Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

a, Đôi nét về cuộc đời Tố Hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.77 KB, 4 trang )

I.Đôi nét về tác giả Tố Hữu:
Tố Hữu (tên thật là Nguyễn Kim Thành; 1920–2002) là một nhà thơ
tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam.
Ông sinh tại Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nhiều tài liệu, sách báo thường ghi ông sinh
tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Ông đã nói rõ điều này trong cuốn Một thời nhớ lại, NXB Hội Nhà văn, 2000: "Nhưng
thực ra tôi sinh ở Hội An, tỉnh Quảng Nam, năm 1920, và ở đó đến năm chín tuổi mới
theo cha ra Huế" (trang 8). Cha ông là một nhà nho nghèo, không đỗ đạt và phải
kiếm sống rất chật vật nhưng lại thích thơ, thích sưu tập ca dao tục ngữ. Ông đã dạy
Tố Hữu làm thơ cổ. Mẹ ông cũng là con của một nhà nho, thuộc nhiều ca dao dân ca
Huế và rất thương con. Cha mẹ cùng quê hương Huế đã góp phần nuôi dưỡng tâm
hồn thơ Tố Hữu.
[1]
Mẹ ông mất vào năm ông lên 12 tuổi. Năm 13 tuổi, ông vào trường Quốc học (Huế).
Tại đây, được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng của Karl Marx, Friedrich Engels, Vladimir
Ilyich Lenin, Maxim Gorky... qua sách báo, kết hợp với sự vận động của các đảng
viên của Đảng Cộng sản Việt Nam bấy giờ (Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí
Diểu), Nguyễn Kim Thành sớm tiếp cận với ý tưởng cộng sản. Ông gia nhập Đoàn
thanh niên và được kết nạp vào Đảng Cộng sản năm 1938.
Tháng 4 năm 1939, ông bị bắt, bị tra tấn và giam tại nhiều nhà tù miền Trung như
Lao Bảo, Huế, Ban Mê Thuột...
Cuối năm 1941, ông vượt ngục về hoạt động bí mật ở Hậu Lộc, Thanh Hóa. Khi Cách
mạng tháng Tám bùng nổ, ông là chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa của thành phố Huế.
Năm 1946, ông là bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, ông lên Việt Bắc làm công
tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, ông được giao những chức vụ quan trọng trong
công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Đảng và nhà nước:
• 1948: Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam;
• 1963: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam;
• Tại đại hội Đảng lần II (1951): Ủy viên dự khuyết Trung ương; 1955: Ủy viên
chính thức;
• Tại đại hội Đảng lần III (1960): vào Ban Bí thư;


• Tại đại hội Đảng lần IV (1976): Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban
chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, Phó Ban Nông
nghiệp Trung ương;
• Từ 1980: Ủy viên chính thức Bộ Chính trị;
• 1981: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng
Bộ trưởng cho tới năm 1986. Ngoài ra ông còn là Bí thư Ban chấp hành Trung
ương.
Năm 1958, ông tham gia dập tắt phong trào Nhân văn-Giai phẩm của các văn nghệ
sĩ miền Bắc.
Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc,
Trưởng Ban Thống nhất Trung ương, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng
Ban Khoa giáo Trung ương. Ông còn là Đại biểu Quốc hội khoá II và VII.
Sau khi Lê Duẩn mất, có sự thay đổi mạnh mẽ tiến tới đổi mới nhằm thoát khỏi
khủng hoảng kinh tế toàn diện. Ông bị mất uy tín vì vai trò "nhà thơ đi làm kinh tế"
qua những vụ khủng hoảng tiền tệ những năm 1980 nên bị miễn nhiệm mọi chức vụ,
chỉ còn làm một chức nghiên cứu hình thức.
Ông mất 9h15' ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108.
II.Về bài thơ "Từ ấy":
-Chủ đề:
Bài thơ bộc lộ niềm say mê náo nức khi đón nhận lí tưởng Đảng của Tố Hữu. Đồng
thời thể hiện tâm nguyện của nhà thơ khi giác ngộ Cách Mạng
"TỪ ẤY":Tập thơ đầu tiên tiêu biểu cho thơ văn cách mạng của Tố Hữu, sáng tác khoảng
1937 - 46. Xuất bản lần đầu 1946, có nhan đề là "Thơ". Năm 1959, in lại có bổ sung, sửa
chữa, với tên "Từ ấy". Ba phần của tập thơ là sáng tác kết tinh 3 giai đoạn trong thời kì hoạt
động cách mạng của nhà thơ. "Máu lửa" là mối đồng cảm của tác giả với những người
bị hắt hủi, những dân tộc bị áp bức; là lòng căm hờn đối với lũ người ăn bám, hống hách,
ích kỉ; là tình gắn bó ruột thịt với giai cấp cần lao, với những người cách mạng. "Xiềng
xích" thể hiện bước đường thử thách gian khổ của người chiến sĩ trẻ trong cảnh lao tù hà
khắc của thực dân. "Giải phóng" bộc lộ tình yêu giai cấp, lòng yêu nước, niềm tin vào viễn
cảnh tương lai của cách mạng.

Nội dung bài thơ
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Đề hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ...
* nghĩa nhan đề của bài thơ " từ ấy". Tại sao bài thơ lại có
tên là từ ấy ?
-"từ ấy" mang một ý nghĩa phiếm đinh về mặt thời gian ... Đó là khi tâm
trạng của nhà thơ trong giây phút giác ngộ lí tưởng cộng sản .
- " Từ ấy " cũng là mốc thời gian đánh dấu bước ngoặt, lối rẽ mới trong cuộc
đời của nhà thơ Tố Hữu , đối với ông " từ ấy " là một thời gian rất cụ thể . "
Từ ấy " _ ông đã xác định được con đường đúng đắn mà mình phải đi và cũng
chính từ đấy , lý tưởng cách mạng đã soi sáng tâm hồn ông , đã giúp ông tìm
được lối đi đúng đắn cho cuộc đời ... mà trước đây , ông đã từng lạc lói :
" Chọn một dòng hay để nước trôi xuối "
" Ta đi ngơ ngác trong cuộc đời"
( Tố Hữu)
Nhà thơ Cách mạng ấy , cùng biết bao nhà thơ khác đã từng lac lối giữa cuộc
đời , giứa sự lựa chọn lớn lao , cống hiến cuộc đời , tuổi trẻ cho Cách Mạng .
Nhưng " từ ấy " , nhà thơ đã tìm được lỗi đi cho mình khii giác ngộ lý tưởng
cộng sản...


*c) Bố cục:
Chia 3 đoạn:
Đoạn 1: Khổ đầu - Niềm say mê náo nức của nhà thơ khi đón nhận lí tưởng Đảng
Đoạn 2: Khổ 2 - Lời tự nguyện của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng Đảng
Đoạn 3: Đoạn còn lại - Sự khẳng định của nhà thơ

* Phân tích:
- Trong Từ ấy, không chỉ có tiếng chim rộn rã và hương hoa của niềm vui vừa bắt
gặp lý tưởng, mà còn có lời an ủi, động viên chân tình đối với những số phận bất
hạnh. Và sau cùng, nhân danh cách mạng, Từ ấy là tiếng thét đầy hờn căm, là hồi
kèn xung trận thôi thúc mọi người xông lên, vào trận chiến mất còn với kẻ thù để
giành lại quyền sống.
- Tập thơ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng : khẳng định vai trò lãnh đạo của Ðảng
cộng sản trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, tạo bước ngoặt lớn cho quá trình phát
triển của thơ ca Việt Nam hiện đại. Tố Hữu không phải là nhà thơ của riêng tôi, mà là
nhà thơ của tất cả thanh niên, nhà thơ của tương lai
1. Niềm say mê náo nức của nhà thơ khi đón nhận lí tưởng Cách mạng
" Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim"
-Từ ấy: dấu ấn quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời người thanh niên
Tố Hữu
-"Bừng nắng hạ", "Mặt trời chân lý", "Chói qua tim" : hình ảnh ẩn dụ
+ "Bừng" : ánh sáng phát ra bất ngờ đột ngột
+ "Chói" : ánh sáng có sức xuyên thấu mạnh mẽ
? ánh nắng toả sáng rực rỡ , chói chang bắt nguồn từ mặt trời chân lý -lý tưởng cách
mạng ,soi sáng trong lòng tác giả
Câu hỏi: Bạn hãy cho biết hình ảnh ẩn dụ trong 2 câu thơ trên?
"Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Hồn tôi - Vườn hoa lá: Hình ảnh so sánh ? Tố hữu sung sướng lí tưởng Cộng sản cũng

như cỏ cây đón nhận ánh sáng mặt trời. Lí tưởng đã mang lại sức sống và niềm tin
yêu cuộc đời cho tất cả mọi người
Câu hỏi: Hai câu thơ trên đã sử dụng hình ảnh so sánh, bạn hãy cho biết đó là hình
ảnh nào?
2. Lời tự nguyện của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng Đảng
"Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khặp muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời"
- Động từ "buộc", "trang trải": những hành động có tính tự nguyện .
-"Lòng tôi ","tình ","hồn tôi"gắn liền với "mọi người ","trăm nơi","bao hồn khổ" ? sự
gắn bó đồng cảm sâu xa giữa cái tôi riêng và cái ta chung ,giữa tấm lòng nhà thơ với
khối đời chung của nhân dân lao động .
3. Sự khẳng định của nhà thơ
"Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm ,cù bất cù bơ."
-"đã là", "là con","là em", "là anh": tình cảm đầm ấm ,thân thiết, gắn bó và gần gũi
- Đối tượng :"vạn nhà ", "vạn kiếp phôi pha", "vạn đầu em nhỏ ": quần chúng lao
khổ, những kiếp sống mòn mỏi đáng thương, những mái đầu trẻ thơ tội nghiệp
không nơi nương tựa.
Sự chuyển biến trong tâm trạng của Tố Hữu: tấm lòng đồng cảm, xót thương đối với
mọi người lao khổ . Qua đó cỏn thể hiện lòng câm giận của nhà thơ trước bao bất
công ngang trái của cuộc đời cũ.
4. Nghệ thuật
-Sử dụng biện pháp tu từ : ẩn dụ ,so sánh , diệp từ
-Thể thơ thất ngôn, 1 thể thơ truyền thống
-Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp diệu
-Sự đa dạng của bút pháp tự sự, lãng mạn, trữ tình.

III. Tổng kết
Bài thơ Từ ấy là tâm niệm của một người thanh niên yêu nước, giác ngộ lý tưởng
cách mạng. Nó thể hiện niềm vui sướng, say mê mãnh liệt, những nhận thức và tình
cảm mới của Tố Hữu khi có ánh sáng lý tưởng cách mạng soi rọi. Sự vận động ấy của
tâm trạng nhà thơ được thể hiện bằng những hình ảnh tươi sáng, rực rỡ; các biện
pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhịp điệu.

×