Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Công tác chấp hành quy định pháp luật về thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.14 KB, 36 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Thị Yến , tôi thực hiện công trình nghiên cứu khoa
học với đề tài : “ Công tác chấp hành quy định pháp luật về thời giờ
làm việc , thời giờ nghỉ ngơi trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh “
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu mà tôi đã tìm hiểu dựa trên
những tài liệu và sự khảo sát thực tế. Nếu sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm.


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
1.
2.
3.

NLĐ : Người lao động.
NSDLĐ : Người sử dụng lao động.
BLLĐ : Bộ luật lao động


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi là một trong những quyền rất cơ
bản của người lao động trong quan hệ lao động và được pháp luật can thiệp ,
bảo vệ . Pháp luật lao động quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ
ngơi nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe người lao động trong quan hệ lao động
để làm việc được lâu dài, có lợi cho cả hai bên, vừa không thiệt hại cho sản


xuất kinh doanh, vừa không làm giảm sút khả năng lao động, khả năng sáng
tạo của người lao động, suy cho cùng là nhằm bảo vệ việc làm, tăng năng
suất, chất lượng, hiệu quả của lao động, hướng vào chiến lược con người. Vì
vậy mà việc pháp luật quy định về thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi có ý
nghĩa rất quan trọng đối với người lao động và doanh nghiệp , tổ chức.
Viết về công tác chấp hành quy định pháp luật thời giờ làm việc , thời
giờ nghỉ ngơi ,hiện nay pháp luật nước ta quy định rất rõ ràng , chặt chẽ về
thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi của người lao động trong doanh
nghiệp . Tuy nhiên thì việc chấp hành quy định pháp luật về thời giờ làm
việc , thời giờ nghỉ ngơi tại một số doanh nghiệp còn chưa đúng , vi phạm
pháp luật .Vì vậy mà tôi muôn khảo sát việc chấp hành quy định về thời giờ
làm việc , thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh .
Là sinh viên , tôi thấy việc nghiên cứu về thực trạng công tác chấp
hành quy định pháp luật về thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi trong các
doanh nghiệp là rât cần thiết cho bản thân mình để giúp bản thân trau dồi
thêm kiến thức về pháp luật để sau này ứng dụng được vào công việc mình
làm.
Với những lý do trên thì tôi đã chọn đề tài : ” Công tác chấp hành quy
định pháp luật về thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi trong các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh “ làm đề tài nghiên cứu của mình .
2. Đối tượng nghiên cứu , phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu :Công tác chấp hành quy định pháp luật về thời
giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi trong các doanh nghiệp
4


Phạm vi nghiên cứu: Công tác chấp hành quy định pháp luật về thời giờ
làm việc , thời giờ nghỉ ngơi trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh từ năm 2014-2015.

3. Mục tiêu nghiên cứu
-

Để thực hiện đề tài, tôi đã đưa ra những mục tiêu cần nghiên cứu sau:
Cơ sở lý luận về công tác chấp hành quy định pháp luật về thời giờ làm việc ,
thời giờ nghỉ ngơi và khái quát về các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng

-

Ninh
Thực trạng công tác chấp hành quy định pháp luật về thời giờ làm việc , thời

-

giờ nghỉ ngơi trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác chấp hành quy định pháp luật về
thời giờ làm việc , thời gian nghỉ ngơi trong các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh.
4. Lịch sử nghiên cứu
Thanh Hằng ( 2014) Vi phạm thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, làm thêm
giờ: Cần có chế tài xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm , Nxb Báo
Quảng Ninh .
Thùy Linh (2014) ,Giới thiệu công ty cổ phần nhiệt điện Cẩm Phả ,
Nxb Báo Lao động Số 233
Lưu Bình Nhưỡng ( 2013), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam , Nxb
Lao động xã hội – Minh Khai – Hai Bà Trưng - Hà Nội
Nguyễn Tiệp ( 2003) , Mô hình thời giờ làm việc linh hoạt , Nxb Lao
động, xã hội
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin trực tiếp: quan sát;

- Phương pháp thu thập thông tin gián tiếp:
+ Nghiên cứu tài liệu tham khảo;
+ Thu thập thông tin từ mạng Internet;
+ Những thông tin từ tài liệu báo cáo của nhà trường.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu công tác chấp hành quy định pháp luật về thời giờ làm việc , thời
giờ nghỉ ngơi trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thực hiện
đúng pháp luật và khoa học thì đem lại hiệu quả chất lượng công việc cao.
5


7. Ý nghĩa thực tiễn
Công trình nghiên cứu này có thể làm tư liệu tham khảo cho công tác
chấp hành quy định pháp luật về thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi trong
các doanh nghiệp trong nước nói chung hay các doanh nghiệp ở tỉnh Quảng
Ninh nói riêng.
Những giải pháp được đề xuất trong nghiên cứu có thể ứng dụng vào
thực tiễn góp phần nâng cao công tác chấp hành quy định pháp luật về thời
giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi trong các doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu , kết luận , danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
đề tài còn có cấu trúc theo ba chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác chấp hành quy định pháp luật về
thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi và khái quát về các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Chương 2 :Thực trạng công tác chấp hành quy định pháp luật về thời
giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh từ năm 2014- 2015
Chương 3 :Giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác chấp hành quy
định pháp luật về thời giờ làm việc , thời gian nghỉ ngơi trong các doanh

nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

6


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC CHẤP HÀNH QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC , THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI,
KHÁI QUÁT VỀ CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NINH
1.1 Cơ sở lý luận về công tác chấp hành quy định pháp luật về thời giờ
làm việc , thời giờ nghỉ ngơi.
Khái niệm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Vấn đề thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi được nghiên cứu ở rất
nhiều lĩnh vực ,góc độ khác nhau trong cuộc sống .Điển hình đó là sự nghiên
cứu ở dưới hai góc độ : Trong khoa học kinh tế lao động và trong khoa học
luật lao động( Góc độ pháp lý ).
Trong khoa học kinh tế lao động:
Thời giờ làm việc : là khoảng thời gian cần và đủ để người lao động
hoàn thành định mức lao động hoặc khối lượng công việc đã được giao.
Thời giờ nghỉ ngơi : là khoảng thời gian cần thiết để người lao động tái
sản xuất lại sức lao động được diễn ra liên tục. [ 4;Tr399]
Trong khoa học luật lao động:
Thời giờ làm việc : là khoảng thời gian do pháp luật quy định theo đó
người lao động phải có mặt tại địa điểm làm việc và thực hiện những nhiệm
vụ được giao phù hợp với nội quy lao động của đơn vị , điều lệ doanh nghiệp
và hợp đồng lao động.
Thời giờ nghỉ ngơi : là thời gian người lao động không phải thực hiện
nghĩa vụ lao động và có toàn quyền sử dụng thời gian này quy định . [4
;Tr400]

Tóm lại ,trong quan hệ lao động , thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi
là những vấn đề khác nhau nhưng lại gắn bó chặt chẽ với nhau, làm thành hai
mặt của quá trình sống và lao động của con người.. Đó là một trong những
quyền và nghĩa vụ cơ bản mà người lao động được hưởng .
Ý nghĩa của việc quy định thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi.
Việc quy định thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động
trong doanh nghiệp có ý nghĩa không chỉ đối với người lao động mà còn có ý
7


nghĩa to lớn đối với người sử dụng lao động và Nhà nước
Đối với người lao động : Việc quy định thời giờ làm việc thời giờ nghỉ
ngơi tạo điều kiện để người lao động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động
trong quan hệ, giúp họ đảm bảo được quyền nghỉ ngơi của mình, giúp họ sắp
xếp , sủ dụng thời gian của mình để làm việc một cách có hiệu quả đem lại
năng suất cao nhất
Đối với người sư dụng lao động : Giúp cho họ tổ chức sản xuất , sử
dụng lao động hợp lý để hoàn thành nhiệm vụ , mục tiêu sản xuất kinh
doanh .Ngoài ra là căn cứ để mà NSDLĐ dựa vào kết quả thực tế của người
lao động mà tiến hành xây dựng mức lương , chi phí lao đông , bố trí sử dụng
lao động một cách hiệu quả nhất và xử lý kỷ luật đối với những trường hợp vi
phạm.
Đối với Nhà nước : có ý nghĩa không chỉ thể thể hiện chức năng ,
nhiệm vụ quan trọng trong tổ chức mà còn thể hiện rõ thái độ của Nhà nước
đối với lực lượng lao động.
Như vậy , công tác quy định của pháp luật về thời giờ làm việc và thời
giờ nghỉ ngơi là rất cần thiết và quan trọng đối với từng cá nhân người lao
động nói riêng và toàn doanh nghiệp và nhà nước nói chung để hướng đến
mục tiêu
Nguyên tắc pháp lý cơ bản của thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi.

Theo quy định của pháp luật gồm có ba nguyên tắc pháp lý cơ bản là :
Nguyên tắc thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi do Nhà nước quy định ;
Nguyên tắc do các bên trong quan hệ lao động thỏa thuận , khuyến khích
theo hướng có lợi cho người lao động phù hợp với quy định của pháp luật ;
Nguyên tắc rút ngắn thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi đối với một số đối
tượng đặc biệt hoặc làm những công việc đặc biệt nặng nhọc , độc hại , nguy
hiểm .
1.1.1.1

Nguyên tắc thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi do Nhà nước quy
định.

Cơ sở của nguyên tắc : Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ người lao động –
chủ thể có vị thế yếu hơn trng quan hệ lao động .Giống như các quốc gia
8


khác ,Nhà nước Việt Nam đã quy định thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi
của người lao động và được ghi nhận trong Hiến pháp và rất nhiều các văn
bản luật có giá trị pháp lý khác. [2 ;Tr6]
Nội dung của nguyên tắc : được biểu hiện ở những quy định khung
giờ , thời giờ làm việc ở mức tối đa , thời giờ nghỉ ngơi ở mức tối thiểu Ví
dụ : thời giờ làm việc của NLĐ bình thường không quá 8 giờ / ngày hoặc
không quá 48 giờ / tuần ……) Riêng đối với cơ quan nhà nước , do đặc thù
quan hệ lao động nên việc quy định và áp dụng thời giờ làm việc , thời giờ
nghỉ ngơi trong đơn vị có tính chất bắt buộc , không một đơn vị nào có quyền
thỏa thuận tự ý thay đổi thời giwof làm việc đã ấn định.
1.1.1.2

Nguyên tắc do các bên trong quan hệ lao động thỏa thuận , khuyến

khích theo hướng có lợi cho người lao động phù hợp với quy định
của pháp luật.

Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện : Nhà nước chỉ can thiệp ở
tầm vĩ mô bằng việc quyết định giới hạn pháp luật về thời giờ làm việc , thời
giờ nghỉ ngơi . Cụ thể hóa như thế nào phục thuộc vào ý chí của chủ thể tham
gia trên cơ sở thỏa thuận , thương lượng phù hợp điều kiện , đặc điểm riêng
Ngoài ra, nguyên tắ này cò thể hiện ở việc nhà nước luôn khuyến khích
nhưng thỏa thuận về thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi có lợi cho NLĐ.
Như vậy ,nguyên tắc này một mặt đảm bảo quyền tự do kinh doanh
của NSDLĐ , quyền định đoạt của NLĐ , mặt khác bảo vệ được quyền lợi của
NLĐ.
1.1.1.3

Nguyên tắc rút ngắn thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi đối với
một số đối tượng đặc biệt hoặc làm những công việc đặc biệt nặng
nhọc , độc hại , nguy hiểm .

Cơ sở của nguyên tắc này : Xuất phát từ đặc điểm riêng của một số đối
tượng lao động , một số ngành nghề , cong việc nhất định mà nguyên tắc
Pháp luật về thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi đòi hỏi phải có những điều
chỉnh riêng .
Nội dung của nguyên tắc : Được thể hiện ở việc quy định giảm số
9


lượng thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi bình thường mà NLĐ vẫn được
đảm bảo quyền lợi . Điều này được quy định ở rất nhiều Điều trong BLLĐ
(Điều 104, Điêu 163 BLLĐ năm 2012 …)
1.2 : Khái quát về các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một vùng trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng
kinh tế trọng điểm phía bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn
của Việt Nam .Quảng Ninh là cái nôi hình thành lên rất nhiều các doanh
nghiệp có quy mô vừa và lớn , hàng năm đóng góp rất nhiều cho ngân sách
nhà nước.
Một trong những doanh nghiệp tiêu biểu mà chúng ta phải nhắc đến
đó chính là Công ty cổ phần than Mông Dương và Công ty cổ phần nhiệt điện
Cẩm Phả, Công ty dệt may Trí Hạnh . Đây cũng là 3 doanh nghiệp bản thân
tôi muốn tìm hiểu trong đề tài của mình để làm rõ việc chấp hành quy định
pháp luật về thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi.
1.2.1 Khái quát về Công ty cổ phần than Mông Dương
Nhắc đến Quảng Ninh , điều đầu tiên mọi người nghĩ đến là Than . Một
trong những công ty có tầm cỡ quy mô và lớn nhất đó chính là Công ty cổ
phần Than Mông Dương. Công ty được thành lập từ ngày 01 tháng 4 năm
1982. Ngày 29 tháng 12 năm 1997 Bộ trưởng Bộ công nghiệp ban hành Quyết
định số: 24/1997/QĐ-BCN chuyển Mỏ Than Mông Dương trực thuộc Công ty
Than Cẩm phả thành Doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng
công ty Than Việt Nam. Ngày 18 tháng 12 năm 2006 Bộ trưởng Bộ công
nghiệp ban hành Quyết định số: 3673/QĐ-BCN cổ phần hoá Công ty than
Mông Dương - TKV thành Công ty Cổ phần Than Mông Dương - TKV. Từ
ngày 02 tháng 01 năm 2008 Công ty cổ phần Than Mông Dương - TKV chính
thức chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần và điều lệ Công ty.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty : Tổng số cán bộ công nhân viên
trong toàn Công ty tại thời điểm 30/6/2014 là 4260 người trong đó: Nữ 555
người. Trình độ: Đại học 183 người; Cao đẳng, Trung cấp tổng số 340 người;
Công nhân kỹ thuật 3.152 người.

10



Ảnh 1: Công ty cổ phần than Mông Dương
1.2.2 Khái quát về công ty cổ phần nhiệt điện Cẩm Phả
Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả nằm tại khu vực Cầu 20, Phường Cẩm
Thịnh, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam do Tập đoàn công nghiệp
than và khoáng sản Việt Nam(TKV), Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt
Nam (Vinaincon) và các công ty than trên địa bàn thị xã Cẩm Phả làm Chủ
đầu tư. Tổng công suất của nhà máy là 600 MW và sản lượng điện năng hàng
năm là 3,68 tỷ KWh. Tổng số cán bộ công nhân viên trong toàn công ty gồm
720 người tính tại thời điểm năm 2014 [2 ; Số 233]

11


Ảnh 2: Công ty cổ phần nhiệt điện Cẩm Phả
1.2.3 Khái quát về công ty TNHH sản xuất dệt may Trí Hạnh.
Địa chỉ: Khu 4, Phường Trần Phú, Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng
Ninh.Ngày cấp giấy phép: 31/10/2014.Ngày hoạt động: 30/10/2014 (Đã hoạt
động 1 năm).Số công nhân tính đến 01/03/2015 là 1300 người.

Ảnh 3 : Công ty cổ phần TNHH sản xuất dệt may Trí Hạnh
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 tôi đã trình bày về các khái niệm thời giờ làm việc ,
12


thời giờ nghỉ ngơi ; ý nghĩa của việc quy định thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ
ngơi ; các nguyên tắc pháp lý cơ bản về thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi
.Ngoài ra tôi cũng khái quát về các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh cụ thể là Công ty cổ phần than Mông Dương và Công ty cổ phàn nhiệt
điện Cẩm Phả, công ty TNHH sản xuất dệt may Trí Hạnh.Những nội dung

trên là cơ sở để tôi làm cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác chấp hành quy
định pháp luật về thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi trong các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

13


Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH
VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC , THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH.
2.1 Các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ
ngơi.
2.1.1 Quy định của pháp luật về thời giờ làm việc
Theo quy định của pháp luật thì thời giờ làm việc bao gồm các loại :
Thời giờ làm việc tiêu chuẩn ( thời giờ làm việc bình thường ), thời giờ làm
việc không theo tiêu chuẩn , thời giờ làm việc có hưởng lương, thời giờ làm
thêm, thời giờ làm việc ban đêm và thời giờ làm việc linh hoạt.
2.1.1.1 Thời giờ làm việc tiêu chuẩn ( thời giờ làm việc bình thường)
Theo định nghĩa của ILO( tổ chức lao động quốc tế ) thời giờ làm việc
tiêu chuẩn là “ số giờ mà mỗi nước ấn định hoặc theo đạo luật, thỏa ước tập
thể hay phán quyết trọng tài hoặc là ở những nước không ấn định như vậy thì
là số giờ mà nếu bất kì thời gian làm việc nào vượt quá số giờ đó đã được
trả công theo mức trả cho làm thêm giờ, hoặc sẽ là một ngoại lệ so với
những quy tắc hay tập đoàn đã được thừa nhận trong co sở hoặc trong một
quá trình hữu quan “
Thời giờ làm việc tiêu chuẩn được quy định rõ ràng tại Điều 104
BLLĐ năm 2012 quy định :
1.Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và
48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc
ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không
quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .
Nhà nước khuyến khích NSDLĐ thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những
14


người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh
mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế
ban hành.
Ngoài những quy định trên ra để đảm bảo tính công bằng trong NLĐ
thì pháp luật nước ta cũng quy định rõ ràng về thời giờ làm việc , thời giờ
nghỉ ngơi đối với những người làm các công việc có tính chất nặng nhọc ,
độc hại hoặc một số đối tượng có đặc điểm riêng như phụ nữ có hai , lao
động chưa thành niên , người khuyết tật , người cao tuổi...Tùy từng đối tượng
mà được giảm từ 1-4 giờ làm việc / ngày. Ví dụ : Đối với lao động làm những
ông việc có tính chất nguy hiểm độc hại thì thời giờ làm việc của họ không
quá 6 tiếng/ ngày…
2.1.1.2 Thời giờ làm việc không tiêu chuẩn
Thời giờ làm việc không tiêu chuẩn là loại ngày làm việc được quy
định cho một số đối tượng nhất định , do tính chất của công việc mà họ đang
phải thực hiện những nhiệm vụ lao động ngoài giờ làm việc bình thường
nhưng không được trả thêm lương. Thep quy định của pháp luật thì áp dụng
đối với những đối tượng sau:
-

Những người lao động do tính chấ phục vụ phải thường xuyên ăn , ở , làm

-


việc trong phạm vi cơ quan xí nghiệp.
Những công nhân hoặc cán bộ do tính chất công việc phụ trách mà phải

-

thường xuyên đi sớm về muộn hơn những người lao động khác .
Những người lao động do điều kiện khách quan không thể xác định được thời
gian làm việc cụ thể
2.1.1.3 Thời giờ làm thêm
Thời giờ làm thêm ; là thời giờ làm việc của NLĐ ngoài phạm vi thời
giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật , thỏa ước lao động
tập thể hoặc theo nội quy lao động . Thời gian làm thêm người lao động
được hưởng cao hơn thời gian làm việc bình thường.
Pháp luật quy định thời giờ làm thêm trong Điều 106 của BLLĐ năm
2012
Điều 106. Làm thêm giờ
15


1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc
bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc
theo nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ
khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ
làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc
theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá
12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá

200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định
thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử
dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã
không được nghỉ.
Như vậy , khi tổ chức làm thêm cho NLĐ, NSDLĐ phải thỏa thuận với
NLĐ và phải đảm bảo số thời giờ làm thêm quy định trong ngày , tuần ,
ngày liên tục trng tuần , các quy định về thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi
, các quy định về cấm hoặc hạn chế làm thêm giờ đối với một số đối tượng
và đảm bảo chế độ trả lương làm thêm giờ cho NLĐ.
Ngoài ra không được phép huy động làm thêm giờ đối với phụ nữ có
thai từ tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.. NLĐ bị tàn
tật đã bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên .Đối với những NLĐ
chưa thành niên thì chỉ được sử dụng trong một số ngành nghề mà Bộ lao
động- thương binh và Xã hội quy định.
2.1.1.4 Thời giờ làm việc có hưởng lương
Thời giờ làm việc có hưởng lương còn bao gồm các loại thời giờ sau :
-

Thời giờ học nghề , tập nghề để làm việc cho NSDLĐ theo cam kết kết trong

-

hợp đồng học nghề ,tập nghề.
Thời gian thử việc theo HĐLĐ sau đó làm việc làm việc cho NSDLĐ
Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương ( theo quy định tại Điều 116
16


-


BLLĐ)
Thời gian nghỉ do tai nạn lao động , bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn

-

không quá 6 tháng.
Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được NSDLĐ đồng ý nhưng

-

cộng dồn không quá 1 tháng
Thời gian nghỉ do con ốm đau nhưng cộng dồn không quá 2 tháng
Thời gian nghỉ để hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo

-

hiểm xã hội.
Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về

-

công đoàn.
Thời gian phải ngừng việc , nghỉ việc không do lỗi của NSDLĐ.
Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc.
Thờigian bị tam giữ , tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan

-

nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.

Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 1 giờ đối với NLĐ cao tuổi
trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu.
2.1.1.5 Thời giờ làm việc ban đêm .
Khái niệm : Thời giờ làm việc ban đêm là khoảng thời gian làm việc
được ấn định tùy theo vùng khí hậu .
Theo Điều 105 của BLLĐ năm 2012 quy định thời giờ làm việc ban
đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.
Làm việc vào ban đêm có những ảnh hưởng , biến đổi nhất định về tâm
sinh lý của NLĐ , làm giảm sức để kháng …. Nên pháp luật quy định NLĐ
làm việc vào ban đêm được trả thêm it nhất bằng 30 % tiền lương tính theo
đơn giá tiền lương hoặc theo tiền lương của công việc đang làm vào ban ngày.
2.1.1.6 Thời giờ làm việc linh hoạt
Khái niệm : thời giờ làm việc linh hoạt là việc quy định các hình thức
tổ chức lao động mà trong đó có sự khác nhau về độ dài và thời điểm làm
việc của NLĐ so với thời gian làm việc thông thường đã được quy định theo
ngày ,tháng , năm làm việc . Đây là một khái niệm khá mới mẻ đối với Việt
Nam [5;Tr9-12]
Mô hình thời giờ làm việc này bao gồm 2 phần

-

Thứ nhất : Phần bắt buộc phải có mặt tại nơi làm việc.
Thứ hai : Phần được phép xê dịch thời gian làm việc.
17


2.1.2 Quy định của pháp luật về thời giờ nghỉ ngơi
Theo quy định của pháp luật thời giờ nghỉ ngơi bao gồmThời giờ nghỉ
ngơi giữa ca, chuyển ca; thời giờ nghỉ hàng tuần ; Nghỉ lễ , tết ; Nghỉ hằng
năm , nghỉ việc riêng và nghỉ theo thỏa thuận

2.1.2.1 Thời giờ nghỉ giữa ca , chuyển ca
Theo Điều 108 BLLĐ quy định thời giờ nghỉ trong giờ làm việc
( Nghỉ giữa ca):
1. Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định
tại Điều 104 của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời
giờ làm việc.
2. Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ
ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc.
3. Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
này, người sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào
nội quy lao động
Theo Điều 109 BLLĐ quy định thời giờ nghỉ chuyển ca:NLĐ làm việc
theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác
2.1.2.2 Thời giờ nghỉ hằng tuần
Điều 110 BLLĐ 2012 quy định về thời gian nghỉ hằng tuần như sau:
“ 1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường
hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng
lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình
quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng
tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải
ghi vào nội quy lao động”.
2.1.2.3 Nghỉ lễ , tết
Mỗi một quốc gia thì đều có sự khác nhau về quy định thời gian nghỉ
lễ tết ( tùy vào các yếu tố phong tục tập quán , điều kiện kinh tế…)Theo quy
18


định của Bộ luật Lao động hiện hành, người lao động được nghỉ lễ, tết mà vẫn
hưởng nguyên lương theo quy định của Điều 115. Nếu những ngày nghỉ theo

luật định trùng với ngày nghỉ hàng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào
ngày kế tiếp.Cụ thể :
Điều 115. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong
những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày
nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết
cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào
ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.
2.1.2.4 Nghỉ hằng năm
Bộ luật lao động năm 2012 quy định về vấn đề nghỉ hàng năm như sau:
Điều 111. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao
19


động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động
như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình
thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc
nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối

hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là
người khuyết tật;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống
đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau
khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người
lao động.
3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để
nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện
đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02
ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày
nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
2.1.2.5 Nghỉ việc riêng
Khái niệm : Nghỉ việc riêng là quy định của Nhà nước cho phép NLĐ
được nghỉ việc nhằm giải quyết tình cảm cá nhân hoặc gia đình họ. Nghỉ việc
20


riêng được quy định trong Điều 116 BLLĐ năm 2012 cụ thể:
Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương
trong những trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết
hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải

thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà
ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có
thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, luật cho phép người lao động nghỉ việc không hưởng lương
nếu thỏa thuận được với người sử dụng lao động do đó nếu bạn báo cáo với
nhà trường và nhà trường sắp xếp được người thay thế vị trí của bạn trong
thời gian nghỉ, cho phép bạn nghỉ thì bạn có quyền nghỉ mà không vi phạm
pháp luật.
2.1.3. Thời giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm việc
có tính chất đặc biệt.
Điều 117. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công
việc có tính chất đặc biệt quy định :
Đối với các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường
bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, thăm dò khai thác dầu khí trên
biển; làm việc trên biển; trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ
21


và hạt nhân; ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần; công việc của thợ lặn, công việc
trong hầm lò; công việc sản xuất có tính thời vụ và công việc gia công hàng
theo đơn đặt hàng; công việc phải thường trực 24/24 giờ thì các bộ, ngành
quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống
nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại
Điều 108 của Bộ luật này.
2.2 Thực trạng công tác chấp hành quy định của pháp luật về thời
giờ làm việc , thời giờ nghỉ ngơi trong các doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh
Quảng Ninh từ năm 2014 đến năm 2015.
Hiện nay , theo Nghị định mới, người lao động chỉ được làm thêm
không quá 12 giờ/ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng

tuần; số giờ làm thêm trong ngày không quá 50% số giờ làm việc bình thường
trong 1 ngày. Các đơn vị được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ
là các đơn vị sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu, cấp, thoát nước...
Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 7 ngày liên tục trong tháng, người lao động phải
được bố trí nghỉ bù số thời gian không được nghỉ...
Tuy nhiên, hiện nay, Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tình trạng vi phạm
về chấp hành quy định thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi vẫn còn xảy ra ở
nhiều doanh nghiệp.
Dù thời gian qua các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh tăng cường
thanh tra, kiểm tra, phổ biến pháp luật, tình hình vi phạm thời giờ làm việc,
nghỉ ngơi đã có chuyển biến nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều đơn vị, cơ
quan, doanh nghiệp vi phạm về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, giờ làm việc.
Những vi phạm này chủ yếu nằm ở việc đơn vị bắt người lao động làm thêm
giờ nhưng không thoả thuận; nếu người lao động không đi làm thêm giờ sẽ bị
trừ các khoản tiền chuyên cần, tiền thưởng dẫn đến ảnh hưởng tới thu nhập,
đây là biện pháp gây sức ép để người lao động bắt buộc phải làm thêm. Có
trường hợp người lao động phải làm thêm giờ nhưng không được tính tiền
22


tăng giờ mà chỉ được tính thêm tiền sản phẩm. Có những đơn vị lại quy định
làm quá 50% số giờ làm việc bình thường trong một ngày. Có trường hợp lạm
dụng cả thời gian nghỉ cho con bú của lao động nữ . Còn giờ nghỉ ngơi thì rất
nhiều đơn vị, doanh nghiệp không áp dụng hoặc có áp dụng nhưng không
chính xác.
Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị áp dụng mẫu hợp đồng khoán
công việc cho người lao động để giao việc cho công nhân. Trong khi đó
khoán công việc thì công nhân phải đảm bảo sản lượng còn về mặt thời gian
thì chủ sử dụng không tính đến, như vậy nếu quỹ thời gian phát sinh người lao
động không được hưởng chế độ làm thêm giờ. Điển hình là ở các ngành nghề

như: Xây dựng, may mặc, giầy da, lái taxi, xe tải, bảo vệ; bán xăng dầu...
2.2.1 Thực trạng công tác chấp hành quy định của pháp luật về thời giờ
làm việc trong một số doanh nghiệp
Trên thực tế qua tìm hiểu tại một số doanh nghiệp như công ty than
Mông Dương và công ty cổ phần nhiệt điện Cẩm Phả, công ty TNHH sản xuất
dệt may Trí Hạnh và một số các trường học tôi thu được kết quả thời gian
làm việc của công nhân ở đây như sau:


Đối với công ty cổ phần nhiệt điện Cẩm Phả :
Theo kết quả thu thập được thì công nhân ở công ty mỗi tuần đi làm
việc 5 hoặc 6 ngày , chế độ làm việc 8 giờ / ngày . Công việc của họ được
chia giờ làm theo ca , một ngày gồm có 3 ca . Ca 1 bắt đầu đi làm từ 08 giờ
sáng đến 16 giờ chiều . Ca 2 bắt đầu từ 16 giờ chiều đến 00 giờ đêm. Còn ca
3 bắt đầu từ 00 giờ đêm đến 08 giờ sáng ngày hôm sau. Như vậy , công ty cổ
phần nhiệt điện Cẩm Phả đã chấp hành đúng quy định của Pháp luật về thời
giờ làm việc 8 giờ / ngày.
Đối với cán bộ công nhân viên làm việc ở văn phòng Công ty và văn
phòng các Phân xưởng theo giờ hành chính hàng ngày bắt đầu làm việc từ 7
23


giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút.
Trong trường hợp NLĐ làm thêm giờ công ty có đưa ra mức trả lương
như sau :Vào ngày thường, it nhất bằng 150% , Vào ngày nghỉ hàng tuần , ít
nhất bằng 200 % , Vào ngày lễ , ngày nghỉ có hưởng lương ít nhất bằng 300%


Đối với công ty cổ phần than Mông Dương
Qua phỏng vấn một vài công nhân ở trong công ty , được biết công

ty cổ phần than Mông Dương có chế độ làm việc đối với những công nhân
cũng chia thành ca cho công nhân . Một ngày cũng bao gồm 3 ca . Ca 1 bắt
đầu từ 06 giờ sáng đến 16 giờ chiều . Ca 2 bắt đầu từ 14 giờ chiều đến 00 giờ
đêm . Ca 3 từ 20 giờ tối đến 08 giờ sáng . Sở dĩ công viêc của họ tính ra bao
gồm 10 tiếng nhưng thực chất chỉ có 8 tiếng là xuống lò khai thác , còn 2
tiếng là thời gian tính cả khi công ty đưa đón công nhân và thời gian công
nhân ăn uống , tắm rửa khi từ lò lên.Như mọi người cũng biết thì công nhân
làm ngành than thường phải xuống các lò để làm vì vậy mà công việc của họ
khá là độc hại , nguy hiểm . Thời gian công ty quy định cho những công nhân
chính thức tại công ty là 8 tiếng / ngày và trong vòng 1 tháng họ phải làm
đủ ít nhất là 24 công .
Ngoài ra đối với nhân viên công chức của công ty thì làm việc theo giờ
hành chính , công việc cũng bắt đầu từ 07 giờ 30 phút sáng đến 16 giờ 30
phut chiều . Và một tuần họ làm đủ 5-6 ngày / tuần.
Như vậy , qua tìm hiểu về thời giờ làm việc của 2 doanh nghiệp trên
dù thời giờ làm việc theo ca của 2 doanh nghiệp là khác nhau tuy nhiên họ
đều chấp hành đúng theo quy định của pháp luật về thời giờ làm việc là quy
định đủ 08 giờ làm việc / ngày và không quá 48 giờ / tuần



Công ty TNHH sản xuất dệt may Trí Hạnh.
Những quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi tại công ty
này đặt ra là đúng với quy định của pháp luật . Tuy nhiên qua phỏng vấn
nhiều công nhân tại công ty thì thực tế thời gian làm việc của công ty khiến
công nhân rất bức xúc.
Theo nhà nước quy định thì mỗi ngày NLĐ chỉ làm 8 giờ / ngày ,
nhưng tình hình thực tế tại công ty TNHH sản xuất dệt may Trí Hạnh đã bắt
24



người lao động làm thêm quá số giờ quy định. Trung bình mỗi ngày công
nhân tại đây phải làm việc từ 9-10 giờ / ngày . Đặc biệt trong dịp gần lễ , tết
NLĐ bị bắt làm tăng ca có khi phải làm cả tuần không được nghỉ để phục vụ
cho nhu cầu lợi ích kinh doanh,không thực hiện đúng quy định về thời gian
làm việc cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi,
Có thể thấy Công ty TNHH sản xuất dệt may Trí Hạnh là một điển
hình cho việc vi phạm quy định pháp luật về thời giờ làm việc .


Một số trường học trên địa bàn thành phố Hạ Long
Trao đổi với tôi rất nhiều bảo vệ ở các trường học trên địa bàn Hạ
Long, bức xúc cho biết: Trường chỉ có một bảo vệ vì vậy chúng tôi phải làm
24/24 giờ, kể cả ngày nghỉ lễ nhưng không được tính tiền làm thêm giờ,
không có ngày nghỉ bù, nếu nghỉ thì trừ lương; nếu yêu cầu tăng thêm người
bảo vệ thì trường cho biết Phòng Giáo dục chỉ cho có một biên chế. [1; Tr5]
2.2.2 Thực trạng chấp hành quy định của pháp luật về thời giờ nghỉ
ngơi



Đối với công ty cổ phần nhiệt điện Cẩm Phả
Về thời giờ nghỉ ngơi trong giờ làm việc ( nghỉ giữa ca ) công ty quy
định NLĐ làm việc 8 giờ liên tục được nghỉ giữa ca 30 phút đối với ca sáng
và ca chiều . Còn đối với ca đêm thì công nhân được nghỉ 45 phút.
NLĐ nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút , trong
thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì được nghỉ mỗi ngày 60 phút.
NLĐ làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyên ca
khác. Hàng tuần được nghỉ làm việc 2 ngày vào thứ 7 và chủ nhật .Về thời giờ
nghỉ lễ tết công ty quy định được nghỉ 11 ngày đó là :Tết Dương lịch 01 ngày

(Dương lịch) , Tết Nguyên đán 05 ngày( Âm lịch) , ngày chiến thắng 01
ngày ( ngày 30/04 Dương lịch ) , ngày Quốc tế lao động ( 1.5 Dương lịch ) ,
25


×