Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

Thiết kế hệ thống cấp nước thị trấn chờ – tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 129 trang )

Đồ án tốt nghiệp

Trang 1

Ngành Cấp Thoát

nước

LỜI NÓI ĐẦU
  
Ngày nay, nền kinh tế của nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đời sống
của người dân ngày càng nâng cao. Nhu cầu sử dụng nước sạch trong đời sống sinh
hoạt cũng như trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ là tăng không
ngừng. Do việc cung cấp nước máy không đủ cho nhân dân nên gây ra nhiều khó
khăn trong sinh hoạt, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, làm cho năng suất
lao động giảm sút đáng kể. Các số liệu thống kê về tình trạng bệnh tật, những
trường hợp tử vong tại các bệnh viện do dùng nước có chất lượng không đảm bảo
như là một lời cảnh báo. Do đó việc xây dựng, mở rộng hệ thống cấp nước sạch
đang là một yêu cầu cấp thiết.
Với mục tiêu đi sâu vào chuyên ngành nước, trở thành một kỹ sư Thủy Lợi, do
đó, để tổng hợp những kiến thức đã được học tập trong 5 năm học tập tại trường Đại
Học Thủy Lợi em được bộ môn Cấp Thoát Nước giao cho đề tài tốt nghiệp: “Thiết
kế hệ thống cấp nước thị trấn Chờ – tỉnh Bắc Ninh”
Căn cứ vào những tài liệu thu thập được, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể
của đề tài được giao em xin được trình bày nội dung tính toán cụ thể đồ án tốt
nghiệp ở các phần sau.
Vì thời gian thực hành cũng như kinh nghiệm thực tế có hạn nên không tránh
khỏi thiếu sót trong khi làm đề tài, vì vậy em kính mong các thầy cô đóng góp bổ
xung ý kiến để đề tài của em đạt kết quả tốt hơn.
Em xin trân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Thế Anh và các
thầy cô trong bộ môn đã tận tình giúp đỡ chỉ bảo em trong quá trình học tập tại


trường!
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 01 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Lành

Sinh viên: Nguyễn Thị Lành
TCTN2

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Trang 2

Ngành Cấp Thoát

nước

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
MỤC LỤC 2
CHƯƠNG 1 5
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRẤN CHỜ 5
1.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN. 6
1.1.1.Vị trí địa lý 6
1.1.2.Đặc điểm địa hình và diện tích 7
1.1.3. Đặc điểm khí hậu. 8
1.1.4.Đặc điểm thuỷ văn. 8

1.1.5.Điều kiện địa chất. 8

1.2.ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI. 9
1.2.1.Điều kiện tự nhiên 9
1.2.2. Tình hình dân số 9
1.2.3.Tình hình phát triển kinh tế xã hội. 10

1.3.HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT. 11
1.3.1.Điều kiện sử dụng đất đai và giao thông. 11
1.3.2.Hiện trạng hệ thống cấp nước. 12
1.3.3.Hiện trạng hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường. 12

1.4.QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐẾN NĂM 2030 13
1.4.1 Định hướng phát triển không gian 13
1.4.2 Phân khu chức năng 13
1.4.3 Quy hoạch sử dụng đất 16
1.4.4.Quy hoạch xây dựng mạng lưới các công trình hạ tầng xã hội. 16
1.4.5.Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật 18

1.5. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ. 24
CHƯƠNG 2 25
TÍNH TOÁN QUY MÔ CÔNG SUẤT TRẠM CẤP NƯỚC 25
2.1. XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI NHU CẦU DÙNG NƯỚC ĐẾN GIAI ĐOẠN
NĂM 2030. 25
2.1.1. Nước dùng cho sinh hoạt. 25
2.1.2. Nước dùng cho khu công nghiệp. 26
2.1.3. Nước dùng phục vụ công cộng (tưới cây, rửa đường, ...) 26
2.1.4. Nước cấp cho công nghiệp dịch vụ trong thành phố. 26
2.1.5. Nước thất thoát. 26
2.1.6. Nước cho yêu cầu riêng của nhà máy xử lý nước. 26

2.1.7. Lượng nước dự phòng. 27
2.1.8. Nhu cầu dùng nước cho chữa cháy. 27

2.2. XÁC ĐỊNH QUY MÔ CÔNG SUẤT TRẠM CẤP NƯỚC. 27
2.2.1. Lựa chọn các hệ số tính toán. 27
2.2.2. Công suất trạm cấp nước. 29

2.3. XÁC ĐỊNH LƯU LƯỢNG TÍNH TOÁN CHO CÁC CÔNG TRÌNH
TRONG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC. 30

Sinh viên: Nguyễn Thị Lành
TCTN2

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Trang 3

Ngành Cấp Thoát

nước

2.4. XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA TRẠM BƠM CẤP I, TRẠM BƠM
CẤP II 30
2.4.1. Công suất làm việc của CTT-TB1 và Trạm xử lý 30
2.4.2. Chế độ làm việc của trạm bơm cấp 2 30
2.4.3. DUNG TÍCH ĐIỀU HÒA CỦA BỂ CHỨA 30


3.1. TỔNG QUAN 32
3.2. NGUỒN NƯỚC MẶT 32
3.3. NGUỒN NƯỚC NGẦM 33
3.3.1 Nghiên cứu chất lượng nước ngầm trên địa bàn Thị trấn. 33

3.2 CHẤT LƯỢNG NƯỚC. 34
3.4. LỰA CHỌN NGUỒN NƯỚC CẤP 35
3.5. LỰA CHỌN VỊ TRÍ ĐẶT TRẠM XỬ LÝ 36
3.5.1. Vị trí công trình thu. 36
3.5.2. Vị trí trạm xử lý. 36

CHƯƠNG 4 38
TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 38
4.1. XÁC ĐỊNH CÁC KHU VỰC DÙNG NƯỚC. 38
4.2. VẠCH TUYẾN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC. 38
4.3. TÍNH TOÁN THỦY LỰC, THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 39
4.3.1.Xác định chiều dài tính toán của các đoạn ống. 39
4.3.2.Xác định lưu lượng dọc đường của các đoạn ống. 39
4.3.3.Xác định lưu lượng tập trung. 40
4.3.4.Tính toán thủy lực mạng lưới. 42

4.4. TÍNH TOÁN HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN NƯỚC TỪ TRẠM BƠM CẤP II
ĐẾN MẠNG LƯỚI. 42
4.4.1. Đối với giờ dùng nước lớn nhất 42
4.4.2. Đối với giờ dùng nước lớn nhất có cháy 44

CHƯƠNG 5 46
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC 46
5.1. NGHIÊN CỨU SỐ LIỆU VÀ LỰA CHỌN DÂY CHUYỀN XỬ LÝ 46
5.1.1. Số liệu chất lượng nước nguồn 46

5.1.2. Kiểm tra các chỉ tiêu và độ ổn định của nguồn nước cấp: 47
5.1.3. Đề xuất - lựa chọn dây truyền công nghệ xử lý nước: 52

5.2. TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ TRONG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
NƯỚC CẤP. 56
5.2.1. Tính toán thiết bị pha chế vôi: 56
5.2.2. Tính toán công trình làm thoáng nước ngầm: 58
5.2.3. Tính toán công trình bể trộn: 61
5.2.4. Tính toán bể lắng ngang tiếp xúc: 66
5.2.5. Bể lọc Aquazua-V 71
5.2.6. Khử trùng nước 88
5.2.7. Các công trình tuần hoàn nước rửa lọc 90

Sinh viên: Nguyễn Thị Lành
TCTN2

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Trang 4

Ngành Cấp Thoát

nước
5.2.8. Xử lý nước thải rửa lọc và bùn thải của bể lắng 93

5.3. QUY HOẠCH MẶT BẰNG VÀ BỐ TRÍ CAO ĐỘ CHO CÁC CÔNG
TRÌNH TRONG TRẠM XỬ LÝ 95

5.3.1. Bố trí mặt bằng trạm xử lý 95
5.3.2. Bố trí cao trình trạm xử lý 96

CHƯƠNG 6 99
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH THU VÀ TRẠM BƠM CẤP I 99
6.1. THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH THU. 99
6.1.1. Các số liệu cần dùng để thiết kế: 100
6.1.2. Thiết kế công trình thu nước ngầm (giếng khoan): 100
6.1.3. Tính toán ống lọc: 100
6.1.4. Tính toán giếng khi làm việc riêng lẻ: 103
6.1.5. Tính toán khi giếng làm việc đồng thời: 104

6.2. THIẾT KẾ TRẠM BƠM CẤP I. 107
6.2.1. Tính đường kính ống dẫn: 107
6.2.2. Tính áp lực toàn phần của máy bơm: 108
6.2.3. Chọn máy bơm: 109
6.2.4. Tính toán nhà máy bơm cấp I: 110

CHƯƠNG VII 112
THIẾT KẾ TRẠM BƠM CẤP II 112
7.1. XÁC ĐỊNH CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA MÁY BƠM, XÁC ĐỊNH SỐ MÁY
BƠM 112
7.1.1. Chế độ làm việc của trạm bơm cấp I 112
7.1.2. Chế độ làm việc của trạm bơm cấp II 112
7.1.3. Tính toán bơm biến tần 112

7.2. BƠM SINH HOẠT 114
7.2.1. Lưu lượng và cột áp của bơm 114
7.2.2. Tính ống hút 116
7.2.3. Tính ống đẩy 117

7.2.4. Xây dựng đường đặc tính tổng hợp của đường ống và máy bơm. Xác định điểm làm việc của hệ
thống 118
7.2.5. Tính toán cốt trục máy bơm 120

7.3. BƠM RỬA LỌC VÀ BƠM CHỮA CHÁY 122
7.3.1. Bơm rửa lọc 122
7.3.2. Bơm chữa cháy: 124

7.4. THIẾT BỊ MỒI BƠM 125
7.5. TÍNH TOÁN CÁC KÍCH THƯỚC CƠ BẢN CỦA TRẠM BƠM CẤP II 126
7.5.1. Chiều cao nhà máy 126
7.5.2. Chiều dài nhà máy 127
7.5.3. Chiều rộng nhà máy 129

Sinh viên: Nguyễn Thị Lành
TCTN2

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Trang 5

Ngành Cấp Thoát

nước

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRẤN CHỜ

Nằm ở trung tâm huyện Yên Phong, có tỉnh lộ 286 và Quốc lộ 18 (mới) đi
qua, thị trấn Chờ đang nỗ lực khai thác tiềm năng, thế mạnh nhằm thúc đẩy phát
triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
Theo lộ trình đến 2030, thị trấn Chờ (Yên Phong) sẽ phát triển lên thành thị
xã. Nắm bắt chủ trương trên, cùng với hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đang có,
chính quyền và nhân dân địa phương đã tiến hành quy hoạch xây dựng mới nhiều
dự án để xứng tầm thị xã trong tương lai.
Với xuất phát điểm là trung tâm của huyện, qua nhiều năm đầu tư xây dựng,
thị trấn Chờ đã sẵn có một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh.
Hơn nữa khu đô thị mới rộng 36,5 ha đang được triển khai xây dựng sẽ là trung tâm
hành chính của huyện với đầy đủ các tiêu chí của đô thị hiện đại. Tại đây, nhiều
công trình của các đơn vị như: Phòng Giáo dục, Chi nhánh điện, Công an, Toà án,
Thi hành án… đã hoàn thành và đi vào sử dụng, tạo một khí thế mới cho cả khu
vực. Đây cũng là tiền đề thuận lợi, vững chắc cho những bước phát triển tiếp theo
của địa phương. Theo thống kê, đến nay thị trấn đã bê tông hoá được hơn 26 km
đường giao thông, đạt 100% chỉ tiêu. Hệ thống cơ sở y tế- giáo dục được đầu tư xây
dựng kiên cố. Trường Mầm non, Tiểu học, THCS đều được cải tạo và xây mới để
phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia. Hiện nay, trường THCS đang được đầu tư 7 tỷ đồng
để xây thêm phòng học mới, dự kiến trong năm học tiếp theo sẽ tiếp tục gói thầu 2
với 30 phòng học. Trong khi đó trường Tiểu học số 1 với diện tích 15 nghìn m2
cũng được triển khai xây dựng tại khu đô thị mới. Thị trấn còn tiếp tục quy hoạch
trường Tiểu học số 2 có diện tích 8000m2 tại thôn Nghiêm Xá, kinh phí đầu tư 20 tỷ
đồng. Ngoài những nhà văn hóa thôn thì khu tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ cũng
đang khẩn trương tiến hành khảo sát địa điểm quy hoạch. Trên lĩnh vực kinh tế, địa
phương đã đề ra mục tiêu chuyển dịch cơ cấu: tăng tỷ trọng CN-TTCN, dịch vụthương mại nên sự đầu tư chủ yếu tập trung theo hướng này. Bên cạnh các KCN của
tỉnh đang hình thành kề sát thị trấn như: Yên Phong II, có diện tích 350 ha, giai
đoạn I lấy vào đất thị trấn 80 ha; cụm CN rời do công ty Kinh Bắc làm chủ đầu tư,
thị trấn đóng góp 200/450 ha 100 ha làm đô thị), địa phương cũng quy hoạch phát
triển cụm CN sạch do Công ty Việt Hà đầu tư. Giai đoạn đầu, dự án này có diện tích
Sinh viên: Nguyễn Thị Lành

TCTN2

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Trang 6

Ngành Cấp Thoát

nước

85 ha, nhưng do nhu cầu phát triển và những định hướng lâu dài, chủ đầu tư xin mở
rộng lên 200 ha, hướng mở liên quan đến cả các xã lân cận như Tam Giang, Đông
Tiến đã khẳng định vai trò trung tâm của thị trấn Chờ trong vấn đề tạo ra động lực
phát triển kinh tế của cả vùng. Để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của người dân, đồng
thời nhằm giải quyết tình trạng chợ lấn đường gây mất mỹ quan đô thị, địa phương
đã mời được nhà đầu tư triển khai xây dựng chợ trung tâm. Vị trí được xác định trên
nền chợ cũ, quy mô 3 tầng rộng 5000m2 với gần 400 ki ốt. Ngoài ra, thị trấn còn
tiếp tục quy hoạch mở rộng 15ha đấu nối vào khu đô thị mới và 20 ha để tạo vốn từ
quỹ đất… Trong khi liên tiếp quy hoạch và mở rộng các dự án, chính quyền địa
phương vẫn giữ quan điểm chỉ đạo: “Phải bảo đảm về giao thông, thuỷ lợi được
thông suốt và có quỹ đất dành cho người dân không còn ruộng phát triển dịch vụ”
lên hàng đầu. Quan điểm này khẳng định tầm nhìn xa của chính quyền địa phương
trong công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng. Khi cuộc sống của người dân được
đảm bảo ổn định, vấn đề giải phóng mặt bằng sẽ trở nên thuận lợi, góp phần đẩy
nhanh tiến độ các dự án.
Tiến trình phát triển lên thị xã của thị trấn Chờ không còn xa, các dự án dù
đang được quy hoạch hay đã triển khai thì vấn đề mấu chốt vẫn là phải đẩy nhanh

được tiến độ để đáp ứng nhu cầu của nhân dân cũng như hoàn thiện hệ thống cơ sở
hạ tầng đồng bộ cho tương lai.
1.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.

1.1.1.Vị trí địa lý
Yên Phong là một huyện nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Ninh, được bao bọc bởi
sông Cầu, sông Cà Lồ và sông Ngũ Huyện Khê.
-

Phía Bắc giáp huyện Hiệp Hoà, huyện Việt Yên của tỉnh Bắc Giang.

-

Phía Đông giáp thị xã Bắc Ninh và huyện Tiên Du.

-

Phía Nam giáp huyện Từ Sơn.

-

Phía Tây giáp huyện Sóc Sơn và Đông Anh của thị trấn Hà Nội.

Huyện lỵ của huyện Yên Phong là Thị trấn Chờ, cách thị xã Bắc Ninh 13km,
cách đô thị Từ Sơn 8km, cách Hà Nội khoảng 35km. Thị trấn Chờ có hệ thống giao
thông thuận tiện, nằm trên trục QL 18 Nội Bài-Quảng Ninh và nằm trên giao lộ của
hai tuyến đường 295 và 286. Các tuyến đường qua Thị trấn có: đường 286 từ Bắc
Ninh Sóc Sơn, Đông Anh và đi Thái Nguyên, đường 295 nối Hiệp Hoà - Từ Sơn đi
Sinh viên: Nguyễn Thị Lành
TCTN2


Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Trang 7

Ngành Cấp Thoát

nước

Hà Nội, đường 271 nối với Từ Sơn. Giao thông đường thuỷ có phà Đông Xuyên
cách thị trấn Chờ 3km, là bến sông có lưu lượng hàng hoá, buôn bán sầm uất. Trong
tương lai sẽ có dự án cầu Đông Xuyên góp phần tăng cường các mối giao lưu ngoại
tỉnh.
Yên Phong là huyện có truyền thống cách mạng, có hệ thống di tích lịch sử
văn hoá đa dạng, nhiều lễ hội truyền thống phong phú, đặc sắc có khả năng khai
thác du lịch trong nước và quốc tế. Nhiều ngành nghề truyền thống đã và đang được
khôi phục và có đà phát triển mạnh mẽ. Ví dụ như: giấy Phong Khê, đúc nhôm Văn
Môn, rượu Đại Lâm, dâu tằm Dũng Liệt, Tam Giang, thép Đa Hội.
Ngày 09 tháng 01 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số
5/1998/NĐ-CP về việc thành lập Thị trấn Chờ. Hiện nay Thị trấn đang là đô thị loại
V, là huyện lỵ huyện Yên Phong, là trung tâm hành chính - kinh tế - văn hoá - xã hội
của toàn huyện. Tuy nhiên trong tương lai, quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Bắc
Ninh, thị trấn Chờ được xác định có quy mô đô thị loại IV, là một trong ba đô thị vệ
tinh quan trọng của thành phố trung tâm Bắc Ninh.

1.1.2.Đặc điểm địa hình và diện tích
1.1.2.1 Đặc điểm địa hình

Tỉnh Bắc Ninh nói chung có địa hình tương đối bằng phẳng, dốc đều từ Tây
sang Đông và từ Bắc xuống Nam, được thể hiện qua các dòng chảy bề mặt đổ về
sông Đuống và sông Bắc Ninh.
Địa hình khu vực dự án là nơi có địa hình tương đối cao nhưng không đều,
xen kẽ nhiều ao, vùng trũng, nằm trên khu vực giao lộ của hai tuyến đường 295 và
286, phía Nam đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, có địa hình bằng phẳng, cao độ
trung bình +5,00 đến +6,00.
Khu vực các thôn Ngân Cầu, Nghiêm Xá, Phú Mẫn, Trung Bạn và Trác Bút
có địa hình bằng phẳng, mật độ xây dựng cao, ít đất trống. Nhìn chung khu vực đô
thị có điều kiện địa hình thuận lợi cho xây dựng, địa hình tương đối bằng phẳng, độ
chênh không lớn, hàng năm không bị ngập lụt.
1.1.2.2 Đặc điểm diện tích
Theo tài liệu địa chính thu thập được cho thấy: Diện tích tự nhiên của Thị
trấn Chờ là 845 ha
Trong đó :
- Đất nông nghiệp : 3.699,54 ha.
Sinh viên: Nguyễn Thị Lành
TCTN2

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Trang 8

Ngành Cấp Thoát

nước


- Đất lâm nghiệp : 4.102,80 ha.
- Đất chuyên dùng : 1.224,45 ha.
- Đất ở : 306,71 ha.
- Đất chưa sử dụng : 7.861,22 ha.

1.1.3. Đặc điểm khí hậu.
Nhiệt độ:
Nhiệt độ không khí trung bình năm:
23.3 0 C.
Nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối năm:
7 0 C.
Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối năm:
37.3 0 C.
Số giờ nắng bình quân trong ngày:
4,5 h.
Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình năm:
1400 mm.
Mưa thường tập trung vào tháng 7, tháng 8 hàng năm.
Gió:
Tốc độ gió trung bình
1.9 m/s.
Độ ẩm:
Độ ẩm tuyệt đối trung bình năm:
82
%.
Độ ẩm cao tuyệt đối:
90-100% vào các
tháng 2,3.
Độ ẩm thấp tuyệt đối:

54% vào tháng 11 hàng năm.

1.1.4.Đặc điểm thuỷ văn.
Cách thị trấn Chờ khoảng 4km có sông Cầu chảy qua, đây là con sông lớn
chạy qua địa giới hành chính hai huyện Yên Phong và Hiệp Hoà.
Sông Cầu bắt nguồn từ vùng núi Tam đảo chảy qua Chợ Đồn - Bắc Kạn,
Thái Nguyên, chảy qua Bắc Ninh và đổ vào sông Bắc Ninh tại Phả Lại. Sông Cầu
dài 288 km, lòng sông rộng 70-150 m và sâu trung bình trong mùa cạn 2-7 m, lưu
lượng sông Cầu biến động lớn Qmax = 3490m3/s, Qmin = 4.3m3/s. Phía thượng
lưu sông Cầu chảy qua thị trấn Thái Nguyên. Do nước thải của nhà máy giấy Hoàng
Văn Thụ và khu gang thép Thái Nguyên và của nhiều cơ sở sản xuất khác và khu
dân cư phía thượng nguồn nên nước bị ô nhiễm nặng, vì vậy không thể lấy nước
sông Cầu làm nguồn cung cấp nước sinh hoạt được.
Hồ ao trong khu vực phố huyện ít, một vài hồ nhỏ dần dần bị san lấp, ngoài
ra còn có các hồ, thùng đấu cạnh các thôn và xen kẽ trong đất ruộng điều hoà bằng
hệ thống thuỷ nông.

1.1.5.Điều kiện địa chất.
Sinh viên: Nguyễn Thị Lành
TCTN2

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Trang 9

Ngành Cấp Thoát


nước

1.1.5.1.Địa chất công trình.
Kết quả khảo sát địa chất khu vực dự án sẽ được trình bày trong khuôn khổ
của một báo cáo khác trình Chủ đầu tư. Các tông tin tóm tắt cơ bản địa chất khu vực
dự án được trình bày như sau:
Cấu tạo địa chất chủ yếu là đất sét pha có cường độ chịu nén khá, nói chung
khu vực trung tâm thị trấn Chờ có điều kiện địa chất thuận lợi cho việc xây dựng
công trình xử lý và các tuyến ống cấp nước.
Các thành tạo của hệ tầng này có mặt hầu hết khắp vùng nghiên cứu song
chúng không lộ ra mà bị phủ bởi các trầm tích hệ Thứ Tư.
Thành phần đất đá là các trầm tích lục nguyên bao gồm chủ yếu là bột kết
màu tím gụ, xem kẹp là các lớp đá sét kết, cát kết và các mạch thạch anh tái kết sinh
bề dày trung bình của hệ tầng 600m.
Các thành tạo hệ Thứ Tư có mặt khắp trong vùng được lộ ra ngay trong bề
mặt.
Thành phần đất đá bao gồm sét, sét cát, cát sạn và cát chứa mùn thực vật
nguồn gốc sông bề dày trung bình của hệ tầng 16 – 17 m.
1.1.5.2.Địa chất thuỷ văn.
Qua kết quả khoan thăm dò nguồn nước ngầm tại khu vực dự án của Công ty
cổ phần Công nghệ địa vật lý thực hiện tháng 6/2012 cho thấy, nguồn nước ngầm
khu vực Thị trấn khá phong phú. Trữ lượng và chất lượng hoàn toàn đủ khả năng
cung cấp cho hệ thống cấp nước cảu Thị trấn Chờ.
1.2.ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI.

1.2.1.Điều kiện tự nhiên
Hiện nay, Thị trấn Chờ là trung tâm của huyện và đang trên đường chuyển
đổi nhanh về kinh tế-xã hội. Theo các cán bộ của thị trấn, có khoảng 40% số hộ có
nền kinh tế phi nông nghiệp. Nguồn thu nhập chính của dân cư thị trấn là từ thương
mại và dịch vụ trong đó chủ yếu là buôn bán đường dài và dịch vụ vận tải. Ngoài ra

các nguồn thu nhập khác như nông nghiệp, sản xuất nhỏ, mộc và xây dựng... chiếm
tỉ trọng nhỏ. Theo số liệu thu thập từ người dân, mức thu nhập bình quân đầu người
của thị trấn Chờ đạt 5.000.000 đồng/năm.

1.2.2. Tình hình dân số

Sinh viên: Nguyễn Thị Lành
TCTN2

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Trang 10

Ngành Cấp Thoát

nước

Hiện tại dân số của toàn bộ thị trấn là 39.400 người, nghành nghề chủ yếu là
kinh doanh, thợ mộc, thợ nề, chăn nuôi, trồng hoa cây cảnh.... Khu phố huyện có
khoảng 300 hộ là cán bộ công nhân viên trong các cơ quan huyện, phần lớn có các
nghề phụ như kinh doanh dịch vụ, cơ khí, sửa chữa, vận tải.
Tỷ lệ tăng dân số bình quân của khu vực thị trấn trong những năm vừa qua là
2,4%. Với tốc độ đô thị hoá nhanh như hiện nay, dự báo tỷ lệ tăng dân số trong 5
đến 10 năm tới vẫn ở mức cao.
Dân số toàn thị trấn:

39.400 người


Lao động:

7.030người

Trong đó lao động phi nông nghiệp:

4.770 chiếm 67%.

Mật độ dân số:

1.563 người/Km2.

Số hộ gia đình:

2.885 hộ.

Bảng dự báo tăng tỷ lệ tăng dân số thị trấn Chờ (theo quy hoạch)
Năm
Dự báo dân số
2015
2025
Qui mô dân số tính toán
39.400
53.207

2030
60.788

1.2.3.Tình hình phát triển kinh tế xã hội.

Nhìn chung các hoạt động kinh tế của dân cư trong thị trấn hiện nay vẫn là
kinh doanh buôn bán nhỏ, sản xuất lương thực, chăn nuôi, thủ công mỹ nghệ ...
Những năm gần đây và trong tương lai huyện Yên Phong nói chung và thị
trấn Chờ nói riêng chủ trương phát triển và mở rộng các ngành nghề khác như công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch... và thực tế các chuyển dịch cơ cấu
kinh tế này đang bắt đầu khởi sắc với nhiều tín hiệu đáng mừng. Đời sống của
người dân địa phương đã có những thay đổi rõ rệt. Sức tiêu thụ và nhu cầu hưởng
thụ chất lượng cuộc sống của người dân biến chuyển từng ngày.
Trong khu vực đô thị, chưa hình thành các cơ sở tiểu thủ công nghiệp rõ rệt,
mặc dù Yên Phong có rất nhiều ngành nghề truyền thống, có đóng góp đáng kể
trong phát triển kinh tế của các địa phương trong huyện.
Công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp như thuốc lá, thức ăn gia súc
cũng chưa hình thành để tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương.
Các công trình dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp như trạm giống cây
trồng, trạm bảo vệ thực vật, trạm thú y đã được xây dựng với quy mô đất đai rộng.
Sinh viên: Nguyễn Thị Lành
TCTN2

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Trang 11

Ngành Cấp Thoát

nước

Nằm phía Bắc của đường cao tốc,tỉnh Bắc Ninh đã quy hoạch khu CN tập

trung Yên Phong quy mô 600 ha và tương lai sẽ là trọng điểm quan trọng nhất về
công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc sông Đuống của tỉnh Bắc Ninh. Đây
là thuận lợi vô cùng to lớn để đô thị Chờ và toàn huyện Yên Phong phát triển mạnh
mẽ.
Trong những năm qua, tốc độ phát triển kinh tế bình quân thị trấn khoảng
11,5%. Bình quân lương thực đầu người tăng từ 405 kg năm 1997 lên 500 kg năm
2002. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực với tỷ trọng các ngành như
sau: Nông nghiệp : 47%, Công nghiệp-Xây dựng: 21,3%, Dịch vụ: 31,1%.
Ngoài ra, huyện Yên Phong đang tập trung tạo điều kiện phát triển các cụm
công nghiệp làng nghề và đa nghề, tiến hành mở rộng thị trường, khuyến khích hoạt
động kinh doanh có hiệu quả.
1.3.HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT.

1.3.1.Điều kiện sử dụng đất đai và giao thông.
Đất đai:
Theo số liệu của UBND Thị trấn cung cấp, diện tích đất tự nhiên của Thị trấn
là 845 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 507 ha (chiếm 60% tổng diện tích).
Biến động về đất đai chủ yếu do tăng đất giao thông, thuỷ lợi. Diện tích đất các cơ
quan hành chính, văn hoá giảm.
Giao thông:
Hệ thống giao thông trong Thị trấn khá phong phú, đa dạng và thuận tiện với
nhiều loại hình:
Trên địa phận Yên Phong có các đường giao thông quan trọng đi qua :
Đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long nối vào QL 18 đi Quảng Ninh
Đường 286 từ Bắc Ninh Sóc Sơn, Đông Anh và đi Thái Nguyên.
Đường 295 nối Hiệp Hoà - Từ Sơn đi Hà Nội.
Đường 271 nối với Từ Sơn.
Giao thông đường thuỷ có phà Đông Xuyên cách thị trấn Chờ 3km, là bến
sông có lưu lượng hàng hoá, buôn bán sầm uất. Trong tương lai sẽ có dự án cầu
Đông Xuyên góp phần tăng cường các mối giao lưu ngoại tỉnh.

Đô thị Chờ còn nằm trong tầm ảnh hưởng của vành đai số 4 và vành đai số 5
của Thủ đô Hà Nội trong một số nghiên cứu gần đây về quy hoạch vùng Thủ đô
trong tương lai.
Sinh viên: Nguyễn Thị Lành
TCTN2

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Trang 12

Ngành Cấp Thoát

nước

Cùng với sự hình thành tuyến cao tốc Nội Bài - Hạ Long và các dự án quan
trọng như cầu Đông Xuyên đi Bắc Giang trên TL 295, dự án khu công nghiệp 600
ha Bắc đường 18, các cụm công nghiệp vừa và nhỏ cũng như các thị tứ trên địa bàn
huyện, đô thị Chờ đang có các điều kiện phát triển tương đối rõ nét và thuận lợi.
Như vậy: Hệ thống giao thông của Thị trấn Chờ rất thuận lợi cho phát triển kinh tế,
thương mại, du lịch của cả vùng.

1.3.2.Hiện trạng hệ thống cấp nước.
• Việc cấp nước sạch cho nhân dân từ lâu luôn là điều trăn trở của cơ quan
Đảng, chính quyền tại thị trấn Chờ. Tuy nhiên trước đây huyện Yên Phong
còn nghèo, nguồn kinh phí cấp cho xây dựng còn hạn hẹp. Do đó các hệ
thống cơ sở hạ tầng nói chung và cấp nước nói riêng hầu như chưa được xây
dựng.

• Hiện nay thị trấn Chờ chưa có hệ thống cung cấp nước sạch, chưa có một dự
án hay công trình xử lý nước sạch nào được xây dựng từ trước cho đến nay.
Nhân dân trong thị trấn chủ yếu dùng nước giếng khoan, giếng khơi, nước
mưa và ao hồ để phục vụ sinh hoạt. Dân ở khu vực ngoại thị chủ yếu dùng
nước mưa hoặc các nguồn nước mặt chưa qua xử lý.
• Nhu cầu được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung đang rất cấp
bách đối với các đối tượng dùng nước sinh hoạt, nước công nghiệp; tiểu thủ
công nghiệp, dịch vụ cho các bệnh viện, trường học, các dịch vụ công cộng
như tưới cây xanh, rửa đường v.v.

1.3.3.Hiện trạng hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường.
a. Hệ thống thoát nước
Khu vực dự án chưa có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh, mới chỉ có một số
mương đất hoặc một số đoạn có mương bê tông dọc các trục giao thông. Vì thế
chưa đảm bảo cho việc thoát nước của Thị trấn. Việc thoát nước thải và nước mưa
hoàn toàn là tự nhiên, tự chảy ra sông và các ao, hồ nhỏ xung quanh. Hiện nay chưa
có cơ quan phụ trách việc thoát nước bẩn.
Cùng với quá trình đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện,
thông tin liên lạc, cấp nước, .. thoát nước cũng sẽ được đầu tư xây dựng đồng bộ
nhằm cải thiện môi trường, tạo cảnh quan, tạo ra môi trường tốt nhất cho phát triển
kinh tế.
Sinh viên: Nguyễn Thị Lành
TCTN2

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Trang 13


Ngành Cấp Thoát

nước

Loại công trình vệ sinh chủ yếu ở Thị trấn và khu vực lân cận là hố xí tự
hoại. Còn lại là các công trình không hợp vệ sinh.
Việc thoát nước tự nhiên cộng với các công trình vệ sinh không đảm bảo đã
góp phần vào việc gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
b.Thu gom và xử lý chất thải rắn.
Hiện nay chưa có cơ quan đứng ra phụ trách việc thu gom và xử lý rác thải.
Rác thải hoàn toàn được xả ra vườn, ra những bãi đất trống… hoàn toàn do người
dân tự đổ. Điều này cũng thực tế đối với nhũng đô thị loại V như Thị trấn Chờ.
1.4.QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐẾN NĂM 2030

1.4.1 Định hướng phát triển không gian
+ Không gian đô thị khu vực nghiên cứu được phát triển ra hai phía Đông và
Tây khu trung tâm hiện trạng, trong đó chủ yếu tập trung phát triển đô thị mới sang
phía Tây và cải tạo, nâng cấp đô thị cũ cùng với xen kẽ xây dựng mới ở khu vực
phía Đông.
+ Hình thành mới trục không gian chủ đạo trung tâm đô thị rộng 38m kéo dài
từ giao cắt của trục đường 295 với trục trung tâm khu đô thị và dịch vụ tổng hợp
phía Đông. Trục quy hoạch này kết hợp với trục đường trung tâm cũ và đường 295
tạo thành trung tâm hành chính văn hoá, thể dục thể thao với phần lớn các công
trình công cộng cấp đô thị, các công trình quan trọng của huyện.
+ Kết thúc trục đường trung tâm 38m này tổ chức khu vực đất cây xanh,
TDTT với công trình nhà thi đấu đa năng và sân vận động trung tâm.
+ Trục quy hoạch Đông - Tây theo hướng tỉnh lộ 286 là hành lang thương
mại có tính chất đối ngoại và liên vùng, tập trung tại ngã tư Chờ và phát triển theo
hướng đi Bắc Ninh.

+ Nút giao thông khác cốt với đường cao tốc thiết kế đoạn tránh đường TL
295 đi qua đô thị. Tổ chức phân luồng, giảm tải cho nút giao thông ngã 5 chân cầu
vượt. Đề nghị điều chỉnh lại Quy hoạch chi tiết khu CN 60ha đã phê duyệt để đáp
ứng thiết kế phân luồng tuyến.

1.4.2 Phân khu chức năng

Sinh viên: Nguyễn Thị Lành
TCTN2

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Trang 14

Ngành Cấp Thoát

nước

+ Khu trung tâm hành chính của huyện mới bố trí nằm phía Bắc trục đường
38m đến ngã tư bệnh viện, kết hợp các khu đất văn phòng cho thuê, văn phòng đại
diện. Khu hành chính cũ cải tạo, sử dụng làm khu liên cơ quan của huyện và đô thị.
+ Khu trung tâm Cây xanh - TDTT bố trí cuối trục đường trung tâm với công
trình nhà thi đấu đa năng và sân vận động trung tâm.
+ Khu Văn hoá Giáo dục (trường PTCS, trường năng khiếu) nằm phía Nam
trục trung tâm và một phần tại khu công cộng khác trong đô thị.
+ Khu thương mại lấy chợ Chờ và ngã tư khu vực nghĩa trang liệt sĩ Hàm
Sơn cũ làm trung tâm. Cải tạo, giải phóng mặt bằng, nâng cấp chợ Chờ cũ trở thành

trung tâm thương mại huyện Yên Phong. Chuyển chợ Chờ mới ra khu thương mại
tổng hợp phía Đông giáp bến xe của đô thị, phục vụ phát triển dân cư dọc đường TL
286. Đầu tư xây dựng các chợ nhỏ trong các khu vực công cộng rải rác trong đô thị.
+ Khu vực đất ở : Khu dân cư đô thị mới phát triển chủ yếu theo hướng Tây,
xung quang các khu trung tâm công cộng. Tập trung phát triển đô thị theo dạng các
lập dự án nhà ở với đầy đủ hạ tầng xã hội kèm theo. Khu đất giãn dân, dân cư dịch
vụ công nghiệp tổ chức phía Nam khu đô thị và dịch vụ công cộng phía Đông đã
được phép chuyển đổi từ khu đất dự án công nghiệp cũ, giáp đường 286.
Giành phần đất liền kề hành lang cách ly đường cao tốc để phát triển đô thị
theo dự án đầu tư, có thể tổ chức linh hoạt, cân đối từng bước các nhu cầu để quyết
định loại hình phát triển Ơ đây có thể là các dự án nhà ở phục vụ các đối tượng có
nhu cầu cao, các dự án văn phòng, trụ sở các cơ sở công nghiệp. . Tại đây ưu tiên
các dự án xây dựng nhà chung cư, nhà liền kề, nhà biệt thự để tạo ra bộ mặt đô thị
hiện đại, phong phú trên tuyến cao tốc.
Các khu vực làng xóm cũ nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đầu tư hợp lý
hạ tầng xã hội tạo thành các khu ở đô thị ổn định, đồng nhất, không xen cấy thêm
các công trình mới có quy mô lớn.
+ Khu vực sản xuất nhỏ rải rác trong đô thị tổ chức tập trung lên phía thôn
Trác Bút. Hạn chế tối đa tình trạng tổ chức sản xuất phân tán trong đô thị.
+ Khu vực đất cây xanh, vườn hoa, công viên đô thị tận dụng tối đa các mặt
nước hiện còn trong đô thị, cải tạo dể phát huy hiệu quả phục vụ. Tổ chức hệ thống
cây xanh nối tiếp và liền mạch theo các tuyến giao thông chính của đô thị.
Sinh viên: Nguyễn Thị Lành
TCTN2

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp


Trang 15

Ngành Cấp Thoát

nước

+ Đất nghĩa trang đô thị không tổ chức trong ranh giới đô thị mà đề xuất
nghiên cứu tìm địa điểm chung cho khu vực các xã và thị tứ lân cận. Hướng bố trí
nghĩa trang đề xuất phía Nam đô thị theo đường 271 đi Văn Môn trong bán kính
2,5~3,5 km.
+ Đất cho các hoạt động nông nghiệp theo truyền thống của nhân dân thị
trấn cũ nằm phía Bắc tại thôn Trác Bút và phía Tây Nam thôn Trung Bạn. Định
hướng phát triển là thay đổi một số thành phần cây trồng, vật nuôi. Tập trung
nghiên cứu một số loại hoa, cây cảnh tạo thành vùng chuyên canh rộng lớn.

Sinh viên: Nguyễn Thị Lành
TCTN2

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Trang 16

Ngành Cấp Thoát

nước

1.4.3 Quy hoạch sử dụng đất

Tổng diện tích đất trong phạm vi nghiên cứu:

844,83 ha.

Bảng 1: Bảng cân bằng đất đai (kể cả đất dân dụng và ngoài dân dụng).
Số TT

Chức năng sử dụng đất

Đất khu dân dụng
1
Đất ở đô thị
2
Đất công trình công cộng
+ Công trình hành chính
+ Văn hoá - Giáo dục - Y tế
+ Thương mại - Dịch vụ
3
Đất cây xanh mặt nước
4
Đất dự án nhà ở, dịch vụ đấu giá
5
Đất giao thông nội thị
Đất ngoài khu dân dụng
6
Đất công nghiệp vừa và nhỏ
7
Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật
8
Đất cây xanh cách ly, cây xanh đa năng

9
Đất cây xanh cách ly
10
Đất khác (quốc phòng, di tích….)
11
Đất giao thông đối ngoại
12
Đất dự trữ phát triển đô thị
Tổng cộng

Diên tích (ha)

Tỷ

lệ

(%)

214.21
48.91
18.51
17.32
13.08
23.43
50.42
76.01

31.6
7.2
2.7

2.5
2.0
3.5
7.4
11.2

18.34
3.86
62.58
28.10
1.80
41.50
136.68
677.74

2.7
0.6
9.2
6.0
0.1
6.1
20.1
100

1.4.4.Quy hoạch xây dựng mạng lưới các công trình hạ tầng xã hội.
+ Nhà ở.
- Khu vực nội thị: Nhà ở được xây dựng đồng bộ theo nhiều dạng đáp ứng
nhiều nhu cầu (nhà ở riêng biệt kết hợp kinh doanh, nhà ở liền kề, ghép hộ, nhà ở
dạng chung cư thấp tầng, nhà ở chung cư trung bình, trong tương lai xa hơn sẽ phát
triển các loại chung cư cao tầng khi các dự án công nghiệp đã đi vào hoạt động).

Diện tích trung bình của một lô đất xây dựng nhà ở từ 150 ~ 200m2
- Khu vực ngoại thị, nhà ở chủ yếu cải tạo các và nâng cao chất lượng từng
bước. Định hướng cơ bản giữ các không gian thấp tầng hiện có (từ 1,5 ~ 2,5 tầng)
- Triệt để triển khai xây dựng theo thiết kế quy hoạch để tạo lối sống đô thị
và thuận lợi trong công tác xây dựng và quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật.
+ Nhà ở theo kiến trúc truyền thống, phù hợp với cơ cấu nghề nghiệp và dần
dần với kiến trúc hiện đại.
+ Mạng lưới công trình phục vụ.

Sinh viên: Nguyễn Thị Lành
TCTN2

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Trang 17

Ngành Cấp Thoát

nước

• Chợ : Chợ Chờ hiện trạng có cơ sở hạ tầng còn yếu kém, lượng hàng hoá
tiêu dùng lưu thông qua chợ còn hạn chế ít hàng cao cấp. Quy hoạch điều chỉnh đề
xuất chuyển đổi khu đất chợ hiện trạng, kết hợp giải phóng mặt bằng để xây dựng
trung tâm thương mại huyện. Khu chợ Chờ mới đề xuất chuyển về phía Đông đô
thị, giáp khu dân cư dịch vụ 57ha và bến xe mới xây dựng. Hệ thống các chợ nhỏ
được bố trí trong các khu trung tâm công cộng cấp khu ở nhằm phục vụ tối đa nhu
cầu thường xuyên. Bán kính phục vụ của các chợ nhỏ trong khoảng 1235m.

• Y tế: Bệnh viện đa khoa huyện hiện trạng đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa
bệnh, chỉ cần đầu tư nâng cấp tại chỗ có thể đáp ứng các nhu cầu khi dân số tăng
lên. Các cơ sở y tế cấp khu ở được tổ chức trong các trung tâm công cộng cấp khu
ở, đầu tư trang thiết bị phục vụ nhu cầu thường xuyên của cư dân đô thị.
• Văn hoá - thể thao: Nhà văn hoá huyện giữ nguyên ở vị trí cũ, tăng cường
các hoạt động để nhà văn hoá phát huy hết hiệu quả. Các công trình điểm sinh hoạt
văn hoá tại các khu dân cư được tổ chức với quy mô 2000 dân/ điểm sinh hoạt. Cơ
sở vật chất đầu tư trang bị đủ cho các hoạt động tai khu dân cư.
Đề xuất xây dựng khu Văn hoá - TDTT mới hiện đại và đồng bộ ở cuối trục
đường trung tâm, kết thúc là nhà thi đấu đa năng và sân vận động. Khu vực này kết
hợp không gian cây xanh cạnh khu hành chính tạo thành tổ hợp không gian mở
phục vụ nhu cầu giao tiếp, gặp gở, nghỉ ngơi, thư giãn của cư dân đô thị.
Cần nhanh chóng tìm nguồn vốn đầu tư để xây dựng sân vận động và nhà thi
đấu đa năng. Đây là cụm công trình có tác dụng đặc biệt quan trọng trong việc nâng
cao thể chất cho thanh thiếu niên và dân cư toàn đô thị, đồng thời làm lành mạnh lối
sống, góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội.
Sân vận động và nhà thi đấu đa năng còn là nơi diễn ra các hoạt động văn
hoá thể thao của toàn huyện, cho mọi lứa tuổi. Khu đất dự kiến cho sân vận động tại
khu vực trung tâm đô thị theo quy hoạch cũ không đảm bảo quỹ đất xây dựng được
chuyển thành sân tập thể thao cho khu vực dân cư tại trung tâm.
• Giáo dục: Các trường học hiện có giữ nguyên vị trí cũ, từng bước đầu tư
nâng cấp để đáp ứng chất lượng phòng học. Mở rộng diện tích đất cho trường
THCS để phù hợp với sự phát triển trong tương lai.
Dự kiến xây dựng thêm một trường học ở phía Tây Nam đô thị gần thôn
Nghiêm Xá và xây dựng một cơ sở đặt tại khu đô thị mới phát triển phía Tây. Các
trường hiện có gần khu vực trung tâm được đầu tư nâng cấp để phục vụ được học
sinh phía Đông của đô thị.
Sinh viên: Nguyễn Thị Lành
TCTN2


Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Trang 18

Ngành Cấp Thoát

nước

• Cây xanh : Quy hoạch các khu cây xanh gồm hai cấp là cây xanh đô thị và
cây xanh khu ở. Tận dụng tối đa các mặt nước sẵn có trong đô thị tạo không gian
trống đa dạng. Khu cây xanh đô thị kết hợp tổ chức khu vui chơi, giải trí và tạo điều
kiện cho nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên thư giãn, sinh hoạt công cộng.
Các khu cây xanh trong khu ở chủ yếu phục vụ đối tượng cao tuổi và trẻ nhỏ
làm nơi nghỉ ngơi thư giãn an toàn và yên tĩnh. Các khu cây xanh cách ly song vẫn
có tác dụng phục vụ nhu cầu trong đô thị. Các vườn hoa, thảm cỏ quy mô nhỏ tổ
chức rải rác trong các khu ở. Hình thành hệ thống cây xanh trên các tuyến phố để
nối liền các mảng cây xanh lớn trong đô thị.
• Thương mại - dịch vụ công cộng:
+ Công trình phục vụ cấp 1 : Phục vụ cho nhu cầu hàng ngày được bố trí
theo các cửa hàng phục vụ nhỏ, phân tán tại các khu dân cư.
+ Công trình phục vụ cấp 2 : Bố trí hợp lý theo chức năng ở các vị trí thuận
lợi cho phục vụ và kinh doanh.

1.4.5.Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
a. Quy hoạch giao thông.
• Giao thông đối ngoại:
- Đường cao tốc Nội Bài-Hạ Long nối với đường 18 là tuyến đường giao

thông quan trọng trong chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ chạy
qua khu vực đô thị ở phía Bắc. Đây là điều kiện thuận lợi cho giao thông đối ngoại
của đô thị, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Nút giao thông khác cốt nối đường cao tốc vào đô thị đang được tiến hành
giải phóng mặt bằng cần điều chỉnh để phân tách luồng giao thông đối ngoại đi qua
không vào đô thị tách khỏi tuyến đi vào trung tâm từ hướng Bắc (từ Bắc Giang sang
theo đường Đông Xuyên) .
- Đường tỉnh lộ 286 (Bắc Ninh - Đông Anh) nối đô thị với hai trung tâm lớn
là thị xã Bắc Ninh và đô thị Đông Anh (Hà Nội), đoạn qua đô thị dài 1,3km được
mở rộng thành đường phố chính đô thị với mặt cắt 33m (9 - 15 - 9)
- Đường tỉnh lộ 295 nối liền trung tâm huyện lỵ Yên Phong với đô thị Từ
Sơn và đi khu du lịch Phật Tích cũng như nối lên trung tâm huyện lỵ Hiệp Hoà (Bắc
Giang). Đoạn đi qua đô thị dài 1,2km cũng sẽ được nâng cấp, điều chỉnh đáp ứng cả
hai tính chất là đường phố chính đô thị và một phần có tính chất đối ngoại. Dự kiến
mở rộng mặt cắt 20,5m (5 - 10,5 - 5).
Sinh viên: Nguyễn Thị Lành
TCTN2

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Trang 19

Ngành Cấp Thoát

nước

- Ngoài ra còn hai tuyến huyện lộ từ đô thị đi Tam Giang và Văn Môn. Đây

là hai tuyến trở thành các đường chính đô thị ngang qua khu trung tâm, với mặt cắt
dự kiến 25,5m (7,5 - 10,5 - 7,5)
- Bến xe đối ngoại dự kiến đặt ở phía Đông trên tuyến tỉnh lộ 286 đi Bắc
Ninh có diện tích chiếm đất khoảng 0,6 ha đảm bảo vận chuyển hành khách và hàng
hoá đi các tuyến quan trọng trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, bến xe còn đáp ứng nhu
cầu của các khu cơ sở CN khi lượng hàng hoá và sản phẩm ra vào lớn với luồng
tuyến đi Bắc Ninh và ra QL 1A.
Tóm lại đô thị Chờ nằm tại điểm đầu mối giao cắt giữa các tuyến đường
giao thông quan trọng trong khu vực, cùng với việc cải tạo nâng cấp các tuyến
đường sẽ tạo ra mạng lưới giao thông đối ngoại phát triển đáp ứng được nhu cầu
vận chuyển hàng hoá và hành khách.
• Giao thông đối nội:
- Mạng lưới đường phố chính đô thị ngoài các đường giao thông đối ngoại
(đoạn đi trong đô thị) tạo nên thì đều được hình thành từ mạng lưới ô cờ tại khu đô
thị mới phía Tây. Đường chính đô thị có mặt cắt 20,5m (5 - 10,5 - 5) và 15,5m (4 7,5 - 4) được thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị loại IV để đáp ứng lâu dài và ổn
định khi đô thị còn phát triển mở rộng. Các tuyến này được mở rộng cả lòng đường
và vỉa hè thuận lợi cho việc bố cục không gian tạo bộ mặt cảnh quan đô thị đẹp và
đảm bảo việc giao thông đi lại thuận tiện.
- Trong các khu vực làng xóm cũ, các tuyến giao thông đô thị cố gắng tận
dụng các tuyến đường hiện trạng, hạn chế phá dỡ nhà ở đã có. Tuy nhiên, một số
tuyến chính cần đề xuất nắn tuyến, phát triển theo mạng ô cờ để tạo sự lưu thông
êm thuận tối đa.
- Mạng lưới đường nội bộ có mặt cắt 15,5m và 11,5m được tổ chức trong các
khu ở chi tiết, đảm bảo liên hệ tốt với các khu vực khác nhau trong đô thị. Các bến
bãi giao thông tĩnh được xây dựng hoàn chỉnh trong các khu nhà ở đạt tiêu chuẩn
quy phạm. Ngoài ra các bãi đỗ xe còn có thể kết hợp với các diện tích cây xanh
trong các nhóm nhà ở.
- Tổng chiều dài mạng lưới đường đô thị là 27.35km đạt chỉ tiêu
6,15km/km2
b, Quy hoạch hệ thống thoát nước

Sinh viên: Nguyễn Thị Lành
TCTN2

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Trang 20

Ngành Cấp Thoát

nước

- Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước bên ngoài công trình: TCVN 7957-2008
- Hệ thống thoát nước thiết kế cho khu vực là hệ thống cống chung giữa
nước mưa và nước thải sinh hoạt. Nước thải của công trình sau khi được xử lý đảm
bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường cho phép trong từng công trình, được thoát vào
hệ thống thoát nước chung.
- Hướng thoát nước trong tiểu khu từ trung tâm ra hệ thống cống thoát nước
đô thị bố trí xung quanh dọc theo các đường quy hoạch.
- Cống thoát nước làm bằng cống bê tông cốt thép chịu lực.
- Tại các nhóm nhà ở bố trí hệ thống cống hộp thu nước mưa và nước thải
chảy vào cống thoát nước chung.
- Trên hệ thống thoát nước bố trí giếng thu, giếng thăm với khoảng cách 35 –
40m/cái.
+ Thoát nước mưa:
- Trên cơ sở quy hoạch chiều cao, thiết kế hệ thống thoát nước mưa bao gồm
các tuyến cống thoát nước mưa khu vực sử dụng cống tròn bê tông cốt thép dẫn
nước tự chảy từ các khu nhà ra phía ngoài và đổ vào các cống thoát nước mưa.

1.4.5.3.Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:
a.Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:
Tiêu chuẩn thoát nước bẩn: Lấy bằng tiêu chuẩn cấp nước.
+ Nước bẩn sinh hoạt: 150 l/người/ngày đêm.
+ Nước bẩn công cộng: 10 % Qsh.
+ Rác thải công nghiệp: 0,9 kg/người.ng.
- Sử dụng hệ thống cống thoát nước chung, giếng thu nước trên đường xây theo
kiểu hàm ếch (có van thuỷ lực). Các ngõ xóm xây dựng mương nắp đan. Sau năm
2010 xây dựng hệ thống cống bao tách nước thải đưa đến khu xử lý, chỉ cho nước
mưa xả vào hệ thống thoát nước mưa riêng.
- Xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung cho khu đô thị Chờ nằm ở phía
Tây-Nam xử lý nước thải trước khi xả ra nguồn. Diện tích chiếm đất khoảng 2 ha.
Nước bẩn sau khi thu gom về trạm xử lý nước bẩn tập trung và được xử lý đến loại
B theo TCVN 5945-1995.

Sinh viên: Nguyễn Thị Lành
TCTN2

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Trang 21

Ngành Cấp Thoát

nước

- Khối lượng rác thải sinh hoạt cần vận chuyển xử lý khoảng 27 tấn/ngày.

Rác thải được vận chuyển đến khu xử lý chung của khu vực, không xây dựng khu
xử lý riêng cho đô thị.
- Nghĩa địa tập trung của đô thị nghiên cứu theo dự án riêng, định hướng đặt
khu tập trung phục vụ đô thị và các thị tứ xung quanh ở phía đường đi xã Văn Môn.
Bán kính đến đô thị trong kghoảng 2,5 ~ 3,5 km. Không sử dụng các nghĩa địa hiện
có khác mà chuyển thành các khu cây xanh.
1.4.5.4 Quy hoạch hệ thống cấp nước
+ Căn cứ Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước bên ngoài công trình: TCVN33/2006.
+ Trong quá trình đô thị hoá, việc xây dựng hệ thống cấp nước có vai trò rất
quan trọng. Nó không chỉ cung cấp nguồn nước sạch bảo đảm vệ sinh mà còn góp
phần tạo nếp sống đô thị thúc đẩy tốc độ đô thị hoá. Việc quy hoạch xây dựng hệ
thống cấp nước sạch cho đô thị Chờ sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu dùng
nước đô thị và một số khu vực lân cận.
+ Chỉ tiêu cấp nước:
Áp dụng tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam đối với đô thị Chờ là đô thị loại IV xác
định chỉ tiêu dùng nước đô thị như sau :
+ Cấp nước sinh hoạt

:150lít/người/ng.đ

+ Cấp nước công cộng

:10%Qsh

+ Dự phòng

: 15%Qsh

1.4.5.5 Quy hoạch hệ thống cấp điện
Điện năng là nguồn năng lượng quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quy hoạch xây dựng phát triển thị trấn Chờ cần
thiết phải có một hệ thống cấp điện hoàn chỉnh đảm bảo cung cấp đủ điện năng và
chất lượng điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
+ Nguyên tắc thiết kế mạng lưới cấp điện:
Theo quyết định của Tổng công ty điện lực Việt nam, cả nước sẽ sử dụng
một cấp điện áp 22 KV. Do vậy, mạng lưới cấp điện cho đô thị Chờ là 22 KV.
Để cung cấp điện liên tục, an toàn cho các hộ tiêu thụ kết cấu lưới 22KV
được tính toán theo nguyên tắc:

Sinh viên: Nguyễn Thị Lành
TCTN2

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Trang 22

Ngành Cấp Thoát

nước

+ Các đường dây 22 KV tại khu vực đô thị được thiết kế mạch vòng, vận
hành hở tại các điểm đã được định trước nguồn cấp cho mạng này được lấy từ trạm
biến thế 35/22 KV.
+ Để đảm bảo đủ dự phòng phát triển và dự phòng cấp điện cho vùng lân
cận khi có sự cố, các đường trục cung cấp chỉ thiết kế với hệ số mang tải từ 60-70%
khả năng tải tối đa. Trên mỗi tuyến 22 KV bình thường chỉ đấu nối 7-9 MVA.
+ Trong khu vực đô thị tuyến 22 KV được thiết kế đi ngầm theo các tuyến

đường qui hoạch chôn dưới viả hè hoặc được đặt trong các tuyến tuynen kỹ thuật.
+ Chỉ tiêu cấp điện:
Chỉ tiêu tính toán và nhu cầu cấp điện sinh hoạt được lấy theo trong bảng
5.14.1 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Tiêu chuẩn thiết kế 20TCN-27-91 và được
điều chỉnh theo nhu cầu thực tế.
Bảng 2 : Bảng chỉ tiêu cấp điện
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Loại đất
Chỉ tiêu
Hệ số đồng thời
Đất cơ quan, hành chính
25 W/m2
0,5
Đất công trình công cộng
25 W/m2
0,5
Đất thương mại, dịch vụ
25 W/m2
0,5
Đất cây xanh, mặt nước

2,5 W/m2
1
Đất công nghiệp
15 W/m2
0,9
Đất ở
5 W/m2
0,7
Đất giao thông
12 W/m2
1
Đất dự án đấu giá
5 W/m2
0,7
Đất dự trữ phát triển
7 W/m2
0,7
Chú thích: Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt cho đô thị loại IV là 350W/người. Tuy

nhiên để thuận tiện cho việc tính toán quy về là 5W/m2, trên cơ sở số dân là
30.200người và tổng diện tích xây dựng là 200,93ha.
+ Nhu cầu dùng điện:
Tổng công suất điện yêu cầu : 41347,64KW ≈ 41.348KW
Xác định tổng công suất cần lắp đặt cho đô thị là : 41.348KVA.
+ Nguồn điện:
Nguồn điện cấp cho thị trấn và khu vực lân cận là trạm biến áp trung gian
35/10KV hiện trạng cạnh thôn Ngân Cầu.
+ Hệ thống trạm biến thế 22/0,4KV:

Sinh viên: Nguyễn Thị Lành

TCTN2

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Trang 23

Ngành Cấp Thoát

nước

Phạm vi nghiên cứu của đồ án chỉ dừng ở mức độ bố trí mạng lưới điện đến
các trạm biến thế 22/0,4 KV. Mạng lưới hạ thế 0,4 KV từ các trạm hạ thế đến các hộ
tiêu thụ sẽ được xác định trong đồ án Qui hoạch chi tiết.
Các trạm biến thế chuyên dụng và công cộng hiện có 35/10/0,4KV sẽ dần
được thay thế bằng các máy 22/0,4 KV. Các trạm công cộng sẽ được chuyển dần từ
trạm cột sang trạm xây hoặc trạm kiot với bán kính phục vụ 250 ÷ 300m. Trạm xây
có diện tích chiếm đất 50m2 được bố trí tại các khu vực cây xanh hoặc khu vực bảo
đảm thuận lợi cho việc lắp đặt sửa chữa cũng như vận hành an toàn. Số lượng các
trạm biến thế được xác định trên cơ sở bảng tiêu chuẩn ở trên theo từng đơn vị khu
đất ở, hoặc khu đất công cộng.
Để đảm bảo cho tuyến 22 KV làm việc tốt, công suất mỗi tuyến chỉ cung cấp
7 - 9 MVA, kể cả công suất của trạm cũ và trạm dự kiến tăng công suất trạm xây
dựng mới. Mỗi trạm biến áp lắp đặt ít nhất 2 máy phù hợp theo các giai đoạn phát
triển nhằm sử dụng tối đa công suất của máy.
Các trạm 22/0,4 KV có công suất 250 KVA ÷ 600 KVA. Trạm biến thế hạ
thế từ 22/0,4 KV được ký hiệu bắt đầu từ số 1 với công suất biểu kiến của máy, ví
dụ: T1-2x560KVA ; T2-400. T1, T2, .... là số thứ tự trạm 1, trạm 2...., chữ số

560KVA hoặc 400KVA là dung lượng của trạm tương ứng.
Ký hiệu lộ C1C2... 10 XLPE150mm2. Lộ C1C2... là lộ ra với điện áp 22KV
từ trạm biến áp 35/22KV ( 10XLPE150mm2 là 102 cáp có lõi nhôm cách điện
XLPE tiết diện 150mm2).
+ Hệ thống lộ cáp 22KV:
Lưới điện 22KV được bố trí đi ngầm cáp nhôm trần tiết diện 3A70 đến
3A150, một số tuyến được cải tạo từ các tuyến hiện trạng bằng cách thay dây mới
và tăng tiết diện để truyền tải được công suất lớn hơn.
+ Mạng lưới hạ áp chiếu sáng, sinh hoạt :
Lưới hạ áp đang sử dụng cấp điện áp 380/220V dây dẫn dùng nhiều chủng
loại đa số là dây trần tiết diện nhỏ các nhánh dây thường kéo dài. Mạng lưới chiếu
sáng đường tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm và trục đường chính. Dự kiến
các tuyến chính sẽ được chiếu sáng bằng đèn cao áp thuỷ ngân, đèn sodium gắn trên
cột, dây cáp đặt ngầm dưới đất.

Sinh viên: Nguyễn Thị Lành
TCTN2

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Trang 24

Ngành Cấp Thoát

nước

Lưới điện hạ áp từ các trạm biến áp 22/0,4KV về hộ tiêu thụ điện được cải

tạo hoặc xây mới hoàn chỉnh theo từng khu vực. Mạng lưới 0,4 KV của đô thị bố trí
đi ngầm và dùng dây bọc nhựa cách điện PVC.
Từng bước thay thế các dây trần bằng dây nhôm bọc nhằm sử dụng an toàn
lưới điện và chống thổn thất về điện năng cũng như kinh tế.
Đoạn dẫn vào nhà đối với các hộ dùng điện sinh hoạt chỉ cần dùng dây dẫn 1
pha, có thể khai thác sử dụng nguồn vốn địa phương kết hợp với nguồn kinh phí
đóng góp của dân .
1.5. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp Công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chiến lược phát triển Đô thị Quốc gia đến năm
2030, nhằm cụ thể hoá định hướng phát triển cấp nước các đô thị đến 2030 của
Chính phủ và “Điều chỉnh quy hoạch xây dựng khu vực Thị trấn Chờ đến 2030”,
xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu và tính chất của một đô thị đã
và đang được triển khai thực hiện, trong đó cấp nước là một trong những yêu cầu ưu
tiên hàng đầu.
Hiện nay Thị trấn là một đô thị loại V, trong quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh
Bắc Ninh, thị trấn Chờ đã được xác định có quy mô là đô thị loại IV. Để tương xứng
với vị trí chiến lược của mình, Thị trấn cần được đầu tư xây dựng đồng bộ và hoàn
chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là cấp nước, thoát nước,… Là một trung
tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của cả huyện nhưng hiện nay tại Thị trấn Chờ chưa
có hệ thống cung cấp nước sạch hợp vệ sinh cho người dân và các dịch vụ. Điều
này phần nào đã kìm hãm sự phát triển chung của cả huyện.
Dân số hiện nay của Thị trấn là hơn 13.000 người, tuy nhiên chưa có một
công trình xử lý nước sạch hợp vệ sinh nào được đầu tư xây dựng tại Thị trấn.
Người dân trong Thị trấn phải dùng nước không qua xử lý từ giếng khoan, nước
mưa cho sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của mình. Nước không được xử lý đã gây ra
khá nhiều các bệnh truyền nhiễm liên quan, cuộc sống người dân trở nên vất vả hơn
khi không có nước sạch để sinh hoạt. Với một đô thị loại V, cuộc sống người dân
ngày cang được nâng cao, việc mong muốn có được sự đầu tư một hệ thống cung
cấp nước sạch cho Thị trấn là điều mà không chỉ chính quyền địa phương mà tất cả

người dân trong Thị trấn đều mong mỏi và ủng hộ. Rõ ràng việc sử dụng nước sạch
không hợp vệ sinh đã gây ra khá nhiều phiền phức, ảnh hưởng đáng kể đến sức
Sinh viên: Nguyễn Thị Lành
TCTN2

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Trang 25

Ngành Cấp Thoát

nước

khoẻ cũng như kinh tế của mỗi hộ gia đình trong Thị trấn. Mặt khác, một trong
những điều kiện ưu tiên phát triển hàng đầu trong việc xây dựng hệ thống hạ tầng
kỹ thuật là đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước. Đây là sự đầu tư mang tính dân sinh
cao, có ý nghĩa xã hội quan trọng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả Thị trấn. Do
vậy để tương xứng với một đô thị loại IV trong tương lai, Thị trấn Chờ cần được
đầu tư xây dựng một hệ thống cung cấp nước sạch đồng bộ tập trung.
CHƯƠNG 2
TÍNH TOÁN QUY MÔ CÔNG SUẤT TRẠM CẤP NƯỚC
2.1. XÁC ĐỊNH CÁC LOẠI NHU CẦU DÙNG NƯỚC ĐẾN GIAI ĐOẠN
NĂM 2030.

2.1.1. Nước dùng cho sinh hoạt.
Tính toán nhu cầu dùng nước cho thánh phố theo TCXD 33 – 2006
Bảng 2. 1: Dân số thành phố và tiêu chuẩn dùng nước.

Tỷ lệ dân số được

Dân số

Danh mục

cấp nước(%)

2015
2030
Toàn thị trấn
39.400
60.788
Trong đồ án ta tính đến giai đoạn 2030:

2030
100

Tiêu chuẩn
dùng nước
(l/ng/ngđ)
2030
150

Nước dùng cho sinh hoạt:
Qsh =
Qsh =

qi * N i * f i
(m3/ngđ)

1000
150 × 60700 × 1
= 9105(m3/ngđ)
1000

Trong đó:
Qsh - Lưu lượng ngày dùng cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt của dân cư
qi - Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt của nôị thị năm 2030 là 150 (l/người.ngđ)
Ni - Số dân tính toán nội thị năm 2030 là N = 60.788 (người).
fi – Tỷ lệ dân được cấp nước f = 100%.
Bảng 2. 2: Lưu lượng nước dùng cho ăn uống sinh hoạt của dân cư
Khu
vực

Giai đoạn
2030

Số dân

Số dân được

Tiêu chuẩn dùng

Qsh

(người)
60.788

cấp nước(%)
100


nước(l/ng/ngđ)
150

(m3/ngđ)
9118

Sinh viên: Nguyễn Thị Lành
TCTN2

Lớp:


×