năng cần thiết phục vụ công tác đàm phán
REDD+ trong tương lai.

•• Ngày 06/11/2015 tại thành phố Vinh, Nghệ An, dự
án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở
Việt Nam tổ chức Hội thảo Xây dựng đường phát
thải tham chiếu vùng Bắc Trung Bộ thuộc Chương
trình Giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ. Tại hội

•• Từ ngày 15 - 21/11/2015, BQLDA Trung ương tổ
chức đợt thăm quan học tập tại Campuchia, Lào
và Myanmar nhằm tăng cường chia sẻ thông
tin và kinh nghiệm thực hiện REDD+ trong khu
vực. Trong thời gian qua, các nước trong khu

thảo, sáu tỉnh tham gia Chương trình Giảm phát
thải và các bên liên quan đưa ra các ý kiến về kết
quả tính toán ban đầu mức phát thải tham chiếu

cho vùng Bắc Trung Bộ, đưa ra các bất cập về số
liệu và nhu cầu bổ sung số liệu cho việc hoàn
thiện tính toán mức phát thải tham chiếu. Trong
thời gian tới, các tỉnh cần rà soát lại số liệu khớp
với bản đồ, xây dựng Kế hoạch hành động REDD+
cấp tỉnh bao gồm dự kiến các hoạt động và phạm
vi thực hiện REDD+ của tỉnh, dự kiến mục tiêu
giảm phát thải và tăng hấp thu gắn với kế hoạch
phát triển rừng đến năm 2020 của tỉnh và gắn với
mức tham chiếu.


vực Đông Nam Á đã đạt được những kết quả
tốt trong giai đoạn chuẩn bị sẵn sàng thực hiện
REDD+ cũng như trong quá trình xây dựng và
thực thi các chương trình, dự án REDD+. Kinh
nghiệm của các nước có nhiều điều kiện tương
đồng sẽ là bài học giúp Việt Nam đánh giá giai
đoạn chuẩn bị sẵn sàng và thử nghiệm thực hiện
REDD+ từ Quỹ các-bon. Các nước cũng nhất trí
hợp tác để tổ chức một hội thảo quốc tế về
giảm khai thác gỗ trái phép khu vực biên giới
Việt Nam - Lào - Campuchia và tăng cường thực
thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản
(FLEGT).
•• Ngày 27/11/2015 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đã ký Quyết định số 4905/
QĐ-BNN-HTQT điều chỉnh thời gian thực hiện dự
án từ tháng 1/2013 tới tháng 11/2016. Việc gia
hạn dự án là cơ sở để BQLDA Trung ương tiếp

tục hoàn thành một số công việc của giai đoạn
1, đồng thời là tiền đề để nối tiếp sang giai đoạn
2 với khoản hỗ trợ USD$5 triệu từ Quỹ sẵn sàng
của FCPF.

Ban quản lý dự án tỉnh Quảng Bình
•• Ngày 25 - 26/9/2015, BQLDA tỉnh Quảng Bình đã
tiến hành hoạt động tuyên truyền Bảo vệ rừng
tại các trường Tiểu học Long Sơn và trường Tiểu
học Trường Sơn, xã Trường Sơn, huyện Quảng
Ninh nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức về hoạt
động bảo vệ rừng cũng như về REDD+ cho học
sinh và giáo viên. Đây là dịp để các em học sinh
hiểu biết thêm các kiến thức cơ bản về nguyên
nhân, tác hại của chặt phá rừng bừa bãi, phá hoại
rừng đầu nguồn, làm mất cân bằng hệ sinh thái,
từ đó có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái tại

địa phương nơi mình đang sống cũng như tuyên
truyền đến những người thân trong gia đình.
•• Ngày 21/10/2015, Ban chỉ đạo sáng kiến REDD+
đã họp nghe BQLDA tỉnh Quảng Bình báo cáo
tình hình hoạt động của dự án đến tháng 9/2015
và thảo luận việc xây dựng Kế hoạch hành động
REDD+ cấp tỉnh. Cuộc họp đã đi đến thống nhất
rằng các khoản kinh phí tư vấn, các cuộc hội thảo
cấp tỉnh sẽ do phía Dự án Rừng và Đồng bằng
hỗ trợ, các cuộc tham vấn tại địa phương sẽ do
BQLDA Trung ương hỗ trợ. Uỷ ban Nhân dân tỉnh
Quảng Bình đã phê duyệt “Khung đề cương xây

dựng kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Quảng
Bình giai đoạn 2016 - 2020” tại quyết định số 3291/
QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm. Hiện tại BQLDA
tỉnh phối hợp với các tư vấn từ trường Đại học
Lâm nghiệp Việt Nam triển khai công tác tham
vấn về nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng;
những rào cản trong việc nâng cao diện tich và
chất lượng rừng; và các gói giải pháp can thiệp tại
6 huyện (Quảng Ninh, Lệ Thủy, Bố Trạch, Quảng
Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa) và 6 xã có nhiều rừng.
•• Ngày 12 - 13/11, BQLDA tỉnh Quảng Bình phối
hợp với Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng tổ
chức hoạt động Diễn giải môi trường cho người
dân và cán bộ hai địa bàn thí điểm xã Trường
Sơn (huyện Quảng Ninh), xã Lâm Thủy (huyện
Lệ Thủy). Thông qua việc khám phá vẻ đẹp thiên
nhiên, tham quan các phòng mẫu vật, nhận thức
của cán bộ và người dân sống gần rừng và phụ
thuộc vào rừng về đa dạng sinh học và bảo vệ
rừng, bảo vệ môi trường được nâng cao. Trong
quá trình tổ chức, BQLDA tỉnh cũng lồng ghép
tuyên truyền các thông tin về REDD+ và các hoạt
động của dự án trên địa bàn.


••

biến đổi khí hậu thông qua hoạt động giảng dạy
trên lớp và đi tham quan thực tế phòng mẫu vật.


Ban quản lý dự án tỉnh Đắk Nông

Ban quản lý dự án tỉnh Quảng Trị
•• Trong tuần đầu tháng 10/2015, để phục vụ lập
kế hoạch cho mô hình giao đất giao rừng tại
xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, BQLDA tỉnh
Quảng Trị đã thực hiện các buổi tuyên truyền
lưu động và họp dân về vấn đề giao đất giao
rừng tại thôn Mới và thôn Cát với khoảng 40 60 người dân tham gia tại mỗi thôn, trong đó
nữ giới chiếm khoảng 40%. Qua các buổi tuyên
truyền, người dân được cung cấp những kiến
thức cơ bản về các quy định của pháp luật liên
quan đến giao đất, giao rừng, hiểu được lợi ích từ
việc nhận khoán bảo vệ và hưởng lợi từ rừng. Tại
các buổi họp, đa phần người dân địa phương lựa
chọn cách nhận khoán bảo vệ theo hộ gia đình
để quản lý và bảo vệ tốt.
•• BQLDA tỉnh Quảng Trị tiếp tục thực hiện các khóa
Giáo dục môi trường cho học sinh vào các ngày
21-22/11 và 28 - 29/11. Mỗi khóa học có 40 học
sinh và giáo viên đến từ bốn trường THCS thuộc
địa bàn dự án hoặc vùng lân cận có rừng. Các
khóa học đã giúp nâng cao hiểu biết của các em
học sinh về vai trò của rừng trong việc hạn chế

•• Ngày 09/10/2015, BQLDA tỉnh tổ chức Hội thảo
góp ý dự thảo rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch ba
loại rừng trên địa bàn toàn tỉnh. Quy mô đất lâm
nghiệp toàn tỉnh khoảng 300.000 ha. Quy hoạch
chức năng ba loại rừng căn cứ vào địa hình, độ

dốc, độ cao, mức độ xung yếu và theo quy định
hiện hành và điều kiện thực tế tại mỗi địa phương.
Quy hoạch ba loại rừng cần đưa vào diện tích đất
có rừng là rừng tự nhiên, nhưng không bao gồm
diện tích người dân đang canh tác ổn định, hiệu
quả, tập trung.
•• Tiếp nối những nỗ lực nâng cao nhận thức về
REDD+, từ ngày 19/10 - 4/11/2015, BQLDA tỉnh
Đắk Nông tổ chức 5 đợt tập huấn nâng cao nhận

thức cho các cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã
vùng thí điểm của dự án về hướng dẫn xây dựng
kế hoạch hành động REDD+, giám sát các-bon
rừng và FLEGT. Thông qua khóa tập huấn các học
viên phát huy tinh thần làm việc nhóm, tích cực
thảo luận, trao đổi thông tin, khóa học khuyến
khích cán bộ các cấp tích cực tham gia vào các
hoạt động của REDD+ nhằm từng bước giảm nhẹ
các tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển
kinh tế và đời sống xã hội tại địa phương.
•• Ngày 05/11/2015, BQLDA tỉnh Đắk Nông phối
hợp với UBND xã Quảng Sơn tổ chức cuộc họp
thống nhất đối tượng và thành phần tham gia
bốn tổ quản lý bảo vệ rừng cộng đồng của Bon
R’Bút và Bon N’Đóh, trình UBND xã ban hành
Quyết định thành lập tổ quản lý bảo vệ rừng


cộng đồng theo quy định. Các tổ này có trách
nhiệm xây dựng kế hoạch thực hiện, phân

công nhiêm vụ cho các thành viên để tuần tra
kiểm soát rừng thường xuyên, ngăn chặn các
hành vi vi phạm phá hoại rừng, khai thác, săn
bắn động vật rừng và lấn chiếm đất rừng trên
địa bàn do cộng đồng quản lý.
•• Ngày 20/11/2015, BQLDA tỉnh phối hợp cùng
Trung tâm Quy hoạch, khảo sát, thiết kế Nông lâm

nghiệp Đắk Nông tổ chức tập huấn biện pháp
thực hiện giao đất, giao rừng cho hai Bon N’Đóh
và Bon R’Bút, xã Quảng Sơn, huyện Đăk Glong.
•• Ngày 24/11/2015 BQLDA tỉnh Đắk Nông phối
hợp UBND xã Quảng Sơn tổ chức cuộc họp
Tuyền truyền về công tác quản lý bảo vệ rừng
và thực thi luật lâm nghiệp cho tổ quản lý bảo
vệ rừng của cộng đồng Bon N’Đóh và Bon R’Bút.

In tại Công ty In Phú Sỹ. GPXB số: 3773 -2015/CXBIPH/ 24 -183/TN



×